2021-08-04, 06:57 PM
Hôm nay trang web Saigon Nhỏ cũng có một bài về Nguyễn Tất Nhiên, xin rinh về đang lại ở đây.
Những điều chưa được kể về Nguyễn Tất Nhiên
Tác giả: Kalynh Ngô
“Tôi đã nguyện làm cây thánh giá, đứng chơ vơ trên chót đỉnh cô đơn nhìn bụi thời gian phủ rong rêu lên đời mình cô quạnh. Tôi đã xin làm giọt mưa vỡ trên mặt người yêu dấu. Tôi đã quỳ ngay trên nát tan mình xưng tụng tình yêu, ngưỡng vọng người yêu hiền dịu như “ma soeur” tuyệt vời như thánh nữ."
Ngày 3 Tháng Tám, năm 1992, tại sân sau của một ngôi chùa ngỏ nằm gần đường Brookhurst, Orange County, California, thi sĩ Nguyễn Tất Nhiên “BIẾN”(1) khỏi “trần gian hệ luỵ”(2) ngay trong chiếc xe hơi cũ, cũng là ngôi nhà “di động” của ông trong những năm “ở trọ trần gian.” 29 năm sau, thơ của Nguyễn Tất Nhiên và những tình khúc được phổ từ thơ của ông mãi là những tuyệt tình ca bất hủ.
***
Một gã ‘ngông’ làm thơ, viết nhạc, hát cải lương
Năm 1971, tạp chí Sáng Tạo của cố nhà văn Mai Thảo xuất hiện những vần thơ của một người tự cho mình là “kẻ hoang đàng,” “tên vô đạo” bất tín đồ trong tình yêu – Nguyễn Tất Nhiên. Ngay sau đó, lời thơ với ý tưởng và những hình ảnh kỳ lạ, hư hư thật thật, những thú nhận “ngông cuồng” nhưng cũng rất nồng nhiệt, đã đi vào nhạc của Phạm Duy, Nguyễn Đức Quang, Anh Bằng, trở thành một hiện tượng trong làng thơ và nhạc Việt Nam thời kỳ bấy giờ.
Có thể nói, cho đến bây giờ, hiếm có ai dành cho người yêu của mình những tên gọi đẹp, thánh thiện như Nguyễn Tất Nhiên đã từng. Đặc biệt, cái đẹp và thánh thiện ấy càng được tôn vinh hơn gấp vạn lần khi ông đem chính mình ra làm vật thể so sánh. Ông tự gọi mình là một “người bệnh hoạn,” một “kẻ nhiều sám hối,” một “tên vô đạo.” Riêng bạn bè, thân hữu, chẳng ngại ngùng gì để gọi Nguyễn Tất Nhiên là “kẻ ngông cuồng” hay “một người điên” hoặc một gã “bất cần đời.”
Gọi thế nào cũng đúng, vì: “Ảnh có máu điên, mà cũng có máu ngông. Ảnh ‘điên’ lắm” – nhạc sĩ đã Trúc Hồ nói thế. Người làm nghệ thuật nào cũng có chút máu điên trong người, không nhiều thì ít – nhạc sĩ Trúc Hồ cho là thế. Và với Nguyễn Tất Nhiên, thì không chỉ điên, ngông, còn là một kẻ bất cần đời, coi thường những gì xảy ra trong xã hội này, coi thường thị phi trong thiên hạ. Giá trị chung bình thường của xã hội mà một con người luôn hướng tới thì với Nguyễn Tất Nhiên, không phải điều cần thiết.
Cố nhạc sĩ Phạm Duy từng viết trong tuỳ bút của ông: “Đi qua đời tôi có khá nhiều thi nhân thuộc nhiều thế hệ, đa số đều như tôi, đều khá hồn nhiên, nghĩa là có tí máu điên. Nhưng trong làng thơ Việt Nam, có ba nhà thơ hồn nhiên nhất, đó là Nguyễn Ngu Ý, Bùi Giáng, và Nguyễn Tất Nhiên… Cả ba vị đều đã từng là thượng khách của Dưỡng trí Viện Biên Hòa, nơi tôi đã có lần đến thăm một trong ba vị đó.”
