2018-02-07, 07:52 PM
NHỮNG CHUYỆN TÍCH VÃNG SANH (Trích trong Trang nhà Quãng Đức . Niệm Phật Luận của Đaị Sư Đàm Hư, Việt dịch: Thích Tâm An).
Đối với việc niệm Phật được vãng sinh của người xuất gia, tại gia, nam, nữ, người già, trẻ thơ, và những tướng lạ trang nghiêm xảy ra vào giờ phút lâm chung của những người niệm Phật đã có ghi chép trong truyện Vãng Sinh, nếu nói ra đây thì không sao kể hết.
Từ ngày tôi xuất gia đến nay, chính tôi đã chứng kiến người niệm Phật được vãng sinh hơn hai mươi lăm vị, trường hợp vãng sinh được nghe người khác kể thì rất nhiều. Nhân đây, tôi xin kể ba vị mà tôi đã tận mắt thấy họ vãng sinh, mong sao qua những câu chuyện đó, có thể giúp được phần nào làm cho tín tâm niệm Phật của các bạn càng thêm tăng trưởng.
Vị thứ nhất là một người xuất gia, pháp sư Tu Vô, quê ở Quản Vi. Ngài xuất thân trong một gia đình làm nghề gạch ngói. Vì gia cảnh gặp khó khăn, làm công rất gian lao vất vả. Do đó mới cảm nhận cuộc đời khổ nhiều vui ít, mạng người trong hơi thở, tạm bợ như giọt sương đầu ngọn cỏ, như làn điện chớp trong không trung. Thế mà hằng ngày mọi người lại tranh đấu hơn thua, giành giựt lẫn nhau để rồi phải đau khổ. Ngài thường tư duy về pháp diệt khổ, nghe người ta bảo niệm Phật tốt, nên phát tâm niệm Phật. Sau đó xuất gia, chính thức được học Phật pháp, nhất là pháp môn Tịnh độ, sau khi được nghe lại càng khẩn thiết niệm Phật, ngài gặp người khác cũng khuyên niệm Phật.
Năm Dân Quốc thứ 50, tôi ở tại chùa Cực Lạc, Đông Bắc Cáp Nhĩ Tân, thỉnh lão Pháp sư Đế Nhàn truyền giới.
Một ngày nọ, có một vị sư đến tìm tôi và nói cho biết rằng : “Có một vị sư là Tu Vô từ Quản Vi đến, trong kỳ giới này phát tâm hành khổ hạnh”. Sau đó đưa vị sư vào gặp tôi, tôi mới hỏi sư có thể làm được gì ? Sư đáp : “Tôi phát nguyện chăm sóc những người bệnh”.
Lúc đó, Pháp sư Định Tây trụ trì chùa Cực Lạc nhận sư vào chùa, cho sư ở một căn phòng ngoài viện. Chưa đầy mười ngày, sư lại đến tìm tôi nói cần phải đi. Lúc đó Pháp sư Định Tây đang ngồi với tôi hỏi sư rằng : “Thầy phát tâm trông coi những người bệnh, vì sao chưa đầy mười ngày lại đòi đi ? Như vậy tâm thầy không kiên cố rồi !”. Sư Tu Vô đáp : “Tôi không đi xứ nào cả mà tôi về Tây phương, kính thỉnh sư giám viện mở rộng lòng từ bi, chuẩn bị cho tôi mấy trăm cân củi, để thiêu sau khi tôi đi vậy”. Pháp sư Định Tây hỏi lại : “Vậy khi nào thầy đi ?”. Sư Tu Vô đáp : “Trong vòng mười ngày nữa”. Trả lời xong, sư trở về thất. Ngày thứ hai, sư lại đến tìm tôi và Pháp sư Định Tây nói : “Kính thưa Pháp sư ngày mai tôi đi, thỉnh Pháp sư chuẩn bị cho tôi một căn phòng, và tìm cho tôi mấy người trợ niệm để đưa tiễn tôi đi”. Sau đó Pháp sư Định Tây cho người quét dọn một căn phòng trong nội viện, tìm một số gỗ khô, chất thành một đống, lại tìm mấy thầy chuyên tu niệm Phật để chuẩn bị trợ niệm.
