2021-10-02, 10:16 PM
Tâm Đặt Sai Hướng Và Tâm Đặt Đúng Hướng
1-Tâm đặt sai hướng và tâm đặt đúng hướng:
“Ví như, này các Tỷ-kheo, sợi râu của lúa mì, hay sợi râu của lúa mạch bị đặt sai hướng, khi tay hay chân đè vào, có thể đâm thủng tay hay chân, hay có thể làm đổ máu; sự tình này không xảy ra. Vì cớ sao? Này các Tỷ-kheo, vì sợi râu bị đặt sai hướng. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo với tâm bị đặt sai hướng, có thể đâm thủng vô minh, làm minh sanh khởi, có thể chứng đạt Niết-bàn; sự tình này không xảy ra. Vì cớ sao? Này các Tỷ-kheo, vì TÂM BỊ ĐẶT SAI HƯỚNG.”
“Này các Tỷ-kheo, ví như các sợi râu của lúa mì, hay sợi râu của lúa mạch được đặt đúng hướng, khi tay hay chân đè vào, có thể đâm thủng tay hay chân, hay có thể làm cho đổ máu; sự tình này có xảy ra. Vì cớ sao? Này các Tỷ-kheo, vì sợi râu được đặt đúng hướng. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo với tâm được đặt đúng hướng, có thể đâm thủng vô minh, làm minh sanh khởi, có thể chứng đạt Niết-bàn; sự tình này có thể xảy ra. Vì cớ sao? Này các Tỷ-kheo, vì TÂM ĐƯỢC ĐẶT ĐÚNG HƯỚNG.” (Phẩm Đặt Hướng và Trong Sáng, Kinh Tăng Chi)
2-Hướng sai và hướng đúng:
” Thưa Tôn giả Gotama, thế nào là bờ bên này? Thế nào là bờ bên kia?….
TÀ ĐỊNH là bờ bên này, CHÁNH ĐỊNH là bờ bên kia” (Phẩm Đi Xuống, Kinh Tăng Chi).
“Và này các Tỷ-kheo, thế nào là tà đạo lộ?
Tức là tà tri kiến … TÀ ĐỊNH….
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là chánh đạo lộ?
Tức là chánh tri kiến…. CHÁNH ĐỊNH.” (Phẩm Tà Tánh, Kinh Tương Ứng Đạo)
3-Loại trừ hướng sai bằng cách chọn hướng đúng:
“TÀ ĐỊNH, này các Tỷ-kheo do CHÁNH ĐỊNH làm cho tiêu diệt. Và những ác bất thiện pháp được tà định duyên khởi, các pháp ấy được tiêu diệt trong người có chánh định. Và những thiện pháp được chánh định duyên khởi, các pháp ấy được tu tập và trở thành viên mãn.”(Đại Kinh Bốn Mươi, Kinh Trung Bộ)
4-Đi theo hướng đúng:
“Và thế nào, này các Tỷ-kheo, là chánh kiến đi hàng đầu? Chánh tư duy, này các Tỷ-kheo, do chánh kiến, được khởi lên. Chánh ngữ do chánh tư duy được khởi lên. Chánh nghiệp do chánh ngữ được khởi lên. Chánh mạng do chánh nghiệp được khởi lên. Chánh tinh tấn do chánh mạng được khởi lên. Chánh niệm do chánh tinh tấn được khởi lên. CHÁNH ĐỊNH DO CHÁNH NIỆM ĐƯỢC KHỞI LÊN.” (Đại Kinh Bốn Mươi, Kinh Trung Bộ).
“Khi chánh niệm tỉnh giác không có, này các Tỷ-kheo, với người không có chánh niệm tỉnh giác,….chánh định đi đến hủy diệt.”
