LUYỆN NGỤC: Cuộc Thanh Tẩy Cuối Cùng
#3
Chương Ba

HÌNH KHỔ LUYỆN NGỤC THẾ NÀO?


Trong Luyện Ngục, các linh hồn phải chịu 2 thứ khổ: Khổ vì Lửa khao khát Chúa (pain of loss) và khổ vì Lửa thiêu đốt và các hình khổ khác (pain of sense).

1. Khổ vì tâm hồn khao khát được thấy Chúa, được kết hợp cùng Chúa trên Thiên Đàng, đó là nổi khổ lớn lao nhất, ví như lửa thiêu đốt linh hồn. Lý do vì khi ra trước tòa Chúa phán xét, linh hồn đã thấy Chúa đẹp đẽ, tốt lành, nhân từ đáng mến vô cùng, bây giờ phải xa cách, nên nóng lòng mong ước được thấy lại Chúa đáng mến vô cùng, sự mong mỏi quá sức, làm linh hồn héo hon chờ đời.

*Thánh Tôma Aquinô xác quyết: "Hình khổ nhỏ mọn nhất trong Luyện Ngục cũng vượt quá mọi đau khổ trên trần gian (Purgatory P. 34).

*Thánh nữ Catarian thành Genova quả quyết: "Lòng ước muốn về gặp Chúa của linh hồn, chính là ngọn lửa cực nóng nảy làm héo hắt và gây đau thương cho các ngài hơn bất cứ lửa thật nào khác".

*Thánh nữ Têrêsa Mẹ viết trong sách Lâu Đài Tâm Hồn rằng: "Hình khổ mong thấy Chúa vượt quá mọi hình khổ có thể tưởng tượng, vì linh hồn khao khát thấy Chúa mà còn bị phép công bằng Chúa giữ lại. Giống như một thủy thủ sau bao chiến đấu với sóng dữ đê được vào bờ nhưng lại bị bàn tay vô hình đẩy ra xa bờ bến. Các linh hồn Luyện Ngục con đau khổ gấp ngàn lần người thủy thủ trên" (Purgatory p. 38).

*Năm 1880, một linh hồn kể lại với bà Thánh Mechtilđê rằng, "Tôi không cảm thấy khổ, nhưng không được thấy Chúa, Đấng mà tôi nhiệt liệt khao khát, mọi sự mong ước của loài người trên trái đất hợp lại cũng không sánh được với sự khát khao của tôi".

2. Khổ thứ hai vì lửa thiêu đốt, để thanh tẩy linh hồn nên thanh sạch, để đền bù các hình phạt tạm chưa đền đầy đủ khi còn sống.

*Thánh Tôma Aquinô viết rằng: "Lửa thiêu đốt các linh hồn trong Hỏa Ngục cũng là lửa thiêu đốt các linh hồn trong Luyện Ngục. Sự đau đớn nhỏ nhất trong Luyện Ngục, cũng là sự đau đớn lớn nhất ở trần gian".

*Thánh nữ Catarina thanh Genoa viết rằng: "Linh hồn Luyện Ngục phải chịu cực hình quá sức không lời diễn tả, không ý niệm nào giúp cho hiểu dễ dàng một chút, nếu Chúa không giúp cho cách riêng. Không miệng lưỡi nào có thể nói lên, không tâm trí nào có thể tạo nên một ý tươ/ng đúng về Luyện Ngục. Về các đau khổ ở đó, đúng là như trong Hỏa Ngục (Purgatory p. 37).

3. Ngoài hình khổ về lửa thiêu đốt, lại có những hình khổ khác:

*Thánh nữ Brigitta thấy có những linh hồn chịu lạnh lẽo giá buốt. Bà Thánh Hedvigê thấy kẻ kêu ngạo bị ném vào vũng bùn và nơi nhơ nhớp, kẻ không chịu vâng lời phải cúi gò lưng xuống như đang mang đồ nằng, kẻ khác bị thuốc độc như bất tỉnh, kẻ tham  ăn bị cơn đói khát cồn cào ruột gan, kẻ phạm tội lỗi trong sạch bị lửa thiêu đốt cháy khét.

