2021-04-02, 04:03 AM
“Thấy Biết” Trong Lời Dạy Của Đức Phật
https://tuniemxu.org/thay-biet-trong-loi-day-cua-duc-phat/
19/02/2021 thayvabiet
Hỏi: Có vị nói rằng: “Người thật sự Thấy Biết thì thường tĩnh lặng như không biết gì. Người không thật Thấy Biết thì lại muốn tỏ ra mình hiểu biết nhiều” và dạy cần thuộc lòng câu này ?
Đáp: Câu này mới nghe thì cũng rất hay. Nhưng để ý một chút thì chúng ta nên đối chiếu với lời dạy của Đức Phật về “Thấy Biết” như thế nào. Chúng ta cùng xem trích dẫn:
“Người ấy không biết, nói rằng: “Tôi có biết”; có biết, nói rằng: “Tôi không biết”; không thấy, nói rằng: “Tôi có thấy”; có thấy, nói rằng: “Tôi không thấy”. Do vì mình hay vì người, hay vì một vài lợi vật nhỏ, mà đã cố ý nói láo. Người như vậy, này các Tỷ-kheo, được gọi là người nói như phân.
Người ấy không biết, nói rằng: “Tôi không biết”; có biết, nói rằng: “Tôi có biết”; không thấy, nói rằng: “Tôi không thấy”; có thấy, nói rằng: “Tôi có thấy”. Không vì mình hay vì người, hay vì một vài lợi vật nhỏ mà đã cố ý nói láo. Người như vậy, này các Tỷ-kheo, được gọi là người nói như hoa.
(Kinh Nói Như Hoa, HT Thích Minh Châu dịch)
Nói về “Thấy Biết” thì người xưa đã từng nói như sau:
1-“Biết thì nói là biết. Không biết thì nói là không biết. Như thế mới là biết” (Khổng Tử)
2-“Người biết thì không nói, người nói thì không biết” (Lão Tử)
3-“Biết mà không nói là bất nhân. Nói mà không nói hết là bất nghĩa” (Nguyễn Trường Tộ)
Trong 3 câu nói trên, thì câu 1 và câu 3 gần với lời dạy của Đức Phật nhất nhưng vị ấy lại không lấy ra mà lại lấy ý câu 2 của Lão Tử, chế thêm vào thành “danh ngôn riêng” của vị ấy. Lão Tử thuộc trường phái tu trường sinh bất lão của ngoại đạo, không phải là trung đạo.
Trong kinh Sợ Hãi Trong Tương Lai, Đức Phật đã tiên đoán như sau:
“Lại nữa, này các Tỷ-kheo, sẽ có những Tỷ-kheo trong tương lai thân không tu tập, giới không tu tập, tâm không tu tập, tuệ không tu tập. Do thân không tu tập, giới không tu tập, tâm không tu tập, tuệ không tu tập, đối với các kinh tạng do Như Lai tuyên thuyết, thâm sâu, ý nghĩa sâu kín, siêu thế, liên hệ đến không, khi các kinh ấy được thuyết giảng, họ không có nghe, họ không có lắng tai, họ không an trú tâm liễu giải, họ không nghĩ rằng các kinh ấy cần phải học tập, cần phải học thuộc lòng.
Còn những kinh điển do các thi sĩ làm, những bài thi, với những chữ văn hoa, với những câu văn hoa, thuộc ngoại điển do các đệ tử thuyết, trong khi các kinh ấy được thuyết giảng, họ sẽ lắng nghe, họ sẽ lóng tai, họ an trú tâm liễu giải. Các pháp ấy, họ sẽ nghĩ cần phải học tập, cần phải học thuộc lòng. Này các Tỷ-kheo, đây là do Pháp ô nhiễm, nên Luật ô nhiễm; do Luật ô nhiễm, nên Pháp ô nhiễm.” (Kinh Sợ Hãi Trong Tương Lai, HT Thích Minh Châu dịch)
(TuNiemXu.org)
https://tuniemxu.org/thay-biet-trong-loi-day-cua-duc-phat/
19/02/2021 thayvabiet
Hỏi: Có vị nói rằng: “Người thật sự Thấy Biết thì thường tĩnh lặng như không biết gì. Người không thật Thấy Biết thì lại muốn tỏ ra mình hiểu biết nhiều” và dạy cần thuộc lòng câu này ?
