2018-02-08, 04:24 PM
NIỆM PHẬT LUẬN ( Tiếp theo)
Người tại gia niệm Phật, trước tiên phải Quy y Tam Bảo, và thọ trì Ngũ giới.
Tam Bảo là gì ? Là Phật bảo, Pháp bảo, Tăng bảo.
“Phật” bao gồm Phật Thích Ca Mâu Ni hiện thân ở cõi Ta Bà, cho đến chư Phật hiện tại, quá khứ và vị lai.
“Pháp” có nghĩa là quy tắc, đó là lời dạy của chư Phật.
“Tăng” có nghĩa là hòa hợp, là những người xuất gia thay Phật hoằng dương chánh pháp, làm mô phạm cho thế gian.
Ngoài quy Tam Bảo, mọi người cần giữ gìn năm giới để làm trợ hạnh cho việc niệm Phật.
Ngũ giới bao gồm :
không sát sinh,
không trộm cắp,
không tà dâm,
không nói dối,
không uống rượu.
Không sát sinh là nhân, không trộm cắp là nghĩa, không tà dâm là lễ, không nói dối là tín, không uống rượu là trí. Bạn giữ ngũ giới tức là đã giữ ngũ thường của thế gian. Vì thế gian thường xem trọng nhân nghĩa. Không tàn nhẫn là đạo nghĩa, không cường bạo là lễ nhượng, không tà nhu là thật tín, không dối trá là lý trí, là không ngu si. Người niệm Phật trì ngũ giới là đã nuôi dưỡng nhân nghĩa, đạo nghĩa, lễ nhượng, thật tín, lý trí vừa là chánh nhân quân tử lại có thể làm tư lương cho Tịnh độ.
Ngoài tam quy ngũ giới ra, người niệm Phật còn phải tu tập quán niệm Tứ niệm xứ và Bát chánh đạo trong ba mươi bảy phẩm trợ đạo.
Tứ niệm xứ là gì ? “Tứ” là bốn, “xứ” là nơi, là chốn, là vị trí, là đối tượng, là sở tri, là sở quán. Tứ niệm xứ là bốn cái mà người niệm Phật cần phải nhớ và quán niệm.
Thứ nhất,Quán thân bất tịnh. Quán niệm thân thể này từ gót chân cho đến đỉnhđầu nơi nơi đều bất tịnh. Thân thể là xác thịt do tinh cha huyết mẹ hợp lại mà thành. Tất cả những gì làm nên và chứa đựng trong thân thể (như : thịt, máu, mủ, phân, nước tiểu, mồ hôi, nước mắt, lông, móng, da v.v…) đều dơ bẩn, hôi hám, không có gì là trong sạch, tất cả đều bất tịnh.
Thứ hai, Quán thọ là khổ. Khổ nói tóm có tám loại : sinh khổ, già khổ, bệnh khổ, chết khổ, thương yêu chia ly là khổ, muốn không được là khổ, thù nhau mà sống chung là khổ, năm ấm bất hòa là khổ. Còn nói đến những khổ nhỏ thì trong thế gian này có vô lượng vô biên. Bạn nghĩ xem từ một người, cho đến một gia đình, xã hội nào mà không có những điều khổ. Do đó người niệm Phật hãy quán niệm rằng, dù cảm thọ có vui có khổ, nhưng ở thế gian không có niềm vui chân thật, còn khổ đau thì đầy dẫy. Nếu có vui cũng là cái vui tạm bợ và chỉ có cái khổ trá hình, rốt cuộc cái vui là nguyên nhân của cái khổ. Vì thế, mọi cảm thọ đều là khổ đau.
Thứ ba, Quán tâm vô thường. Người niệm Phật phải quán chiếu rằng tâm niệm chúng ta luôn thay đổi trong từng sát na sinh diệt, không có một ý nghĩ nào là bền vững chắc chắn, niệm này qua niệm khác lại đến, sáu căn tiếp xúc với sáu trần mà sinh ra vọng tưởng điên đảo, không có một ý nghĩ nào là bền vững, chắc chắn.
