2020-03-16, 01:46 PM
Giới cấm thủ thân hệ
Tại sao là giới cấm thủ? qúi vị cứ tưởng tượng như vầy là, tại sao lại nghĩ đến chuyện cầu siêu cho người chết, tức là cầu cho người chết được siêu thoát, bây giờ mình lại rước vong về chùa cầu siêu thoát, mà đã siêu thoát thì vong đâu ở chùa. Đó là mâu thuẫn rất rõ ràng, nhưng, người ta vẫn tin, người ta vẫn theo, người ta vẫn làm. Tại vì đó là, tín ngưỡng nhân gian, cái lề thói, cái suy nghĩ. Bây giờ, bắt đầu người ta đã than thở về chuyện phong thủy, chuyện bùa chú. chuyện ngải. Nhưng thật ra, chuyện bói toán, chuyện phong thủy tràn ngập các ngôi chùa, tràn ngập tín ngưỡng của người Phật tử mà nếu chúng ta không khéo càng ngày chúng ta càng xa, đánh mất chất của Phật Pháp ở trong đời sống của mình. Và, mình phải nói một điều là, khi mình nhìn lại những người đó mình mới thấy giới cấm thủ là sợi dây ràng buộc rất lớn.
Chúng ta nói về một sự cột trói thứ ba đó là, giới cấm thủ, hay là, sự hành trì những tín ngưỡng dân gian.
Hai sự cột trói trước là, về tham chấp, về thù ghét, mình dễ nhận thấy. Cái gọi là giới cấm thủ là cái gì rất dễ sợ, có lẽ khi chúng ta nói ra thường hay bị đụng chạm, lấy một ví dụ, sự hành trì của phần lớn các tôn giáo đều nằm ở trong giới cấm thủ này, một người bỗng nhiên đặt để niềm tin của mình vào một điều gì đó, nó không có một lý lẽ gì rõ ràng, nhưng, chính vì lý lẽ không rõ ràng đó nên, tin thì tin rất nhiều.
Chúng ta đừng nói đến tôn giáo khác, thí dụ, người Phật tử, chuyện rất đơn giản là mình tin Phật, mình đeo tượng Phật, mình thờ Phật, điều đó không gọi là giới cấm thủ.
Nhưng nếu mình đeo tượng Phật mà nghĩ là tượng Phật này linh hơn những tượng Phật khác thì, điều đó là giới cấm thủ. Có nhiều Phật tử đi thỉnh tượng Phật, thỉnh chỗ này, thỉnh chỗ kia, chúng tôi có gặp một vài Phật tử bên Thái Lan, họ đeo một lúc năm, bảy tượng Phật, và họ tin rằng tượng Phật này của chùa này linh hơn, tượng Phật ở chùa kia linh hơn v.v...
Nếu chúng ta là người Phật tử chân chánh, chúng ta không nghĩ tượng Phật bằng ngọc linh hơn tượng Phật bằng ximang, tượng Phật chùa này linh hơn tượng Phật chùa kia. Phật là Phật thôi. Chúng ta thờ Phật, không phải tượng Phật làm bằng gì thì linh, chúng ta thờ Phật vì, Đức Phật là bậc cao cả vĩ đại, bậc giác ngộ. Và tất cả những pho tượng Phật đều chỉ là một biểu tượng.
Tín ngưỡng nhân gian thấy như vậy mà nó ăn sâu chắc chặc tạo thành, ví dụ như, tín đồ các tôn giáo, đôi khi họ cảm thấy rất quan trọng việc một pho tượng chảy nước mắt, thật ra nếu thần thánh linh thiêng thì, có nhiều cách để hiển hóa năng lực của mình chứ đâu nhất thiết là chảy nước mắt. Về sau này người ta chứng minh rằng, chỉ một ít thủ thuật về hóa học người ta có thể làm pho tượng thấy dường như là chảy nước mắt. Nhưng, điều đó có sức hấp dẫn đặc biệt với một số người. Chúng tôi quen rất nhiều người Phật tử là bác sĩ, là trí thức, nhưng lời của Phật dạy chân thật rõ ràng thì họ không thích, không tin, lại tin vào những chuyện mơ hồ, những chuyện dị đoan, mê tín thì rất là tin.
Giới cấm thủ không phải chỉ tạo nên những hình thái tín ngưỡng nhân gian mà nó tạo nên nhiều thứ tôn giáo, mới thấy thì vô hại, mới thấy thì nghĩ đó chỉ là tín ngưỡng thôi, nhưng kỳ thực tin vào những thứ đó làm chúng ta đánh mất niềm tin ở nhân quả, làm chúng ta đánh mất đi những niềm tin vào sự thật.
