2018-02-08, 03:13 PM
NIỆM PHẬT LUẬN ( Đại sư Đàm Hư , Việt dịch :Thích Tâm An.)
Trong thời khóa niệm Phật, mỗi ngày chúng ta nên đọc Kinh Di Đà, thường nên đọc vào công phu chiều. Đọc một lần, là một lần bạn đã huân tập cảnh giới thanh tịnh trang nghiêm vào trong tàng thức. Giống như bạn xem phim, một lần xem là một lần những hình ảnh trong phim đã huân tập vào tàng thức của bạn. Cũng vậy bạn đọc Kinh Di Đà lâu ngày, cảnh giới thù thắng trang nghiêm của cõi Cực Lạc sẽ dần dần huân tập vào trong tàng thức của bạn. Tuy hiện tại bạn chưa sinh Cực Lạc mà trong tâm đã được bao vây bởi cảnh giới Tây phương. Trong tương lai, đến giây phút lâm chung của bạn, ngoài công đức trì niệm danh hiệu Phật mà hằng ngày bạn huân tập, sẽ được Phật và Thánh chúng hiện ra tiếp dẫn. Lại còn những cảnh giới trang nghiêm thanh tịnh mà hằng ngày bạn đọc Kinh A Di đã được huân tập, cũng từ trong tâm thức hiện ra trợ giúp cho bạn vãng sinh nhanh chóng hơn.
Mỗi lúc mọi người lên chánh điện lạy Phật hay nhiễu quanh Phật đều niệm “Nam mô A Di Đà Phật”. Lúc nói chuyện hay trả lời người khác mọi người đều niệm “Nam mô A Di Đà Phật”. Tuy nhiên, mục đích tối hậu là không ngoài việc vãng sinh Tịnh độ thấy Phật thành Phật. Điều đó cho thấy rằng pháp môn niệm Phật rất phương tiện lại còn phổ biến. Giới luật cũng không kém quan trọng, Phật pháp có hưng thịnh hay không, cũng từ chỗ đệ tử của Phật có giữ gìn giới luật thanh tịnh hay không. Mọi người có giữ gìn giới luật thì Phật pháp trụ thế, ngược lại thì Phật pháp sẽ diệt vong.
Người niệm Phật ngoài việc nhất tâm niệm Phật, nếu còn lo sợ thân tâm phóng dật hoặc tín, hạnh, nguyện không kiên cố, có thể lấy Tứ niệm xứ và Bát chánh đạo để ràng buộc, kiểm điểm thân tâm. Đối với phương pháp niệm Phật, cũng nên dựa theo căn tính của chính mình mà lựa chọn. Ngoài các phương pháp trì danh niệm Phật, quán tưởng niệm Phật, thật tướng niệm Phật, còn có một phương pháp hết sức phương tiện, là phương pháp hô hấp niệm Phật. Hít vào bạn niệm “Nam mô A”, thở ra bạn niệm “Di Đà Phật”. Chỉ cần người niệm Phật có tâm kiên cố niệm Phật, từng giây từng phút, trong các oai nghi đi đứng nằm ngồi, không lìa một câu “Nam mô A Di Đà Phật”. Đó là phương pháp rất tiện lợi cho bất kỳ một người nào, dù bạn là một công nhân đang làm việc trong các xí nghiệp, nhà máy hay là một công ty kinh doanh v.v… cứ thực hành như vậy, đến giây phút lâm chung, nghiệp thức cả đời bạn cũng tùy thuộc theo hơi thở niệm Phật cuối cùng đó mà vãng sinh Cực Lạc, được thấy Phật A Di Đà
Trong thời khóa niệm Phật, mỗi ngày chúng ta nên đọc Kinh Di Đà, thường nên đọc vào công phu chiều. Đọc một lần, là một lần bạn đã huân tập cảnh giới thanh tịnh trang nghiêm vào trong tàng thức. Giống như bạn xem phim, một lần xem là một lần những hình ảnh trong phim đã huân tập vào tàng thức của bạn. Cũng vậy bạn đọc Kinh Di Đà lâu ngày, cảnh giới thù thắng trang nghiêm của cõi Cực Lạc sẽ dần dần huân tập vào trong tàng thức của bạn. Tuy hiện tại bạn chưa sinh Cực Lạc mà trong tâm đã được bao vây bởi cảnh giới Tây phương. Trong tương lai, đến giây phút lâm chung của bạn, ngoài công đức trì niệm danh hiệu Phật mà hằng ngày bạn huân tập, sẽ được Phật và Thánh chúng hiện ra tiếp dẫn. Lại còn những cảnh giới trang nghiêm thanh tịnh mà hằng ngày bạn đọc Kinh A Di đã được huân tập, cũng từ trong tâm thức hiện ra trợ giúp cho bạn vãng sinh nhanh chóng hơn.