Trước giờ phút vãng sinh, những người trợ niệm nói với sư rằng : “Sư Tu Vô trước lúc vãng sinh cũng nên làm mấy câu thơ, câu kệ, để lại cho chúng tôi làm kỷ niệm chứ !”. Sư đáp lại rằng : “Tôi vốn xuất thân từ nơi khổ cực, sinh ra đã phải chịu sự ngu dốt, vì vậy thơ kệ đều không biết làm, thế nhưng tôi có một câu kinh nghiệm, xin đọc cho chư vị nghe, đó là : “Người nói được mà không hành được, không phải làngườichân trí tuệ”.
Sau đó sư ngồi kiết già, mặt hướng về hướng Tây niệm Phật, chưa đầy mười lăm phút sau thì vãng sinh. Từ lúc sư vãng sinh cho đến chiều, không khí ngoài trời rất nóng, thế nhưng sắc diện của sư đầy vẻ thanh thoát lạ thường, thi thể tỏa ra một mùi thơm, cũng không có một con ruồi. Pháp sư Đế Nhàn cùng một nhóm Phật tử đến xem khen ngợi trường hợp thật hy hữu. Sau đó, đem thi thể sư hỏa thiêu hoàn toàn không có một mùi hôi nào. Về sau, cư sĩ Phan Đối Phù nghe được sư việc, lấy sự việc bình sinh niệm Phật của sư Tu Vô viết thành một tập sách để làm mô phạm cho người niệm Phật.
Vị thứ hai, là cư sĩ Trịnh Tích Tân, người Sơn Đông, là một thương gia. Vì xem kinh Phật, biết được niệm Phật là tốt, từ đó phát tâm niệm Phật, bản thân không lấy vợ. Năm 1922, tại Thanh Đảo được nghe tôi giảng tam quy và những lợi ích của việc niệm Phật, sợ mình không chuyên tâm niệm Phật, nên cư sĩ đem mọi chuyện buôn bán trong gia đình giao cho em trai lo liệu. Từ đó chuyên tâm vào niệm Phật, về sau ông tập luyện và giảng Kinh Di Đà. Mỗi năm có kỳ hội giảng kinh tại Thanh Đảo, đều có ông chủ trì giảng một hai ngày, rồi sau đó ông lại đến huyện Bình Độ giảng cho bạn bè. Năm 1924, cư sĩ có mời tôi đến Bình Độ giảng một lần.
Mùa Xuân năm 1928, cư sĩ lại đến Bình Độ và Thanh Đảo giảng kinh. Thấm thoát thời gian trôi qua, một hôm có người từ Bình Độ đến nói với tôi : “Lão Pháp sư ông có biết không ! Cư sĩ Trịnh Tích Tân đã quy Tây rồi”, (theo tập tục Giao Đông người ta gọi người chết là nhật quy). Nghe người đó nói xong tôi rất ngạc nhiên, tôi mới hỏi : “Trước đây mười ngày tôi còn gặp ông ta, thấy còn rất mạnh khỏe, vì lý do gì mà ông ta đi nhanh như vậy ? Ông ta có bệnh hoạn gì không ? Hay có gặp tai nạn gì ?”. Người ấy lại đáp : “Sau khi ông giảng bộ Kinh Di Đà xong, mọi người đều ra về, chỉ còn khoảng năm sáu vị cùng ngồi lại nói chuyện và dùng cơm trưa, phần lớn những người này lại bạn bè thân thiết của ông.
