2021-08-22, 11:12 AM
14. SONG CHƯỞNG KHAI MÔN:
Động tác:… Thu hai tay về hai bên hông, rồi từ hông quyền biến thành chưởng, xuyên thẳng lên trước mặt, vừa hít vào như hình 24, kế xoay cổ tay cho chưởng tâm xoay ra phía ngoài, đoạn gạt băng sang hai bên phải – trái, lực tụ hai vai, hơi chứa ở ngực trên. Mắt nhìn thẳng tới trước. Hình 25. Thở ra.
15. TẢ HỮU ĐƠN PHÁCH CHƯỞNG:
Động tác 1:…. Thu tay trái về bên hông trái, tay phải co vào ngang mang tai, lòng bàn tay ngửa lên trời. Hình 26.
Động tác 2:… Chưởng phải vỗ bằng ngang xuống ngang vai, vỗ chậm chậm và giữ treo trọng lượng trong vài giây đồng hồ mới chuyển sang động tác khác… Mắt nhìn theo tay vỗ, hơi giữ đầy ngực. Hình 27.
Động tác 3: Đưa tay phải xuống hông phải, trong lúc co chưởng trái lên ngang mang tai, bàn tay úp xuống phía vai. Hình 28 – Mắt quay nhìn sang hướng trái.
Động tác 4: Tay trái vỗ lưng bàn tay xuống thẳng ngang vai lòng bàn tay ngữa lên trời, tay thẳng. Mắt nhìn lòng bàn tay. Hình 29.
YẾU LÝ: Từ thức Song Chưởng Khai Môn đến thức Tả Hữu Phách Chưởng, hai tay liên động (động tác liên tục) như một sợi dây, luồn lỏi, uốn nắn cho thật khéo léo. Giữ treo tay ngang bằng, từ từ uyển chuyển không nên làm mau. Hơi thở nhịp nhàng nhẹ và đầy theo từng cử động. Thức Khai Môn chú trọng luyện lực cánh tay trong và phần vai, đến thức Phách thì cả cánh tay phải chịu đựng trọng lực kéo xuống chẳng khác cây cầu, cùi chỏ là chỗ nặng nề nhất, vai tụ lực như chỗ tiếp giáp của cây và nhánh. Hơi không giữ đầy trong phổi và bụng thì thức nầy coi như chưa đúng yếu lý. Đặc biệt thức nầy tay không đặt bên hông mà hơi buông xuống để cân bằng cơ thể. Phần trọng lượng lưu giữ ngay cổ tay lên đến 20 ký lô như thế thì khi dụng võ, phất trái xuống đỉnh đầu đối phương khi hắn tọa thấp bộ để hở thượng đỉnh, thì đỉnh đầu hắn sẽ dập nát rồi. Khi luyện thành tựu sức mạnh vượt bực, học giả chớ bạ đâu thử đó vô tình gây nhiều phiền toái có hại cho đường giao thiệp hàng ngày. Ngay như soạn giả là người khoáng đạt chẳng thường để ý tiểu tâm thế mà vẫn bị người đời hiểu lầm như thế huống hồ. Người đời ngoại giao hay nghi kỵ lắm thay.
...
Động tác:… Thu hai tay về hai bên hông, rồi từ hông quyền biến thành chưởng, xuyên thẳng lên trước mặt, vừa hít vào như hình 24, kế xoay cổ tay cho chưởng tâm xoay ra phía ngoài, đoạn gạt băng sang hai bên phải – trái, lực tụ hai vai, hơi chứa ở ngực trên. Mắt nhìn thẳng tới trước. Hình 25. Thở ra.
15. TẢ HỮU ĐƠN PHÁCH CHƯỞNG:
Động tác 1:…. Thu tay trái về bên hông trái, tay phải co vào ngang mang tai, lòng bàn tay ngửa lên trời. Hình 26.
Động tác 2:… Chưởng phải vỗ bằng ngang xuống ngang vai, vỗ chậm chậm và giữ treo trọng lượng trong vài giây đồng hồ mới chuyển sang động tác khác… Mắt nhìn theo tay vỗ, hơi giữ đầy ngực. Hình 27.
Động tác 3: Đưa tay phải xuống hông phải, trong lúc co chưởng trái lên ngang mang tai, bàn tay úp xuống phía vai. Hình 28 – Mắt quay nhìn sang hướng trái.
Động tác 4: Tay trái vỗ lưng bàn tay xuống thẳng ngang vai lòng bàn tay ngữa lên trời, tay thẳng. Mắt nhìn lòng bàn tay. Hình 29.
YẾU LÝ: Từ thức Song Chưởng Khai Môn đến thức Tả Hữu Phách Chưởng, hai tay liên động (động tác liên tục) như một sợi dây, luồn lỏi, uốn nắn cho thật khéo léo. Giữ treo tay ngang bằng, từ từ uyển chuyển không nên làm mau. Hơi thở nhịp nhàng nhẹ và đầy theo từng cử động. Thức Khai Môn chú trọng luyện lực cánh tay trong và phần vai, đến thức Phách thì cả cánh tay phải chịu đựng trọng lực kéo xuống chẳng khác cây cầu, cùi chỏ là chỗ nặng nề nhất, vai tụ lực như chỗ tiếp giáp của cây và nhánh. Hơi không giữ đầy trong phổi và bụng thì thức nầy coi như chưa đúng yếu lý. Đặc biệt thức nầy tay không đặt bên hông mà hơi buông xuống để cân bằng cơ thể. Phần trọng lượng lưu giữ ngay cổ tay lên đến 20 ký lô như thế thì khi dụng võ, phất trái xuống đỉnh đầu đối phương khi hắn tọa thấp bộ để hở thượng đỉnh, thì đỉnh đầu hắn sẽ dập nát rồi. Khi luyện thành tựu sức mạnh vượt bực, học giả chớ bạ đâu thử đó vô tình gây nhiều phiền toái có hại cho đường giao thiệp hàng ngày. Ngay như soạn giả là người khoáng đạt chẳng thường để ý tiểu tâm thế mà vẫn bị người đời hiểu lầm như thế huống hồ. Người đời ngoại giao hay nghi kỵ lắm thay.
...
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore