Tạp ghi
Năm Mới Cỏ chúc thầy abc khoẻ để hát nhiều thêm bài hát hay nhe thầy

Thầy abc cho Cỏ hỏi

Có nhiều ý kiến trái chiều. Thầy abc nghĩ sao về ăn chay đúng nghĩa và ăn chay dùng nguyên liệu chay làm theo vị của những món mặn

Cỏ cám ơn thầy abc
...
Sợi buồn con nhện giăng mau
Em ơi hãy ngủ anh hầu quạt đây ...
Ngủ đi em, ngủ đi em
Ngủ đi mộng hãy bình thường
(nn, thơ hc, nhạc pd)


[Image: avatar-10.webp]
[-] The following 1 user Likes Dewdrop's post:
  • TTTT
Reply
Lan cũng thân chúc anh thầy abc một năm mới tràn đầy sức khỏe, dù hỏng được trẻ hoài nhưng cũng sẽ lâu già hơn để luôn đem tiếng hát của anh thầy làm vui tình người trong đời sống của mình, của người hơn. Musical-note_1f3b5 Tulip4 Tulip4
Bởi chúnɡ tɑ khônɡ thể thɑy đổi được thế ɡiới xunɡ quɑnh,
nên chúnɡ tɑ đành phải sửɑ đổi chính mình,
đối diện với tất cả bằnɡ lònɡ từ bi và tâm trí huệ.
                                                                                                            
Reply
(2024-02-12, 03:44 PM)Dewdrop Wrote: Năm Mới Cỏ chúc thầy abc khoẻ để hát nhiều thêm bài hát hay nhe thầy

Thầy abc cho Cỏ hỏi

Có nhiều ý kiến trái chiều. Thầy abc nghĩ sao về ăn chay đúng nghĩa và ăn chay dùng nguyên liệu chay làm theo vị của những món mặn

Cỏ cám ơn thầy abc

Bạn Cỏ ,

Cảm ơn bạn Cỏ , tui cũng chúc bạn năm mới nhiều sức khoẻ và bình an .

Về vấn đề bạn hỏi tui nghĩ sao , thì :

Theo tui hiểu , ăn chay theo đạo Phật phát triển là ko ăn thịt . Theo định nghĩa này thì những món chay dùng nguyên liệu chay (không xuất phát từ thịt động vật) làm theo vị của những món mặn cũng là những món ăn chay. Cái khác là cái ý (ý dẫn đầu các pháp) , có người thì chê là ăn chay rồi mà tâm còn muốn ăn mặn , có người chống chế rằng cứ ăn rau luộc chấm chao hoài thì ăn sao nổi và sẽ không có đủ sức khoẻ thì làm sao tu , có người lại nói có gì ăn nấy miễn là chay thì được rồi ... 

Còn thì tuỳ vào sự hiểu biết , mục đích sống , sự chọn lựa mà mình ăn gì . Nếu như biết rằng thế giới này chỉ là các tâm thức sanh lên và diệt đi thì ăn cái gì cũng được, tuỳ theo hoàn cảnh mà ăn ... còn khi mình còn khái niệm chay mặn thì còn những hệ luỵ và khi đó cho dù ăn chay, hay ăn chay với heo quay chay, cá chiên chay, hay ăn mặn cũng chỉ là tạo nghiệp, thiện hay bất thiện mà thôi 

Ngày xưa , khi còn trẻ, tui cũng nhiều năm ăn chay trường, sau vì hoàn cảnh ko ăn trường chay được thì ban đầu tui cũng ưu tư lắm luôn ... sau này đọc, học, nghe kinh nhiều (nhất là kinh Nikaya) tui suy nghĩ khác đi, và ăn chay hay ăn mặn không làm tui bận tâm nữa 

tui
[-] The following 2 users Like abc's post:
  • Dewdrop, TTTT
Reply
(2024-02-12, 04:16 PM)TTTT Wrote: Lan cũng thân chúc anh thầy abc một năm mới tràn đầy sức khỏe, dù hỏng được trẻ hoài nhưng cũng sẽ lâu già hơn để luôn đem tiếng hát của anh thầy làm vui tình người trong đời sống của mình, của người hơn.  Musical-note_1f3b5  Tulip4  Tulip4