*Thánh nữ Mađalena de Pazzi có người anh sống rất đạo hạnh. Sau khi anh chết, bà thánh được anh ở trong Luyện Ngục để đền một số tội nhẹ. Bà thấy rất nhiều linh hồn trong Luyện Ngục đang chịu các hình khổ, nhưng các ngài vui vẻ chịu đựng. Xúc động vì đã thấy cảnh tượng rợn rùng, bà vội chạy đến cùng Mẹ Bề Trên, quì gối xuống chân bà, kêu lên: "Lạy Mẹ, cảnh Luyện Ngục kinh sợ chừng nào, con không thê tin được, nếu Chúa đã không tỏ cho con..tuy nhiên con không thể gọi là nơi tàn bạo, vì từ nơi đó các linh hồn được đưa tới Thiên Đàng (Purgatory p. 59).

*Thánh nữ Christina sinh tại nước Bỉ vào thế kỷ 12, xác ngài hiện còn giữ tại nhà thờ Tronđô do các linh mục Dòng Chúa Cứu Thế cai quản. Thánh nữ qua đời lúc 32 tuổi, xác được đặt trong nhà thờ, quan tài mở nắp theo phong tục thời ấy, khi sắp đưa đi chôn, thánh nữ đột ngột chỗi dậy trước mặt mọi người hiện diện, kể lại rằng:

"Linh hồn tôi vừa ra khỏi xác, Thiên Thần dẫn tôi tới một nơi u ám đầy dẫy các linh hồn. Họ phải chịu các cực hình khốn khổ quá sức, tôi không thể dùng lời nào diễn tả các hình khổ ấy được. Tôi thấy trong số đó có nhiều người tôi đã quen. Tôi rất cảm xúc trước tình trạng buồn khổ của họ. Tôi hỏi Thiên Thần đây là nơi nào, vì tôi nghĩ rằng đây là Hỏa Ngục, nhưng Thiên Thần bảo: Đây chính là Luyện Ngục nơi các tội nhân bị phạt, vì trước khi chết họ đã thống hối tội lỗi, nhưng chưa đền tội đủ trước mặt Chúa.

Từ nơi đó tôi được dẫn tới Hỏa Ngục, ớ đó tôi cũng nhận ra một số người tôi đã quen biết.

Thiên Thần lại dẫn tôi vào Thiên Đàng, trước toà Thiên Chúa. Chúa nhìn tôi với mặt nhân từ, tôi rất vui mừng vì nghĩ rằng mình sẽ được ở lại với Chúa đời đời. Nhưng Cha trên trời thấu suốt lòng tôi, Ngài phán: "Hỡi con cưng của Cha,  con sẽ được ở với Cha, nhưng Cha cho con chọn: hoặc ở lại với Cha, hoặc trở về thế gian tiếp tục sứ mạng cứu độ của con qua những hành động bác ái và đau khổ. Để cứu các linh hồn Luyện Ngục đang đau khổ, con sẽ phải chịu nhiều cực hình, con sẽ đền tội cho họ, và con còn nêu gương lôi kéo nhiều tội nhân sám hối. Khi mãn đời, con sẽ lên đây hưởng phúc đời đời". Sau khi nghe những lời đó, tôi đáp lời ngay không do dự, tôi muốn trở về thế gian, và tôi đã chổi dậy.

Thánh nữ Christina lập tức bắt đầu chương trình đền tội khắc nghiệt: Từ bỏ tất cả những tiện nghi của cuộc sống, bà sống không nhà, không lửa nấu, như chim trời không tổ. Chưa hài lòng, bà còn tìm ra mọi thứ gây đau khổ. Bà lao mình vào đám lửa cháy, ở trong đó nhiều giờ chịu thiêu đốt, nhưng khi ra khỏi đó không ai thấy dấu vết bị thương. Vào mùa đông, tại sông Meuse băng giá, bà lao mình xuống sông không những hàng giờ, hàng ngày mà còn cả nhiều tuần lễ để cầu xin ơn thương xó của Chúa. Bà thánh còn để bánh xe đè, cho chó cắn, cho gai đâm đến chảy máu ...Sau 42 năm hành xác, Chúa đã đưa thánh nữ về hưởng phúc đời đời. Truyện này đã được Tổng Giám Mục Cambray, ông Bellarmine, Hồng Y Giacôbê de Vitry xác nhận (Purgatory p. 45-49).

