Khi về già
Nói về chết nghẹt thì đâu phải chỉ có mochi đâu 


Cá bác lớn tuổi không thể nuốt được thì ăn món gì củng bị nghẹn liền, các đồ ăn phải xoay nhuyển hết,  thức uống củng phải pha bột cho sền sệt mới uống không bị sặc 

Khi đói đa số nhai không kỷ , nuốt trọng là bị liền, nhóm đó lúc nào củng có y tá đúc ăn từng muổng. Đa số là cháo lúa mì lỏng, có người hung dử thì giật nguyên dỉa để ăn lia lịa, ...là bị liền, có bác CN phải cắt sandwich thành  miếng nhỏ , mổi lần chỉ cho một miếng nhỏ thôi, chờ họ nhai kỷ và nuốt xong , một hồi sau 5-10 phút sau cho thêm một miếng nửa 

Đa số nhóm này ốm nhom ...lắm lúc mình tự hỏi lúc trẻ tạo nghiệp gì mà bị chứng bệnh nầy cho đến gặp ông trời ( có vài bác thì thấy rỏ tánh tình, ăn nói  kiểu ngang ngược , vu oan thì bị là phải  , còn lại thì ăn nói lich sự vẩn bị là sao ? ).

đây)005 Đã viết: Wrote: Cha mẹ mình đều đến lúc già vô viện dưỡng lão hết. Lý do là chúng mình đi làm không có ai ở nhà để trông nom thời gian làm việc. Chúng ta phải hiểu như vầy để thấy nhẹ nhàng và đúng đắn:  Có người chăm sóc trông nom trong hoàn cảnh và điều kiện y tế tốt đã là hạnh phúc. Nếu không được như vậy thì cha mẹ cũng sẽ khổ tâm, nếu mình vì cha mẹ mà phải mệt mỏi thể xác và tinh thần.
 Mỗi tuần mình đi thử nghiệm covid một lần và đi thăm cha già. Điều kiện chỉ cho phép như vậy. Và mình không hề cảm thấy thiếu quan tâm cha mẹ gì cả. Bởi vì mình cũng đang là cha mẹ. Mình không bao giờ muốn con cái phải hi sinh quá nhiều vì mình.

Nếu có phương tiện thì cho cha mẹ còn khỏe ở chung nhà , có y tá đến phu chút đỉnh mổi ngày  1-3 lần tùy hoàn cảnh, như vậy mà khỏe hơn nhiều đó, có té ngả thì trong gia đình con cháu mình phát hiện được liền, mình có dư thời gian coi chăm sóc ba má, dọn một nhà thôi thay vì phải mất thời gian chạy  tới đi lui , dọn dẹp, giặc đồ cho 3 cái nhà, đêm thức án, ...bận nhửng việc đâu không.

Ở nhà tuy cực cho con cháu nhưng các bác sống khỏe mạnh hơn, đở cô đơn.  người còn khỏe mạnh vô nhà duỏng lảo không bệnh củng thành bệnh nửa, mất ngủ vì sự la hét ngày đêm của các bác xung quanh, đi đứng củng mất tư do,ăn uống củng đâu bằng ở nhà mình.

Còn nhóm đọc thân, không con cái chăm lo thì lại thích, mau mản nguyện,  ít ra có mọi người xung quanh 24 hours để trò chuyện quan tâm, cùng nhau ăn sáng, trưa, chiều, ... Có người nấu ăn cho mình, tắm rửa, dọn dẹp ...



Quote:Mấy ngưới già như vậy thấy tội quá há sis CN. Lan chưa từng có được diễm phúc để chăm sóc cho bất cứ người già cả nào. Cả Ông Bà hay Ba Mẹ của mình Lan cũng chưa hề được tận tay chăm sóc cho họ...Giờ nghe sis nói về mấy người già mà khó khăn trong việc ăn uống như vậy thấy tội cho họ quá đi! Tự nhiên nghĩ tới Ông Bà, Ba Mẹ lúc già cả, bệnh hoạn mà mình chẳng được ở gần bên để tỏ chút lòng hiếu nghĩa với họ, buồn gì đâu luôn!  [Image: crying-face4.png]

Đừng nói xa mà buồn , lắm lúc mình củng buồn vì sao ??_
Vì cha mẹ của người ta mình gặp thường Xuyên trong tuần , chăm sóc cả ngày trong khu đó, có gì thì mình giúp liền được , còn ba má mình thì chì đi thăm vào ngày nghỉ  1 -2 ngày / tuần, mổi lần 1-6 hours thôi rồi mình củng phải về nhà lo công chuyện, nghỉ ngơi nửa ....thôi mình tự nghỉ ráng làm, rồi trời khiến  người khác lo lại cho ba má mình


Quote:Gặp trường hợp như sis thì chắc chắn là mình vừa buồn g vừa khổ tâm lắm lắm luôn....Nhưng vì cái ăn, cái mặc, vì cuộc sống nên mình phải chấp nhận cái định mệnh oái oăm này thôi chứ biết làm sao cho tốt hơn được....!

 

Ừa , củng tự mình chuốt lấy mà thôi sis, .... Chớ đồng nghiệp họ đâu có như vậy , cứ nắm lấy luật mà làm việc.



