2021-08-31, 04:16 PM
22. TẢ HỮU KHAI CUNG THỦ:
Động tác: Thu hai chưởng về hai bên hông nắm lại thành quyền. Thở hít đều hoà tự nhiên, rồi buông xuôi hai bàn tay ra song song hai bên đùi. Hình 47-48.
YẾU LÝ: Đây là bài tập Nội Công thứ nhất, chủ luyện Tụ Lực nơi các phần của tay, xoay hông, vai, cách Trầm và Đề khí. Đồng thời cũng luyện cho đôi chân có sức chịu đựng mạnh mẽ, bởi thế chỉ dùng đại khái có một thế tấn duy nhất là Kỵ Mã, đôi lần có đổi thành Chảo Mã nhưng ít thôi. Đó là dụng ý của bài tập chớ không phải sự nghèo nàn biến hóa. Người tập võ thường ít chú trọng tới tôn pháp luyện cước lực, tưởng chỉ có giỏi quyền thế là đủ rồi, thật ra nghĩ như vậy là rất đỗi sai lầm. Tấn ví như gốc rễ cây, quyền thế như cành tàng cây, phần trên tươi tốt rợp bóng mà gốc không vững thì gió mạnh thổi qua cây đã đổ nhào. Một người trình độ võ công cao trước nhất tấn pháp phải vững vàng. Luyện tấn không gì khác hơn đứng tấn Kỵ Mã mà dồn trọng lực xuống chân. Người xưa có bậc đã đứng dạng chân cho mươi người xô đẩy không nhúc nhích, nay ngẫm hạng ấy có được là bao.
Xưa nay có cái tiến có cái lùi không nói không biết, nói ra đã rõ lắm thay. Hậu học đọc sách nầy nhất định luyện tập là không thể dở được. Đọc mà không luyện thì cái miệng cũng giỏi rồi.
Có học giả lanh trí vừa học tới đây đã có ý kiến ngay, là tại sao đề Thập Bát Thế lại tới 24 thức? mà lại có thức không có tên trong bản mục lục, lại Thức có tên trong bản mục lục lại chưa thấy trình bày?
Hay lắm, học giả nầy thật là thông minh, có óc nhận xét mau lẹ, nhất định trong tương lai sẽ là người trí lự. Thành quả Nội Công không có gì xa vời…
Soạn giả xin nói rõ về điểm nầy, mục lục chẳng sai mà bài tập số một cũng cứ đúng. Nguyên mục lục ghi thứ tự của mỗi tên thế Căn bản cần tập luyện, các thế chánh yếu. Các số là số đánh cho biết là có 18 thế chớ chẳng theo thứ tự đó. Trong bài 24 thức là tại có nhiều thức biến hóa mà thành nhiều, kỳ dư còn Câu, Phao, Tháp Thủ Viên Hình cùng Tang Chưởng chưa tập đến mà phải tới bài thứ hai mới có cơ hội. Cái đó không có gì là sai với đề mục mà tại chưa tới đó thôi. Học tới bài II thì có đủ.
Học giả cũng cần hiểu thêm trong mọi môn võ, ngoài các thế Căn bản cần học thường xuyên luyện tập, một số đòn phụ bổ túc cho đòn Căn bản cũng được luyện tập xen kẽ trong các bài quyền. Việc nầy ví như Cây lớn có nhánh lớn, nhánh nhỏ đều được coi là chánh, chồi tược ít ai nói tới bao giờ, mà chồi tược đôi khi làm tăng thêm phần thẩm mỹ của cây. Thậm đến sự xanh tốt của cây cũng đều do chồi tược lá hoa tô điểm. Trong xã hội cũng thế, người lớn được nhắc đến luôn coi như căn bản, kẻ nhỏ đâu ai nói tới, nhưng sự thịnh suy của một nước chính nhờ những người vô danh trong bóng tối vậy. Bài võ cũng thế, thế phụ thường tô điểm cho bài quyền được nổi bật cũng như sự hùng mạnh của một quốc gia.
Người học võ giác ngộ, biết việc Đời việc Đạo nên chi việc gì, nơi mô (đâu) cũng thích dụng (ứng dụng được), không ham lớn bỏ nhỏ, không kính lớn khinh trẻ hay thái quá bất cập mà luôn luôn có công tâm nhìn nhận mọi sự ở đời. Hay thay.
