The following warnings occurred:
Warning [2] count(): Parameter must be an array or an object that implements Countable - Line: 895 - File: showthread.php PHP 7.2.34 (Linux)
File Line Function
/showthread.php 895 errorHandler->error





Thời cơ sau khủng hoảng - The Economist
#1
Thời cơ sau khủng hoảng



Translated from The Economist article After the crisis, opportunit[color=var(--ricos-custom-p-color,unset)]y[/color]

Có những năm tháng để lại dấu ấn lịch sử sâu đậm. Thường đó là thời hậu chiến hoặc giai đoạn khởi đầu một cách mạng chấm dứt một thời kỳ và mở ra một thời đại mới. Năm 2020 sẽ là ngoại lệ. Trận thua của Donald Trump đánh dấu hồi kết cho một trong những nhiệm kỳ tổng thống chia rẽ và tổn thất sâu sắc nhất trong lịch sử nước Mỹ. Cơn đại dịch trăm năm mới có một lần đã giúp xã hội và kinh tế có cơ hội được tái lập toàn bộ như thời đại Tiến bộ ngày xưa. Câu hỏi lớn dành cho năm 2021 chính là: liệu các chính trị gia có đủ táo bạo để nắm lấy cơ hội này?



Zanny Minton Beddoes, ngày 17 tháng 11, 2020


[Image: 322f9a_941a6105c5f84e079f3fca16c5da7985~mv2.webp]



Những thế lực nào sẽ định hướng thế giới hậu covid, hậu Trump?

Có những năm tháng để lại dấu ấn lịch sử sâu đậm. Thường đó là thời hậu chiến hoặc giai đoạn khởi đầu một cách mạng chấm dứt một thời kỳ và mở ra một thời đại mới. Năm 2020 sẽ là ngoại lệ. Trận thua của Donald Trump đánh dấu hồi kết cho một trong những nhiệm kỳ tổng thống chia rẽ và tổn thất sâu sắc nhất trong lịch sử nước Mỹ. Cơn đại dịch trăm năm mới có một lần đã giúp xã hội và kinh tế có cơ hội được tái lập toàn bộ như thời đại Tiến bộ ngày xưa. Câu hỏi lớn dành cho năm 2021 chính là: liệu các chính trị gia có đủ táo bạo để nắm lấy cơ hội này?



Covid-19 không chỉ đánh gục nền kinh tế toàn cầu. Cơn đại dịch còn tác động đến quỹ đạo của ba thế lực lớn đang định hình thế giới hiện đại. Sự toàn cầu hoá đã bị cắt cụt. Cuộc cách mạng kỹ thuật số đang lớn mạnh vùn vụt. Và mối thù hằn địa chính trị giữa Mỹ và Trung Quốc đang căng thẳng hơn. Đồng thời, đại dịch cũng làm tệ hơn một trong những vấn nạn lớn nhất hiện nay: sự bất bình đẳng. Nó cho ta thấy hậu quả của việc thiếu chuẩn bị cho một tai hoạ ảnh hưởng lớn đang cận kề, qua đó khiến nhiều người phải chú tâm hơn đến đại thiên tai không thể tránh khỏi trong thế kỷ tới: biến đổi khí hậu. Tất cả đều cho thấy chúng ta không thể quay lại một thế giới tiền covid được nữa.



Điều này sẽ chưa quá rõ ràng vào đầu năm mới. Khi làn sóng dịch thứ hai đổ bộ, nhiều nước sẽ tập trung kiềm chế virus. Khi năm mới bắt đầu, vaccine sẽ bắt đầu ló dạng, nhưng chưa được phân phát rộng rãi. Phải sang năm 2021 vài tháng và vaccine bắt đầu được lưu hành, ta mới thấy rõ ràng những gì đã biến đổi mãi mãi.



Và sẽ có rất nhiều biến đổi, đặc biệt là ở phương Tây. Thế giới hậu covid sẽ sử dụng điện tử thường xuyên hơn rất nhiều. Từ làm việc từ xa tới bán hàng trực tuyến, đại dịch đã nén hàng chục năm biến đổi xuống còn vài tháng, thay đổi sâu sắc cách con người sinh sống, mua bán, và làm việc. Những kẻ được lợi từ cuộc đọ sức tàn phá sáng tạo gồm có những gã khổng lồ công nghệ (lợi nhuận và cổ phiếu của họ tăng vọt) và những công ty lớn nói chung (đã thu thập được một kho báu dữ liệu to lớn và lượng vốn đầu tư khổng lồ để đầu tư vào chuyển đổi kỹ thuật số). Những thành phố lớn sẽ phải tái tạo bản thân. Đóng cửa hàng loạt là không thể tránh khỏi, đặc biệt là với các doanh nghiệp nhỏ và trong lĩnh vực bán lẻ, du lịch, và hiếu khách.



Dù quá trình toàn cầu hoá vẫn sẽ xoay quanh trao đổi hàng hóa xuyên biên giới, người dân sẽ đi lại ít hơn. Những quốc gia châu Á khống chế dịch hiệu quả nhất cũng là những quốc gia đóng biên giới nghiêm ngặt nhất. Trải nghiệm của họ sẽ tác động lớn lên chính sách của những nước khác. Hạn chế biên giới và lệnh cách ly vẫn sẽ được thực thi lâu dài sau khi số ca nhiễm Covid-19 giảm. Và ngay cả sau khi ngành du lịch hoạt động trở lại, việc di cư vẫn sẽ khó khăn hơn rất nhiều. Điều này sẽ ảnh hưởng tới tương lai của những đất nước nghèo dựa vào tiền được gửi về từ những công nhân di cư ở nước ngoài, làm vết thương từ đại dịch còn sâu sắc hơn. Tính tới cuối năm 2021, khoảng 150 triệu người sẽ rơi vào cảnh nghèo đói cùng cực.



Thương mại toàn cầu sẽ diễn ra trong tình hình địa chính trị không thuận lợi. Sẽ không còn chủ nghĩa trọng thương mập mờ của ông Trump, nhưng sự hoài nghi nước Mỹ dành cho Trung Quốc sẽ không chấm dứt khi “Người đàn ông Thuế xuất nhập khẩu” rời Nhà Trắng - một danh hiệu mà tổng thống rất tự hào. Thuế xuất nhập khẩu, hiện được áp dụng với 2/3 số lượng hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, sẽ không thay đổi. Những hạn chế đề ra cho các công ty công nghệ của Trung Quốc cũng giữ nguyên. Thế giới công nghệ số và chuỗi cung ứng sẽ tiếp tục bị chia đôi, một luống do Trung Quốc thống trị, và một luồng do Mỹ dẫn đầu. Mối thù Trung-Mỹ sẽ không phải là nguồn chia rẽ duy nhất trong quá trình toàn cầu hoá. Bị khiển trách vì dựa dẫm quá nhiều vào thiết bị y khoa và những hàng hoá then chốt khác được nhập khẩu (thường từ Trung Quốc), chính phủ các nước từ châu Âu tới Ấn Độ sẽ định nghĩa lại những “nền công nghiệp chiến lược” cần được bảo vệ. Trợ cấp từ chính phủ để nâng đỡ chính sách công nghiệp mới này đang và sẽ lan tỏa mọi nơi.



Những hiện tượng này sẽ làm chia rẽ và suy yếu nền kinh tế toàn cầu. Khoảng cách giữa quyền lực của Trung Quốc (và những nền kinh tế châu Á hậu covid khác) và sự yếu thế của những nơi khác vẫn sẽ rõ rệt. Năm 2020, Trung Quốc là đất nước kinh tế lớn duy nhất có tăng trưởng; năm 2021, mức độ tăng trưởng của Trung Quốc sẽ vượt trên 7%, nhanh hơn đáng kể so với tốc độ hồi phục của châu Âu và Mỹ. Và khác với các nền kinh tế phương Đông, sự hồi phục của Trung Quốc sẽ không gây ra thâm hụt ngân sách hay những gói tiền kích cầu khổng lồ. Thành công kinh tế và quá trình dập tắt nhanh chóng Covid-19 của Trung Quốc sẽ là đòn bẩy cho một năm ăn mừng vinh quang tại Bắc Kinh, và cũng là kỷ niệm 100 năm Đảng Cộng sản Trung Quốc.



Phương Đông sẽ đối lập hoàn toàn. Sang năm mới, sự tăng trưởng của Mỹ khá loạng choạng, đặc biệt vì chính phủ đã không thông duyệt một gói kích cầu đầy đủ vào những ngày cuối của chính quyền Trump. Những nền kinh tế châu Âu sẽ trì trệ lâu hơn, với những chương trình hỗ trợ nghỉ phép hào phóng nhưng bó chân người lao động vào những công việc không còn tồn tại và những công ty zombie (các doanh nghiệp mắc nợ, cần tiền cứu trợ để hoạt động) do chính phủ dựng lên. Ở cả hai phía Đại tây dương, sự bất bình đẳng trong hậu quả của Covid-19 sẽ trở nên rõ ràng hơn bao giờ hết: những người yếu thế chịu ảnh hưởng đau đớn nhất; thất nghiệp tập trung vào những công việc không đòi hỏi kỹ năng cao; sự gián đoạn giáo dục sẽ tổn hại tương lai của trẻ nghèo hơn bất cứ nhóm trẻ nào. Sự tức giận của công chúng sẽ càng dâng cao, đặc biệt là Mỹ sẽ bước vào năm 2021 vẫn chia rẽ sâu sắc như hiện tại.



Khi phương Đông đang tàn tạ còn Trung Quốc tiếp tục khoe mẽ, nhiều học giả (cả trong ấn phẩm này) sẽ tuyên bố đại dịch là hồi chuông báo tử cho trật tự thế giới do phương Đông dẫn dắt. Làm vậy là hấp tấp. Dù có động thái “ngoại giao vaccine,” Trung Quốc vẫn gieo rắc nỗi sợ hãi và hoài nghi hơn là sự ngưỡng mộ. Và mặc dù ông kiên quyết đem Trung Quốc làm tâm điểm trên sân khấu, chủ tịch Xi Jinping có vẻ không mặn mà lắm với việc thực sự đứng ra lãnh đạo toàn cầu. Dù ông Trump có thái độ khinh bỉ với các đồng minh và hay lấn sang ngoại giao giao dịch làm lay chuyển lòng tin khả năng lãnh đạo trật tự thế giới của Mỹ, ông vẫn chưa phá huỷ trật tự này.



Vậy nên, nước Mỹ sẽ lại có khả năng định hình thế giới hậu covid rất lớn—và người có thể chuẩn bị tốt nhất cho thời đại mới này là một người đàn ông 78 tuổi có sự nghiệp chính trị bắt đầu gần với nhiệm kỳ tổng thống của Calvin Coolidge hơn là thời điểm hiện tại. Joe Biden, một người ôn hòa hướng về sự đồng thuận, vẫn luôn đưa ra những quan điểm chính trị mang tính trung tâm trong đảng phái của ông. Ông là một kiến trúc sư khó tin trong một thời đại táo bạo mới.



Nhưng có thể chính ông mới làm được. Nền tảng chính sách của ông Biden đủ tham vọng. Phía sau khẩu hiệu “Xây dựng lại tốt đẹp hơn” là một nỗ lực can đảm, nhưng không quá cấp tiến, mong gắn liền kích cầu ngắn hạn với đầu tư mạnh vào cơ sở hạ tầng, nghiên cứu, và công nghệ thân thiện với môi trường, nhằm thúc đẩy mạnh mẽ quá trình chuyển đổi năng lượng của Mỹ. Từ mở rộng cách tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe tới cải thiện bảo hiểm xã hội, hợp đồng xã hội do nền kinh tế Biden đề xuất là một phiên bản thế kỷ 21 của thời đại Tiến độ: cải cách mà không nghiêng cực đoan về cánh tả.