Mình thì thấy nhửng cảnh khổ đó thì một bên cầu nguyện sự  giúp đở , sáng suốt, một bên mình nhờ Drs. google tìm giải pháp , nhờ đó mình học hỏi nhiều thêm, tự tin nhiều hơn, giúp trong sự an lạc, cực nhưng mà vui khi thấy họ khỏe , thấy họ vui lại ...thì mình củng được vui lây, mọi việc có sự đền bù hết. 


Nhưng nhửng sự giúp đỡ này không là bao nhiêu hết, giúp linh hồn của họ được giải thoát mới là quan trọng.

...



đây)005 Đã viết: Wrote: Già thì ai cũng vậy thôi. Đâu có tạo nghiệp gì Chân Nguyệt, sinh lão bệnh tử là tính chất vô thường (biến đổi) của cuộc đời. Ai cũng phải trải qua.

 Nếu muốn già ít bị nghẹn, thì từ lúc còn trẻ phải ráng tập thói quen ăn chậm nhai kỹ. Ăn uống từ tốn. Biểu hiện lúc "gần" già là cắn răng, cắn lưỡi, đang ăn ợ một phát mất hồn, nấc cụt khi ăn.

 Thời đại này rốt ráo, nên khuyên bọn trẻ dành thời giờ cho việc ăn uống. Thứ nhất là không bị hại bao tử (dạ dày) kế đến là về già không bị hấp tấp khi ăn. Lúc già mọi thói quen sẽ xuất hiện từ tiềm thức. Người ta mất tự chủ chứ cũng không hẳn là người ta muốn như vậy.



Có nhóm chỉ già yếu nhưng không có bệnh tật , ăn uống khỏe mạnh lúc nào củng vui vẻ, hiền lành, cho đến ngày ra đi mà ai củng thương nhớ,...thì không nói đến làm gì, 

Nhóm còn lại  Nhìn bề ngoài là vậy sinh lảo bệnh tử là điều không tránh được, nhưng  bị hành bệnh cho đến chết,  có ảnh hưởng đến nghiệp quả mới có trường hợp muốn sống mà sống không yên, muốn chết mà chết không được, người thì bệnh khùng điên, người thì mất trí nhớ, tê liệt nằm gường quanh năm suốt tháng, người phải sống nhờ có bình hơi, người thì bị diabetic, la hét vì đau nhức, ăn uống không được ...trong cơn bệnh hoạn hoành hành đó thì  có bác thúc tỉnh, biết ăn năn , biết cầu nguyện, biết hiền lại, biết khiêm nhường...

Các bác củng là bác sỉ, y tá,, củng là CHA , là masoeur , nhưng có người vẩn khỏe mạnh , hiền lành, tinh thần minh mẩn, biết yêu thương mọi người, có người thì hung dử, bênh hoạn miếc là sao ? Anh có thấy vấn đề này không?

Mình gỏ lốc cốc nhiều rồi , xin ngưng hahaha  [Image: shy.png], tự mình đá mình ra  [Image: kick3.gif]

Hihihi  [Image: shy.png]

Be Vegan, make peace.

.
Be Vegan, make peace.
Reply
Cái thread này em định hỏi chị, hôm nay chị lại kéo lên dùm Clap
Tôi chọn cuộc sống cho mình hạnh phúc 
chứ không phải sống để người khác ngưỡng mộ!
Reply
(2022-01-04, 06:05 PM)TeaOla Wrote: Cái thread này em định hỏi chị, hôm nay chị lại kéo lên dùm Clap

Ủa là sao ? Hihihi ...

Lâu quá rồi không có ghía topic nầy , ngày nào củng có chuyện để nói, nhưng sợ boring cho mọi người vì chuyện vui thì ít.

COVI kỳ nầy hơi lạ. Bác nào vượt được  qua cơn sốt cả tuần,  thì từ từ hồi phục rất chậm, kiệt sức, ngủ nhiều, uống nhiều, ăn rất là ít, không cần bình hơi. Bác nào bình thường  năng động thường xuyên, sức khỏe tốt  thì sau 3  tuần đi đứng trở lại bình thường. Nhưng vẩn bị nạn bất tỉnh khi ngủ  ..phải gọi xe cấp cứu, nhân viên họ phải ...sau khi tim đập lại, bác  tỉnh lại vì tim đau quá. Cả ngày đó bác ôm ngực than đau, khó thở, Sau đó mọi việc trở lại bình thường, đi đứng, ăn uống,  phản ứng bình thường  cùng mọi người sinh hoạt. ( có liên quan đến vacines không ? )


Còn một bác đang bị Covi cả tuần, bớt sốt nhiều rồi,  sau khi giúp bác ngồi trên ghế để tiểu thì một lát sau bị bất tỉnh, đồng nghiệp kêu hét lên, mình chạy đến thì cơ thể cứng đơ hết,  trợn mắt, há miêng, cô y tá quính quán gọi bác sỉ, mình vừa gọi tên bác, vừa bấm huyệt ở cái ót trên cần cổ vài lần, sau 5 phút cơ thể cử động lại được chút đỉnh , thở lại được, đở bác lên giường nằm, từ từ bác tỉnh lại thêm, thở mạnh  lại, ...khi bác sỉ đến thì như không có chuyện gì xảy ra, ..cô y tá thì hết hồn vì chưa trải qua tình trạng nầy
 

