2021-05-11, 09:01 PM
Tích Truyện Pháp Cú
(Phẩm 01-26, Kệ 1-423)
Nguyên tác: “Buddhist Legends”,
Eugène Watson Burlingame
Tranh Vẽ: Mr. P. Wickramanayaka
Lời Nói Đầu
Tập “Tích Truyện Pháp Cú” này được dịch theo bản Anh ngữ “Buddhist Legends” của học giả Eugène Watson Burlingame. Nhà học giả này đã căn cứ trên nguyên tác Pháp Cú Sớ Giải (Dhammapada Commentary) bằng tiếng Pàli. Tương truyền Pháp Cú Sớ Giải là công trình của ngài Buddhaghosa (Phật Âm), sống khoảng thế kỷ thứ V Tây lịch.
Nhận thấy sự lợi ích rộng lớn của nó, chúng tôi phụng dịch để đóng góp vào nền Phật học nước nhà. Tuy cố gắng hết sức, nhưng không sao tránh khỏi những thiếu sót, kính mong chư vị Cao Túc thương tình tha thứ cho.
Chúng con cũng xin tri ân Thành hội Phật giáo Thành phố Hồ Chí Minh đã giúp đỡ cho việc in ấn dịch phẩm.
Thiền viện Viên Chiếu,Cuối năm Ất Hợi, 1995.
Kính ghi
Dẫn Nhập
Kính lạy đức Thế Tôn Phật Ðà, đấng Toàn Thiện Toàn Giác.
Con xin cúi đầu đảnh lễ Phật, đảnh lễ Pháp, đảnh lễ Tăng.
Cả thế gian chìm trong đêm tối dày đặc của vô minh phiền não.
Ngài cũng ở thế gian mà quét sạch được nó. Với năng lực siêu phàm chứng đạt được, Ngài đã thắp sáng ngọn đèn Chánh pháp.
Ngài là bậc Toàn Trí, phân biệt rành mạch chơn ngụy trong mọi vấn đề.
Ðấng Ðạo sư đã thuyết nói chánh pháp, vì lòng từ vô lượng đã giảng giải giáo pháp theo căn cứ, khiến trời người đều được an vui, mãn nguyện.
“Một bản chú giải thật sinh động được lưu truyền qua bao thế hệ trên đảo Tích Lan. Nhưng vì tác phẩm viết bằng thổ ngữ địa phương nên sự lợi lạc chẳng đến được các xứ xa xôi. Không chừng tác phẩm sẽ góp phần đắc lực trong việc mang lại an lạc cho hết thảy nhân loại”.
Ðấy là ước nguyện của Trưởng lão Kumàra Kassapa đã thổ lộ với tôi, vị Trưởng lão đã khéo tự điều phục được mình, hằng sống với tâm an tịnh, chí nguyện luôn kiên trì. Ngài chân tình khuyến thỉnh tôi, do lòng mong muốn Chánh pháp được trường tồn.
Vì vậy, tôi sẽ thay thế thổ ngữ đầy những lối diễn đạt dài dòng này, phiên dịch tác phẩm qua thứ tiếng thông dụng, êm ái, dễ nghe của kinh điển. Những điểm nào khó hiểu, chưa rõ nghĩa trong các câu kệ, dù chữ hay lời, tôi xin sẽ làm sáng tỏ. Phần còn lại, tôi sẽ trình bày bằng tiếng Pàli, phù hợp với tinh thần các câu kệ. Như thế, tôi mong sẽ đem đến an vui, mãn nguyện cho tâm bậc hiền trí về cả hai mặt đạo và đời.
Tác giả bản Pàli.
PHẨM SONG YẾU: NẾU CON MẮT NGƯƠI LÀM HẠI NGƯƠI, HÃY MÓC BỎ NÓ ĐI
Ý dẫn đầu các pháp,
Ý làm chủ, ý tạo.
Nếu với ý ô nhiễm,
Nói lên hay hành động,
Khổ não bước theo sau
Như xe, chân vật kéo.
Phật dạy Pháp Cú này tại đâu?
– Tại Xá-vệ.
– Cho ai?
– Cho Trưởng lão Cakkhupàla.
Tôi nghe như vầy: Tại Xá-vệ có một Trưởng giả tên là Đại Phú (Mahà Suvanna). Ông ta rất giàu, có nhiều của cải và đủ trò vui chơi giải trí, nhưng lại chẳng có con.
Ngày nọ trên đường đi tắm trở về nhà, ông trông thấy bên vệ đường một cây rừng thật lớn, tán lá to rộng. Nghĩ rằng đây chắc là chỗ ở của một vị thần đầy uy lực, Trưởng giả ra lệnh cho dọn sạch miếng đất dưới gốc cây, rào tường chung quanh và rải cát bên trong, rồi cho trang hoàng đủ loại cờ xí và nguyện: “Nếu có một đứa con, ta sẽ tạ ơn thần xứng đáng”.
