2019-03-21, 02:44 PM
Trong lúc chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bắt đầu công du Ý và Pháp, kéo dài từ ngày 21 đến 26/03/2019, thì lãnh đạo 28 nước trong Liên Âu xem xét một kế hoạch nhằm "cân bằng hóa" quan hệ giữa Bruxelles và Bắc Kinh với lần đầu tiên thượng đỉnh Liên Hiệp Châu Âu đưa hồ sơ Trung Quốc vào chương trình nghị sự này.
Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Jean-Claude Juncker (P) tiếp ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị tại Bruxelles, Bỉ ngày 18/03/2019. REUTERS / Yves Herman
Đỉnh điểm của vòng công du châu Âu lần này của lãnh đạo Trung Quốc là lễ ký kết bản ghi nhớ với Roma về dự án « Con Đường Tơ Lụa Thế Kỷ 21 ». Ý là quốc gia đầu tiên trong khối G7 – nhóm 7 nền công nghiệp phát triển nhất thế giới – hưởng ứng dự án kết nối Trung Quốc với những châu lục khác trên toàn thế giới. Với Bắc Kinh, việc lôi kéo được Ý tham gia dự án đầy tham vọng này của ông Tập Cận Bình là một « thắng lợi » quan trọng.
Nhưng đúng vào lúc chủ tịch Trung Quốc dẫn đầu một phái đoàn hùng hậu với 500 doanh nhân và 130 phóng viên từ Hoa Lục đổ bộ vào Roma, tại Bruxelles, lãnh đạo 28 nước trong Liên Âu tuy bị chi phối về hồ sơ Brexit, nhưng sẽ dành thời gian để thảo luận về chiến lược mới đối với Trung Quốc.
Trong một báo cáo được công bố hôm 12/03/2019, Ủy Ban Châu Âu lần đầu nhìn nhận Trung Quốc vừa là một « đối tác chiến lược » vừa là một « đối thủ quan trọng » của Bruxelles. Về mặt chính trị, Bruxelles lo ngại trước việc Bắc Kinh có tham vọng áp đặt « những mô hình quản lý mới ».
Trên phương diện kinh tế, Liên Hiệp đánh giá Trung Quốc là một đối thủ « cạnh tranh đáng gờm », có « tham vọng thống lĩnh thế giới về mặt công nghệ ». Do vậy báo cáo của Ủy Ban Châu Âu cho rằng, đã đến lúc Bruxelles cần bớt ngây thơ và phải có những công cụ pháp lý để tự vệ, giới hạn đầu tư trực tiếp nước ngoài nhắm vào những lĩnh vực nhậy cảm đe dọa trực tiếp đến an ninh châu Âu. Một thí dụ cụ thể là tài liệu này nêu đích danh tập đoàn viễn thông Hoa Vi và viễn cảnh Trung Quốc nắm trọn trong tay hệ thống 5G trên Lục Địa Già.
Cũng trong tinh thần thận trọng đó, đầu tuần này, ủy ban đặc trách về chính sách chiến lược của Liên Hiệp CESP công bố một báo cáo thứ nhì, kêu gọi các nước thành viên « thức tỉnh » trước « những thực tế về chính sách công nghiệp và những chuyển biến về địa chính trị của toàn cầu ». Đứng đầu trong số đó là tham vọng của Bắc Kinh không chỉ về ngoại giao, về lãnh thổ mà cả về kinh tế, công nghệ cao.
Việc Bắc Kinh và Roma trong hai ngày nữa ký bản ghi nhớ về dự án Con Đường Tơ Lụa thế kỷ 21 càng minh họa cho ý đồ của Trung Quốc chen chân vào những lĩnh vực nhậy cảm đối với châu Âu. Sau khi đã mua lại cảng Pirée của Hy Lạp, đầu tư vào cảng Sines của Bồ Đào Nha, hải cảng Trieste ở miền bắc nước Ý đang bị coi là « con ngựa thành Troie » để Trung Quốc chinh phục châu Âu.
Vậy liệu rằng có quá trễ để Bruxelles « cân bằng hóa » quan hệ với Bắc Kinh ? Câu hỏi này được đặt ra khi biết rằng, Trung Quốc luôn thực hiện một chiến lược rất lợi hại, đó là chia để trị. Trong khi đó, kế hoạch hành động của Ủy Ban Châu Âu đòi hỏi Liên Âu phải đoàn kết để ngăn chặn các tham vọng của Bắc Kinh. Nhất là như báo động của nhà Trung Quốc học, ông François Godement thuộc viện nghiên cứu độc lập Institut de Montaigne, Trung Quốc luôn đem tiền ra dụ dỗ các đối tác, nhưng người khổng lồ châu Á này « hứa hẹn thì nhiều, mà đầu tư thật sự thì chẳng bao nhiêu ».
Còn theo chuyên gia về Đông Nam Á, bà Sophie Boisseau du Rocher, tác giả tập sách « Trung Quốc và/là Thế giới - La Chine e(s)t le Monde », nhà xuất bản Odile Jacob, Liêu Hiệp Châu Âu cần nhanh chóng đưa ra một chính sách rõ ràng với Trung Quốc, bởi vì hiện tại Bắc Kinh còn đang cần công nghệ của châu Âu. Đó là một lá bài quan trọng để Bruxelles mặc cả với Bắc Kinh.
Đòi hỏi tìm được một tiếng nói chung để đàm phán với Trung Quốc càng cấp bách hơn nữa trong bối cảnh hai ông khổng lồ thế giới là Bắc Kinh và Washington đang đọ sức trên bàn cờ thương mại. Một nghiên cứu gần đây của quỹ Eurofound cho thấy càng bị Donald Trump dồn vào chân tường, Tập Cận Bình lại càng dốc toàn lực vào châu Âu, và như vậy, Trung Quốc lại càng trở thành một mối cạnh tranh nguy hiểm trên Lục Địa Già.
Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Jean-Claude Juncker (P) tiếp ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị tại Bruxelles, Bỉ ngày 18/03/2019. REUTERS / Yves Herman
Đỉnh điểm của vòng công du châu Âu lần này của lãnh đạo Trung Quốc là lễ ký kết bản ghi nhớ với Roma về dự án « Con Đường Tơ Lụa Thế Kỷ 21 ». Ý là quốc gia đầu tiên trong khối G7 – nhóm 7 nền công nghiệp phát triển nhất thế giới – hưởng ứng dự án kết nối Trung Quốc với những châu lục khác trên toàn thế giới. Với Bắc Kinh, việc lôi kéo được Ý tham gia dự án đầy tham vọng này của ông Tập Cận Bình là một « thắng lợi » quan trọng.
Nhưng đúng vào lúc chủ tịch Trung Quốc dẫn đầu một phái đoàn hùng hậu với 500 doanh nhân và 130 phóng viên từ Hoa Lục đổ bộ vào Roma, tại Bruxelles, lãnh đạo 28 nước trong Liên Âu tuy bị chi phối về hồ sơ Brexit, nhưng sẽ dành thời gian để thảo luận về chiến lược mới đối với Trung Quốc.
Trong một báo cáo được công bố hôm 12/03/2019, Ủy Ban Châu Âu lần đầu nhìn nhận Trung Quốc vừa là một « đối tác chiến lược » vừa là một « đối thủ quan trọng » của Bruxelles. Về mặt chính trị, Bruxelles lo ngại trước việc Bắc Kinh có tham vọng áp đặt « những mô hình quản lý mới ».
Trên phương diện kinh tế, Liên Hiệp đánh giá Trung Quốc là một đối thủ « cạnh tranh đáng gờm », có « tham vọng thống lĩnh thế giới về mặt công nghệ ». Do vậy báo cáo của Ủy Ban Châu Âu cho rằng, đã đến lúc Bruxelles cần bớt ngây thơ và phải có những công cụ pháp lý để tự vệ, giới hạn đầu tư trực tiếp nước ngoài nhắm vào những lĩnh vực nhậy cảm đe dọa trực tiếp đến an ninh châu Âu. Một thí dụ cụ thể là tài liệu này nêu đích danh tập đoàn viễn thông Hoa Vi và viễn cảnh Trung Quốc nắm trọn trong tay hệ thống 5G trên Lục Địa Già.
Cũng trong tinh thần thận trọng đó, đầu tuần này, ủy ban đặc trách về chính sách chiến lược của Liên Hiệp CESP công bố một báo cáo thứ nhì, kêu gọi các nước thành viên « thức tỉnh » trước « những thực tế về chính sách công nghiệp và những chuyển biến về địa chính trị của toàn cầu ». Đứng đầu trong số đó là tham vọng của Bắc Kinh không chỉ về ngoại giao, về lãnh thổ mà cả về kinh tế, công nghệ cao.
Việc Bắc Kinh và Roma trong hai ngày nữa ký bản ghi nhớ về dự án Con Đường Tơ Lụa thế kỷ 21 càng minh họa cho ý đồ của Trung Quốc chen chân vào những lĩnh vực nhậy cảm đối với châu Âu. Sau khi đã mua lại cảng Pirée của Hy Lạp, đầu tư vào cảng Sines của Bồ Đào Nha, hải cảng Trieste ở miền bắc nước Ý đang bị coi là « con ngựa thành Troie » để Trung Quốc chinh phục châu Âu.
Vậy liệu rằng có quá trễ để Bruxelles « cân bằng hóa » quan hệ với Bắc Kinh ? Câu hỏi này được đặt ra khi biết rằng, Trung Quốc luôn thực hiện một chiến lược rất lợi hại, đó là chia để trị. Trong khi đó, kế hoạch hành động của Ủy Ban Châu Âu đòi hỏi Liên Âu phải đoàn kết để ngăn chặn các tham vọng của Bắc Kinh. Nhất là như báo động của nhà Trung Quốc học, ông François Godement thuộc viện nghiên cứu độc lập Institut de Montaigne, Trung Quốc luôn đem tiền ra dụ dỗ các đối tác, nhưng người khổng lồ châu Á này « hứa hẹn thì nhiều, mà đầu tư thật sự thì chẳng bao nhiêu ».
Còn theo chuyên gia về Đông Nam Á, bà Sophie Boisseau du Rocher, tác giả tập sách « Trung Quốc và/là Thế giới - La Chine e(s)t le Monde », nhà xuất bản Odile Jacob, Liêu Hiệp Châu Âu cần nhanh chóng đưa ra một chính sách rõ ràng với Trung Quốc, bởi vì hiện tại Bắc Kinh còn đang cần công nghệ của châu Âu. Đó là một lá bài quan trọng để Bruxelles mặc cả với Bắc Kinh.
Đòi hỏi tìm được một tiếng nói chung để đàm phán với Trung Quốc càng cấp bách hơn nữa trong bối cảnh hai ông khổng lồ thế giới là Bắc Kinh và Washington đang đọ sức trên bàn cờ thương mại. Một nghiên cứu gần đây của quỹ Eurofound cho thấy càng bị Donald Trump dồn vào chân tường, Tập Cận Bình lại càng dốc toàn lực vào châu Âu, và như vậy, Trung Quốc lại càng trở thành một mối cạnh tranh nguy hiểm trên Lục Địa Già.