2018-03-17, 01:06 PM
Tại nhà vĩnh biệt bệnh viện Chợ Rẫy, còn một công việc cũng phải gần xác mỗi ngày, đó là các nhân viên bảo vệ kiêm hướng dẫn thủ tục. Họ cũng có những câu chuyện nghề thăng trầm cùng xác người Ảnh: Hoài Nhân
Những niềm vui nho nhỏ của các nhân viên nhà vĩnh biệt bệnh viện Chợ Rẫy giúp không gian nơi đây bớt lạnh lẽo, thê lươngẢnh: Phan Định
Những niềm vui nho nhỏ của các nhân viên nhà vĩnh biệt bệnh viện Chợ Rẫy giúp không gian nơi đây bớt lạnh lẽo, thê lươngẢnh: Phan Định
“Phải đặt mình vào hoàn cảnh của họ thì mới hiểu cái buồn vì mất mát lớn thế nào và ứng xử phù hợp. Khi mình an ủi được họ, giúp họ giảm đi phần nào nỗi đau, tự mình cũng thấy vui”, ông Tuyên bộc bạch.
Theo ông, khó khăn nhất có lẽ là với những gia đình người dân tộc, cụ thể là người Chăm. Ông cho biết: “Giờ tốt của họ thường rất ít, nên có nhiều ca chuyển đến đây, xác định chỉ còn 3 tiếng nữa phải chôn, vậy là anh em lo mà chạy. Họ có những tục riêng mà nếu không hiểu sẽ lớn chuyện, nên mình càng phải giữ bình tĩnh và kỹ lưỡng”.
Nói rồi ông chỉ tay vào phòng bảo vệ và cười: “Đó, trong phòng không dám để cái gì cả. Ly thủy tinh, vật sắc nhọn đều cất hết. Vì nhiều lúc họ đụng cái gì là họ cầm phang hết”.
Nơi nhà xác lạnh lẽo với nhiều thăng trầm, buồn vui như thế, nhưng chúng tôi vẫn thấy cạnh bờ tường những chậu hoa kiểng, những giàn nho, giậu bạc hà xanh mướt. Một góc còn có chiếc lồng nuôi gà, cái hồ nuôi cá. Ông Tám giải thích: “Niềm vui của anh em trong đây đấy! Thê lương ảm đạm quá thì mình tự tìm cái gì đó làm vui”.
Khi chúng tôi đang huyên thuyên với ông về giàn hoa kiểng, tiếng chuông điện thoại bỗng vang lên inh ỏi từ phòng bảo vệ. Như đã quá quen, ông Tám rảo bước nhanh vào bên trong để cùng đồng nghiệp chuẩn bị làm nhiệm vụ.
Chúng tôi nhìn theo, lòng mông lung nhiều suy nghĩ. Vậy là lại một hơi thở nữa vừa tắt lịm, lại những phận đời nữa sắp được kể ra.
Lại một câu chuyện nghề nữa đang đến với những người sống cùng… người chết.
Những niềm vui nho nhỏ của các nhân viên nhà vĩnh biệt bệnh viện Chợ Rẫy giúp không gian nơi đây bớt lạnh lẽo, thê lươngẢnh: Phan Định
Những niềm vui nho nhỏ của các nhân viên nhà vĩnh biệt bệnh viện Chợ Rẫy giúp không gian nơi đây bớt lạnh lẽo, thê lươngẢnh: Phan Định
“Phải đặt mình vào hoàn cảnh của họ thì mới hiểu cái buồn vì mất mát lớn thế nào và ứng xử phù hợp. Khi mình an ủi được họ, giúp họ giảm đi phần nào nỗi đau, tự mình cũng thấy vui”, ông Tuyên bộc bạch.
Theo ông, khó khăn nhất có lẽ là với những gia đình người dân tộc, cụ thể là người Chăm. Ông cho biết: “Giờ tốt của họ thường rất ít, nên có nhiều ca chuyển đến đây, xác định chỉ còn 3 tiếng nữa phải chôn, vậy là anh em lo mà chạy. Họ có những tục riêng mà nếu không hiểu sẽ lớn chuyện, nên mình càng phải giữ bình tĩnh và kỹ lưỡng”.
Nói rồi ông chỉ tay vào phòng bảo vệ và cười: “Đó, trong phòng không dám để cái gì cả. Ly thủy tinh, vật sắc nhọn đều cất hết. Vì nhiều lúc họ đụng cái gì là họ cầm phang hết”.
Nơi nhà xác lạnh lẽo với nhiều thăng trầm, buồn vui như thế, nhưng chúng tôi vẫn thấy cạnh bờ tường những chậu hoa kiểng, những giàn nho, giậu bạc hà xanh mướt. Một góc còn có chiếc lồng nuôi gà, cái hồ nuôi cá. Ông Tám giải thích: “Niềm vui của anh em trong đây đấy! Thê lương ảm đạm quá thì mình tự tìm cái gì đó làm vui”.
Khi chúng tôi đang huyên thuyên với ông về giàn hoa kiểng, tiếng chuông điện thoại bỗng vang lên inh ỏi từ phòng bảo vệ. Như đã quá quen, ông Tám rảo bước nhanh vào bên trong để cùng đồng nghiệp chuẩn bị làm nhiệm vụ.
Chúng tôi nhìn theo, lòng mông lung nhiều suy nghĩ. Vậy là lại một hơi thở nữa vừa tắt lịm, lại những phận đời nữa sắp được kể ra.
Lại một câu chuyện nghề nữa đang đến với những người sống cùng… người chết.