Chẳng bao lâu vợ ông mang thai. Bà lập tức báo tin cho chồng. Ông liền tổ chức lễ Bảo thai cho bà. Sau mười tháng bà hạ sinh một bé trai, và ông đặt tên con là Pàla, có nghĩa là người Bảo Trợ, vì nhờ sự bảo vệ và chăm sóc cội cây mới sinh được đứa bé.
Ít lâu sau, ông có thêm đứa con nữa, bèn đặt tên là Culla Pàla (Bảo Trợ em), đứa lớn là Mahà Pàla (Bảo Trợ anh). Đến tuổi trưởng thành ông bà cưới vợ cho hai con. Thời gian sau, cả hai ông bà đều qua đời, để lại cho hai anh em toàn bộ gia sản.
Lúc bấy giờ đức Phật đang chuyển Pháp Luân. Sau khi du hành từ nơi này đến nơi nọ, Ngài trú tại Tinh Xá Kỳ Viên do Trưởng Giả Cấp Cô Độc xây cất, trị gía năm trăm bốn chục triệu đồng.
Suốt thời gian ngụ tại Kỳ Viên , đức Phật dạy về pháp sanh thiên, pháp giải thoát (Đức Thế Tôn chỉ ở lại một mùa an cư tại ngôi tịnh xá do hai nhánh thân tộc Ngài xây dựng, một nhánh gồm tám vạn gia đình bên ngoại và một nhánh gồm tám vạn gia đình bên nội. Ngài trú tại Kỳ Viên suốt mười chín hạ, và sáu hạ tại Pubbàràma, một tịnh xá do bà Tỳ-xá-khư, một nữ cư sĩ lỗi lạc xây cất, trị giá hai trăm bảy chục triệu đồng. Do công đức lớn lao của hai gia đình Cấp Cô Độc và Tỳ-xá-khư, đức Phật đã an cư gần Xá-vệ trong suốt hai mươi lăm hạ).
Ông Cấp Cô Độc và bà Tỳ-xá-khư mỗi ngày đều đặn đi đến Thế Tôn hai lần. Họ không bao giờ đi tay không vì biết rằng các thầy Sa-di trẻ đang chờ họ để bát. Trước ngọ, họ dâng thức ăn loại cứng và loại mềm. Sau ngọ, họ cúng năm thứ dược liệu và tám thức uống. Ngoài ra họ luôn dành sẵn chỗ tại nhà cho hai ngàn Tỳ kheo. Bất cứ vị nào cần thức ăn, nước uống hay thuốc men liền được cung cấp như ý muốn.
Trưởng gỉa Cấp Cô Độc không hề thưa hỏi Phật. Người ta nói rằng sở dĩ ông không dám thưa hỏi vì Quá kính mến Phật. Ông nghĩ rằng đức Thế Tôn là một vị Phật cao qúy và là một thái tử phong nhã. Sở dĩ Thế Tôn thuyết pháp cho ai vì nghĩ đó là thí chủ của Ngài. Nếu bây giờ phải thuyết pháp cho ta, Ngài sẽ nhọc mệt thêm. Vì lý do đó, Trưởng giả Cấp Cô Độc không hề thưa hỏi Phật. Nhưng khi ông vừa ngồi xuống, đức Phật đã nghĩ: “Trưởng giả này bảo trợ cho Ta khi Ta không cần bảo trợ. Ta đã trải qua bốn a-tăng-kỳ và trăm ngàn kiếp để thành tựu đạo quả. Mái tóc đeo đầy trang sức Ta đã cắt bỏ, đôi mắt Ta đã vứt đi, máu thịt tim Ta cũng nhổ bỏ tận gốc. Con Ta, vợ Ta thân thiết như chính mạng sống, Ta cũng từ bỏ, chỉ vì muốn đem chánh pháp đến cho chúng sanh. Người này bảo trợ cho Ta khi Ta không cần bảo trợ”. Rồi đức Phật thuyết một bài pháp.
Lúc ấy có năm mươi triệu trong số bảy mươi triệu cư dân thành Xá-vệ nghe xong liền xin làm đệ tử tại gia của Phật. Còn lại hai mươi triệu chưa tin đạo. Các cư sĩ đệ tử của Phật có hai nhiệm vụ: trước ngọ để bát cho chư Tăng, sau ngọ cầm hương hoa và cùng với tôi tớ mang y phục, thuốc men, thức uống đi đến đức Phật nghe pháp.
Một ngày nọ, Mahà Pàla trông thấy các cư sĩ đi đến tịnh xá với hương hoa trên tay, anh ta bèn hỏi:
– Các vị đi đâu vậy?
Và được trả lời:
– Đi nghe pháp.
– Cho tôi đi với.