Nếu từng ở Dưỡng trí Viện Biên Hòa, thì…không thể là người tỉnh. Nhưng, chính cố nhạc sĩ Phạm Duy cũng nhẹ nhàng gọi đó là cái “HỒN NHIÊN” của Nguyễn Tất Nhiên.
Nguyễn Tất Nhiên có rất nhiều bằng hữu. Đi đến đâu, ông cũng có bạn. Đi đến đâu ông cũng có người quí mến. Nguyễn Tất Nhiên có thể ngồi hàng giờ hàn huyên với bè bạn, đúng nghĩa cuộc đời rong chơi, không cần biết ngày mai sẽ ra sao.
Nhà thơ Nguyễn Tất Nhiên (phải) và nhạc sĩ Hoàng Thanh Tâm. (Ảnh: Thái Đắc Nhã)
Vậy, giá trị mà Nguyễn Tất Nhiên định ra và tìm đến trong cõi nhân sinh này là gì? Là thơ? Là tình yêu? Là cái đẹp vĩnh cửu? Câu trả lời: “Không có mục đích gì cả!”
“Nguyễn Tất Nhiên sống thả nổi như bèo trôi sông, tới đâu hay tới đó, không có mục đích, không có chương trình gì cả” – Nhạc sĩ Nguyễn Hữu Nghĩa, đang định cư ở Canada, thầy dạy âm nhạc cho Nguyễn Tất Nhiên (từ sau Tháng Tư, năm 1975 đến Tháng Tư, năm 1979) nói về người học trò yểu mệnh của mình. Ông cũng là người hiếm hoi, nếu không muốn nói là duy nhất, không dùng từ “điên” khi nhắc về Nguyễn Tất Nhiên.
“Tôi không bao giờ thấy Nguyễn Tất Nhiên điên. Tôi chỉ thấy ông ấy là người sống kiểu bạt mạng và bi quan. Với Nguyễn Tất Nhiên, tôi không thấy một nét lạc quan nào ở, ngay cả lúc ông ấy cười,” nhạc sĩ Nguyễn Hữu Nghĩa nói.
Những năm sau biến cố 30 Tháng Tư, Nguyễn Tất Nhiên tìm đến nhạc sĩ Nguyễn Hữu Nghĩa ở Sài Gòn để học nhạc. Ông học guitar, hoà âm và sáng tác ca khúc. Thời gian đó, cuộc sống miền Nam chật vật. Người Sài Gòn chạy ăn từng bữa. Nhiều người tìm mọi công việc để làm, dành dụm “tìm đường ra đi.”
“Nguyễn Tất Nhiên là một người ham học. Ông ấy từ Biên Hoà chạy xe ra Sài Gòn, ở lại nhà tôi để học. Sáng tôi đi làm thì ông ấy ở nhà ôn bài, làm bài. Mỗi lần đến học là ở lại 3, 4 ngày. Cách hai tuần đến học một lần,” nhạc sĩ Nguyễn Hữu Nghĩa kể lại.
Ca khúc “Chiều trên đường Hồng Thập Tự” ra đời trong thời gian này, là một “bài tập” về hoà âm và sáng tác của Nguyễn Tất Nhiên.
Vì sao Nguyễn Tất Nhiên không phổ nhạc những bài thơ tình làm điên đảo giới sinh viên học sinh Sài Gòn thời ấy? Ông “phán” một câu:“Có bài nào hay, người ta phổ nhạc mất tiêu, không chừa lại tác giả (thơ) bài nào!”
Thế nên, sau khi định cư ở Mỹ, trong những lần ngẫu hứng, Nguyễn Tất Nhiên đã sáng tác “lại” các bài bát Phạm Duy phổ từ thơ của ông như “Em hiền như Ma soeur” hoặc “Hai năm tình lận đận” qua thể loại…CẢI LƯƠNG.
Cái “ngông” của Nguyễn Tất Nhiên là thế. Ông thích đến, thì đến, và “lù lù” đến. Hỏi “Khi nào về?” Ông trả lời: “Khi nào nhạc gia đuổi thì về.” “Nhạc gia” nghĩa là “người chơi nhạc” – cách ông gọi nhạc sĩ Nguyễn Hữu Nghĩa, người lớn hơn ông một tuổi.
