2020-01-19, 11:46 AM
Sư Toại Khanh có nhắc đến phương pháp hành thiền của Ngài Mogok, nhất là đến biểu đồ Thập Nhị Nhân Duyên được dùng tại Thiền Viện của Ngài, LTP tìm được tài liệu sau để chúng ta không bỡ ngỡ trong một số bài giảng của Sư Toại Khanh.
----------------------------------
Tiến Trình NHÂN QUẢ qua biểu đồ Thập Nhị Nhân Duyên của ngài MOGOK.
https://www.budsas.asia/2018/06/tien-tri...8.html?m=1
Đức Phật Thích Ca đã từng dạy rằng mọi việc xảy ra cho chúng sinh ở đời đều do Duyên hay luật Nhân Quả chi phối. Hầu hết chúng sinh trong mọi cảnh giới đều phải trải qua nhiều kiếp trong vòng tái sinh luân hồi.
Qua sự thấu triệt lời dạy của đức Phật về luân hồi, ngài Mogok đã vẽ ra biểu đồ Thập Nhị Nhân Duyên như đã thấy.
Ngài Zaw Ti Ka giải thích rằng tùy theo trình độ quán niệm của từng hành giả thiền Minh Sát mà có nhiều cách để nhìn biểu đồ nói trên: Hoặc là nhìn nó theo 2 giai đoạn, hoặc là nhìn theo tiến trình Nhân Quả, hoặc nhìn qua 3 loại tác động.
Theo thỉnh ý của hội chúng hôm nay, ngài sẽ giải thích biểu đồ qua cách thực hành thiền Minh sát ( Vipassana) theo kinh nghiệm thực chứng của ngài Mogok.
Ngài muốn hội chúng hãy nhìn kỹ vòng quay thứ 4, phần 2, bắt đầu với Thức tái sanh, rồi có Danh Sắc ( thân và tâm). Sau đó hãy chú ý đến phần Lục Nhập trên thân của mình, nơi mà 6 Căn tiếp xúc với ngoại cảnh. Khi hành giả nhìn thấy một vật gì, đó là do có con mắt nên mới thấy. Khi nghe một âm thanh, đó là do có lỗ tai nên biết nghe. Mọi người khác như anh John hay chị Mary đều nghe và thấy cũng cùng cách đó. Chỉ có con mắt thấy và lỗ tai nghe thôi, ngay cả loài thú như con chó cũng nghe thấy bằng cách đó. Do đó, qua sự hiểu biết khách quan (Chân đế) thì không có người hay Tôi /Ta nghe thấy mà chỉ có cái lỗ tai nghe và con mắt thấy mà thôi! Còn qua cái nhìn tục đế thì sẽ cho rằng tôi nghe hoặc tôi thấy rồi có sự so sánh và dính mắc phiền não.
Sở dĩ hành giả có sự thấy (do con mắt) và sự nghe (do lỗ tai) là do có sự tác động (Xúc) của ngoại cảnh lên căn mắt và tai ở thân mình và từ đó mới có sự cảm nhận (Thọ) . Hành giả phải nhìn kỹ 6 sự nhận biết trên 6 căn của mình để hiểu rõ mình từ đâu tới ? Có thật là mình nghe, mình thấy hay đó chỉ là sự nghe, sự thấy mà thôi?
Nếu một người hội đủ Duyên (không bị đui mù và có đủ ánh sáng để thấy) thì con mắt mới có thể nhìn thấy được. Đối với những giác quan khác (mũi, lưỡi, thân/da) sự nhận biết ngoại cảnh cũng giống như vậy. Chúng là cái NHÂN chính cho sự ngửi, sự nếm và sự xúc chạm. Chỉ có chúng làm hành động Thấy, Nghe, Ngửi, Nếm, Xúc chạm mà chẳng có ai làm cả.