“Khi chánh niệm tỉnh giác có mặt, với người có chánh niệm tỉnh giác,…chánh định đi đến đầy đủ. (Phẩm Niệm, Kinh Tăng Chi)
“Này các Tỷ kheo, thế nào là CHÁNH NIỆM? Này các Tỷ kheo, ở đây vị Tỷ kheo sống quán thân trên thân, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, để chế ngự tham ưu ở đời; trên các cảm thọ … trên các tâm … quán pháp trên các pháp, tinh cần tỉnh giác, chánh niệm để chế ngự tham ưu ở đời. Này các Tỷ kheo, như vậy gọi là Chánh niệm.” (Kinh Đại Niệm Xứ, Kinh Trường Bộ)
*KẾT LUẬN: Các loại định tâm, chú tâm nào khởi lên từ Chánh Niệm mới được gọi là định tâm đúng hướng đi đến giải thoát khỏi phiền não, chứng ngộ Niết Bàn. Định nào của hành giả có CHÁNH NIỆM TỈNH GIÁC trong quan sát các chi thiền (tâm thiền) thì Định đó mới là CHÁNH ĐỊNH”:
“Này các Tỷ kheo, thế nào là Chánh định? Này các Tỷ kheo, ở đây Tỷ kheo ly dục, ly ác bất thiện pháp, chứng và trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, với tầm, với tứ. Tỷ kheo ấy diệt tầm, diệt tứ, chứng và trú Thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm, không tứ, nội tĩnh nhất tâm. Tỷ kheo ấy ly hỷ trú xả, CHÁNH NIỆM TỈNH GIÁC, thân cảm sự lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là xả niệm lạc trú, chứng và trú Thiền thứ ba. Tỷ kheo ấy xả lạc, xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, chứng và trú Thiền thứ tư, không khổ, không lạc, xả niệm thanh tịnh. Này các Tỷ kheo, như vậy gọi là Chánh định.” (Kinh Đại Niệm Xứ, Kinh Trường Bộ)
“Định tâm ở bậc thiền sắc giới, thiền vô sắc giới không gọi là chánh định” (Tìm Hiểu Pháp Hành Thiền Tuệ, Tỳ khưu Hộ Pháp).
*Các bản kinh được trích dẫn trong bài viết của HT Thích Minh Châu dịch)
Bài viết bởi: TUNIEMXU.ORG
“Ví như, này các Tỷ-kheo, sợi râu của lúa mì, hay sợi râu của lúa mạch bị đặt sai hướng, khi tay hay chân đè vào, có thể đâm thủng tay hay chân, hay có thể làm đổ máu; sự tình này không xảy ra. Vì cớ sao? Này các Tỷ-kheo, vì sợi râu bị đặt sai hướng. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo với tâm bị đặt sai hướng, có thể đâm thủng vô minh, làm minh sanh khởi, có thể chứng đạt Niết-bàn; sự tình này không xảy ra. Vì cớ sao? Này các Tỷ-kheo, vì TÂM BỊ ĐẶT SAI HƯỚNG.”
“Này các Tỷ-kheo, ví như các sợi râu của lúa mì, hay sợi râu của lúa mạch được đặt đúng hướng, khi tay hay chân đè vào, có thể đâm thủng tay hay chân, hay có thể làm cho đổ máu; sự tình này có xảy ra. Vì cớ sao? Này các Tỷ-kheo, vì sợi râu được đặt đúng hướng. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo với tâm được đặt đúng hướng, có thể đâm thủng vô minh, làm minh sanh khởi, có thể chứng đạt Niết-bàn; sự tình này có thể xảy ra. Vì cớ sao? Này các Tỷ-kheo, vì TÂM ĐƯỢC ĐẶT ĐÚNG HƯỚNG.” (Phẩm Đặt Hướng và Trong Sáng, Kinh Tăng Chi)
Ảnh minh họa (nguồn Internet)
2-Hướng sai và hướng đúng:
” Thưa Tôn giả Gotama, thế nào là bờ bên này? Thế nào là bờ bên kia?….
TÀ ĐỊNH là bờ bên này, CHÁNH ĐỊNH là bờ bên kia” (Phẩm Đi Xuống, Kinh Tăng Chi).
“Và này các Tỷ-kheo, thế nào là tà đạo lộ?
