2021-07-19, 05:52 PM
ĐỘC GIẢ CHIA SẺ BÀI DỊCH THÚ VỊ
Kính ni sư, Con dịch luôn bài thứ 3 về ông Quả Lặc ! Vì có một số chi tiết cũng hay nhưng không có trong hai bài kia. Người kể là thầy Hằng Thuận (Heng Shun), vị đã gọi điện thoại thông báo cho phái đoàn lúc đang ở Mã Lai. Con gởi ni sư đọc chơi. Mà phải công nhận ông Quả Lặc (Power) té 'banh xác' vậy mà còn sống nguyên vẹn, mặt mày không biến dạng, thật bất khả tư nghì, thưa ni sư!
VỚI LÒNG TỪ BI RỘNG LỚN ĐỐI VỚI TẤT CẢ CHÚNG SANH, QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT ĐÃ GIẢI CƯU MỘT NGƯỜI CÓ MẠNG SỐNG ĐANG TREO TRÊN SỢI CHỈ MÀNH.
Bài pháp thoại của Tỳ kheo Hằng Thuận (Heng Shun) tại Đại điện Vạn Phật Thành vào ngày 9 tháng 5 năm 2012
Một vài tuần trước, tôi đã kể một câu chuyện về cuộc hành hương Ba Bước Một Lạy (1973-1974) và Bồ tát Văn Thù đã giúp đỡ thầy Heng Ju (Hằng Cụ) và thầy (Hằng Do) Heng Yo vào thời điểm đó. Đặc biệt là Ngài đã dạy cho thầy Heng Ju về tầm quan trọng của lòng nhân từ và lòng trắc ẩn đối với những người gần gũi chúng ta nhất. Tối nay tôi sẽ kể một câu chuyện về một người khác trong một hoàn cảnh nguy hiểm hơn rất nhiều, cũng được một vị Bồ tát cứu.
Chuyện này xảy ra vào năm 1978. Thầy Heng Ju đã kể cho tôi nghe câu chuyện trước đó, nhưng đó không phải là chuyện mà tôi đã thật sự là nhân chứng. Tuy nhiên, tôi may mắn là người trực tiếp chứng kiến phần cuối của câu chuyện hôm nay. Do đó, tôi có thể xác minh rằng phần tự thuật này là sự thật. Câu chuyện này kể về một trong những đệ tử của sư phụ, Quả Lặc (Douglas Pơers). Vào tháng 8 năm 1978, Hòa thượng đã đưa khoảng mười người đến Malaysia để thuyết pháp. Những người này bao gồm hai vị tăng, hai vị ni và khoảng sáu cư sĩ trong đó có Quả Lặc. Thầy Hằng Thật và Marty (trước đây là thầy Heng Chau) đang trải qua cuộc hành hương Ba Bước, Một Lạy của họ. Hòa thượng đưa họ đến Malaysia trong một tháng rưởi, nhằm cho họ đảnh lễ tại chỗ. Doug là thành viên của nhóm này, nhưng anh ấy đã đến Hồng Kông trước một tháng và sau đó tham gia cùng đoàn ở Malaysia sau đó. Gần cuối kỳ lưu trú sáu tuần ở Malaysia, Doug nảy ra ý tưởng leo lên dãy núi Annapurna trên dãy Himalaya, một số trong số núi đó cao hơn 25.000 feet ( khoảng 7.500 mét) Trong khi phái đoàn sẽ tiếp tục đến Singapore, Thái Lan và Hồng Kông, ở mỗi nơi trong khoảng một tuần, Doug muốn rời phái đoàn và đến Nepal để leo núi.
