2020-08-22, 11:14 PM
ÁNH ĐẠO VÀNG
Tác Giả: Nguyễn Đình Cường
Phần 7
Võ Đình Cường
Tác Giả: Nguyễn Đình Cường
Phần 7
Võ Đình Cường
Từng năm qua, từng năm qua, phong sương phủ dầy một lớp trên da người vương giả. Chiếc gậy của kẻ tầm đạo đã mòn một khúc trên đá sỏi đường rừng. Nghe ở đâu có một đấng tu hành đắc đạo là Ngài tìm tới. A-la-già, Ca-lan... đều biết mặt người xuất thế. Nhưng đến đâu, Ngài cũng thấy đạo của họ còn thấp kém, hẹp hòi, không đủ làm cho Ngài thoả mãn.
Sau cùng, không tìm đâu thấy cái đạo Giải thoát như ý Ngài muốn, Ngài nghĩ: “Cái đạo ấy có lẽ tự ta tìm thấy trong ta mà thôi”. Từ đấy Ngài không đi hỏi đạo đâu khác hơn là tự hỏi trí tuệ sáng suốt, tinh anh của Ngài.
Xứ Phật-đà-gia-da có một dải rừng gọi là Ưu-lâu tần-loa, cây cỏ sum suê, đường đi hiểm trở, đức Thích-ca đến đấy, đêm ngày nghiền ngẫm theo đạo vô thượng của Ngài, quên ăn, quên ngủ, lấy tuyết sương làm màn, cỏ hoa làm chiếu.
Mỗi ngày từ đứng bóng, Ngài bắt đầu tham thiền. Ngài ngồi xếp bằng tròn, mình thẳng, yên lặng như một tượng đá. Thỉnh thoảng, một con sóc nhảy lên vế Ngài, vài con chim nhỏ, đến đậu trên miệng bình bát để bên cạnh Ngài, chúi mỏ xuống mổ những hạt cơm Ngài để dành cho chúng. Ngài ngồi như thế, không quan tâm đến chung quanh, điềm nhiên, mặc cho gió nực luồn lách trong lá, những nhành cây rên răng rắc dưới ngọn nắng thiêu.
Rồi mặt trời dần lặn, đỏ rực một phía rừng; rồi đêm xuống, sao chong đèn bạc cho giấc ngủ được êm lành. Ngài vẫn ngồi yên, phân dần những mối manh rối beng của tư tưởng, giữa những hình ma bóng chết, giữa những vùng u tịch của đêm rừng mà thỉnh thoảng tiếng gầm thét của bọn ác thú, đang cấu xé nhau trong bóng tối làm tăng thêm hãi hùng ghê rợn.
Đến quá nửa đêm, Ngài mới đặt lưng xuống ngủ để rồi lại trỗi dậy trước ánh bình minh. Ngài đến ngồi bên sườn núi, nhìn xuống cảnh đời xa xa đang ngủ dưới chân Ngài, duỗi mình trên những cánh đồng bao la còn đắm chìm trong bóng tối. Thế rồi trời sáng dần... Từ chân mây xa đưa lại vài luồng gió mai phẩy nhẹ, như hơi thở của mặt trời sắp lên. Bóng sao mai mờ dần trong ánh sáng, vạn vật trỗi dậy với mặt trời hồng. Sắc màu tươi thắm lại. Tiếng chim vui hoà lẫn trong cành. Ngài chứng kiến mỗi buổi bình minh sự trở về của ánh sáng, và liên tưởng đến một buổi mai kia, khi ánh sáng của đạo Ngài cùng bừng chiếu với ánh mặt trời, thì ôi! Cuộc đời sẽ vui thêm biết mấy!
Tắm rửa xong, Ngài lần theo đường dê đi xuống núi khất thực. Bình bát mang bên mình, Ngài dừng bước trước mọi nhà với vẻ uy nghi của một người sắp sáng đạo. Các bà mẹ vội bảo con đem sữa bánh ra dâng. Ngài nhận lãnh lòng sốt sắng của mọi người với một nụ cười hiền trên môi, hay một lời cảm ơn rất êm dịu. Những cô thiếu nữ nhìn Ngài với những cặp mắt đen nháy, ngạc nhiên khi thấy người trai trong mộng hiển hiện ở hình Ngài. Lũ trẻ chạy nâng áo Ngài lên, đặt môi xuống đấy, tỏ hết lòng kính mến và sùng bái, như đối với một vị thần hộ mệnh.
Ngài sống từng năm như thế. Nhưng nhiều lúc say mê trong việc nhập định tham thiền, Ngài ngồi luôn từ trưa này cho đến trưa kia; khi sực nhớ đến bình bát thì chỉ thấy một bình không! Giờ khất thực đã qua, Ngài phải đi kiếm trái cây ăn qua loa cho đỡ đói. Lòng khao khát tìm cho mau ra ánh sáng, sự chuyện chú của tinh thần, những đêm quên ngủ, những ngày quên ăn, và nắng lửa, và gió băng, và bao nhiêu nhọc nhằn khác làm cho thân hình Ngài mỗi ngày mỗi tiều tuỵ sức lực mỗi ngày mỗi mòn yếu, những tướng tốt của Ngài lu mờ dần... Rồi một buổi trưa, Ngài nằm lịm trên mặt đất, mê man không còn biết gì nữa.
Một người chăn cừu đi qua, thấy Ngài nằm bất tỉnh trên vũng nắng vàng cháy, liền bẻ một nhánh cây che cho Ngài, rồi lấy sữa đựng trong bao da đổ vào miệng Ngài. Ngài tỉnh dậy, sắc mặt hồng hào, tươi thắm như xưa, những tướng tốt hiện rõ như trước. Người chăn cừu tưởng gặp thần núi, sụp xuống lạy, rồi đứng lùi lại rất xa. Ngài bảo đến gần, rót cho Ngài một chén sữa. Nhưng người đó vẫn đứng xa thưa lại:
– Kính lạy Ngài, tôi không thể đến gần Ngài vì tôi là một đứa Ba-li-a; sự gần gũi của tôi sẽ làm Ngài mất tinh khiết.
Đức Thích-ca dịu dàng bảo:
Tình thương và sự nhu cầu là những dây liên hiệp để đoàn kết mọi người. Không có giai cấp trong dòng máu cùng đỏ như nhau, không có giai cấp trong giọt nước mắt cùng mặn. Mỗi người khi mới sanh ra không phải có sẵn dấu Ti-ca trên trán , không đeo sẵn dây chuyền trong cổ (những người thuộc dòng quý phái Ấn Độ đều có dấu ấn Ti-ca giữa hai chân mày và mang dây chuyền ở cổ). Trước toà án nhân quả, mỗi người đều phải trả đúng giá những nghiệp mình làm. Người hãy cho ta uống đi, không can gì mà sợ.
Người chăn cừu sung sướng đến bên Ngài, rót sữa vào chén, dâng Ngài uống.
Một buổi mai, một đoàn ca vũ đến làm lễ ở một đền nào, đi ngang qua rừng Ngài tu. Họ vui vẻ đổ xuống đồi, chạy loanh quanh theo con đường mòn đỏ sỏi. Những khăn quàng dài và rộng bay lui ra sau, chập chờn như những cánh bướm. Những chuỗi lục đạc đồng quấn trong chân thon, những chiếc vòng bạc đeo trong tay hồng, cùng nhau rung lên những tiếng đồng và tiếng bạc. Họ hát như sau:
“Lên cho chúng tôi một dây đàn đừng quá cao cũng đừng quá thấp, chúng tôi sẽ nhảy theo tiếng đàn và tim mọi người sẽ nhảy theo chân chúng tôi.
Dây đàn quá căng sẽ đứt và nhạc sẽ câm.
Dây đàn quá chùng nhạc sẽ không lên tiếng.
Lên cho chúng tôi một dây đàn đừng quá cao cũng đừng quá thấp!”
Tiếng hát vô tư của mấy nàng ca nhi không ngờ đã lọt vào tai Người tầm đạo. Ngài ngước đầu lên nhìn. Bóng dáng hoa hoè của họ thấp thoáng hiện giữa những khoảng cây thưa. Tiếng hát của họ mỗi lúc mỗi tan dần trong gió. Ngài mỉm cười, tự nhủ: “Không ngờ các người ấy cũng có được nhiều ý tưởng hay. Ừ, có lẽ trong việc tìm điệu nhạc cứu thế, ta đã lên quá cao dây đàn, không khéo nó sẽ đứt mất trong khi ta đang cần đến nó. Ta phải bồi bổ lại thân thể mới được.”
Ở bên bờ sông Ni-liên-thuyền gần khóm rừng Ngài tu có một làng lấy tên người điền chủ giàu nhất làng: Xờ-na-ni (Senani). Chàng ở đấy với vợ, nàng Tu-xà-đa (Soujata), hiền lành như bồ câu và đức hạnh như thánh nữ. Nàng sống những ngày êm ả bên cạnh chồng, nuôi một ước vọng tha thiết : có con trai.
Nàng đã nhiều lần khấn vái nữ thần Lúc-mích (Nữ thần thường phò hộ cho dân gian được giàu có, phồn vinh) và những đêm trăng, nàng thường đội một khay hoa quả đến bên tượng Lanh-gam (tượng đá hình tròn và dài, tượng trưng cho sự sanh sản) đi quanh chín vòng để cầu mong sanh được một đứa bé. Nàng nguyện sẽ đem dâng rất nhiều lễ vật, nếu điều mong ước của nàng được thực hiện. Nàng đã được như nguyện. Sau mấy tháng cầu xin, nàng thụ thai và sinh được một trai. Con nàng bây giờ đã được ba tuổi. Một hôm, nàng bế con, đội một khay hoa quả và một bình nê-hồ vào rừng tạ thần núi.
Nàng sai con thị tỳ Ra-đa (Radha) vào trước trong rừng, sửa soạn một nơi để làm lễ. Nhưng một chốc, Ra-đa chạy ra, hớn hở báo với nàng:
– Cô ơi! Thần núi hiện ra ở dưới gốc cây kia; Người đang ngồi xếp bằng, hai tay để trên hai vế, mặt phương phi lắm cô ạ. Thật phúc đức cho chúng ta lắm, vì mấy khi mà được Ngài hiện ra như thế.
Nàng Tu-xà-đa đi đến, kính cẩn và run rẩy sụp xuống lạy, úp mặt sát đất, khấn:
– Lạy Ngài cao cả đã ban phước cho chúng con, xin Ngài hãy nhận lễ mọn này tự tay con làm lấy với tất cả lòng thành kính và biết ơn của con.
Lạy xong, nàng đến đổ trên tay đứe Thích-ca một thứ nước hoa đựng trong bình thuỷ tinh và để bình bát đựng nê-hồ trước mặt Ngài. Đức Thích-ca lặng lẽ ngồi thọ trai, trong lúc người thiếu phụ, lòng tràn sung sướng, đứng hầu bên cạnh. Thọ trai xong, Ngài nghe trong mình tỉnh táo lạ thường. Sức lực trở lại trong Ngài; nguồn sống chạy rần rần trong huyết quản. Ngài cảm nghe như những đêm quên ngủ, những ngày quên ăn chỉ là một giấc mê mà bát nê-hồ đã đuổi tan trong chốc lát. Trí não Ngài trở nên sáng suốt như gương, nhẹ nhàng như có cánh, mạnh mẽ như Hy-mã-lạp-sơn.
Nàng Tu-xà-đa nâng đứa bé trên tay, nhỏ nhẹ thưa:
– Thưa Ngài, chẳng hay cái lễ mọn của con có làm vui lòng Ngài chăng?
Đức Thích-ca không trả lời thẳng câu của thiếu phụ, hỏi lại:
– Người đã cúng dường cho ta thứ gì mà ngon lành đến thế?
Người thiếu phụ, vẻ hân hoan lộ ra trong đôi mắt sáng, quỳ xuống bên Ngài kể lể:
– Hỡi Lượng cao cả đã ban ân cho con! Con lấy sữa của 25 con bò cái nuôi 12 con bò trắng, lấy sữa của 12 con bò này nuôi 6 con bò mập mạp nhất trong chuồng. Con lấy sữa những con bò này đổ vào bình bạc nấu với thứ gạo tốt nhất mà con đã chọn lựa rất công phu trong những thứ gạo tốt. Con lại cho thêm vào bình bạc những thứ lá thơm, hoa quý tự tay con hái lấy trong vườn. Ôi! Nhưng bao nhiêu lòng thành kính, bao nhiêu công phu của con, con biết không làm sao sánh được trong muôn một lượng cả của Ngài. Đây đứa bé, hòn ngọc, lẽ sống mà Ngài đã ban cho gia đình con!
