2020-01-16, 05:11 AM
400 triệu không cứu nổi lá gan, nhưng dùng cây thù lù lại có hiệu quả
Thứ hai - 25/09/2017 06:13 Bị bệnh về gan, bà Nết uống thuốc Tây, chích thuốc ròng rã 6 năm trời. Kiên trì là thế nhưng tình trạng sức khỏe của bà không hề khá hơn. Vậy mà chỉ sau mấy tháng uống thuốc có vị chủ lực là cây thù lù, bệnh tình của bà đã được khống chế.
[img=245x0]http://bonghoanang.vn/uploads/news/2017_09/images-1.jpg[/img]Cây tầm bóp ( cây thù lù)
Cây tầm bóp còn gọi là cây lồng đèn hay cây thù lù canh, tên khoa học là Physalis angulata L. thuộc họ cà (Solanaceae). Có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới châu Mỹ, sau trở thành liên nhiệt đới.
Đặc điểm của cây tầm bóp
Cây mọc hoang trên khắp nơi, ở trên các bờ ruộng, bãi cỏ, đất hoang hay hai bên ven đường đi ở các làng quê. Cũng nhìn thấy cả ở ven rừng, từ vùng thấp đến vùng có độ cao 1.500m so với mặt nước biển.
Là loại cây thảo, cao 50 - 90cm, nhiều cành. Thân cây có góc, thường rủ xuống. Lá mọc so le, hình bầu dục, chia thùy hoặc không, dài 30 - 35mm, rộng 20 - 40mm, cuống lá dài từ 15 - 30mm.
Quả tầm bóp có vị chua, tính bình, tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, tiêu đờm
Quả mọng tròn, nhẵn, lúc non màu xanh, khi chín màu đỏ, có đài cùng lớn với quả, dài 3 - 4cm, rộng 2cm, bao trùm lên ở ngoài như cái túi, hạt nhiều hình thận. Cây ra hoa kết quả quanh năm. Có thể sử dụng cả cây để làm vị thuốc có tên dược là Herba physalis Angulatae.
Công dụng và cách dùng
Đông y cho rằng, toàn cây tầm bóp có vị đắng, tính mát, không độc. Có tác dụng thanh nhiệt lợi thấp, khu đàm, chỉ khái, nhuyễn kiên tán kết. Quả tầm bóp có vị chua, tính bình, tác dụng thanh nhiệt, tiêu đờm, chủ trị các chứng bệnh như cảm sốt, yết hầu sưng đau, ho nhiều đờm, nhiệt, nôn, nấc, đắp ngoài trị đinh sang, rễ tươi nấu với tim lợn và chu sa ăn trị bệnh đái tháo đường. Ở Ấn Độ người ta còn sử dụng toàn cây tầm bóp làm thuốc lợi tiểu.
Lá cây tầm bóp được sử dụng trị chứng rối loạn của dạ dày nên cũng có người ăn thay rau hàng ngày, tuy hơi đắng nhưng vị thanh mát. Lá cây tầm bóp có thể chế biến thành nhiều món như nấu canh, luộc hay xào.
Lá cây tầm bóp được sử dụng trị chứng rối loạn của dạ dày
Các bài thuốc từ cây tầm bóp
- Trị nhọt vú, đinh độc: Dùng 40 - 80gr cây tươi giã vắt lấy nước uống, bã thì dùng đắp hoặc nấu nước rửa vết đau hàng ngày.
- Dùng trị viêm họng, khan tiếng, ho khan, ho có đờm đặc, trị tiểu ít, ban đỏ, thủy đậu,bệnh tay chân miệng, cúm gia cầm: Dùng 15 - 30gr cây tầm bóp khô (tươi 50 - 100gr) sắc uống trong ngày. Dùng 3 - 5 ngày liền.
-Trị đái tháo đường: Rễ cây tầm bóp tươi (20 - 30gr) nấu với tim lợn và chu sa, cách 1 ngày dùng 1 lần, uống từ 5 - 7 ngày.