Động tác 1:…. Tiếp theo thế trên, hai bàn tay nắm lại thành quyền, xoay chân qua phải chuyển chân thành tấn Chảo Mã chân phải trước, nắm tay phải xoay lật úp xuống vừa gạt ra hướng bên phải, cánh tay trái co về hướng sau lưng. Tay gạt ra và tay co phải cực lực và tự nhiên như động tác dương cung vậy. Mắt nhìn theo tay phải. Nín hơi. Hình 43.
Động tác 2:… Thở ra bằng miệng đồng thời co cánh tay phải ngang trước ngực, chuyển chân, xoay hông về hướng trái nghịch chiều kim đồng hồ thành tấn Chảo Mã chân trái trước. Hít hơi vào đầy rồi tay trái gạt về bên trái, tay phải kéo ra sau như lên dây cung. Mắt nhìn theo quyền trái. Hình 44.
YẾU LÝ: Khi dương cung nín hơi và giữ yên trong vài giây đồng hồ. Tay trước tay sau phải thẳng.
23. ĐỀ KHÍ:
Động tác:… Tiếp theo động tác trên, song quyền mở ra thành song chưởng các ngón thẳng tự nhiên, xoay về chánh diện, chân trái đưa về sát chân phải, hai bàn chân song song nhau đứng thẳng dậy, hai tay hơi khuỳnh nơi chỏ mà lòng chưởng thì úp xuống đất, ngang bằng với vai. Thóp bụng, nín hơi, khí dồn lên phần trên phổi. Phần dưới chân bây giờ coi hư không, hễ hai bàn tay nhích lên là thân muốn bay lên theo (tưởng tượng như thế) Hình 45. Khi bàn tay kéo lên gót chân lên theo.
YẾU LÝ: Trong suốt bài tập, ngoài phần chú trọng vận lực nơi tay và các phần, chân là phần trụ chịu đựng, dù không nói tới nhưng sự thật đã có sự mỏi mệt nặng nhọc, nên sau cùng phải có động tác làm cho đôi chân thảnh thơi. Các bắp thịt chân trở lại điều hòa.
24. TRẦM KHÍ:
Động tác:… Xoay hai cổ tay cho lòng song chưởng trở lên, hai cùi chỏ ép vô hai bên nách, hít đầy hơi trầm xuống bụng dưới. Tưởng tượng phần dưới chân nặng hơn bán thân trên. Lún gót chân xuống tưởng tượng thủng sâu xuống đất, hai tay đè xuống, bụng dưới phình ra. Hình 45. Kế thở ra bằng mũi nhẹ nhàng.
25. TANG QUYỀN, THU THỨC:
Động tác 2:… Thở ra bằng miệng đồng thời co cánh tay phải ngang trước ngực, chuyển chân, xoay hông về hướng trái nghịch chiều kim đồng hồ thành tấn Chảo Mã chân trái trước. Hít hơi vào đầy rồi tay trái gạt về bên trái, tay phải kéo ra sau như lên dây cung. Mắt nhìn theo quyền trái. Hình 44.
YẾU LÝ: Khi dương cung nín hơi và giữ yên trong vài giây đồng hồ. Tay trước tay sau phải thẳng.
23. ĐỀ KHÍ:
Động tác:… Tiếp theo động tác trên, song quyền mở ra thành song chưởng các ngón thẳng tự nhiên, xoay về chánh diện, chân trái đưa về sát chân phải, hai bàn chân song song nhau đứng thẳng dậy, hai tay hơi khuỳnh nơi chỏ mà lòng chưởng thì úp xuống đất, ngang bằng với vai. Thóp bụng, nín hơi, khí dồn lên phần trên phổi. Phần dưới chân bây giờ coi hư không, hễ hai bàn tay nhích lên là thân muốn bay lên theo (tưởng tượng như thế) Hình 45. Khi bàn tay kéo lên gót chân lên theo.
YẾU LÝ: Trong suốt bài tập, ngoài phần chú trọng vận lực nơi tay và các phần, chân là phần trụ chịu đựng, dù không nói tới nhưng sự thật đã có sự mỏi mệt nặng nhọc, nên sau cùng phải có động tác làm cho đôi chân thảnh thơi. Các bắp thịt chân trở lại điều hòa.
24. TRẦM KHÍ:
Động tác:… Xoay hai cổ tay cho lòng song chưởng trở lên, hai cùi chỏ ép vô hai bên nách, hít đầy hơi trầm xuống bụng dưới. Tưởng tượng phần dưới chân nặng hơn bán thân trên. Lún gót chân xuống tưởng tượng thủng sâu xuống đất, hai tay đè xuống, bụng dưới phình ra. Hình 45. Kế thở ra bằng mũi nhẹ nhàng.