Thứ tư là Quán pháp vô ngã. Phải quán niệm vạn pháp trong thế gian đều do nhân duyên hòa hợp mà làm nên, không vật gì là có bản tính độc lập, là chân thật. Tất cả đều là giả danh giả tướng không có cái gì là có thực ngã. Đó là nói lược về tứ niệm xứ, người niệm Phật phải thường trực tỉnh giác quán niệm như thế, thì tâm niệm Phật mới được vững vàng.
Bát chánh đạo là gì ?Bát chánh đạo là tám nguyên tắc hành động chân chính, là một trong những đạo lý căn bản của đạo Phật. Về mặt nhân bản, đó là nền đạo đức học thực nghiệm của Phật giáo nhằm rèn luyện con người có được một nhân cách đẹp đẽ cao thượng, trọn vẹn. Về mặt tôn giáo, đó là con đường đưa đến sự chấm dứt khổ đau, đạt được an lạc giải thoát, chứng nhập Niết Bàn.
Bát chánh đạo bao gồm :
Thứ nhất là chánh kiến, là thấy biết đúng đắn sự thật, là cái thấy vạn vật là vô thường, vô ngã, duyên sinh, đúng với bản chất của chúng, cái thấy không bị phủ che bởi vô minh, thành kiến cố chấp. Trái với chánh kiến là tà kiến. Chánh kiến là trí tuệ của bậc giác ngộ.
Thứ hai là chánh tư duy, là suy nghĩ chân chính, suy nghĩ đúng với bản tính của các pháp là vô thường, vô ngã, duyên sinh. Từ suy nghĩ chân chính sẽ mang đến cho ta tư tưởng chân chính. Nếu tư tưởng xấu xa, sai lầm sẽ làm cho ta trở nên một con người thấp kém, thô lỗ.
Thứ ba là chánh ngữ, là lời nói chân chính, nhiều khi chúng ta không nói dối nhưng vẫn sai với sự thật. Chúng ta thấy biết như thế nào thì nói như vậy. Nhưng vì cái thấy biết đã sai lạc, lầm lẫn nên dẫn đến chúng ta nói không đúng sư thật. Lời nói chân chính là lời nói không dối trá, không độc ác, không đâm thọc, không thêu dệt và siểm nịnh, là lời nói không xuất phát từ lòng tham dục, ích kỷ, hận thù, giận dữ, ngu dốt, ganh tỵ. Nói năng chân chính là không nói lời nhằm lừa gạt, nịnh hót, phỉ báng, chửi mắng, vu oan, mà luôn nói những lời từ ái, hòa nhã, dịu dàng, đem an vui, lợi ích, tin tưởng cho người.
Thứ tư là chánh nghiệp, là hành động chân chính. Có ba loại hành động (tam nghiệp) : hành động của ý (ý nghiệp), hành động của miệng (khẩu nghiệp) và hành động của thân (thân nghiệp). Hành động chân chính là hành động được soi sáng bởi chánh kiến, chánh tư duy, được thúc đẩy bởi tình thương và hiểu biết, là đi đứng nằm ngồi đều hành động theo chánh pháp.
Thứ năm là chánh mạng, là mưu sinh chân chính, là nghề nghiệp chân chính. Ví dụ người niệm Phật, đối với xã hội thường làm các công việc từ thiện. Bác sĩ có công việc chuyên chữa trị bệnh, để cứu lấy sinh mạng cho người bệnh, lại có những người chuyên bán quan tài, giết trâu mổ lợn đó cũng là nghề nghiệp v.v… Tuy nhiên, trong cuộc sống mưu sinh, người người đều phải làm việc vì miếng cơm manh áo, thế nhưng công việc kiếm sống cũng có những nghề nghiệp tốt và nghề nghiệp xấu. Đã là người tu học theo lời Phật dạy, bạn không nên chọn những nghề gây đau khổ cho người khác, hoặc tăng thêm sự bất công cho xã hội, hoặc tàn hại thiên nhiên và nhẫn tâm giết hại sinh mạng của mọi loài. Bạn nên tìm công việc lương thiện, trong sạch, để tăng thêm phước đức, không nên có tâm niệm gian tham, bóc lột sức người, không nên kiếm sống một cách bất lương trên mồ hôi nước mắt của người khác.
