2019-12-03, 09:19 PM
YẾU ĐUỐI VÀ MẠNH MẼ (*)
“ Lạy Thiên Chúa, Thiên Chúa của con, sao Ngài bỏ rơi con ?”( Mc 15,34 v Mt 27,46 ) – Phải chăng, trong thân phận làm người yếu đuối và đau khổ đến cực độ nên Chúa Giêsu đã thốt lên lời thảm thiết như vậy ?
Nhìn thấy sự yếu đuối để biết Thiên Chúa yêu thương nhân loại đến dường nào và Ngài phải chịu đau khổ đến dường bao !
Đức Mẹ cũng thế : Có đau khổ nào bằng khi thấy Con mình chết treo trên thập giá ?. Đứt ruột đi chứ! Đức Mẹ đứng dưới chân thập giá để chứng kiến cảnh tượng ấy.
Sự yếu đuối của Chúa chính là sức mạnh tình yêu mà Ngài đã mặc lấy, hóa nên thân phận con người. Tự chính Ngài tuôn trào ra thành một khúc ca bi tráng để nhân loại cùng lắng nghe những âm thanh diệu vợi.
Cảm ơn Chúa đã cho chúng ta nhận ra thân phận yếu đuối của mình để chúng ta không kiêu ngạo, để chúng ta được yêu và chúng ta biết ăn năn hối cải khi lỡ phạm tội. Tội nhiều được tha nhiều, tha nhiều tất được yêu nhiều.
Đức Thánh Cha Francis quá mạnh mẽ khi Ngài dám nói lên sự im lặng của mẹ Maria là sự yếu đuối khiêm tốn của một người mẹ - vừa là Mẹ Thiên Chúa, vừa là Mẹ nhân loại. Mầu nhiệm Mẹ Thiên Chúa vượt quá trí hiểu con người nên Mẹ phải im lặng. Đây chỉ là một cách nói chẳng khác gì Đức H.Y F.X Nguyễn Văn Thuận đã nói “ những khuyết điểm” của Chúa Giêsu, thật ra lại là những ưu điểm, phát xuất từ lòng bao dung độ lượng và tình yêu của Chúa mà chúng ta ai cũng cần học tập. Hiểu thẳm sâu là thế. Nếu có ai đó ngộ nhận, chống đối – cũng là một lẽ thường tình, chỉ tăng thêm phần hấp dẫn mà thôi.
Mình thích cách giảng ngẫu hứng của Đức Thánh Cha, Ngài khai triển ý từ bài giảng nhiều hơn là viết thành văn để đọc. Qủa là tài tình và uyên bác.
Đức Thánh Cha được bầu chọn là nhân vật của năm 2013, chắc chắn Ngài nổi tiếng vì có những khác lạ hơn những Gíao Hoàng tiền nhiệm, Ngài mới lên ngôi mấy ngày đã làm cho nhiều người thấy “nhột và khó chịu” ( xem bài “Nhột quá”, nguồn: https://gpphanthiet.com ). Thế nhưng, người ta cũng khó thay đổi não trạng. Người ta vẫn quen hưởng thụ, quen lối sống ích kỷ riêng mình : “ngựa quen đường cũ”.
Mỗi người nhìn thấy sự yếu đuối để được khiêm tốn hơn và dễ cảm thông với người khác hơn. Nếu chúng ta tự cho mình là thánh, là đạo đức thì chúng ta khó có thể thông cảm hoàn cảnh khó khăn và sự yếu đuối của người khác. Đặt mình vào hoàn cảnh người khác là cách để chúng ta dễ thông cảm người khác và yêu thương họ.
Thiên Chúa biết trước nhân loại phạm tội nên Ngài có chương trình và hành động cứu chuộc, Ngài yêu nhân loại đến nỗi phải ban Con Một xuống để cứu chuộc nhân loại. Thiên Chúa yếu đuối ư ?
Thưa không, Thiên Chúa không yếu đuối, bản chất mạnh mẽ của tình yêu khiến Thiên Chúa phải làm thế.
Sự kiện Thiên Chúa nhập thế, nhập thể, cho chúng ta nhìn nhận một Thiên Chúa làm người là Emmanuel, là ý định từ thuở đời đời.
Cảm ơn Đức Thánh Cha đã cho chúng con thấy sự yếu đuối xuất phát từ tình yêu của Chúa để chúng con khiêm tốn và sống tốt hơn, nhờ thế mà chúng con mạnh mẽ hơn trong đức tin, biết vực dậy sau mỗi lần chúng con sa ngã. Chúng con luôn nhớ lời Chúa phán : “ Con hãy về nhà và từ nay đừng phạm tội nữa”( Jn 8,11 ).
Ước gì mỗi người đều có tình Chúa ấp ủ trong tim, để được ơn Chúa nâng đỡ, giữ gìn.
JB.SĨ TRỌNG.
(*) Nhân đọc “Về bài giảng của Đức Thánh Cha Francis ngày 20.12.2013” – Bài viết của Jade trên box “Nghịch ngợm đời”.
