2018-03-12, 03:34 PM
Vậy căn cứ vào đâu mà có những giải thích khác nhau về việc cho phép ly dị và tái hôn này?
2. Chú Giải Lời Dạy Chúa Giêsu
Như đã nói trên, hầu hết các nhà Kinh Thánh đồng ý rằng Chúa Giêsu không chấp nhận ly dị, và dạy tính bất khả phân ly trong hôn nhân.[44] Tuy nhiên Matthew nhắc đến hai lần “không được ly dị ngoại trừ porneia” (tiếng Việt dịch là “ngọai trừ trường hợp hôn nhân bất hợp pháp” (Mt 5:32 và 19:9). Việc Matthew nhắc hai lần “ngoại trừ” này khiến các nhà chú thích Kinh Thánh đặt câu hỏi: liệu đây là những trường hợp “bất hợp pháp” hay “những trường hợp không giữ được lời hứa.”[45]
Với nhóm người có khuynh hướng xét lại tính bất khả phân ly, họ chú thích lời Chúa Giêsu với một phương thức khác. Họ tin rằng lời Ngài dạy cần được hiểu tường tận dựa theo bối cảnh Ngài giảng dạy, nghĩa là, chúng ta không thể trích một câu trong toàn bộ lời dạy của Chúa Giêsu để đem ra làm tiêu chuẩn cho luật cho tín lý hay luân lý vì như thế là “mù quáng theo nghĩa đen.”[46]
Lời Chúa Giêsu dạy trong Matthew được cắt nghĩa như sau: “Còn Thầy, Thầy bảo cho anh em biết: ngoại trừ trường hợp hôn nhân bất hợp pháp, ai rẫy vợ là đẩy vợ đến chỗ ngoại tình; và ai cưới người đàn bà bị rẫy, thì cũng phạm tội ngoại tình” (Mt 5:31-32). Lời dạy này nằm trong bối cảnh chương 5, khi Chúa Giêsu đang đưa ra những tiêu chuẩn lý tưởng trong đời sống Kitô hữu qua bài giảng Trên Núi (thường gọi là Tám Phúc Thật), như kim chỉ nam cho đời sống con người.[47] Nếu đem so sánh lời Chúa Giêsu dạy trong chương này, ta có thể tìm ra sáu tương phản giữa luật Môsê (M) và luật mới của Chúa Giêsu (G), điều mà họ cho là thực tế khác với lý tưởng.[48]
M. dạy (1) không giết người; G. dạy: không được giận; (2) M: không ngoại tình; G: không được ngay cả nhìn và ước muốn phạm tội (3) M: cho phép li dị; G: không được li dị (4) M: không được thề gian; G: không được thề gì cả (5) M: được trả thù; G: không được trả thù (6) M: yêu người thân, ghét kẻ thù; G: yêu cả kẻ thù (Mt 5:21-47).
Sự tương phản trên nói lên thực tế cuộc sống còn quá thấp so với đòi hỏi lý tưởng của Kitô hữu. Chìa khóa của những lời dạy này được đúc kết trong lời mời gọi: “Các con phải nên trọn lành như cha trên trời là đấng trọn lành” (Mt 5:48), dĩ nhiên một điều không ai có thể làm được.
Nhóm giải thích những đòi hỏi trên cho rằng nếu chúng ta chỉ trích câu nói và tách khỏi toàn bộ bối cảnh này để đặt thành luật (như không được giận người khác chẳng hạn...), thì không chỉ phiến diện mà không lột tả được ý Chúa Giêsu muốn dạy, hay nói đúng hơn, làm như thế chúng ta không phân biệt được đâu là lý tưởng (nên làm) đâu là tiêu chuẩn (cần làm).
Những người chú giải này còn muốn liên kết toàn bộ chương 5 của Matthew với những lời trong Matthew 18:6-9 (trong Luke 17:1-2 và Mark 9:42-50) khi Chúa Giêsu dạy ai làm cớ cho một người bé nhỏ vấp phạm thì cột cối đá vào cổ và ném xuống biển, hay nếu tay/ mắt làm cớ cho ta phạm tội thì thà chặt tay/ móc mắt mà được vào Nước Trời còn hơn. Câu hỏi đặt ra là: tại sao chúng ta không theo sát nghĩa đen của những lời dạy này? Liệu ta có hiểu “giận hờn” tương đương với “giết người”, hay “nhìn một người phụ nữ mà ước muốn phạm tội” tương đương với “ngoại tình” (Mt 5:21-42) không? Vậy tại sao ta chỉ áp dụng cách tuyệt đối câu “không được li dị” trong đời sống mà thôi? Như thế chúng ta có quá nghiêm khắc với những lời dạy này trong khi coi nhẹ những lời dạy khác không?[49]
Các nhà giải thích này cũng nói thêm rằng Chúa Giêsu rao giảng triều đại Thiên Chúa Đã Có và Sẽ Đến, nghĩa là không chỉ nhắm đến ngày cánh chung (sau hết) mà còn thời điểm Ngay Bây Giờ. Vì thế, Chúa Giêsu đòi hỏi mọi Kitô hữu phải sống trong hiện tại với những đòi hỏi của ngày cánh chung, điều mà họ cho là lý tưởng mà thôi. Nhóm giải thích này cũng nói thêm là những điều kiện sống trong triều đại Thiên Chúa (như không giận, yêu kẻ thù, không ly dị....) chỉ là những mời gọi lý tưởng (đòi hỏi tính tối đa), chứ không là luật (đòi hỏi tính tối thiểu).