Rồi anh ta đi theo họ đến đảnh lễ đức Phật và ngồi bên ngoài vòng pháp hội.
Khi chư Phật thuyết pháp, các Ngài luôn tùy theo căn cơ của thính chúng từng người một, xem người nào thích hợp để quy y, để thọ giới hoặc xuất gia. Ngày hôm ấy, đức Phật để ý đến căn cơ Mahà Pàla và thuyết pháp cho anh ta. Ngài giải thích rành rẽ, theo thứ lớp từng vấn đề về trí tuệ, bố thí, giới luật, sự sanh thiên, nghiệp báo, sự ngu si và uế trược của dục lạc, và về phước lành của hạnh xuất gia.
Gia chủ Mahà Pàla chú tâm lắng nghe. Anh nhận định khi con người từ giã cõi đời sang bên kia thế giới, chẳng có thể đem theo con cái hay tài sản; hơn nữa, cả thân này cũng chẳng đi theo được, vậy sống đời tục gia có lợi gì? Và anh định xuất gia. Vì thế cuối thời pháp, Mahà Pàla đến bên đức Phật xin gia nhập Tăng đoàn.
Đức Phật hỏi:
– Con còn thân nhân nào không, để việc xuất gia được đúng pháp?
– Bạch Thế Tôn! Con còn một em trai.
– Vậy thì hãy báo tin cho em con.
Mahà Pàla hoan hỷ thưa:
– Xin vâng.
Rồi chào Phật trở về nhà, gọi em đến bảo:
– Này chú! Mọi tài sản trong nhà, động sản và bất động sản, anh giao hết cho chú, hãy bảo quản.
Người em ngạc nhiên hỏi:
– Còn anh thì sao?
– Anh sẽ theo Phật, gia nhập Tăng đoàn.
– Anh nói gì vậy, anh thân yêu? Khi mẹ mất anh chăm lo cho em như mẹ, đến cha mất anh lại thay cha. Nhà anh đầy của cải, chắc chắn anh sẽ làm được việc thiện dù sống đời tại gia. Xin anh đừng xuất gia.
– Này chú, sau khi nghe Phật thuyết pháp, anh không muốn sống đời tại gia nữa. Đức Phật đã giảng rất hay trong phần đầu, phần giữa và phần cuối. Ngài đã nêu lên một cách chính xác và đúng đắn ba tính chất của các pháp: vô thường, khổ và vô ngã. Anh không thể hành trì trọn vẹn giáo pháp nếu còn bận bịu việc nhà. Anh phải xuất gia em à!
– Anh ơi! Anh còn trẻ lắm, để lúc già hãy đi tu.
– Đợi đến già để thành lão khọm à! Tay chân lụm khụm, không làm gì được theo ý mình, lại thêm con cháu đùm đề. Không, anh không thể nghe lời chú được. Anh sẽ làm tròn bổn phận Tỳ-kheo.
Tuổi già tay yếu run chân
Tu sao được nữa khi thân mỏi mòn?
Anh sẽ đi tu, dù chú cản trở cách gì.
Mặc người em than khóc, Mahà Pàla đi đến gặp Phật và xin xuất gia vào Tăng đoàn. Được thu nhận và tu học, Mahà Pàla trải qua năm mùa hạ với thầy Tế độ và Giáo thọ. Mãn hạ thứ năm và làm lễ giải hạ xong, thấy đến chỗ Phật, đảnh lễ và thưa hỏi:
– Bạch Thế Tôn! Nương theo Thế Tôn con có bao nhiêu bổn phận tu tập phải thọ trì?
– Này Tỳ-kheo! Chỉ có hai là Pháp học và Pháp thiền.
– Bạch Thế Tôn! Thế nào là Pháp học? Và thế nào là Pháp thiền?
– Pháp học là hiểu biết Phật ngôn tùy theo căn cơ mỗi người, phải thông suốt một hoặc hai bộ A Hàm, hay toàn bộ Tam Tạng kinh điển, thuộc lòng, đọc tụng và giảng dạy. Còn Pháp thiền sẽ dẫn đến quả vị A-la-hán. Thiền định đòi hỏi một đời sống đạm bạc, ưa thích ở nơi vắng, luôn chuyên niệm về lão và tử, và khai triển Minh sát tuệ bằng sự nỗ lực bền bỉ.
– Bạch Thế Tôn! Vì con đã lớn tuổi mới xuất gia, con không thể làm tròn bổn phận đối với Pháp học, nhưng con có thể làm tròn bổn phận đối với Pháp thiền. Xin dạy cho con thiền định.
Phật dạy cho thầy pháp tu dẫn đến quả vị A-la-hán. Thầy đảnh lễ đức Phật và tìm được sáu mươi vị Tỳ-kheo cùng đi với mình. Thầy đi khoảng hai mươi dặm (tám mươi cây số), đến một làng rộng lớn gần biên giới, và cả đoàn vào làng khất thực. Dân làng thấy các vị oai nghi chỉnh tề, làm tròn bổn phận tăng sĩ và lại dễ thân cận nên sanh lòng quý kính. Họ mời các thầy ngồi, dâng những thức ăn ngon.
