Tiểu thuyết gia võ hiệp Kim Dung cuối đời mất trí nhớ 0 nhận ra ng quen
#3
Chuyện đời của Hạ Mộng - đại mỹ nhân được Kim Dung trọn kiếp yêu thầm và lấy làm nguyên mẫu Tiểu Long Nữ
 30:01 | 07/09/2018


Hong Kong của những năm 50 dường như chỉ xoay quanh người đẹp có cả nhan sắc kiều diễm và sự uyên bác, tài hoa này. Người hâm mộ điện ảnh đều gọi cô là "Audrey Hepburn Châu Á".

 [Image: ngam-ve-depcua-tay-thidien-anh-hongkong_26102499.jpg]

Hạ Mộng là một giai nhân trong giới điện ảnh vào những năm 50, tên thật là Dương Mông. Vì yêu thích Shakespeare, cô lấy nghệ danh là Hạ Mộng - tựa đề trong tác phẩm A Midsummer Night’s Dream (Giấc Mộng Đêm Hè).

Hạ Mộng sinh ra trong một gia đình có truyền thống văn nghệ. Cha mẹ đều yêu thích hí khúc, vì vậy từ nhỏ cô đã được hun đúc trong môi trường của nghệ thuật hí kịch.

Năm 6 tuổi, Hạ Mộng tham gia Cuộc thi chụp ảnh nhi đồng Thượng Hải của báo Đại Lục, vừa lên sân khấu đã khiến những đứa trẻ khác bị lép vế, cuối cùng ẵm giải nhất về tay.

Sau khi gia đình chuyển đến Hong Kong, cô vẫn yêu thích biểu diễn hí kịch, nhất là những tác phẩm của Shakespeare.

 [Image: bd315c6034a85edf11543ebd45540923dc547550.jpg]

Năm 1950 cô được người quản lý của công ty Trường Thành để mắt đến. Năm 1951, cô hóa thân vào vai diễn đầu đời trong Cấm Hôn Ký. Bộ phim nhận được rất nhiều sự quan tâm và yêu thích sau khi công chiếu, vì vậy người đẹp được công ty và đạo diễn coi trọng.

Chưa đến hai năm, kỹ năng diễn xuất của Hạ Mộng tiến bộ không ngừng, phim Tội Ác Biển Hoa cô thủ vai chính xếp thứ 5 tại liên hoan phim quốc tế ở Edinburgh (Scotland).

[Image: 616868144343848262-1436076344155.jpg]
Năm 21 tuổi, Hạ Mộng, Thạch Huệ và Trần Tư Tư cùng nhau xưng danh Ba cô công chúa Trường Thành.

Năm năm sau, tạp chí Trường Thành lựa chọn ra Mười Đại Minh Tinh Trên Màn Ảnh Nhỏ Của Hong Kong, Hạ Mộng vinh dự xếp thứ nhất. Người hâm mộ điện ảnh đều gọi cô là “Audrey Hepburn Châu Á”.

Đạo diễn Lý Hàn Tường từng nói: “Hạ Mộng là nữ diễn viên xinh đẹp nhất từ trước đến nay, phong cách không hề tầm thường, khiến cho người người ngày đêm thương nhớ”.
 
[Image: ngam-ve-depcua-tay-thidien-anh-hongkong_26100556.jpg]
Cô lại không đồng tình, chỉ nói: “Cho đến bây giờ tôi cũng không cảm nhận được bản thân mình đẹp đến thế nào, không nhớ rõ nguyên nhân vì sao nhiều người lại hâm mộ dáng vẻ xinh đẹp của tôi”.

Hạ Mộng có học thức lại xinh đẹp, người yêu thích cô đương nhiên không ít. Lâm Huy Nhân có Từ Chí Ma, Kim Nhạc Lâm và Lương Tư Thành thì Hạ Mộng có Sầm Phạm, Kim Dung và Lâm Bảo Thành.


Người đầu tiên phải kể đến đó là biên kịch Sầm Phạm. Sầm Phạm xuất thân trong dòng dõi danh môn, gia thế hiển hách, là đạo diễn của nhiều tác phẩm nổi tiếng như AQ Chính Truyện - chuyển thể từ bộ truyện cùng tên của nhà văn Lỗ Tấn, tác phẩm kịch Hồng Lâu Mộng truyền bá tiếng tăm đến quốc tế, đến nay vẫn là tác phẩm điện ảnh hí khúc Trung Quốc kinh điển.