*Thánh Bêđa thuật lại truyện sau cũng khá rùng rợn. Truyện xảy ra bên Nước Anh (miềng Northumberland): Một người tên là Drythelm, ông bà gia đình sống đời đạo hạnh theo tinh thần Công Giáo. Ông mắc bệnh và bệnh tình ngày càng gia tăng. Kiệt lực, ông đã chết. Vợ con khóc lóc thương tiếc vô vàn. Con cái ngồi bên xác ông khóc lóc cả đêm. Nhưng hôm sau, trước khi đóng nắp quan tài, ông đột nhiên chỗi dậy. Thấy chuyện lạ, mọi người hoảng hốt trốn chạy. Chỉ còn lại vợ ông, run run sợ hãi ngồi lì đấy. Ông trấn an: "Đừng sợ, chính Chúa cho phép tôi sống lại từ cõi chết. Tôi sẽ sống một đời sống mới". Nói rồi ông đứng thẳng lên, đi tới nhà thời, ở lại đó ông cầu nguyện lâu giờ. Ông trở về nhà gặp bà con bạn hữu, nói lên cuộc sống của ông từ nay sẽ chỉ là để dọn mình chết lại. Ông còn khuyên mọi người noi gương ông. Rồi ông chia tài sản thành ba phần: cho con cái, cho vợ và cho người nghèo khó. Xong xuôi, ông đến gõ cửa Tu Viện, nài xin Bề Trên cho ông ở lại đó như một tu sĩ đền tội, làm tôi tớ mọi người. Cha Bề Trên cho ông một phòng nhỏ. Ông chia thời giơ làm ba khoảng cầu nguyện, làm việc cực nhọc và hãm mình khác thường. Ăn chay nhiệm nhặt nhất, ông cho là không có gì đáng kể. Mùa đông, ông lao mình xuống hồ nước băng giá, ở đó nhiều giờ cầu nguyện, đọc đủ 150 Thánh Vịnh vua Đavít.

Đời sống hãm mình của ông, thái độ luôn cúi mặt xuống đất, và cử chỉ của ông tỏ cho thấy nỗi sợ Thiên Chúa phán xét chừng nào. Ông giữ im lặng tuyệt đối, nhưng để cho người khác hiểu những gì đã xẩy ra cho ông sau khi chết, ông diễn tả:

"Khi linh hồn tôi lìa khỏi thân xác, có một thanh niên tốt lành bảo tôi đi theo. Mặt anh sáng láng, mình cũng có ánh sáng bao bọc. Anh dẫn tôi tới một thung lũng rộng bát ngát, tôi rất kính sợ, run rẩy hãi hùng. Nơi này chia thành hai phía: một bên tràn ngập lửa thiêu, gió nóng hừng hực, bên kia tràn đầy băng tuyết, gió thổi tái tê. Trong thung lũng lạ lùng này có rất nhiều linh hồn, tôi không thể đếm được, họ đang bị nhào lộn từ vực nóng qua vực lạnh và từ vực lạnh qua vực nóng, cứ liên hồi như vậy mà không được nghỉ. Tôi tưởng như tôi đang thấy Hỏa Ngục vì ở đây ghê gớm kinh hoàng quá, nhưng người thanh niên bảo tôi rằng đó chỉ là Luyện Ngục. Các linh hồn bị phạt như vậy vì đã không chịu ăn năn sám hối khi còn khỏe mạnh, mà chỉ kịp ăn năn trong phút chót trên giường bệnh nhờ lòng thương xót Chúa. Nhiều linh hồn phải chịu phạt ở đây đến ngày phán xét chung, một số sẽ được ra khỏi đó trước nhờ lời cầu nguyện của các giáo dân, sự làm phúc bố thí, ăn chay đền tội, và nhất là công phúc Thánh Lễ Misa dâng cầu cho họ". (Purgatory p. 41-43).