Nguyễn Tất Nhiên làm những gì mình thích. Ông bước qua những định hình, chuẩn mực, giá trị của mọi thứ một cách thản nhiên. Ông “vô tư” trả lời câu hỏi “Muốn học nhiếp ảnh à?” của nhiếp ảnh gia nổi tiếng Trần Cao Lĩnh bằng việc đưa ra cuốn sách dạy chụp ảnh “How to take a good picture?” (do hãng Kodak phát hành) và nói: “Có sư phụ đây rồi!”
Cuốn sách đó là món quà của nhiếp ảnh gia Thái Đắc Nhã tặng cho Nguyễn Tất Nhiên khi biết chàng thi sĩ rất thích học chụp ảnh.
Một gã bi quan ‘sống với chữ thay vì sống với đời’
Nói đúng ra, Nguyễn Tất Nhiên sống với chữ thay vì sống với đời. Lúc nào, trong đầu ông ấy cũng có chữ, đùa với chữ, xâu xé và khổ đau với chữ. Cái tài của Nguyễn Tất Nhiên chính là, cho dù ông “xâu xé” và khổ đau với chữ, ông cũng chỉ là ghép chữ lại với nhau, chứ không đẽo gọt, trau chuốt ngôn từ. Ngôn từ trong thơ ông hồn nhiên, giản dị, giản dị đến cay nghiệt.
“Em hiền như Ma soeur/ Vết thương ta bốn mùa/ Trái tim ta làm mủ/ Ma soeur này Ma soeur/…” (Em hiền như Ma soeur)
Hay
“Thà như giọt mưa/Vỡ trên tượng đá/Thà như giọt mưa/Khô trên tượng đá/…” (Thà như giọt mưa)
Ai mà chẳng từng nhìn thấy giọt mưa? Ai mà chẳng biết tượng đá? Nhưng để thấy một giọt mưa vỡ toang trên tượng đá, chỉ có thể là Nguyễn Tất Nhiên. Phải chăng ông đang trách móc điều gì? Tượng đá, một vật thể vô hồn, vững chắc, ngàn năm. Giọt mưa chọn tượng đá để làm điểm rơi, để rồi vỡ toang.
Phía sau cách ghép chữ đơn giản ấy phải là một ý nghĩa sâu sa, thâm thuý vô cùng. Nhạc sĩ Trúc Hồ tự nhận rằng, ca từ trong các sáng tác của ông ảnh hưởng khá nhiều bởi ngôn ngữ thơ của Nguyễn Tất Nhiên. Ông nói: “Cách dùng từ của Nguyễn Tất Nhiên rất giản dị nhưng rất thơ, không bóng bảy, trau chuốt, không cần đi đâu lung tung xa vời. Ông ấy ghép chữ rất tài tình, đơn giản là ‘Em hiền như Ma soeur’ thôi nhưng làm cho mình nghe thấy vô cùng thánh thiện, trong sạch. Những lời nhạc trong sáng tác của tôi ảnh hưởng khá nhiều bởi cách dùng từ của Nguyễn Tất Nhiên.”
Trong thơ của Nguyễn Tất Nhiên, vạn vật trên trái đất đều được kết nối với nhau rất “hồn nhiên” và rất nhẹ nhàng.
“Trời mưa không lớn lắm/ Nhưng vẫn ướt đôi đầu/ Tình yêu không đáng lắm/ Nhưng đủ làm… tiêu nhau.” (Thơ khởi tự điên cuồng)
Như nhạc sĩ Trúc Hồ đã nói, ngôn từ trong thơ của Nguyễn Tất Nhiên đơn giản vô cùng, đơn giản như người ta “đang nói chuyện với nhau.” Những lời nói đó, được nối kết nhau, thế là thành thơ.
Với Nguyễn Tất Nhiên, “chữ” là hơi thở để sống. “Chữ” là cách để ông tỏ tình. “Chữ” cũng là phương tiện để ông giải thoát hờn giận của một cuộc tình hay những u uẩn, ngột ngạt trong cõi trần gian. Ông có thể so sánh người tình của mình “hiền như Ma soeur” nhưng rồi cũng sẵn sàng ví người tình là một “ác quỷ đầy quyền năng.”
Cho đến khi, chữ hiển hiện quá nhiều trong tư tưởng, nhưng lại không thể liên kết nhau thành những kiệt tác thi ca như lúc còn trong nước, thì “tên hoang đạo” và “người bệnh hoạn” trong Nguyễn Tất Nhiên vùng dậy.
