2018-11-08, 08:01 PM
TỪ ĐỒNG RUỘNG
Như Đức
Sáng nay, vác cuốc ra đến đám ruộng cỏ mịt mù, những lớp cỏ đan chằng chịt vào nhau như một tấm đệm dày, tôi tưởng như mình đang ở trong chiêm bao. Những giấc chiêm bao luôn luôn tái diễn, cũng ruộng đó và cỏ đó, cũng những gương mặt bạn bè lấm lem, quần áo vá lốm đốm miếng xanh miếng vàng và những giờ công tác... Không có giấc chiêm bao nào khá hơn dù tôi đã đổi chỗ từ Viên Chiếu sang Huệ Chiếu, thiền viện nào cũng phải "Canh điền vi gia vụ, bạt thảo vi bản hoài", có nghĩa là: Làm ruộng như một cái nghiệp, còn nhổ cỏ là mộng lớn. Tôi chợt nhớ đến câu: Nhất sĩ nhì nông, hết gạo chạy rông, nhất nông nhì sĩ.
- Đỉa, đỉa!
Nhìn về phía Minh Tuệ, đang co một chân đá gió vì chú đỉa bám chặt trên cổ chân, đương sự có vẻ luýnh quýnh vì không dám thò tay rứt nó, còn chú đỉa mặc những lời la ó phản đối, cứ nằm bất động và thản nhiên, tỉnh bơ như không có chuyện gì xảy ra. Huệ Ý thò tay rứt một cái, con vật ngoe nguẩy phản đối, búng mình để tìm chỗ bám, hắn xoay quanh bàn tay Huệ Ý như chơi trò cút bắt. Ai nấy đều dừng cuốc, nhìn xuống chân mình và nhìn sang chú đỉa đang biểu diễn cách tìm chỗ hút máu. Những tên sợ đỉa la lối:
- Thôi, quăng nó đi cho rồi. Ghê quá!
Cô bé bốc một cục sình, túm con vật vo tròn trong tay và quăng lẹ ra xa. Chú đỉa đã được di cư sang miếng ruộng bên cạnh. Trên cổ chân Minh Tuệ in một dấu đỏ, tròn như đầu mút đũa. Đó là phát giác kịp thời, nếu để lâu một chút sẽ có một vết máu đỏ tươi chảy hoài không ngớt. Nhiều khi đỉa đeo và rớt hồi nào không hay, nhìn lại thấy vết đỉa cắn mới là sợ. Nơi hấp khẩu của loài đỉa có một chất làm cho máu không đông lại, nên cứ nhìn những khoảng chân ướt vết máu dai dẳng thật khó chịu. Tôi đã bắt đầu cảm thấy hết yên ổn và phải luôn luôn canh chừng cặp giò của mình, nhiều khi một cọng cỏ quấn quanh chân cũng làm tôi giật mình hoảng vía.
Trước khi đổi về Huệ Chiếu, tôi đã nghe tin ruộng có đỉa, và những câu chuyện đỉa to đỉa nhỏ đeo từng chùm, lội từng bầy dưới nước, đánh hơi người là bò tới lổm ngổm, đỉa làm cả chúng phải bỏ dở việc làm cỏ vì không thể nào thò tay xuống được, đỉa văng cả lên người trong khi đập lúa, đỉa chui vào cả trong chiêm bao v.v... và v.v... Tôi đã chuẩn bị tinh thần sẵn sàng, dù sao mình cũng là đàn chị, đã từng lội ruộng cho phèn ăn mốc cả chân, mặc dù ruộng Viên Chiếu chỉ có một con đỉa để làm kiểng, xuống đây mà cứ ở loanh quanh trên bờ thì mất thể diện quá. Nói rằng sợ thì trật kinh điển, mà nói rằng không thì trái với lương tâm, nên tôi chỉ làm thinh khi bị các cô em phỏng vấn:
- Chị có sợ đỉa không?
Thật ra, con đỉa hiền và dễ thương như một cục đất, nó không có sừng, có nanh, gai góc sù sì như mấy loại sâu đáng sợ, nó cũng chẳng kẹp hay cắn mổ gì. Chỉ một tội đeo dai và làm chảy máu, cứ thấy bóng người là a-lát-sô phóng tới. Tôi có thể bốc con đỉa quăng nhưng mỗi lần thấy chúng lội đen ngòm quanh mình, tôi không có can đảm đứng yên, phải quơ chân quậy nước cho đục để chúng bị chóng mặt không đến gần mình.
Đỉa, do đó là một đề tài thường xuyên được nhắc nhở mỗi khi bàn đến ruộng, lịch sử của thiền viện Huệ Chiếu sẽ thiếu sót nếu không nhắc tới nó. Nhiều người xem nó như một thử thách, nếu không vượt qua được, không xứng đáng học Thiền. Nhưng phần đông đều thất bại ngay lần gặp gỡ đầu tiên, chẳng hạn như Bảo Minh đã vội vàng thót lên lưng chị Hiền, vừa co hai chân vừa giãy nảy. Hạnh Quả thì tâm sự:
- Con sẽ cố gắng quán chiếu Bát Nhã để ra ruộng. Nhưng phải đợi từ từ, bây giờ thì chưa được.
Mỗi lần được sai ra ruộng có việc cần, cô bé lấm lét đứng thật xa, vội vàng nói một hai câu rồi ba chân bốn cẳng chạy về. Có lần, sau khi nắm chặt câu kinh "ngũ uẩn giai không", Hạnh Quả thò chân xuống ruộng trước nhất, bước thứ hai thấy một con đỉa lủng lẳng nơi chân, cô bé vội vã nhảy lên bờ, vừa run vừa xanh mặt. Các bạn phì cười và chế diễu:
- Cái này là "ngũ uẩn giai có"...
Từ khi đó cô bé biến khỏi ban ruộng bằng cách đầu quân vào ban rẫy hay tri viên, chẳng thà gánh hàng chục đôi nước không ngán bằng gặp đỉa.
Không phải miếng ruộng nào cũng có nhiều đỉa. Ruộng của Huệ Chiếu ở rải rác chỗ này chỗ nọ, chỉ riêng những miếng ruộng nổi danh, chỉ cần nhắc đến vị trí "gần hồ sen" hoặc "gần bụi tre" mới làm chùn bước những anh hùng lao động. Có người than thở:
- Thiền viện này mà không có đỉa thì lý tưởng biết mấy!
Cũng có kẻ ngậm ngùi ngâm câu: "Trời đã sanh ta mà còn sanh đỉa". Nhưng cũng có những kẻ hết sức gan lì, có thể bắt đỉa trên tay, hoặc túm một lần bốn, năm con mà không rùng mình. Còn mấy tên tuổi trẻ, cao lớn mập mạnh, có thể nhờ cậy trong việc nông trang, xứng đáng đỡ đần cho mấy bà già, thì sợ đỉa hơn sợ cọp. Ban ruộng vác một cái bè, già trẻ lớn bé, vừa làm đất vừa chực vác cuốc nhảy mỗi khi thấy đỉa lội đằng xa, để qua những vụ mùa hè thu, đông xuân, thật cũng tốn nhiều thuốc đau tim.
