2021-02-13, 02:55 PM
2.4.2 Mâm cơm ngày mồng hai Tết
Mâm cỗ cúng vào ngày mồng hai tết cũng có hai thời, đó là vào buổi sáng và buổi chiều. Thông thường, khi bày cỗ, người ta sẽ cố gắng đặt lên bàn ít nhất 1 chén nước chấm, 4 cái tô và 4 dĩa đựng thức ăn. Bởi lẽ với nhiều gia đình, 4 là con số đẹp, tượng trưng cho sự vuông vắn và vững chãi, giống như 4 phương Đông, Tây, Nam, Bắc. Ngoài ra, chọn chén và dĩa có mặt đủ trong mâm tượng trưng cho sự hài hòa giữa các yếu tố âm dương, tạo điều kiện cho vạn sự phát triển.
Bữa cơm cúng ngày mồng hai tết cũng được tính toán thật cẩn thận sao cho có đầy đủ các món ngon nhưng không bị trùng lặp với ngày một, tránh gây cảm giác ngán.
Mâm cơm ngày mồng hai tết với những món ăn truyền thống đặc biệt
Bữa cơm ngày tết là cơ hội để gia đình sum họp sau một năm làm việc
2.4.3 Mâm cơm ngày mồng ba Tết
Mồng ba được cho là ngày cuối cùng trong ba ngày tết, vì thế người ta thường làm mâm cỗ dâng lên bàn thờ, gọi là cúng ông Vải. Trong mâm. ngoài các món ăn tự tay nấu nướng, người ta còn chuẩn bị thêm một chai rượu trắng, xem như rượu mời ông bà, tổ tiên và những người đã khuất. Ngoài ra, nếu chọn ngày hóa vàng (tiễn người đã khuất đi) là ngày mùng 3 tết thì trên mâm sẽ có thêm một ít giấy tiềng vàng mã.
Mâm cơm mùng ba Tết cùng sự sum họp bên gia đình
2.5 Mâm cơm hóa vàng đưa Ông Bà
Những người con hiền, dâu thảo sẽ không thể nào không biết đến cách làm mâm cơm hóa vàng, tiễn ông bà tổ tiên về trời. Tục lệ hóa vàng bắt đầu từ người Trung Quốc, sau đó truyền sang Việt Nam đã từ lâu. Người ta thường chọn ngày hóa vàng từ mùng 3 đến mùng 10 âm lịch. Trong ngày hóa vàng, con cháu làm một bữa cơm thật trọng đại để đãi người đã khuất, hệt như lúc còn sống. Đây được xem là bữa ăn cuối cùng trong dịp Tết để cúng gia tiên, thể hiện lòng thành kính, biết ơn của con cháu.
Trên mâm cỗ hóa vàng có đặt thêm bình hoa tương, nhang đèn, vàng mã và văn khấn tiễn đưa ông bà.
3. Mâm cỗ ngày Tết cổ truyền cần có những gì? Ý nghĩa từng món trong mâm cỗ
3.1 Các món ăn trong mâm cơm ngày Tết miền Bắc
Nền ẩm thực Việt Nam có thể coi là một trong những nền ẩm thực lâu đời với nhiều món ăn phong phú nhất. Các món ăn được lựa chọn đem chế biến không đơn thuần chỉ mang lại cảm giác ngon miệng mà có thể hiện nhiều ý nghĩa khác nhau. Trải dài từ Bắc vào Nam, mỗi nơi đều có cách làm mâm cỗ ngày Tết khác nhau, thể hiện nét đẹp văn hóa của từng vùng miền.
Mâm cỗ ngày Tết ở miền Bắc luôn được bày biện vô cùng chỉnh chu
3.1.1 Món mặn trong mâm cỗ Tết miền Bắc
Giò thủ được cắt miếng, khi ăn có độ dai giòn sần sật khá hấp dẫn
Nem rán hay còn gọi là chả ram là món không thể thiếu trong mâm cỗ ở miền Bắc
Chân giò hầm măng: tết là phải đủ đầy, vì thế trong mâm cỗ ngày Tết miền Bắc, người ta luôn cố gắng sắm ít nhất một cái chân giò. Chân giò heo có thể được chế biến thành nhiều món khác nhau như hầm măng, nấu miếng dong hoặc hầm rau củ. Tuy nhiên, ở phía Bắc món chân giò hầm măng được xem là một trong những món sang nhất, ăn không bị ngán và phù hợp cho các dịp đặc biệt.
Chân giò béo ngậy, được nấu với măng để quân bình hương vị
Mâm cỗ cúng vào ngày mồng hai tết cũng có hai thời, đó là vào buổi sáng và buổi chiều. Thông thường, khi bày cỗ, người ta sẽ cố gắng đặt lên bàn ít nhất 1 chén nước chấm, 4 cái tô và 4 dĩa đựng thức ăn. Bởi lẽ với nhiều gia đình, 4 là con số đẹp, tượng trưng cho sự vuông vắn và vững chãi, giống như 4 phương Đông, Tây, Nam, Bắc. Ngoài ra, chọn chén và dĩa có mặt đủ trong mâm tượng trưng cho sự hài hòa giữa các yếu tố âm dương, tạo điều kiện cho vạn sự phát triển.
Bữa cơm cúng ngày mồng hai tết cũng được tính toán thật cẩn thận sao cho có đầy đủ các món ngon nhưng không bị trùng lặp với ngày một, tránh gây cảm giác ngán.