//////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////
Vị lương y chữa bệnh miễn phí
Ông Nguyễn Văn E (67 tuổi, ngụ xã Trung An, huyện Cờ Đỏ, TP. Cần Thơ) bị viêm gan siêu vi B đã nhiều năm qua. Ông điều trị Tây y, uống thuốc đều đặn nhưng vẫn không có kết quả.
Nghiêm trọng hơn ông còn bị kháng thuốc, khiến bao nhiêu công sức và tiền bạc đều đổ sông đổ biển. Thấy có người quen uống thuốc Nam của thầy Tư Truyền ở xã Nhơn Mỹ, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang có hiệu quả nên ông tìm uống thử.
Sau gần 2 năm uống thuốc, bệnh tình của ông đã được kìm lại. Ông nói: “Tôi đi khám thì bác sĩ bảo nên tiếp tục uống thuốc Nam vì đã có hiệu quả. Vi rút viêm gan siêu vi B vẫn còn nhưng đã được kìm chế, không phát triển lên nữa”.
Cây thù lù – vị thuốc chủ lực trong các thang thuốc điều trị bệnh gan (Ảnh internet)
Để tường tận phương thuốc chữa bệnh gan của ông Tư Truyền, PV đã tìm tới nhà ông này. Một bà cụ từng bán bún gần nhà ông Tư Truyền cho biết: “Dân ở đây không mấy người uống thuốc của ông ấy, họ đi tìm những ông thầy chỗ khác, xa hơn.
Còn người ở xa thì tới bốc thuốc của thầy Tư nhiều lắm, có ngày mấy chiếc ô tô tới lấy thuốc lận. Họ ở các tỉnh gần đây, ở TP. HCM cũng có nữa”.
Ông Tư Truyền cho biết, ông đã chữa trị cho rất nhiều người bệnh gan, trong đó có u gan, xơ gan và các loại viêm gan siêu vi. Để có được số thuốc phục vụ hàng trăm người bệnh mỗi tháng, ông Truyền phải đi rất nhiều nơi để thu gom thuốc.
Có lúc thiếu thuốc, ông phải sang tận Campuchia để lấy. Ông Truyền cho rằng, mỗi lương y đều có những cách khác nhau khi sử dụng, kết hợp các cây thuốc Nam để trị bệnh. Tuy nhiên, việc điều trị hiệu quả còn phụ thuộc rất nhiều vào cơ thể người bệnh có hợp với thuốc hay không.
Để trị bệnh gan, những cây thuốc ông Truyền quen dùng là: thù lù (chủ lực), ô rô, huyết rồng, mướp gai, bàng biển… Tùy vào thể trạng của người bệnh mà ông có sự gia giảm các vị thuốc sao cho hợp lý.
Ông Tư Truyền cho biết, trong các cây thuốc trên, thù lù là loại rất dễ kiếm vì mọc hoang rất nhiều. Cây mướp gai cũng là một loại thuốc trị bệnh về gan rất tốt, mọc hoang nhưng khó tìm và ngày càng khan hiếm. Những cây như ô rô, huyết rồng thì nhiều người dân trồng trong nhà để làm cảnh nên cũng rất dễ tìm.
Vị lương y chia sẻ: “Đối với những bệnh gan siêu vi, phải dùng những vị thuốc mạnh để tấn công vào các loại vi rút gây bệnh, ngoài ra cần phải kê thêm những vị thuốc khác để làm mát cơ thể.
Viêm gan siêu vi các loại nếu không chữa trị được thì sẽ trở thành xơ gan. Nhiều bệnh nhân uống thuốc Tây có thuyên giảm nhưng không cẩn thận trong ăn uống, bệnh sẽ tái phát”.
Phòng chẩn trị của ông Tư Truyền ngày thường đều đón hàng chục lượt bệnh nhân đến bốc thuốc. Ông Tư Truyền coi việc chữa trị cho người bệnh là việc nên làm nên hoàn toàn từ thiện, không thu tiền.
Tuy nhiên, nhiều người đến khám bệnh vẫn đóng góp vài chục ngàn để ông có chi phí xăng xe, mua bọc ni lông đựng thuốc… Một số trường hợp người bệnh khó khăn, ông cương quyết từ chối nhận tiền, dù họ có lòng.