“Cái điên của Nhiên xuất phát từ sự vùng vẫy trong tư tưởng. Cuộc sống bình thường thì không màng tới, không lo tới, nhưng tư tưởng thì bùng phát rất mạnh trong đầu. Sự bùng phát đó quá lớn mà Nhiên không viết ra được như đã từng viết khi còn ở Việt Nam. Điều đó dẫn đến một tâm trạng của người thất chí,” nhiếp ảnh gia Thái Đắc Nhã nói về những ngày tháng trước khi Nguyễn Tất Nhiên “khép mắt sớm hơn giờ thiên định.” (3)
Nguyễn Tất Nhiên đã chọn một nơi chốn khác để tiếp tục với sự “hồn nhiên” của mình. Có thể nơi đó ông không cần phải hô biến đi cái buồn đã từng ngự trị trong ông, không phải nghe những tiếng ồn ào vọng về từ một tâm thức nào đó. Nơi ấy, ông sẽ được “hồn nhiên” làm tên “vô đạo” hay hoá thành giọt mưa rơi phủ trên cây thánh giá huy hoàng.
***
Bài tưởng nhớ 29 năm ngày mất của cố thi sĩ Nguyễn Tất Nhiên được thực hiện qua lời kể lại của những người bạn của ông: Nhạc sĩ Trúc Hồ, Nhiếp ảnh gia Thái Đắc Nhã, Nhạc sĩ Nguyễn Hữu Nghĩa (Canada), bà Bùi Minh Phú (Nhật báo Người Việt)
(1): Trích từ những câu thơ: Tôi hô biến cái tôi buồn/ Tôi hô biến nỗi thuồng luồng đời tôi/ Tôi hô biến vợ/ Tôi hô biến con/ Tôi hô biến nỗi đói/ Tôi hô biến nỗi buồn/ Tôi hô cái nào, biến cái nào thì nó hiện lên cái đó.
(2): Trích trong lời giới thiệu do nhà thơ tự viết và diễn đọc trong băng nhạc Tình Khúc Nguyễn Tất Nhiên thực hiện sau năm 1975.
(3): Trích bài thơ “Giữa trần gian tuyệt vọng”
Những điều chưa được kể về Nguyễn Tất Nhiên
Tác giả: Kalynh Ngô
“Tôi đã nguyện làm cây thánh giá, đứng chơ vơ trên chót đỉnh cô đơn nhìn bụi thời gian phủ rong rêu lên đời mình cô quạnh. Tôi đã xin làm giọt mưa vỡ trên mặt người yêu dấu. Tôi đã quỳ ngay trên nát tan mình xưng tụng tình yêu, ngưỡng vọng người yêu hiền dịu như “ma soeur” tuyệt vời như thánh nữ."
Ngày 3 Tháng Tám, năm 1992, tại sân sau của một ngôi chùa ngỏ nằm gần đường Brookhurst, Orange County, California, thi sĩ Nguyễn Tất Nhiên “BIẾN”(1) khỏi “trần gian hệ luỵ”(2) ngay trong chiếc xe hơi cũ, cũng là ngôi nhà “di động” của ông trong những năm “ở trọ trần gian.” 29 năm sau, thơ của Nguyễn Tất Nhiên và những tình khúc được phổ từ thơ của ông mãi là những tuyệt tình ca bất hủ.
***
Một gã ‘ngông’ làm thơ, viết nhạc, hát cải lương
Năm 1971, tạp chí Sáng Tạo của cố nhà văn Mai Thảo xuất hiện những vần thơ của một người tự cho mình là “kẻ hoang đàng,” “tên vô đạo” bất tín đồ trong tình yêu – Nguyễn Tất Nhiên. Ngay sau đó, lời thơ với ý tưởng và những hình ảnh kỳ lạ, hư hư thật thật, những thú nhận “ngông cuồng” nhưng cũng rất nồng nhiệt, đã đi vào nhạc của Phạm Duy, Nguyễn Đức Quang, Anh Bằng, trở thành một hiện tượng trong làng thơ và nhạc Việt Nam thời kỳ bấy giờ.