Nàng duỗi hai cánh tay, đưa đứa bé ra phía trước. Ngài vén mảnh lưới hồng che trên mặt đứa bé, để bàn tay cứu thế trên trán nó và nói với người mẹ:
– Ta mong cho hạnh phúc của người và gia đình người được dài lâu. Ta mong cho gánh đời của con người sau này sẽ không đè nặng trên vai nó. Ta không phải là một vị thần nào cả. Ta chỉ là một người như mọi người khác. Xưa kia ta là một Thái tử. Bây giờ ta chỉ là một kẻ không nhà, ròng rã trong 6 năm trời đi tìm ánh đạo để soi sáng cho chúng sanh đang sống trong bóng tối mà họ không hay. Ta tin sẽ tìm ra ánh sáng ấy, vì nhiều lúc ta thấy nó thoáng hiện ra trước mắt ta. Nhưng ta không đón giữ nó lại được, có lẽ vì sức lực ta đã mòn mỏi. Hôm nay ta nhờ bát cháo sữa của người mà được mạnh khoẻ như xưa, công ơn ấy ta biết lấy gì đền đáp lại cho người?
Nàng Tu-xà-đa thoái thác:
– Ôi! Lòng con là một đoá hoa lan nhỏ bé, chỉ vài giọt sương mai là đã tươi thắm rồi. Con không mong ước tham cầu gì nữa. Đời con êm trôi giữa ánh sáng dịu dàng của gia đình: chồng con, mạnh mẽ như một cây đại thọ, con con, nụ cười tươi sáng như hoa xuân, con không còn ước mong gì khác. Con sống không đòi hỏi cũng không từ chối: thản nhiên nhận lấy mọi việc không may xảy đến cho con, không oán trách cũng không tránh trút. Nhưng bao giờ con cũng tin chắc rằng những điều xảy đến ngày mai sẽ tốt đẹp hơn ngày hôm nay, vì như con thường thấy, những việc ác gây hoạ, cũng như những việc thiện gây phúc. Một hạt lúa giống tốt sẽ mang một chuỗi hạt vàng. Luật sống của con chỉ tóm tắt trong hai điều này: bớt dục vọng và thêm tình thương.
Đức Thích-ca mỉm cười phán bảo:
– Người dạy những bài học rất đích đáng cho những bậc thầy của người. Sự hiểu biết của người không cần kinh sách. Người đi trúng đường không cần ai chỉ bảo như con bồ câu bay trúng hướng một cách tự nhiên. Nhưng trong nhân loại, đếm được mấy người hiểu và sống như thế? Và biết bao người cần phải có kẻ chỉ dẫn! Chính vì thế mà ta đi tìm đạo. Thôi người hãy về đi. Ta chúc người làm tròn phận sự làm mẹ và làm vợ. Còn ta, ta sẽ làm tròn phận sự của kẻ đi tìm phương giải thoát cho nhân loại.
Nàng Tu-xà-đa cáo từ Ngài, rồi nhẹ nhàng đi ra khỏi rừng.
Đức Thích-ca đứng dậy, đến tắm ở bên bờ sông Ni-liên-thuyền. Tắm xong, Ngài nghe trong mình khoan khoái lạ thường. Ngài bước từng bước chắc chắn đến phía cây bồ-đề, cây bồ-đề cao to nhất trong những cây rừng ở thế giới, có từng lớp mái lá xanh, từng nhành duỗi rộng, có những rễ phụ chôn xuống đất như những hàng cột lớn.
Cây bồ-đề mạnh mẽ và vững chắc mà thời gian không thể tàn phá, gió mưa chỉ làm tốt tươi thêm.
Đức Thích-ca đến đấy, và mọi vật cảm thấy trước một điềm lành, hội nhau mừng rỡ. Gió đưa ngào ngạt từng loạt hương sen mọc bên bờ sông Ni-liên-thuyền. Từng đàn bướm vàng bay; từng hồi, chim chuyền tin mừng cho nhau qua kẻ lá. Và Đấng-sắp-giải-thoát nghe vang lừng một điệu hát ở mấy từng không:
“Hỡi người con rất anh linh của vũ trụ, đấng vương giả, mà xa hoa không thể ràng buộc, muôn ngàn dục vọng không thể làm mù quáng! Ngài đã đem ý chí mạnh mẽ như thác đổ, vững chắc như núi đồi, để thắng vượt những nỗi ràng rịt của xác thịt và nhất là tình cảm. Ngài đã đem trí tuệ sáng như mặt trời để tìm con đường giải thoát. Ngài sắp đến đích!
Nhanh lên! Còn phải thắng trong một cuộc chiến đấu cuối cùng nữa, và công đức của Ngài sẽ trọn vẹn! Nhanh lên! Bóng tối từ muôn vạn đời của trời đất đang đợi Ngài rọi ánh sáng vào đấy!”