Nói tóm lại, nếu những ai theo dõi bài nói chuyện của đức hồng y Walter Kasper phát biểu trong cuộc họp Thượng Hội Đồng Giám Mục về đề tài Hôn Nhân và Gia Đình (năm 2014) thì hiểu rằng (1) đức hồng y Kasper không hề kêu gọi cho những ai ly dị được phép tái hôn, nhưng (2) Ngài đề nghị cho những người đã ly dị và tái hôn mà chưa có phép tiêu hôn của Giáo Hội được rước lễ vì lập luận của Ngài dựa trên (nhưng dĩ nhiên không hoàn toàn giống với) lý luận của những người cho rằng những người này cần được tha thứ hơn là trừng phạt, vì họ không sống được “lý tưởng Kitô giáo” chứ không phải là họ không theo được những đòi hỏi tối thiểu (hay còn gọi là Luật) trong Kitô giáo.[50]
Giáo hội Đông Phương (Chính Thống giáo) và anh chị em Tin Lành cũng chấp nhận ly dị và tái hôn dựa trên những chú giải Kinh Thánh có tính cách mở rộng này. Vì thế, với những ai quen thuộc với chú giải thần học trong lịch sử thì biết được tư tưởng của đức hồng y Walter Kasper đến từ đâu, và tư tưởng đó không hoàn toàn mới (đối với Tin Lành và Chính Thống giáo) dù nghịch lại lời dạy Giáo Hội Công Giáo hiện tại.
2. Chú Giải Lời Dạy Chúa Giêsu
Như đã nói trên, hầu hết các nhà Kinh Thánh đồng ý rằng Chúa Giêsu không chấp nhận ly dị, và dạy tính bất khả phân ly trong hôn nhân.[44] Tuy nhiên Matthew nhắc đến hai lần “không được ly dị ngoại trừ porneia” (tiếng Việt dịch là “ngọai trừ trường hợp hôn nhân bất hợp pháp” (Mt 5:32 và 19:9). Việc Matthew nhắc hai lần “ngoại trừ” này khiến các nhà chú thích Kinh Thánh đặt câu hỏi: liệu đây là những trường hợp “bất hợp pháp” hay “những trường hợp không giữ được lời hứa.”[45]
Với nhóm người có khuynh hướng xét lại tính bất khả phân ly, họ chú thích lời Chúa Giêsu với một phương thức khác. Họ tin rằng lời Ngài dạy cần được hiểu tường tận dựa theo bối cảnh Ngài giảng dạy, nghĩa là, chúng ta không thể trích một câu trong toàn bộ lời dạy của Chúa Giêsu để đem ra làm tiêu chuẩn cho luật cho tín lý hay luân lý vì như thế là “mù quáng theo nghĩa đen.”[46]
Lời Chúa Giêsu dạy trong Matthew được cắt nghĩa như sau: “Còn Thầy, Thầy bảo cho anh em biết: ngoại trừ trường hợp hôn nhân bất hợp pháp, ai rẫy vợ là đẩy vợ đến chỗ ngoại tình; và ai cưới người đàn bà bị rẫy, thì cũng phạm tội ngoại tình” (Mt 5:31-32). Lời dạy này nằm trong bối cảnh chương 5, khi Chúa Giêsu đang đưa ra những tiêu chuẩn lý tưởng trong đời sống Kitô hữu qua bài giảng Trên Núi (thường gọi là Tám Phúc Thật), như kim chỉ nam cho đời sống con người.[47] Nếu đem so sánh lời Chúa Giêsu dạy trong chương này, ta có thể tìm ra sáu tương phản giữa luật Môsê (M) và luật mới của Chúa Giêsu (G), điều mà họ cho là thực tế khác với lý tưởng.[48]
M. dạy (1) không giết người; G. dạy: không được giận; (2) M: không ngoại tình; G: không được ngay cả nhìn và ước muốn phạm tội (3) M: cho phép li dị; G: không được li dị (4) M: không được thề gian; G: không được thề gì cả (5) M: được trả thù; G: không được trả thù (6) M: yêu người thân, ghét kẻ thù; G: yêu cả kẻ thù (Mt 5:21-47).
