2020-10-16, 12:44 PM
NẾU ĐỜI ĐỜI KHÔNG CHẾT, CHÚNG TA SẼ SỐNG CHO CÁI GÌ?
Hữu lậu là muốn tồn tại, muốn có mặt ở chỗ này, chỗ kia; muốn có mặt ở cõi Dục, cõi Sắc, cõi Vô sắc. Có người còn ghê nữa, muốn đắc rồi phải có cái cõi Phật nào đó để về, để mà đời đời bất tử, pháp thân vĩnh hằng, bất diệt.
Từ đâu ra cái ý niệm đó? Bởi vì, những nhân vật bị cái hữu lậu nặng quá mới lòi ra cái ý niệm về pháp thân. Họ đã ăn gian chỗ này: cái gì thuộc về hiện tượng thì nó có thể bị biến mất, nhưng cái gì thuộc bản chất, thuộc về ý nghĩa, thuộc về trạng thái thì nó không mất.
Thí dụ mình hiểu chữ ‘Phật’ là trên khía cạnh hiện tượng. Ngài là một nhân vật lịch sử, một ông hoàng chào đời ở Lumbini biên giới Nepal, trụ thế 80 năm, sau đó tuổi già sức yếu bỏ xác ở một góc rừng Kusinara. Đó chính là Phật theo nghĩa hiện tượng.
Nhưng hiểu theo nghĩa bản chất, nghĩa trừu tượng, nghĩa tinh thần, nghĩa bóng, thì ‘Phật’ là tánh giác, là cái khả năng hiểu biết, bao dung, yêu thương muôn loài. Khi Ngài còn, thì cái gì trên đời này Ngài cũng biết, ai Ngài cũng thương, đức lành nào Ngài cũng có. Dầu Ngài mất đi, nhưng hễ mình nói tới Phật là hình dung đến những giá trị tâm linh này. Cái trạng thái làm sao mất được. Thí dụ như những định nghĩa nước là gì, lửa là gì, đất là gì làm sao mất theo thời gian được. Ngọn lửa có thể tắt. Cục đất có thể bị vỡ, bị tan, bị nghiền nát. Nhưng cái trạng thái, định nghĩa của những thứ đó làm sao mất.
Có người do cái hữu lậu, hữu ái mạnh quá nên họ không có cam tâm chấp nhận cái chuyện tu hành mấy chục a-tăng-kỳ đùng một phát thành Phật rồi xuôi tay bỏ hết, ra đi. Họ chịu không nổi. Thế là họ mới tìm cách nắm níu, giữ lại cái gì đó.
Thật ra là Phật có tới ba thân: báo thân, ứng thân và pháp thân. Báo thân là còn phải thị hiện là sanh, già, đau, chết, xuất gia, khổ hạnh... Nhưng cái ứng thân là Ngài còn có cái chỗ để Ngài về, một cái cõi nào đó sau khi mà Ngài thị hiện hoằng pháp ở đây. Còn riêng pháp thân là cõi tinh thần của Ngài thì đời đời bất diệt. Nghe thì sướng thiệt, nhưng mà nếu mình truy cho cùng thì hiểu vì đâu mà ra khái niệm tam thân. Bởi vì có những kẻ không có cam tâm. Tại sao họ không có cam tâm? Là bởi vì họ không có học cho thông bài học về bốn đế với Đế đầu tiên: mọi hiện hữu là khổ. Ý nghĩa cao nhất của Phật Pháp là thấy ra sự vô nghĩa của đời sống. Sống hoài để làm gì? Trong phim Chạng Vạng có một câu tôi rất là thích. Nhân vật nam nói với nhân vật nữ: “Em nghĩ đi, nếu tụi mình đời đời không chết thì chúng ta sẽ sống cho cái gì?" Cái câu hay quá. Hay đến mức mà tôi muốn đem khắc lên bảng vàng bia đá rồi sơn son thếp vàng treo trước Thiền viện Kālāma mai này.
