2021-06-26, 10:07 PM
Vì sao phải hiểu Lý duyên khởi
Người cầu đạo giải thoát không thể bỏ qua việc tìm hiểu giáo lý Duyên khởi. Bởi qua đó , dầu chưa là thánh nhân ta cũng có thể tháo gỡ được nhiều Tà kiến và Nghi hoặc, tránh việc kéo dài thời gian vô ích trên hành trình tu học . Và để nhận thức đúng mức giáo lý này , chúng ta phải lưu tâm đến 4 khía cạnh:
1_Ekattanaya: Sự nhận thức về tính chất Đồng Nhất của các Duyên khởi. Thế nào là sự Đồng Nhất ? Phàm bất cứ ở không gian và thời gian nào, dòng Duyên khởi vẫn cứ nối tiếp nhau diễn hoạt trên hai thể tánh Sanh Diệt . Cái này thừa tiếp cái kia, cái kia kế tục cái nọ , liên tục vô gián . Thấy được vậy là quán triệt thấu đáo tính Đồng của các Duyên khởi .
2-Nànattanaya: Sự nhận thức được tính chất Dị biệt của các Duyên Khởi . Thế nào là Dị biệt ? Ở đây, dù luôn tiếp nối nhau sinh diệt nhưng mỗi Duyên khởi cũng chẳng giống nhau . Lý hội được điểm này là thấy được tính chất Dị biệt của các Duyên khởi
3- Abyyàpàranaya:Sự nhận thức về bản chất Tuỳ duyên và Vô ngã của dòng Duyên khởi . Thế nào là Tuỳ duyên và Vô ngã ?Ở đây danh sắc tức ngũ uẩn của chúng sanh lúc nào cũng theo tự tánh mà sanh diệt trên quy luật vận hành cố hữu của vạn pháp . Điều này hoàn toàn không do một năng lực ngoại lai nào chi phối , tác động cả . Hiểu được vậy là đã quán triệt được thể tính Như nhiên bất khả điều sử của nguyên lý Duyên khởi.
4- Evam- dhammatànaya: Sự nhận thức về tính chất Như Như Cố Hữu trong nguyên lý Duyên khởi . Thế nào là như như cố hữu ? Ở đây , trong lý Duyên khởi , các pháp diễn biến trên một quy luật bất di bất dịch là nhân nào quả nấy , quả nào nhân nấy, như chỉ có Vô mình mới tạo ra Hành và Hành chỉ lấy Vô minh làm nhân tác động. Đó là luật tắc cố hữu bất khả tư nghì.
Nhờ thấy được tánh Đồng (Ekatta) của các Duyên Khởi , bậc hiền giả đình chỉ Đoạn Kiến (Ucchedadiṭṭhi) và Vô Hữu Kiến ( Natthikadiṭṭhi) bởi sự tiếp nối của các uẩn đã trở nên quá rõ ràng dưới mắt họ và vấn đề tái sanh luân hồi cũng trở nên dễ chịu hơn
Do thấy được tánh Dị ( Nānatta) của Ngũ uẩn tức các Duyên khởi nên bậc hiền giả dứt trừ được Thường Kiến (Sassatadiṭṭhi) . Bởi vì qua nhận thức đó , người ta sẽ phát hiện ra các biến tướng sinh diệt của danh sắc : Cái này sanh, cái kia diệt , cái nọ sanh , cái kia diệt . Ở đây không có một thứ gì miên viễn bất hoại . Và với nhận thức này , Thường Kiến không còn lý do để tiếp tục có mặt .
Bằng vào nhân duyên tương ứng , Ngũ uẩn sanh lên rồi cũng do nhân duyên mà ngũ uẩn biên diệt. Điều đó hoàn toàn nằm dưới sự chỉ phối của Tam tướng. Thử hỏi trong sự thức ngộ này , Thượng đế sáng tạo chủ hay một bản ngã đầy quyền năng nào đó làm sao lại có chân đứng trong lòng một người hiểu đạo !
Nói tóm lại giáo lý Duyên khởi luôn đem lại cho người Phật tử một tri kiến chính chắn về vấn đề nhân quả, nghiệp lý đồng thời cũng giúp vị này chấm dứt những quan niệm sai lầm về các pháp mà trong đó Thừơng kiến và Đoạn kiến là đại diện .
Các pháp hữu vi luôn diễn biến sinh diệt theo quy trình sẵn có từ vô thuỷ. Thế giới này mất đi , một thế giới khác mới mẻ lại được hình thành . Khơi thủy của vòng tuần hoàn bất tận này là một điều không thể quan niệm bằng cách nghĩ thông thường của người đời . Và con đường này chỉ có được khi mà chúng ta thấu đáo được nguyên lý Duyên Khởi . Không bao giờ có chuyện một người chứng ngộ đạo quả lại chẳng biết gì về lý Duyên khởi .
