2019-10-14, 10:48 PM
Hoàng Nguyên Vũ
Nợ đời: đừng cố chấp bắt mình cứ trả mãi, buông cho nhẹ gánh!
Nhiều người, hết duyên rồi nhưng họ vẫn chưa rời nhau - bởi vì họ còn nợ. Ừ, cái nợ đời, chẳng giống như nợ tiền nợ bạc, trả cái là xong được.
Hồi phỏng vấn cặp Quang Minh - Hồng Đào cho một tạp chí lúc họ mới về Việt Nam 10 năm trước, tôi trông chờ họ sẽ kể một câu chuyện hạnh phúc. Kỳ thực khi nhìn họ trên sân khấu, chẳng ai mảy may nghĩ họ không hạnh phúc cả: ông hứng bà tung, nói cười tự nhiên, như chẳng thể có nước mắt nào chảy trong mối quan hệ muộn màng ấy.
Thực sự thì họ có một cuộc tình rất đẹp khi còn ở Việt Nam, rồi Quang Minh đi, họ trải qua sự gián đoạn và cũng chẳng ai nghĩ sẽ tìm lại nhau - trừ duyên phận khi họ vô tình gặp lại nhau tại một cây xăng ở Mỹ. Ừ, duyên đến lần nữa nối lại một cuộc tình đẹp, mang đến hạnh phúc ngọt ngào cả trong cuộc sống lẫn trên sân khấu. Để rồi trong cuộc phỏng vấn, tôi bất ngờ khi Hồng Đào rơm rớm nước mắt nói về tình trạng hạnh phúc khi đó: "Nợ nhiều hơn duyên, em ạ"
Tôi chẳng muốn hỏi thêm dẫu tôi biết, người trong cuộc đã có những dự cảm không bình thường cho hạnh phúc của họ. Phải hơn 10 năm sau đường ai nấy đi. Thực sự thì, trong 10 năm ấy, nếu theo logic, cặp đôi sống cho những món nợ cuộc đời - mà có thể chúng ta sẽ hiểu chữ nợ theo nghĩa tích cực dù rằng đã gọi là nợ, thì hiếm khi mang nghĩa tích cực.
Chẳng ai muốn sống trong một cuộc hôn nhân để rồi một ngày nào đó dắt nhau ra toà. Chẳng ai muốn có một tình bạn đẹp để rồi một ngày chấp nhận không còn là bạn. Và cũng chẳng ai muốn phải nói lời từ mặt những người thân thích ruột thịt. Tôi nghĩ, phải là những gì ghê gớm hơn nhiều so với những gãy đổ và mất mát lẫn thất vọng, mà ở đó, không chỉ là duyên đã hết, mà đã trả cho nhau gần như xong những món nợ cần trả, để rồi đường ai nấy đi.
Chao ôi ở cái xứ này, xứ của những con người sống duy tình và sống nặng nợ, chẳng ai dễ dàng đứng phắt dậy mà đi theo tiếng gọi của lý trí ngay được. Vợ chồng hết duyên rồi vẫn còn hành hạ nhau. Bạn bè thì lừa nhau lần này đến lần khác. Người thân thì làm khổ thậm chí là làm hại nhau lần này đến lần khác, thế mà mãi mới bỏ được nhau.
Thực sự thì trả nợ tình cảm nhanh hay chậm, xong hay chưa, là ở chính bản thân mình. Trời cho mỗi người đầy đủ cơ thể, giác quan và có cả đầu óc, không có mình, họ vẫn phải sống cuộc sống của họ, nên chẳng việc gì mà phải ôm họ vào lòng để họ tiếp tục làm đau mình, mình tiếp tục làm khổ mình để làm gì.
Một cặp vợ chồng chán nhau đến tận nóc nhà nhưng vẫn ở với nhau với lý do là vì con. Con cái đâu cần sống cùng với những chịu đựng của cha mẹ? Con cái đâu cần phải nghe những cãi vã, những tiếng thở nặng nề và thậm chí những sự gắn kết giả dối dù thực tế thì đã đứt gãy từ lâu?
Một cặp cha mẹ thấy con lớn rồi phá phách nhưng không dám tống cổ ra khỏi nhà chỉ vì nghĩ ừ mình nằm chăn ấm nệm êm, con mình ra đời sẽ sống ra sao mà không tự hỏi, sao nuôi một con người đến khi có đủ mắt mũi tay chân và sức lực, không đẩy nó đi tự lập mà lại tiếp tục muốn bảo bọc dù nó hư hỏng?