Doug nói chuyện với Hòa thượng về sự mong muốn của mình, rằng nếu anh không rời đi ngay thì núi sẽ có nhiều tuyết và khó leo. Hòa thượng bảo anh ta ở lại với nhóm ba tuần nữa, rồi hãy đi leo núi. Hòa thượng thậm chí còn nói với anh ta rằng ngài đảm bảo rằng sẽ không có thêm tuyết nếu anh ta đi sau đó. Tuy nhiên, Doug vẫn muốn đi ngay lập tức. Anh ta nói với Hòa thượng nếu anh ta chờ đợi, chi phí di chuyển sẽ tốn kém hơn nhiều. Hòa thượng bảo sẽ trả thêm chi phí và một lần nữa khuyến khích anh ta chờ đợi, khoan đi. Tuy vậy Quả Lặc vẫn nhất quyết ra đi. Anh ta nói với Sư phụ rằng anh ta thấy đã là lúc thích hợp để đi và nếu sau này đi sẽ khó khăn hơn nhiều. Hòa thượng đảm bảo với anh rằng nếu anh chờ đợi, anh sẽ không gặp bất kỳ khó khăn nào. Vì vậy, Hòa thượng đã dặn dò rõ ràng ba lần rằng hãy đợi khoan đi leo núi Annapurna. Mặc dù Quả Lặc đã hết cớ là tại sao anh ta không thể đợi, anh ta vẫn giữ ý định đi và ra đi ngay.
Anh đã phải đi xuyên Malaysia đến Thái Lan, rồi đến Miến Điện trước khi đến Nepal. Ngay sau khi bắt đầu cuộc hành trình của mình, anh nhận ra rằng mọi thứ đang không diễn ra theo hướng mà anh đã hoạch định ban đầu. Dường như mỗi nơi anh đến đều có vấn đề. Ở miền Nam Thái Lan, những kẻ chính trị cấp tiến thậm chí đã bắn vào xe buýt của anh ta. Mặc dù chiếc xe buýt đã thoát nguy và không ai trên xe bị thương nhưng những người khác gần đó đã thiệt mạng. Mọi thứ đã bắt đầu không ổn chút nào. Chẳng mấy chốc, anh ấy đã nhận ra rằng mọi việc sẽ tốt hơn nhiều nếu anh chịu đợi ba tuần như lời Hòa thượng đã nói. Sau khi gặp khó khăn này đến khó khăn khác, cuối cùng anh ấy cũng đến được Nepal và bắt đầu leo lên một trong những ngọn núi của dãy Annapurna.
Sau khi đến một điểm trên ngọn núi cao khoảng 10.000 feet (3000m) so với mực nước biển, anh đã có một trải nghiệm rất kỳ lạ. Doug và một người bạn đến từ Đức đã tìm thấy một chỗ trống bằng phẳng gần một hang động trên núi và dựng trại của họ ở đó để nghỉ ngơi qua đêm. Nửa đêm anh tỉnh giấc. Cho tới nay, anh ta thề rằng anh ta đã ở cách mép núi hơn 100 feet (30mét) trở lên. Tuy nhiên, anh thật sự sốc và rùng rợn trong cái bóng tối đen như mực kia, bởi anh chỉ mới vừa bước được vài bước thì thấy mình đã rơi khỏi núi. May mắn thay sau khi rơi khoảng 40 feet (khoảng 12 mét), anh ta đã va phải một vách đá nhô ra khỏi núi. Nếu không có vách đá đó, anh ấy đã rơi xuống 10.000 feet (3000m) mà chết. Khi va vào vách đá, anh ta đã bị bất tỉnh.
Anh không biết mình bị ngất đi bao lâu, nhưng khi tỉnh lại, anh bắt đầu rên rỉ trong bóng tối. Anh bị một vết nứt ở bên phải của hộp sọ, bị tổn thương một số dây thần kinh khiến một bên mặt của anh bị liệt, gãy một loạt xương sườn và một bàn chân, lồng ngực bị nén chặt. Mặc dù còn sống, anh ấy đã ở trong một tình trạng khá tồi tệ. Người bạn Đức của anh ở trại cuối cùng đã nghe thấy tiếng kêu của Quả Lặc, phát hiện ra rằng Quả Lặc đã ngã xuống mép vực và bị thương nặng. Bởi không thể liên lạc được với Quả Lặc nên anh ta đã tìm đến một số người dân địa phương để xin giúp đỡ. Anh biết có hai cha con sống trên núi ở gần đó. Họ cùng nhau bằng cách nào đó đã nhấc anh ta bằng một số dây thừng đưa anh trở lại chỗ bằng phẳng nơi hang động mà họ đã cắm trại qua đêm. Anh ta nằm trong hang với một sự đau đớn khủng khiếp trong nhiều ngày. Bởi vì họ đang ở tại một khu vực hẻo lánh trên núi, nên những người khác phải mất hai ngày để báo tin về vụ tai nạn, và sau đó là hai ngày nữa để có sự trợ giúp của y tế.