Riêng tôi rất ưa nghề cuốc đất. Nhất là đất ruộng mềm và mát mẻ dưới những lát cuốc hơi vụn của dân học trò, tôi vẫn cảm thấy thoải mái như đang khoanh tay trả bài học thuộc lòng trôi chảy trên bàn cô giáo. Mặc dù tôi được xếp vào hạng bún thiu, dầm nước ba bữa thế nào cũng sổ mũi đau đầu. Nhưng tôi chưa cảm thấy ngán nghề cuốc đất, chỉ riêng cuốc thôi, chớ phải khom lưng cấy hoặc làm cỏ thì hơi mỏi lưng đó nhé! Nhưng gặp đỉa nhiều quá cũng phải đánh lô tô trong bụng, đừng gặp đỉa vẫn tốt hơn. Và bao giờ cũng vậy, khi nghe kiểng báo tin hết giờ công tác, tôi thở ra nhẹ nhõm, bước lên bờ đê. Lời Trưởng ruộng: "Yêu cầu quý vị kiểm soát lại tay chân quần áo trước khi rời khỏi ruộng" y như lời nhắc nhở các cô xướng ngôn viên hàng không. Tôi sẽ hớn hở vác cuốc trở về nếu không thấy một chú đỉa nào níu theo.
Hồi xưa có lần tôi nghe mẹ tôi kể chuyện ông Đạo Đỉa. Ở miền lục tỉnh, hình như Đồng Tháp Mười thì phải, có một nơi nổi tiếng đỉa nhiều: Đỉa lội như bánh canh. Tôi hình dung được điều đó vì ruộng ở đây cũng có thể đạt chỉ tiêu, vào mùa nước trong, đứng trên bờ nhìn thấy chúng lội từng đàn như những cọng bánh canh đen nổi dật dờ. Cái ruộng nhiều đỉa nọ, mẹ tôi nói nhiều quá nên dân chúng không thể làm ăn gì được, chắc chỉ lo bắt đỉa, nếu không muốn để chúng hút máu mình đến ốm o gầy mòn. Mà thửa ruộng đó rất trúng, lúa làm một mùa có thể nghỉ cả năm cũng dư ăn trong nhà. Dân chúng không thể bỏ ruộng vì tiếc cũng không thể làm tiếp tục. Sự tình nan giải, cho đến một ngày kia, có một ông thầy tu trên núi xuống, đi du phương đến đó, thấy vậy bèn tình nguyện bắt đỉa. Thuở nay có người bắt cọp, bắt sấu chứ có ai bắt đỉa bao giờ. Ấy vậy mà không biết bằng cách nào ruộng không còn một con đỉa còn ông thầy cũng chẳng để lại tung tích. Dân chúng làm ăn phát đạt, họ thờ ông Đạo Đỉa như một thiện thần trong làng.
Mỗi lần bước xuống ruộng, câu chuyện "Ông Đạo Đỉa" trở về trong trí nhớ, tôi thầm ao ước mình có được một phần nhỏ như ông Đạo ấy, cũng đủ yên tâm để đứng xuống đất. Kể ra, Huệ Chiếu xứng đáng qua mặt Viên Chiếu về mặt đỉa, dân Viên Chiếu tuy nổi tiếng lì lợm cứng đầu, nhưng khi nghe tới đỉa đều không muốn gặp. Có lần, hàng xóm dẫn một con trâu lội qua ruộng Viên Chiếu, tri sự đã la bai bải vì nghe đồn trâu có đỉa, hắn sợ rớt đỉa xuống ruộng thì khó xử, vì đã lỡ ăn to nói lớn với đàn em. Do đó, không thể xác định ai có nội công thâm hậu hơn ai, vì có người anh hùng ở mặt này nhưng nhát gan ở mặt khác. Như tôi, mỗi lần về Viên Chiếu, được phỏng vấn đều rất hãnh diện vì dám... không sợ đỉa, nhưng cả chúng đều biết tôi rất sợ... chuột con.
Nhưng dù có vừa làm ruộng vừa cằn nhằn, chúng tôi vẫn tiếp tục từ vụ lúa này đến vụ lúa khác. Tôi thương mến và nể phục thật tình sức chịu đựng của các bạn. Những thử thách của hoàn cảnh và thiên nhiên có theo đuổi, vẫn luôn luôn tìm cách vượt qua, dù trước đó chẳng ai biết cầm đến cọng lúa ra sao. Trưởng ruộng Huệ Chiếu, có thể vo tròn mấy con đỉa trên tay, chơi đùa với chúng, có lần thủ thỉ khi thấy các bạn mất tinh thần vì Đỉa:
- Tại mình thấy thân mình quá thiệt nên mình mới sợ hắn chứ!
Và, các bạn biểu đồng tình:
- Đúng rồi, em cũng nghĩ như vậy. Mình cứ cho thân này là tứ đại hợp thành thì đỉa cũng là tứ đại hợp thành như mình, can chi mà sợ hắn!
- Ờ, em không sợ hắn, sâu em còn không sợ. Nhưng... đỉa nó nhớt nhớt, mềm mềm và cứ đeo tòn ten dai dẳng. Ghê quá!
- Em đâu có muốn sợ làm gì. Nhưng vừa thấy nó là đã run rồi, khó mà bình tĩnh được.
- Em không sợ đỉa to. Đỉa vừa to bằng cái cán dao, vừa có sọc vằn vện, vừa đeo vô là nặng trĩu cái chân, em cũng không ngán, chỉ sợ mấy con đỉa mén, nhỏ xíu không thấy, nó mà chun vô lỗ tai rồi đẻ trứng đẻ con trong đó thì mới thực là ớn!
Tôi im lặng để nghe các bạn bàn cãi, chợt nhớ tới chuyện đỉa sinh sôi nảy nở, bò ngang bì dọc trong những đường tuần hoàn hô hấp, bỗng thở ra:
- Cha! Cái thứ đó thật là khó chịu!
Té ra, đỉa vẫn còn là một loài vật đáng ngại, cho đến thứ đỉa "cháu nội" cũng nguy hiểm đến thế.
Trưa nay, tôi về nằm trên đơn loay hoay tìm cách đối phó với đỉa, hay nói đúng hơn với bệnh sợ đỉa. Thật là vô lý khi cái thân to lớn như mình lại đi sợ một con vật nhỏ như hắn. Thoạt tiên vì thói quen, vì ảnh hưởng của người chung quanh, hễ nghe nói tới đỉa là cảm thấy khó chịu, như con nít nghe tới ma là cảm thấy sợ hãi. Sợ là một bệnh rất dễ lây và truyền nhiễm nhanh chóng. Cứ thấy mọi người lắc đầu le lưỡi, và đồn đãi những câu chuyện mất cảm tình về đỉa mình cũng đủ hết hồn. Thật tội nghiệp cho hắn, không dè chỉ một cái tên vô tư, hợp vần bằng mẫu tự, và phát âm như những tên khác, tên Mít, tên Xoài, nhưng tên đỉa lại gây ấn tượng không tốt, chỉ riêng về phần người nghe. Còn hắn, chắc không biết thiên hạ gọi mình bằng tên đỉa và sợ mình đến thế.
Nếu bây giờ tôi đối diện với hắn mà không mang theo một cảm giác, một tưởng tượng nào, chỉ thấy đeo nơi chân liền bắt quăng đi thì vẫn yên ổn đâu có gì phải sợ. Chưa có ai bị đỉa cắn chết hay bị hành nhức nhối hai ba ngày như bọ cạp, trừ trường hợp nó chun vô lỗ tai mà mình không hay. Nhưng tôi nghĩ, đó là chuyện rất hiếm trừ phi mình mang nghiệp chết vì đỉa. Mười - cô bé chúng tôi mướn cấy vài ngày cho kịp công tác đã kể rằng: "Có hôm, sau khi cấy về, mệt quá nên em chỉ rửa chân sơ sài rồi đi ngủ, đến nửa đêm, nghe nhột nhột ở dưới chân, bèn rờ trúng một chú đỉa no tròn. Vậy mà đâu có sao!