Không mấy ai thấy ra được cái ý nghĩa rốt ráo của đời sống. Ý nghĩa rốt ráo của đời sống chỉ là sự vô nghĩa thôi quí vị. Cái ý nghĩa cao nhất của Phật Pháp chính là thấy ra cái sự vô nghĩa của đời sống. Anh sống để làm cái gì? Sống để tụng kinh, sống để thuyết pháp hay sống để ngồi thiền? Mà ngồi thiền để được cái gì? Để giải thoát! Mà giải thoát là cái gì? Là chấm dứt hết hay là tiếp tục tồn tại trong một hình thức khác? Anh giải thích cho tôi nghe, giải thoát là cái gì! Quý vị thấy không, ngay trong cái ý niệm mà muốn đời đời bất diệt đã là mâu thuẫn rồi. Anh còn hoài để làm cái gì? Anh còn hoài để đói ăn, khát uống phải không? Anh nghĩ nếu cái đó kéo dài một tỷ năm, một trăm tỷ, một ngàn tỷ, một triệu tỷ năm rồi thì nó sẽ đi về đâu? Cứ đói ăn, khát uống, yêu đương, giao phối như vậy hoài hay sao?
Rồi anh nói với tôi: "Không, không, tôi là Phật tử, tôi muốn sống đời bất diệt để tôi tụng kinh, tôi thuyết pháp, tôi ngồi thiền, tôi tế độ chúng sanh.” Mà nếu tất cả mọi người đều được đời đời bất diệt, thì như vậy mình sống để làm cái gì? Ở đây tôi không có chủ trương Hư vô luận (Nihilism), tôi không có chủ trương quái đản như vậy. Đạo Phật không có chủ trương Nihilism, nhưng có một điều, quý vị tự hỏi đi, có phải lý tưởng cao nhất, cái ý nghĩa cao nhất của Phật pháp chính là thấy ra cái sự vô nghĩa của đời sống? Mọi hiện hữu là khổ, dầu trong bất cứ hình thức nào, dầu anh có là Phạm thiên vô sắc Phi Tưởng Phi Phi Tưởng hay anh là một con dòi, một con giun đất ở trong mấy tầng đất sét đi nữa, anh là một con gián, một con thiêu thân, một con no see ums, một con uyên ương bay trong gió… . Con uyên ương giống như con phù du vậy đó, nó gắn nhau thành cặp, gặp mấy chiếc xe hơi chạy trên đường cao tốc là nó cứ bám vào cửa kiếng, hoặc như bên Việt Nam, Thái Lan, sáng sáng ra đồng là có mấy con bù mắt, (có người kêu là con bu mắt) bay thành nguyên một đám dầy đặc chắc cũng mấy chục ngàn con vậy đó, nó bu, nó chích mình. Sanh vô đó rồi thì đời đời kiếp kiếp. Có nhiều lần tôi nói tôi sợ làm cái con hàu (oyster). Nhìn xa nó y chang như đá, lại gần mới biết nó là một cái thứ sò ốc sống bám vào trong đá. Mình không hiểu nó sống để làm cái gì, không biết buồn vui, không yêu đương nhung nhớ, không toan tính suy tư, không lý tưởng hành động, không có một cái gì để phụng sự hy hiến, không có gì hết. Nó chỉ là một cục thịt nằm đó mà chờ cái ngày hóa kiếp thôi quí vị.
Do hữu lậu nặng quá mới nảy ra cái chuyện là có nhiều người mong uống từng cái chén trà, ngắm từng cái hoa “để thấy mình mai này trở về với đất, hòa tan vào đất, tiếp tục tồn tại trong hình hài khác; thấy từng cái giọt nước trong chén trà mai này sẽ về trời thành mây, rồi tiếp tục mưa xuống; bốc hơi đi đâu cũng về trời, cũng quẩn quanh trong khí quyển. Chúng ta có là một chiếc lá, một cành hoa trở về với đất mẹ thì tiếp tục nuôi dưỡng cành lá khác để tiếp tục hiện hữu trong một hình thức khác. Cái tấm thân mấy chục ký lô này mai này dầu đem chôn hay đem thiêu, thì nó sẽ là một phần đóng góp cho đất mẹ để nó tiếp tục nuôi dưỡng những mầm sống khác, cho chúng ta tiếp tục tồn tại hiện hữu trong những hóa thân mới…” Trời ơi, họ nghe như vậy mà sướng tê người quí vị biết không -- những người sợ mất -- họ nghe thấy hạnh phúc lắm. Nhưng mà, khi anh thấy sợ, thấy ra cái sự vô nghĩa của đời sống thì anh muốn dẹp nó. Vì sao vậy? Vì ý nghĩa cao nhất của Phật pháp chính là thấy ra cái sự vô nghĩa của đời sống.