Trong suốt 4 ngày đó, Quả Lặc không chỉ bị đau đớn dữ dội mà anh còn sợ hãi cái chết vô cùng. Anh lo là sự giúp đỡ có thể không còn kịp và sợ rằng anh đang sắp chết. Mấu chốt của sự sống còn của anh ta là niệm danh hiệu của Bồ tát Đại Bi Quan Thế Âm, bất cứ khi nào anh ấy tỉnh táo. Anh đã phải niệm một cách mãnh liệt và tập trung cao độ để không còn nhận biết được nỗi đau đớn và sợ hãi. Khi anh ta không thành tâm với việc trì niệm, cơn đau và sợ hãi lại đến. Vì vậy, anh ta liên tục niệm danh hiệu và quán tưởng về ngài Quan Thế Âm Bồ Tát.
Sau bốn ngày, đội cứu cấp đã đến bằng trực thăng. Họ đưa anh đến phi trường gần nhất và sau đó đưa anh lên chiếc máy bay chở hành khách 747 đi đến Bangkok, Thái Lan. Trên máy bay, anh nằm trên băng ca đặt trên 4 ghế hành khách, có bác sĩ do Đại sứ quán Mỹ cử đi theo. Khi đến Bangkok, quyết định được đưa ra là anh ấy nên được phẫu thuật và chăm sóc ở Mỹ , bởi hệ miễn dịch suy yếu của anh ấy sẽ cho anh ấy cơ hội phục hồi tốt hơn. Vì thế cho nên, họ đã đưa anh ta lên một chiếc máy bay chở hành khách 747 khác trở về San Francisco. Một lần nữa anh lại nằm trên băng ca đặt lên bốn chiếc ghế máy bay. Sau khi máy bay hạ cánh, họ vội vàng đưa anh đến bệnh viện để phẫu thuật và phẫu thuật kéo dài hơn mười giờ. Cuộc phẫu thuật ban đầu được tiếp nối bởi các cuộc phẫu thuật mở rộng khác và một loạt các cuộc vi phẫu thuật.
Sự việc trên núi đã xảy ra vào tháng Chín.
Vào lúc đó, Hòa Thượng đã trở về Hoa Kỳ cùng với các thành viên còn lại của phái đoàn. Ngài đã đợi gặp Quả Lặc ở Hồng Kông vào cuối chuyến đi, nhưng Quả Lặc đã không xuất hiện. Hai tháng sau khi phái đoàn trở về (đoàn đã trở lại vào cuối tháng 9), Hòa thượng hỏi thầy Heng Guan và tôi ở Tu viện Kim Sơn (trên đường 15) chuyện gì đã xảy ra với Quả Lặc. Vào thời điểm đó, gần như tất cả các tăng, ni và cư sĩ sống ở Tu viện Kim Sơn và Viện Dịch Thuật (nơi ở của phụ nữ) ở San Francisco đã chuyển đến Vạn Phật Thánh Thành hơn một năm trước đó. Vì vậy, chỉ có một vài người sống tại tu viện ở San Francisco. Những thường trú nhân tại Kim Sơn bao gồm thầy Hằng Quan (Heng Guan), tôi, và thư ký người Trung Quốc của Hòa thượng, ông Châu Quả Lập( Zhou Guo Li), người cũng đến từ Mãn Châu, Trung Quốc. Hòa thượng thường dành ba ngày tại Vạn Phật Thánh Thành và bốn ngày tại Tu viện Kim Sơn mỗi tuần. Vì vậy, thầy Heng Guan đã gọi điện cho Quả Lặc ngay lập tức để tìm hiểu chuyện gì đã xảy ra.
