2019-12-26, 08:35 AM
1. Chiêm ngắm Đức Maria (c. 26-27)
Vị trí của Đức Maria thật là lớn lao và duy nhất trong tương quan với Thiên Chúa và loài người chúng ta : Đức Maria là Mẹ Giáo Hội, trong đó có chúng ta, và Đức Maria cũng là Mẹ Thiên Chúa. Tuy nhiên, tất cả những ơn huệ lớn lao của Mẹ đã bắt đầu bằng một biến cố thật hạn hẹp, thật nhỏ bé, thật khiêm tốn, thật âm thầm và kín ẩn, đó là biến cố Truyền Tin. Nhỏ bé và âm thầm, nhưng đó chính là một kinh nghiệm thiêng liêng làm thay đổi cuộc đời của Đức Maria, và của lịch sử cứu độ. Và kinh nghiệm thiêng liêng này là một cuộc đối thoại, đối thoại giữa Đức Maria và sứ thần Gabriel.
Trước hết, chúng ta cần chú ý đến nơi chốn xẩy ra biến cố Truyền Tin, đó là nhà của Đức Maria : « Sứ thần vào nhà trinh nữ » (Lc 1, 28). Khi cầu ngyện với Lời Chúa, chúng ta được mời gọi hình dung ra nơi chốn, ở đó diễn ra biến cố mà bản văn Tin Mừng thuật lại : nhà, vườn, sa mạc, đồi Calvê… Việc « đặt khung cảnh » khi bước vào giờ cầu nguyện như thế có hai mục đích :
Trình thuật Truyền Tin có thể được gói gọn trong tiếng « Xin Vâng » của Đức Mẹ ; và chúng ta thường hiểu tiếng « Xin Vâng » là câu trả lời tức khắc của Mẹ khi nghe lời đề nghị của Thiên Chúa, qua trung gian của sứ thần Gabrien. Tuy nhiên, nếu chúng ta đặt lời « Xin Vâng » của Mẹ vào trong diễn tiến của trình thuật Tin Mừng, chúng ta sẽ nhận ra rằng, tiếng « Xin Vâng » của Mẹ là điểm tới của cả một cuộc trao đổi khá dài, và nhất là đầy biến động trong tâm hồn.
Trước hết, chúng ta hãy tự hỏi Đức Maria là ai, theo lời kể của thánh sử Luca về mầu nhiệm Truyền Tin ? Mẹ là một thiếu nữ Israel, ngụ tại Galilê, làng Nazarét. Mẹ là một thiếu nữ đã đính hôn, như bao thiếu nữ khác khi đến tuổi trưởng thành. Một cách chính xác, Mẹ đã đính hôn với một người tên là Giuse, thuộc dòng dõi Đavít. Như thế, lúc ban đầu, Mẹ là một cô gái như bao cô gái khác (và cũng tương tự như thế, đối với phái nam). Và có lẽ chúng ta cũng đã như vậy trước khi bước vào hành trình ơn gọi, ơn gọi gia đình hay dâng hiến : một cô gái với thân phận bình thường, và với ước mơ về đời mình cũng thật bình thường. Nhưng Mẹ lại không được vậy, vì, có thể nói, Chúa đến làm xáo trộn cuộc đời của Mẹ.
Ở đây chúng ta có thể nhìn lại hành trình ơn gọi của mình và tự hỏi : đâu là những dấu chỉ, những cách thức Chúa dùng để làm xáo trộn cuộc đời chúng ta, làm cho chúng ta không thể sống như những cô gái (hay một người) bình thường ? Và trong trình thuật Truyền Tin, Chúa không đến trực tiếp, nhưng qua trung gian sứ thần Gabriel ; vậy đâu là những người « trung gian » của Chúa trong cuộc đời và nhất là hành trình ơn gọi của chúng ta ?
Vị trí của Đức Maria thật là lớn lao và duy nhất trong tương quan với Thiên Chúa và loài người chúng ta : Đức Maria là Mẹ Giáo Hội, trong đó có chúng ta, và Đức Maria cũng là Mẹ Thiên Chúa. Tuy nhiên, tất cả những ơn huệ lớn lao của Mẹ đã bắt đầu bằng một biến cố thật hạn hẹp, thật nhỏ bé, thật khiêm tốn, thật âm thầm và kín ẩn, đó là biến cố Truyền Tin. Nhỏ bé và âm thầm, nhưng đó chính là một kinh nghiệm thiêng liêng làm thay đổi cuộc đời của Đức Maria, và của lịch sử cứu độ. Và kinh nghiệm thiêng liêng này là một cuộc đối thoại, đối thoại giữa Đức Maria và sứ thần Gabriel.
