Lượm Lặt Ngày Tết- Mâm cỗ ngày Tết
#92
Mâm cỗ ngày tết: toàn tập cách bày cỗ 3 miền Bắc - Trung - Nam, chay mặn

Mâm cỗ ngày Tết với cách bày biện, trang trí cầu kì dường như đã trở thành một nét đẹp văn hóa của người Việt vào dịp đầu năm. Trải dọc theo đất nước hình chữ S, mỗi miền Bắc - Trung - Nam đều có cách làm cỗ khác nhau với những món ăn đặc thù hấp dẫn. Thế nhưng, làm thế nào để mâm cỗ không bị ngán khi có quá nhiều món? Dưới đây là tất tần tật gợi ý cho bạn!


1. Ý nghĩa mâm cỗ ngày tết
Tết cổ truyền là dịp để các thành viên trong gia đình đoàn tụ, quay về bên nhau sau một năm làm việc vất vả. Chính vì thế, mâm cơm ngày tết bao giờ cũng đầy đủ món và được chuẩn bị long trọng hơn ngày thường. Trong văn hóa người phương Đông nói chung và người Việt Nam nói riêng, những suy nghĩ, việc làm trong dịp đầu năm luôn có sự tác động đến kết quả của cả năm đó. Mâm cỗ được sắp xếp, bày biện đủ món với ý nghĩa mong cầu một năm mới ấm no và hạnh phúc.
Bên cạnh đó, mâm cỗ ngày tết còn mang ý nghĩa thể hiện lòng tri ân đến Ông Bà, Tổ Tiên, những người đã có công xây dựng đất nước. Vì thế, vào đêm Giao thừa và 3 ngày đầu năm, các gia đình truyền thống người Việt đều cố gắng nấu cơm thật tươm tất để dâng cúng gia tiên.

[Image: 76932-mam-co-ngay-tet-co-gi-700x435.jpg]
Mâm cỗ ngày Tết luôn được người ta khéo léo bày biện để dâng cúng gia tiên, ông bà

2. Các loại mâm cỗ thường gặp trong ngày tết

2.1 Mâm cỗ Tất niên  
Tất niên có nghĩa là cuối năm. Mâm cỗ Tất niên là bữa cơm được dọn ăn trong ngày cuối năm. Không ngẫu nhiên mà người ta lại chú trọng bữa ăn vào dịp này như vậy. Sau một năm bận rộn, làm việc vất vả, thậm chí có người phải tha hương cầu thực ở nhiều nơi, đây là thời điểm hiếm hoi để các thành viên trong gia đình đoàn tụ, cùng ăn một bữa cơm thật đủ đầy. Ngày tất niên thường được chọn vào ngày 29 hoặc 30 tháng Chạp. Tuy nhiên, ở một số gia đình hoặc công ty, tiệc cuối năm có thể được làm sớm hoặc muộn hơn, tùy vào tình hình thực tế.

[Image: 76933-mam-co-tat-nien-700x525.jpg]
Mâm cỗ tất niên trước để mời ông bà đã khuất về hưởng, sau là để con cháu có dịp tụ họp bên nhau

[Image: 77047-mam-com-chay-ngay-tet-700x360.jpg]
Mâm cơm chay ngày tết cũng được bày biện hấp dẫn không kém

2.2 Mâm cỗ Giao thừa đón Tết
Vào thời điểm chuyển giao giữa năm cũ và năm mới (giao thừa), mỗi gia đình đều bày biện ra trước nhà một mâm cơm thật tươm tất để "tống cựu nghinh tân". Mâm cơm cũng là để dâng lời tác bạch đến thánh thần trời đất, cầu mong một năm mới thuận hòa. Mâm cỗ giao thừa nhang đèn, trái cây, rượu, vàng mã, người ta còn không quên nấu những món thật ngon để bày biện. Tùy vào quan niệm của từng nhà, người ta sẽ làm món chay hoặc mặn tùy ý. 
Mâm cỗ đón giao thừa ở miền Nam cũng khác so với miền Bắc, được thể hiện qua mâm ngũ quả, những món ngon ngày tết và cặp bánh tét nhân ngọt.