Bước kế tiếp cho hành giả là hãy quan sát những cảm thọ của mình qua cái thấy, cái nghe, … đó. Do có sự tác động của thế giới bên ngoài (Xúc) làm Nhân cho cảm thọ khởi sinh (Quả) và qua đó xảy ra 1 trong 3 trạng thái tâm lý là Dễ chịu, hoặc Khó chịu, hoặc Trung tính.
Chuỗi phản ứng kế tiếp là từ Cảm thọ sinh khởi ấy (Nhân) mà trạng thái tâm lý sinh khởi (Quả), hoặc là Thích ( craving/ Tham ái), hoặc không Thích (stay away/ Tham ái) hoặc Trung tính ( là một dạng Tham ái ngầm). Rồi tùy theo sự thôi thúc của tham ái (Nhân) mà sự Thích hay Ghét càng tăng thêm cường độ làm tâm mình thêm dính mắc với đối tượng Thích hay Ghét đó (Quả chấpThủ). Rồi do có quá nhiều dính mắc (Nhân), quá thích hoặc quá ghét làm cho Tâm mình khổ (Quả). Thí dụ như được nghe 1 bản nhạc hay thì muốn nghe hoài, còn không được nghe tiếp thì bực bội. Từ đó mình sẽ không còn kiên nhẫn nữa mà muốn hành động để giải quyết cái muốn đó (Nghiệp Hành). Đây là con đường dẫn đến Sinh tử Luân hồi cho dù làm việc thiện hay bất thiện.
Bây giờ hành giả đã hiểu rằng nếu có chánh niệm và quan sát kỹ thì sẽ thấy những diễn biến nói trên chỉ là CHUỖI PHẢN ỨNG Tâm Sinh Lý bắt đầu từ lúc có sự XÚC, rồi sinh ra THỌ. Vì có Thọ nên sinh ra thích /ghét (THAM ÁI). Do có dính mắc Thích /Ghét (THỦ) đó làm cho cái Tâm luôn muốn hành động (Nghiệp HỮU). Chuỗi phản ứng này cứ tiếp diễn liên tục mỗi khi có Xúc ở 6 căn, và không có ai điều khiển cả.
(Còn tiếp)
----------------------------------
Tiến Trình NHÂN QUẢ qua biểu đồ Thập Nhị Nhân Duyên của ngài MOGOK.
https://www.budsas.asia/2018/06/tien-tri...8.html?m=1
Đức Phật Thích Ca đã từng dạy rằng mọi việc xảy ra cho chúng sinh ở đời đều do Duyên hay luật Nhân Quả chi phối. Hầu hết chúng sinh trong mọi cảnh giới đều phải trải qua nhiều kiếp trong vòng tái sinh luân hồi.
Qua sự thấu triệt lời dạy của đức Phật về luân hồi, ngài Mogok đã vẽ ra biểu đồ Thập Nhị Nhân Duyên như đã thấy.
Ngài Zaw Ti Ka giải thích rằng tùy theo trình độ quán niệm của từng hành giả thiền Minh Sát mà có nhiều cách để nhìn biểu đồ nói trên: Hoặc là nhìn nó theo 2 giai đoạn, hoặc là nhìn theo tiến trình Nhân Quả, hoặc nhìn qua 3 loại tác động.
Theo thỉnh ý của hội chúng hôm nay, ngài sẽ giải thích biểu đồ qua cách thực hành thiền Minh sát ( Vipassana) theo kinh nghiệm thực chứng của ngài Mogok.
Ngài muốn hội chúng hãy nhìn kỹ vòng quay thứ 4, phần 2, bắt đầu với Thức tái sanh, rồi có Danh Sắc ( thân và tâm). Sau đó hãy chú ý đến phần Lục Nhập trên thân của mình, nơi mà 6 Căn tiếp xúc với ngoại cảnh. Khi hành giả nhìn thấy một vật gì, đó là do có con mắt nên mới thấy. Khi nghe một âm thanh, đó là do có lỗ tai nên biết nghe. Mọi người khác như anh John hay chị Mary đều nghe và thấy cũng cùng cách đó. Chỉ có con mắt thấy và lỗ tai nghe thôi, ngay cả loài thú như con chó cũng nghe thấy bằng cách đó. Do đó, qua sự hiểu biết khách quan (Chân đế) thì không có người hay Tôi /Ta nghe thấy mà chỉ có cái lỗ tai nghe và con mắt thấy mà thôi! Còn qua cái nhìn tục đế thì sẽ cho rằng tôi nghe hoặc tôi thấy rồi có sự so sánh và dính mắc phiền não.