Khi được hỏi, tại sao ông lại hãm mình quá như vậy, tại sao lại lao mình xuống hồ nước lạnh, ông mạnh mẽ trả lời: Sự khổ hạnh tôi chịu bây giờ chưa thấm vào đâu với hình khổ Luyện Ngục tôi đã được thấy. Về sau ông qua đời như một vị thánh. Gương lành của ông đã lôi kéo một số tội nhân ăn năn sám hối trở về đường lành.

*Thánh nữ Frances, sáng lập dòng Oblates, qua đời tại Rôma năm 1440, được Chúa soi sáng cho biết tình trạng các linh hồn Luyện Ngục rất rõ ràng. Bà thấy Hỏa Ngục và những hình khổ cực dữ trong đó. Bà cũng được thấy Luyện Ngục nữa. Vâng lời các Bề Trên, bà đã ghi lại những gì bà đã thấy theo lệnh cha linh hồn là cha đáng kính Canon Matteotti. Bà thánh viết: "Sau khi thấy những hãi hùng trong Hỏa Ngục, tôi được thoát khỏi nơi đó và Thiên Thần dẫn tôi vào Luyện Ngục. Luyện Ngục không có cảnh hãi hùng và vô trật tự, cũng không có thất vọng và tối tăm đời đời, Luyện Ngục có sự hy vọng thần linh ngời sáng, nơi thanh tẩy này coi như cuộc hành trình hy vọng. Các linh hồn Luyện Ngục chịu đau đớn dữ dằn, nhưng các Thiên Thần thăm viếng, an ủi họ. Luyện Ngục được chia làm ba phần, như ba địa hạt rộng lớn trong vương quốc đau khổ. Nơi nọ ở trên nơi kia với những loại linh hồn khác nhau. Những linh hồn ở tầng sâu hơn vì có nhiều điều phải thanh tẩy hơn va phải ở đó lâu hơn. Tầng sâu nhất đầy lửa nóng hãi hùng nhưng không đen kịt như Hỏa Ngục, đó là một biển lửa mênh mông, với những ngọn lửa bừng bừng. Vô số các linh hồn phải lao mình vào đó. Họ là những linh hồn mắc tội trọng, đã thành thực xưng thú, nhưng chưa đền tội đủ khi còn sống. Với tất cả những tội trọng đã được tha, họ phải chịu đau đớn trong bảy năm. Thời gian này không thể đo lường cách rõ ràng, vì tội trọng có ác tính khác nhau, đó chỉ là hình phạt trung bình. Và dù các linh hồn bị lửa vây quanh, hình khổ của họ cũng không giống nhau, nó khác nhau tùy theo số lượng và bản chất mỗi tội.

Trong tầng sâu Luyện Ngục này, có những giáo dân và tu sĩ. Giáo dân tuy đã phạm tội, nhưng sống hạnh phúc sao khi ăn năn chân thành. Tu sĩ đã hiến mình cho Thiên Chúa không sống thánh thiện theo bậc mình. Bà thánh cũng thấy linh hồn một linh mục bà đã quen biết, nhưng ba không nói tên, vị này che mặt bằng một tấm vải, tuy linh mục này có đời sống tốt lành, nhưng không luôn giữ điều độ mà còn quá tìm thỏa thích nơi bàn ăn.

Bà thánh lại được dẫn vào tầng giữa Luyện Ngục, nơi dành cho những linh hồn không phải chịu hình khổ dữ dằn. Nơi này được chia ra thành 3 ngăn: Ngăn nhất giống như một khu vực băng giá, buốt giá không thể tả, ngăn hai lại là một vạc dầu sôi vĩ đại, ngăn thứ ba giống như cái hồ chứa vàng bạc lỏng" (Purgatory p. 15-17).