Tóm lại, đỉa không đến nỗi đáng sợ lắm, miễn mình đừng sanh "kỳ tâm" (nghĩa là đừng sanh tâm kỳ cục) khi gặp hắn. Hơn nữa, có lẽ tôi đã lỡ thấy thân mình quan trọng nên không chịu được bất cứ thứ gì xâm phạm đến, nói theo kinh điển tại vì còn CHẤP NGÃ, CHẤP PHÁP nên công phu trở nên bối rối khi gặp đỉa.
Mình là thiền sinh - dù là thiền sinh bất liễu - cũng không nên để cho một con vật vô tội như hắn chi phối đến nỗi không dám ra ruộng. Tôi tự căn dặn mình như thế, nhưng chắc chắn khi giáp mặt, tôi còn phải vận dụng mấy trăm xương cốt để quán cả tôi lẫn đỉa đều như huyễn, nếu không muốn bị hạ tại trận. Cũng có khi chưa kịp quán gì cả mà chân tay đã run. Ngày nào tôi thấy hắn mà dửng dưng thì mới đáng mặt thượng thừa.
Suy ra, việc làm ruộng của chúng tôi không phải chỉ để có lúa ăn, nó tập cho chúng tôi những kinh nghiệm bản thân khi phải chạm trán với mọi bất trắc, toàn là những thứ có lẽ không có trong kinh điển, chưa từng có trong thế giới của dân chỉ biết đọc sách và viết những bài luận tả cảnh đập lúa dưới trăng.
Những bài học của cuộc đời vô vàn phong phú và đáng biết ơn, vì tôi thấy mình lớn ra từ khi làm nên hột lúa. So với thời gian Sa-di ở trong chùa cũ dưới sự lo lắng của thầy tôi, thật là cách biệt. Chẳng hạn, nếu miếng ruộng này mà do thầy tôi bảo làm thì nhất định tôi sẽ mè nheo phản đối, tạo yêu sách, và đủ lý do để người nhượng bộ.
Ngoài việc làm ruộng chúng tôi còn phải tọa thiền. Tọa thiền và làm ruộng xem ra không dính líu vì đến nhau. Nhưng chính vì chỗ đó mà tôi không thể từ chối bất cứ trở ngại nào. Chúng tôi muốn áp dụng công lực của mình trong mọi hoàn cảnh, nên không chỉ riêng việc làm ruộng, bắt đỉa... mà một thoáng vui buồn cũng phải lưu tâm.
Ngài Phần Dương Thiện Chiêu có bài kệ:
Có một lần tôi về hầu Sư trưởng, người đã trách tôi không chịu nghe lời các vị lớn ra làm Phật sự lại đi chui vô rừng ở cho "tiêu nha bại chủng". Tôi tâm sự với người về câu chuyện của chàng dũng sĩ, sau những cuộc hành hiệp giúp đời, thất bại trở về với thanh kiếm gãy và một chiếc gươm trí tuệ bị lu mờ. Chúng con không ngại nặng nhọc trong việc gánh vác sứ mạng của Như Lai, mục đích xuất gia của chúng con chỉ có bao nhiêu đó. Nhưng muốn làm nên việc, muốn đừng biến mình thành kẻ "bán đồ nhi phế", cần phải có một nội lực thâm hậu mới mong đứng vững giữa bát phong và ngũ dục.
Vì Sư trưởng đã đến mức độ vô ngại nên Người không hề e sợ như bọn tôi, Người an ủi tôi bằng một câu chuyện trong kinh. Chuyện của người học trò, học Bát Nhã với thầy, tuy chưa đến mức tinh thông nhưng đủ sức để hóa đạo. Chàng ta xuống núi, giúp nước phò vua, được trao ngôi báu và bị cuốn theo dòng đời vì âm mưu mỹ nhân kế của ông vua nước láng giềng. Kiếp sau, chàng tái sinh làm một con chó đói ghẻ lở, bị sa xuống hố sâu không cách gì leo lên được. Trong lúc tuyệt vọng tột cùng, chú chó khốn khổ đành an phận, thúc thủ dưới hố, và bỗng chợt nhớ lại một đoạn kinh Bát Nhã của thời quá khứ. Chú đọc lên để tự cảnh tỉnh mình. Lúc ấy, thiên thần bay ngang, nghe tiếng kinh tưởng đâu có vị Bồ-tát nào mắc nạn, bèn ghé lại và thỉnh chú chó lở lên tòa xếp bằng thiên y, để nghe giảng kinh Bát Nhã. Giảng xong, chú hẹn tái ngộ trên cõi Đâu Suất và dặn các thiên thần đùm xác thân của chú. Câu chuyện Sư trưởng kể thật từ bi và an ổn như tấm lòng của Người. Tôi đã từng nghe kể biết bao chuyện tích, nhưng chiều đó lòng tôi cảm động sâu xa. Tôi biết rằng một khi đã gieo chủng tử Bát Nhã thì không bao giờ bị mất, Sư trưởng cũng như các bậc tiền bối đã đầy đủ công lực và niềm tin nên không hề thối chuyển. Còn bọn tôi phải xét lại tâm của mình mới xong.
Đem một cái tâm sẵn sàng dính vào ngũ trần để ở giữa phố thị xôn xao mà không biết cách chăn dắt thì dễ nguy hiểm như thả con trâu điên trên đám mạ tốt. "Biết người biết mình trăm trận trăm thắng", bọn tôi còn biết chưa hết, nhìn không kịp mấy tên vọng niệm của chính mình, làm sao dám học đòi nhập thế, không khéo độ chúng sanh chưa xong mà mình bị vướng lụy thì thật đáng tiếc. Đó là nỗi e ngại lớn lao nên chúng tôi đành phải hẹn lại cuộc đời, ngày nào đủ công lực sẽ tái xuất giang hồ. Còn bây giờ phải tập "xem núi sông không là núi sông" đó là điều cần thiết. Việc ấy không phải dễ, nói gì ba mươi năm, bốn mươi năm, chúng tôi biết rõ điều đó nên phải luôn luôn cố gắng tối đa. Rèn luyện mình như một thanh thép nóng, nếu không phải là một thứ mục đích khó đạt, làm sao chúng tôi chịu bỏ cả đời người để chỉ làm một việc tọa thiền. Chịu chôn thân trong ruộng sình, ruộng đỉa, chân lún tay bầm, và chân lấm tay bùn, bằng lòng với mọi khổ nhọc. Nếu là một lý tưởng dễ dàng thì ai tu lâu cho nổi.
Chiều nay trời chuyển mưa, mây đen kéo mù mịt, giông tố nổi lên ào ào, chúng tôi không thể dầm mưa đứng cuốc nên về sớm. Ở miền Đông Nam Bộ này, giữa cơn nắng chói chang thường có trận mưa giông ào ào kéo qua độ một vài giây đồng hồ rồi biến mất, giống hệt tính tình dân Nam Kỳ, khi cơn giận nổi lên cũng bất ngờ và ồn ào, chưởi lộn um trời đất, vác dao rượt chạy có cờ, khi chấm dứt cũng tỉnh bơ và mau chóng, lại gặp nhau cười hề hề như không có việc gì xảy ra. Cách tốt nhất là khi gặp họ giận thì mình tránh chỗ khác như tránh một trận mưa giông.