Thứ sáu là chánh tinh tấn, là siêng năng chân chính. Chánh nghiệp và chánh tinh tấn có quan hệ mật thiết với nhau. Đứng trên phương diện nghề nghiệp mà nói, cũng là siêng năng, thế nhưng có nghề thì đưa con người đến cuộc sống thăng hoa giải thoát, có nghề lại đưa người ta vào con đường đọa lạc, như nghề đồ tể chẳng hạn. Người niệm Phật tinh tấn không ngừng là nhắm thẳng đến thành Phật, cho nên chánh tinh tấn và tà tinh tấn khác nhau là như vậy. Chánh tinh tấn được đặt nền tảng trên tứchánh cần (những điều ác chưa sinh đừng cho phát sinh, những điều ác đã sinh thì trừ diệt, những việc thiện chưa sinh làm cho phát sinh, những điều thiện đã sinh thì làm tăng trưởng).
Thứ bảy là chánh niệm, là nhớ nghĩ chân chính, khi làm việc gì thì bạn nên để hết tâm ý vào công việc ấy. Trong cuộc sống đời thường, hằng ngày bạn thường tiếp xúc với nhiều người, nếu bạn không có chánh niệm chắc chắn bạn sẽ gây đau khổ cho mình và người. Người niệm Phật, điều nhớ nghĩ tốt nhất là nhớ nghĩ đến bản nguyện của Phật A Di Đà, nhớ một câu “Nam mô A Di Đà Phật” là tốt nhất.
Thứ tám là chánh định, là thiền định chân chính. “Định” là giữ tâm ý an trụ vào một đối tượng duy nhất. Phàm làm việc chân chính, bạn nên nhất tâm nhất ý mà làm. Việc gì là tốt ? Là những việc đem lại lợi ích cho mình và cho người cả hiện tại và tương lai. Niệm Phật là việc tốt, do đó bạn nên nhất tâm mà niệm, một khi đã nhập vào niệm Phật tam muội thì đó là chánh định. Trên đây nói sơ lược về Bát chánh đạo cho người sơ cơ niệm Phật. Thực ra Bát chánh đạo khi đi vào nghiên cứu chuyên sâu, chẳng đơn giản như đã trình bày, mà còn nhiều khía cạnh thậm thâm vô cùng.
Người tại gia niệm Phật, trước tiên phải Quy y Tam Bảo, và thọ trì Ngũ giới.
Tam Bảo là gì ? Là Phật bảo, Pháp bảo, Tăng bảo.
“Phật” bao gồm Phật Thích Ca Mâu Ni hiện thân ở cõi Ta Bà, cho đến chư Phật hiện tại, quá khứ và vị lai.
“Pháp” có nghĩa là quy tắc, đó là lời dạy của chư Phật.
“Tăng” có nghĩa là hòa hợp, là những người xuất gia thay Phật hoằng dương chánh pháp, làm mô phạm cho thế gian.
Ngoài quy Tam Bảo, mọi người cần giữ gìn năm giới để làm trợ hạnh cho việc niệm Phật.
Ngũ giới bao gồm :
không sát sinh,
không trộm cắp,
không tà dâm,
không nói dối,
không uống rượu.
Không sát sinh là nhân, không trộm cắp là nghĩa, không tà dâm là lễ, không nói dối là tín, không uống rượu là trí. Bạn giữ ngũ giới tức là đã giữ ngũ thường của thế gian. Vì thế gian thường xem trọng nhân nghĩa. Không tàn nhẫn là đạo nghĩa, không cường bạo là lễ nhượng, không tà nhu là thật tín, không dối trá là lý trí, là không ngu si. Người niệm Phật trì ngũ giới là đã nuôi dưỡng nhân nghĩa, đạo nghĩa, lễ nhượng, thật tín, lý trí vừa là chánh nhân quân tử lại có thể làm tư lương cho Tịnh độ.
Ngoài tam quy ngũ giới ra, người niệm Phật còn phải tu tập quán niệm Tứ niệm xứ và Bát chánh đạo trong ba mươi bảy phẩm trợ đạo.
Tứ niệm xứ là gì ? “Tứ” là bốn, “xứ” là nơi, là chốn, là vị trí, là đối tượng, là sở tri, là sở quán. Tứ niệm xứ là bốn cái mà người niệm Phật cần phải nhớ và quán niệm.