[Image: 76934-mam-co-giao-thua-700x655.jpg]
Mâm cỗ giao thừa phải có đủ bánh chưng, thịt luộc, gà trống

[Image: 76935-mon-an-ngay-tet-700x394.jpg]Món ăn ngày Tết lúc nào cũng được chuẩn bị khá tươm tất
2.3 Mâm cỗ ngày Tết cúng gia tiên
Với truyền thống uống nước nhớ nguồn, coi trọng tình nghĩa, gian thờ là nơi thể hiện rõ nhất tình cảm của con cháu đối với ông bà, tổ tiên đã khuất. Bữa cơm ngày tết cúng gia tiên bao giờ cũng do người con hiền dâu thảo trong nhà đảm trách, cố gắng nấu nướng thật kĩ lưỡng để trình bày những món ăn không những ngon mà còn phải thật đẹp mắt.
Ngày tết, người Việt thường làm cơm cúng ông bà tổ tiên trong4 ngày quan trọn,g, đó là Tất niên, mồng 1, mồng 2 và mồng 3 tết.
Ở những người dày dạn kinh nghiệm, bữa cơm sẽ được sắp xếp và chọn lựa nguyên liệu chế biến sao cho âm dương hài hòa, tượng trưng cho sự phát triển thuận tự nhiên.
[Image: 76941-mam-co-cung-gia-tien-700x467.jpg]
Bài trí cúng gia tiên

[Image: 76940-mam-co-dep-700x446.jpg]
Bài trí mâm cỗ đẹp mắt là yếu tố vô cùng quan trọng

2.4 Mâm cơm ngày Tết
2.4.1 Mâm cơm ngày mồng một Tết
Mồng một Tết là ngày đầu tiên bắt đầu một năm mới. Trong dịp này, người ta luôn chọn mặc đồ mới và dành cho nhau những lời chúc tụng thật tốt đẹp. Sáng mồng một Tết, thông thường những người con dâu và con gái trong nhà sẽ có trách nhiệm bày biện mâm cơm cúng gia tiên. Trong đó, có bốn thứ không thể thiếu được trên gian thờ, đó là bánh chưng, dưa hành, thịt lợn và cơm tẻ. Ở miền Nam, người ta có thể thay thế bánh chưng bằng bánh tét. 
Ngoài ra, trên mâm cỗ ngày mồng một tết, sẽ thiếu đi hương vị tết rất nhiều nếu không có các món như: giò thủ, nem rán, chân giò hầm măng, thịt luộc, giò chả, nem chua, xôi chè, rau cau, rượu, bánh,.. Sau thời cơm sáng, buổi chiều người ta tiếp tục dọn mâm cỗ thứ hai, gọi là Tịch điện (cúng cơm chiều). Theo quan niệm của người Việt, 3 ngày Tết là thời gian vong hồn các người đã khuất được trở về với con cháu trong nhà, chính vì thế các gia đình luôn cố gắng làm mâm cỗ ngày Tết thật ngon để dâng cúng, hệt như ông bà vẫn còn sống.

[Image: 77050-banh-chung-ngay-tet-700x525.jpg]Bánh chưng là thứ không thể thiếu được trong ngày tết
[Image: 77051-mut-tet-700x467.jpg]
Các loại mứt tết cũng được bài trí công phu, tạo nên hương vị tươi mới cho ngày đầu năm

Reply


Messages In This Thread
RE: Lượm Lặt Ngày Tết: - by Mimo - 2021-02-09, 11:36 AM
RE: Lượm Lặt Ngày Tết- Mâm cỗ ngày Tết - by Mimo - 2021-02-13, 02:53 PM