2022-06-19, 02:15 PM
Mấy bữa trước đọc một cuốn sách thì tác giả nói món gỏi đu đủ bò khô là gốc của người Tàu ngoài Bắc. Nhưng bây giờ đọc chỗ khác, tác giả cho biết gỏi đu đủ bò khô là do mấy người Bắc di cư Chín Nút đem vô. Có những món ăn, qua thời gian khg còn được mình ưa thích nữa, nhưng món này thì tôi vẫn chung thủy tới bây giờ. Lâu lâu có dịp tới Phúc Lộc Thọ, thường khg quên món này.
Nhà thơ Cao Thoại Châu ghi lại: “Hồi còn học đại học, thường chiều hay trốn học ra vỉa hè ngã ba Pasteur – Lê Lợi. Vỉa hè khá rộng, cây cối nhiều mà lại có tới hai thứ quà nổi tiếng. Những chiếc tủ kính nhỏ bán bò khô của người Bắc, không dát mỏng nhuộm phẩm đỏ như khô bò Chợ Lớn mà từ Hà Nội mang vào. Nó dày và mềm, màu hơi xỉn vì nướng, ăn với đu đủ sống bào thành sợi. Lách cách tiếng kéo của người bán, xuýt xoa cay của người ăn đủ dạng, đủ tuổi. Không biết cái nào có trước nhưng hai thứ quả là dìu nhau cùng nổi tiếng và đông nghẹt, bò khô ăn xong có ngay nước mía chen và đứng – nước mía Viễn Đông!”. (Sài Gòn - chuyện đời của phố, tập 4, Phạm Công Luận)
Nhà thơ Cao Thoại Châu ghi lại: “Hồi còn học đại học, thường chiều hay trốn học ra vỉa hè ngã ba Pasteur – Lê Lợi. Vỉa hè khá rộng, cây cối nhiều mà lại có tới hai thứ quà nổi tiếng. Những chiếc tủ kính nhỏ bán bò khô của người Bắc, không dát mỏng nhuộm phẩm đỏ như khô bò Chợ Lớn mà từ Hà Nội mang vào. Nó dày và mềm, màu hơi xỉn vì nướng, ăn với đu đủ sống bào thành sợi. Lách cách tiếng kéo của người bán, xuýt xoa cay của người ăn đủ dạng, đủ tuổi. Không biết cái nào có trước nhưng hai thứ quả là dìu nhau cùng nổi tiếng và đông nghẹt, bò khô ăn xong có ngay nước mía chen và đứng – nước mía Viễn Đông!”. (Sài Gòn - chuyện đời của phố, tập 4, Phạm Công Luận)