Rồi họ hỏi:
– Thưa chư Tôn giả, các vị đi đâu?
– Này chư thiên tín, chúng ta đi đến một chỗ ẩn cư thích hợp.
Dân làng khôn ngoan tự hiểu rằng những vị Tỳ-kheo đáng kính đang tìm chỗ an cư trong mùa hạ. Họ thỉnh cầu:
– Nếu chư Tôn giả bằng lòng ở đây suốt ba tháng hạ, chúng con xin quy y và thọ giới.
Nghĩ rằng nhờ những thí chủ này trợ giúp để tu ra khỏi sanh tử luân hồi, các thầy ưng thuận ở lại. Dân làng dựng ngay một tịnh xá, xây khu vực ban đêm và khu vực ban ngày, dâng cúng lên chư Tăng. Các Tỳ-kheo chỉ có việc đều đặn vào làng khất thực. Có một y sĩ phát tâm đến tịnh xá chữa bệnh, ông đã trình lên chư Tăng nguyện vọng của mình:
– Chư Tôn giả! Chỗ nào đông người đều không tránh khỏi bệnh tật. Nếu có người bệnh, xin nhắn tôi đến chữa trị.
Ngày đầu hạ, Trưởng lão Mahà Pàla đã gọi tất cả Tỳ-kheo lại hỏi:
– Các huynh đệ, suốt ba tháng hạ các vị sẽ tu trong mấy oai nghi?
– Trong bốn oai nghi, bạch Đại đức.
– Nhưng có thích hợp không, các huynh đệ?
Chúng ta phải thật chánh niệm, chính vì đức Phật chỉ dạy Pháp thiền mà chúng ta đến đây hành trì. Sở dĩ chúng ta được chư Phật gia hộ chẳng do nhờ dối trá hai mặt, mà chính do hạnh tinh tấn tu tập. Bốn thứ khổ sanh, lão, bệnh, tử đang chờ người giải đải tán tâm, đó là cảnh giới họ ra vào quen thuộc như nhà riêng của mình. Vì thế, các huynh đệ hãy chánh niệm.
– Còn Ngài, thưa Đại đức?
– Tôi chỉ dùng ba oai nghi. Tôi sẽ không đặt lưng nằm.
– Tốt lắm! Thưa Đại đức, hãy chánh niệm!
Sau tháng thứ nhất Trưởng lão Mahà Pàla, người tự nguyện không ngủ, bắt đầu thấy nhức mắt. Nước mắt chảy ra từ mắt thầy giống như từ chiếc bình bể. Suốt đêm dài, thầy dốc hết thân tâm ngồi thiền, và chỉ đến sáng thầy mới vào liêu ngồi nghỉ. Đến giờ đi bát, chư Tăng đến chỗ Trưởng lão thưa:
– Bạch Trưởng lão! Đã đến giờ đi khất thực.
– Tốt lắm, huynh đệ, hãy lấy y và bát.
Bảo họ lấy y bát rồi, chính thầy cũng lên đường. Các Tỳ-kheo thấy thầy chảy nước mắt, hỏi:
– Có việc gì vậy, thưa Đại đức?
– Gió làm xốn mắt tôi.
– Sao ta chẳng mời y sĩ, thưa Đại đức? Chúng ta sẽ nhắn ông ta đến.
– Tốt lắm.
Các Tỳ-kheo báo tin cho y sĩ. Ông chế một thứ thuốc gởi đến. Trưởng lão thoa thuốc mỡ vào mũi và vẫn ngồi như thường lệ. Rồi Ngài vào làng. Y sĩ gặp Ngài hỏi thăm:
– Thưa Tôn giả, con nghe nói gió làm Ngài bị đau mắt?
– Đúng thế, thiện tín ạ.
– Thưa Tôn giả, Ngài có thoa vào mũi thuốc con đã chế và gởi đến không?
– Có, thiện tín ạ.
– Bây giờ Tôn giả thấy thế nào?
– Vẫn đau nhức như trước.
Y sĩ bán tín bán nghi, thuốc mình gởi đến chỉ thoa một lần là khỏi bệnh, vì sao Tôn giả không hết đau? Ông bèn hỏi tiếp:
– Khi thoa thuốc Ngài ngồi hay nằm?
Trưởng lão im lặng. Mặc cho y sĩ hỏi đôi ba phen, Ngài vẫn không nói một lời. Y sĩ không biết làm sao để giải quyết, chỉ còn cách chào Ngài và đến tịnh xá xem xét chỗ ở.
Liêu của Trưởng lão chỉ có lối kinh hành và một chỗ ngồi, không có chỗ nằm. Y sĩ thắc mắc:
– Thưa Tôn giả, khi thoa thuốc Ngài đã ngồi hay nằm?
Trưởng lão vẫn im lặng.
– Thưa Tôn giả, xin Ngài đừng làm vậy. Việc tu tập chỉ có thể tiến hành khi nào thân thể được chăm sóc cẩn thận. Ngài có nằm khi thoa thuốc không?
Y sĩ hỏi đôi ba lần, Trưởng lão mới trả lời:
– Hãy về đi, Y sĩ. Tôi sẽ hội ý lại và quyết định việc này.
Trưởng lão không có ai thân thích ở đó cả, vậy thì Ngài hội ý với ai? Ngài chỉ bàn với chính mình: “Này Pàlita, thầy quí con mắt hay quí Phật đạo? Trong vòng luân hồi không manh mối, biết bao lần thầy không được sáng mắt. Trong vô số muôn ngàn đức Phật đã ra đời, thầy đã không gặp được một vị nào. Giờ đây trong mùa hạ này, thầy đã quyết không nằm suốt ba tháng. Vậy cứ để cho đôi mắt bị hư. Chỉ lo giữ giới luật, đừng giữ con mắt”.
Và để khiển trách thân, Ngài đọc bài kệ sau:
Mắt tai nay đã hỏng rồi,
Cả thân này nữa cũng thôi không còn.
Đó là chuyện mỏi mòn thân ấy,
Pàlita, sao vẫn tán tâm?
Mắt tai này đã hết mong,
Cả thân này nữa chẳng trông lâu dài.
Đó là chuyện hoại hư thân ấy,
Pàlita, sao vẫn tán tâm?
Mắt tai nay đã tiêu tan,
Cả thân này nữa tan hoang còn nào!
Đó là chuyện hư hao thân ấy,
Pàlita, sao vẫn tán tâm?
Ý làm chủ, ý tạo.
Nếu với ý ô nhiễm,
Nói lên hay hành động,
Khổ não bước theo sau
Như xe, chân vật kéo.
Phật dạy Pháp Cú này tại đâu?
– Tại Xá-vệ.
– Cho ai?
– Cho Trưởng lão Cakkhupàla.
Tôi nghe như vầy: Tại Xá-vệ có một Trưởng giả tên là Đại Phú (Mahà Suvanna). Ông ta rất giàu, có nhiều của cải và đủ trò vui chơi giải trí, nhưng lại chẳng có con.
Ngày nọ trên đường đi tắm trở về nhà, ông trông thấy bên vệ đường một cây rừng thật lớn, tán lá to rộng. Nghĩ rằng đây chắc là chỗ ở của một vị thần đầy uy lực, Trưởng giả ra lệnh cho dọn sạch miếng đất dưới gốc cây, rào tường chung quanh và rải cát bên trong, rồi cho trang hoàng đủ loại cờ xí và nguyện: “Nếu có một đứa con, ta sẽ tạ ơn thần xứng đáng”.
Chẳng bao lâu vợ ông mang thai. Bà lập tức báo tin cho chồng. Ông liền tổ chức lễ Bảo thai cho bà. Sau mười tháng bà hạ sinh một bé trai, và ông đặt tên con là Pàla, có nghĩa là người Bảo Trợ, vì nhờ sự bảo vệ và chăm sóc cội cây mới sinh được đứa bé.
Ít lâu sau, ông có thêm đứa con nữa, bèn đặt tên là Culla Pàla (Bảo Trợ em), đứa lớn là Mahà Pàla (Bảo Trợ anh). Đến tuổi trưởng thành ông bà cưới vợ cho hai con. Thời gian sau, cả hai ông bà đều qua đời, để lại cho hai anh em toàn bộ gia sản.
Lúc bấy giờ đức Phật đang chuyển Pháp Luân. Sau khi du hành từ nơi này đến nơi nọ, Ngài trú tại Tinh Xá Kỳ Viên do Trưởng Giả Cấp Cô Độc xây cất, trị gía năm trăm bốn chục triệu đồng.
Suốt thời gian ngụ tại Kỳ Viên , đức Phật dạy về pháp sanh thiên, pháp giải thoát (Đức Thế Tôn chỉ ở lại một mùa an cư tại ngôi tịnh xá do hai nhánh thân tộc Ngài xây dựng, một nhánh gồm tám vạn gia đình bên ngoại và một nhánh gồm tám vạn gia đình bên nội. Ngài trú tại Kỳ Viên suốt mười chín hạ, và sáu hạ tại Pubbàràma, một tịnh xá do bà Tỳ-xá-khư, một nữ cư sĩ lỗi lạc xây cất, trị giá hai trăm bảy chục triệu đồng. Do công đức lớn lao của hai gia đình Cấp Cô Độc và Tỳ-xá-khư, đức Phật đã an cư gần Xá-vệ trong suốt hai mươi lăm hạ).