Mâm cơm ngày mồng hai tết với những món ăn truyền thống đặc biệt
Bữa cơm ngày tết là cơ hội để gia đình sum họp sau một năm làm việc
2.4.3 Mâm cơm ngày mồng ba Tết
Mồng ba được cho là ngày cuối cùng trong ba ngày tết, vì thế người ta thường làm mâm cỗ dâng lên bàn thờ, gọi là cúng ông Vải. Trong mâm. ngoài các món ăn tự tay nấu nướng, người ta còn chuẩn bị thêm một chai rượu trắng, xem như rượu mời ông bà, tổ tiên và những người đã khuất. Ngoài ra, nếu chọn ngày hóa vàng (tiễn người đã khuất đi) là ngày mùng 3 tết thì trên mâm sẽ có thêm một ít giấy tiềng vàng mã.
Mâm cơm mùng ba Tết cùng sự sum họp bên gia đình
2.5 Mâm cơm hóa vàng đưa Ông Bà
Những người con hiền, dâu thảo sẽ không thể nào không biết đến cách làm mâm cơm hóa vàng, tiễn ông bà tổ tiên về trời. Tục lệ hóa vàng bắt đầu từ người Trung Quốc, sau đó truyền sang Việt Nam đã từ lâu. Người ta thường chọn ngày hóa vàng từ mùng 3 đến mùng 10 âm lịch. Trong ngày hóa vàng, con cháu làm một bữa cơm thật trọng đại để đãi người đã khuất, hệt như lúc còn sống. Đây được xem là bữa ăn cuối cùng trong dịp Tết để cúng gia tiên, thể hiện lòng thành kính, biết ơn của con cháu.
Trên mâm cỗ hóa vàng có đặt thêm bình hoa tương, nhang đèn, vàng mã và văn khấn tiễn đưa ông bà.
3. Mâm cỗ ngày Tết cổ truyền cần có những gì? Ý nghĩa từng món trong mâm cỗ
3.1 Các món ăn trong mâm cơm ngày Tết miền Bắc
Nền ẩm thực Việt Nam có thể coi là một trong những nền ẩm thực lâu đời với nhiều món ăn phong phú nhất. Các món ăn được lựa chọn đem chế biến không đơn thuần chỉ mang lại cảm giác ngon miệng mà có thể hiện nhiều ý nghĩa khác nhau. Trải dài từ Bắc vào Nam, mỗi nơi đều có cách làm mâm cỗ ngày Tết khác nhau, thể hiện nét đẹp văn hóa của từng vùng miền.
Mâm cỗ ngày Tết ở miền Bắc luôn được bày biện vô cùng chỉnh chu
3.1.1 Món mặn trong mâm cỗ Tết miền Bắc
- Giò thủ: đây là món ăn ngày Tết khá quen thuộc đối với các gia đình ở miền Bắc. Khác với chả lụa, giò heo, giò thủ là sự kết hợp khá thú vị giữa tai, mũi, lưỡi heo cùng nấm mèo, hành tỏi và các vị gia vị. Khoanh giò thủ được đánh giá là ngon khi có độ dai giòn sần sật vừa phải từ mộc nhĩ và sụn heo. Bên cạnh đó, việc nêm nếm gia vị vừa ăn cũng là yếu tố cực kì quan trọng.
Giò thủ được cắt miếng, khi ăn có độ dai giòn sần sật khá hấp dẫn
- Nem rán: còn có tên gọi khác là chả ram, chính là món ngon ngày tết không thể thiếu trong mâm cơm ở miền Bắc. Nem rán được người chế biến gói ghém khéo léo trong lớp bánh tráng mỏng, bên trong là thịt heo, mộc nhĩ, miếng, cà rốt, khoai lang và các loại gia vị.
Nem rán hay còn gọi là chả ram là món không thể thiếu trong mâm cỗ ở miền Bắc
- Gà luộc: nếu luộc gà để làm mâm cỗ ngày Tết cúng gia tiên, người ta thường chọn gà trống hoa mơ. Ở miền Bắc, gà là món ăn dường như đã quá quen thuộc mỗi độ xuân về. Muốn thịt gà da, người ta thường chọn những con gà ta không quá già, sau đó đem làm sạch và chế biến thành nhiều món khác nhau. Gà luộc nhất định phải có muối tiêu chanh thơm phức, vừa đem
- Bánh chưng: So với bánh tét, bánh chưng là loại bánh có phần phổ biến hơn ở miền Bắc. Loại bánh có lịch sử lâu đời, tương truyền vào đời Hùng Vương thứ sáu đã được chọn làm cống phẩm dâng cúng tổ tiên. Bánh chưng được làm bằng gạo nếp, phía bên trong là lớp nhân thịt mỡ, đậu xanh được tẩm ướp kĩ lưỡng. Công đoạn gói bánh chưng tưởng chừng đơn giản nhưng lại đòi hỏi khá nhiều kinh nghiệm, kĩ năng. Người góp phải buột chặt dây lạt, biết cách đóng khuôn để bánh không bị vô nước nhiều hoặc chín không đều. Ngày tết, bánh chưng được bày lên gian thờ Ông Bà, mâm cúng Giao Thừa như một món ăn rất đỗi gần gũi và quen thuộc.
Chân giò hầm măng: tết là phải đủ đầy, vì thế trong mâm cỗ ngày Tết miền Bắc, người ta luôn cố gắng sắm ít nhất một cái chân giò. Chân giò heo có thể được chế biến thành nhiều món khác nhau như hầm măng, nấu miếng dong hoặc hầm rau củ. Tuy nhiên, ở phía Bắc món chân giò hầm măng được xem là một trong những món sang nhất, ăn không bị ngán và phù hợp cho các dịp đặc biệt.
Chân giò béo ngậy, được nấu với măng để quân bình hương vị