*Theo thánh nữ Mađelena de Pazzi, nữ tu dòng Kính Florence, do cha linh hồn ghi lại trong truyện đời thánh nữ thì: Vào năm 1607, ít lâu trước khi thánh nữ qua đời, một chiều kia, khi thánh nữ đang ngồi với mấy chị em đồng tu trong khu vườn tu viện, thánh nữ được ơn xuất thần, được thấy Luyện Ngục và được mời đi thăm viết. Thánh nữ cho biết: ngài đã đi trong khu vươn rộng rãi lớn 2 giờ đồng hồ, đôi khi ngừng lại. Chị em thấy mặt ngài tái nhợt và đôi lúc la lên: Lạy Chúa hay thương, xin xuống, giải thoát, lạy Máu Thánh Chúa. Ôi các linh hồn khốn khổ, họ chịu đau khổ dữ dằn nhưng bằng lòng và vui vẻ". 

Thánh nữ còn được dẫn xuống tầng sau hơn nữa, ngài do dự, nhưng rồi cũng xuống, đột nhiên ngài dừng lại, rồi thở dài, kêu lên: Lạy Chúa tôi, những linh hồn tu trì phải hành hình khổ sở chừng nào! Bà thánh không tả nổi khổ, nhưng coi thái độ kinh hoàng của bà, người ta đoán được hinh khổ hãi hùng. Bà còn được dẫn vào ngục tù của những linh hồn đơn thành, các trẻ em và những người phạm lỗi vì thiếu hiểu biết, hình khổ của họ dể chịu hơn. Nơi đó có giá lạnh và lửa nóng. Có các Thiên Thần Bản Mạnh ở bên các linh hồn này, giúp họ can đảm chịu khổ. Bà cũng thấy quỉ dữ mặc những hình thù ghê gớm gia tăng nỗi khổ cho các linh hồn này.

Đi xa hơn, bà thánh thấy các linh hồn bât hạnh, bà kêu lên: Ôi nơi này khốn nạn chừng nào! Đầy những quỉ xấu xa ghê gớm và những hình khổ không thể tả, họ bị đâm chém và xẻ từng mảnh". Bà thánh cho biết, họ là những kẻ giả đạo đức.

Xa hơn chút nữa, bà thánh thấy rất đông những linh hồn bị thương tích, bị đè dưới máy ép, bà thánh hiểu họ là những kẻ nghiện ngập, bất nhẫn, bất vâng phục khi còn sống. Một lúc sau, bà thánh lại kêu lê ghê sợ: Những kẻ dối trá bị giam phạt gần Hỏa Ngục, hình khổ của họ là bị đổ chì lỏng vào miệng và đồng thời bị run rẩy vì băng giá.

Bà cũng được dẫn đến ngục những linh hồn phạm tội vì yếu đuối, nhưng họ cũng phải bị thiêu bằng thứ lửa gay gắt.

Bà lạ được đi nữa, tới nơi phạt những linh hồn quá gắn bó với những của cải đời này, họ phạm tội hà tiện, keo kiệt. Bá thánh kêu lên: Ôi, mù tối chừng nào! mong muốn tìm những của mau qua, họ đã được giầu có mà vẫn không thỏa lòng, bây giờ ở đây chịu khổ hình lên tới tận cổ họng, họ bị tan chảy như nến sáp trong lò lửa.

Bà lại tới chỗ những linh hồn phạm tội thiếu trong sạch. Bà thấy họ bị giam ở nơi dơ bẩn và dịch tả làm nôn mửa. Bà vội quay mặt khỏi nơi ghê tởm đó. Bà thấy những kẻ tham lam và kiêu căng, bà nói: Đây là những kẻ muốn sáng chói trước mặt người đời, bây giờ họ bị án sống nơi tối tăm ghê rợn. Bà còn được thấy những kẻ sống vô ơn Thiên Chúa, họ bị những hình khổ không thể tả, bị ngâm trong hồ chì lỏng để đền bù những tội vô ơn.