Ông Cấp Cô Độc và bà Tỳ-xá-khư mỗi ngày đều đặn đi đến Thế Tôn hai lần. Họ không bao giờ đi tay không vì biết rằng các thầy Sa-di trẻ đang chờ họ để bát. Trước ngọ, họ dâng thức ăn loại cứng và loại mềm. Sau ngọ, họ cúng năm thứ dược liệu và tám thức uống. Ngoài ra họ luôn dành sẵn chỗ tại nhà cho hai ngàn Tỳ kheo. Bất cứ vị nào cần thức ăn, nước uống hay thuốc men liền được cung cấp như ý muốn.
Trưởng gỉa Cấp Cô Độc không hề thưa hỏi Phật. Người ta nói rằng sở dĩ ông không dám thưa hỏi vì Quá kính mến Phật. Ông nghĩ rằng đức Thế Tôn là một vị Phật cao qúy và là một thái tử phong nhã. Sở dĩ Thế Tôn thuyết pháp cho ai vì nghĩ đó là thí chủ của Ngài. Nếu bây giờ phải thuyết pháp cho ta, Ngài sẽ nhọc mệt thêm. Vì lý do đó, Trưởng giả Cấp Cô Độc không hề thưa hỏi Phật. Nhưng khi ông vừa ngồi xuống, đức Phật đã nghĩ: “Trưởng giả này bảo trợ cho Ta khi Ta không cần bảo trợ. Ta đã trải qua bốn a-tăng-kỳ và trăm ngàn kiếp để thành tựu đạo quả. Mái tóc đeo đầy trang sức Ta đã cắt bỏ, đôi mắt Ta đã vứt đi, máu thịt tim Ta cũng nhổ bỏ tận gốc. Con Ta, vợ Ta thân thiết như chính mạng sống, Ta cũng từ bỏ, chỉ vì muốn đem chánh pháp đến cho chúng sanh. Người này bảo trợ cho Ta khi Ta không cần bảo trợ”. Rồi đức Phật thuyết một bài pháp.
Lúc ấy có năm mươi triệu trong số bảy mươi triệu cư dân thành Xá-vệ nghe xong liền xin làm đệ tử tại gia của Phật. Còn lại hai mươi triệu chưa tin đạo. Các cư sĩ đệ tử của Phật có hai nhiệm vụ: trước ngọ để bát cho chư Tăng, sau ngọ cầm hương hoa và cùng với tôi tớ mang y phục, thuốc men, thức uống đi đến đức Phật nghe pháp.
Một ngày nọ, Mahà Pàla trông thấy các cư sĩ đi đến tịnh xá với hương hoa trên tay, anh ta bèn hỏi:
– Các vị đi đâu vậy?
Và được trả lời:
– Đi nghe pháp.
– Cho tôi đi với.
Rồi anh ta đi theo họ đến đảnh lễ đức Phật và ngồi bên ngoài vòng pháp hội.
Khi chư Phật thuyết pháp, các Ngài luôn tùy theo căn cơ của thính chúng từng người một, xem người nào thích hợp để quy y, để thọ giới hoặc xuất gia. Ngày hôm ấy, đức Phật để ý đến căn cơ Mahà Pàla và thuyết pháp cho anh ta. Ngài giải thích rành rẽ, theo thứ lớp từng vấn đề về trí tuệ, bố thí, giới luật, sự sanh thiên, nghiệp báo, sự ngu si và uế trược của dục lạc, và về phước lành của hạnh xuất gia.
Gia chủ Mahà Pàla chú tâm lắng nghe. Anh nhận định khi con người từ giã cõi đời sang bên kia thế giới, chẳng có thể đem theo con cái hay tài sản; hơn nữa, cả thân này cũng chẳng đi theo được, vậy sống đời tục gia có lợi gì? Và anh định xuất gia. Vì thế cuối thời pháp, Mahà Pàla đến bên đức Phật xin gia nhập Tăng đoàn.
Đức Phật hỏi:
– Con còn thân nhân nào không, để việc xuất gia được đúng pháp?
– Bạch Thế Tôn! Con còn một em trai.
– Vậy thì hãy báo tin cho em con.
Mahà Pàla hoan hỷ thưa:
– Xin vâng.
Rồi chào Phật trở về nhà, gọi em đến bảo:
– Này chú! Mọi tài sản trong nhà, động sản và bất động sản, anh giao hết cho chú, hãy bảo quản.
Người em ngạc nhiên hỏi:
– Còn anh thì sao?
– Anh sẽ theo Phật, gia nhập Tăng đoàn.
– Anh nói gì vậy, anh thân yêu? Khi mẹ mất anh chăm lo cho em như mẹ, đến cha mất anh lại thay cha. Nhà anh đầy của cải, chắc chắn anh sẽ làm được việc thiện dù sống đời tại gia. Xin anh đừng xuất gia.
