2022-01-29, 04:29 AM
Bếp trưởng Hong Kong sống ở Việt Nam nói về món ngon Tết hai nơi
Sinh sống và làm việc tại Việt Nam suốt hơn một thập kỷ, bếp trưởng Wong Chi Ming chia sẻ cảm nhận về món ăn truyền thống đón Tết của hai dân tộc.
- Sau hơn 10 năm sống ở Việt Nam, cảm nhận của ông về Tết Việt thế nào?
- Tôi đã trải qua 11 mùa xuân tại Việt Nam. Người Việt đón Tết vô cùng tưng bừng và hoành tráng. Không những thế, tôi cũng cảm nhận được nhiều sự thân thuộc vì Tết ở Việt Nam cũng có nhiều sự tương đồng với Tết ở Hong Kong. Ở cả hai vùng đất, Tết là dịp lễ quan trọng nhất trong năm để các gia đình sum họp, đoàn tụ. Người dân ở cả hai nơi cũng đón Tết theo lịch âm. Trẻ em được tặng lì xì và cùng ăn bữa cơm sum vầy đêm Giao thừa.
-Vậy có sự khác biệt nào giữa Tết Việt và Hong Kong?
- Ngoài những nét tương đồng thì Tết ở Việt Nam và Hong Kong cũng có một số điểm khác biệt. Trong đêm đầu tiên của năm mới, chúng tôi sẽ hòa mình vào Lễ hội Diễu hành dọc các con đường trung tâm Hong Kong với các màn biểu diễn võ thuật, khiêu vũ, múa lân ngập tràn sắc màu. Ngoài ra, hoạt động xem đua ngựa cũng là một truyền thống không thể thiếu trong dịp Tết ở Hong Kong vì nó được coi là để cầu may mắn đầu năm. Có một điểm khác biệt thú vị nữa là ở Việt Nam thường bắn pháo hoa mừng năm mới vào đêm Giao thừa, còn ở Hong Kong lại là vào mùng 2 Tết.
- Ông thường hay làm gì vào dịp Tết ở Việt Nam?
- Nhập gia thì tùy tục, sống ở Việt Nam đã 11 năm nên tôi cũng quen với những phong tục ngày Tết của người dân nơi đây. Vào dịp này, tôi cũng đi chợ hoa và trang trí nhà cửa đậm sắc màu đỏ và vàng, cũng đi xem pháo hoa vào đêm giao thừa, đi chúc Tết bạn bè vào những ngày mùng 2, mùng 3 và cũng ăn những món truyền thống của Việt Nam là bánh chưng và bánh giày.
- Món ăn trong những ngày Tết mà ông thích nhất là gì?
- Ở Việt Nam thì không thể không nhắc đến món bánh chưng vào dịp Tết. Tôi rất ấn tượng với món bánh này vì nó có một cách chế biến vô cùng kỳ công, yêu cầu sự tỉ mỉ và chính xác cao thì bánh mới ngon và đẹp được. Mùi vị bánh cũng vô cùng thơm ngon với sự hòa quyện giữa gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn và lá dong. Nếu nói về quê hương Hong Kong thì tôi thích nhất món hàu khô hầm tóc tiên. Bất cứ ai có điều kiện sang Hong Kong dịp Tết không nên bỏ qua món này.
- Ngoài món đó, ở Hong Kong còn những món nào đặc trưng vào dịp Tết?
- Ở Hong Kong, chúng tôi có rất nhiều món ăn truyền thống vào dịp Tết, nổi bật nhất và không thể thiếu có thể kể đến các món như hàu khô, bánh Nian Gao, lẩu khô và các món từ thịt lợn.
- Các món ăn đó có ý nghĩa đằng sau thế nào với người bản địa?
- Người dân Hong Kong luôn quan niệm những món ăn truyền thống trong ngày đầu năm mang lại sự may mắn và thịnh vượng. Điều này xuất phát từ việc các món ăn có tên phát âm tương tự như vậy. Ví dụ, món bánh Nian Gao có phát âm tương tự như từ "Thịnh vượng", "Tiến bộ" trong tiếng Quảng Đông, và món lẩu khô mang ý nghĩa tượng trưng cho tình đoàn kết của các thành viên trong gia đình.
- Ngoài các món kể trên, ông gợi ý du khách tới Hong Kong nên thử những món nào nữa trong dịp Tết?
- Ngoài món bánh Nian Gao, các món thịt lợn hầm với cái tên rất hay như "Hoành Tài Tựu Thủ", "Đại Phú Đại Quý", "Niên niên Hữu dư" làm từ cá mú là những món tôi gợi ý các bạn nhất định "must try" khi du lịch Hong Kong dịp Tết này. Ngoài ra, nếu bạn chưa đi được Hong Kong thì có thể ghé qua nhà hàng của tôi ở Hà Nội, tôi sẽ nấu đủ món để bạn tăng ít nhất mỗi ngày 1 kg sau dịp Tết (Cười lớn). Tôi đã ăn Tết ở Việt Nam hơn chục năm nay nhưng lần nào cũng cố gắng nấu trọn vẹn mâm cỗ Tết truyền thống của Hong Kong để cùng gia đình thưởng thức dịp lễ này.
Thắm Nguyễn
Sinh sống và làm việc tại Việt Nam suốt hơn một thập kỷ, bếp trưởng Wong Chi Ming chia sẻ cảm nhận về món ăn truyền thống đón Tết của hai dân tộc.