Sư Giác Nguyên
Người cầu đạo giải thoát không thể bỏ qua việc tìm hiểu giáo lý Duyên khởi. Bởi qua đó , dầu chưa là thánh nhân ta cũng có thể tháo gỡ được nhiều Tà kiến và Nghi hoặc, tránh việc kéo dài thời gian vô ích trên hành trình tu học . Và để nhận thức đúng mức giáo lý này , chúng ta phải lưu tâm đến 4 khía cạnh:
1_Ekattanaya: Sự nhận thức về tính chất Đồng Nhất của các Duyên khởi. Thế nào là sự Đồng Nhất ? Phàm bất cứ ở không gian và thời gian nào, dòng Duyên khởi vẫn cứ nối tiếp nhau diễn hoạt trên hai thể tánh Sanh Diệt . Cái này thừa tiếp cái kia, cái kia kế tục cái nọ , liên tục vô gián . Thấy được vậy là quán triệt thấu đáo tính Đồng của các Duyên khởi .
2-Nànattanaya: Sự nhận thức được tính chất Dị biệt của các Duyên Khởi . Thế nào là Dị biệt ? Ở đây, dù luôn tiếp nối nhau sinh diệt nhưng mỗi Duyên khởi cũng chẳng giống nhau . Lý hội được điểm này là thấy được tính chất Dị biệt của các Duyên khởi
3- Abyyàpàranaya:Sự nhận thức về bản chất Tuỳ duyên và Vô ngã của dòng Duyên khởi . Thế nào là Tuỳ duyên và Vô ngã ?Ở đây danh sắc tức ngũ uẩn của chúng sanh lúc nào cũng theo tự tánh mà sanh diệt trên quy luật vận hành cố hữu của vạn pháp . Điều này hoàn toàn không do một năng lực ngoại lai nào chi phối , tác động cả . Hiểu được vậy là đã quán triệt được thể tính Như nhiên bất khả điều sử của nguyên lý Duyên khởi.
4- Evam- dhammatànaya: Sự nhận thức về tính chất Như Như Cố Hữu trong nguyên lý Duyên khởi . Thế nào là như như cố hữu ? Ở đây , trong lý Duyên khởi , các pháp diễn biến trên một quy luật bất di bất dịch là nhân nào quả nấy , quả nào nhân nấy, như chỉ có Vô mình mới tạo ra Hành và Hành chỉ lấy Vô minh làm nhân tác động. Đó là luật tắc cố hữu bất khả tư nghì.
Nhờ thấy được tánh Đồng (Ekatta) của các Duyên Khởi , bậc hiền giả đình chỉ Đoạn Kiến (Ucchedadiṭṭhi) và Vô Hữu Kiến ( Natthikadiṭṭhi) bởi sự tiếp nối của các uẩn đã trở nên quá rõ ràng dưới mắt họ và vấn đề tái sanh luân hồi cũng trở nên dễ chịu hơn
Do thấy được tánh Dị ( Nānatta) của Ngũ uẩn tức các Duyên khởi nên bậc hiền giả dứt trừ được Thường Kiến (Sassatadiṭṭhi) . Bởi vì qua nhận thức đó , người ta sẽ phát hiện ra các biến tướng sinh diệt của danh sắc : Cái này sanh, cái kia diệt , cái nọ sanh , cái kia diệt . Ở đây không có một thứ gì miên viễn bất hoại . Và với nhận thức này , Thường Kiến không còn lý do để tiếp tục có mặt .
Bằng vào nhân duyên tương ứng , Ngũ uẩn sanh lên rồi cũng do nhân duyên mà ngũ uẩn biên diệt. Điều đó hoàn toàn nằm dưới sự chỉ phối của Tam tướng. Thử hỏi trong sự thức ngộ này , Thượng đế sáng tạo chủ hay một bản ngã đầy quyền năng nào đó làm sao lại có chân đứng trong lòng một người hiểu đạo !
Nói tóm lại giáo lý Duyên khởi luôn đem lại cho người Phật tử một tri kiến chính chắn về vấn đề nhân quả, nghiệp lý đồng thời cũng giúp vị này chấm dứt những quan niệm sai lầm về các pháp mà trong đó Thừơng kiến và Đoạn kiến là đại diện .
Các pháp hữu vi luôn diễn biến sinh diệt theo quy trình sẵn có từ vô thuỷ. Thế giới này mất đi , một thế giới khác mới mẻ lại được hình thành . Khơi thủy của vòng tuần hoàn bất tận này là một điều không thể quan niệm bằng cách nghĩ thông thường của người đời . Và con đường này chỉ có được khi mà chúng ta thấu đáo được nguyên lý Duyên Khởi . Không bao giờ có chuyện một người chứng ngộ đạo quả lại chẳng biết gì về lý Duyên khởi .
Sư Giác Nguyên