Gần đây nhất có cái phim gì đó mà cô chị gái, năm lần bảy lượt bị mẹ với em trai moi tiền, moi một cách không thương xót mà vẫn chấp nhận đánh mất cả lòng tự trọng xin tiền cung phụng cho mẹ và em. Sao không nói lời từ mặt quách cho xong rồi để nó tự sống và tự chịu trách nhiệm với cuộc đời?
Ừ, xứ mình nhiều người phải nặng gánh gia đình cái kiểu vớ vẩn như vậy. Biết bao đứa con phải còng lưng è cổ làm tiền để trả nợ lô đề cờ bạc rồi vay mượn làm ăn khi không hề biết làm ăn, của những cha mẹ và người thân? Biết bao đứa em phải trầy trật, phải khốn đốn vì em kiếm tiền, anh chị lấy đem cho hết người này người kia vay; hoặc thấy người khác có tiền thì thôi nghỉ làm, ăn nhậu và chơi bời trác táng...
Hay là với những người thân ích kỷ và xấu tính, mình cứ phải vật vã tìm cách khuyên bảo mong họ thay đổi. Rồi đến một tuổi nào đó, bạn thấy rằng bạn chẳng thể thay đổi được ai, nhất là những thứ để thành bản chất. Vậy thì một việc bạn nên làm là thay đổi mối quan hệ ấy bằng việc chẳng cần nói gì với họ nữa.
Hãy nhớ rằng, nếu người thân thương mình thật sự thì họ không làm thế. Còn nếu họ làm thế thì họ không hề thương mình. Mà nếu họ không thương mình, thì tại sao mình cứ phải ôm họ vào lòng rồi suốt ngày vật vã đau đớn vậy? Sao không buông bỏ, buông họ ra để mình không phải làm thân trâu ngựa và họ cũng có cơ hội được làm người?
Đúng là nợ đời là thứ khó trả. Trả đến mấy cũng thấy day dứt và nhiều khi chưa trả xong món này thì món khác lại ập tới. Nhưng nếu không tỉnh táo mà buông bỏ, thì chúng ta cùng dìm nhau trong vũng tối chẳng biết khi nào nhìn thấy ánh sáng của lối thoát
Nợ đời khó trả đấy, nhưng âu cũng là nợ, mà nợ là sẽ trả được. Dứt cho nhanh, đứng dậy mà sống tiếp cuộc sống của mình. Cuộc đời ngắn ngủi lắm, nướng mình trong khổ sở, ngu xuẩn!
Nợ đời: đừng cố chấp bắt mình cứ trả mãi, buông cho nhẹ gánh!
Nhiều người, hết duyên rồi nhưng họ vẫn chưa rời nhau - bởi vì họ còn nợ. Ừ, cái nợ đời, chẳng giống như nợ tiền nợ bạc, trả cái là xong được.
Hồi phỏng vấn cặp Quang Minh - Hồng Đào cho một tạp chí lúc họ mới về Việt Nam 10 năm trước, tôi trông chờ họ sẽ kể một câu chuyện hạnh phúc. Kỳ thực khi nhìn họ trên sân khấu, chẳng ai mảy may nghĩ họ không hạnh phúc cả: ông hứng bà tung, nói cười tự nhiên, như chẳng thể có nước mắt nào chảy trong mối quan hệ muộn màng ấy.
Thực sự thì họ có một cuộc tình rất đẹp khi còn ở Việt Nam, rồi Quang Minh đi, họ trải qua sự gián đoạn và cũng chẳng ai nghĩ sẽ tìm lại nhau - trừ duyên phận khi họ vô tình gặp lại nhau tại một cây xăng ở Mỹ. Ừ, duyên đến lần nữa nối lại một cuộc tình đẹp, mang đến hạnh phúc ngọt ngào cả trong cuộc sống lẫn trên sân khấu. Để rồi trong cuộc phỏng vấn, tôi bất ngờ khi Hồng Đào rơm rớm nước mắt nói về tình trạng hạnh phúc khi đó: "Nợ nhiều hơn duyên, em ạ"
Tôi chẳng muốn hỏi thêm dẫu tôi biết, người trong cuộc đã có những dự cảm không bình thường cho hạnh phúc của họ. Phải hơn 10 năm sau đường ai nấy đi. Thực sự thì, trong 10 năm ấy, nếu theo logic, cặp đôi sống cho những món nợ cuộc đời - mà có thể chúng ta sẽ hiểu chữ nợ theo nghĩa tích cực dù rằng đã gọi là nợ, thì hiếm khi mang nghĩa tích cực.