– Này chú, sau khi nghe Phật thuyết pháp, anh không muốn sống đời tại gia nữa. Đức Phật đã giảng rất hay trong phần đầu, phần giữa và phần cuối. Ngài đã nêu lên một cách chính xác và đúng đắn ba tính chất của các pháp: vô thường, khổ và vô ngã. Anh không thể hành trì trọn vẹn giáo pháp nếu còn bận bịu việc nhà. Anh phải xuất gia em à!
– Anh ơi! Anh còn trẻ lắm, để lúc già hãy đi tu.
– Đợi đến già để thành lão khọm à! Tay chân lụm khụm, không làm gì được theo ý mình, lại thêm con cháu đùm đề. Không, anh không thể nghe lời chú được. Anh sẽ làm tròn bổn phận Tỳ-kheo.
Tuổi già tay yếu run chân
Tu sao được nữa khi thân mỏi mòn?
Anh sẽ đi tu, dù chú cản trở cách gì.
Mặc người em than khóc, Mahà Pàla đi đến gặp Phật và xin xuất gia vào Tăng đoàn. Được thu nhận và tu học, Mahà Pàla trải qua năm mùa hạ với thầy Tế độ và Giáo thọ. Mãn hạ thứ năm và làm lễ giải hạ xong, thấy đến chỗ Phật, đảnh lễ và thưa hỏi:
– Bạch Thế Tôn! Nương theo Thế Tôn con có bao nhiêu bổn phận tu tập phải thọ trì?
– Này Tỳ-kheo! Chỉ có hai là Pháp học và Pháp thiền.
– Bạch Thế Tôn! Thế nào là Pháp học? Và thế nào là Pháp thiền?
– Pháp học là hiểu biết Phật ngôn tùy theo căn cơ mỗi người, phải thông suốt một hoặc hai bộ A Hàm, hay toàn bộ Tam Tạng kinh điển, thuộc lòng, đọc tụng và giảng dạy. Còn Pháp thiền sẽ dẫn đến quả vị A-la-hán. Thiền định đòi hỏi một đời sống đạm bạc, ưa thích ở nơi vắng, luôn chuyên niệm về lão và tử, và khai triển Minh sát tuệ bằng sự nỗ lực bền bỉ.
– Bạch Thế Tôn! Vì con đã lớn tuổi mới xuất gia, con không thể làm tròn bổn phận đối với Pháp học, nhưng con có thể làm tròn bổn phận đối với Pháp thiền. Xin dạy cho con thiền định.
Phật dạy cho thầy pháp tu dẫn đến quả vị A-la-hán. Thầy đảnh lễ đức Phật và tìm được sáu mươi vị Tỳ-kheo cùng đi với mình. Thầy đi khoảng hai mươi dặm (tám mươi cây số), đến một làng rộng lớn gần biên giới, và cả đoàn vào làng khất thực. Dân làng thấy các vị oai nghi chỉnh tề, làm tròn bổn phận tăng sĩ và lại dễ thân cận nên sanh lòng quý kính. Họ mời các thầy ngồi, dâng những thức ăn ngon.
Rồi họ hỏi:
– Thưa chư Tôn giả, các vị đi đâu?
– Này chư thiên tín, chúng ta đi đến một chỗ ẩn cư thích hợp.
Dân làng khôn ngoan tự hiểu rằng những vị Tỳ-kheo đáng kính đang tìm chỗ an cư trong mùa hạ. Họ thỉnh cầu:
– Nếu chư Tôn giả bằng lòng ở đây suốt ba tháng hạ, chúng con xin quy y và thọ giới.
Nghĩ rằng nhờ những thí chủ này trợ giúp để tu ra khỏi sanh tử luân hồi, các thầy ưng thuận ở lại. Dân làng dựng ngay một tịnh xá, xây khu vực ban đêm và khu vực ban ngày, dâng cúng lên chư Tăng. Các Tỳ-kheo chỉ có việc đều đặn vào làng khất thực. Có một y sĩ phát tâm đến tịnh xá chữa bệnh, ông đã trình lên chư Tăng nguyện vọng của mình:
– Chư Tôn giả! Chỗ nào đông người đều không tránh khỏi bệnh tật. Nếu có người bệnh, xin nhắn tôi đến chữa trị.
Ngày đầu hạ, Trưởng lão Mahà Pàla đã gọi tất cả Tỳ-kheo lại hỏi:
– Các huynh đệ, suốt ba tháng hạ các vị sẽ tu trong mấy oai nghi?
– Trong bốn oai nghi, bạch Đại đức.
– Nhưng có thích hợp không, các huynh đệ?