Vác cuốc lên vai, chúng tôi trở về viện. Dọc con đường, dân chúng cũng lùa bò, dắt trâu, gánh gồng tấp nập trở ra. Trên nền mây xám, pho tượng đức Bồ-tát Quan Thế Âm nổi bật toàn thân, nếp áo trắng của Ngài linh động như sẵn sàng bay. Thiền viện nhìn xa thấy hai hàng bông mồng gà đỏ rực như màu áo cửu phẩm của các vị Đại thần. Rửa vội chân tay bên dòng suối nhỏ, Thủy gọi là suối Mơ, tôi thì chẳng thấy nó mơ ở chỗ nào, nhưng những khi mệt nhọc vội vã, nhìn mặt nước trong cũng êm dịu đôi chút, hạnh phúc nhất là lúc ôm thau áo quần ngồi bên cầu, thong thả khoát nước và cười với tâm mình lúc ấy.
Huệ Chiếu nằm trong khu vực Đại tòng lâm, những năm đầu tiên khi các Hòa thượng khai phá chốn này tôi không bao giờ nghĩ có ngày mình lại ở tu nơi đó. Bây giờ mới thấy thật là có lý, mỗi buổi khuya tĩnh tọa trong thiền đường, nghe vang vọng tiếng chuông tiếng mõ từ các chùa thất xa xa. Một nơi để dành riêng cho những nhà ẩn cư, dưới chân ngọn núi mây nhạt, mỗi sáng sương phủ mờ trên đỉnh, Đại tòng lâm rất có duyên trong mùa mưa. Chúng tôi thường phê bình về các thiền viện nằm dọc trên quốc lộ 15, con đường từ cây số 71 đến 82 mà bây giờ mỗi khi ngồi trên xe chạy ngang qua tôi dành sẵn một cảm tình hết sức thân thuộc. Ngày xưa, chưa quen biết thì đi ngang qua như đi bất cứ nơi nào, đó thật là "khi tâm sanh các pháp sanh".
Thường Chiếu là một nơi gió cát và mưa giông, nắng mênh mang ngút ngàn, mưa đầy khắp ba bốn phía chân trời nên hay gây cái cảm giác mình nhỏ bé, mình chỉ là một điểm tí xíu cách biệt với thiên nhiên.
Còn Viên Chiếu là nơi đóng đô đầu tiên của chúng tôi, một chốn rừng cây rậm như những cánh tay bao bọc thân ái, ôm choàng lấy mái chùa tranh lụp xụp khiến ta cảm thấy được che chở thật thà. "Người làm sao chiêm bao làm vậy", cảnh cũng giống như người, bướng bỉnh và hỗn độn như những chồi cây rừng. Nó không có cái khuôn mẫu như Thường Chiếu ngăn nắp gọn gàng, mà vô trật tự một cách đáng yêu. Ở đó chúng tôi tự do phát triển tài nghệ và cá tính của mình, những thiên tài thường đụng nhau loảng xoảng nên khóc cũng nhiều, mà cười cũng lắm.
Những đêm trăng trong rừng, chúng tôi đi chơi dọc theo đường mòn, hai bên là vô số bông lau yểu điệu, đom đóm bay như sao rơi, từng bóng người mờ nhạt, nửa thật nửa hư, nửa xa nửa gần, con đường có vẻ như trong một cuốn phim, một bức tranh thủy mặc Tàu. Những khi đẩy xe về tối, chúng tôi nghênh ngang cười đùa ca hát với nhau, coi như là giang sơn riêng biệt. Những đêm yên tĩnh và xuôi gió, chúng tôi đang ngồi thiền, vài cánh chim chao nhẹ bên mình, tiếng trống cúng đình ngoài xóm bỗng vang lên rộn ràng. Dân chúng được mùa nên mời gánh cải lương về hát cho bà con xem. Tiếng đàn và tiếng ca nỉ non vang tận vào viện. Nhưng không sao, chẳng có nhà tu nào khởi ý trốn đi xem hát một đêm.
Như Đức
Sáng nay, vác cuốc ra đến đám ruộng cỏ mịt mù, những lớp cỏ đan chằng chịt vào nhau như một tấm đệm dày, tôi tưởng như mình đang ở trong chiêm bao. Những giấc chiêm bao luôn luôn tái diễn, cũng ruộng đó và cỏ đó, cũng những gương mặt bạn bè lấm lem, quần áo vá lốm đốm miếng xanh miếng vàng và những giờ công tác... Không có giấc chiêm bao nào khá hơn dù tôi đã đổi chỗ từ Viên Chiếu sang Huệ Chiếu, thiền viện nào cũng phải "Canh điền vi gia vụ, bạt thảo vi bản hoài", có nghĩa là: Làm ruộng như một cái nghiệp, còn nhổ cỏ là mộng lớn. Tôi chợt nhớ đến câu: Nhất sĩ nhì nông, hết gạo chạy rông, nhất nông nhì sĩ.
Nhưng cứ đứng ngần ngại bên bờ như vầy thì bao giờ mới xong việc? Phải nhảy ào xuống đó, cuốc vài lát đầu cho thật hào hứng, lật cỏ lên đạp xuống sình, dậm đôi chân tại chỗ cho đất ruộng đục ngầu, đám cỏ sẽ ngộp thở và chết hết ráo.
Một nhát cuốc dọn được một diện tích nhỏ, tôi và các bạn đồng viện dàn hàng tấn công mặt cỏ, cứ thế sau lưng khoảng ruộng dọn sạch lớn dần như một lời khuyến khích. Cỏ quá dày nên lưỡi cuốc đi không ngọt, gặp những bựng rễ cỏ quá to thì phải hai ba người xúm lại dứt mới nổi, lá cỏ sắc cứa trên ống chân trần thành từng đường mận đỏ, mồ hôi bắt đầu ướt trên lưng và hai cánh tay. Nhưng thật là thoải mái và yên ổn trong khung cảnh đơn sơ này. Chung quanh là trời mây bao la, màu lúa và màu cỏ xanh hiền như thuở khai thiên lập địa, không một chút lo nghĩ nào trên những lát cuốc đều tay. Tôi thường tìm thấy niềm an ủi của thiên nhiên trong những khi cuốc mệt mỏi, tuy bùn sình văng tung toé, từ mọi phía, cả toàn thân đều đẫm một thứ nước đen mốc, bọn tôi vẫn thường gọi nhau là "thiền sình" thay vì "thiền sinh". Cuốc đất dọn ruộng chỉ là giai đoạn mới bắt đầu của một vụ mùa, rồi sau đó đến nhổ mạ, cấy, làm cỏ, xịt sâu... nếu chỉ cuốc đất không thôi thì đâu có việc gì phải lo lắng. Cấy một cọng mạ xuống mới có nhiều việc phải theo dõi, lúa sâu lúa bệnh, thiếu nước hay thiếu phân, mưa nhiều gió lớn khiến lúa bị ngập bị gãy, nắng hạn lâu ngày thì ruộng khô lúa vàng. Hồi mới bắt đầu làm nghề nông, tôi chưa trải qua những kinh nghiệm đó nên chưa thấy gì khó khăn, bây giờ mới nhớ đến câu ca dao ngày xưa từng học:
Một nhát cuốc dọn được một diện tích nhỏ, tôi và các bạn đồng viện dàn hàng tấn công mặt cỏ, cứ thế sau lưng khoảng ruộng dọn sạch lớn dần như một lời khuyến khích. Cỏ quá dày nên lưỡi cuốc đi không ngọt, gặp những bựng rễ cỏ quá to thì phải hai ba người xúm lại dứt mới nổi, lá cỏ sắc cứa trên ống chân trần thành từng đường mận đỏ, mồ hôi bắt đầu ướt trên lưng và hai cánh tay. Nhưng thật là thoải mái và yên ổn trong khung cảnh đơn sơ này. Chung quanh là trời mây bao la, màu lúa và màu cỏ xanh hiền như thuở khai thiên lập địa, không một chút lo nghĩ nào trên những lát cuốc đều tay. Tôi thường tìm thấy niềm an ủi của thiên nhiên trong những khi cuốc mệt mỏi, tuy bùn sình văng tung toé, từ mọi phía, cả toàn thân đều đẫm một thứ nước đen mốc, bọn tôi vẫn thường gọi nhau là "thiền sình" thay vì "thiền sinh". Cuốc đất dọn ruộng chỉ là giai đoạn mới bắt đầu của một vụ mùa, rồi sau đó đến nhổ mạ, cấy, làm cỏ, xịt sâu... nếu chỉ cuốc đất không thôi thì đâu có việc gì phải lo lắng. Cấy một cọng mạ xuống mới có nhiều việc phải theo dõi, lúa sâu lúa bệnh, thiếu nước hay thiếu phân, mưa nhiều gió lớn khiến lúa bị ngập bị gãy, nắng hạn lâu ngày thì ruộng khô lúa vàng. Hồi mới bắt đầu làm nghề nông, tôi chưa trải qua những kinh nghiệm đó nên chưa thấy gì khó khăn, bây giờ mới nhớ đến câu ca dao ngày xưa từng học:
Ai ơi ăn bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần.