Trước hết, chúng ta cần chú ý đến nơi chốn xẩy ra biến cố Truyền Tin, đó là nhà của Đức Maria : « Sứ thần vào nhà trinh nữ » (Lc 1, 28). Khi cầu ngyện với Lời Chúa, chúng ta được mời gọi hình dung ra nơi chốn, ở đó diễn ra biến cố mà bản văn Tin Mừng thuật lại : nhà, vườn, sa mạc, đồi Calvê… Việc « đặt khung cảnh » khi bước vào giờ cầu nguyện như thế có hai mục đích :
- Khi cầu nguyện, chúng ta được mời gọi dấn thân cả con người của chúng ta, bên trong cũng như bên ngoài. Thế mà, bên trong của chúng ta, có nhiều thứ, trong đó có trí tưởng tượng. Dùng trí tưởng tượng để hình dung ra một nơi chốn khi cầu nguyện, đó là giúp chúng ta cầu nguyện với cả con người, đồng thời giúp định hướng cho trí tưởng tượng, vốn hay dẫn chúng ta đi lang lang, ra khỏi việc cầu nguyện. Hơn nữa, nơi chốn mà chúng ta hình dung ra, không phải là bất cứ nơi nào, đó là một nơi chốn của đời thường, nhưng đồng thời cũng là nơi « thánh », nghĩa là nơi được Chúa viếng thăm.
- Vì thế, một nơi chốn cụ thể còn có một ý nghĩa thiêng liêng : Thiên Chúa đến gặp gỡ con người không phải ở trên trời cao hay ở một nơi xa vời, nhưng tại một nơi chốn cụ thể và rất đời thường, chẳng hạn nhà của Đức Maria ; và đối với chúng ta cũng vậy, đó có thể là một nơi nào đó trong cuộc đời của chúng ta : trường học, nơi hành hương, nhà tĩnh tâm, trong vườn của Nhà Dòng, trong căn phòng nhỏ bé, hay nơi nhà nguyện… Vậy đâu là nơi chốn, ở đó chúng ta được Thiên Chúa viếng thăm, đã làm thay đổi cuộc đời chúng ta, như trường hợp của Đức Mẹ ?
Trình thuật Truyền Tin có thể được gói gọn trong tiếng « Xin Vâng » của Đức Mẹ ; và chúng ta thường hiểu tiếng « Xin Vâng » là câu trả lời tức khắc của Mẹ khi nghe lời đề nghị của Thiên Chúa, qua trung gian của sứ thần Gabrien. Tuy nhiên, nếu chúng ta đặt lời « Xin Vâng » của Mẹ vào trong diễn tiến của trình thuật Tin Mừng, chúng ta sẽ nhận ra rằng, tiếng « Xin Vâng » của Mẹ là điểm tới của cả một cuộc trao đổi khá dài, và nhất là đầy biến động trong tâm hồn.
Trước hết, chúng ta hãy tự hỏi Đức Maria là ai, theo lời kể của thánh sử Luca về mầu nhiệm Truyền Tin ? Mẹ là một thiếu nữ Israel, ngụ tại Galilê, làng Nazarét. Mẹ là một thiếu nữ đã đính hôn, như bao thiếu nữ khác khi đến tuổi trưởng thành. Một cách chính xác, Mẹ đã đính hôn với một người tên là Giuse, thuộc dòng dõi Đavít. Như thế, lúc ban đầu, Mẹ là một cô gái như bao cô gái khác (và cũng tương tự như thế, đối với phái nam). Và có lẽ chúng ta cũng đã như vậy trước khi bước vào hành trình ơn gọi, ơn gọi gia đình hay dâng hiến : một cô gái với thân phận bình thường, và với ước mơ về đời mình cũng thật bình thường. Nhưng Mẹ lại không được vậy, vì, có thể nói, Chúa đến làm xáo trộn cuộc đời của Mẹ.
Ở đây chúng ta có thể nhìn lại hành trình ơn gọi của mình và tự hỏi : đâu là những dấu chỉ, những cách thức Chúa dùng để làm xáo trộn cuộc đời chúng ta, làm cho chúng ta không thể sống như những cô gái (hay một người) bình thường ? Và trong trình thuật Truyền Tin, Chúa không đến trực tiếp, nhưng qua trung gian sứ thần Gabriel ; vậy đâu là những người « trung gian » của Chúa trong cuộc đời và nhất là hành trình ơn gọi của chúng ta ?
Một Ngày Bình Yên !
Trong Đám Hoa Rừng .