Chẳng ai muốn sống trong một cuộc hôn nhân để rồi một ngày nào đó dắt nhau ra toà. Chẳng ai muốn có một tình bạn đẹp để rồi một ngày chấp nhận không còn là bạn. Và cũng chẳng ai muốn phải nói lời từ mặt những người thân thích ruột thịt. Tôi nghĩ, phải là những gì ghê gớm hơn nhiều so với những gãy đổ và mất mát lẫn thất vọng, mà ở đó, không chỉ là duyên đã hết, mà đã trả cho nhau gần như xong những món nợ cần trả, để rồi đường ai nấy đi.
Chao ôi ở cái xứ này, xứ của những con người sống duy tình và sống nặng nợ, chẳng ai dễ dàng đứng phắt dậy mà đi theo tiếng gọi của lý trí ngay được. Vợ chồng hết duyên rồi vẫn còn hành hạ nhau. Bạn bè thì lừa nhau lần này đến lần khác. Người thân thì làm khổ thậm chí là làm hại nhau lần này đến lần khác, thế mà mãi mới bỏ được nhau.
Thực sự thì trả nợ tình cảm nhanh hay chậm, xong hay chưa, là ở chính bản thân mình. Trời cho mỗi người đầy đủ cơ thể, giác quan và có cả đầu óc, không có mình, họ vẫn phải sống cuộc sống của họ, nên chẳng việc gì mà phải ôm họ vào lòng để họ tiếp tục làm đau mình, mình tiếp tục làm khổ mình để làm gì.
Một cặp vợ chồng chán nhau đến tận nóc nhà nhưng vẫn ở với nhau với lý do là vì con. Con cái đâu cần sống cùng với những chịu đựng của cha mẹ? Con cái đâu cần phải nghe những cãi vã, những tiếng thở nặng nề và thậm chí những sự gắn kết giả dối dù thực tế thì đã đứt gãy từ lâu?
Một cặp cha mẹ thấy con lớn rồi phá phách nhưng không dám tống cổ ra khỏi nhà chỉ vì nghĩ ừ mình nằm chăn ấm nệm êm, con mình ra đời sẽ sống ra sao mà không tự hỏi, sao nuôi một con người đến khi có đủ mắt mũi tay chân và sức lực, không đẩy nó đi tự lập mà lại tiếp tục muốn bảo bọc dù nó hư hỏng?
Gần đây nhất có cái phim gì đó mà cô chị gái, năm lần bảy lượt bị mẹ với em trai moi tiền, moi một cách không thương xót mà vẫn chấp nhận đánh mất cả lòng tự trọng xin tiền cung phụng cho mẹ và em. Sao không nói lời từ mặt quách cho xong rồi để nó tự sống và tự chịu trách nhiệm với cuộc đời?
Ừ, xứ mình nhiều người phải nặng gánh gia đình cái kiểu vớ vẩn như vậy. Biết bao đứa con phải còng lưng è cổ làm tiền để trả nợ lô đề cờ bạc rồi vay mượn làm ăn khi không hề biết làm ăn, của những cha mẹ và người thân? Biết bao đứa em phải trầy trật, phải khốn đốn vì em kiếm tiền, anh chị lấy đem cho hết người này người kia vay; hoặc thấy người khác có tiền thì thôi nghỉ làm, ăn nhậu và chơi bời trác táng...
Hay là với những người thân ích kỷ và xấu tính, mình cứ phải vật vã tìm cách khuyên bảo mong họ thay đổi. Rồi đến một tuổi nào đó, bạn thấy rằng bạn chẳng thể thay đổi được ai, nhất là những thứ để thành bản chất. Vậy thì một việc bạn nên làm là thay đổi mối quan hệ ấy bằng việc chẳng cần nói gì với họ nữa.
Hãy nhớ rằng, nếu người thân thương mình thật sự thì họ không làm thế. Còn nếu họ làm thế thì họ không hề thương mình. Mà nếu họ không thương mình, thì tại sao mình cứ phải ôm họ vào lòng rồi suốt ngày vật vã đau đớn vậy? Sao không buông bỏ, buông họ ra để mình không phải làm thân trâu ngựa và họ cũng có cơ hội được làm người?
Đúng là nợ đời là thứ khó trả. Trả đến mấy cũng thấy day dứt và nhiều khi chưa trả xong món này thì món khác lại ập tới. Nhưng nếu không tỉnh táo mà buông bỏ, thì chúng ta cùng dìm nhau trong vũng tối chẳng biết khi nào nhìn thấy ánh sáng của lối thoát
Nợ đời khó trả đấy, nhưng âu cũng là nợ, mà nợ là sẽ trả được. Dứt cho nhanh, đứng dậy mà sống tiếp cuộc sống của mình. Cuộc đời ngắn ngủi lắm, nướng mình trong khổ sở, ngu xuẩn!