Nếu được mùa, sau khi gặt đập, phơi phong, những hạt lúa vàng óng sáng trưng nằm đầy sân, mình khỏi ăn độn, có dư thì giờ nằm ngắm mây bay, nghe gió thổi lào xào qua mái lá của thiền đường... và chăn con trâu nước bất kham này. Tôi còn đang lan man suy nghĩ như vậy, bỗng nghe tiếng thất thanh:Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần.
- Đỉa, đỉa!
Nhìn về phía Minh Tuệ, đang co một chân đá gió vì chú đỉa bám chặt trên cổ chân, đương sự có vẻ luýnh quýnh vì không dám thò tay rứt nó, còn chú đỉa mặc những lời la ó phản đối, cứ nằm bất động và thản nhiên, tỉnh bơ như không có chuyện gì xảy ra. Huệ Ý thò tay rứt một cái, con vật ngoe nguẩy phản đối, búng mình để tìm chỗ bám, hắn xoay quanh bàn tay Huệ Ý như chơi trò cút bắt. Ai nấy đều dừng cuốc, nhìn xuống chân mình và nhìn sang chú đỉa đang biểu diễn cách tìm chỗ hút máu. Những tên sợ đỉa la lối:
- Thôi, quăng nó đi cho rồi. Ghê quá!
Cô bé bốc một cục sình, túm con vật vo tròn trong tay và quăng lẹ ra xa. Chú đỉa đã được di cư sang miếng ruộng bên cạnh. Trên cổ chân Minh Tuệ in một dấu đỏ, tròn như đầu mút đũa. Đó là phát giác kịp thời, nếu để lâu một chút sẽ có một vết máu đỏ tươi chảy hoài không ngớt. Nhiều khi đỉa đeo và rớt hồi nào không hay, nhìn lại thấy vết đỉa cắn mới là sợ. Nơi hấp khẩu của loài đỉa có một chất làm cho máu không đông lại, nên cứ nhìn những khoảng chân ướt vết máu dai dẳng thật khó chịu. Tôi đã bắt đầu cảm thấy hết yên ổn và phải luôn luôn canh chừng cặp giò của mình, nhiều khi một cọng cỏ quấn quanh chân cũng làm tôi giật mình hoảng vía.
Trước khi đổi về Huệ Chiếu, tôi đã nghe tin ruộng có đỉa, và những câu chuyện đỉa to đỉa nhỏ đeo từng chùm, lội từng bầy dưới nước, đánh hơi người là bò tới lổm ngổm, đỉa làm cả chúng phải bỏ dở việc làm cỏ vì không thể nào thò tay xuống được, đỉa văng cả lên người trong khi đập lúa, đỉa chui vào cả trong chiêm bao v.v... và v.v... Tôi đã chuẩn bị tinh thần sẵn sàng, dù sao mình cũng là đàn chị, đã từng lội ruộng cho phèn ăn mốc cả chân, mặc dù ruộng Viên Chiếu chỉ có một con đỉa để làm kiểng, xuống đây mà cứ ở loanh quanh trên bờ thì mất thể diện quá. Nói rằng sợ thì trật kinh điển, mà nói rằng không thì trái với lương tâm, nên tôi chỉ làm thinh khi bị các cô em phỏng vấn:
- Chị có sợ đỉa không?
Thật ra, con đỉa hiền và dễ thương như một cục đất, nó không có sừng, có nanh, gai góc sù sì như mấy loại sâu đáng sợ, nó cũng chẳng kẹp hay cắn mổ gì. Chỉ một tội đeo dai và làm chảy máu, cứ thấy bóng người là a-lát-sô phóng tới. Tôi có thể bốc con đỉa quăng nhưng mỗi lần thấy chúng lội đen ngòm quanh mình, tôi không có can đảm đứng yên, phải quơ chân quậy nước cho đục để chúng bị chóng mặt không đến gần mình.
Đỉa, do đó là một đề tài thường xuyên được nhắc nhở mỗi khi bàn đến ruộng, lịch sử của thiền viện Huệ Chiếu sẽ thiếu sót nếu không nhắc tới nó. Nhiều người xem nó như một thử thách, nếu không vượt qua được, không xứng đáng học Thiền. Nhưng phần đông đều thất bại ngay lần gặp gỡ đầu tiên, chẳng hạn như Bảo Minh đã vội vàng thót lên lưng chị Hiền, vừa co hai chân vừa giãy nảy. Hạnh Quả thì tâm sự:
- Con sẽ cố gắng quán chiếu Bát Nhã để ra ruộng. Nhưng phải đợi từ từ, bây giờ thì chưa được.
Mỗi lần được sai ra ruộng có việc cần, cô bé lấm lét đứng thật xa, vội vàng nói một hai câu rồi ba chân bốn cẳng chạy về. Có lần, sau khi nắm chặt câu kinh "ngũ uẩn giai không", Hạnh Quả thò chân xuống ruộng trước nhất, bước thứ hai thấy một con đỉa lủng lẳng nơi chân, cô bé vội vã nhảy lên bờ, vừa run vừa xanh mặt. Các bạn phì cười và chế diễu:
- Cái này là "ngũ uẩn giai có"...
Từ khi đó cô bé biến khỏi ban ruộng bằng cách đầu quân vào ban rẫy hay tri viên, chẳng thà gánh hàng chục đôi nước không ngán bằng gặp đỉa.
Không phải miếng ruộng nào cũng có nhiều đỉa. Ruộng của Huệ Chiếu ở rải rác chỗ này chỗ nọ, chỉ riêng những miếng ruộng nổi danh, chỉ cần nhắc đến vị trí "gần hồ sen" hoặc "gần bụi tre" mới làm chùn bước những anh hùng lao động. Có người than thở:
- Thiền viện này mà không có đỉa thì lý tưởng biết mấy!