Thời 90 có đồng tu té xỉu , bất tỉnh,  mình chạy vào thiền đường kêu sư cô  , sư cô chạy ra coi, bấm vào huyệt trên chính giửa của trên môi, dưới cái mủi..vài phút sau đồng tu tỉnh lại ...sư cô dạy mình cách bấm huyệt khi cần ....mình thì ừ ừ thôi chớ hoàn toàn không biết bấm huyệt là gì 

Nửa năm sau thì thân nhân ngất xỉu trên đống tuyết, tay chân thâm đen hết, tình cờ người làm đi ra thấy được. .. Mọi người xúm nhau khiên vô nhà, ba mình kêu bác sỉ đến, không cách nào làm tỉnh lai được , bác sỉ liên lạc kêu xe cấp cứu, mình củng mới vừa chạy tới, đứng nhìn thôi chớ biết làm gì bây giờ... Trong thời gian chờ xe cấp cứu đến, mình sực nhớ đên  sư cô .. Mình củng làm đại thôi, bấm huyệt dưới mũi, sau 5 phút má mình tỉnh lại, kêu u ớ , bác sỉ trố mắt nhìn với sự ngạc nhiên, lúc đó mình xoa bóp tay cho ấm lại. Whoa thấy má tỉnh , cử động ,ba nhào vô phụ bóp,  5 người  củng xúm nhau  xoa bóp phụ , mình bóp tới đâu thì cơ thể mềm lại, tới chân mới thấy tím hết ...bóp một hồi da hồng hào lại thì xe ambulance đến  Vài năm sau trên đường đi làm , thấy đám đông mình ngừng lại coi , ..có một cô nằm cứng đơ trên xe , thở không ngừng, mà nói chuyện không được . Tình cờ mình kiếm áo lạnh y đang mặc cái ống thuốc inhaleren cho thông phổi và giấy tờ tùy thân để gọi thân nhân, tìm trong tiệm y củng hỏng có, có điện thoại hỏi y y đâu có trả lời được, bấm đại báo cho bạn y biết, vô tình đụng vào huyệt ở đầu gối , chân y cử động lại được ..mình mới vuốt lưng vài lần an ủi y ráng chờ chút , vừa nói xe ambulance sắp đến , tự nhiên cô ta tụt xuống đất mình  chụp kịp thời  lại được , thấy vậy mình massage tay cho y cử động, bóp  đến đâu  cơ thể cử động lại được đến đó, nhờ thêm một người đang đứng kế bên dòm phụ đở cô ta vào tiệm , chờ  police , ambulance đến mình giao lại cho họ  làm việc ,rồi hối hả đạp xe đạp đi làm , trể gần một tiếng , hên ông chef không la sau khi kể chuyện gì xảy ra ...Sau này có internet mà mình không biết bấm huyệt gọi là gì ... Mải đến vài năm gần đây tình cờ thấy video thầy Phước Lộc trị bệnh bằng bấm huyệt , mình mỡi hiểu biết thêm chút đỉnh ..lâu lâu mình coi các video dạy cách bấm huyệt , chỉ vậy thôi
Be Vegan, make peace.
Reply
Wow, anh hai đọc mấy câu chuyện bấm huyệt của em Chân Nguyệt hay ghê.  Thumbs-up4 Hì hì…hì hì. Hồi nào giờ anh hai đâu có biết cái huyệt nằm dưới mũi giúp mình tỉnh táo lại.  Có biết cách bấm huyệt chổ nào cho bắp thịt cứng lên thì em Chân Nguyệt chỉ luôn hén.  Cảm ơn nhiều.   Tulip4

Reply
(2022-01-05, 08:56 AM)Hai hòn Wrote: Wow, anh hai đọc mấy câu chuyện bấm huyệt của em Chân Nguyệt hay ghê.  Thumbs-up4 Hì hì…hì hì. Hồi nào giờ anh hai đâu có biết cái huyệt nằm dưới mũi giúp mình tỉnh táo lại.  Có biết cách bấm huyệt chổ nào cho bắp thịt cứng lên thì em Chân Nguyệt chỉ luôn hén.  Cảm ơn nhiều.   Tulip4

Bác ghẹo CN nè hahaha, dạo này có đi bộ nơi mô không bác ? 

thì bác đi bộ nhiều thêm, ăn thêm các loại đậu cho có proteins ..bác vô fitness center cho huấn luyện viên chỉ cách tập tạ ...nói chơi thôi, bác hỏi ý kiến của bác sỉ nhà đi.
Be Vegan, make peace.
Reply
Anh hai hỏng có cố ý ghẹo em Chân Nguyệt đâu.  Hì hì…hì hì.  Tại vì anh hai  có quen với mí ngừ 80+ tuổi.  Đôi khi họ đang đi bộ, tự nhiên hai cái chân bủn rủn, bắp thịt chân mềm đi gồng lên không được, đi muốn té rồi ngồi bệt xuống đất. Anh hai chỉ muốn biết có huyệt chổ nào Để bấm cho bắp thịt nó mạnh lại thôi đó mà.   Tulip4

Reply
(2022-01-05, 09:54 PM)Hai hòn Wrote: Anh hai hỏng có cố ý ghẹo em Chân Nguyệt đâu.  Hì hì…hì hì.  Tại vì anh hai  có quen với mí ngừ 80+ tuổi.  Đôi khi họ đang đi bộ, tự nhiên hai cái chân bủn rủn, bắp thịt chân mềm đi gồng lên không được, đi muốn té rồi ngồi bệt xuống đất. Anh hai chỉ muốn biết có huyệt chổ nào Để bấm cho bắp thịt nó mạnh lại thôi đó mà.   :tulip4:

Trường hợp đó là đầu gối hoặc mông hoặc sương sống bị đè én làm máu không lưu thông được. Bác nên đến chổ chuyên massage, chuyên bấm huyệt , họ dòm sơ là biết liền.
 