“Cải tạo” lá gan bằng cây cỏ
PV đã trò chuyện với 1 bệnh nhân từng được thầy Truyền giành lại mạng sống từ tay tử thần, vì bị căn bệnh u gan quái ác hành hạ! Bệnh nhân ấy là bà Lê Thị Nết (69 tuổi, ngụ xã Trung An, huyện Cờ Đỏ, TP. Cần Thơ).
Bà Nết rất vui mừng khi kể lại câu chuyện đánh bại khối u gan của mình
Bà Nết đón tiếp chúng tôi niềm nở, gương mặt bà hồng hào, tươi vui. Trông bà không giống một người bị bệnh tật hành hạ và nhất là không giống với người đã gần 70 tuổi chút nào.
Thế nhưng thực tế là bà từng bị bệnh gan năm 2008. Sau khi nắm được bệnh tình của mình, bà uống thuốc Tây, chích thuốc ròng rã 6 năm trời. Kiên trì là thế nhưng tình trạng sức khỏe của bà không hề khá hơn.
Bà Nết cười hiền lành kể chuyện: “Năm 2008, nhà đang vô vụ gặt lúa, thấy chồng với mấy đứa nhỏ làm việc vất vả, tôi cũng bươn mình ra làm. Được mấy bữa, tôi thấy trong người không được khỏe, nóng sốt liên miên, uống thuốc mà không đỡ.
Ra một phòng khám tư ngoài Thốt Nốt khám, người ta kêu tôi bị tiểu đường. Họ chích thuốc, phát thuốc uống rồi cho tôi về nhà”.
Một thời gian sau, chưa yên tâm lắm nên khi có dịp, bà Nết cùng người quen lên TP. HCM để khám bệnh. Tại Bệnh viện Hòa Hảo, bác sĩ lại thông báo rằng bà không phải bị tiểu đường mà là men gan cao.
Bà Nết tiếp tục uống thuốc Tây trong gần 3 tháng để điều trị men gan. Quãng thời gian sau đó, sức khỏe của bà Nết suy giảm rõ rệt, nguyên nhân chủ yếu là từ gan gây ra.
“Tôi ăn uống có được gì đâu, ngủ cũng không được. Nhờ mấy đứa con chăm lo, tôi uống thuốc liên tục rồi chích thuốc đủ các kiểu, tôi mới sống được đó chớ. Nhưng tôi thấy mình giống như duy trì cuộc sống thôi chứ sức khỏe tôi tụt dữ lắm. Chán nản vô cùng.
Tôi chữa trị 6 năm hết chừng 400 triệu đồng chứ ít gì! Nhà mình làm nông, vất vả bao nhiêu mới có được chừng đó vốn, tiếc lắm…”, bà Nết nhớ lại.
Trái cây thù lù (Ảnh internet)
Đầu năm 2014, bà Nết khám định kỳ tại Bệnh viện Chợ Rẫy (TP. HCM). Tại đây, các bác sĩ thông báo bà có khối u trong gan.
Người con trai út của bà Nết cho biết: “Khối u trong gan của mẹ tôi là ác tính, kích cỡ là 2mm. Như vậy là bệnh tình mẹ tôi đã nghiêm trọng lắm rồi. Anh em trong nhà không dám nói với mẹ bệnh tình như thế nào, chỉ lo bàn bạc tìm phương án cứu chữa”.
Bà Nết kể thêm: “Bác sĩ kêu tôi bị nhiều bệnh, rồi điều trị như thế này, thế kia. Tôi mệt mỏi lắm, tôi không sợ chết nữa. Tôi thấy nản nên từ chối hết, quyết định trở về nhà, bệnh tình ra sao thì ra”.
Bà Nết buông xuôi nhưng những người con của bà thì không. Hai anh con trai của bà bàn bạc đi tìm thuốc Nam cho mẹ uống thử. Ý kiến này bị chồng bà Nết gạt đi cho rằng, phí công vô ích.
“Chồng tui kêu rằng, thuốc Tây uống cỡ đó mà không cứu nổi tui thì thuốc Nam ăn thua gì”, bà Nết cười nhớ lại.