Sở dĩ hành giả có sự thấy (do con mắt) và sự nghe (do lỗ tai) là do có sự tác động (Xúc) của ngoại cảnh lên căn mắt và tai ở thân mình và từ đó mới có sự cảm nhận (Thọ) . Hành giả phải nhìn kỹ 6 sự nhận biết trên 6 căn của mình để hiểu rõ mình từ đâu tới ? Có thật là mình nghe, mình thấy hay đó chỉ là sự nghe, sự thấy mà thôi?
Nếu một người hội đủ Duyên (không bị đui mù và có đủ ánh sáng để thấy) thì con mắt mới có thể nhìn thấy được. Đối với những giác quan khác (mũi, lưỡi, thân/da) sự nhận biết ngoại cảnh cũng giống như vậy. Chúng là cái NHÂN chính cho sự ngửi, sự nếm và sự xúc chạm. Chỉ có chúng làm hành động Thấy, Nghe, Ngửi, Nếm, Xúc chạm mà chẳng có ai làm cả.
Bước kế tiếp cho hành giả là hãy quan sát những cảm thọ của mình qua cái thấy, cái nghe, … đó. Do có sự tác động của thế giới bên ngoài (Xúc) làm Nhân cho cảm thọ khởi sinh (Quả) và qua đó xảy ra 1 trong 3 trạng thái tâm lý là Dễ chịu, hoặc Khó chịu, hoặc Trung tính.
Chuỗi phản ứng kế tiếp là từ Cảm thọ sinh khởi ấy (Nhân) mà trạng thái tâm lý sinh khởi (Quả), hoặc là Thích ( craving/ Tham ái), hoặc không Thích (stay away/ Tham ái) hoặc Trung tính ( là một dạng Tham ái ngầm). Rồi tùy theo sự thôi thúc của tham ái (Nhân) mà sự Thích hay Ghét càng tăng thêm cường độ làm tâm mình thêm dính mắc với đối tượng Thích hay Ghét đó (Quả chấpThủ). Rồi do có quá nhiều dính mắc (Nhân), quá thích hoặc quá ghét làm cho Tâm mình khổ (Quả). Thí dụ như được nghe 1 bản nhạc hay thì muốn nghe hoài, còn không được nghe tiếp thì bực bội. Từ đó mình sẽ không còn kiên nhẫn nữa mà muốn hành động để giải quyết cái muốn đó (Nghiệp Hành). Đây là con đường dẫn đến Sinh tử Luân hồi cho dù làm việc thiện hay bất thiện.
Bây giờ hành giả đã hiểu rằng nếu có chánh niệm và quan sát kỹ thì sẽ thấy những diễn biến nói trên chỉ là CHUỖI PHẢN ỨNG Tâm Sinh Lý bắt đầu từ lúc có sự XÚC, rồi sinh ra THỌ. Vì có Thọ nên sinh ra thích /ghét (THAM ÁI). Do có dính mắc Thích /Ghét (THỦ) đó làm cho cái Tâm luôn muốn hành động (Nghiệp HỮU). Chuỗi phản ứng này cứ tiếp diễn liên tục mỗi khi có Xúc ở 6 căn, và không có ai điều khiển cả.
(Còn tiếp)
⏱️
Diễn đàn tuy ảo, nhưng nghiệp quả có thật
Sư Toại Khanh (Giác Nguyên) Giảng Kinh
Diễn đàn tuy ảo, nhưng nghiệp quả có thật
Sư Toại Khanh (Giác Nguyên) Giảng Kinh