Theo tôi nhớ thì có lẽ là vào cuối tháng mười một hoặc tháng mười hai, Quả Lặc đến Tu viện Kim Sơn để nói với Hòa thượng và chúng tôi những gì đã xảy ra. Tôi còn nhớ anh ấy trông như thế nào vào thời điểm đó khi anh ấy vẫn đang hồi phục sau tai nạn của mình. Anh ấy có sắc thái khá tệ và một bên mặt của anh ấy thì bị xệ xuống. Đã hai tháng sau vụ tai nạn, anh vẫn phải trải qua nhiều cuộc phẫu thuật nữa để chỉnh sửa lại nhiều bộ phận khác nhau trên cơ thể, bao gồm cả khuôn mặt.
Khi Quả Lặc đến thăm, Hòa thượng đã hỏi anh ta. "Đã bao nhiêu lần thầy bảo con đừng đi?" Quả Lặc trả lời, "Dạ ba lần." "Ba lần, mà vẫn đi!" Sau đó, giọng của Hòa thượng trở nên nghiêm nghị hơn khi Ngài nói, “Về cơ bản thì con đã chết. Bồ tát đã đến và cứu sống con”.
Vào thời điểm đó, tôi đã biết Quả Lặc được vài năm. Sau đó, tôi nhận thấy rằng anh ấy càng sùng kính Hòa thượng hơn. Anh ấy thậm chí còn thực hiện lời nguyện là sẽ cống hiến đời mình để gìn giữ và bảo vệ những lời giáo huấn của Hòa thượng.
Vài tháng sau, Quả Lặc kể câu chuyện về những gì đã xảy ra với đại hội chúng tại Vạn Phật Thánh Thành. Vào thời điểm đó, Hòa Thượng không chỉ đề cập đến việc Quan Thế Âm Bồ tát đã cứu mạng anh như thế nào mà còn nói với Quả Lặc rằng: “Vị Bồ tát đã đến và cứu mạng con, vì vậy không được lộn xộn trong kiếp sống này nữa. Hãy làm điều gì đó tốt đẹp trong đời này ”.
Kính ni sư, Con dịch luôn bài thứ 3 về ông Quả Lặc ! Vì có một số chi tiết cũng hay nhưng không có trong hai bài kia. Người kể là thầy Hằng Thuận (Heng Shun), vị đã gọi điện thoại thông báo cho phái đoàn lúc đang ở Mã Lai. Con gởi ni sư đọc chơi. Mà phải công nhận ông Quả Lặc (Power) té 'banh xác' vậy mà còn sống nguyên vẹn, mặt mày không biến dạng, thật bất khả tư nghì, thưa ni sư!
VỚI LÒNG TỪ BI RỘNG LỚN ĐỐI VỚI TẤT CẢ CHÚNG SANH, QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT ĐÃ GIẢI CƯU MỘT NGƯỜI CÓ MẠNG SỐNG ĐANG TREO TRÊN SỢI CHỈ MÀNH.
Bài pháp thoại của Tỳ kheo Hằng Thuận (Heng Shun) tại Đại điện Vạn Phật Thành vào ngày 9 tháng 5 năm 2012
Một vài tuần trước, tôi đã kể một câu chuyện về cuộc hành hương Ba Bước Một Lạy (1973-1974) và Bồ tát Văn Thù đã giúp đỡ thầy Heng Ju (Hằng Cụ) và thầy (Hằng Do) Heng Yo vào thời điểm đó. Đặc biệt là Ngài đã dạy cho thầy Heng Ju về tầm quan trọng của lòng nhân từ và lòng trắc ẩn đối với những người gần gũi chúng ta nhất. Tối nay tôi sẽ kể một câu chuyện về một người khác trong một hoàn cảnh nguy hiểm hơn rất nhiều, cũng được một vị Bồ tát cứu.