Vốn biết tiếng tăm 1 ông thầy thuốc Nam nổi tiếng ở miệt Chợ Mới (An Giang), những người con của bà Nết đưa bà đến gặp thầy.
Bà Nết kể lại giây phút đó: “Ông thầy này tên Tư Truyền, lúc bắt mạch cho tôi xong, ổng hỏi tôi có sợ chết không? Tôi nói rằng mình đã chữa trị suốt 6 năm trời, trước sợ lắm nhưng giờ… hết sợ rồi. “Có gì thầy cứ nói tới luôn đi, tôi không sợ đâu”, tôi nói thẳng vậy.
Ông thầy nghe vậy thì giải thích bệnh tình cho tôi hay, rồi bốc thuốc cho về uống. Tôi uống thuốc nhưng không trông mong gì nhiều, ý con mình thì mình chiều thôi. Vậy mà cuối cùng tôi hết bệnh!”.
Nơi bà Nết đến lấy thuốc là Phòng Chẩn trị Đông y của ông Nguyễn Văn Truyền (Tư Truyền). Cứ mỗi lần, bà Nết lấy thuốc đủ uống trong 1 tuần hoặc 10 ngày. Uống hết, bà quay lại để thăm khám rồi mới lấy thuốc tiếp.
Vài chục thang thuốc đầu, bà Nết đã thấy cơ thể mình khác đi rất nhiều. Nhưng bà Nết và gia đình vẫn chưa tin là lá gan có thể hồi phục. Bảy, tám tháng sau, ngồi cảm nhận lại, bà Nết giật mình! Bà khỏe mạnh và hoạt bát hơn nhiều. Những người con mừng thầm và động viên mẹ đi siêu âm để kiểm tra lại.
Sau khi siêu âm tại Bệnh viện Hạnh Phúc (TP. Long Xuyên), bác sĩ vui mừng thông báo với bà Nết và con trai rằng: Khối u ác tính trong gan bà Nết đã được “khống chế”. “Bác sĩ giải thích rằng, khối u vẫn còn đó nhưng không phát tán ra nữa. Bác sĩ còn dặn đang uống thuốc Nam thì cứ tiếp tục, đừng dừng lại”, con trai bà Nết không giấu được niềm vui nói.
Hiện nay, cuộc sống của bà Nết luôn tràn ngập tiếng cười, khi bệnh tật bị đẩy lùi, bà sống vui vẻ hơn trước rất nhiều. Từ câu chuyện của bà Nết, nhiều người bệnh khác ở xã Trung An cũng tìm hiểu rồi bốc thuốc của ông Tư Truyền về uống và đã có kết quả.
Cây thù lù là vị thuốc chủ lực được ông Tư Truyền dùng trong các thang thuốc chữa bệnh gan, nhưng theo ông, để hiệu quả điều trị cao thì phải kết hợp với nhiều cây thuốc khác. Người bệnh không nên tự nấu nước thù lù uống mà nên có sự tư vấn, hướng dẫn của người có chuyên môn.
Lương y Nguyễn Thiện Chung (Chủ tịch Hội Đông y huyện Tịnh Biên) giải thích thêm: “Thù lù chia làm 3 loại, thù lù cạnh, hay còn gọi là tầm bóp, lồng đèn là có giá trị chữa bệnh hơn cả. Hai loại còn lại là thù lù nhỏ, thù lù lông ít có giá trị trong Đông y hơn”. Ngoài ra, các nhà khoa học xác định, thù lù có nguồn gốc từ vùng Nam Mỹ, loại cây này thích hợp và phát triển ở vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới.
Ở một số tỉnh thành phía Bắc nước ta, phần lá non của cây thù lù còn được người dân dùng như một loại rau để ăn. Từ lâu trong dân gian, loại cây này đã được biết đến như một thứ dược liệu có khả năng chữa nhiều bệnh.
Điều trị bệnh, nhất là những căn bệnh nan y luôn là vấn đề nan giải trong ngành y tế. Dù áp dụng phương pháp Tây y hay Đông y, người bệnh cần phải tuân thủ theo những quy định mà bác sĩ đưa ra. Bệnh tình có thể thuyên giảm hay bình phục còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố.