Sư GN
Hữu lậu là muốn tồn tại, muốn có mặt ở chỗ này, chỗ kia; muốn có mặt ở cõi Dục, cõi Sắc, cõi Vô sắc. Có người còn ghê nữa, muốn đắc rồi phải có cái cõi Phật nào đó để về, để mà đời đời bất tử, pháp thân vĩnh hằng, bất diệt.
Từ đâu ra cái ý niệm đó? Bởi vì, những nhân vật bị cái hữu lậu nặng quá mới lòi ra cái ý niệm về pháp thân. Họ đã ăn gian chỗ này: cái gì thuộc về hiện tượng thì nó có thể bị biến mất, nhưng cái gì thuộc bản chất, thuộc về ý nghĩa, thuộc về trạng thái thì nó không mất.
Thí dụ mình hiểu chữ ‘Phật’ là trên khía cạnh hiện tượng. Ngài là một nhân vật lịch sử, một ông hoàng chào đời ở Lumbini biên giới Nepal, trụ thế 80 năm, sau đó tuổi già sức yếu bỏ xác ở một góc rừng Kusinara. Đó chính là Phật theo nghĩa hiện tượng.
Nhưng hiểu theo nghĩa bản chất, nghĩa trừu tượng, nghĩa tinh thần, nghĩa bóng, thì ‘Phật’ là tánh giác, là cái khả năng hiểu biết, bao dung, yêu thương muôn loài. Khi Ngài còn, thì cái gì trên đời này Ngài cũng biết, ai Ngài cũng thương, đức lành nào Ngài cũng có. Dầu Ngài mất đi, nhưng hễ mình nói tới Phật là hình dung đến những giá trị tâm linh này. Cái trạng thái làm sao mất được. Thí dụ như những định nghĩa nước là gì, lửa là gì, đất là gì làm sao mất theo thời gian được. Ngọn lửa có thể tắt. Cục đất có thể bị vỡ, bị tan, bị nghiền nát. Nhưng cái trạng thái, định nghĩa của những thứ đó làm sao mất.
Có người do cái hữu lậu, hữu ái mạnh quá nên họ không có cam tâm chấp nhận cái chuyện tu hành mấy chục a-tăng-kỳ đùng một phát thành Phật rồi xuôi tay bỏ hết, ra đi. Họ chịu không nổi. Thế là họ mới tìm cách nắm níu, giữ lại cái gì đó.
Thật ra là Phật có tới ba thân: báo thân, ứng thân và pháp thân. Báo thân là còn phải thị hiện là sanh, già, đau, chết, xuất gia, khổ hạnh... Nhưng cái ứng thân là Ngài còn có cái chỗ để Ngài về, một cái cõi nào đó sau khi mà Ngài thị hiện hoằng pháp ở đây. Còn riêng pháp thân là cõi tinh thần của Ngài thì đời đời bất diệt. Nghe thì sướng thiệt, nhưng mà nếu mình truy cho cùng thì hiểu vì đâu mà ra khái niệm tam thân. Bởi vì có những kẻ không có cam tâm. Tại sao họ không có cam tâm? Là bởi vì họ không có học cho thông bài học về bốn đế với Đế đầu tiên: mọi hiện hữu là khổ. Ý nghĩa cao nhất của Phật Pháp là thấy ra sự vô nghĩa của đời sống. Sống hoài để làm gì? Trong phim Chạng Vạng có một câu tôi rất là thích. Nhân vật nam nói với nhân vật nữ: “Em nghĩ đi, nếu tụi mình đời đời không chết thì chúng ta sẽ sống cho cái gì?" Cái câu hay quá. Hay đến mức mà tôi muốn đem khắc lên bảng vàng bia đá rồi sơn son thếp vàng treo trước Thiền viện Kālāma mai này.