Đáp: Câu này mới nghe thì cũng rất hay. Nhưng để ý một chút thì chúng ta nên đối chiếu với lời dạy của Đức Phật về “Thấy Biết” như thế nào. Chúng ta cùng xem trích dẫn:
“Người ấy không biết, nói rằng: “Tôi có biết”; có biết, nói rằng: “Tôi không biết”; không thấy, nói rằng: “Tôi có thấy”; có thấy, nói rằng: “Tôi không thấy”. Do vì mình hay vì người, hay vì một vài lợi vật nhỏ, mà đã cố ý nói láo. Người như vậy, này các Tỷ-kheo, được gọi là người nói như phân.
Người ấy không biết, nói rằng: “Tôi không biết”; có biết, nói rằng: “Tôi có biết”; không thấy, nói rằng: “Tôi không thấy”; có thấy, nói rằng: “Tôi có thấy”. Không vì mình hay vì người, hay vì một vài lợi vật nhỏ mà đã cố ý nói láo. Người như vậy, này các Tỷ-kheo, được gọi là người nói như hoa.
(Kinh Nói Như Hoa, HT Thích Minh Châu dịch)
Nói về “Thấy Biết” thì người xưa đã từng nói như sau:
1-“Biết thì nói là biết. Không biết thì nói là không biết. Như thế mới là biết” (Khổng Tử)
2-“Người biết thì không nói, người nói thì không biết” (Lão Tử)
3-“Biết mà không nói là bất nhân. Nói mà không nói hết là bất nghĩa” (Nguyễn Trường Tộ)
Trong 3 câu nói trên, thì câu 1 và câu 3 gần với lời dạy của Đức Phật nhất nhưng vị ấy lại không lấy ra mà lại lấy ý câu 2 của Lão Tử, chế thêm vào thành “danh ngôn riêng” của vị ấy. Lão Tử thuộc trường phái tu trường sinh bất lão của ngoại đạo, không phải là trung đạo.
Trong kinh Sợ Hãi Trong Tương Lai, Đức Phật đã tiên đoán như sau:
“Lại nữa, này các Tỷ-kheo, sẽ có những Tỷ-kheo trong tương lai thân không tu tập, giới không tu tập, tâm không tu tập, tuệ không tu tập. Do thân không tu tập, giới không tu tập, tâm không tu tập, tuệ không tu tập, đối với các kinh tạng do Như Lai tuyên thuyết, thâm sâu, ý nghĩa sâu kín, siêu thế, liên hệ đến không, khi các kinh ấy được thuyết giảng, họ không có nghe, họ không có lắng tai, họ không an trú tâm liễu giải, họ không nghĩ rằng các kinh ấy cần phải học tập, cần phải học thuộc lòng.
Còn những kinh điển do các thi sĩ làm, những bài thi, với những chữ văn hoa, với những câu văn hoa, thuộc ngoại điển do các đệ tử thuyết, trong khi các kinh ấy được thuyết giảng, họ sẽ lắng nghe, họ sẽ lóng tai, họ an trú tâm liễu giải. Các pháp ấy, họ sẽ nghĩ cần phải học tập, cần phải học thuộc lòng. Này các Tỷ-kheo, đây là do Pháp ô nhiễm, nên Luật ô nhiễm; do Luật ô nhiễm, nên Pháp ô nhiễm.” (Kinh Sợ Hãi Trong Tương Lai, HT Thích Minh Châu dịch)
(TuNiemXu.org)
⏱️
Diễn đàn tuy ảo, nhưng nghiệp quả có thật
Sư Toại Khanh (Giác Nguyên) Giảng Kinh
Diễn đàn tuy ảo, nhưng nghiệp quả có thật
Sư Toại Khanh (Giác Nguyên) Giảng Kinh