2021-08-09, 06:32 PM
Cảm ơn anh anattā đã giải thích và cổ động cho Sophie trên con đường tìm hiểu nội tâm. :)
Thì ra anh anattā muốn nói về cái Self (Cái Ta).
Cái Ta (Self) có thể được liên kết với sự tự mê đắm bản thân, tương đối rất rối và không lành mạnh như sự tự cao tự đại. Khi bản ngã khiến mình cảm thấy mình vượt trội hơn những người khác để biện minh cho hành vi của mình thì điều này sẽ làm cho mình và người khác khổ sở và cuộc sống của mình khó mà được bình yên.
Ngược lại nếu chúng ta nhìn từ một khía cạnh tích cực hơn thì Cái Ta có thể được dùng để kiểm soát hoặc kìm chế sự thôi thúc tiêu cực của con người.
Cái Ta ra đời như thế nào thì có lẽ mỗi người có một nhận thức/niềm tin khác nhau. Sophie tin rằng Cái Ta được tạo ra bởi tư tưởng được ảnh hưởng bởi ký ức và quá khứ của mình. Vì vậy Sophie phải cố gắng tự tìm hiểu về bản thân mình, tự quan sát chính mình thông qua những mối quan hệ với người khác để nhận thức về lý tưởng, kết luận, định kiến và phản ứng của mình để hiểu về Cái Ta của mình hơn.
Có lẽ Sophie nhìn vào đề tài "Self" một cách đơn giản và dễ dàng với bản thân hơn.:) Sophie hiểu tâm trí của mỗi một con người bị ảnh hưởng bởi truyền thống, giáo lý, văn hóa, xã hội, kiến thức, trải nghiệm cho nên hành động của mình là kết quả của một tâm trí bị ảnh hưởng bởi những điều đó. Khi ghi nhớ điều này, Sophie dễ thông cảm và tha thứ cho chính mình và cho những người khác.
Sophie rất thương con nít và mỗi khi trò chuyện với trẻ em Sophie luôn dành cho các em một sự kiên nhẫn bất thường với những lời lẽ nhẹ nhàng êm dịu. Đôi khi Sophie thầm nghĩ trên hành trình tự học hỏi về chính mình có lẽ mình cũng nên đối xử với bản thân một cách nhẹ nhàng và đầy tình thương như vậy.
Thì ra anh anattā muốn nói về cái Self (Cái Ta).
Cái Ta (Self) có thể được liên kết với sự tự mê đắm bản thân, tương đối rất rối và không lành mạnh như sự tự cao tự đại. Khi bản ngã khiến mình cảm thấy mình vượt trội hơn những người khác để biện minh cho hành vi của mình thì điều này sẽ làm cho mình và người khác khổ sở và cuộc sống của mình khó mà được bình yên.
Ngược lại nếu chúng ta nhìn từ một khía cạnh tích cực hơn thì Cái Ta có thể được dùng để kiểm soát hoặc kìm chế sự thôi thúc tiêu cực của con người.
Cái Ta ra đời như thế nào thì có lẽ mỗi người có một nhận thức/niềm tin khác nhau. Sophie tin rằng Cái Ta được tạo ra bởi tư tưởng được ảnh hưởng bởi ký ức và quá khứ của mình. Vì vậy Sophie phải cố gắng tự tìm hiểu về bản thân mình, tự quan sát chính mình thông qua những mối quan hệ với người khác để nhận thức về lý tưởng, kết luận, định kiến và phản ứng của mình để hiểu về Cái Ta của mình hơn.
Có lẽ Sophie nhìn vào đề tài "Self" một cách đơn giản và dễ dàng với bản thân hơn.:) Sophie hiểu tâm trí của mỗi một con người bị ảnh hưởng bởi truyền thống, giáo lý, văn hóa, xã hội, kiến thức, trải nghiệm cho nên hành động của mình là kết quả của một tâm trí bị ảnh hưởng bởi những điều đó. Khi ghi nhớ điều này, Sophie dễ thông cảm và tha thứ cho chính mình và cho những người khác.
Sophie rất thương con nít và mỗi khi trò chuyện với trẻ em Sophie luôn dành cho các em một sự kiên nhẫn bất thường với những lời lẽ nhẹ nhàng êm dịu. Đôi khi Sophie thầm nghĩ trên hành trình tự học hỏi về chính mình có lẽ mình cũng nên đối xử với bản thân một cách nhẹ nhàng và đầy tình thương như vậy.
"Give every day the chance to become the most beautiful day of your life."