Về mặt chính sách đối ngoại, ông Biden sẽ hàn gắn những mối quan hệ và khẳng định lại những giá trị và vai trò quốc tế của nước Mỹ. Một nhà ngoại giao kỳ cựu với bản năng đa phương và xây dựng các thể chế, ông Biden sẽ nhanh chóng phát ra những tín hiệu rõ ràng: nước Mỹ sẽ tái gia nhập Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu, tiếp tục tham gia Tổ chức Y tế Thế giới, và tham gia COVAX, liên minh quốc tế để phân phát vaccine Covid-19. Ông sẽ nhanh chóng tới châu Âu để khẳng định lại cam kết của Mỹ với NATO và liên minh xuyên Đại Tây Dương. Tuy nhiên, điểm dừng đầu tiên của ông sẽ là Berlin hoặc Paris, chứ không phải nước Anh đã rời Liên minh châu Âu của Boris Johnson. Ông Biden sẽ nhấn mạnh lại tầm quan trọng của nhân quyền và dân chủ trong chính sách đối ngoại của Mỹ. Cách Trung Quốc đối xử với người Uyghur ở Xinjiang và sự đàn áp Hong Kong sẽ bị chỉ trích nghiêm khắc hơn. Sẽ không còn cảnh tán gẫu với những kẻ độc tài nữa.



Tuy nhiên, với những vấn đề quan trọng nhất, nhiệm kỳ của ông Biden sẽ hướng tới thay đổi cách tiếp cận thay vì chuyển hướng vấn đề. Mỹ vẫn sẽ lo ngại về mối đe dọa Trung Quốc ngày một lớn: chính quyền Trump tập trung vào vấn đề này là điều đáng khen. Nhưng thay vì tấn công bằng thuế xuất nhập khẩu đơn phương, đội của ông Biden sẽ tập trung vào xây dựng một liên minh đa phương để chống lại Trung Quốc. Sẽ có một cuộc thương lượng khổng lồ xuyên Đại Tây Dương, trong đó Mỹ sẽ xoa dịu mối lo ngại của châu Âu về những gã khổng lồ công nghệ từ Mỹ, cụ thể hơn là những dữ liệu cá nhân được thu thập và những món thuế không trả. Đổi lại, Mỹ và châu Âu sẽ cùng hợp tác tiếp cận những công ty công nghệ của Trung Quốc. Sẽ có thảo luận về một liên minh thế giới mới, thắt chặt những nước dân chủ ở châu Á với liên minh phương Đông để phản công lại Trung Quốc—ta có thể thấy đây là nền tảng cho một trật tự thế giới do Mỹ lãnh đạo kiểu mới.



Thời cơ đã chín muồi. Liệu ông Biden có nắm bắt lấy nó? Rủi ro là bất kể nội địa hay quốc tế, nhiệm kỳ tổng thống của Biden có xu hướng nói lời xoa dịu nhiều hơn là hành động hiệu quả. Thêm nữa, dù ông Biden có bị gò bó bởi Thượng viện do đảng Cộng hòa nắm quyền hay không, thì chính ông Biden cũng đang quá chú ý đến việc sửa chữa thế giới của ngày hôm qua thay vì xây dựng thế giới của ngày mai, quá ráo riết duy trì những ngành nghề đang có và dựng lên những thể chế đa phương cứng nhắc để có thể xúc tiến những thay đổi cần thiết. Điều nguy hiểm nhất không phải là sự lật nhào về phía cánh tả mà nhiều người đảng Cộng hòa đang lo sợ—mà đó là sự trì hoãn, e ngại, và bế tắc. Thật đáng xấu hổ thay, cho nước Mỹ và cả thế giới.



Người dịch: Ren Dinh



The Interpreter

[Image: with-love-smiley-emoticon.gif]
Reply


Messages In This Thread
Thời cơ sau khủng hoảng - The Economist - by Xí Xọn - 2020-11-20, 12:00 AM