2021-02-05, 04:15 PM
Hỏi: Nên hiểu thế nào về câu: “Tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến”.
Đáp: Câu này cũng giống như bài kệ trong kinh Hạnh Phúc: “Khi xúc chạm việc đời. Tâm không động không sầu. Tự tại và vô nhiễm. Là phúc lành cao thượng”. Đây là bài kệ số 10 trong 11 bài kệ của kinh Hạnh Phúc. Trong bài kinh Hạnh Phúc, Đức Phật dạy người cư sĩ tuần tự tu tập từ bài kệ số 1 đến số 10 cách sống trong giới, định, tuệ. Bài kệ số 1 đến bài kệ số 8 là Nhân, từ bài kệ số 9 đến bài kệ số 10 là Quả. Đến bài kệ số 9, hành giả đã thấy được Niết bàn. Nhưng phải đến bài kệ số 10, hành giả đã đạt tới đạo quả A La Hán với câu: “Tự tại và vô nhiễm”. Chỉ có bậc A La Hán mới vô nhiễm và đạt đến tự tại. Các bậc thánh khác vẫn còn nhiễm ít nhiều nên còn bị tái sinh ít nhất là 1 kiếp như A Na Hàm.
Như vậy câu: ” Khi xúc chạm việc đời . Tâm không động không sầu. Tự tại và vô nhiễm” cũng giống như câu: “Tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến” thì tâm này là pháp Quả chứ không phải pháp Nhân. Tức là khi đạt tới quả A La Hán, vị ấy sống với tâm vô nhiễm (tâm Duy Tác) còn gọi là tâm không tạo nghiệp mà các bậc Thánh khác và phàm phu không có được. Vì là pháp Quả và là tâm Duy Tác nên nó không phải là chủ thể hay đối tượng của thiền Vipassana. Tâm Duy Tác được định nghĩa là: “Là những tâm chỉ xuất hiện để đối xử với cảnh và khi diệt đi không để lại dấu vết. Những tâm này chỉ sanh nơi cơ tánh của vị A-La-Hán.”. Trong khi chủ thể của thiền Minh Sát (Vipassana) là tâm sở Trí Tuệ (tâm sở số 52).
Thiền Vipassana dẫn đến Niết bàn nhưng không tạo ra Niết bàn. Giống như con đường dẫn đến đích chứ không tạo ra đích đến. Cũng thế, thiền Vipassana dẫn đến tâm Duy Tác (tâm khi đạt đạo quả A La Hán) chứ không tạo ra tâm Duy Tác.
Vì thế nếu chúng ta cho rằng mình có thế có “tâm không động không sầu” là nhầm vào pháp Quả (tưởng có Quả mà việc gieo Nhân là hành thiền Vipassana hay thiền Tứ Niệm Xứ chưa có hay chưa thành tựu). Hay cho rằng “tâm không động không sầu” là một pháp hành Vipassana hay Tứ Niệm Xứ thì cũng không đúng. Cực đoan hơn, có người cho rằng “tâm không động không sầu” là Phật tánh, chân tâm, tánh biết, tánh thấy thường hằng bất biến mà ai cũng có, chỉ cần tác ý lấy ra xài lúc nào cũng được.
(Thấy Biết)
https://tuniemxu.org/the-nao-la-tam-bat-...-van-bien/
Đáp: Câu này cũng giống như bài kệ trong kinh Hạnh Phúc: “Khi xúc chạm việc đời. Tâm không động không sầu. Tự tại và vô nhiễm. Là phúc lành cao thượng”. Đây là bài kệ số 10 trong 11 bài kệ của kinh Hạnh Phúc. Trong bài kinh Hạnh Phúc, Đức Phật dạy người cư sĩ tuần tự tu tập từ bài kệ số 1 đến số 10 cách sống trong giới, định, tuệ. Bài kệ số 1 đến bài kệ số 8 là Nhân, từ bài kệ số 9 đến bài kệ số 10 là Quả. Đến bài kệ số 9, hành giả đã thấy được Niết bàn. Nhưng phải đến bài kệ số 10, hành giả đã đạt tới đạo quả A La Hán với câu: “Tự tại và vô nhiễm”. Chỉ có bậc A La Hán mới vô nhiễm và đạt đến tự tại. Các bậc thánh khác vẫn còn nhiễm ít nhiều nên còn bị tái sinh ít nhất là 1 kiếp như A Na Hàm.
Như vậy câu: ” Khi xúc chạm việc đời . Tâm không động không sầu. Tự tại và vô nhiễm” cũng giống như câu: “Tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến” thì tâm này là pháp Quả chứ không phải pháp Nhân. Tức là khi đạt tới quả A La Hán, vị ấy sống với tâm vô nhiễm (tâm Duy Tác) còn gọi là tâm không tạo nghiệp mà các bậc Thánh khác và phàm phu không có được. Vì là pháp Quả và là tâm Duy Tác nên nó không phải là chủ thể hay đối tượng của thiền Vipassana. Tâm Duy Tác được định nghĩa là: “Là những tâm chỉ xuất hiện để đối xử với cảnh và khi diệt đi không để lại dấu vết. Những tâm này chỉ sanh nơi cơ tánh của vị A-La-Hán.”. Trong khi chủ thể của thiền Minh Sát (Vipassana) là tâm sở Trí Tuệ (tâm sở số 52).
Thiền Vipassana dẫn đến Niết bàn nhưng không tạo ra Niết bàn. Giống như con đường dẫn đến đích chứ không tạo ra đích đến. Cũng thế, thiền Vipassana dẫn đến tâm Duy Tác (tâm khi đạt đạo quả A La Hán) chứ không tạo ra tâm Duy Tác.
Vì thế nếu chúng ta cho rằng mình có thế có “tâm không động không sầu” là nhầm vào pháp Quả (tưởng có Quả mà việc gieo Nhân là hành thiền Vipassana hay thiền Tứ Niệm Xứ chưa có hay chưa thành tựu). Hay cho rằng “tâm không động không sầu” là một pháp hành Vipassana hay Tứ Niệm Xứ thì cũng không đúng. Cực đoan hơn, có người cho rằng “tâm không động không sầu” là Phật tánh, chân tâm, tánh biết, tánh thấy thường hằng bất biến mà ai cũng có, chỉ cần tác ý lấy ra xài lúc nào cũng được.
(Thấy Biết)
https://tuniemxu.org/the-nao-la-tam-bat-...-van-bien/