Năm 1951, Hạ Mộng làm diễn viên chính trong Mộng Hôn Ký quen biết Sầm Phạm. Hai người nhanh chóng trở thành một đôi tình nhân, cùng nhau thảo luận về vai diễn, cách diễn, phân tích tâm lý nhân vật, cùng nhau chơi tennis, đi dạo phố.

 
Sau khi Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa được thành lập, Sầm Phạm quyết định trở về Đại lục phát triển.

Hạ Mộng biết được dự định này, nhất quyết nói: “Anh trở về, em cũng trở về”. Lúc đó muốn về Đại lục phải làm visa, Sầm Phạm có anh trai làm sĩ quan ở thành phố Quảng Châu nên rất nhanh giúp ông làm xong thủ tục.
Hạ Mộng nhờ người trong công ty Trường Thành giúp đỡ, nhưng mãi mà không có kết quả, Sầm Phạm đành đi trước. Hạ Mộng cũng nói đợi cô làm visa xong nhất định sẽ sang gặp mặt.

Nhưng tình hình tiến triển không được thuận lợi. Công ty điện ảnh Trường Thành mất một Sầm Phạm, dễ gì để cho Hạ Mộng chạy đi. Khi đó Sầm Phạm nhớ mong Hạ Mộng, liên tục gửi thư, nhưng một lá cô cũng không nhận được.

Lời đồn đãi nổi lên khắp nơi, có người nói Sầm Phạm thay lòng, có người nói Sầm Phạm bỏ rơi cô rồi. Cô không tin. Nhưng đã rất lâu cũng không có tin tức, nơi chốn xa xôi, biệt vô tăm tích, duyên tình cũng đứt.

Năm 1955, Hạ Mộng có cơ hội đến Đại lục, dùng mọi cách tìm được Sầm Phạm, hai người gặp nhau ở công viên Bắc Hải (Bắc Kinh). Nhưng hai người ngay cả tay cũng không thể nắm, bởi vì cách đó một năm Hạ Mộng đã kết hôn.

Sau này Hạ Mộng lập gia đình nhưng Sầm Phạm vẫn nhớ mong cô, sống đơn côi đến cuối đời. Trong khoảng thời gian hai người biệt vô tăm tích, ông từng được biết bao cô gái theo đuổi, nhưng lại không hề động lòng, không để cho cô gái nào có cơ hội đến gần, thậm chí trợ lý của ông cũng là nam. Ông từng nói nếu như không gặp Hạ Mộng, ông có thể đã kết hôn sinh con với một cô gái nào đó. “Thế nhưng tôi đã biết Hạ Mộng rồi, những người khác đều không sánh được. Giữa chúng tôi không có người nào phản bội người nào, từ đầu đến cuối chỉ có tình anh em”.

Ông nói: “Khuôn mặt xinh đẹp của Hạ Mộng xếp thứ hai, nội tâm của cô càng đẹp hơn, vô cùng lương thiện”. Sau 50 năm, ông vẫn có thể kể lại câu chuyện mình bị vỏ sò cắt đứt chân, chảy rất nhiều máu, chính Hạ Mộng tự tay rửa vết thương cho ông, còn dùng khăn tay băng bó cho ông.

Ông yêu Hạ Mộng, đến chết cũng không thay lòng:“Yêu một người là muốn đối phương hạnh phúc. Bây giờ gia đình cô ấy rất hòa thuận, con cái xinh đẹp, sự nghiệp thành đạt, tôi cảm thấy yên tâm lắm, thậm chí còn vui vẻ vì cô ấy không có giấy thông hành. Nếu như khi đó quay về nội địa, với nguồn gốc của cô ấy, ở một thời kì đặc biệt như vậy nhất định sẽ có tai họa lớn xảy ra. Tôi lại không thể bảo vệ cô ấy được”.


Sức hút của Hạ Mộng vô cùng lớn, ngay cả cha đẻ của tiểu thuyết kiếm hiệp Kim Dung cũng bị Hạ Mộng thu hút. Ông lén dùng bút danh viết kịch là Lâm Hoan, gia nhập vào công ty điện ảnh Trường Thành, viết riêng cho Hạ Mộng rất nhiều kịch bản. Sau khi Kim Dung lên làm đạo diễn, Hạ Mộng càng dễ dàng vào vai chính trong các tác phẩm của ông. Tác phẩm Vương Lão Hổ Cướp Vợ ở những năm 60 đã mở ra một phong trào điện ảnh dùng hí khúc Trung Quốc.