Thứ nhất,Quán thân bất tịnh. Quán niệm thân thể này từ gót chân cho đến đỉnhđầu nơi nơi đều bất tịnh. Thân thể là xác thịt do tinh cha huyết mẹ hợp lại mà thành. Tất cả những gì làm nên và chứa đựng trong thân thể (như : thịt, máu, mủ, phân, nước tiểu, mồ hôi, nước mắt, lông, móng, da v.v…) đều dơ bẩn, hôi hám, không có gì là trong sạch, tất cả đều bất tịnh.
Thứ hai, Quán thọ là khổ. Khổ nói tóm có tám loại : sinh khổ, già khổ, bệnh khổ, chết khổ, thương yêu chia ly là khổ, muốn không được là khổ, thù nhau mà sống chung là khổ, năm ấm bất hòa là khổ. Còn nói đến những khổ nhỏ thì trong thế gian này có vô lượng vô biên. Bạn nghĩ xem từ một người, cho đến một gia đình, xã hội nào mà không có những điều khổ. Do đó người niệm Phật hãy quán niệm rằng, dù cảm thọ có vui có khổ, nhưng ở thế gian không có niềm vui chân thật, còn khổ đau thì đầy dẫy. Nếu có vui cũng là cái vui tạm bợ và chỉ có cái khổ trá hình, rốt cuộc cái vui là nguyên nhân của cái khổ. Vì thế, mọi cảm thọ đều là khổ đau.
Thứ ba, Quán tâm vô thường. Người niệm Phật phải quán chiếu rằng tâm niệm chúng ta luôn thay đổi trong từng sát na sinh diệt, không có một ý nghĩ nào là bền vững chắc chắn, niệm này qua niệm khác lại đến, sáu căn tiếp xúc với sáu trần mà sinh ra vọng tưởng điên đảo, không có một ý nghĩ nào là bền vững, chắc chắn.
Thứ tư là Quán pháp vô ngã. Phải quán niệm vạn pháp trong thế gian đều do nhân duyên hòa hợp mà làm nên, không vật gì là có bản tính độc lập, là chân thật. Tất cả đều là giả danh giả tướng không có cái gì là có thực ngã. Đó là nói lược về tứ niệm xứ, người niệm Phật phải thường trực tỉnh giác quán niệm như thế, thì tâm niệm Phật mới được vững vàng.
Bát chánh đạo là gì ?Bát chánh đạo là tám nguyên tắc hành động chân chính, là một trong những đạo lý căn bản của đạo Phật. Về mặt nhân bản, đó là nền đạo đức học thực nghiệm của Phật giáo nhằm rèn luyện con người có được một nhân cách đẹp đẽ cao thượng, trọn vẹn. Về mặt tôn giáo, đó là con đường đưa đến sự chấm dứt khổ đau, đạt được an lạc giải thoát, chứng nhập Niết Bàn.
Bát chánh đạo bao gồm :
Thứ nhất là chánh kiến, là thấy biết đúng đắn sự thật, là cái thấy vạn vật là vô thường, vô ngã, duyên sinh, đúng với bản chất của chúng, cái thấy không bị phủ che bởi vô minh, thành kiến cố chấp. Trái với chánh kiến là tà kiến. Chánh kiến là trí tuệ của bậc giác ngộ.
Thứ hai là chánh tư duy, là suy nghĩ chân chính, suy nghĩ đúng với bản tính của các pháp là vô thường, vô ngã, duyên sinh. Từ suy nghĩ chân chính sẽ mang đến cho ta tư tưởng chân chính. Nếu tư tưởng xấu xa, sai lầm sẽ làm cho ta trở nên một con người thấp kém, thô lỗ.
Thứ ba là chánh ngữ, là lời nói chân chính, nhiều khi chúng ta không nói dối nhưng vẫn sai với sự thật. Chúng ta thấy biết như thế nào thì nói như vậy. Nhưng vì cái thấy biết đã sai lạc, lầm lẫn nên dẫn đến chúng ta nói không đúng sư thật. Lời nói chân chính là lời nói không dối trá, không độc ác, không đâm thọc, không thêu dệt và siểm nịnh, là lời nói không xuất phát từ lòng tham dục, ích kỷ, hận thù, giận dữ, ngu dốt, ganh tỵ. Nói năng chân chính là không nói lời nhằm lừa gạt, nịnh hót, phỉ báng, chửi mắng, vu oan, mà luôn nói những lời từ ái, hòa nhã, dịu dàng, đem an vui, lợi ích, tin tưởng cho người.