Nguyệt Viêna
Thứ hai - 25/09/2017 06:13 Bị bệnh về gan, bà Nết uống thuốc Tây, chích thuốc ròng rã 6 năm trời. Kiên trì là thế nhưng tình trạng sức khỏe của bà không hề khá hơn. Vậy mà chỉ sau mấy tháng uống thuốc có vị chủ lực là cây thù lù, bệnh tình của bà đã được khống chế.
[img=245x0]http://bonghoanang.vn/uploads/news/2017_09/images-1.jpg[/img]Cây tầm bóp ( cây thù lù)
Cây tầm bóp còn gọi là cây lồng đèn hay cây thù lù canh, tên khoa học là Physalis angulata L. thuộc họ cà (Solanaceae). Có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới châu Mỹ, sau trở thành liên nhiệt đới.
Đặc điểm của cây tầm bóp
Cây mọc hoang trên khắp nơi, ở trên các bờ ruộng, bãi cỏ, đất hoang hay hai bên ven đường đi ở các làng quê. Cũng nhìn thấy cả ở ven rừng, từ vùng thấp đến vùng có độ cao 1.500m so với mặt nước biển.
Là loại cây thảo, cao 50 - 90cm, nhiều cành. Thân cây có góc, thường rủ xuống. Lá mọc so le, hình bầu dục, chia thùy hoặc không, dài 30 - 35mm, rộng 20 - 40mm, cuống lá dài từ 15 - 30mm.
Quả tầm bóp có vị chua, tính bình, tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, tiêu đờm
Quả mọng tròn, nhẵn, lúc non màu xanh, khi chín màu đỏ, có đài cùng lớn với quả, dài 3 - 4cm, rộng 2cm, bao trùm lên ở ngoài như cái túi, hạt nhiều hình thận. Cây ra hoa kết quả quanh năm. Có thể sử dụng cả cây để làm vị thuốc có tên dược là Herba physalis Angulatae.
Công dụng và cách dùng
Đông y cho rằng, toàn cây tầm bóp có vị đắng, tính mát, không độc. Có tác dụng thanh nhiệt lợi thấp, khu đàm, chỉ khái, nhuyễn kiên tán kết. Quả tầm bóp có vị chua, tính bình, tác dụng thanh nhiệt, tiêu đờm, chủ trị các chứng bệnh như cảm sốt, yết hầu sưng đau, ho nhiều đờm, nhiệt, nôn, nấc, đắp ngoài trị đinh sang, rễ tươi nấu với tim lợn và chu sa ăn trị bệnh đái tháo đường. Ở Ấn Độ người ta còn sử dụng toàn cây tầm bóp làm thuốc lợi tiểu.
Lá cây tầm bóp được sử dụng trị chứng rối loạn của dạ dày nên cũng có người ăn thay rau hàng ngày, tuy hơi đắng nhưng vị thanh mát. Lá cây tầm bóp có thể chế biến thành nhiều món như nấu canh, luộc hay xào.
Lá cây tầm bóp được sử dụng trị chứng rối loạn của dạ dày
Các bài thuốc từ cây tầm bóp
- Trị nhọt vú, đinh độc: Dùng 40 - 80gr cây tươi giã vắt lấy nước uống, bã thì dùng đắp hoặc nấu nước rửa vết đau hàng ngày.
- Dùng trị viêm họng, khan tiếng, ho khan, ho có đờm đặc, trị tiểu ít, ban đỏ, thủy đậu,bệnh tay chân miệng, cúm gia cầm: Dùng 15 - 30gr cây tầm bóp khô (tươi 50 - 100gr) sắc uống trong ngày. Dùng 3 - 5 ngày liền.
-Trị đái tháo đường: Rễ cây tầm bóp tươi (20 - 30gr) nấu với tim lợn và chu sa, cách 1 ngày dùng 1 lần, uống từ 5 - 7 ngày.
//////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////
Vị lương y chữa bệnh miễn phí
Ông Nguyễn Văn E (67 tuổi, ngụ xã Trung An, huyện Cờ Đỏ, TP. Cần Thơ) bị viêm gan siêu vi B đã nhiều năm qua. Ông điều trị Tây y, uống thuốc đều đặn nhưng vẫn không có kết quả.