[Image: chan-8-9-1481467785562.jpg]
Kim Dung và Hạ Mộng

Kim Dung yêu mến cô, say mê như kẻ si, biết rõ Hạ Mộng đã kết hôn rồi nhưng vẫn tiếp tục theo đuổi, cô rất bất mãn nói “Đời này kiếp này khó được như ý nguyện, e rằng kiếp sau, kiếp sau còn có cơ hội”, rồi kết thúc tình duyên này.

Cuối cùng Kim Dung cũng không thể làm gì khác đành đem hình bóng của Hạ Mộng vào trong những trang viết. Có người nói những nữ chính trong tiểu thuyết được yêu thích nhất của ông đều có bóng hình Hạ Mộng. Sở dĩ có công chúa Hương Hương, công chúa Hoa Tranh, công chúa Kiến Ninh, đều là vì biệt hiệu “Đại công chúa Trường Thành” của Hạ Mộng lúc xưa.

 [Image: ngam-ve-dep-cua-tay-thi-dien-anh-hongkong.jpg]
Có người nói: “Kim Dung và Hạ Mộng, cùng với Đoàn Dự và Vương Ngữ Yên, ai đa tình hơn ai?“.

Đường cùng không lối thoát, Kim Dung chỉ có thể đem gửi gắm tình cảm vào những trang văn, ông hiểu rất rõ tình cảm Đoàn Dự dành cho Ngữ Yên, bởi vì tình cảm của ông dành cho Hạ Mộng cũng giống như thế, vừa gặp đã yêu.
Năm 22 tuổi, Hạ Mộng quyết định cùng với Lâm Bảo Thành tiến đến hôn nhân, an ổn cả đời, chưa bao giờ có xích mích, cãi vã.


[Image: ngam-ve-depcua-tay-thidien-anh-hongkong_26101188.jpg]
Ảnh cưới của Hạ Mộng và thương gia yêu nghệ thuật - Lâm Bảo Thành năm cô 21 tuổi, để lại tiếc nuối cho bao người, trong đó có nhà văn Kim Dung. 

Lâm Bảo Thành tốt nghiệp từ đại học St.Johan Thượng Hải, là một thương nhân nhưng rất có hứng thú say mê đối với nghệ thuật, đồng thời ông rất hâm mộ Hạ Mộng.

Năm đó ở trên phim trường Tỷ Muội Khúc, ông tự đề cử mình vào một vai diễn phụ tạm thời, tình cờ gặp được Hạ Mộng.

Cô nói: “Những người khác cứ luôn khen người nhà mình, nhất là đối với người mình yêu mến, nhưng Á Lâm (Lâm Bảo Thành) sẽ không như vậy. Anh ấy rất thẳng tính, có một nói một, tôi rất thích tính cách của anh ấy”.

“Nếu tôi diễn xuất có chỗ nào không tốt, người khác sẽ không nói ra đâu, nhưng anh ấy lại chấp nhận đưa ra ý kiến với tôi, không thêm không bớt”.
“Người ngoài nhìn vào cách ăn mặc và trang điểm của tôi, nhất định sẽ nói tôi đẹp vô cùng, nhưng anh vẫn thường nói thẳng ra ý kiến của mình”.

“Tôi phát hiện được anh ấy là một người thành thật, nhanh mồm nhanh miệng, đắc tội người ta cũng sẽ không hay biết”.

“Một gia đình lý tưởng là gia đình được xây dựng trên việc cùng chung tư tưởng và hứng thú, nghề nghiệp chúng tôi tuy khác nhau, anh ấy ở cửa hàng Tây làm việc, tôi lại là một diễn viên điện ảnh, thế nhưng chúng tôi có thể hiểu nhau. Không đến mức vì nghề nghiệp không giống nhau mà lại ảnh hưởng đến cuộc sống gia đình ấm êm”.

 [Image: ngam-ve-depcua-tay-thidien-anh-hongkong_26102121.jpg]

Một thời gian sau khi kết hôn, cô giã từ sự nghiệp đang trên đỉnh vinh quang của mình, cùng chồng rời khỏi Hong Kong để sang Canada, sống một cuộc sống bình thường, sinh con đẻ cái.

Từng dùng vẻ đẹp khuynh thành nắm bắt trái tim bao người, trở về cô lại dùng học thức, tài năng thu hút sự mến mộ.
 