CN tấm rửa cho các bác hằng ngày, nơi nào đau có thể đoán được, nhưng lắm lúc nói thân nhân biết, nhưng người Tây phương làm lơ với đủ thứ lý do hoặc không tin tưởng mấy chuyện bấm huyệt ,  châm cứu, phần các bác không chịu , phần do  bảo hiểm nửa ...
Trong sở củng có nhóm fysio dạy các bác tập luyện mà mấy bác không chịu làm, chửi , đuổi đi nửa , củng có vài  trường hợp họ bó tay thiệt

Bác thử tìm video footmassage, vuốt các ngón chân, massage bàn chân mổi ngày. Khi nằm đưa 2 chân lên trời đạp như đạp xe đạp củng work. Tập Tai chi hoặc yoga .

Thường 80+ mà đi bủn rủn là họ bó tay rồi đó, cho đi bằng xe rollator, chờ đi hết được là cho ngồi xe lăng hết, vậy mà an toàn. Té là mệt thêm , nhóm nầy dể bị gẩy xương

Có bác người Hoa, tự làm thuốc rượu ngâm thoa mổi ngày, đang đi bằng xe đẩy rollator tự nhiên  bị bủn rủn chân rồi té xuống liền , gẩy xương ... Té mấy lần Ra vô nhà thương 
,  .. Tìm không ra chứng bệnh, sau này tự nhiên  CN mới sựt nhớ  bác lấy rượu woka 40% alcohol làm ngâm thuốc , mổi ngày thoa , từ từ chất rượu thấm sâu vào gân, củng như uống rượu mà thôi, gân cốt  bị tê liệt từ từ... Nói cho bác biết, bác hiểu nhưng vẩn thoa mổi ngày, cản không được. Cho tới té lần cuối gẩy xương mông nhà thương hỏng dám mổ, chuyển bác vô nhà dưởng lảo ở. Vô đó Không có thoa thuốc rượu nửa ,( con cháu không có dọn theo )giờ đi đứng không có vấn đề, bác này siêng tập thể dục nhẹ mổi ngày
Be Vegan, make peace.
Reply
https://m.youtube.com/shorts/c63AECxqAcU

Gối giúp trở mình dể dàng
Be Vegan, make peace.
[-] The following 1 user Likes Chân Nguyệt's post:
  • TanThu
Reply
https://m.youtube.com/shorts/c63AECxqAcU

Gối giúp thay tả dể dàng .
Be Vegan, make peace.
[-] The following 1 user Likes Chân Nguyệt's post:
  • TanThu
Reply



Bác Ấn Độ biểu diễn múa bằng những ngón tay 


https://m.youtube.com/shorts/RzS00fTjnFQ


.
Be Vegan, make peace.
[-] The following 1 user Likes Chân Nguyệt's post:
  • TanThu
Reply
 
 [/url]AA



[url=https://m.cafebiz.vn/song.chn]Sống


Chồng thọ 110 tuổi, vợ thọ 96 tuổi: Bí quyết ở 4 kiểu ăn uống rất đặc biệt
 8
 | 
14:33 05/10/2022

[Image: avatar1664954775131-1664954775348580329243.png]
[size=undefined]

Không chỉ sống thọ, 2 cụ còn sống khỏe. Do đó bí quyết sống của 2 cụ vẫn luôn là chủ đề nhiều người quan tâm.