Mỗi lúc mọi người lên chánh điện lạy Phật hay nhiễu quanh Phật đều niệm “Nam mô A Di Đà Phật”. Lúc nói chuyện hay trả lời người khác mọi người đều niệm “Nam mô A Di Đà Phật”. Tuy nhiên, mục đích tối hậu là không ngoài việc vãng sinh Tịnh độ thấy Phật thành Phật. Điều đó cho thấy rằng pháp môn niệm Phật rất phương tiện lại còn phổ biến. Giới luật cũng không kém quan trọng, Phật pháp có hưng thịnh hay không, cũng từ chỗ đệ tử của Phật có giữ gìn giới luật thanh tịnh hay không. Mọi người có giữ gìn giới luật thì Phật pháp trụ thế, ngược lại thì Phật pháp sẽ diệt vong.
Thời Phật còn tại thế, xứ xứ mọi người đều lấy Phật làm thầy. Sau khi Phật diệt độ, tất cả mọi người đều lấy giới luật làm thầy. Vào giờ phút Phật nhập diệt, bốn chúng đệ tử đều thỉnh Phật trụ thế, vây quanh mà khóc lóc thảm thiết. Lúc bấy giờ, Tôn giả Vô Bần, lòng đầy bi thương suy nghĩ : “Lúc Phật còn tại thế, mọi người lấy Phật làm y chỉ. Nay Phật nhập diệt rồi, muốn cho Phật pháp cửu trụ thế gian phải làm gì ? Cần phải thưa hỏi Phật cho rõ”. Lúc đó, tôn giả A Nan cũng đang khóc lóc thảm thương. A Nan là thị giả Phật, đồng thời mỗi khi Phật thuyết pháp A Nan đều có mặt bên Phật. Do đó mà tôn giả Vô Bần nhờ A Nan hỏi Phật bốn việc. Trong đó có hai điều : Thứ nhất, lúc Phật còn tại thế mọi người an trú vào Phật, nay Phật diệt độ nên an trú vào đâu ? Thứ hai, lúc Phật còn tại thế mọi người lấy Phật làm thầy, khi Phật diệt độ rồi, lấy ai làm thầy ? Phật dạy : “Sau khi ta diệt độ các thầy nên an trú vào tứ niệm xứ, lấy giới luật làm thầy”. Lời di giáo sau cùng đó cho chúng ta thấy giới luật thật quan trọng biết chừng nào.
Phàm là người đệ tử Phật phải nên giử giới . Tuy nhiên, không giữ được trọn vẹn, cũng phải giữ những giới quan trọng. Vì giữ bao nhiêu giới thì có lợi ích bấy nhiêu, nếu giữ được trọn thì sẽ có định lực rất lớn. Các đại tòng lâm Nam tông cũng như Bắc tông đều có quy củ và gia phong. Quy củ và gia phong đó chính là mọi người đồng tu cùng giữ gìn giới luật. Thử hỏi một tự viện, một am thất, một tịnh xá, một niệm Phật đường mà không giữ gìn giới luật thì Phật pháp sẽ ra sao ? Đó là những nơi mọi người thường vãng lai, ứng nhân tiếp vật, do đó cần phải có giới luật. Điều đó cho thấy rằng niệm Phật và trì giới quan trọng như nhau. Hiện tại, Luật tông có Luật sư Hoằng Nhất, ngài tuy là người chuyên hoằng truyền giới luật, thế nhưng lại cũng chuyên niệm Phật và khuyên người khác niệm Phật. Ngoài Luật sư Hoằng Nhất ra còn có lão Pháp sư Đế Nhàn, lão Hòa thượng Hư Vân v.v… không người nào là không chú trọng niệm Phật. Cho nên cổ đức có nói : “Giáo diễn bổn tông, tu hành Tịnh độ” là vậy.Người niệm Phật ngoài việc nhất tâm niệm Phật, nếu còn lo sợ thân tâm phóng dật hoặc tín, hạnh, nguyện không kiên cố, có thể lấy Tứ niệm xứ và Bát chánh đạo để ràng buộc, kiểm điểm thân tâm. Đối với phương pháp niệm Phật, cũng nên dựa theo căn tính của chính mình mà lựa chọn. Ngoài các phương pháp trì danh niệm Phật, quán tưởng niệm Phật, thật tướng niệm Phật, còn có một phương pháp hết sức phương tiện, là phương pháp hô hấp niệm Phật. Hít vào bạn niệm “Nam mô A”, thở ra bạn niệm “Di Đà Phật”. Chỉ cần người niệm Phật có tâm kiên cố niệm Phật, từng giây từng phút, trong các oai nghi đi đứng nằm ngồi, không lìa một câu “Nam mô A Di Đà Phật”. Đó là phương pháp rất tiện lợi cho bất kỳ một người nào, dù bạn là một công nhân đang làm việc trong các xí nghiệp, nhà máy hay là một công ty kinh doanh v.v… cứ thực hành như vậy, đến giây phút lâm chung, nghiệp thức cả đời bạn cũng tùy thuộc theo hơi thở niệm Phật cuối cùng đó mà vãng sinh Cực Lạc, được thấy Phật A Di Đà