Đức Thích-ca đến ngồi kiết-già cạnh gốc bồ-đề tự bảo: “Dù máu ta có khô, xương ta có mục, ta cũng không rời khỏi chỗ này, nếu ta chưa tìm ra được Đạo.”
[/url]
Còn tiếp
Sau cùng, không tìm đâu thấy cái đạo Giải thoát như ý Ngài muốn, Ngài nghĩ: “Cái đạo ấy có lẽ tự ta tìm thấy trong ta mà thôi”. Từ đấy Ngài không đi hỏi đạo đâu khác hơn là tự hỏi trí tuệ sáng suốt, tinh anh của Ngài.
Xứ Phật-đà-gia-da có một dải rừng gọi là Ưu-lâu tần-loa, cây cỏ sum suê, đường đi hiểm trở, đức Thích-ca đến đấy, đêm ngày nghiền ngẫm theo đạo vô thượng của Ngài, quên ăn, quên ngủ, lấy tuyết sương làm màn, cỏ hoa làm chiếu.
Mỗi ngày từ đứng bóng, Ngài bắt đầu tham thiền. Ngài ngồi xếp bằng tròn, mình thẳng, yên lặng như một tượng đá. Thỉnh thoảng, một con sóc nhảy lên vế Ngài, vài con chim nhỏ, đến đậu trên miệng bình bát để bên cạnh Ngài, chúi mỏ xuống mổ những hạt cơm Ngài để dành cho chúng. Ngài ngồi như thế, không quan tâm đến chung quanh, điềm nhiên, mặc cho gió nực luồn lách trong lá, những nhành cây rên răng rắc dưới ngọn nắng thiêu.
Rồi mặt trời dần lặn, đỏ rực một phía rừng; rồi đêm xuống, sao chong đèn bạc cho giấc ngủ được êm lành. Ngài vẫn ngồi yên, phân dần những mối manh rối beng của tư tưởng, giữa những hình ma bóng chết, giữa những vùng u tịch của đêm rừng mà thỉnh thoảng tiếng gầm thét của bọn ác thú, đang cấu xé nhau trong bóng tối làm tăng thêm hãi hùng ghê rợn.
Đến quá nửa đêm, Ngài mới đặt lưng xuống ngủ để rồi lại trỗi dậy trước ánh bình minh. Ngài đến ngồi bên sườn núi, nhìn xuống cảnh đời xa xa đang ngủ dưới chân Ngài, duỗi mình trên những cánh đồng bao la còn đắm chìm trong bóng tối. Thế rồi trời sáng dần... Từ chân mây xa đưa lại vài luồng gió mai phẩy nhẹ, như hơi thở của mặt trời sắp lên. Bóng sao mai mờ dần trong ánh sáng, vạn vật trỗi dậy với mặt trời hồng. Sắc màu tươi thắm lại. Tiếng chim vui hoà lẫn trong cành. Ngài chứng kiến mỗi buổi bình minh sự trở về của ánh sáng, và liên tưởng đến một buổi mai kia, khi ánh sáng của đạo Ngài cùng bừng chiếu với ánh mặt trời, thì ôi! Cuộc đời sẽ vui thêm biết mấy!
Tắm rửa xong, Ngài lần theo đường dê đi xuống núi khất thực. Bình bát mang bên mình, Ngài dừng bước trước mọi nhà với vẻ uy nghi của một người sắp sáng đạo. Các bà mẹ vội bảo con đem sữa bánh ra dâng. Ngài nhận lãnh lòng sốt sắng của mọi người với một nụ cười hiền trên môi, hay một lời cảm ơn rất êm dịu. Những cô thiếu nữ nhìn Ngài với những cặp mắt đen nháy, ngạc nhiên khi thấy người trai trong mộng hiển hiện ở hình Ngài. Lũ trẻ chạy nâng áo Ngài lên, đặt môi xuống đấy, tỏ hết lòng kính mến và sùng bái, như đối với một vị thần hộ mệnh.
