The following warnings occurred:
Warning [2] count(): Parameter must be an array or an object that implements Countable - Line: 895 - File: showthread.php PHP 7.2.34 (Linux)
File Line Function
/showthread.php 895 errorHandler->error





Cuồng Tín
#1
Cái gì cũng vậy, thái quá đều không tốt. Yêu nhiều quá đôi khi cũng không phải là điều tốt. Đạo nào cũng dạy người ta làm điều tốt, nhưng khi tin đạo mà trở thành cuồng tín thì đó không phải là điều tốt rôi. Các cuộc thánh chiến trong quá khứ hay hiện tại cũng đã chứng minh điều này. Đạo nào cũng có những người cuồng tín. Như tui thấy ở VB mình, người công giáo như anh Riêng Một Góc Trời cũng có vẽ cuồng tín. Ít ra anh ta không tấn công vào tôn giáo của người khác như bà TuyetVan. Có lẽ tui muốn dùng dịp này để biện minh cho hành động khiếm nhã của tui đối với bà TuyetVan trong những ngày gần đây. Chắc là muốn nói Ba Ếch vốn dĩ là người rất hiền lành, không bao giờ muốn chửi bới gì ai hết đâu nhe, chỉ là tức nước vở bờ, he he he

CUỒNG TÍN

Chào các bạn,
[Image: faith.jpg?w=474]
Cuồng là điên, tín là tin, cuồng tín là tin điên. Tin điên là tin vào một điều gì đó đến nỗi đầu óc không còn tỉnh táo và trở thành điên cuồng rồ dại.