Không chỉ sống thọ, 2 cụ còn sống khỏe. Do đó bí quyết sống của 2 cụ vẫn luôn là chủ đề nhiều người quan tâm.
Năm 2018, tại sân bay Bắc Kinh, có một cặp vợ chồng già đi du lịch cùng nhau. Vì 2 cụ đã lớn tuổi nên nhân viên sân bay đề nghị được xem giấy khám sức khỏe của họ. Khi xem giấy tờ, cậu nhân viên đã phải thốt lên rằng: "Cụ đã 110 tuổi nhưng kết quả khám còn tốt hơn kết quả của cháu!".
Cặp vợ chồng đó chính là cặp vợ chồng trường thọ vô cùng nổi tiếng tại Bắc Kinh. Cụ ông tên là Qin Hanzhang, sinh năm 1908, từng là chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp Thực phẩm Trung Quốc.
Còn cụ bà là Suo Ying, sinh năm 1922, là chuyên gia dinh dưỡng nổi tiếng Trung Quốc, từng là phó giám đốc Hiệp hội chuyên gia dinh dưỡng Bắc Kinh thuộc Hiệp hội Y khoa Trung Quốc.
Mỗi năm, đôi vợ chồng già bay cùng nhau hơn chục chuyến. Vẫn đủ sức khỏe để tham gia một số hoạt động xã hội. Ở tuổi xưa nay hiếm, 2 cụ vẫn có kết quả khám sức khỏe tốt, mọi chỉ số thể chất đều ở mức bình thường.
Không chỉ sống thọ, 2 cụ còn sống khỏe. Do đó bí quyết sống của 2 cụ vẫn luôn là chủ đề nhiều người quan tâm. Trong một lần được truyền thông phỏng vấn, cặp vợ chồng trường thọ này đã tiết lộ bí quyết của mình.
4 bí quyết ăn uống của cặp vợ chồng sống thọ
1. Ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày, mỗi ngày khoảng 5 bữa
Vợ chồng ông Qin ăn thành những bữa nhỏ, chia thành 5 bữa mỗi ngày.
1. Bữa sáng. Một túi rưỡi sữa (tổng cộng 375ml), cà phê (với một ít đường hoặc mật ong), và hai lát bánh mì.
2. Bữa trưa. Thực phẩm chủ yếu: gạo nấu mềm, đậu, 1 phần thịt, 2 phần rau, các sản phẩm từ đậu nành.
3. Ba giờ chiều: Uống một ly nước cam tươi.
4. Năm giờ chiều: Uống một túi sữa hoặc một tách cà phê, thỉnh thoảng ăn hai cái bánh quy.
5. Bữa tối. Một bát cháo gạo nấu cùng kê, hai chiếc bánh nhân đậu, một quả trứng và một phần rau xanh xay nhuyễn.
Tại sao lại ăn như thế?
Ông Qin giải thích rằng, cơ thể người cao tuổi có khả năng hấp thụ kém nên uống sữa có thể bổ sung canxi rất tốt. Khả năng nhai kém nên cần ăn đồ nấu mềm. Họ đã theo chế độ ăn kiêng này trong nhiều thập kỷ.
Bà Suo Ying cho biết, nếu dinh dưỡng trong khẩu phần ăn không theo kịp thì cần bổ sung thêm vitamin, canxi và dầu cá.

2. Thường ăn mứt dâu vào bữa sáng
Bà Suo Ying là chuyên gia dinh dưỡng du học từ Mỹ trở về nên kiến thức vô cùng phong phú. Năm 96 tuổi bà vẫn còn tự tay chuẩn bị đồ ăn, làm nước cam và mứt dâu.
Bà Suo vô cùng yêu mứt dâu. Do cảm thấy mứt bán ở chợ quá ngọt đối với người già và có chất phụ gia nên bà quyết định tự làm.
[Image: photo-2-16649533234832102872832-16649547...97118.jpeg]

Mỗi khi đi chợ thấy bán dâu, bà sẽ mua 5 ký dâu tươi. Mang về rửa sạch, thái nhỏ, cho vào nồi đảo đều từng mẻ. Cho thêm đường, khuấy đều cho đến khi dâu tan chảy thành nước sốt đặc sệt màu nâu thì cho vào chai đã tiệt trùng đậy kín nắp. Mứt dâu tây dùng ăn bánh mì buổi sáng rất ngon.
Bà cho biết dâu tây có giá trị dinh dưỡng cao, giàu vitamin C, có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, đồng thời có thể làm khỏe nướu, giúp hơi thở thơm mát và giữ ẩm cho cổ họng. Đây là một bữa sáng ngon và bổ dưỡng.
3. Mùa đông ăn súp
Mùa đông gia đình bà Suo tiêu thụ nhiều nhất là súp borscht. Đây là một món súp có nguồn gốc ở Ukraina, phổ biến ở nhiều quốc gia Đông và Trung Âu.
Món súp borscht do bà Suo Ying làm có nguyên liệu từ thịt bò, cà chua, cà rốt, khoai tây, cần tây và hẹ tây. Chỉ riêng màu sắc thôi, món canh này đã đủ đẹp mắt rồi.
[Image: photo-1-16649533185321704866834-16649547...53537.jpeg]

Về mặt dinh dưỡng, nó thậm chí còn phong phú hơn: Thịt bò là loại thịt có hàm lượng protein cao, vừa có thể ăn để sưởi ấm trong mùa đông vừa có thể bổ sung đủ lượng protein chất lượng cao. Cà chua không chỉ có thể làm tăng vị chua cho món canh mà còn bổ sung các chất dinh dưỡng bảo vệ tim mạch như lycopene. Carotene trong cà rốt có thể bảo vệ thị lực và ngăn ngừa ung thư. Hành tây có thể nâng cao sức đề kháng cho cơ thể, cần tây có thể bổ sung chất diệp lục...
4. Tích cực tiêu thụ những món mềm
Bà Suo Ying có một nguyên tắc khi nấu ăn: Nấu cơm phải mềm, rau củ phải nát và súp phải nóng.
Bà Suo Ying cho rằng người già có hệ tiêu hóa và răng miệng không tốt nên cần ăn mềm, xay nhuyễn để dễ dàng hấp thu.
Nguồn: Sohu
Vì sao người Nhật lười tập thể dục nhưng tuổi thọ vẫn thuộc Top đầu thế giới?
[/size]

Theo Đậu Đậu
Be Vegan, make peace.
[-] The following 1 user Likes Chân Nguyệt's post:
  • TanThu
Reply