Có thể nói, cho đến bây giờ, hiếm có ai dành cho người yêu của mình những tên gọi đẹp, thánh thiện như Nguyễn Tất Nhiên đã từng. Đặc biệt, cái đẹp và thánh thiện ấy càng được tôn vinh hơn gấp vạn lần khi ông đem chính mình ra làm vật thể so sánh. Ông tự gọi mình là một “người bệnh hoạn,” một “kẻ nhiều sám hối,” một “tên vô đạo.” Riêng bạn bè, thân hữu, chẳng ngại ngùng gì để gọi Nguyễn Tất Nhiên là “kẻ ngông cuồng” hay “một người điên” hoặc một gã “bất cần đời.”
Gọi thế nào cũng đúng, vì: “Ảnh có máu điên, mà cũng có máu ngông. Ảnh ‘điên’ lắm” – nhạc sĩ đã Trúc Hồ nói thế. Người làm nghệ thuật nào cũng có chút máu điên trong người, không nhiều thì ít – nhạc sĩ Trúc Hồ cho là thế. Và với Nguyễn Tất Nhiên, thì không chỉ điên, ngông, còn là một kẻ bất cần đời, coi thường những gì xảy ra trong xã hội này, coi thường thị phi trong thiên hạ. Giá trị chung bình thường của xã hội mà một con người luôn hướng tới thì với Nguyễn Tất Nhiên, không phải điều cần thiết.
Cố nhạc sĩ Phạm Duy từng viết trong tuỳ bút của ông: “Đi qua đời tôi có khá nhiều thi nhân thuộc nhiều thế hệ, đa số đều như tôi, đều khá hồn nhiên, nghĩa là có tí máu điên. Nhưng trong làng thơ Việt Nam, có ba nhà thơ hồn nhiên nhất, đó là Nguyễn Ngu Ý, Bùi Giáng, và Nguyễn Tất Nhiên… Cả ba vị đều đã từng là thượng khách của Dưỡng trí Viện Biên Hòa, nơi tôi đã có lần đến thăm một trong ba vị đó.”
Nếu từng ở Dưỡng trí Viện Biên Hòa, thì…không thể là người tỉnh. Nhưng, chính cố nhạc sĩ Phạm Duy cũng nhẹ nhàng gọi đó là cái “HỒN NHIÊN” của Nguyễn Tất Nhiên.
Nguyễn Tất Nhiên có rất nhiều bằng hữu. Đi đến đâu, ông cũng có bạn. Đi đến đâu ông cũng có người quí mến. Nguyễn Tất Nhiên có thể ngồi hàng giờ hàn huyên với bè bạn, đúng nghĩa cuộc đời rong chơi, không cần biết ngày mai sẽ ra sao.
Nhà thơ Nguyễn Tất Nhiên (phải) và nhạc sĩ Hoàng Thanh Tâm. (Ảnh: Thái Đắc Nhã)
Vậy, giá trị mà Nguyễn Tất Nhiên định ra và tìm đến trong cõi nhân sinh này là gì? Là thơ? Là tình yêu? Là cái đẹp vĩnh cửu? Câu trả lời: “Không có mục đích gì cả!”
“Nguyễn Tất Nhiên sống thả nổi như bèo trôi sông, tới đâu hay tới đó, không có mục đích, không có chương trình gì cả” – Nhạc sĩ Nguyễn Hữu Nghĩa, đang định cư ở Canada, thầy dạy âm nhạc cho Nguyễn Tất Nhiên (từ sau Tháng Tư, năm 1975 đến Tháng Tư, năm 1979) nói về người học trò yểu mệnh của mình. Ông cũng là người hiếm hoi, nếu không muốn nói là duy nhất, không dùng từ “điên” khi nhắc về Nguyễn Tất Nhiên.
“Tôi không bao giờ thấy Nguyễn Tất Nhiên điên. Tôi chỉ thấy ông ấy là người sống kiểu bạt mạng và bi quan. Với Nguyễn Tất Nhiên, tôi không thấy một nét lạc quan nào ở, ngay cả lúc ông ấy cười,” nhạc sĩ Nguyễn Hữu Nghĩa nói.
Những năm sau biến cố 30 Tháng Tư, Nguyễn Tất Nhiên tìm đến nhạc sĩ Nguyễn Hữu Nghĩa ở Sài Gòn để học nhạc. Ông học guitar, hoà âm và sáng tác ca khúc. Thời gian đó, cuộc sống miền Nam chật vật. Người Sài Gòn chạy ăn từng bữa. Nhiều người tìm mọi công việc để làm, dành dụm “tìm đường ra đi.”