Sau buổi cơm trưa, ông mời tất cả những người bạn vào một căn phòng, rồi nói ông phải đi. Mấy người bạn mới hỏi : “Ông đi đâu sao lại mời chúng tôi vào phòng thế ?”. Cư sĩ đáp : “Tôi vãng sinh, vì e ngại ra đi tại nhà người khác sẽ phiền phức, nên mới mời chư vị vào đây vậy”. Các bạn ông lại nói : “Chúng ta là bạn tri giao đã nhiều năm, chẳng những bạn vãng sinh, mà ngay cả khi bạn bệnh hoạn mất tại nhà chúng tôi cũng không sao, cần gì phải tìm một gian phòng khác. Hiện tại, nơi đây có rất nhiều người tin Phật, niệm Phật. Nếu bạn chắc chắn vãng sinh, cũng nên để chúng tôi mời tất cả những khác đến xem, để lấy đó làm tấm gương noi theo vậy”. Nói xong, những người bạn ông vội quét dọn hai căn phòng rồi chọn lấy một. Cư sĩ Trịnh nói đôi lời tạ từ cùng các bạn, sau đó ngồi xếp bằng, mặt xoay về hướng Tây nói với những người bạn ông ta : “Xin cáo từ chư vị, tôi vãng sinh đây ! Chúng ta là những người tin Phật niệm Phật, kính thỉnh chư vị hãy niệm Phật để tiễn tôi một phen”.
Những người bạn lại nói : “Nay bạn vãng sinh sao không để lại vài câu kệ cho chúng tôi làm kỷ niệm ?”. Cư sĩ lại đáp : “Không nên để kệ lại, nếu mọi người đến đây xem thì đó là một bằng chứng rồi, cũng là một kỷ niệm đẹp rồi !”. Nói xong, mọi người đồng niệm để trợ tiễn ông ta, chưa đầy mười lăm phút sau ông ta mỉm cười rồi vãng sinh. Do đó mà cả huyện Bình Độ ai ai cũng tin niệm Phật là tốt, đồng thời có nhiều người tin Phật hơn.
Em trai của cư sĩ Trịnh, ban đầu thấy anh xả bỏ sản nghiệp chuyên tâm niệm Phật thì chưa tin niệm Phật mấy, nghe anh khuyên niệm Phật cũng miễn cưỡng niệm, nhưng tâm chưa khẩn thiết cho lắm. Thế mà sau khi chứng kiến cảnh anh trai mình niệm Phật được vãng sinh, biết trước ngày giờ và ra đi trong thanh thản, từ đó về nhà cũng tin sâu, nguyện thiết niệm Phật. Ba năm sau, cũng vãng sinh biết trước ngày giờ, chỉ khác anh trai là lúc lâm chung có ít bệnh.
Vị thứ ba là nữ cư sĩ họ Trương, sinh được một trai một gái, gia cảnh rất khó khăn, chồng làm nghề kéo xe ở một bến cảng, còn cô Trương buôn bán trong chợ Thanh Đảo. Nhà ở cạnh tịnh xá Trạm Sơn, trong tịnh xá có thành lập hội Phật học. Mỗi ngày cô đều đến tịnh xá lễ Phật và nghe kinh, do nhân duyên đó mà quy y Tam Bảo, được nghe Phật pháp, một lòng tin Phật. Bình thường ở nhà niệm Phật, hằng ngày đều dẫn hai con đến tịnh xá lễ lạy và nghe kinh. Nghe xong, lại quay về nhà chăm lo gia đình, một bề niệm Phật.
Cuối năm 1926, một sáng nọ, cô Trương gọi chồng đến nói : “Anh ở lại chăm sóc các con, ngày nay tôi phải vãng sinh Cực Lạc”. Anh chồng nghe vợ nói như vậy, vì cuộc sống khó khăn, lại là người ít học tập Phật pháp nên gắt gỏng bảo với vợ rằng : “Đi đi ! Tôi bần cùng chắc không đủ khả năng nuôi bà, bà muốn đi thì cứ đi !”. Sau khi nói xong không hỏi lại vợ một câu, rồi đi làm việc. Cô Trương gọi hai con đến gần căn dặn : “Các con ở lại phải nghe lời cha dạy bảo, không được ngỗ nghịch, nay mẹ phải vãng sinh về thế giới Cực Lạc”. Lúc đó hai đứa con của cô ta còn nhỏ, đứa lớn chưa đầy mười tuổi, đứa bé khoảng năm hoặc sáu tuổi gì đó. Nghe mẹ chúng nói những lời như vậy, cũng không hiểu ý mẹ muốn nói gì. Vì vậy rồi cũng chạy đi chơi, sau khi chồng và con đều đi cả, cô Trương vội thu xếp việc nhà gọn gàng, tắm rửa sạch sẽ, vì nhà nghèo không có áo quần mới để thay nên cô đành phải mặc lại áo quần cũ, lên giường ngồi xếp bằng, chắp tay niệm Phật vãng sinh.