Tức là tà tri kiến … TÀ ĐỊNH….
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là chánh đạo lộ?
Tức là chánh tri kiến…. CHÁNH ĐỊNH.” (Phẩm Tà Tánh, Kinh Tương Ứng Đạo)
3-Loại trừ hướng sai bằng cách chọn hướng đúng:
“TÀ ĐỊNH, này các Tỷ-kheo do CHÁNH ĐỊNH làm cho tiêu diệt. Và những ác bất thiện pháp được tà định duyên khởi, các pháp ấy được tiêu diệt trong người có chánh định. Và những thiện pháp được chánh định duyên khởi, các pháp ấy được tu tập và trở thành viên mãn.”(Đại Kinh Bốn Mươi, Kinh Trung Bộ)
4-Đi theo hướng đúng:
“Và thế nào, này các Tỷ-kheo, là chánh kiến đi hàng đầu? Chánh tư duy, này các Tỷ-kheo, do chánh kiến, được khởi lên. Chánh ngữ do chánh tư duy được khởi lên. Chánh nghiệp do chánh ngữ được khởi lên. Chánh mạng do chánh nghiệp được khởi lên. Chánh tinh tấn do chánh mạng được khởi lên. Chánh niệm do chánh tinh tấn được khởi lên. CHÁNH ĐỊNH DO CHÁNH NIỆM ĐƯỢC KHỞI LÊN.” (Đại Kinh Bốn Mươi, Kinh Trung Bộ).
“Khi chánh niệm tỉnh giác không có, này các Tỷ-kheo, với người không có chánh niệm tỉnh giác,….chánh định đi đến hủy diệt.”
“Khi chánh niệm tỉnh giác có mặt, với người có chánh niệm tỉnh giác,…chánh định đi đến đầy đủ. (Phẩm Niệm, Kinh Tăng Chi)
“Này các Tỷ kheo, thế nào là CHÁNH NIỆM? Này các Tỷ kheo, ở đây vị Tỷ kheo sống quán thân trên thân, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, để chế ngự tham ưu ở đời; trên các cảm thọ … trên các tâm … quán pháp trên các pháp, tinh cần tỉnh giác, chánh niệm để chế ngự tham ưu ở đời. Này các Tỷ kheo, như vậy gọi là Chánh niệm.” (Kinh Đại Niệm Xứ, Kinh Trường Bộ)
*KẾT LUẬN: Các loại định tâm, chú tâm nào khởi lên từ Chánh Niệm mới được gọi là định tâm đúng hướng đi đến giải thoát khỏi phiền não, chứng ngộ Niết Bàn. Định nào của hành giả có CHÁNH NIỆM TỈNH GIÁC trong quan sát các chi thiền (tâm thiền) thì Định đó mới là CHÁNH ĐỊNH”:
“Này các Tỷ kheo, thế nào là Chánh định? Này các Tỷ kheo, ở đây Tỷ kheo ly dục, ly ác bất thiện pháp, chứng và trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, với tầm, với tứ. Tỷ kheo ấy diệt tầm, diệt tứ, chứng và trú Thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm, không tứ, nội tĩnh nhất tâm. Tỷ kheo ấy ly hỷ trú xả, CHÁNH NIỆM TỈNH GIÁC, thân cảm sự lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là xả niệm lạc trú, chứng và trú Thiền thứ ba. Tỷ kheo ấy xả lạc, xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, chứng và trú Thiền thứ tư, không khổ, không lạc, xả niệm thanh tịnh. Này các Tỷ kheo, như vậy gọi là Chánh định.” (Kinh Đại Niệm Xứ, Kinh Trường Bộ)
“Định tâm ở bậc thiền sắc giới, thiền vô sắc giới không gọi là chánh định” (Tìm Hiểu Pháp Hành Thiền Tuệ, Tỳ khưu Hộ Pháp).
*Các bản kinh được trích dẫn trong bài viết của HT Thích Minh Châu dịch)
Bài viết bởi: TUNIEMXU.ORG