Nghiêm trọng hơn ông còn bị kháng thuốc, khiến bao nhiêu công sức và tiền bạc đều đổ sông đổ biển. Thấy có người quen uống thuốc Nam của thầy Tư Truyền ở xã Nhơn Mỹ, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang có hiệu quả nên ông tìm uống thử.
Sau gần 2 năm uống thuốc, bệnh tình của ông đã được kìm lại. Ông nói: “Tôi đi khám thì bác sĩ bảo nên tiếp tục uống thuốc Nam vì đã có hiệu quả. Vi rút viêm gan siêu vi B vẫn còn nhưng đã được kìm chế, không phát triển lên nữa”.
Cây thù lù – vị thuốc chủ lực trong các thang thuốc điều trị bệnh gan (Ảnh internet)
Để tường tận phương thuốc chữa bệnh gan của ông Tư Truyền, PV đã tìm tới nhà ông này. Một bà cụ từng bán bún gần nhà ông Tư Truyền cho biết: “Dân ở đây không mấy người uống thuốc của ông ấy, họ đi tìm những ông thầy chỗ khác, xa hơn.
Còn người ở xa thì tới bốc thuốc của thầy Tư nhiều lắm, có ngày mấy chiếc ô tô tới lấy thuốc lận. Họ ở các tỉnh gần đây, ở TP. HCM cũng có nữa”.
Ông Tư Truyền cho biết, ông đã chữa trị cho rất nhiều người bệnh gan, trong đó có u gan, xơ gan và các loại viêm gan siêu vi. Để có được số thuốc phục vụ hàng trăm người bệnh mỗi tháng, ông Truyền phải đi rất nhiều nơi để thu gom thuốc.
Có lúc thiếu thuốc, ông phải sang tận Campuchia để lấy. Ông Truyền cho rằng, mỗi lương y đều có những cách khác nhau khi sử dụng, kết hợp các cây thuốc Nam để trị bệnh. Tuy nhiên, việc điều trị hiệu quả còn phụ thuộc rất nhiều vào cơ thể người bệnh có hợp với thuốc hay không.
Để trị bệnh gan, những cây thuốc ông Truyền quen dùng là: thù lù (chủ lực), ô rô, huyết rồng, mướp gai, bàng biển… Tùy vào thể trạng của người bệnh mà ông có sự gia giảm các vị thuốc sao cho hợp lý.
Ông Tư Truyền cho biết, trong các cây thuốc trên, thù lù là loại rất dễ kiếm vì mọc hoang rất nhiều. Cây mướp gai cũng là một loại thuốc trị bệnh về gan rất tốt, mọc hoang nhưng khó tìm và ngày càng khan hiếm. Những cây như ô rô, huyết rồng thì nhiều người dân trồng trong nhà để làm cảnh nên cũng rất dễ tìm.
Vị lương y chia sẻ: “Đối với những bệnh gan siêu vi, phải dùng những vị thuốc mạnh để tấn công vào các loại vi rút gây bệnh, ngoài ra cần phải kê thêm những vị thuốc khác để làm mát cơ thể.
Viêm gan siêu vi các loại nếu không chữa trị được thì sẽ trở thành xơ gan. Nhiều bệnh nhân uống thuốc Tây có thuyên giảm nhưng không cẩn thận trong ăn uống, bệnh sẽ tái phát”.
Phòng chẩn trị của ông Tư Truyền ngày thường đều đón hàng chục lượt bệnh nhân đến bốc thuốc. Ông Tư Truyền coi việc chữa trị cho người bệnh là việc nên làm nên hoàn toàn từ thiện, không thu tiền.
Tuy nhiên, nhiều người đến khám bệnh vẫn đóng góp vài chục ngàn để ông có chi phí xăng xe, mua bọc ni lông đựng thuốc… Một số trường hợp người bệnh khó khăn, ông cương quyết từ chối nhận tiền, dù họ có lòng.