Chuyện này xảy ra vào năm 1978. Thầy Heng Ju đã kể cho tôi nghe câu chuyện trước đó, nhưng đó không phải là chuyện mà tôi đã thật sự là nhân chứng. Tuy nhiên, tôi may mắn là người trực tiếp chứng kiến phần cuối của câu chuyện hôm nay. Do đó, tôi có thể xác minh rằng phần tự thuật này là sự thật. Câu chuyện này kể về một trong những đệ tử của sư phụ, Quả Lặc (Douglas Pơers). Vào tháng 8 năm 1978, Hòa thượng đã đưa khoảng mười người đến Malaysia để thuyết pháp. Những người này bao gồm hai vị tăng, hai vị ni và khoảng sáu cư sĩ trong đó có Quả Lặc. Thầy Hằng Thật và Marty (trước đây là thầy Heng Chau) đang trải qua cuộc hành hương Ba Bước, Một Lạy của họ. Hòa thượng đưa họ đến Malaysia trong một tháng rưởi, nhằm cho họ đảnh lễ tại chỗ. Doug là thành viên của nhóm này, nhưng anh ấy đã đến Hồng Kông trước một tháng và sau đó tham gia cùng đoàn ở Malaysia sau đó. Gần cuối kỳ lưu trú sáu tuần ở Malaysia, Doug nảy ra ý tưởng leo lên dãy núi Annapurna trên dãy Himalaya, một số trong số núi đó cao hơn 25.000 feet ( khoảng 7.500 mét) Trong khi phái đoàn sẽ tiếp tục đến Singapore, Thái Lan và Hồng Kông, ở mỗi nơi trong khoảng một tuần, Doug muốn rời phái đoàn và đến Nepal để leo núi.
Doug nói chuyện với Hòa thượng về sự mong muốn của mình, rằng nếu anh không rời đi ngay thì núi sẽ có nhiều tuyết và khó leo. Hòa thượng bảo anh ta ở lại với nhóm ba tuần nữa, rồi hãy đi leo núi. Hòa thượng thậm chí còn nói với anh ta rằng ngài đảm bảo rằng sẽ không có thêm tuyết nếu anh ta đi sau đó. Tuy nhiên, Doug vẫn muốn đi ngay lập tức. Anh ta nói với Hòa thượng nếu anh ta chờ đợi, chi phí di chuyển sẽ tốn kém hơn nhiều. Hòa thượng bảo sẽ trả thêm chi phí và một lần nữa khuyến khích anh ta chờ đợi, khoan đi. Tuy vậy Quả Lặc vẫn nhất quyết ra đi. Anh ta nói với Sư phụ rằng anh ta thấy đã là lúc thích hợp để đi và nếu sau này đi sẽ khó khăn hơn nhiều. Hòa thượng đảm bảo với anh rằng nếu anh chờ đợi, anh sẽ không gặp bất kỳ khó khăn nào. Vì vậy, Hòa thượng đã dặn dò rõ ràng ba lần rằng hãy đợi khoan đi leo núi Annapurna. Mặc dù Quả Lặc đã hết cớ là tại sao anh ta không thể đợi, anh ta vẫn giữ ý định đi và ra đi ngay.
Anh đã phải đi xuyên Malaysia đến Thái Lan, rồi đến Miến Điện trước khi đến Nepal. Ngay sau khi bắt đầu cuộc hành trình của mình, anh nhận ra rằng mọi thứ đang không diễn ra theo hướng mà anh đã hoạch định ban đầu. Dường như mỗi nơi anh đến đều có vấn đề. Ở miền Nam Thái Lan, những kẻ chính trị cấp tiến thậm chí đã bắn vào xe buýt của anh ta. Mặc dù chiếc xe buýt đã thoát nguy và không ai trên xe bị thương nhưng những người khác gần đó đã thiệt mạng. Mọi thứ đã bắt đầu không ổn chút nào. Chẳng mấy chốc, anh ấy đã nhận ra rằng mọi việc sẽ tốt hơn nhiều nếu anh chịu đợi ba tuần như lời Hòa thượng đã nói. Sau khi gặp khó khăn này đến khó khăn khác, cuối cùng anh ấy cũng đến được Nepal và bắt đầu leo lên một trong những ngọn núi của dãy Annapurna.