Cũng có kẻ ngậm ngùi ngâm câu: "Trời đã sanh ta mà còn sanh đỉa". Nhưng cũng có những kẻ hết sức gan lì, có thể bắt đỉa trên tay, hoặc túm một lần bốn, năm con mà không rùng mình. Còn mấy tên tuổi trẻ, cao lớn mập mạnh, có thể nhờ cậy trong việc nông trang, xứng đáng đỡ đần cho mấy bà già, thì sợ đỉa hơn sợ cọp. Ban ruộng vác một cái bè, già trẻ lớn bé, vừa làm đất vừa chực vác cuốc nhảy mỗi khi thấy đỉa lội đằng xa, để qua những vụ mùa hè thu, đông xuân, thật cũng tốn nhiều thuốc đau tim.
Riêng tôi rất ưa nghề cuốc đất. Nhất là đất ruộng mềm và mát mẻ dưới những lát cuốc hơi vụn của dân học trò, tôi vẫn cảm thấy thoải mái như đang khoanh tay trả bài học thuộc lòng trôi chảy trên bàn cô giáo. Mặc dù tôi được xếp vào hạng bún thiu, dầm nước ba bữa thế nào cũng sổ mũi đau đầu. Nhưng tôi chưa cảm thấy ngán nghề cuốc đất, chỉ riêng cuốc thôi, chớ phải khom lưng cấy hoặc làm cỏ thì hơi mỏi lưng đó nhé! Nhưng gặp đỉa nhiều quá cũng phải đánh lô tô trong bụng, đừng gặp đỉa vẫn tốt hơn. Và bao giờ cũng vậy, khi nghe kiểng báo tin hết giờ công tác, tôi thở ra nhẹ nhõm, bước lên bờ đê. Lời Trưởng ruộng: "Yêu cầu quý vị kiểm soát lại tay chân quần áo trước khi rời khỏi ruộng" y như lời nhắc nhở các cô xướng ngôn viên hàng không. Tôi sẽ hớn hở vác cuốc trở về nếu không thấy một chú đỉa nào níu theo.
Hồi xưa có lần tôi nghe mẹ tôi kể chuyện ông Đạo Đỉa. Ở miền lục tỉnh, hình như Đồng Tháp Mười thì phải, có một nơi nổi tiếng đỉa nhiều: Đỉa lội như bánh canh. Tôi hình dung được điều đó vì ruộng ở đây cũng có thể đạt chỉ tiêu, vào mùa nước trong, đứng trên bờ nhìn thấy chúng lội từng đàn như những cọng bánh canh đen nổi dật dờ. Cái ruộng nhiều đỉa nọ, mẹ tôi nói nhiều quá nên dân chúng không thể làm ăn gì được, chắc chỉ lo bắt đỉa, nếu không muốn để chúng hút máu mình đến ốm o gầy mòn. Mà thửa ruộng đó rất trúng, lúa làm một mùa có thể nghỉ cả năm cũng dư ăn trong nhà. Dân chúng không thể bỏ ruộng vì tiếc cũng không thể làm tiếp tục. Sự tình nan giải, cho đến một ngày kia, có một ông thầy tu trên núi xuống, đi du phương đến đó, thấy vậy bèn tình nguyện bắt đỉa. Thuở nay có người bắt cọp, bắt sấu chứ có ai bắt đỉa bao giờ. Ấy vậy mà không biết bằng cách nào ruộng không còn một con đỉa còn ông thầy cũng chẳng để lại tung tích. Dân chúng làm ăn phát đạt, họ thờ ông Đạo Đỉa như một thiện thần trong làng.
Mỗi lần bước xuống ruộng, câu chuyện "Ông Đạo Đỉa" trở về trong trí nhớ, tôi thầm ao ước mình có được một phần nhỏ như ông Đạo ấy, cũng đủ yên tâm để đứng xuống đất. Kể ra, Huệ Chiếu xứng đáng qua mặt Viên Chiếu về mặt đỉa, dân Viên Chiếu tuy nổi tiếng lì lợm cứng đầu, nhưng khi nghe tới đỉa đều không muốn gặp. Có lần, hàng xóm dẫn một con trâu lội qua ruộng Viên Chiếu, tri sự đã la bai bải vì nghe đồn trâu có đỉa, hắn sợ rớt đỉa xuống ruộng thì khó xử, vì đã lỡ ăn to nói lớn với đàn em. Do đó, không thể xác định ai có nội công thâm hậu hơn ai, vì có người anh hùng ở mặt này nhưng nhát gan ở mặt khác. Như tôi, mỗi lần về Viên Chiếu, được phỏng vấn đều rất hãnh diện vì dám... không sợ đỉa, nhưng cả chúng đều biết tôi rất sợ... chuột con.
Nhưng dù có vừa làm ruộng vừa cằn nhằn, chúng tôi vẫn tiếp tục từ vụ lúa này đến vụ lúa khác. Tôi thương mến và nể phục thật tình sức chịu đựng của các bạn. Những thử thách của hoàn cảnh và thiên nhiên có theo đuổi, vẫn luôn luôn tìm cách vượt qua, dù trước đó chẳng ai biết cầm đến cọng lúa ra sao. Trưởng ruộng Huệ Chiếu, có thể vo tròn mấy con đỉa trên tay, chơi đùa với chúng, có lần thủ thỉ khi thấy các bạn mất tinh thần vì Đỉa:
- Tại mình thấy thân mình quá thiệt nên mình mới sợ hắn chứ!
Và, các bạn biểu đồng tình:
- Đúng rồi, em cũng nghĩ như vậy. Mình cứ cho thân này là tứ đại hợp thành thì đỉa cũng là tứ đại hợp thành như mình, can chi mà sợ hắn!
- Ờ, em không sợ hắn, sâu em còn không sợ. Nhưng... đỉa nó nhớt nhớt, mềm mềm và cứ đeo tòn ten dai dẳng. Ghê quá!
- Em đâu có muốn sợ làm gì. Nhưng vừa thấy nó là đã run rồi, khó mà bình tĩnh được.
- Em không sợ đỉa to. Đỉa vừa to bằng cái cán dao, vừa có sọc vằn vện, vừa đeo vô là nặng trĩu cái chân, em cũng không ngán, chỉ sợ mấy con đỉa mén, nhỏ xíu không thấy, nó mà chun vô lỗ tai rồi đẻ trứng đẻ con trong đó thì mới thực là ớn!
Tôi im lặng để nghe các bạn bàn cãi, chợt nhớ tới chuyện đỉa sinh sôi nảy nở, bò ngang bì dọc trong những đường tuần hoàn hô hấp, bỗng thở ra:
- Cha! Cái thứ đó thật là khó chịu!
Té ra, đỉa vẫn còn là một loài vật đáng ngại, cho đến thứ đỉa "cháu nội" cũng nguy hiểm đến thế.
Trưa nay, tôi về nằm trên đơn loay hoay tìm cách đối phó với đỉa, hay nói đúng hơn với bệnh sợ đỉa. Thật là vô lý khi cái thân to lớn như mình lại đi sợ một con vật nhỏ như hắn. Thoạt tiên vì thói quen, vì ảnh hưởng của người chung quanh, hễ nghe nói tới đỉa là cảm thấy khó chịu, như con nít nghe tới ma là cảm thấy sợ hãi. Sợ là một bệnh rất dễ lây và truyền nhiễm nhanh chóng. Cứ thấy mọi người lắc đầu le lưỡi, và đồn đãi những câu chuyện mất cảm tình về đỉa mình cũng đủ hết hồn. Thật tội nghiệp cho hắn, không dè chỉ một cái tên vô tư, hợp vần bằng mẫu tự, và phát âm như những tên khác, tên Mít, tên Xoài, nhưng tên đỉa lại gây ấn tượng không tốt, chỉ riêng về phần người nghe. Còn hắn, chắc không biết thiên hạ gọi mình bằng tên đỉa và sợ mình đến thế.