“Nguyễn Tất Nhiên là một người ham học. Ông ấy từ Biên Hoà chạy xe ra Sài Gòn, ở lại nhà tôi để học. Sáng tôi đi làm thì ông ấy ở nhà ôn bài, làm bài. Mỗi lần đến học là ở lại 3, 4 ngày. Cách hai tuần đến học một lần,” nhạc sĩ Nguyễn Hữu Nghĩa kể lại.
Ca khúc “Chiều trên đường Hồng Thập Tự” ra đời trong thời gian này, là một “bài tập” về hoà âm và sáng tác của Nguyễn Tất Nhiên.
Vì sao Nguyễn Tất Nhiên không phổ nhạc những bài thơ tình làm điên đảo giới sinh viên học sinh Sài Gòn thời ấy? Ông “phán” một câu:“Có bài nào hay, người ta phổ nhạc mất tiêu, không chừa lại tác giả (thơ) bài nào!”
Thế nên, sau khi định cư ở Mỹ, trong những lần ngẫu hứng, Nguyễn Tất Nhiên đã sáng tác “lại” các bài bát Phạm Duy phổ từ thơ của ông như “Em hiền như Ma soeur” hoặc “Hai năm tình lận đận” qua thể loại…CẢI LƯƠNG.
Cái “ngông” của Nguyễn Tất Nhiên là thế. Ông thích đến, thì đến, và “lù lù” đến. Hỏi “Khi nào về?” Ông trả lời: “Khi nào nhạc gia đuổi thì về.” “Nhạc gia” nghĩa là “người chơi nhạc” – cách ông gọi nhạc sĩ Nguyễn Hữu Nghĩa, người lớn hơn ông một tuổi.
Nguyễn Tất Nhiên làm những gì mình thích. Ông bước qua những định hình, chuẩn mực, giá trị của mọi thứ một cách thản nhiên. Ông “vô tư” trả lời câu hỏi “Muốn học nhiếp ảnh à?” của nhiếp ảnh gia nổi tiếng Trần Cao Lĩnh bằng việc đưa ra cuốn sách dạy chụp ảnh “How to take a good picture?” (do hãng Kodak phát hành) và nói: “Có sư phụ đây rồi!”
Cuốn sách đó là món quà của nhiếp ảnh gia Thái Đắc Nhã tặng cho Nguyễn Tất Nhiên khi biết chàng thi sĩ rất thích học chụp ảnh.
Một gã bi quan ‘sống với chữ thay vì sống với đời’
Nói đúng ra, Nguyễn Tất Nhiên sống với chữ thay vì sống với đời. Lúc nào, trong đầu ông ấy cũng có chữ, đùa với chữ, xâu xé và khổ đau với chữ. Cái tài của Nguyễn Tất Nhiên chính là, cho dù ông “xâu xé” và khổ đau với chữ, ông cũng chỉ là ghép chữ lại với nhau, chứ không đẽo gọt, trau chuốt ngôn từ. Ngôn từ trong thơ ông hồn nhiên, giản dị, giản dị đến cay nghiệt.
“Em hiền như Ma soeur/ Vết thương ta bốn mùa/ Trái tim ta làm mủ/ Ma soeur này Ma soeur/…” (Em hiền như Ma soeur)
Hay
“Thà như giọt mưa/Vỡ trên tượng đá/Thà như giọt mưa/Khô trên tượng đá/…” (Thà như giọt mưa)
Ai mà chẳng từng nhìn thấy giọt mưa? Ai mà chẳng biết tượng đá? Nhưng để thấy một giọt mưa vỡ toang trên tượng đá, chỉ có thể là Nguyễn Tất Nhiên. Phải chăng ông đang trách móc điều gì? Tượng đá, một vật thể vô hồn, vững chắc, ngàn năm. Giọt mưa chọn tượng đá để làm điểm rơi, để rồi vỡ toang.
