2022-01-29, 03:57 AM
Vì sao người miền Nam chơi hoa mai, miền Bắc trưng hoa đào dịp Tết?
Miền Nam chọn hoa mai, miền Bắc mua hoa đào chơi Tết do thời tiết mùa xuân trái ngược, lâu dần trở thành nét đặc trưng hai miền.
Theo sách 100 điều nên biết về phong tục Việt Nam, trưng hoa mai vào Tết Nguyên đán được xem là phong tục của người miền Nam. Người miền Bắc chuộng hoa đào. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết một trong những nguyên nhân chính hình thành phong tục này là do thời tiết, khí hậu khác nhau của hai miền.
Thuyền chở hoa mai từ miền Tây cập bến Bình Đông, quận 8, TP HCM - một trong những chợ hoa xuân hút dân Sài thành trước thềm Tết Âm lịch mỗi năm. Ảnh: Maison de Bil
Mai thuộc loại dễ trồng, dễ chăm sóc, có thể sống trong chậu hoặc ngoài đất. Cây ưa đất ẩm và ánh sáng nhưng không chịu được úng. Nó phát triển tốt ở nhiệt độ từ 28 độ C trở lên, thích hợp thời tiết cuối năm của miền Nam (bao gồm cả Nam Trung bộ), trong khi không khí Tết tại miền Bắc thường có nền nhiệt dưới mức này. Trái lại, cây đào chỉ ưa không khí lạnh như miền Bắc, rất khó nở hoa nếu trồng nơi nóng nực. Ngoài ra, trước kia dịch vụ vận chuyển hoa tươi Bắc - Nam chưa phát triển nên người dân ưu tiên chọn cây hợp thời tiết địa phương để trưng, ngắm trong những ngày Tết, lâu dần hình thành phong tục riêng của từng vùng.
Cây mai là một trong tứ quý: tùng, trúc, cúc, mai và thường xuất hiện trong thơ ca, nghệ thuật. Theo quan niệm của người miền Nam, hoa mai vàng tượng trưng cho yếu tố thổ - trung tâm của ngũ hành - và cùng màu với kim tiền, đại diện cho sự cao sang, phú quý. Cứ sau rằm tháng Chạp (tháng 12 Âm lịch) hàng năm, người trồng mai bắt đầu lặt hết lá, chỉ chừa lại nụ để ra hoa đúng dịp Tết. Năm nào thời tiết nắng ấm thì trút lá trước Tết khoảng 25 ngày. Mai nở đúng vào sáng mồng 1 được xem là điềm báo của sự may mắn, sức khỏe dồi dào, làm ăn phát đạt cho gia đình trong năm mới.
Cành đào to được uốn dáng cong đẹp, đã trổ bông ở làng đào Nhật Tân, Hà Nội, chuẩn bị bán cho khách trưng Tết Nhâm Dần 2022. Ảnh: Tùng Đinh
Trong phong thủy, đào được coi là tinh hoa ngũ hành. Hoa đào sắc hồng đỏ mang hành hỏa, là loài hoa nhắc xuân về, có ý nghĩa may mắn, an lành, sinh sôi nảy nở đồng thời xua đuổi ma quỷ. Hoa trổ vào mùa xuân. Do đó, người miền Bắc thường chọn đào để trang trí với mong muốn một năm an khang thịnh vượng, làm ăn thuận lợi, phát tài.
Ngày nay, dịch vụ giao hàng phát triển mạnh nên cả miền Nam lẫn Bắc đều chơi mai, đào ngày Tết. Không ít người miền Bắc mua hoặc thuê gốc mai già với giá vài chục đến vài trăm triệu đồng, vận chuyển từ các vườn mai ở Sài Gòn ra. Và hoa đào cũng đã rất phổ biến trong các chợ hoa xuân miền Nam. Nhiều gia đình thích chọn những cành đào thắm, nở hoa rực rỡ bày trong nhà.
Diệp Tử
Miền Nam chọn hoa mai, miền Bắc mua hoa đào chơi Tết do thời tiết mùa xuân trái ngược, lâu dần trở thành nét đặc trưng hai miền.
Theo sách 100 điều nên biết về phong tục Việt Nam, trưng hoa mai vào Tết Nguyên đán được xem là phong tục của người miền Nam. Người miền Bắc chuộng hoa đào. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết một trong những nguyên nhân chính hình thành phong tục này là do thời tiết, khí hậu khác nhau của hai miền.
Thuyền chở hoa mai từ miền Tây cập bến Bình Đông, quận 8, TP HCM - một trong những chợ hoa xuân hút dân Sài thành trước thềm Tết Âm lịch mỗi năm. Ảnh: Maison de Bil
Mai thuộc loại dễ trồng, dễ chăm sóc, có thể sống trong chậu hoặc ngoài đất. Cây ưa đất ẩm và ánh sáng nhưng không chịu được úng. Nó phát triển tốt ở nhiệt độ từ 28 độ C trở lên, thích hợp thời tiết cuối năm của miền Nam (bao gồm cả Nam Trung bộ), trong khi không khí Tết tại miền Bắc thường có nền nhiệt dưới mức này. Trái lại, cây đào chỉ ưa không khí lạnh như miền Bắc, rất khó nở hoa nếu trồng nơi nóng nực. Ngoài ra, trước kia dịch vụ vận chuyển hoa tươi Bắc - Nam chưa phát triển nên người dân ưu tiên chọn cây hợp thời tiết địa phương để trưng, ngắm trong những ngày Tết, lâu dần hình thành phong tục riêng của từng vùng.
Cây mai là một trong tứ quý: tùng, trúc, cúc, mai và thường xuất hiện trong thơ ca, nghệ thuật. Theo quan niệm của người miền Nam, hoa mai vàng tượng trưng cho yếu tố thổ - trung tâm của ngũ hành - và cùng màu với kim tiền, đại diện cho sự cao sang, phú quý. Cứ sau rằm tháng Chạp (tháng 12 Âm lịch) hàng năm, người trồng mai bắt đầu lặt hết lá, chỉ chừa lại nụ để ra hoa đúng dịp Tết. Năm nào thời tiết nắng ấm thì trút lá trước Tết khoảng 25 ngày. Mai nở đúng vào sáng mồng 1 được xem là điềm báo của sự may mắn, sức khỏe dồi dào, làm ăn phát đạt cho gia đình trong năm mới.
Cành đào to được uốn dáng cong đẹp, đã trổ bông ở làng đào Nhật Tân, Hà Nội, chuẩn bị bán cho khách trưng Tết Nhâm Dần 2022. Ảnh: Tùng Đinh
Trong phong thủy, đào được coi là tinh hoa ngũ hành. Hoa đào sắc hồng đỏ mang hành hỏa, là loài hoa nhắc xuân về, có ý nghĩa may mắn, an lành, sinh sôi nảy nở đồng thời xua đuổi ma quỷ. Hoa trổ vào mùa xuân. Do đó, người miền Bắc thường chọn đào để trang trí với mong muốn một năm an khang thịnh vượng, làm ăn thuận lợi, phát tài.
Ngày nay, dịch vụ giao hàng phát triển mạnh nên cả miền Nam lẫn Bắc đều chơi mai, đào ngày Tết. Không ít người miền Bắc mua hoặc thuê gốc mai già với giá vài chục đến vài trăm triệu đồng, vận chuyển từ các vườn mai ở Sài Gòn ra. Và hoa đào cũng đã rất phổ biến trong các chợ hoa xuân miền Nam. Nhiều gia đình thích chọn những cành đào thắm, nở hoa rực rỡ bày trong nhà.
Diệp Tử
THE SILENCE OF THE LAMBS