Nói đến hai đứa con của cô ta, sau một hồi đi chơi trong lòng cảm thấy đói nên quay về nhà ăn cơm. Thấy mẹ đang ngồi trên giường lại chưa nấu cơm, ban đầu chúng cất tiếng gọi nhưng không thấy mẹ trả lời, sau đó chúng đến gần lay mạnh vẫn thấy mẹ ngồi yên, hai đứa bé mới biết mẹ chúng đã chết. Chúng vội khóc than gọi hàng xóm đến, mọi người hay tin đến xem, thấy cô Trương tuy đã chết từ lâu, thế nhưng sắc diện giống như người còn sống, họ rất ca ngợi công phu niệm Phật của cô Trương. Sau đó người chồng đi làm về khóc lóc thảm thương. Vì gia cảnh nghèo khó, không có tiền để liệm, nên các vị có tấm lòng tốt trong hội Phật học đứng ra chi phí toàn bộ lễ tang.
Việc quan trọng của đời người là niệm Phật để liễu sinh thoát tử. Không luận là như thế nào, mọi người hãy tự xét hoàn cảnh của chính mình, dù trong bận rộn hay nhàn nhã, hãy sắp xếp cho mình một thời khóa công phu niệm Phật nhất định. Chẳng những vậy, ngay cả lúc làm việc có thể trụ tâm mặc niệm. Bằng ngược lại suốt ngày làm các điều sát sinh, trộm cắp, dâm dục, nói dối, tạo nhiều nghiệp ác khác thì khó mà tránh đọa lạc tam đồ, luân hồi trong lục đạo, thọ nhận khổ não vô tận.
Trong Kinh Lăng Nghiêm Phật có nói : “Loài nào cũng thương yêu thân mạng, muốn cho mình được sống, nên tham ăn những vật bổ dưỡng. Vì thế trong thế gian này, loài mạnh ăn thịt loài yếu, loài khôn giết hại loài dại. Bốn loài (thai sinh, noãn sinh, thấp sinh, hóa sinh) ăn nuốt lẫn nhau, gốc tại lòng tham sát”.
Chúng sinh vì tình ái kết chặt, thương tưởng quyến luyến nhau không rời, cho nên thế gian này, cha mẹ, con cháu tiếp tục sinh ra không cùng tột, gốc chỉ tại lòng tham dục”. Tóm lại, vì ba nghiệp sát, đạo, dâm làm gốc, nên nghiệp và quả nối nhau không bao giờ cùng tận. Mọi người hãy nghĩ coi tạo nghiệp sát, đạo, dâm, chịu khổ biết dường nào. Vì thế kính khuyên mọi người niệm Phật, nên niệm càng nhiều càng tốt. Cổ đức có nói : “Niệm Phật một câu phước tăng vô lượng, lễ Phật một lễ tội diệt hà sa”.
Trên đây, đem những lợi ích của việc niệm Phật nói sơ lược qua, nếu mọi người muốn rõ hơn hãy tham khảo các tập sách “Tịnh Độ Ngũ Kinh” hoặc “Tịnh Độ Thập Yếu” v.v… Nay nói sơ lược đôi điều như vậy cho người sơ cơ có tín tâm niệm Phật. Hy vọng rằng quý vị biết được niệm Phật là tốt rồi, hãy nên phát tâm kiên cố niệm Phật, niệm hết sức thành khẩn, lão thật niệm Phật. Trong tương lai, chắc chắn chúng ta sẽ gặp nhau trong hội chúng ở Tây phương vậy.