- Sau hơn 10 năm sống ở Việt Nam, cảm nhận của ông về Tết Việt thế nào?
- Tôi đã trải qua 11 mùa xuân tại Việt Nam. Người Việt đón Tết vô cùng tưng bừng và hoành tráng. Không những thế, tôi cũng cảm nhận được nhiều sự thân thuộc vì Tết ở Việt Nam cũng có nhiều sự tương đồng với Tết ở Hong Kong. Ở cả hai vùng đất, Tết là dịp lễ quan trọng nhất trong năm để các gia đình sum họp, đoàn tụ. Người dân ở cả hai nơi cũng đón Tết theo lịch âm. Trẻ em được tặng lì xì và cùng ăn bữa cơm sum vầy đêm Giao thừa.
Bếp trưởng Wong Chi Ming người Hong Kong có 11 năm sống ở Việt Nam, hiện làm cho một khách sạn 5 sao ở Hà Nội. Ảnh: John Anthony
-Vậy có sự khác biệt nào giữa Tết Việt và Hong Kong?
- Ngoài những nét tương đồng thì Tết ở Việt Nam và Hong Kong cũng có một số điểm khác biệt. Trong đêm đầu tiên của năm mới, chúng tôi sẽ hòa mình vào Lễ hội Diễu hành dọc các con đường trung tâm Hong Kong với các màn biểu diễn võ thuật, khiêu vũ, múa lân ngập tràn sắc màu. Ngoài ra, hoạt động xem đua ngựa cũng là một truyền thống không thể thiếu trong dịp Tết ở Hong Kong vì nó được coi là để cầu may mắn đầu năm. Có một điểm khác biệt thú vị nữa là ở Việt Nam thường bắn pháo hoa mừng năm mới vào đêm Giao thừa, còn ở Hong Kong lại là vào mùng 2 Tết.
- Ông thường hay làm gì vào dịp Tết ở Việt Nam?
- Nhập gia thì tùy tục, sống ở Việt Nam đã 11 năm nên tôi cũng quen với những phong tục ngày Tết của người dân nơi đây. Vào dịp này, tôi cũng đi chợ hoa và trang trí nhà cửa đậm sắc màu đỏ và vàng, cũng đi xem pháo hoa vào đêm giao thừa, đi chúc Tết bạn bè vào những ngày mùng 2, mùng 3 và cũng ăn những món truyền thống của Việt Nam là bánh chưng và bánh giày.
- Món ăn trong những ngày Tết mà ông thích nhất là gì?
- Ở Việt Nam thì không thể không nhắc đến món bánh chưng vào dịp Tết. Tôi rất ấn tượng với món bánh này vì nó có một cách chế biến vô cùng kỳ công, yêu cầu sự tỉ mỉ và chính xác cao thì bánh mới ngon và đẹp được. Mùi vị bánh cũng vô cùng thơm ngon với sự hòa quyện giữa gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn và lá dong. Nếu nói về quê hương Hong Kong thì tôi thích nhất món hàu khô hầm tóc tiên. Bất cứ ai có điều kiện sang Hong Kong dịp Tết không nên bỏ qua món này.
Bếp trưởng Ming giới thiệu mâm cỗ Tết truyền thống của người Hong Kong. Ảnh: John Anthony
- Ngoài món đó, ở Hong Kong còn những món nào đặc trưng vào dịp Tết?
- Ở Hong Kong, chúng tôi có rất nhiều món ăn truyền thống vào dịp Tết, nổi bật nhất và không thể thiếu có thể kể đến các món như hàu khô, bánh Nian Gao, lẩu khô và các món từ thịt lợn.
- Các món ăn đó có ý nghĩa đằng sau thế nào với người bản địa?
- Người dân Hong Kong luôn quan niệm những món ăn truyền thống trong ngày đầu năm mang lại sự may mắn và thịnh vượng. Điều này xuất phát từ việc các món ăn có tên phát âm tương tự như vậy. Ví dụ, món bánh Nian Gao có phát âm tương tự như từ "Thịnh vượng", "Tiến bộ" trong tiếng Quảng Đông, và món lẩu khô mang ý nghĩa tượng trưng cho tình đoàn kết của các thành viên trong gia đình.
- Ngoài các món kể trên, ông gợi ý du khách tới Hong Kong nên thử những món nào nữa trong dịp Tết?
- Ngoài món bánh Nian Gao, các món thịt lợn hầm với cái tên rất hay như "Hoành Tài Tựu Thủ", "Đại Phú Đại Quý", "Niên niên Hữu dư" làm từ cá mú là những món tôi gợi ý các bạn nhất định "must try" khi du lịch Hong Kong dịp Tết này. Ngoài ra, nếu bạn chưa đi được Hong Kong thì có thể ghé qua nhà hàng của tôi ở Hà Nội, tôi sẽ nấu đủ món để bạn tăng ít nhất mỗi ngày 1 kg sau dịp Tết (Cười lớn). Tôi đã ăn Tết ở Việt Nam hơn chục năm nay nhưng lần nào cũng cố gắng nấu trọn vẹn mâm cỗ Tết truyền thống của Hong Kong để cùng gia đình thưởng thức dịp lễ này.
Món "Niên niên hữu dư" làm từ cá mú được nhiều gia đình Hong Kong ăn trong dịp Tết nguyên đán. Ảnh: John Anthony
Thắm Nguyễn
THE SILENCE OF THE LAMBS