Sau khi đến một điểm trên ngọn núi cao khoảng 10.000 feet (3000m) so với mực nước biển, anh đã có một trải nghiệm rất kỳ lạ. Doug và một người bạn đến từ Đức đã tìm thấy một chỗ trống bằng phẳng gần một hang động trên núi và dựng trại của họ ở đó để nghỉ ngơi qua đêm. Nửa đêm anh tỉnh giấc. Cho tới nay, anh ta thề rằng anh ta đã ở cách mép núi hơn 100 feet (30mét) trở lên. Tuy nhiên, anh thật sự sốc và rùng rợn trong cái bóng tối đen như mực kia, bởi anh chỉ mới vừa bước được vài bước thì thấy mình đã rơi khỏi núi. May mắn thay sau khi rơi khoảng 40 feet (khoảng 12 mét), anh ta đã va phải một vách đá nhô ra khỏi núi. Nếu không có vách đá đó, anh ấy đã rơi xuống 10.000 feet (3000m) mà chết. Khi va vào vách đá, anh ta đã bị bất tỉnh.
Anh không biết mình bị ngất đi bao lâu, nhưng khi tỉnh lại, anh bắt đầu rên rỉ trong bóng tối. Anh bị một vết nứt ở bên phải của hộp sọ, bị tổn thương một số dây thần kinh khiến một bên mặt của anh bị liệt, gãy một loạt xương sườn và một bàn chân, lồng ngực bị nén chặt. Mặc dù còn sống, anh ấy đã ở trong một tình trạng khá tồi tệ. Người bạn Đức của anh ở trại cuối cùng đã nghe thấy tiếng kêu của Quả Lặc, phát hiện ra rằng Quả Lặc đã ngã xuống mép vực và bị thương nặng. Bởi không thể liên lạc được với Quả Lặc nên anh ta đã tìm đến một số người dân địa phương để xin giúp đỡ. Anh biết có hai cha con sống trên núi ở gần đó. Họ cùng nhau bằng cách nào đó đã nhấc anh ta bằng một số dây thừng đưa anh trở lại chỗ bằng phẳng nơi hang động mà họ đã cắm trại qua đêm. Anh ta nằm trong hang với một sự đau đớn khủng khiếp trong nhiều ngày. Bởi vì họ đang ở tại một khu vực hẻo lánh trên núi, nên những người khác phải mất hai ngày để báo tin về vụ tai nạn, và sau đó là hai ngày nữa để có sự trợ giúp của y tế.
Trong suốt 4 ngày đó, Quả Lặc không chỉ bị đau đớn dữ dội mà anh còn sợ hãi cái chết vô cùng. Anh lo là sự giúp đỡ có thể không còn kịp và sợ rằng anh đang sắp chết. Mấu chốt của sự sống còn của anh ta là niệm danh hiệu của Bồ tát Đại Bi Quan Thế Âm, bất cứ khi nào anh ấy tỉnh táo. Anh đã phải niệm một cách mãnh liệt và tập trung cao độ để không còn nhận biết được nỗi đau đớn và sợ hãi. Khi anh ta không thành tâm với việc trì niệm, cơn đau và sợ hãi lại đến. Vì vậy, anh ta liên tục niệm danh hiệu và quán tưởng về ngài Quan Thế Âm Bồ Tát.
Sau bốn ngày, đội cứu cấp đã đến bằng trực thăng. Họ đưa anh đến phi trường gần nhất và sau đó đưa anh lên chiếc máy bay chở hành khách 747 đi đến Bangkok, Thái Lan. Trên máy bay, anh nằm trên băng ca đặt trên 4 ghế hành khách, có bác sĩ do Đại sứ quán Mỹ cử đi theo. Khi đến Bangkok, quyết định được đưa ra là anh ấy nên được phẫu thuật và chăm sóc ở Mỹ , bởi hệ miễn dịch suy yếu của anh ấy sẽ cho anh ấy cơ hội phục hồi tốt hơn. Vì thế cho nên, họ đã đưa anh ta lên một chiếc máy bay chở hành khách 747 khác trở về San Francisco. Một lần nữa anh lại nằm trên băng ca đặt lên bốn chiếc ghế máy bay. Sau khi máy bay hạ cánh, họ vội vàng đưa anh đến bệnh viện để phẫu thuật và phẫu thuật kéo dài hơn mười giờ. Cuộc phẫu thuật ban đầu được tiếp nối bởi các cuộc phẫu thuật mở rộng khác và một loạt các cuộc vi phẫu thuật.