Nam mô A Di Đà Phật
[/url][url=https://quangduc.com/a29296/luan-niem-phat-nguyen-tac-dai-su-dam-hu-viet-dich-thich-tam-an#]
Đối với việc niệm Phật được vãng sinh của người xuất gia, tại gia, nam, nữ, người già, trẻ thơ, và những tướng lạ trang nghiêm xảy ra vào giờ phút lâm chung của những người niệm Phật đã có ghi chép trong truyện Vãng Sinh, nếu nói ra đây thì không sao kể hết.
Từ ngày tôi xuất gia đến nay, chính tôi đã chứng kiến người niệm Phật được vãng sinh hơn hai mươi lăm vị, trường hợp vãng sinh được nghe người khác kể thì rất nhiều. Nhân đây, tôi xin kể ba vị mà tôi đã tận mắt thấy họ vãng sinh, mong sao qua những câu chuyện đó, có thể giúp được phần nào làm cho tín tâm niệm Phật của các bạn càng thêm tăng trưởng.
Vị thứ nhất là một người xuất gia, pháp sư Tu Vô, quê ở Quản Vi. Ngài xuất thân trong một gia đình làm nghề gạch ngói. Vì gia cảnh gặp khó khăn, làm công rất gian lao vất vả. Do đó mới cảm nhận cuộc đời khổ nhiều vui ít, mạng người trong hơi thở, tạm bợ như giọt sương đầu ngọn cỏ, như làn điện chớp trong không trung. Thế mà hằng ngày mọi người lại tranh đấu hơn thua, giành giựt lẫn nhau để rồi phải đau khổ. Ngài thường tư duy về pháp diệt khổ, nghe người ta bảo niệm Phật tốt, nên phát tâm niệm Phật. Sau đó xuất gia, chính thức được học Phật pháp, nhất là pháp môn Tịnh độ, sau khi được nghe lại càng khẩn thiết niệm Phật, ngài gặp người khác cũng khuyên niệm Phật.
Năm Dân Quốc thứ 50, tôi ở tại chùa Cực Lạc, Đông Bắc Cáp Nhĩ Tân, thỉnh lão Pháp sư Đế Nhàn truyền giới.
Một ngày nọ, có một vị sư đến tìm tôi và nói cho biết rằng : “Có một vị sư là Tu Vô từ Quản Vi đến, trong kỳ giới này phát tâm hành khổ hạnh”. Sau đó đưa vị sư vào gặp tôi, tôi mới hỏi sư có thể làm được gì ? Sư đáp : “Tôi phát nguyện chăm sóc những người bệnh”.
Lúc đó, Pháp sư Định Tây trụ trì chùa Cực Lạc nhận sư vào chùa, cho sư ở một căn phòng ngoài viện. Chưa đầy mười ngày, sư lại đến tìm tôi nói cần phải đi. Lúc đó Pháp sư Định Tây đang ngồi với tôi hỏi sư rằng : “Thầy phát tâm trông coi những người bệnh, vì sao chưa đầy mười ngày lại đòi đi ? Như vậy tâm thầy không kiên cố rồi !”. Sư Tu Vô đáp : “Tôi không đi xứ nào cả mà tôi về Tây phương, kính thỉnh sư giám viện mở rộng lòng từ bi, chuẩn bị cho tôi mấy trăm cân củi, để thiêu sau khi tôi đi vậy”. Pháp sư Định Tây hỏi lại : “Vậy khi nào thầy đi ?”. Sư Tu Vô đáp : “Trong vòng mười ngày nữa”. Trả lời xong, sư trở về thất. Ngày thứ hai, sư lại đến tìm tôi và Pháp sư Định Tây nói : “Kính thưa Pháp sư ngày mai tôi đi, thỉnh Pháp sư chuẩn bị cho tôi một căn phòng, và tìm cho tôi mấy người trợ niệm để đưa tiễn tôi đi”. Sau đó Pháp sư Định Tây cho người quét dọn một căn phòng trong nội viện, tìm một số gỗ khô, chất thành một đống, lại tìm mấy thầy chuyên tu niệm Phật để chuẩn bị trợ niệm.