Phía sau cách ghép chữ đơn giản ấy phải là một ý nghĩa sâu sa, thâm thuý vô cùng. Nhạc sĩ Trúc Hồ tự nhận rằng, ca từ trong các sáng tác của ông ảnh hưởng khá nhiều bởi ngôn ngữ thơ của Nguyễn Tất Nhiên. Ông nói: “Cách dùng từ của Nguyễn Tất Nhiên rất giản dị nhưng rất thơ, không bóng bảy, trau chuốt, không cần đi đâu lung tung xa vời. Ông ấy ghép chữ rất tài tình, đơn giản là ‘Em hiền như Ma soeur’ thôi nhưng làm cho mình nghe thấy vô cùng thánh thiện, trong sạch. Những lời nhạc trong sáng tác của tôi ảnh hưởng khá nhiều bởi cách dùng từ của Nguyễn Tất Nhiên.”
Trong thơ của Nguyễn Tất Nhiên, vạn vật trên trái đất đều được kết nối với nhau rất “hồn nhiên” và rất nhẹ nhàng.
“Trời mưa không lớn lắm/ Nhưng vẫn ướt đôi đầu/ Tình yêu không đáng lắm/ Nhưng đủ làm… tiêu nhau.” (Thơ khởi tự điên cuồng)
Như nhạc sĩ Trúc Hồ đã nói, ngôn từ trong thơ của Nguyễn Tất Nhiên đơn giản vô cùng, đơn giản như người ta “đang nói chuyện với nhau.” Những lời nói đó, được nối kết nhau, thế là thành thơ.
Với Nguyễn Tất Nhiên, “chữ” là hơi thở để sống. “Chữ” là cách để ông tỏ tình. “Chữ” cũng là phương tiện để ông giải thoát hờn giận của một cuộc tình hay những u uẩn, ngột ngạt trong cõi trần gian. Ông có thể so sánh người tình của mình “hiền như Ma soeur” nhưng rồi cũng sẵn sàng ví người tình là một “ác quỷ đầy quyền năng.”
Cho đến khi, chữ hiển hiện quá nhiều trong tư tưởng, nhưng lại không thể liên kết nhau thành những kiệt tác thi ca như lúc còn trong nước, thì “tên hoang đạo” và “người bệnh hoạn” trong Nguyễn Tất Nhiên vùng dậy.
“Cái điên của Nhiên xuất phát từ sự vùng vẫy trong tư tưởng. Cuộc sống bình thường thì không màng tới, không lo tới, nhưng tư tưởng thì bùng phát rất mạnh trong đầu. Sự bùng phát đó quá lớn mà Nhiên không viết ra được như đã từng viết khi còn ở Việt Nam. Điều đó dẫn đến một tâm trạng của người thất chí,” nhiếp ảnh gia Thái Đắc Nhã nói về những ngày tháng trước khi Nguyễn Tất Nhiên “khép mắt sớm hơn giờ thiên định.” (3)
Nguyễn Tất Nhiên đã chọn một nơi chốn khác để tiếp tục với sự “hồn nhiên” của mình. Có thể nơi đó ông không cần phải hô biến đi cái buồn đã từng ngự trị trong ông, không phải nghe những tiếng ồn ào vọng về từ một tâm thức nào đó. Nơi ấy, ông sẽ được “hồn nhiên” làm tên “vô đạo” hay hoá thành giọt mưa rơi phủ trên cây thánh giá huy hoàng.
***
Bài tưởng nhớ 29 năm ngày mất của cố thi sĩ Nguyễn Tất Nhiên được thực hiện qua lời kể lại của những người bạn của ông: Nhạc sĩ Trúc Hồ, Nhiếp ảnh gia Thái Đắc Nhã, Nhạc sĩ Nguyễn Hữu Nghĩa (Canada), bà Bùi Minh Phú (Nhật báo Người Việt)
(1): Trích từ những câu thơ: Tôi hô biến cái tôi buồn/ Tôi hô biến nỗi thuồng luồng đời tôi/ Tôi hô biến vợ/ Tôi hô biến con/ Tôi hô biến nỗi đói/ Tôi hô biến nỗi buồn/ Tôi hô cái nào, biến cái nào thì nó hiện lên cái đó.
(2): Trích trong lời giới thiệu do nhà thơ tự viết và diễn đọc trong băng nhạc Tình Khúc Nguyễn Tất Nhiên thực hiện sau năm 1975.
(3): Trích bài thơ “Giữa trần gian tuyệt vọng”