Chúng ta phải thật chánh niệm, chính vì đức Phật chỉ dạy Pháp thiền mà chúng ta đến đây hành trì. Sở dĩ chúng ta được chư Phật gia hộ chẳng do nhờ dối trá hai mặt, mà chính do hạnh tinh tấn tu tập. Bốn thứ khổ sanh, lão, bệnh, tử đang chờ người giải đải tán tâm, đó là cảnh giới họ ra vào quen thuộc như nhà riêng của mình. Vì thế, các huynh đệ hãy chánh niệm.
– Còn Ngài, thưa Đại đức?
– Tôi chỉ dùng ba oai nghi. Tôi sẽ không đặt lưng nằm.
– Tốt lắm! Thưa Đại đức, hãy chánh niệm!
Sau tháng thứ nhất Trưởng lão Mahà Pàla, người tự nguyện không ngủ, bắt đầu thấy nhức mắt. Nước mắt chảy ra từ mắt thầy giống như từ chiếc bình bể. Suốt đêm dài, thầy dốc hết thân tâm ngồi thiền, và chỉ đến sáng thầy mới vào liêu ngồi nghỉ. Đến giờ đi bát, chư Tăng đến chỗ Trưởng lão thưa:
– Bạch Trưởng lão! Đã đến giờ đi khất thực.
– Tốt lắm, huynh đệ, hãy lấy y và bát.
Bảo họ lấy y bát rồi, chính thầy cũng lên đường. Các Tỳ-kheo thấy thầy chảy nước mắt, hỏi:
– Có việc gì vậy, thưa Đại đức?
– Gió làm xốn mắt tôi.
– Sao ta chẳng mời y sĩ, thưa Đại đức? Chúng ta sẽ nhắn ông ta đến.
– Tốt lắm.
Các Tỳ-kheo báo tin cho y sĩ. Ông chế một thứ thuốc gởi đến. Trưởng lão thoa thuốc mỡ vào mũi và vẫn ngồi như thường lệ. Rồi Ngài vào làng. Y sĩ gặp Ngài hỏi thăm:
– Thưa Tôn giả, con nghe nói gió làm Ngài bị đau mắt?
– Đúng thế, thiện tín ạ.
– Thưa Tôn giả, Ngài có thoa vào mũi thuốc con đã chế và gởi đến không?
– Có, thiện tín ạ.
– Bây giờ Tôn giả thấy thế nào?
– Vẫn đau nhức như trước.
Y sĩ bán tín bán nghi, thuốc mình gởi đến chỉ thoa một lần là khỏi bệnh, vì sao Tôn giả không hết đau? Ông bèn hỏi tiếp:
– Khi thoa thuốc Ngài ngồi hay nằm?
Trưởng lão im lặng. Mặc cho y sĩ hỏi đôi ba phen, Ngài vẫn không nói một lời. Y sĩ không biết làm sao để giải quyết, chỉ còn cách chào Ngài và đến tịnh xá xem xét chỗ ở.
Liêu của Trưởng lão chỉ có lối kinh hành và một chỗ ngồi, không có chỗ nằm. Y sĩ thắc mắc:
– Thưa Tôn giả, khi thoa thuốc Ngài đã ngồi hay nằm?
Trưởng lão vẫn im lặng.
– Thưa Tôn giả, xin Ngài đừng làm vậy. Việc tu tập chỉ có thể tiến hành khi nào thân thể được chăm sóc cẩn thận. Ngài có nằm khi thoa thuốc không?
Y sĩ hỏi đôi ba lần, Trưởng lão mới trả lời:
– Hãy về đi, Y sĩ. Tôi sẽ hội ý lại và quyết định việc này.
Trưởng lão không có ai thân thích ở đó cả, vậy thì Ngài hội ý với ai? Ngài chỉ bàn với chính mình: “Này Pàlita, thầy quí con mắt hay quí Phật đạo? Trong vòng luân hồi không manh mối, biết bao lần thầy không được sáng mắt. Trong vô số muôn ngàn đức Phật đã ra đời, thầy đã không gặp được một vị nào. Giờ đây trong mùa hạ này, thầy đã quyết không nằm suốt ba tháng. Vậy cứ để cho đôi mắt bị hư. Chỉ lo giữ giới luật, đừng giữ con mắt”.
Và để khiển trách thân, Ngài đọc bài kệ sau:
Mắt tai nay đã hỏng rồi,
Cả thân này nữa cũng thôi không còn.
Đó là chuyện mỏi mòn thân ấy,
Pàlita, sao vẫn tán tâm?
Mắt tai này đã hết mong,
Cả thân này nữa chẳng trông lâu dài.
Đó là chuyện hoại hư thân ấy,
Pàlita, sao vẫn tán tâm?
Mắt tai nay đã tiêu tan,
Cả thân này nữa tan hoang còn nào!
Đó là chuyện hư hao thân ấy,
Pàlita, sao vẫn tán tâm?
Còn tiếp theo.