Cuối cùng, bà được dẫn tới nơi phạt những tội nhân không có nết xấu nào đáng kể, nhưng vì thiếu nhiệt thành, họ phạm đủ thứ tội lặt vặt, đôi khi họ phạm tôi này nọ chứ không phạm theo thói quen.

Sau khi được chứng kiến Luyện Ngục hãi hùng, thánh nữ nài xin Chúa đừng bao giờ để ngài phải chứng kiến lần nữa, những hãi hùng ngài nghĩ là không đủ sức chịu đựng. Ngài thư cùng Chúa Giêsu: Lạy Chúa, Chúa có ý gì khi tỏ cho con những hình khổ ghê sợ trong Luyện Ngục như vậy, dù con chưa thấy hết và chưa hiểu tỏ, ôi lạy Chúa, Chúa muốn con hiểu là Chúa thánh thiện vô cùng, và muốn con chê ghét tội lỗi dù là tội rất nhẹ, nó cũng đáng ghê tởm trước mặt Chúa (Purgatory p. 17-22).

*Thánh nữ Lidwina thành Schiedam qua đời ngày 11 tháng 4 năm 1433. Trong tiểu sử bà do một linh mục đồng thời có thế giá viết lại rằng: Bà thánh này thật là một mẫu gương kiên nhẫn và là một miếng mồi ngon cho mọi bệnh tật đau đớn tàn phá trong suốnt 38 năm dài. Nỗi đau da diết làm cho bà không thể ngủ được. Bà đã qua đi những đêm dài thức trắng trong nguyện cầu. Bà được Thiên Thần Bản Mạnh dẫn vào Luyện Ngục, nơi đó bà thấy những ngục tù, những tội nhân, những hình khổ, và gặp cả những người bà đã quen biết.

Bà thánh nhớ rõ ràng những nơi được dẫn đi qua. Bà tả lại rằng: Bà gặp một tội nhân mắc đủ thứ tội xấu xa ở đời, nhưng sau cùng ông ta đã sám hối, đã xưng thú thành thực và được lãnh ơn giá giải, nhưng ông ta không đủ giờ sống để đền tội, ông ta chết một thời gian sau vì bệnh dịch. Bà thánh đã dâng lời cầu và các đau khổ chỉ cho linh hồn ông. Bà thánh muốn biết linh hồn ông còn ở Luyện Ngục hay không, và tình trạng hiên nay thế nào? Thiên Thần dẫn bà tới nơi và chỉ cho bà: Ông ta đang ở đó và rất đau đớn, Thiên Thần hỏi bà có muốn chịu thêm đau khổ để cứu ông ta không? Bà thánh thưa: Có. Bà kinh hãi khi nhìn thấy những hình khổ và bà kêu lên: Đây là Hỏa Ngục sao? Thiên Thần trả lời rằng: Không, đây là Luyện Ngục nhưng ở phía trên Hỏa Ngục. Nhìn quanh, bà thấy như một nhà tù rộng rãi, bao bọc bằng những bức tường rất cao, rất đen, xây bằng những viên đá khổng lồ. Bà nghe thấy những tiếng kêu la, gào thét hỗn độn, tiếng xích sắt va chạm, tiết đập đánh, tát vả. Tiếng kêu la này còn lớn hơn những tiếng ồn ào trên thế giới, hơn tiếng reo hò xông vào trật địa, không gì có thể so sánh được. Bà thánh xin Thiên Thần đừng cho mình thấy cảnh tượng này: "Xin đừng để tôi thấy cảnh kinh hãi quá sức này, tôi không thể chịu được".