“Cải tạo” lá gan bằng cây cỏ
PV đã trò chuyện với 1 bệnh nhân từng được thầy Truyền giành lại mạng sống từ tay tử thần, vì bị căn bệnh u gan quái ác hành hạ! Bệnh nhân ấy là bà Lê Thị Nết (69 tuổi, ngụ xã Trung An, huyện Cờ Đỏ, TP. Cần Thơ).
Bà Nết rất vui mừng khi kể lại câu chuyện đánh bại khối u gan của mình
Bà Nết đón tiếp chúng tôi niềm nở, gương mặt bà hồng hào, tươi vui. Trông bà không giống một người bị bệnh tật hành hạ và nhất là không giống với người đã gần 70 tuổi chút nào.
Thế nhưng thực tế là bà từng bị bệnh gan năm 2008. Sau khi nắm được bệnh tình của mình, bà uống thuốc Tây, chích thuốc ròng rã 6 năm trời. Kiên trì là thế nhưng tình trạng sức khỏe của bà không hề khá hơn.
Bà Nết cười hiền lành kể chuyện: “Năm 2008, nhà đang vô vụ gặt lúa, thấy chồng với mấy đứa nhỏ làm việc vất vả, tôi cũng bươn mình ra làm. Được mấy bữa, tôi thấy trong người không được khỏe, nóng sốt liên miên, uống thuốc mà không đỡ.
Ra một phòng khám tư ngoài Thốt Nốt khám, người ta kêu tôi bị tiểu đường. Họ chích thuốc, phát thuốc uống rồi cho tôi về nhà”.
Một thời gian sau, chưa yên tâm lắm nên khi có dịp, bà Nết cùng người quen lên TP. HCM để khám bệnh. Tại Bệnh viện Hòa Hảo, bác sĩ lại thông báo rằng bà không phải bị tiểu đường mà là men gan cao.
Bà Nết tiếp tục uống thuốc Tây trong gần 3 tháng để điều trị men gan. Quãng thời gian sau đó, sức khỏe của bà Nết suy giảm rõ rệt, nguyên nhân chủ yếu là từ gan gây ra.
“Tôi ăn uống có được gì đâu, ngủ cũng không được. Nhờ mấy đứa con chăm lo, tôi uống thuốc liên tục rồi chích thuốc đủ các kiểu, tôi mới sống được đó chớ. Nhưng tôi thấy mình giống như duy trì cuộc sống thôi chứ sức khỏe tôi tụt dữ lắm. Chán nản vô cùng.
Tôi chữa trị 6 năm hết chừng 400 triệu đồng chứ ít gì! Nhà mình làm nông, vất vả bao nhiêu mới có được chừng đó vốn, tiếc lắm…”, bà Nết nhớ lại.
Trái cây thù lù (Ảnh internet)
Đầu năm 2014, bà Nết khám định kỳ tại Bệnh viện Chợ Rẫy (TP. HCM). Tại đây, các bác sĩ thông báo bà có khối u trong gan.
Người con trai út của bà Nết cho biết: “Khối u trong gan của mẹ tôi là ác tính, kích cỡ là 2mm. Như vậy là bệnh tình mẹ tôi đã nghiêm trọng lắm rồi. Anh em trong nhà không dám nói với mẹ bệnh tình như thế nào, chỉ lo bàn bạc tìm phương án cứu chữa”.
Bà Nết kể thêm: “Bác sĩ kêu tôi bị nhiều bệnh, rồi điều trị như thế này, thế kia. Tôi mệt mỏi lắm, tôi không sợ chết nữa. Tôi thấy nản nên từ chối hết, quyết định trở về nhà, bệnh tình ra sao thì ra”.
Bà Nết buông xuôi nhưng những người con của bà thì không. Hai anh con trai của bà bàn bạc đi tìm thuốc Nam cho mẹ uống thử. Ý kiến này bị chồng bà Nết gạt đi cho rằng, phí công vô ích.
“Chồng tui kêu rằng, thuốc Tây uống cỡ đó mà không cứu nổi tui thì thuốc Nam ăn thua gì”, bà Nết cười nhớ lại.