25. TANG QUYỀN, THU THỨC:
Động tác: Thu hai chưởng về hai bên hông nắm lại thành quyền. Thở hít đều hoà tự nhiên, rồi buông xuôi hai bàn tay ra song song hai bên đùi. Hình 47-48.
YẾU LÝ: Đây là bài tập Nội Công thứ nhất, chủ luyện Tụ Lực nơi các phần của tay, xoay hông, vai, cách Trầm và Đề khí. Đồng thời cũng luyện cho đôi chân có sức chịu đựng mạnh mẽ, bởi thế chỉ dùng đại khái có một thế tấn duy nhất là Kỵ Mã, đôi lần có đổi thành Chảo Mã nhưng ít thôi. Đó là dụng ý của bài tập chớ không phải sự nghèo nàn biến hóa. Người tập võ thường ít chú trọng tới tôn pháp luyện cước lực, tưởng chỉ có giỏi quyền thế là đủ rồi, thật ra nghĩ như vậy là rất đỗi sai lầm. Tấn ví như gốc rễ cây, quyền thế như cành tàng cây, phần trên tươi tốt rợp bóng mà gốc không vững thì gió mạnh thổi qua cây đã đổ nhào. Một người trình độ võ công cao trước nhất tấn pháp phải vững vàng. Luyện tấn không gì khác hơn đứng tấn Kỵ Mã mà dồn trọng lực xuống chân. Người xưa có bậc đã đứng dạng chân cho mươi người xô đẩy không nhúc nhích, nay ngẫm hạng ấy có được là bao.
Xưa nay có cái tiến có cái lùi không nói không biết, nói ra đã rõ lắm thay. Hậu học đọc sách nầy nhất định luyện tập là không thể dở được. Đọc mà không luyện thì cái miệng cũng giỏi rồi.
Có học giả lanh trí vừa học tới đây đã có ý kiến ngay, là tại sao đề Thập Bát Thế lại tới 24 thức? mà lại có thức không có tên trong bản mục lục, lại Thức có tên trong bản mục lục lại chưa thấy trình bày?
Hay lắm, học giả nầy thật là thông minh, có óc nhận xét mau lẹ, nhất định trong tương lai sẽ là người trí lự. Thành quả Nội Công không có gì xa vời…
Soạn giả xin nói rõ về điểm nầy, mục lục chẳng sai mà bài tập số một cũng cứ đúng. Nguyên mục lục ghi thứ tự của mỗi tên thế Căn bản cần tập luyện, các thế chánh yếu. Các số là số đánh cho biết là có 18 thế chớ chẳng theo thứ tự đó. Trong bài 24 thức là tại có nhiều thức biến hóa mà thành nhiều, kỳ dư còn Câu, Phao, Tháp Thủ Viên Hình cùng Tang Chưởng chưa tập đến mà phải tới bài thứ hai mới có cơ hội. Cái đó không có gì là sai với đề mục mà tại chưa tới đó thôi. Học tới bài II thì có đủ.
Học giả cũng cần hiểu thêm trong mọi môn võ, ngoài các thế Căn bản cần học thường xuyên luyện tập, một số đòn phụ bổ túc cho đòn Căn bản cũng được luyện tập xen kẽ trong các bài quyền. Việc nầy ví như Cây lớn có nhánh lớn, nhánh nhỏ đều được coi là chánh, chồi tược ít ai nói tới bao giờ, mà chồi tược đôi khi làm tăng thêm phần thẩm mỹ của cây. Thậm đến sự xanh tốt của cây cũng đều do chồi tược lá hoa tô điểm. Trong xã hội cũng thế, người lớn được nhắc đến luôn coi như căn bản, kẻ nhỏ đâu ai nói tới, nhưng sự thịnh suy của một nước chính nhờ những người vô danh trong bóng tối vậy. Bài võ cũng thế, thế phụ thường tô điểm cho bài quyền được nổi bật cũng như sự hùng mạnh của một quốc gia.
Người học võ giác ngộ, biết việc Đời việc Đạo nên chi việc gì, nơi mô (đâu) cũng thích dụng (ứng dụng được), không ham lớn bỏ nhỏ, không kính lớn khinh trẻ hay thái quá bất cập mà luôn luôn có công tâm nhìn nhận mọi sự ở đời. Hay thay.
***
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore