2020-11-10, 08:57 AM
~Rất nhiều người thường hay xài chữ nghiệp chướng nhưng không mấy ai hiểu rõ nghiệp chướng là gì~
NGHIỆP CHƯỚNG LÀ GÌ?
Nghiệp chướng (Kammāvaraṇatāya) chỉ cho 5 tội đại nghịch gồm: giết cha, giết mẹ, giết La-Hán, làm thân Phật chảy máu, chia rẽ Tăng.
Đây là năm cái tội gọi là ‘pañcānantariyakamma’. (Antariya: liên tục, liên tiếp không gián đoạn.) Pañcānantariyakamma có nghĩa là năm cái tội mà mình mắc vào 1 trong 5 thì mình phải trả liền trong cái kiếp kế. Sau cái kiếp này tắt thở một phát là đi luôn thẳng xuống dưới; nghiệp vô gián đi liền và trả liền. Người mắc vào một trong năm cái tội này thì được gọi là ‘mắc vào nghiệp chướng’.
Giống như trong Kinh Sa Môn Quả - Trường Bộ Kinh ghi rõ vua A-Xà-Thế lẽ ra đã chứng thánh Tu-đà-hoàn từ thời Phật rồi, nhưng vì mắc cái tội giết cha cho nên vua không có tài nào giác ngộ giáo pháp được hết. Nghe thì cũng hiểu như chúng ta vậy đó, chỉ hiểu chừng chừng, còn hiểu theo kiểu đủ để cắt đứt đoạn trừ phiền não thì không tới, vì bị ám bởi cái nghiệp nặng quá. Người thế gian không học giáo lý họ nghe vậy họ không hình dung được, họ bảo sao kỳ vậy, khi nào mình đang bị dằn vặt dằn xé bởi một cái ám ảnh nào đó thì đúng là cái đầu mình nó ngu nó bư thiệt, nhưng mà bây giờ trong một phút giây nào đó mình lãng quên thì mình thanh thản trở lại, thông minh trở lại đầu óc minh mẫn sáng sủa trở lại chứ.
Nhưng đó là chuyện của thế gian, còn trong kinh điển Phật giáo thì nói rằng chỉ riêng một trong năm cái tội này, người nào mà mắc vào rồi, thì thứ nhất cái tội quá nặng, ác nghiệp đó nặng quá, thứ hai chính vì nặng quá nên khiến cho tâm lý mình không yên cả đời. Nó không phải như các tội khác, các tội khác mình phạm xong mình còn quên còn cái tội này thì cả đời không có ngày nào yên. Cho nên về mặt tâm lý là chúng ta không làm ăn gì được hết, còn về mặt báo ứng thì vì tội nặng quá nó làm cho cả thân lẫn tâm sinh lý của chúng ta luôn ở trong trạng thái nặng nề lắm.
Hồi mẹ tôi mất, rồi thầy Hộ Giác mất, đó là hai người trong đời tôi mà khi họ mất rồi tôi nghe mệt trong thân xác. Thường khi mình buồn là chỉ buồn trong tâm thôi quí vị, ví dụ như mình sực nhớ đến chuyện đó mình hơi se sắt một chút. Mấy hôm nay chúng phá banh chành, mỗi lần tôi nghĩ đến, tôi hơi khó chịu, tôi hơi có cái dao động một chút, hơi buồn buồn một chút, hơi sốc một chút, hơi mệt một chút, chán chán một chút. Nhưng đó là tâm lý chứ còn thân thể và sức khoẻ vẫn bình thường, mặc dù có người nói thấy tôi có vẻ già đi. Đó chỉ vì tôi quên cạo râu. Nhưng mà riêng cái tang của mẹ tôi và thầy tôi, năm đó tôi cũng 40 tuổi ngoài rồi mà quí vị biết không tôi mệt cả tâm lý lẫn thể xác. Mỗi lần tôi nhớ tới hai người đó tôi chỉ ước gì đây là ác mộng. Mà sao kỳ, hồi họ còn sống sao mình trơ trơ, mình không để ý, tới hồi họ mất rồi mình mới biết mình thương họ thiệt. Quí vị biết không, thương lắm, thương kỳ lắm. Thương mà đi trong những chỗ đông người tôi ước ao nhìn thấy họ trong dòng người đó, tôi chạy tới tôi quỳ xuống đất tôi cũng quỳ nữa. Thương vậy đó, mệt người - mệt cái thể xác đó. May chỉ là cái sự nhớ thương thôi mà nó ám lên cả thân xác của mình nói chi là cái chuyện giết. Mình thương mẹ, cái tang của mẹ làm cho mình bị mệt vậy đó thì quý vị tưởng tượng người đã xuống tay giết mẹ rồi có thể nào yên không.
Cho nên khi đã mắc vào một trong năm cái tội này thì kể như không có cách nào ngóc đầu lên được. Phải đi trả cho hết cái nghiệp đó thì may ra, năm cái tội đại nghịch mà. Đó là nghiệp chướng.
STK
NGHIỆP CHƯỚNG LÀ GÌ?
Nghiệp chướng (Kammāvaraṇatāya) chỉ cho 5 tội đại nghịch gồm: giết cha, giết mẹ, giết La-Hán, làm thân Phật chảy máu, chia rẽ Tăng.
Đây là năm cái tội gọi là ‘pañcānantariyakamma’. (Antariya: liên tục, liên tiếp không gián đoạn.) Pañcānantariyakamma có nghĩa là năm cái tội mà mình mắc vào 1 trong 5 thì mình phải trả liền trong cái kiếp kế. Sau cái kiếp này tắt thở một phát là đi luôn thẳng xuống dưới; nghiệp vô gián đi liền và trả liền. Người mắc vào một trong năm cái tội này thì được gọi là ‘mắc vào nghiệp chướng’.
Giống như trong Kinh Sa Môn Quả - Trường Bộ Kinh ghi rõ vua A-Xà-Thế lẽ ra đã chứng thánh Tu-đà-hoàn từ thời Phật rồi, nhưng vì mắc cái tội giết cha cho nên vua không có tài nào giác ngộ giáo pháp được hết. Nghe thì cũng hiểu như chúng ta vậy đó, chỉ hiểu chừng chừng, còn hiểu theo kiểu đủ để cắt đứt đoạn trừ phiền não thì không tới, vì bị ám bởi cái nghiệp nặng quá. Người thế gian không học giáo lý họ nghe vậy họ không hình dung được, họ bảo sao kỳ vậy, khi nào mình đang bị dằn vặt dằn xé bởi một cái ám ảnh nào đó thì đúng là cái đầu mình nó ngu nó bư thiệt, nhưng mà bây giờ trong một phút giây nào đó mình lãng quên thì mình thanh thản trở lại, thông minh trở lại đầu óc minh mẫn sáng sủa trở lại chứ.
Nhưng đó là chuyện của thế gian, còn trong kinh điển Phật giáo thì nói rằng chỉ riêng một trong năm cái tội này, người nào mà mắc vào rồi, thì thứ nhất cái tội quá nặng, ác nghiệp đó nặng quá, thứ hai chính vì nặng quá nên khiến cho tâm lý mình không yên cả đời. Nó không phải như các tội khác, các tội khác mình phạm xong mình còn quên còn cái tội này thì cả đời không có ngày nào yên. Cho nên về mặt tâm lý là chúng ta không làm ăn gì được hết, còn về mặt báo ứng thì vì tội nặng quá nó làm cho cả thân lẫn tâm sinh lý của chúng ta luôn ở trong trạng thái nặng nề lắm.
Hồi mẹ tôi mất, rồi thầy Hộ Giác mất, đó là hai người trong đời tôi mà khi họ mất rồi tôi nghe mệt trong thân xác. Thường khi mình buồn là chỉ buồn trong tâm thôi quí vị, ví dụ như mình sực nhớ đến chuyện đó mình hơi se sắt một chút. Mấy hôm nay chúng phá banh chành, mỗi lần tôi nghĩ đến, tôi hơi khó chịu, tôi hơi có cái dao động một chút, hơi buồn buồn một chút, hơi sốc một chút, hơi mệt một chút, chán chán một chút. Nhưng đó là tâm lý chứ còn thân thể và sức khoẻ vẫn bình thường, mặc dù có người nói thấy tôi có vẻ già đi. Đó chỉ vì tôi quên cạo râu. Nhưng mà riêng cái tang của mẹ tôi và thầy tôi, năm đó tôi cũng 40 tuổi ngoài rồi mà quí vị biết không tôi mệt cả tâm lý lẫn thể xác. Mỗi lần tôi nhớ tới hai người đó tôi chỉ ước gì đây là ác mộng. Mà sao kỳ, hồi họ còn sống sao mình trơ trơ, mình không để ý, tới hồi họ mất rồi mình mới biết mình thương họ thiệt. Quí vị biết không, thương lắm, thương kỳ lắm. Thương mà đi trong những chỗ đông người tôi ước ao nhìn thấy họ trong dòng người đó, tôi chạy tới tôi quỳ xuống đất tôi cũng quỳ nữa. Thương vậy đó, mệt người - mệt cái thể xác đó. May chỉ là cái sự nhớ thương thôi mà nó ám lên cả thân xác của mình nói chi là cái chuyện giết. Mình thương mẹ, cái tang của mẹ làm cho mình bị mệt vậy đó thì quý vị tưởng tượng người đã xuống tay giết mẹ rồi có thể nào yên không.
Cho nên khi đã mắc vào một trong năm cái tội này thì kể như không có cách nào ngóc đầu lên được. Phải đi trả cho hết cái nghiệp đó thì may ra, năm cái tội đại nghịch mà. Đó là nghiệp chướng.
STK