Vốn biết tiếng tăm 1 ông thầy thuốc Nam nổi tiếng ở miệt Chợ Mới (An Giang), những người con của bà Nết đưa bà đến gặp thầy.
Bà Nết kể lại giây phút đó: “Ông thầy này tên Tư Truyền, lúc bắt mạch cho tôi xong, ổng hỏi tôi có sợ chết không? Tôi nói rằng mình đã chữa trị suốt 6 năm trời, trước sợ lắm nhưng giờ… hết sợ rồi. “Có gì thầy cứ nói tới luôn đi, tôi không sợ đâu”, tôi nói thẳng vậy.
Ông thầy nghe vậy thì giải thích bệnh tình cho tôi hay, rồi bốc thuốc cho về uống. Tôi uống thuốc nhưng không trông mong gì nhiều, ý con mình thì mình chiều thôi. Vậy mà cuối cùng tôi hết bệnh!”.
Nơi bà Nết đến lấy thuốc là Phòng Chẩn trị Đông y của ông Nguyễn Văn Truyền (Tư Truyền). Cứ mỗi lần, bà Nết lấy thuốc đủ uống trong 1 tuần hoặc 10 ngày. Uống hết, bà quay lại để thăm khám rồi mới lấy thuốc tiếp.
Vài chục thang thuốc đầu, bà Nết đã thấy cơ thể mình khác đi rất nhiều. Nhưng bà Nết và gia đình vẫn chưa tin là lá gan có thể hồi phục. Bảy, tám tháng sau, ngồi cảm nhận lại, bà Nết giật mình! Bà khỏe mạnh và hoạt bát hơn nhiều. Những người con mừng thầm và động viên mẹ đi siêu âm để kiểm tra lại.
Sau khi siêu âm tại Bệnh viện Hạnh Phúc (TP. Long Xuyên), bác sĩ vui mừng thông báo với bà Nết và con trai rằng: Khối u ác tính trong gan bà Nết đã được “khống chế”. “Bác sĩ giải thích rằng, khối u vẫn còn đó nhưng không phát tán ra nữa. Bác sĩ còn dặn đang uống thuốc Nam thì cứ tiếp tục, đừng dừng lại”, con trai bà Nết không giấu được niềm vui nói.
Hiện nay, cuộc sống của bà Nết luôn tràn ngập tiếng cười, khi bệnh tật bị đẩy lùi, bà sống vui vẻ hơn trước rất nhiều. Từ câu chuyện của bà Nết, nhiều người bệnh khác ở xã Trung An cũng tìm hiểu rồi bốc thuốc của ông Tư Truyền về uống và đã có kết quả.
Cây thù lù là vị thuốc chủ lực được ông Tư Truyền dùng trong các thang thuốc chữa bệnh gan, nhưng theo ông, để hiệu quả điều trị cao thì phải kết hợp với nhiều cây thuốc khác. Người bệnh không nên tự nấu nước thù lù uống mà nên có sự tư vấn, hướng dẫn của người có chuyên môn.
Lương y Nguyễn Thiện Chung (Chủ tịch Hội Đông y huyện Tịnh Biên) giải thích thêm: “Thù lù chia làm 3 loại, thù lù cạnh, hay còn gọi là tầm bóp, lồng đèn là có giá trị chữa bệnh hơn cả. Hai loại còn lại là thù lù nhỏ, thù lù lông ít có giá trị trong Đông y hơn”. Ngoài ra, các nhà khoa học xác định, thù lù có nguồn gốc từ vùng Nam Mỹ, loại cây này thích hợp và phát triển ở vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới.
Ở một số tỉnh thành phía Bắc nước ta, phần lá non của cây thù lù còn được người dân dùng như một loại rau để ăn. Từ lâu trong dân gian, loại cây này đã được biết đến như một thứ dược liệu có khả năng chữa nhiều bệnh.
Điều trị bệnh, nhất là những căn bệnh nan y luôn là vấn đề nan giải trong ngành y tế. Dù áp dụng phương pháp Tây y hay Đông y, người bệnh cần phải tuân thủ theo những quy định mà bác sĩ đưa ra. Bệnh tình có thể thuyên giảm hay bình phục còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố.
Nguyệt Viêna