Thế thì tin vào điều gì như thế nào là cuồng tín?
Định nghĩa cuồng tín thì dễ, nhưng áp dụng phân tích vào thực hành thì khó, vì thói thường ai tin vào điều gì rất mạnh mà ta không tin thì ta nói họ là cuồng tín. Và cả thiên hạ cứ chỉ tay vào nhau mà nói “cuồng tín” hay “mê tín dị đoan”, rốt cuộc mọi người đều cuồng tín đối với một người khác nào đó.
Vậy thì ta cần một vài tiêu chuẩn khá khách quan để áp dụng vào phân tích.
1. Đã nói đến “tin” là tin vào điều không biết rõ, không chắc chắn 100%.
Nếu có một quả cam trên bàn màu vàng và 10 người ngồi quanh bàn đều thấy quả cam, thì chẳng ai cần phải “tin” là có quả cam màu vàng trên bàn, vì ai cũng chắc chắn điều đó.
Khi nàng nói: “Em tin anh”, đó không có nghĩa là tin anh đang học tại trường đại học ABC vì nàng đã biết rõ điều đó, không cần tin. “Tin” đây là tin anh sẽ không đi với cô khác sau lưng em, mai mốt anh sẽ trung thành với em và không bỏ em ngang xương chạy theo người khác…
“Tin” vào Chúa, vào Phật, vào chủ nghĩa này, chủ nghĩa nọ cũng thế. Ta “tin” vì vẫn có nhiều điều ta không thể chắc chắn 100%, như là tin rằng Chúa sẽ phù hộ ta dù rằng ta chẳng thấy chúa đâu cả và trong cơn khốn cùng cũng không biết được là chúa sẽ cứu ta lúc này hay để ta bị đì thêm một lúc nữa rồi sẽ tính sau. Các ISM (chủ nghĩa) thì cũng thế. Ta “tin” là ISM này sẽ có hiệu quả chính trị kinh tế cho ta trong “tương lai”, tức là một điều không biết cực lớn.
2. “Tin” luôn luôn có tính cách chủ quan, không ít thì nhiều.
Vì đã nói đến “tin” là nói đến các yếu tố không biết, không chắc chắn, cho nên “tin” là một quyết định chủ quan. Điều ta “tin” có thể chắc chắn với tâm ta, nhưng có thể chẳng đáng tin tí nào với người khác. “Em rất tin anh”, nhưng cô khác nhìn bản mặt của anh có thể chẳng tin một tí nào. “Cậu tin thần ABC, nhưng xin lỗi, tớ chẳng tin.”
3. Tin thật là phải tin mạnh mẽ.
Cậu có tin Phật không ? Ờ, thì cũng không chắc, khi có khi không. Thế thì cũng như không.
Em có tin anh không ? Ờ, em cũng không chắc. Thế thì rã bè cho được việc.
Để lòng tin có hiệu năng, người ta phải tin thật mạnh, sẵn sàng chấp nhận may rủi vì lòng tin của mình. “Em tin anh, lấy anh, và chấp nhận may rủi là sau này anh có thể bỏ em.” “Tôi tin Chúa và sẵn sàng chấp nhận may rủi Chúa không trả lời tôi.” “Tôi tin là tôi sẽ thành công trong việc này một ngày nào đó, dù là cả thiên hạ nói là tôi điên.”
Không dám nhận may rủi thì không tin được. Đó gọi là một “bước nhảy của lòng tin” (leap of faith)—chỉ vì tin chúa/phật mà tôi dám nhắm mắt làm chuyện này (mà ai cũng nói là điên).
Tức là, lòng tin thật sự đòi hỏi một sự mù quáng nào đó trong mắt người khác. Nghĩa là, lòng tin luôn luôn có một tí mù quáng, một tí cuồng tín, trong mắt người khác.
4. Bởi vì lòng tin luôn chủ quan cho nên ta phải tôn trọng lòng tin của nhau.
Đây là yếu tố quan trọng nhất của tương kính và sống chung hòa bình. Lòng tin của ta có thể là cuồng tín đối với người khác, thì cuồng tín của người khác đối với ta cũng chỉ là lòng tin tốt đối với chính họ.
Tội lỗi số một của nhiều tôn giáo và chủ nghĩa chính trị là “Chỉ có lòng tin của chúng ta là đúng. Những người không tin như chúng ta là sai, là lạc đường, là phản chúa, là phản quốc, phản cách mạng, phản động… Tệ hơn, chúng là kẻ thù của chúng ta vì chúng không tin điều chúng ta tin.”
Rất tiếc, rất tiếc. Sao mà con người si mê đến mức thô thiển như vậy nhỉ! Đây là điều mà Phật gia gọi là chấp, vô minh, si mê, ngu si, ngu dốt… Nhưng rất tiếc là điều ngu dốt này, trong lịch sử thế giới mấy trăm năm gần đây, (thực ra là từ khởi thuỷ của loài người đến nay), và cho đến hiện nay, vẫn đang tiếp diễn dữ dội khắp mọi nơi trên thế giới. (Vì thế, các bạn có thể hiểu được nhu cầu lớn của thế giới cần học hỏi Phật pháp).
Vì vậy, nếu ta không muốn chấp trước vào ngu dốt thì hãy tập thói quen chấp nhận lòng tin của người khác (dù là ta không tin điều họ tin).
(Trên phương diện l‎ý luận triết lý, chân lý nào ta thấy cũng chỉ là một mảnh kiến thức nhỏ của anh mù sờ voi. Cho nên cứ cho rằng chân lý của mình là toàn bộ chân lý thì rõ là rất dốt).
5. Một lòng tin chỉ trở thành cuồng tín phải ngăn chận khi lòng tin đó dạy các điều trực tiếp ảnh hưởng đến an ninh của mọi người.
Nếu một nhóm lập đền thờ thờ chúa quỷ 3 đầu 12 răng nanh tay cầm chỉa ba, đó là quyền tin tưởng của họ. Nhưng nếu trong giáo lý hoặc trong thực hành của họ dạy làm các việc phi pháp như uống máu của mình hay của người khác (điều này gây hại đến sức khỏe của chính người hành “đạo” và người khác), hay chủ trương không đóng thuế cho nhà nước (trong các hoạt động ngoài tôn giáo), hay con gái 13 tuổi phải lấy chồng… nói chung là các điều vi phạm luật pháp quốc gia hoặc gây hại trực tiếp cho mọi người, thì lòng tin đó thực sự là cuồng tín, không chấp nhận được.
* Quản lý các hành động của con người dựa vào lòng tin thì rất khó. Chính vì vậy mà ngay cả ở Mỹ rất thường có những vụ án lớn liên hệ đến những nhóm tôn giáo cuồng tín có cả trăm người với những cách sống vi phạm luật pháp quốc gia như đa thê, liên hệ tình dục với trẻ em, không làm sổ sách tài chánh để chính phủ kiểm soát…
Chúng ta cần nắm vững các điều này để tương kính nhau và chia sẻ kiến thức với nhau trong đời sống cá nhân, cũng như trong các chính sách quản lý quốc gia, nhất là các chính sách quản lý‎ tôn giáo và chính trị.
Người Âu Mỹ có một thói quen khá hay là “Khi nói chuyện với nhau thì tránh nói chính trị và tôn giáo” để khỏi sinh cãi cọ, mất lòng nhau. Đây cũng là một thói quen tốt, nhưng vẫn không tốt lắm, vì tôn giáo và chính trị là hai việc lớn của xã hội, tránh nói đến thì xã hội nghèo nàn về tư tưởng.
Cách hay nhất là nói về các vấn đề này nhưng với tấm lòng thực sự tương kính và ham học hỏi. Như vậy thì ta mới làm giàu cho tư tưởng của nhau và của cả đất nước. Tuy nhiên, nếu bạn là loại người hay gây lộn khi bàn cãi, thì ngậm miệng là thông thái nhất và tốt nhất cho sự phát triển tâm linh của bạn.
Chúc các bạn một ngày vui.
Mến,
Hoành
© copyright 2010
Trần Đình Hoành

Reply


Messages In This Thread
Cuồng Tín - by Ech - 2019-10-31, 05:20 PM
RE: Cuồng Tín - by Vâng - 2019-10-31, 07:08 PM
RE: Cuồng Tín - by YeuAnhDaiKho - 2019-10-31, 07:10 PM
RE: Cuồng Tín - by Ech - 2019-10-31, 07:52 PM
RE: Cuồng Tín - by Vâng - 2019-10-31, 08:31 PM
RE: Cuồng Tín - by Ech - 2019-10-31, 08:33 PM
RE: Cuồng Tín - by guess - 2019-10-31, 08:57 PM