Không mấy ai thấy ra được cái ý nghĩa rốt ráo của đời sống. Ý nghĩa rốt ráo của đời sống chỉ là sự vô nghĩa thôi quí vị. Cái ý nghĩa cao nhất của Phật Pháp chính là thấy ra cái sự vô nghĩa của đời sống. Anh sống để làm cái gì? Sống để tụng kinh, sống để thuyết pháp hay sống để ngồi thiền? Mà ngồi thiền để được cái gì? Để giải thoát! Mà giải thoát là cái gì? Là chấm dứt hết hay là tiếp tục tồn tại trong một hình thức khác? Anh giải thích cho tôi nghe, giải thoát là cái gì! Quý vị thấy không, ngay trong cái ý niệm mà muốn đời đời bất diệt đã là mâu thuẫn rồi. Anh còn hoài để làm cái gì? Anh còn hoài để đói ăn, khát uống phải không? Anh nghĩ nếu cái đó kéo dài một tỷ năm, một trăm tỷ, một ngàn tỷ, một triệu tỷ năm rồi thì nó sẽ đi về đâu? Cứ đói ăn, khát uống, yêu đương, giao phối như vậy hoài hay sao?
Rồi anh nói với tôi: "Không, không, tôi là Phật tử, tôi muốn sống đời bất diệt để tôi tụng kinh, tôi thuyết pháp, tôi ngồi thiền, tôi tế độ chúng sanh.” Mà nếu tất cả mọi người đều được đời đời bất diệt, thì như vậy mình sống để làm cái gì? Ở đây tôi không có chủ trương Hư vô luận (Nihilism), tôi không có chủ trương quái đản như vậy. Đạo Phật không có chủ trương Nihilism, nhưng có một điều, quý vị tự hỏi đi, có phải lý tưởng cao nhất, cái ý nghĩa cao nhất của Phật pháp chính là thấy ra cái sự vô nghĩa của đời sống? Mọi hiện hữu là khổ, dầu trong bất cứ hình thức nào, dầu anh có là Phạm thiên vô sắc Phi Tưởng Phi Phi Tưởng hay anh là một con dòi, một con giun đất ở trong mấy tầng đất sét đi nữa, anh là một con gián, một con thiêu thân, một con no see ums, một con uyên ương bay trong gió… . Con uyên ương giống như con phù du vậy đó, nó gắn nhau thành cặp, gặp mấy chiếc xe hơi chạy trên đường cao tốc là nó cứ bám vào cửa kiếng, hoặc như bên Việt Nam, Thái Lan, sáng sáng ra đồng là có mấy con bù mắt, (có người kêu là con bu mắt) bay thành nguyên một đám dầy đặc chắc cũng mấy chục ngàn con vậy đó, nó bu, nó chích mình. Sanh vô đó rồi thì đời đời kiếp kiếp. Có nhiều lần tôi nói tôi sợ làm cái con hàu (oyster). Nhìn xa nó y chang như đá, lại gần mới biết nó là một cái thứ sò ốc sống bám vào trong đá. Mình không hiểu nó sống để làm cái gì, không biết buồn vui, không yêu đương nhung nhớ, không toan tính suy tư, không lý tưởng hành động, không có một cái gì để phụng sự hy hiến, không có gì hết. Nó chỉ là một cục thịt nằm đó mà chờ cái ngày hóa kiếp thôi quí vị.
Do hữu lậu nặng quá mới nảy ra cái chuyện là có nhiều người mong uống từng cái chén trà, ngắm từng cái hoa “để thấy mình mai này trở về với đất, hòa tan vào đất, tiếp tục tồn tại trong hình hài khác; thấy từng cái giọt nước trong chén trà mai này sẽ về trời thành mây, rồi tiếp tục mưa xuống; bốc hơi đi đâu cũng về trời, cũng quẩn quanh trong khí quyển. Chúng ta có là một chiếc lá, một cành hoa trở về với đất mẹ thì tiếp tục nuôi dưỡng cành lá khác để tiếp tục hiện hữu trong một hình thức khác. Cái tấm thân mấy chục ký lô này mai này dầu đem chôn hay đem thiêu, thì nó sẽ là một phần đóng góp cho đất mẹ để nó tiếp tục nuôi dưỡng những mầm sống khác, cho chúng ta tiếp tục tồn tại hiện hữu trong những hóa thân mới…” Trời ơi, họ nghe như vậy mà sướng tê người quí vị biết không -- những người sợ mất -- họ nghe thấy hạnh phúc lắm. Nhưng mà, khi anh thấy sợ, thấy ra cái sự vô nghĩa của đời sống thì anh muốn dẹp nó. Vì sao vậy? Vì ý nghĩa cao nhất của Phật pháp chính là thấy ra cái sự vô nghĩa của đời sống.
Sư GN