Trước giờ phút vãng sinh, những người trợ niệm nói với sư rằng : “Sư Tu Vô trước lúc vãng sinh cũng nên làm mấy câu thơ, câu kệ, để lại cho chúng tôi làm kỷ niệm chứ !”. Sư đáp lại rằng : “Tôi vốn xuất thân từ nơi khổ cực, sinh ra đã phải chịu sự ngu dốt, vì vậy thơ kệ đều không biết làm, thế nhưng tôi có một câu kinh nghiệm, xin đọc cho chư vị nghe, đó là : “Người nói được mà không hành được, không phải làngườichân trí tuệ”.
Sau đó sư ngồi kiết già, mặt hướng về hướng Tây niệm Phật, chưa đầy mười lăm phút sau thì vãng sinh. Từ lúc sư vãng sinh cho đến chiều, không khí ngoài trời rất nóng, thế nhưng sắc diện của sư đầy vẻ thanh thoát lạ thường, thi thể tỏa ra một mùi thơm, cũng không có một con ruồi. Pháp sư Đế Nhàn cùng một nhóm Phật tử đến xem khen ngợi trường hợp thật hy hữu. Sau đó, đem thi thể sư hỏa thiêu hoàn toàn không có một mùi hôi nào. Về sau, cư sĩ Phan Đối Phù nghe được sư việc, lấy sự việc bình sinh niệm Phật của sư Tu Vô viết thành một tập sách để làm mô phạm cho người niệm Phật.
Vị thứ hai, là cư sĩ Trịnh Tích Tân, người Sơn Đông, là một thương gia. Vì xem kinh Phật, biết được niệm Phật là tốt, từ đó phát tâm niệm Phật, bản thân không lấy vợ. Năm 1922, tại Thanh Đảo được nghe tôi giảng tam quy và những lợi ích của việc niệm Phật, sợ mình không chuyên tâm niệm Phật, nên cư sĩ đem mọi chuyện buôn bán trong gia đình giao cho em trai lo liệu. Từ đó chuyên tâm vào niệm Phật, về sau ông tập luyện và giảng Kinh Di Đà. Mỗi năm có kỳ hội giảng kinh tại Thanh Đảo, đều có ông chủ trì giảng một hai ngày, rồi sau đó ông lại đến huyện Bình Độ giảng cho bạn bè. Năm 1924, cư sĩ có mời tôi đến Bình Độ giảng một lần.
Mùa Xuân năm 1928, cư sĩ lại đến Bình Độ và Thanh Đảo giảng kinh. Thấm thoát thời gian trôi qua, một hôm có người từ Bình Độ đến nói với tôi : “Lão Pháp sư ông có biết không ! Cư sĩ Trịnh Tích Tân đã quy Tây rồi”, (theo tập tục Giao Đông người ta gọi người chết là nhật quy). Nghe người đó nói xong tôi rất ngạc nhiên, tôi mới hỏi : “Trước đây mười ngày tôi còn gặp ông ta, thấy còn rất mạnh khỏe, vì lý do gì mà ông ta đi nhanh như vậy ? Ông ta có bệnh hoạn gì không ? Hay có gặp tai nạn gì ?”. Người ấy lại đáp : “Sau khi ông giảng bộ Kinh Di Đà xong, mọi người đều ra về, chỉ còn khoảng năm sáu vị cùng ngồi lại nói chuyện và dùng cơm trưa, phần lớn những người này lại bạn bè thân thiết của ông.
