2020-11-19, 09:08 AM
CHÁNH NIỆM
Đời sống của một người có chánh niệm, có thiền định, có trí tuệ chính là sự lui tới vùng đất an toàn, vùng đất của chư Phật, của thánh hiền, vùng đất của sự vô hại. Còn nếu như bất cứ giây phút nào sống chìm đắm trong cái mình thích, trong cái mình ghét thì hãy hiểu rằng lúc đó mình đang lang thang ở vùng nguy hiểm. Bên New York có một vùng Harlem mà ngay người Mỹ trắng cũng sợ, giống như những khu Cầu Muối, Khánh Hội, Cầu Ông Lãnh ở Sài Gòn, đây là những nơi mà bước vào ăn nói lơ mơ là không có đường về.
Một hành giả bất cứ lúc nào không có niệm là đang ở trong khu vực nguy hiểm. Nhiều người nghĩ rằng thất niệm một chút đâu có chết, nhưng hãy nhớ rằng tất cả những khổ tâm, bứt rứt, sợ hãi, hờn giận, tiếc nuối… đều đi ra từ những giây phút thất niệm, phóng dật. Thử một ngày sống chánh niệm các vị sẽ thấy khác biệt rất lớn giữa một người sống không có niệm và có chánh niệm. Thử một ngày dẹp bớt những gì không cần thiết để sống chậm một ngày để thấy sự khác biệt cực kỳ lớn giữa một nếp sống thất niệm và một nếp sống có chánh niệm. Lạ lùng ở chỗ, sống chánh niệm, trên chữ nghĩa mô tả chỉ là: 1. Làm gì biết nấy nhưng khi sống được như vậy thì sẽ ngộ ra vô số chuyện. Tới lúc sống chánh niệm mới ngộ ra câu thứ 2. Thấy vậy mà không phải vậy. Nếu thật sự có lòng cầu đạo giải thoát phải nhớ thuộc lòng: sống chánh niệm là làm gì biết nấy, mình ra sao thì tự biết như vậy. Sống như vậy để làm chi vậy? Thử sống một ngày như vậy để nhìn ra mọi sự thấy vậy mà không phải vậy. Những gì mình thấy nó là ngọt, là đắng, là tốt, là xấu theo cách nghĩ của thế gian, thì khi mình là hành giả Tứ Niệm Xứ sống có chánh niệm, có tỉnh giác mình mới hiểu ra thấy vậy mà không phải vậy. Lúc đó mới thấy cơ thể mình thật sự không như mình nghĩ, không ngờ nó đau khổ như vậy, và cái tâm của mình không ngờ nó hèn như vậy, nó tầm thường, bất tịnh dơ bẩn như vậy. Mình không ngờ mình thiếu an lạc như vậy, không ngờ mình tù túng chật chội, bầy hầy, bê bối như vậy. Thử một ngày sống chánh niệm sẽ thấy ra những điều này, nhờ vậy mình được rất nhiều thứ: mình không tiếp tục ngộ nhận về bản thân mình nữa, mình phát hiện ra cái gì cần thêm, cái gì cần bớt, cái gì cần sửa. Chỉ có hành giả Tứ Niệm Xứ mới là người có được khả năng nhìn ngắm mọi sự từ nhiều phía, có khả năng nhìn từ trên nhìn xuống, nhìn từ trong nhìn ra, ngoài nhìn vô và ở dưới nhìn lên. Chỉ có cách nhìn này mới không phiến diện, một chiều. Hãy thử nhìn mình từ góc độ của người khác, rồi quan sát người khác bằng từ góc độ của họ. Mình nhìn mình đang ăn, mình nhìn mình nói chuyện, mình nhìn mình phản ứng như thế nào trong đời sống thường nhật; rất là quan trọng.
Sư Giác Nguyên
Đời sống của một người có chánh niệm, có thiền định, có trí tuệ chính là sự lui tới vùng đất an toàn, vùng đất của chư Phật, của thánh hiền, vùng đất của sự vô hại. Còn nếu như bất cứ giây phút nào sống chìm đắm trong cái mình thích, trong cái mình ghét thì hãy hiểu rằng lúc đó mình đang lang thang ở vùng nguy hiểm. Bên New York có một vùng Harlem mà ngay người Mỹ trắng cũng sợ, giống như những khu Cầu Muối, Khánh Hội, Cầu Ông Lãnh ở Sài Gòn, đây là những nơi mà bước vào ăn nói lơ mơ là không có đường về.
Một hành giả bất cứ lúc nào không có niệm là đang ở trong khu vực nguy hiểm. Nhiều người nghĩ rằng thất niệm một chút đâu có chết, nhưng hãy nhớ rằng tất cả những khổ tâm, bứt rứt, sợ hãi, hờn giận, tiếc nuối… đều đi ra từ những giây phút thất niệm, phóng dật. Thử một ngày sống chánh niệm các vị sẽ thấy khác biệt rất lớn giữa một người sống không có niệm và có chánh niệm. Thử một ngày dẹp bớt những gì không cần thiết để sống chậm một ngày để thấy sự khác biệt cực kỳ lớn giữa một nếp sống thất niệm và một nếp sống có chánh niệm. Lạ lùng ở chỗ, sống chánh niệm, trên chữ nghĩa mô tả chỉ là: 1. Làm gì biết nấy nhưng khi sống được như vậy thì sẽ ngộ ra vô số chuyện. Tới lúc sống chánh niệm mới ngộ ra câu thứ 2. Thấy vậy mà không phải vậy. Nếu thật sự có lòng cầu đạo giải thoát phải nhớ thuộc lòng: sống chánh niệm là làm gì biết nấy, mình ra sao thì tự biết như vậy. Sống như vậy để làm chi vậy? Thử sống một ngày như vậy để nhìn ra mọi sự thấy vậy mà không phải vậy. Những gì mình thấy nó là ngọt, là đắng, là tốt, là xấu theo cách nghĩ của thế gian, thì khi mình là hành giả Tứ Niệm Xứ sống có chánh niệm, có tỉnh giác mình mới hiểu ra thấy vậy mà không phải vậy. Lúc đó mới thấy cơ thể mình thật sự không như mình nghĩ, không ngờ nó đau khổ như vậy, và cái tâm của mình không ngờ nó hèn như vậy, nó tầm thường, bất tịnh dơ bẩn như vậy. Mình không ngờ mình thiếu an lạc như vậy, không ngờ mình tù túng chật chội, bầy hầy, bê bối như vậy. Thử một ngày sống chánh niệm sẽ thấy ra những điều này, nhờ vậy mình được rất nhiều thứ: mình không tiếp tục ngộ nhận về bản thân mình nữa, mình phát hiện ra cái gì cần thêm, cái gì cần bớt, cái gì cần sửa. Chỉ có hành giả Tứ Niệm Xứ mới là người có được khả năng nhìn ngắm mọi sự từ nhiều phía, có khả năng nhìn từ trên nhìn xuống, nhìn từ trong nhìn ra, ngoài nhìn vô và ở dưới nhìn lên. Chỉ có cách nhìn này mới không phiến diện, một chiều. Hãy thử nhìn mình từ góc độ của người khác, rồi quan sát người khác bằng từ góc độ của họ. Mình nhìn mình đang ăn, mình nhìn mình nói chuyện, mình nhìn mình phản ứng như thế nào trong đời sống thường nhật; rất là quan trọng.
Sư Giác Nguyên