Nếu bây giờ tôi đối diện với hắn mà không mang theo một cảm giác, một tưởng tượng nào, chỉ thấy đeo nơi chân liền bắt quăng đi thì vẫn yên ổn đâu có gì phải sợ. Chưa có ai bị đỉa cắn chết hay bị hành nhức nhối hai ba ngày như bọ cạp, trừ trường hợp nó chun vô lỗ tai mà mình không hay. Nhưng tôi nghĩ, đó là chuyện rất hiếm trừ phi mình mang nghiệp chết vì đỉa. Mười - cô bé chúng tôi mướn cấy vài ngày cho kịp công tác đã kể rằng: "Có hôm, sau khi cấy về, mệt quá nên em chỉ rửa chân sơ sài rồi đi ngủ, đến nửa đêm, nghe nhột nhột ở dưới chân, bèn rờ trúng một chú đỉa no tròn. Vậy mà đâu có sao!
Tóm lại, đỉa không đến nỗi đáng sợ lắm, miễn mình đừng sanh "kỳ tâm" (nghĩa là đừng sanh tâm kỳ cục) khi gặp hắn. Hơn nữa, có lẽ tôi đã lỡ thấy thân mình quan trọng nên không chịu được bất cứ thứ gì xâm phạm đến, nói theo kinh điển tại vì còn CHẤP NGÃ, CHẤP PHÁP nên công phu trở nên bối rối khi gặp đỉa.
Mình là thiền sinh - dù là thiền sinh bất liễu - cũng không nên để cho một con vật vô tội như hắn chi phối đến nỗi không dám ra ruộng. Tôi tự căn dặn mình như thế, nhưng chắc chắn khi giáp mặt, tôi còn phải vận dụng mấy trăm xương cốt để quán cả tôi lẫn đỉa đều như huyễn, nếu không muốn bị hạ tại trận. Cũng có khi chưa kịp quán gì cả mà chân tay đã run. Ngày nào tôi thấy hắn mà dửng dưng thì mới đáng mặt thượng thừa.
Suy ra, việc làm ruộng của chúng tôi không phải chỉ để có lúa ăn, nó tập cho chúng tôi những kinh nghiệm bản thân khi phải chạm trán với mọi bất trắc, toàn là những thứ có lẽ không có trong kinh điển, chưa từng có trong thế giới của dân chỉ biết đọc sách và viết những bài luận tả cảnh đập lúa dưới trăng.
Những bài học của cuộc đời vô vàn phong phú và đáng biết ơn, vì tôi thấy mình lớn ra từ khi làm nên hột lúa. So với thời gian Sa-di ở trong chùa cũ dưới sự lo lắng của thầy tôi, thật là cách biệt. Chẳng hạn, nếu miếng ruộng này mà do thầy tôi bảo làm thì nhất định tôi sẽ mè nheo phản đối, tạo yêu sách, và đủ lý do để người nhượng bộ.
Ngoài việc làm ruộng chúng tôi còn phải tọa thiền. Tọa thiền và làm ruộng xem ra không dính líu vì đến nhau. Nhưng chính vì chỗ đó mà tôi không thể từ chối bất cứ trở ngại nào. Chúng tôi muốn áp dụng công lực của mình trong mọi hoàn cảnh, nên không chỉ riêng việc làm ruộng, bắt đỉa... mà một thoáng vui buồn cũng phải lưu tâm.
Ngài Phần Dương Thiện Chiêu có bài kệ:
Bế hộ sơ dung tẩu
Vi tăng nhạo tọa thiền
Nhất tâm vô tạp niệm
Vạn hạnh tự thông huyền
Nguyệt ấn thu giang tỉnh
Đăng minh thảo xá tiên...
Vi tăng nhạo tọa thiền
Nhất tâm vô tạp niệm
Vạn hạnh tự thông huyền
Nguyệt ấn thu giang tỉnh
Đăng minh thảo xá tiên...
Dịch là:
Đóng cửa dáng gầy nhác
Làm tăng thích tọa thiền
Nhất tâm không tạp niệm
Muôn hạnh tự thông huyền
Trăng in dòng thu lặng
Đèn sáng nhà cỏ tươi...
Từ đó đến nay, gần cả ngàn năm trôi qua. Ngài đã thị tịch mang theo chú thị giả khoanh tay đứng chết, để lại cho những nhà tu lao chao cỡ bạn tôi một ước vọng: Tọa thiền cho đến khi mặt sông không còn dấy động - "Mai đây hòa bình ta về ngắm lại dòng sông xưa". Ngắm lại bộ mặt cũ của mình trên dòng sông tỉnh, chắc đẹp như trăng thu. Tô Đông Pha đã từng khen tặng:Làm tăng thích tọa thiền
Nhất tâm không tạp niệm
Muôn hạnh tự thông huyền
Trăng in dòng thu lặng
Đèn sáng nhà cỏ tươi...
... Tấm lòng nhà đạo như nước phẳng
Rọi bóng chìm nổi của cõi đời...
Cõi đời có dâu bể lang thang nhưng tâm đạo nhân phải đủ sức yên tĩnh. Vậy mà cái tâm bọn tôi, nó xơ xác tiêu điều vì những đợt sóng vui buồn; chưa đủ, còn cõng theo đủ thứ chuyện thiên hạ, bao gồm tất cả tin tức xa gần. Thầy tôi và các Sư bà thường lắc đầu thở ra mỗi khi nghe bọn nhỏ trình bày phiền não. Tâm của các Ngài đã ở vào một thời thái bình, nó đơn giản và thánh thiện chừng nào, thì tâm của lũ nhỏ phức tạp và xô dạt theo nhịp thay đổi chừng nấy. Chính vì chỗ đó mà chúng tôi chọn đời sống nhà quê và tọa thiền để điều chỉnh lại.Rọi bóng chìm nổi của cõi đời...
Có một lần tôi về hầu Sư trưởng, người đã trách tôi không chịu nghe lời các vị lớn ra làm Phật sự lại đi chui vô rừng ở cho "tiêu nha bại chủng". Tôi tâm sự với người về câu chuyện của chàng dũng sĩ, sau những cuộc hành hiệp giúp đời, thất bại trở về với thanh kiếm gãy và một chiếc gươm trí tuệ bị lu mờ. Chúng con không ngại nặng nhọc trong việc gánh vác sứ mạng của Như Lai, mục đích xuất gia của chúng con chỉ có bao nhiêu đó. Nhưng muốn làm nên việc, muốn đừng biến mình thành kẻ "bán đồ nhi phế", cần phải có một nội lực thâm hậu mới mong đứng vững giữa bát phong và ngũ dục.