Sự việc trên núi đã xảy ra vào tháng Chín.
Vào lúc đó, Hòa Thượng đã trở về Hoa Kỳ cùng với các thành viên còn lại của phái đoàn. Ngài đã đợi gặp Quả Lặc ở Hồng Kông vào cuối chuyến đi, nhưng Quả Lặc đã không xuất hiện. Hai tháng sau khi phái đoàn trở về (đoàn đã trở lại vào cuối tháng 9), Hòa thượng hỏi thầy Heng Guan và tôi ở Tu viện Kim Sơn (trên đường 15) chuyện gì đã xảy ra với Quả Lặc. Vào thời điểm đó, gần như tất cả các tăng, ni và cư sĩ sống ở Tu viện Kim Sơn và Viện Dịch Thuật (nơi ở của phụ nữ) ở San Francisco đã chuyển đến Vạn Phật Thánh Thành hơn một năm trước đó. Vì vậy, chỉ có một vài người sống tại tu viện ở San Francisco. Những thường trú nhân tại Kim Sơn bao gồm thầy Hằng Quan (Heng Guan), tôi, và thư ký người Trung Quốc của Hòa thượng, ông Châu Quả Lập( Zhou Guo Li), người cũng đến từ Mãn Châu, Trung Quốc. Hòa thượng thường dành ba ngày tại Vạn Phật Thánh Thành và bốn ngày tại Tu viện Kim Sơn mỗi tuần. Vì vậy, thầy Heng Guan đã gọi điện cho Quả Lặc ngay lập tức để tìm hiểu chuyện gì đã xảy ra.
Theo tôi nhớ thì có lẽ là vào cuối tháng mười một hoặc tháng mười hai, Quả Lặc đến Tu viện Kim Sơn để nói với Hòa thượng và chúng tôi những gì đã xảy ra. Tôi còn nhớ anh ấy trông như thế nào vào thời điểm đó khi anh ấy vẫn đang hồi phục sau tai nạn của mình. Anh ấy có sắc thái khá tệ và một bên mặt của anh ấy thì bị xệ xuống. Đã hai tháng sau vụ tai nạn, anh vẫn phải trải qua nhiều cuộc phẫu thuật nữa để chỉnh sửa lại nhiều bộ phận khác nhau trên cơ thể, bao gồm cả khuôn mặt.
Khi Quả Lặc đến thăm, Hòa thượng đã hỏi anh ta. "Đã bao nhiêu lần thầy bảo con đừng đi?" Quả Lặc trả lời, "Dạ ba lần." "Ba lần, mà vẫn đi!" Sau đó, giọng của Hòa thượng trở nên nghiêm nghị hơn khi Ngài nói, “Về cơ bản thì con đã chết. Bồ tát đã đến và cứu sống con”.
Vào thời điểm đó, tôi đã biết Quả Lặc được vài năm. Sau đó, tôi nhận thấy rằng anh ấy càng sùng kính Hòa thượng hơn. Anh ấy thậm chí còn thực hiện lời nguyện là sẽ cống hiến đời mình để gìn giữ và bảo vệ những lời giáo huấn của Hòa thượng.
Vài tháng sau, Quả Lặc kể câu chuyện về những gì đã xảy ra với đại hội chúng tại Vạn Phật Thánh Thành. Vào thời điểm đó, Hòa Thượng không chỉ đề cập đến việc Quan Thế Âm Bồ tát đã cứu mạng anh như thế nào mà còn nói với Quả Lặc rằng: “Vị Bồ tát đã đến và cứu mạng con, vì vậy không được lộn xộn trong kiếp sống này nữa. Hãy làm điều gì đó tốt đẹp trong đời này ”.