 Xem clip này để hiểu hơn khi về già tâm lý họ như thế nào.
Tôi chọn cuộc sống cho mình hạnh phúc 
chứ không phải sống để người khác ngưỡng mộ!
[-] The following 1 user Likes TeaOla's post:
  • TanThu
Reply
https://m.youtube.com/shorts/6Kn-kMQGmTw

Tự chế vỏng kéo bệnh nhân lên để thay tả
Be Vegan, make peace.
[-] The following 1 user Likes Chân Nguyệt's post:
  • TanThu
Reply
Biểu tượng thời trang 101 tuổi tiết lộ điều giúp bà nổi tiếng bất chấp tuổi tác
CERSEI/ VTC 10 giờ trước


ĐỌC BÀI - 3:04



17 năm trước, khi đã 84 tuổi, Iris tìm được đường đến với ánh đèn sân khấu nhờ tình yêu dành cho thời trang và dệt may.

Iris Apfel không chỉ là một biểu tượng thời trang toàn cầu, bà còn là một nữ doanh nhân và người có ảnh hưởng với hơn hai triệu người theo dõi trên Instagram - và là một “ngôi sao” ở tuổi 101.
Sinh năm 1921 và lớn lên ở Queens, New York, Hoa Kỳ, Iris là con một, thường dành thời gian chơi với những mảnh vải vụn cùng bà của mình.
“Bà ấy mở một chiếc túi, rồi một chiếc túi khác, và những gì tôi nhìn thấy khiến tôi hoa cả mắt: một đống khổng lồ những mảnh vải nhỏ còn sót lại với đủ loại màu sắc và hoa văn - có đủ loại, đủ hình dạng và kích cỡ”, Iris nhớ lại. “Bị ám ảnh bởi kết cấu, màu sắc và hoa văn, tôi đã dành cả buổi tối để giải trí theo cách này”. Chính những mảnh vải vụn đó đã truyền cảm hứng cho sự nghiệp dệt may của Iris.



[Image: photo-4-1670068885004547617871.jpg]
Sở thích và phong cách riêng biệt đã thúc đẩy bà thành lập công ty vải với người chồng quá cố.

Trong những năm 60, Iris chủ yếu nổi tiếng với tư cách là một nhà thiết kế nội thất và có gu thẩm mỹ tuyệt vời. Bà và chồng đã thành lập công ty riêng và thành công của họ tiếp tục trong nhiều thập kỷ tới. Iris đã thiết kế các loại vải và mang lại sức sống mới cho những món đồ nội thất cũ bằng những thiết kế này.
Hợp đồng dệt may lớn nhất của họ là với Nhà Trắng, nơi họ đã phục vụ 9 đời tổng thống - từ Harry Truman đến Bill Clinton. Trong những năm qua, bà có biệt danh là "Đệ nhất phu nhân vải" và "Đức mẹ vải".
Đến năm 2005, khi Iris và chồng đã nghỉ hưu hơn một thập kỷ, thì bất ngờ nhận được lời mời tham dự buổi triển lãm tại Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan ở Thành phố New York. Tủ quần áo phong cách và nổi bật của bà bao gồm những món đồ thiết kế đắt tiền, những món đồ cổ điển rẻ tiền đã trở thành chủ đề của chương trình.
[Image: photo-3-16700688784272139734368.jpg]
Danh tiếng của Iris vang danh khắp nơi ở tuổi 84.

Sau cuộc triển lãm đó, Iris ở tuổi 84 bước vào thế giới thời trang và sắc đẹp, tham dự các buổi trình diễn, tham gia các chiến dịch và tăng lượng người theo dõi trực tuyến. Ở tuổi 90, bà có công việc lớn đầu tiên trong ngành, phát triển bộ sưu tập trang điểm phiên bản giới hạn với mỹ phẩm MAC.
Bà là gương mặt đại diện cho bộ sưu tập Kate Spade, xuất hiện trên trang bìa của vô số tạp chí thời trang, và ký hợp đồng với công ty người mẫu toàn cầu IMG từ năm 97 tuổi. Vào tháng 8 năm nay, bà đã tổ chức sinh nhật lần thứ 101 của mình.
[Image: photo-2-1670068869406973611099.jpg]
Mặc dù đã bước sang tuổi 101 nhưng bà vẫn tràn đầy năng lượng và luôn cư xử như một đứa trẻ trong cửa hàng kẹo khi đi đến những ngôi chợ cổ điển.