Thứ tư là chánh nghiệp, là hành động chân chính. Có ba loại hành động (tam nghiệp) : hành động của ý (ý nghiệp), hành động của miệng (khẩu nghiệp) và hành động của thân (thân nghiệp). Hành động chân chính là hành động được soi sáng bởi chánh kiến, chánh tư duy, được thúc đẩy bởi tình thương và hiểu biết, là đi đứng nằm ngồi đều hành động theo chánh pháp.
Thứ năm là chánh mạng, là mưu sinh chân chính, là nghề nghiệp chân chính. Ví dụ người niệm Phật, đối với xã hội thường làm các công việc từ thiện. Bác sĩ có công việc chuyên chữa trị bệnh, để cứu lấy sinh mạng cho người bệnh, lại có những người chuyên bán quan tài, giết trâu mổ lợn đó cũng là nghề nghiệp v.v… Tuy nhiên, trong cuộc sống mưu sinh, người người đều phải làm việc vì miếng cơm manh áo, thế nhưng công việc kiếm sống cũng có những nghề nghiệp tốt và nghề nghiệp xấu. Đã là người tu học theo lời Phật dạy, bạn không nên chọn những nghề gây đau khổ cho người khác, hoặc tăng thêm sự bất công cho xã hội, hoặc tàn hại thiên nhiên và nhẫn tâm giết hại sinh mạng của mọi loài. Bạn nên tìm công việc lương thiện, trong sạch, để tăng thêm phước đức, không nên có tâm niệm gian tham, bóc lột sức người, không nên kiếm sống một cách bất lương trên mồ hôi nước mắt của người khác.
Thứ sáu là chánh tinh tấn, là siêng năng chân chính. Chánh nghiệp và chánh tinh tấn có quan hệ mật thiết với nhau. Đứng trên phương diện nghề nghiệp mà nói, cũng là siêng năng, thế nhưng có nghề thì đưa con người đến cuộc sống thăng hoa giải thoát, có nghề lại đưa người ta vào con đường đọa lạc, như nghề đồ tể chẳng hạn. Người niệm Phật tinh tấn không ngừng là nhắm thẳng đến thành Phật, cho nên chánh tinh tấn và tà tinh tấn khác nhau là như vậy. Chánh tinh tấn được đặt nền tảng trên tứchánh cần (những điều ác chưa sinh đừng cho phát sinh, những điều ác đã sinh thì trừ diệt, những việc thiện chưa sinh làm cho phát sinh, những điều thiện đã sinh thì làm tăng trưởng).
Thứ bảy là chánh niệm, là nhớ nghĩ chân chính, khi làm việc gì thì bạn nên để hết tâm ý vào công việc ấy. Trong cuộc sống đời thường, hằng ngày bạn thường tiếp xúc với nhiều người, nếu bạn không có chánh niệm chắc chắn bạn sẽ gây đau khổ cho mình và người. Người niệm Phật, điều nhớ nghĩ tốt nhất là nhớ nghĩ đến bản nguyện của Phật A Di Đà, nhớ một câu “Nam mô A Di Đà Phật” là tốt nhất.
Thứ tám là chánh định, là thiền định chân chính. “Định” là giữ tâm ý an trụ vào một đối tượng duy nhất. Phàm làm việc chân chính, bạn nên nhất tâm nhất ý mà làm. Việc gì là tốt ? Là những việc đem lại lợi ích cho mình và cho người cả hiện tại và tương lai. Niệm Phật là việc tốt, do đó bạn nên nhất tâm mà niệm, một khi đã nhập vào niệm Phật tam muội thì đó là chánh định. Trên đây nói sơ lược về Bát chánh đạo cho người sơ cơ niệm Phật. Thực ra Bát chánh đạo khi đi vào nghiên cứu chuyên sâu, chẳng đơn giản như đã trình bày, mà còn nhiều khía cạnh thậm thâm vô cùng.