Vì Sư trưởng đã đến mức độ vô ngại nên Người không hề e sợ như bọn tôi, Người an ủi tôi bằng một câu chuyện trong kinh. Chuyện của người học trò, học Bát Nhã với thầy, tuy chưa đến mức tinh thông nhưng đủ sức để hóa đạo. Chàng ta xuống núi, giúp nước phò vua, được trao ngôi báu và bị cuốn theo dòng đời vì âm mưu mỹ nhân kế của ông vua nước láng giềng. Kiếp sau, chàng tái sinh làm một con chó đói ghẻ lở, bị sa xuống hố sâu không cách gì leo lên được. Trong lúc tuyệt vọng tột cùng, chú chó khốn khổ đành an phận, thúc thủ dưới hố, và bỗng chợt nhớ lại một đoạn kinh Bát Nhã của thời quá khứ. Chú đọc lên để tự cảnh tỉnh mình. Lúc ấy, thiên thần bay ngang, nghe tiếng kinh tưởng đâu có vị Bồ-tát nào mắc nạn, bèn ghé lại và thỉnh chú chó lở lên tòa xếp bằng thiên y, để nghe giảng kinh Bát Nhã. Giảng xong, chú hẹn tái ngộ trên cõi Đâu Suất và dặn các thiên thần đùm xác thân của chú. Câu chuyện Sư trưởng kể thật từ bi và an ổn như tấm lòng của Người. Tôi đã từng nghe kể biết bao chuyện tích, nhưng chiều đó lòng tôi cảm động sâu xa. Tôi biết rằng một khi đã gieo chủng tử Bát Nhã thì không bao giờ bị mất, Sư trưởng cũng như các bậc tiền bối đã đầy đủ công lực và niềm tin nên không hề thối chuyển. Còn bọn tôi phải xét lại tâm của mình mới xong.
Đem một cái tâm sẵn sàng dính vào ngũ trần để ở giữa phố thị xôn xao mà không biết cách chăn dắt thì dễ nguy hiểm như thả con trâu điên trên đám mạ tốt. "Biết người biết mình trăm trận trăm thắng", bọn tôi còn biết chưa hết, nhìn không kịp mấy tên vọng niệm của chính mình, làm sao dám học đòi nhập thế, không khéo độ chúng sanh chưa xong mà mình bị vướng lụy thì thật đáng tiếc. Đó là nỗi e ngại lớn lao nên chúng tôi đành phải hẹn lại cuộc đời, ngày nào đủ công lực sẽ tái xuất giang hồ. Còn bây giờ phải tập "xem núi sông không là núi sông" đó là điều cần thiết. Việc ấy không phải dễ, nói gì ba mươi năm, bốn mươi năm, chúng tôi biết rõ điều đó nên phải luôn luôn cố gắng tối đa. Rèn luyện mình như một thanh thép nóng, nếu không phải là một thứ mục đích khó đạt, làm sao chúng tôi chịu bỏ cả đời người để chỉ làm một việc tọa thiền. Chịu chôn thân trong ruộng sình, ruộng đỉa, chân lún tay bầm, và chân lấm tay bùn, bằng lòng với mọi khổ nhọc. Nếu là một lý tưởng dễ dàng thì ai tu lâu cho nổi.
Chiều nay trời chuyển mưa, mây đen kéo mù mịt, giông tố nổi lên ào ào, chúng tôi không thể dầm mưa đứng cuốc nên về sớm. Ở miền Đông Nam Bộ này, giữa cơn nắng chói chang thường có trận mưa giông ào ào kéo qua độ một vài giây đồng hồ rồi biến mất, giống hệt tính tình dân Nam Kỳ, khi cơn giận nổi lên cũng bất ngờ và ồn ào, chưởi lộn um trời đất, vác dao rượt chạy có cờ, khi chấm dứt cũng tỉnh bơ và mau chóng, lại gặp nhau cười hề hề như không có việc gì xảy ra. Cách tốt nhất là khi gặp họ giận thì mình tránh chỗ khác như tránh một trận mưa giông.
Vác cuốc lên vai, chúng tôi trở về viện. Dọc con đường, dân chúng cũng lùa bò, dắt trâu, gánh gồng tấp nập trở ra. Trên nền mây xám, pho tượng đức Bồ-tát Quan Thế Âm nổi bật toàn thân, nếp áo trắng của Ngài linh động như sẵn sàng bay. Thiền viện nhìn xa thấy hai hàng bông mồng gà đỏ rực như màu áo cửu phẩm của các vị Đại thần. Rửa vội chân tay bên dòng suối nhỏ, Thủy gọi là suối Mơ, tôi thì chẳng thấy nó mơ ở chỗ nào, nhưng những khi mệt nhọc vội vã, nhìn mặt nước trong cũng êm dịu đôi chút, hạnh phúc nhất là lúc ôm thau áo quần ngồi bên cầu, thong thả khoát nước và cười với tâm mình lúc ấy.
Huệ Chiếu nằm trong khu vực Đại tòng lâm, những năm đầu tiên khi các Hòa thượng khai phá chốn này tôi không bao giờ nghĩ có ngày mình lại ở tu nơi đó. Bây giờ mới thấy thật là có lý, mỗi buổi khuya tĩnh tọa trong thiền đường, nghe vang vọng tiếng chuông tiếng mõ từ các chùa thất xa xa. Một nơi để dành riêng cho những nhà ẩn cư, dưới chân ngọn núi mây nhạt, mỗi sáng sương phủ mờ trên đỉnh, Đại tòng lâm rất có duyên trong mùa mưa. Chúng tôi thường phê bình về các thiền viện nằm dọc trên quốc lộ 15, con đường từ cây số 71 đến 82 mà bây giờ mỗi khi ngồi trên xe chạy ngang qua tôi dành sẵn một cảm tình hết sức thân thuộc. Ngày xưa, chưa quen biết thì đi ngang qua như đi bất cứ nơi nào, đó thật là "khi tâm sanh các pháp sanh".
Thường Chiếu là một nơi gió cát và mưa giông, nắng mênh mang ngút ngàn, mưa đầy khắp ba bốn phía chân trời nên hay gây cái cảm giác mình nhỏ bé, mình chỉ là một điểm tí xíu cách biệt với thiên nhiên.
Còn Viên Chiếu là nơi đóng đô đầu tiên của chúng tôi, một chốn rừng cây rậm như những cánh tay bao bọc thân ái, ôm choàng lấy mái chùa tranh lụp xụp khiến ta cảm thấy được che chở thật thà. "Người làm sao chiêm bao làm vậy", cảnh cũng giống như người, bướng bỉnh và hỗn độn như những chồi cây rừng. Nó không có cái khuôn mẫu như Thường Chiếu ngăn nắp gọn gàng, mà vô trật tự một cách đáng yêu. Ở đó chúng tôi tự do phát triển tài nghệ và cá tính của mình, những thiên tài thường đụng nhau loảng xoảng nên khóc cũng nhiều, mà cười cũng lắm.
Những đêm trăng trong rừng, chúng tôi đi chơi dọc theo đường mòn, hai bên là vô số bông lau yểu điệu, đom đóm bay như sao rơi, từng bóng người mờ nhạt, nửa thật nửa hư, nửa xa nửa gần, con đường có vẻ như trong một cuốn phim, một bức tranh thủy mặc Tàu. Những khi đẩy xe về tối, chúng tôi nghênh ngang cười đùa ca hát với nhau, coi như là giang sơn riêng biệt. Những đêm yên tĩnh và xuôi gió, chúng tôi đang ngồi thiền, vài cánh chim chao nhẹ bên mình, tiếng trống cúng đình ngoài xóm bỗng vang lên rộn ràng. Dân chúng được mùa nên mời gánh cải lương về hát cho bà con xem. Tiếng đàn và tiếng ca nỉ non vang tận vào viện. Nhưng không sao, chẳng có nhà tu nào khởi ý trốn đi xem hát một đêm.