Ngài sống từng năm như thế. Nhưng nhiều lúc say mê trong việc nhập định tham thiền, Ngài ngồi luôn từ trưa này cho đến trưa kia; khi sực nhớ đến bình bát thì chỉ thấy một bình không! Giờ khất thực đã qua, Ngài phải đi kiếm trái cây ăn qua loa cho đỡ đói. Lòng khao khát tìm cho mau ra ánh sáng, sự chuyện chú của tinh thần, những đêm quên ngủ, những ngày quên ăn, và nắng lửa, và gió băng, và bao nhiêu nhọc nhằn khác làm cho thân hình Ngài mỗi ngày mỗi tiều tuỵ sức lực mỗi ngày mỗi mòn yếu, những tướng tốt của Ngài lu mờ dần... Rồi một buổi trưa, Ngài nằm lịm trên mặt đất, mê man không còn biết gì nữa.
Một người chăn cừu đi qua, thấy Ngài nằm bất tỉnh trên vũng nắng vàng cháy, liền bẻ một nhánh cây che cho Ngài, rồi lấy sữa đựng trong bao da đổ vào miệng Ngài. Ngài tỉnh dậy, sắc mặt hồng hào, tươi thắm như xưa, những tướng tốt hiện rõ như trước. Người chăn cừu tưởng gặp thần núi, sụp xuống lạy, rồi đứng lùi lại rất xa. Ngài bảo đến gần, rót cho Ngài một chén sữa. Nhưng người đó vẫn đứng xa thưa lại:
– Kính lạy Ngài, tôi không thể đến gần Ngài vì tôi là một đứa Ba-li-a; sự gần gũi của tôi sẽ làm Ngài mất tinh khiết.
Đức Thích-ca dịu dàng bảo:
Tình thương và sự nhu cầu là những dây liên hiệp để đoàn kết mọi người. Không có giai cấp trong dòng máu cùng đỏ như nhau, không có giai cấp trong giọt nước mắt cùng mặn. Mỗi người khi mới sanh ra không phải có sẵn dấu Ti-ca trên trán , không đeo sẵn dây chuyền trong cổ (những người thuộc dòng quý phái Ấn Độ đều có dấu ấn Ti-ca giữa hai chân mày và mang dây chuyền ở cổ). Trước toà án nhân quả, mỗi người đều phải trả đúng giá những nghiệp mình làm. Người hãy cho ta uống đi, không can gì mà sợ.
Người chăn cừu sung sướng đến bên Ngài, rót sữa vào chén, dâng Ngài uống.
Một buổi mai, một đoàn ca vũ đến làm lễ ở một đền nào, đi ngang qua rừng Ngài tu. Họ vui vẻ đổ xuống đồi, chạy loanh quanh theo con đường mòn đỏ sỏi. Những khăn quàng dài và rộng bay lui ra sau, chập chờn như những cánh bướm. Những chuỗi lục đạc đồng quấn trong chân thon, những chiếc vòng bạc đeo trong tay hồng, cùng nhau rung lên những tiếng đồng và tiếng bạc. Họ hát như sau:
“Lên cho chúng tôi một dây đàn đừng quá cao cũng đừng quá thấp, chúng tôi sẽ nhảy theo tiếng đàn và tim mọi người sẽ nhảy theo chân chúng tôi.
Dây đàn quá căng sẽ đứt và nhạc sẽ câm.
Dây đàn quá chùng nhạc sẽ không lên tiếng.
Lên cho chúng tôi một dây đàn đừng quá cao cũng đừng quá thấp!”
Tiếng hát vô tư của mấy nàng ca nhi không ngờ đã lọt vào tai Người tầm đạo. Ngài ngước đầu lên nhìn. Bóng dáng hoa hoè của họ thấp thoáng hiện giữa những khoảng cây thưa. Tiếng hát của họ mỗi lúc mỗi tan dần trong gió. Ngài mỉm cười, tự nhủ: “Không ngờ các người ấy cũng có được nhiều ý tưởng hay. Ừ, có lẽ trong việc tìm điệu nhạc cứu thế, ta đã lên quá cao dây đàn, không khéo nó sẽ đứt mất trong khi ta đang cần đến nó. Ta phải bồi bổ lại thân thể mới được.”
Ở bên bờ sông Ni-liên-thuyền gần khóm rừng Ngài tu có một làng lấy tên người điền chủ giàu nhất làng: Xờ-na-ni (Senani). Chàng ở đấy với vợ, nàng Tu-xà-đa (Soujata), hiền lành như bồ câu và đức hạnh như thánh nữ. Nàng sống những ngày êm ả bên cạnh chồng, nuôi một ước vọng tha thiết : có con trai.