Iris chưa bao giờ hình dung ra mức độ thành công này của mình. Tuy nhiên, Iris đã lên tiếng về sự thất vọng đối với chủ nghĩa tuổi tác và cách mà xã hội tập trung vào việc giữ gìn tuổi trẻ. Bà cho biết bản thân không có năng lượng cho việc này.
“Tôi không bao giờ nghĩ về tuổi tác của mình. Bạn có thể không thích già đi, nhưng lựa chọn thay thế là gì? Bạn ở đây. Hãy đón nhận điều đó. Tôi nói hãy vận dụng kinh nghiệm của bạn vào công việc, để mang lại điều gì đó cho người khác”, bà nói.
[Image: photo-1-16700688624971688212944.jpg]
“Tôi chưa bao giờ cố gắng hòa nhập”, Iris bày tỏ.
TIN LIÊN QUAN
  • [Image: photo1655006175755-1655006176001383247429.png]
    Diện mạo trẻ trung đáng hâm mộ của mẹ tỷ phú Elon Musk ở tuổi 74, gu thời trang vượt cả giới trẻ
  • [Image: photo-11-15803021557611275564822-crop-15...357676.jpg]
    Cụ bà U80 "chất chơi": Phóng mô tô "cực ngầu" khiến các nam thanh niên trẻ lóa mắt, gu thời trang "cực đỉnh" mà hàng loạt hotgirl cũng không đuổi kịp
[size=undefined]
“Tôi đã sớm biết rằng tôi phải là chính mình thì mới hài lòng. Cách ăn mặc của tôi có thể khác biệt hoặc lập dị đối với một số người, nhưng điều đó không liên quan đến tôi. Tôi không ăn mặc để được ngắm nhìn; tôi mặc cho chính mình. Khi bạn không ăn mặc giống những người khác, bạn không cần phải suy nghĩ giống những người khác.”
Bây giờ ở tuổi 101, Iris nói rằng bản thân không có kế hoạch dừng lại. Thay vào đó, bà muốn sống trọn vẹn và cống hiến cho tới khi đến lúc phải ra đi[/size]
Be Vegan, make peace.
[-] The following 1 user Likes Chân Nguyệt's post:
  • TanThu
Reply
14 người bạn thân góp 10 triệu đồng/tháng thuê biệt thự sống chung, cùng nghỉ dưỡng, tận hưởng cuộc sống thảnh thơi, tự "cứu mình" khỏi tuổi già
LƯU LY 3 giờ trước



Nghe đọc bài
5:45

1x


Nữ miền Bắc


7 cặp vợ chồng cùng nhau sống chung, tận hưởng cuộc sống "dưỡng lão" ở một ngôi biệt thự trong vùng ngoại ô.

*Câu chuyện được bà Cảnh Hồng, 72 tuổi, người Bắc Kinh chia sẻ trên nền tảng sohu.com‏
Năm nay tôi về hưu vừa tròn 20 năm. Kể từ tháng 3, 7 cặp vợ chồng già chúng tôi đã thuê 2 căn biệt thự ở ngoại ô thành phố Bắc Kinh để sống cùng nhau. Hiện tại chúng tôi đã ở đây được gần 3 tháng.‏
[Image: photo-7-1683364609194388917299.png]


‏Chúng tôi đều là bạn tốt, quen biết nhau hơn 50 năm trước. Mọi người hiểu rõ tính cách của nhau, biết rõ nhu cầu và mong muốn của từng người. Trước khi nghỉ hưu, mọi người đều bận rộn với cuộc sống riêng. Sau khi nghỉ hưu, thời gian đầu tôi chăm sóc bố mẹ già. Sau khi bố mẹ mất, tôi tiếp tục chăm lo cho con cháu, bây giờ các cháu đi học cả ngày nên hầu hết thời gian tôi đều dành cho bản thân. ‏
‏Chúng tôi gọi nhau là "Hoang Hữu" vì là những người bạn cùng nhau đi qua vùng Bắc Đại Hoang. Trước kia chúng tôi cũng thường hay tụ họp, cùng nói chuyện trên trời dưới biển. Nhưng tất cả chúng tôi đều sống rất xa nhau, vì thế chúng tôi rất mong muốn có một nơi để mọi người cùng tụ họp.‏
[Image: photo-6-16833646002061041818210.png]

Mãi cho đến 4 năm trước, tôi mới bắt đầu nghiêm túc suy nghĩ về việc nghỉ hưu dưỡng lão. Lúc đầu tôi và chồng cân nhắc đến viện dưỡng lão. Chồng và tôi cùng đi xem hàng chục viện dưỡng lão, dạo qua một vòng vợ chồng tôi đều cảm thấy không thích cuộc sống trong viện dưỡng lão. ‏
‏Sống trong viện dưỡng lão cực kỳ gò bó, còn chúng tôi có thể tự chăm sóc bản thân được, không cần người khác chăm sóc từ đầu đến chân như vậy. Ngoài ra, tôi vẫn hy vọng được chung sống với những người mà tôi đã thân thuộc và hiểu rõ. ‏
‏Trong một lần trò chuyện với đám bạn "Hoang Hữu", không ngờ mọi người đều có chung suy nghĩ với nhau. Chúng tôi đều cảm thấy không cần thiết phải tạo thêm phiền phức cho con cái, chúng còn phải đi làm, áp lực công việc cũng khá lớn, còn có gia đình của riêng mình nên không thể toàn tâm toàn ý phụng dưỡng cha mẹ. Vì vậy, tốt hơn hết là tìm một nơi nào đó, xây một căn nhà, mấy người chúng tôi cùng nhau chung sống, giúp đỡ lẫn nhau.‏
‏Ngôi nhà chúng tôi đang sống hiện tại cũng là do một người trong nhóm "Hoang Hữu" tìm được. Đây là một căn biệt thự nằm ở ngoại ô thành phố, giá cả không đắt lắm, mỗi người chỉ cần trả 3000 NDT (hơn 10 triệu VND). Lương hưu hiện tại của tôi là 6000 NDT-7000 NDT (20-30 triệu VND) nên hầu như không có gánh nặng gì. Ở đây cũng rất gần thành phố, đi lại mua sắm đều khá thuận tiện. 14 người chúng tôi đều cảm thấy rất hài lòng nên quyết định thuê nó và chuyển vào sống.‏
[Image: photo-5-16833645887201905903551.png]