Đến năm 1969, Hạ Mộng mới cùng chồng và hai con gái về Hong Kong, cùng bạn bè hợp tác mở xưởng sản xuất. Mười năm sau, Liêu Thừa Chí nhìn thấy vợ chồng Hạ Mộng và Lâm Bảo Thành, khuyến khích cô trở về giới điện ảnh.
Cô suy nghĩ cẩn thận, thấy mình đã là một người phụ nữ có tuổi, không cần phải làm diễn viên, thế nên cô lấy thân phận là nhà sản xuất phim quay về ngành điện ảnh.

Năm 1978, Hạ Mộng tự mình gầy dựng nên công ty điện ảnh “Chim xanh” (Chim xanh là loài chim được mệnh danh là sứ giả của Tây Vương Mẫu). Từ đó về sau, trong ngành điện ảnh xuất hiện các tác phẩm kinh điển như Đầu Bôn Nộ Hải, Tự Thủy Lưu Niên, Anh Hùng Tự Cổ Xuất Thiếu Niên.

Trong đó, năm 1982, tác phẩm Đầu Bôn Nộ Hải được khán giả khen ngợi không ngừng, giành giải nhì phim điện ảnh xuất sắc nhất Hong Kong. Đồng thời đạo diễn, biên kịch và chỉ đạo tạo hình cũng ẵm giải.

Hạ Mộng nói không hài lòng với những phim mình đóng. Đối với bộ phim Vương Lão Hổ Cướp Vợ, cô hời hợt nói mình không thích bộ phim này, cảm thấy bộ phim không đủ tầm cỡ. Không chỉ vậy, ảnh chụp rồi cô cũng không thèm nhìn lại. Còn những bộ phim bản thân sản xuất thì cô lại hết lòng tán dương.

Từng nghe Sâm Phạm nói Hạ Mộng là một cô gái hiền lành, quả thật cô đã giúp đỡ cho không ít người có được tiếng tăm lớn. Lưu Đức Hoa và Tư Cầm Cao Oa đều do một tay cô nâng đỡ.

Trong lúc quay Đầu Bôn Nộ Hải, vai chính từng cân nhắc giao cho Châu Nhuận Phát nhưng Châu Nhuận Phát đề cử Lưu Đức Hoa với cô. Sau khi phim công chiếu, trong một đêm, Lưu Đức Hoa từ một người nhiều năm đóng vai phụ trở thành minh tinh nổi tiếng.


Có lẽ vì từng được người khác giúp đỡ nên Lưu Đức Hoa cũng thường xuyên dẫn dắt những người mới, đầu tư làm phim cho những người mới, rất “mát tay” chỉ sau một bộ đã nổi tiếng.


Năm đó, Tư Cầm Cao Oa còn chưa là diễn viên Hong Kong. Cô chỉ là một người mà ngay cả vai phụ còn không biết đóng, nói chi diễn vai chính trong Đầu Bôn Nộ Hải. Cuối cùng khi phim công chiếu, Tư Cầm Cao Oa đoạt giải Kim Tượng - trở thành nữ diễn viên đứng đầu Hong Kong.

[Image: 15-27-31-77-19.jpg]
 Tư Cầm Cao Oa


Vinh quang không bao lâu, Hạ Mộng lại tiếp tục từ giã đỉnh cao, trở lại với cuộc sống ấm áp yên bình. Lần xuất hiện kế tiếp của “mỹ nhân Hương Cảng” đã là năm 2015, khi đoạt giải ở Liên hoan phim quốc tế Thượng Hải. Một năm sau, Hạ Mộng qua đời ở tuổi 83, kết thúc cuộc đời đầy thành tựu.

[Image: 2014121819302878f94_550.jpg]

Người ta nói “hồng nhan bạc phận” nhưng may mắn cuộc đời của đại mỹ nhân Hạ Mộng lại xuôi chèo mát mái, trọn vẹn ấm êm. Khi còn sống cô từng làm cho bao nhiêu trái tim nam nhân thầm thương trộm nhớ, lúc rời khỏi cõi đời Hạ Mộng vẫn là tượng đài về nhan sắc và diễn xuất, được nhiều người đời sau ngưỡng vọng khôn nguôi…
Nguồn bài: Baike
Reply


Messages In This Thread
RE: Giải mã cái chết trong cô quạnh của vợ nhà văn kiếm hiệp Kim Dung - by PhongVien007 - 2018-09-28, 02:43 AM
RE: Tiểu thuyết gia võ hiệp Kim Dung qua đời - by PhongVien007 - 2018-10-30, 11:51 PM