“ Lạy Thiên Chúa, Thiên Chúa của con, sao Ngài bỏ rơi con ?”( Mc 15,34 v Mt 27,46 ) – Phải chăng, trong thân phận làm người yếu đuối và đau khổ đến cực độ nên Chúa Giêsu đã thốt lên lời thảm thiết như vậy ?
Nhìn thấy sự yếu đuối để biết Thiên Chúa yêu thương nhân loại đến dường nào và Ngài phải chịu đau khổ đến dường bao !
Đức Mẹ cũng thế : Có đau khổ nào bằng khi thấy Con mình chết treo trên thập giá ?. Đứt ruột đi chứ! Đức Mẹ đứng dưới chân thập giá để chứng kiến cảnh tượng ấy.
Sự yếu đuối của Chúa chính là sức mạnh tình yêu mà Ngài đã mặc lấy, hóa nên thân phận con người. Tự chính Ngài tuôn trào ra thành một khúc ca bi tráng để nhân loại cùng lắng nghe những âm thanh diệu vợi.
Cảm ơn Chúa đã cho chúng ta nhận ra thân phận yếu đuối của mình để chúng ta không kiêu ngạo, để chúng ta được yêu và chúng ta biết ăn năn hối cải khi lỡ phạm tội. Tội nhiều được tha nhiều, tha nhiều tất được yêu nhiều.
Đức Thánh Cha Francis quá mạnh mẽ khi Ngài dám nói lên sự im lặng của mẹ Maria là sự yếu đuối khiêm tốn của một người mẹ - vừa là Mẹ Thiên Chúa, vừa là Mẹ nhân loại. Mầu nhiệm Mẹ Thiên Chúa vượt quá trí hiểu con người nên Mẹ phải im lặng. Đây chỉ là một cách nói chẳng khác gì Đức H.Y F.X Nguyễn Văn Thuận đã nói “ những khuyết điểm” của Chúa Giêsu, thật ra lại là những ưu điểm, phát xuất từ lòng bao dung độ lượng và tình yêu của Chúa mà chúng ta ai cũng cần học tập. Hiểu thẳm sâu là thế. Nếu có ai đó ngộ nhận, chống đối – cũng là một lẽ thường tình, chỉ tăng thêm phần hấp dẫn mà thôi.
Mình thích cách giảng ngẫu hứng của Đức Thánh Cha, Ngài khai triển ý từ bài giảng nhiều hơn là viết thành văn để đọc. Qủa là tài tình và uyên bác.
Đức Thánh Cha được bầu chọn là nhân vật của năm 2013, chắc chắn Ngài nổi tiếng vì có những khác lạ hơn những Gíao Hoàng tiền nhiệm, Ngài mới lên ngôi mấy ngày đã làm cho nhiều người thấy “nhột và khó chịu” ( xem bài “Nhột quá”, nguồn: https://gpphanthiet.com ). Thế nhưng, người ta cũng khó thay đổi não trạng. Người ta vẫn quen hưởng thụ, quen lối sống ích kỷ riêng mình : “ngựa quen đường cũ”.
Mỗi người nhìn thấy sự yếu đuối để được khiêm tốn hơn và dễ cảm thông với người khác hơn. Nếu chúng ta tự cho mình là thánh, là đạo đức thì chúng ta khó có thể thông cảm hoàn cảnh khó khăn và sự yếu đuối của người khác. Đặt mình vào hoàn cảnh người khác là cách để chúng ta dễ thông cảm người khác và yêu thương họ.
Thiên Chúa biết trước nhân loại phạm tội nên Ngài có chương trình và hành động cứu chuộc, Ngài yêu nhân loại đến nỗi phải ban Con Một xuống để cứu chuộc nhân loại. Thiên Chúa yếu đuối ư ?
Thưa không, Thiên Chúa không yếu đuối, bản chất mạnh mẽ của tình yêu khiến Thiên Chúa phải làm thế.
Sự kiện Thiên Chúa nhập thế, nhập thể, cho chúng ta nhìn nhận một Thiên Chúa làm người là Emmanuel, là ý định từ thuở đời đời.
Cảm ơn Đức Thánh Cha đã cho chúng con thấy sự yếu đuối xuất phát từ tình yêu của Chúa để chúng con khiêm tốn và sống tốt hơn, nhờ thế mà chúng con mạnh mẽ hơn trong đức tin, biết vực dậy sau mỗi lần chúng con sa ngã. Chúng con luôn nhớ lời Chúa phán : “ Con hãy về nhà và từ nay đừng phạm tội nữa”( Jn 8,11 ).
Ước gì mỗi người đều có tình Chúa ấp ủ trong tim, để được ơn Chúa nâng đỡ, giữ gìn.
JB.SĨ TRỌNG.
(*) Nhân đọc “Về bài giảng của Đức Thánh Cha Francis ngày 20.12.2013” – Bài viết của Jade trên box “Nghịch ngợm đời”.
Một Ngày Bình Yên !
Trong Đám Hoa Rừng .