Sự tương phản trên nói lên thực tế cuộc sống còn quá thấp so với đòi hỏi lý tưởng của Kitô hữu. Chìa khóa của những lời dạy này được đúc kết trong lời mời gọi: “Các con phải nên trọn lành như cha trên trời là đấng trọn lành” (Mt 5:48), dĩ nhiên một điều không ai có thể làm được.
Nhóm giải thích những đòi hỏi trên cho rằng nếu chúng ta chỉ trích câu nói và tách khỏi toàn bộ bối cảnh này để đặt thành luật (như không được giận người khác chẳng hạn...), thì không chỉ phiến diện mà không lột tả được ý Chúa Giêsu muốn dạy, hay nói đúng hơn, làm như thế chúng ta không phân biệt được đâu là lý tưởng (nên làm) đâu là tiêu chuẩn (cần làm).
Những người chú giải này còn muốn liên kết toàn bộ chương 5 của Matthew với những lời trong Matthew 18:6-9 (trong Luke 17:1-2 và Mark 9:42-50) khi Chúa Giêsu dạy ai làm cớ cho một người bé nhỏ vấp phạm thì cột cối đá vào cổ và ném xuống biển, hay nếu tay/ mắt làm cớ cho ta phạm tội thì thà chặt tay/ móc mắt mà được vào Nước Trời còn hơn. Câu hỏi đặt ra là: tại sao chúng ta không theo sát nghĩa đen của những lời dạy này? Liệu ta có hiểu “giận hờn” tương đương với “giết người”, hay “nhìn một người phụ nữ mà ước muốn phạm tội” tương đương với “ngoại tình” (Mt 5:21-42) không? Vậy tại sao ta chỉ áp dụng cách tuyệt đối câu “không được li dị” trong đời sống mà thôi? Như thế chúng ta có quá nghiêm khắc với những lời dạy này trong khi coi nhẹ những lời dạy khác không?[49]
Các nhà giải thích này cũng nói thêm rằng Chúa Giêsu rao giảng triều đại Thiên Chúa Đã Có và Sẽ Đến, nghĩa là không chỉ nhắm đến ngày cánh chung (sau hết) mà còn thời điểm Ngay Bây Giờ. Vì thế, Chúa Giêsu đòi hỏi mọi Kitô hữu phải sống trong hiện tại với những đòi hỏi của ngày cánh chung, điều mà họ cho là lý tưởng mà thôi. Nhóm giải thích này cũng nói thêm là những điều kiện sống trong triều đại Thiên Chúa (như không giận, yêu kẻ thù, không ly dị....) chỉ là những mời gọi lý tưởng (đòi hỏi tính tối đa), chứ không là luật (đòi hỏi tính tối thiểu).
Nói tóm lại, nếu những ai theo dõi bài nói chuyện của đức hồng y Walter Kasper phát biểu trong cuộc họp Thượng Hội Đồng Giám Mục về đề tài Hôn Nhân và Gia Đình (năm 2014) thì hiểu rằng (1) đức hồng y Kasper không hề kêu gọi cho những ai ly dị được phép tái hôn, nhưng (2) Ngài đề nghị cho những người đã ly dị và tái hôn mà chưa có phép tiêu hôn của Giáo Hội được rước lễ vì lập luận của Ngài dựa trên (nhưng dĩ nhiên không hoàn toàn giống với) lý luận của những người cho rằng những người này cần được tha thứ hơn là trừng phạt, vì họ không sống được “lý tưởng Kitô giáo” chứ không phải là họ không theo được những đòi hỏi tối thiểu (hay còn gọi là Luật) trong Kitô giáo.[50]
Giáo hội Đông Phương (Chính Thống giáo) và anh chị em Tin Lành cũng chấp nhận ly dị và tái hôn dựa trên những chú giải Kinh Thánh có tính cách mở rộng này. Vì thế, với những ai quen thuộc với chú giải thần học trong lịch sử thì biết được tư tưởng của đức hồng y Walter Kasper đến từ đâu, và tư tưởng đó không hoàn toàn mới (đối với Tin Lành và Chính Thống giáo) dù nghịch lại lời dạy Giáo Hội Công Giáo hiện tại.