Nàng đã nhiều lần khấn vái nữ thần Lúc-mích (Nữ thần thường phò hộ cho dân gian được giàu có, phồn vinh) và những đêm trăng, nàng thường đội một khay hoa quả đến bên tượng Lanh-gam (tượng đá hình tròn và dài, tượng trưng cho sự sanh sản) đi quanh chín vòng để cầu mong sanh được một đứa bé. Nàng nguyện sẽ đem dâng rất nhiều lễ vật, nếu điều mong ước của nàng được thực hiện. Nàng đã được như nguyện. Sau mấy tháng cầu xin, nàng thụ thai và sinh được một trai. Con nàng bây giờ đã được ba tuổi. Một hôm, nàng bế con, đội một khay hoa quả và một bình nê-hồ vào rừng tạ thần núi.
Nàng sai con thị tỳ Ra-đa (Radha) vào trước trong rừng, sửa soạn một nơi để làm lễ. Nhưng một chốc, Ra-đa chạy ra, hớn hở báo với nàng:
– Cô ơi! Thần núi hiện ra ở dưới gốc cây kia; Người đang ngồi xếp bằng, hai tay để trên hai vế, mặt phương phi lắm cô ạ. Thật phúc đức cho chúng ta lắm, vì mấy khi mà được Ngài hiện ra như thế.
Nàng Tu-xà-đa đi đến, kính cẩn và run rẩy sụp xuống lạy, úp mặt sát đất, khấn:
– Lạy Ngài cao cả đã ban phước cho chúng con, xin Ngài hãy nhận lễ mọn này tự tay con làm lấy với tất cả lòng thành kính và biết ơn của con.
Lạy xong, nàng đến đổ trên tay đứe Thích-ca một thứ nước hoa đựng trong bình thuỷ tinh và để bình bát đựng nê-hồ trước mặt Ngài. Đức Thích-ca lặng lẽ ngồi thọ trai, trong lúc người thiếu phụ, lòng tràn sung sướng, đứng hầu bên cạnh. Thọ trai xong, Ngài nghe trong mình tỉnh táo lạ thường. Sức lực trở lại trong Ngài; nguồn sống chạy rần rần trong huyết quản. Ngài cảm nghe như những đêm quên ngủ, những ngày quên ăn chỉ là một giấc mê mà bát nê-hồ đã đuổi tan trong chốc lát. Trí não Ngài trở nên sáng suốt như gương, nhẹ nhàng như có cánh, mạnh mẽ như Hy-mã-lạp-sơn.
Nàng Tu-xà-đa nâng đứa bé trên tay, nhỏ nhẹ thưa:
– Thưa Ngài, chẳng hay cái lễ mọn của con có làm vui lòng Ngài chăng?
Đức Thích-ca không trả lời thẳng câu của thiếu phụ, hỏi lại:
– Người đã cúng dường cho ta thứ gì mà ngon lành đến thế?
Người thiếu phụ, vẻ hân hoan lộ ra trong đôi mắt sáng, quỳ xuống bên Ngài kể lể:
– Hỡi Lượng cao cả đã ban ân cho con! Con lấy sữa của 25 con bò cái nuôi 12 con bò trắng, lấy sữa của 12 con bò này nuôi 6 con bò mập mạp nhất trong chuồng. Con lấy sữa những con bò này đổ vào bình bạc nấu với thứ gạo tốt nhất mà con đã chọn lựa rất công phu trong những thứ gạo tốt. Con lại cho thêm vào bình bạc những thứ lá thơm, hoa quý tự tay con hái lấy trong vườn. Ôi! Nhưng bao nhiêu lòng thành kính, bao nhiêu công phu của con, con biết không làm sao sánh được trong muôn một lượng cả của Ngài. Đây đứa bé, hòn ngọc, lẽ sống mà Ngài đã ban cho gia đình con!
Nàng duỗi hai cánh tay, đưa đứa bé ra phía trước. Ngài vén mảnh lưới hồng che trên mặt đứa bé, để bàn tay cứu thế trên trán nó và nói với người mẹ:
– Ta mong cho hạnh phúc của người và gia đình người được dài lâu. Ta mong cho gánh đời của con người sau này sẽ không đè nặng trên vai nó. Ta không phải là một vị thần nào cả. Ta chỉ là một người như mọi người khác. Xưa kia ta là một Thái tử. Bây giờ ta chỉ là một kẻ không nhà, ròng rã trong 6 năm trời đi tìm ánh đạo để soi sáng cho chúng sanh đang sống trong bóng tối mà họ không hay. Ta tin sẽ tìm ra ánh sáng ấy, vì nhiều lúc ta thấy nó thoáng hiện ra trước mắt ta. Nhưng ta không đón giữ nó lại được, có lẽ vì sức lực ta đã mòn mỏi. Hôm nay ta nhờ bát cháo sữa của người mà được mạnh khoẻ như xưa, công ơn ấy ta biết lấy gì đền đáp lại cho người?