Sau buổi cơm trưa, ông mời tất cả những người bạn vào một căn phòng, rồi nói ông phải đi. Mấy người bạn mới hỏi : “Ông đi đâu sao lại mời chúng tôi vào phòng thế ?”. Cư sĩ đáp : “Tôi vãng sinh, vì e ngại ra đi tại nhà người khác sẽ phiền phức, nên mới mời chư vị vào đây vậy”. Các bạn ông lại nói : “Chúng ta là bạn tri giao đã nhiều năm, chẳng những bạn vãng sinh, mà ngay cả khi bạn bệnh hoạn mất tại nhà chúng tôi cũng không sao, cần gì phải tìm một gian phòng khác. Hiện tại, nơi đây có rất nhiều người tin Phật, niệm Phật. Nếu bạn chắc chắn vãng sinh, cũng nên để chúng tôi mời tất cả những khác đến xem, để lấy đó làm tấm gương noi theo vậy”. Nói xong, những người bạn ông vội quét dọn hai căn phòng rồi chọn lấy một. Cư sĩ Trịnh nói đôi lời tạ từ cùng các bạn, sau đó ngồi xếp bằng, mặt xoay về hướng Tây nói với những người bạn ông ta : “Xin cáo từ chư vị, tôi vãng sinh đây ! Chúng ta là những người tin Phật niệm Phật, kính thỉnh chư vị hãy niệm Phật để tiễn tôi một phen”.
Những người bạn lại nói : “Nay bạn vãng sinh sao không để lại vài câu kệ cho chúng tôi làm kỷ niệm ?”. Cư sĩ lại đáp : “Không nên để kệ lại, nếu mọi người đến đây xem thì đó là một bằng chứng rồi, cũng là một kỷ niệm đẹp rồi !”. Nói xong, mọi người đồng niệm để trợ tiễn ông ta, chưa đầy mười lăm phút sau ông ta mỉm cười rồi vãng sinh. Do đó mà cả huyện Bình Độ ai ai cũng tin niệm Phật là tốt, đồng thời có nhiều người tin Phật hơn.
Em trai của cư sĩ Trịnh, ban đầu thấy anh xả bỏ sản nghiệp chuyên tâm niệm Phật thì chưa tin niệm Phật mấy, nghe anh khuyên niệm Phật cũng miễn cưỡng niệm, nhưng tâm chưa khẩn thiết cho lắm. Thế mà sau khi chứng kiến cảnh anh trai mình niệm Phật được vãng sinh, biết trước ngày giờ và ra đi trong thanh thản, từ đó về nhà cũng tin sâu, nguyện thiết niệm Phật. Ba năm sau, cũng vãng sinh biết trước ngày giờ, chỉ khác anh trai là lúc lâm chung có ít bệnh.
Vị thứ ba là nữ cư sĩ họ Trương, sinh được một trai một gái, gia cảnh rất khó khăn, chồng làm nghề kéo xe ở một bến cảng, còn cô Trương buôn bán trong chợ Thanh Đảo. Nhà ở cạnh tịnh xá Trạm Sơn, trong tịnh xá có thành lập hội Phật học. Mỗi ngày cô đều đến tịnh xá lễ Phật và nghe kinh, do nhân duyên đó mà quy y Tam Bảo, được nghe Phật pháp, một lòng tin Phật. Bình thường ở nhà niệm Phật, hằng ngày đều dẫn hai con đến tịnh xá lễ lạy và nghe kinh. Nghe xong, lại quay về nhà chăm lo gia đình, một bề niệm Phật.
Cuối năm 1926, một sáng nọ, cô Trương gọi chồng đến nói : “Anh ở lại chăm sóc các con, ngày nay tôi phải vãng sinh Cực Lạc”. Anh chồng nghe vợ nói như vậy, vì cuộc sống khó khăn, lại là người ít học tập Phật pháp nên gắt gỏng bảo với vợ rằng : “Đi đi ! Tôi bần cùng chắc không đủ khả năng nuôi bà, bà muốn đi thì cứ đi !”. Sau khi nói xong không hỏi lại vợ một câu, rồi đi làm việc. Cô Trương gọi hai con đến gần căn dặn : “Các con ở lại phải nghe lời cha dạy bảo, không được ngỗ nghịch, nay mẹ phải vãng sinh về thế giới Cực Lạc”. Lúc đó hai đứa con của cô ta còn nhỏ, đứa lớn chưa đầy mười tuổi, đứa bé khoảng năm hoặc sáu tuổi gì đó. Nghe mẹ chúng nói những lời như vậy, cũng không hiểu ý mẹ muốn nói gì. Vì vậy rồi cũng chạy đi chơi, sau khi chồng và con đều đi cả, cô Trương vội thu xếp việc nhà gọn gàng, tắm rửa sạch sẽ, vì nhà nghèo không có áo quần mới để thay nên cô đành phải mặc lại áo quần cũ, lên giường ngồi xếp bằng, chắp tay niệm Phật vãng sinh.