‏Sau khi chuyển đến, chúng tôi sửa chữa lại một số thứ và bắt đầu cuộc sống mới. Bình thường mọi người cùng nhau đánh bài, nói chuyện, ăn cơm, buổi tối sẽ tổ chức hát karaoke. Những ngày đẹp trời, chúng tôi sẽ lái xe đến các thành phố xung quanh để thưởng thức những món ngon địa phương. ‏
‏Trong lòng chúng tôi đều hiểu rõ rằng không thể trông cậy vào con cháu được. Không phải vì chúng bất hiếu, mà vì chúng tôi đã có nhiều trải nghiệm trong việc chăm sóc người lớn tuổi. Chẳng hạn lúc bố tôi đổ bệnh, trong nhà có 4,5 anh chị em, có thể thay phiên nhau đến chăm sóc ông cụ, nhưng hiện tại nhiều gia đình chỉ có một đứa con, hai vợ chồng trẻ phải chăm sóc 4 người già thực sự rất cực.‏



‏Sống chung với con, bọn trẻ sẽ hình thành thói quen ỷ lại vào bố mẹ ở mức độ nào đó. Trong nhà xảy ra chút chuyện nhỏ cũng cần bố mẹ đến giúp đỡ. Bây giờ chúng tôi sống xa bọn chúng, tự nhiên chúng sẽ biết cách giải quyết những chuyện vụn vặt trong gia đình.‏
[Image: photo-4-1683364579600186011858.png]

Sau khi chuyển vào sống chung, chúng tôi tự giác kí với nhau một tờ giấy miễn trách nhiệm. Người già thường mắc phải một số bệnh như cao huyết áp, tim mạch… Trong quá trình sống chung với nhau nếu không may xảy ra bất trắc gì thì phải tự chịu trách nhiệm. Điều này nhằm giảm bớt gánh nặng cho người sống chung và tạo cảm giác an tâm cho người thân.‏
‏Bây giờ thỉnh thoảng chúng tôi vẫn liên lạc với các con, khoảng 1 tuần 1 lần về thành phố thăm cháu. Nếu cuối tuần chúng rảnh rỗi cũng có thể đến chỗ chúng tôi chơi. Tương lai nếu không xảy ra vấn đề gì, chúng tôi dự định sẽ tiếp tục sống như vậy.‏
‏Khái niệm "dưỡng lão theo nhóm" thực ra có nguồn gốc từ phương Tây, những người bạn cùng chung suy nghĩ, không ỷ lại vào con cái sẽ dọn đến sống chung với nhau, cùng ăn uống vui chơi. Việc này vừa có thể san sẻ chi phí sinh hoạt vừa giúp an ủi sự trống vắng ở tuổi xế chiều.‏
Vậy làm sao để sống theo kiểu "dưỡng lão theo nhóm"?
1. Phải có khả năng tài chính nhất định
‏Chi phí dưỡng lão theo nhóm thường đắt hơn so với kiểu truyền thống vì ngoài tiền thuê nhà, nếu muốn có cuộc sống chất lượng cao thì còn phải có yêu cầu về mặt thực phẩm, vệ sinh… Bên cạnh đó, những người sống cùng nhau cần có điều kiện kinh tế tương đương nhau. Ví dụ những người có điều kiện tốt thường sẽ thích tận hưởng cuộc sống trong khi đó những người có điều kiện kém hơn sẽ không thích tiêu xài phung phí, điều này dẫn đến mâu thuẫn và khoảng cách khi sống chung.‏



[Image: photo-3-16833645342841691883763.png]

2. Có sức khỏe ổn định
‏Thông thường người lớn tuổi sống chung với nhau phải có khả năng tự chăm sóc bản thân. Mọi người tụ họp lại với nhau để sống tốt hơn chứ không phải để nhận được sự chăm sóc tốt hơn. Do đó những người mắc bệnh mãn tính hoặc không có khả năng tự chăm sóc bản thân thì có thể không phù hợp với lối sống này.‏
[Image: photo-2-1683364520516387064863.png]

3. Tính cách cởi mở, vui vẻ hòa đồng
‏"Dưỡng lào theo nhóm" là một hình thức sống tập thể, vì vậy đòi hỏi cần có sự giao lưu hợp tác với mọi người xung quanh để hoàn thành những công việc trong quá trình chung sống. Những người lớn tuổi sống khép kín rất khó hòa nhập vào nhóm chung và điều này chắc chắn sẽ mang lại nhiều phiền phức cho họ.‏
[Image: photo-1-16833644911071237947004.png]

Người lớn tuổi thường có thói quen sinh hoạt riêng. Mối quan hệ bạn bè dù tốt đẹp nhưng khi sống chung chưa chắc đã hoàn hảo như trong tưởng tượng.




Có đồng nghiệp là huấn luyện viên về môn thể thao dành cho nhóm mù ....củng đả tính dần từ lâu , sau này họ sẻ cùng nhau mướn căn nhà rộng lớn để cùng nhau sinh hoạt sau khi về hưu. ...
Be Vegan, make peace.
[-] The following 1 user Likes Chân Nguyệt's post:
  • TanThu
Reply