Cách đây mấy hôm, chúng ta có một bài học, học về hộ trì chân đế. Nhưng, nói nôm na là những phương châm của sự tu tập, đó là, tôn trọng và bảo vệ sự thật, cái gì vô thường chấp nhận nó vô thường, cái gì khổ chấp nhận nó khổ, cái gì vô ngã chấp nhận là vô ngã, cái gì bất tịnh chấp nhận bất tịnh, sự thật như thế nào mình phải có can đảm nhìn như vậy. Chúng ta chưa đến với sự thật thì chúng ta đã bóp méo sự thật rồi, chúng ta chưa đến với sự thật thì chúng ta đã chấp chặc vào những điều huyển hoặc rồi, làm sao chúng ta đến với sự thật được khi:
Phi chân tưởng chân thật,
Chân thật tưởng phi chân,
Những ai chấp thủ tà vại,
Không bao giờ đạt đến pháp chân thật.
Đó là lời dạy trong kinh Pháp Cú.
Cái khó trong đời sống chúng ta là không phải chỉ áp dụng nhân quả, không phải chỉ tin nhân quả mà, còn dám sống với nhân quả.
Thời gian gần đây, ở VN rộ lên nhiều tin tức về một ngôi chùa rất giàu rất lớn tên là, chùa Ba Vàng. Ở ngôi chùa này, người ta nói về sự thỉnh vong để giải nghiệp giải oan và, để làm điều giải oan cho những vong linh đã chết một cách oan ức người thân phải cúng một số tiền vào chùa này. Chuyện thỉnh vong đó vì lý do này lý do khác nó rộ lên rồi lọt vào trong tầm ngắm, làm dư luận quan tâm, nhưng phần lớn là phẫn nộ, đã tạo thành một scandal. Nhưng kỳ thực, chuyện này là chuyện không phải chỉ có một ngôi chùa, chuyện đó rất phổ thông ở trong tín ngưỡng nhân gian, nó đã ăn sâu, nó đã phổ khắp và, nó đã thành cái nết của Phật giáo VN, Phật giáo Trung Hoa, lâu đời chứ không phải mới đây.
Ở bên Mỹ, sau này có hiện tượng cúng kiếng đám tang nghi thức rất lễ mễ rườm rà. Ngày xưa khi chúng tôi mới sang Mỹ vào năm 1980, nghi thức đám tang tương đối giản dị. Sau này có phong trào quí thầy ở VN qua, chúng tôi phải nói quí thầy cúng, quí thầy bầy nhiều chuyện lắm, bầy người chết phải mặc cái gì, phải đắp khăn nào mới vãng sanh, ở trong đó ảnh hưởng phần là đạo lão, bây giờ ảnh hưởng Phật giáo Tây Tạng, đủ thứ chuyện, nội việc thỉnh vong, rước vong, rước tới rước lui, cũng mệt. Chúng tôi nói cũng mệt là phát sanh ra nhiều chuyện phiền toái, chúng tôi không biết Phật tử họ thích hay không thích, nhưng, có nhiều tang chủ, khi người thân nhân mất họ nghĩ những thầy cúng như vậy là, cúng kỹ, cúng đầy đủ. Mặc dù, nghi thức rất rườm rà, người đời lại ưa chuộng cái rườm rà. Đó là giới cấm thủ.
Chúng ta đang ở trong lớp Phật pháp nên chúng tôi nói thẳng chứ ở bên ngoài chúng tôi ít nói. Những điều đó là giới cấm thủ,
Tại sao là giới cấm thủ? qúi vị cứ tưởng tượng như vầy là, tại sao lại nghĩ đến chuyện cầu siêu cho người chết, tức là cầu cho người chết được siêu thoát, bây giờ mình lại rước vong về chùa cầu siêu thoát, mà đã siêu thoát thì vong đâu ở chùa. Đó là mâu thuẫn rất rõ ràng, nhưng, người ta vẫn tin, người ta vẫn theo, người ta vẫn làm. Tại vì đó là, tín ngưỡng nhân gian, cái lề thói, cái suy nghĩ. Bây giờ, bắt đầu người ta đã than thở về chuyện phong thủy, chuyện bùa chú. chuyện ngải. Nhưng thật ra, chuyện bói toán, chuyện phong thủy tràn ngập các ngôi chùa, tràn ngập tín ngưỡng của người Phật tử mà nếu chúng ta không khéo càng ngày chúng ta càng xa, đánh mất chất của Phật Pháp ở trong đời sống của mình. Và, mình phải nói một điều là, khi mình nhìn lại những người đó mình mới thấy giới cấm thủ là sợi dây ràng buộc rất lớn.