Nói đến hai đứa con của cô ta, sau một hồi đi chơi trong lòng cảm thấy đói nên quay về nhà ăn cơm. Thấy mẹ đang ngồi trên giường lại chưa nấu cơm, ban đầu chúng cất tiếng gọi nhưng không thấy mẹ trả lời, sau đó chúng đến gần lay mạnh vẫn thấy mẹ ngồi yên, hai đứa bé mới biết mẹ chúng đã chết. Chúng vội khóc than gọi hàng xóm đến, mọi người hay tin đến xem, thấy cô Trương tuy đã chết từ lâu, thế nhưng sắc diện giống như người còn sống, họ rất ca ngợi công phu niệm Phật của cô Trương. Sau đó người chồng đi làm về khóc lóc thảm thương. Vì gia cảnh nghèo khó, không có tiền để liệm, nên các vị có tấm lòng tốt trong hội Phật học đứng ra chi phí toàn bộ lễ tang.
Việc quan trọng của đời người là niệm Phật để liễu sinh thoát tử. Không luận là như thế nào, mọi người hãy tự xét hoàn cảnh của chính mình, dù trong bận rộn hay nhàn nhã, hãy sắp xếp cho mình một thời khóa công phu niệm Phật nhất định. Chẳng những vậy, ngay cả lúc làm việc có thể trụ tâm mặc niệm. Bằng ngược lại suốt ngày làm các điều sát sinh, trộm cắp, dâm dục, nói dối, tạo nhiều nghiệp ác khác thì khó mà tránh đọa lạc tam đồ, luân hồi trong lục đạo, thọ nhận khổ não vô tận.
Trong Kinh Lăng Nghiêm Phật có nói : “Loài nào cũng thương yêu thân mạng, muốn cho mình được sống, nên tham ăn những vật bổ dưỡng. Vì thế trong thế gian này, loài mạnh ăn thịt loài yếu, loài khôn giết hại loài dại. Bốn loài (thai sinh, noãn sinh, thấp sinh, hóa sinh) ăn nuốt lẫn nhau, gốc tại lòng tham sát”.
Chúng sinh vì tình ái kết chặt, thương tưởng quyến luyến nhau không rời, cho nên thế gian này, cha mẹ, con cháu tiếp tục sinh ra không cùng tột, gốc chỉ tại lòng tham dục”. Tóm lại, vì ba nghiệp sát, đạo, dâm làm gốc, nên nghiệp và quả nối nhau không bao giờ cùng tận. Mọi người hãy nghĩ coi tạo nghiệp sát, đạo, dâm, chịu khổ biết dường nào. Vì thế kính khuyên mọi người niệm Phật, nên niệm càng nhiều càng tốt. Cổ đức có nói : “Niệm Phật một câu phước tăng vô lượng, lễ Phật một lễ tội diệt hà sa”.
Trên đây, đem những lợi ích của việc niệm Phật nói sơ lược qua, nếu mọi người muốn rõ hơn hãy tham khảo các tập sách “Tịnh Độ Ngũ Kinh” hoặc “Tịnh Độ Thập Yếu” v.v… Nay nói sơ lược đôi điều như vậy cho người sơ cơ có tín tâm niệm Phật. Hy vọng rằng quý vị biết được niệm Phật là tốt rồi, hãy nên phát tâm kiên cố niệm Phật, niệm hết sức thành khẩn, lão thật niệm Phật. Trong tương lai, chắc chắn chúng ta sẽ gặp nhau trong hội chúng ở Tây phương vậy.
Nam mô A Di Đà Phật
(Ngày 1/1/ 1950, năm Canh Dần, tại Học Viện Nam Học, Hương Cảng)
[/url][url=https://quangduc.com/a29296/luan-niem-phat-nguyen-tac-dai-su-dam-hu-viet-dich-thich-tam-an#]