Đi tiếp, bà thấy một Thiên Thần ngồi buồn bã bên bờ giếng. Hỏi ra, bà được biết đó là Thiên Thần Bản Mạnh của tội nhân trên. Linh hồn tội nhân đang ở dưới giếng, đó là một Luyện Ngục biệt giam. Bà thánh muốn coi, và Thiên Thần đã mở nắp giếng lên, tức thì một đam lửa phực cháy và tiếng la kinh hãi vang lên rùng rợn. Thiên Thần hỏi: Bà có nhận ra tiếng ai không? Bà có muốn thấy ta không? Thiên Thần gọi tên ông, và kìa trong linh thiêng, ông ta ở trong khối lửa giống như kim loại đỏ rực trong lò. Ông ta kêu rên: Ôi bà Lidwina, tôi tớ Thiên Chúa, ai sẽ cho tôi được chiêm ngắm Nhan Thánh Chúa tôi cao? Tiếng thở dài của linh hồn này làm bà thánh không sao quên được, bà kinh hãi đến nỗi giây thắt lưng bung ra và bà chợt tỉnh giấc ngất trí. Bà hứa sẽ cầu nguyện và dâng đau khổ cho linh hồn này. Ít ngày sau, Thiên Thần cho bà biết, người bà cầu nguyện đã được chuyển qua Luyện Ngục thông thường. Như thế cũng chưa đủ. Bà thánh tiếp tục cầu nguyện cho linh hồn đáng thương ấy cho tới khi thấy linh hồn ông bay về Thiên Đàng (Purgatory p. 21-25).

*Thánh nữ Brigitta kể lại trong cuốn thứ sáu về những mạc khải như sau: Tôi được đưa xuống Luyện Ngục, và tôi thấy một thiếu nữ ở giữa những linh hồn khác. Thiếu nữ này trước kia là con nhà giầu, và thường ăn diện rất xa hoa theo thói đời. Thiếu nữ này đã kể lại tình trạng đời sống của mình cho thánh nữ Brigitta nghe, và thêm rằng: "Phúc cho tôi, vì trước khi chết, tôi đã được xưng tội dọn mình chết, tôi không phải rơi vào Hỏa Ngục, nhưng tôi phải chịu cực hình trong Luyện Ngục vì cuộc sống trần tục mà mẹ tôi đã không chỉ cho tôi tránh, không chỉ dẫn cho tôi sống đạo hạnh" (Purgatory p. 117-118).

*Thánh Lui Bertrand dòng thánh Đaminh kể rằng: Khi ngài ở tại Tu Viện Valencia, có một tu sĩ trẻ trong tu viện này miệt mài với những khoa học trần thế. Tưởng mình thông thái, một hôm, không rõ vì chuyện gì, tu sĩ này nói nặng cha Bertrand: "Thưa cha, ai cũng thấy rằng cha rất kém học thức". Cha Bertrand trả lời khiêm tốn nhưng quả quyết: "Luciphe rất thông thái, nhưng hắn bị phạt". Lời nói thiếu khiêm tốn và bác ái kính trọng của tu sĩ trẻ người non dạ đã phải đền bù. Dù là tu sĩ rất đạo đức, thầy không nghĩ tới việc sám hối lời nói đó. Một thời gian sau, thầy bị bệnh rất nặng, thây được lãnh các Bí Tích cuối cùng, và qua đời an lành.

Ít lâu sau, cha Bertrand được bầu làm Bề Trên Tu Viện. Một hôm, khi ngài đang đọc Kinh Sáng với cộng đoàn, tu sĩ trẻ hiện về mình đầy lửa quấn quanh, sấp mình trước mặt cha Bề Trên Bertrand: "Lạy cha, xin tha thứ cho lời con đã nói thiếu lịch sự với cha ngày trước, Chúa không cho phép con được thấy mặt Chúa trước khi được cha tha thứ và dâng lễ cầu cho con". Cha Bề Trên vui lòng tha thứ, và sáng hôm sau đã dâng lễ cầu cho thầy. Đêm kế tiếp, khi đang cầu nguyện, ngài được thấy linh hồn thầy dòng trẻ tuổi rực sáng lên hưởng phúc Thiên Đàng (Purgatory p. 153-154).
:rose4:  Beauty is not in the face;
beauty is a light in the heart. :rose4:
Reply


Messages In This Thread
RE: LUYỆN NGỤC: Cuộc Thanh Tẩy Cuối Cùng - by Thiên Nga - 2018-03-31, 07:37 AM