Nàng Tu-xà-đa thoái thác:
– Ôi! Lòng con là một đoá hoa lan nhỏ bé, chỉ vài giọt sương mai là đã tươi thắm rồi. Con không mong ước tham cầu gì nữa. Đời con êm trôi giữa ánh sáng dịu dàng của gia đình: chồng con, mạnh mẽ như một cây đại thọ, con con, nụ cười tươi sáng như hoa xuân, con không còn ước mong gì khác. Con sống không đòi hỏi cũng không từ chối: thản nhiên nhận lấy mọi việc không may xảy đến cho con, không oán trách cũng không tránh trút. Nhưng bao giờ con cũng tin chắc rằng những điều xảy đến ngày mai sẽ tốt đẹp hơn ngày hôm nay, vì như con thường thấy, những việc ác gây hoạ, cũng như những việc thiện gây phúc. Một hạt lúa giống tốt sẽ mang một chuỗi hạt vàng. Luật sống của con chỉ tóm tắt trong hai điều này: bớt dục vọng và thêm tình thương.
Đức Thích-ca mỉm cười phán bảo:
– Người dạy những bài học rất đích đáng cho những bậc thầy của người. Sự hiểu biết của người không cần kinh sách. Người đi trúng đường không cần ai chỉ bảo như con bồ câu bay trúng hướng một cách tự nhiên. Nhưng trong nhân loại, đếm được mấy người hiểu và sống như thế? Và biết bao người cần phải có kẻ chỉ dẫn! Chính vì thế mà ta đi tìm đạo. Thôi người hãy về đi. Ta chúc người làm tròn phận sự làm mẹ và làm vợ. Còn ta, ta sẽ làm tròn phận sự của kẻ đi tìm phương giải thoát cho nhân loại.
Nàng Tu-xà-đa cáo từ Ngài, rồi nhẹ nhàng đi ra khỏi rừng.
Đức Thích-ca đứng dậy, đến tắm ở bên bờ sông Ni-liên-thuyền. Tắm xong, Ngài nghe trong mình khoan khoái lạ thường. Ngài bước từng bước chắc chắn đến phía cây bồ-đề, cây bồ-đề cao to nhất trong những cây rừng ở thế giới, có từng lớp mái lá xanh, từng nhành duỗi rộng, có những rễ phụ chôn xuống đất như những hàng cột lớn.
Cây bồ-đề mạnh mẽ và vững chắc mà thời gian không thể tàn phá, gió mưa chỉ làm tốt tươi thêm.
Đức Thích-ca đến đấy, và mọi vật cảm thấy trước một điềm lành, hội nhau mừng rỡ. Gió đưa ngào ngạt từng loạt hương sen mọc bên bờ sông Ni-liên-thuyền. Từng đàn bướm vàng bay; từng hồi, chim chuyền tin mừng cho nhau qua kẻ lá. Và Đấng-sắp-giải-thoát nghe vang lừng một điệu hát ở mấy từng không:
“Hỡi người con rất anh linh của vũ trụ, đấng vương giả, mà xa hoa không thể ràng buộc, muôn ngàn dục vọng không thể làm mù quáng! Ngài đã đem ý chí mạnh mẽ như thác đổ, vững chắc như núi đồi, để thắng vượt những nỗi ràng rịt của xác thịt và nhất là tình cảm. Ngài đã đem trí tuệ sáng như mặt trời để tìm con đường giải thoát. Ngài sắp đến đích!
Nhanh lên! Còn phải thắng trong một cuộc chiến đấu cuối cùng nữa, và công đức của Ngài sẽ trọn vẹn! Nhanh lên! Bóng tối từ muôn vạn đời của trời đất đang đợi Ngài rọi ánh sáng vào đấy!”
Đức Thích-ca đến ngồi kiết-già cạnh gốc bồ-đề tự bảo: “Dù máu ta có khô, xương ta có mục, ta cũng không rời khỏi chỗ này, nếu ta chưa tìm ra được Đạo.”
[/url]
Còn tiếp
[url=https://quangduc.com/p157a13260/phan-7]Quangduc.com