Cảm ơn bạn Lan,

Tui cũng chúc bạn một năm mới nhiều sức khoẻ và bình an .
[-] The following 1 user Likes abc's post:
  • TTTT
Reply
Thầy abc viết dể hiểu, dể nhớ cho người không được thông minh như Cỏ

Cỏ cám ơn thầy abc, chúc thầy abc 1 tuần trốn được gió mưa
...
Sợi buồn con nhện giăng mau
Em ơi hãy ngủ anh hầu quạt đây ...
Ngủ đi em, ngủ đi em
Ngủ đi mộng hãy bình thường
(nn, thơ hc, nhạc pd)


[Image: avatar-10.webp]
Reply
Tôi biết nhiều người là thiền sinh giỏi, khi họ sống ngoài đời và tiếp xúc với xã hội, có lúc họ buồn bực và nổi sân, có lúc tham lam, nhưng mỗi khi có thời gian, họ hành thiền và trầm lắng trở lại, họ lại được tự do khỏi tất cả những tâm bất thiện đó.

Lúc này lúc khác, họ vẫn có thể đầy cảm xúc hoặc nổi giận, bởi vì họ vẫn còn tham và sân, nhưng tham sân đó không đủ mạnh để làm hại đến ai cả. Giây phút họ bình tĩnh trở lại và quan sát nó, nó liền biến mất, nó tan biến và họ lại tự do. 

Khi nhìn lại những gì đã xảy ra, họ có thể thấy nó một cách rất rõ ràng.

Mặc dù lúc này lúc nọ, họ đầy cảm xúc, nhưng họ không bị mắc kẹt trong đó, đó là điều khác biệt lớn.

Rất nhiều người bị trầm cảm, bởi vì họ bị mắc kẹt trong cơn sân, trong mặc cảm tội lỗi, trong buồn đau và không thể nào thoát khỏi chúng.

Khi bạn đã vượt qua được những điều này, ngay cả khi bạn chưa hoàn toàn giác ngộ, bạn vẫn cảm thấy rất tự do và giải thoát.

Khi có sự tự do ấy, đôi lúc bạn có thể tự cho phép mình sân hoặc tham, nhưng bạn luôn ý thức được sự kiện mình đang tham hoặc sân, điều đó hoàn toàn OK, bởi vì bạn đã đủ mạnh mẽ, bạn biết mình có thể thoát ra khỏi nó bất cứ lúc nào.

Khi hoàn cảnh đòi hỏi, bạn có thể nổi sân hoặc tham, hay buồn khổ, đó là lý do mọi người hay soi mói: “nhìn kìa, hắn đã hành thiền lâu như thế mà vẫn còn tham như vậy đấy”.

Nhưng cái tham của họ rất khác, bạn phải hiểu điều này. Đúng là họ sân, họ buồn bực và họ khóc, nhưng họ không trở nên trầm cảm, bởi vì nó chỉ thoáng qua, họ sẽ nhanh chóng thoát ra khỏi nó.

Khi bạn không thoát ra khỏi sân hận, buồn đau, mặc cảm tội lỗi và xấu hổ, bạn sẽ bị trầm cảm. Trầm cảm nghĩa là bạn bị mắc kẹt trong các cảm xúc của mình, bạn không được tự do.

Chính vì lý do đó, việc thực hành thiền chánh niệm, nhất là chánh niệm về các trạng thái tâm , hay niệm Pháp (dhammānupassanā) là cách tốt nhất để vượt qua những cái bẫy này.

Nếu bạn thực hành, bạn sẽ không bao giờ bị trầm cảm, mặc dù bạn vẫn sân, tham và buồn, bạn vẫn có thể lo lắng, bất an, nhưng vẫn không bị mắc kẹt trong đó.

Đó chính là trí tuệ, bạn có thể quan sát mọi thứ một cách khách quan, làm được điều đó chính là kỹ năng của bạn.

Ngài Thiền Sư U Jotika Sayadaw

Namo Tassa Bhagavato Arahato Sammasambuddhassa. 
Namo Tassa Bhagavato Arahato Sammasambuddhassa. 
Namo Tassa Bhagavato Arahato Sammasambuddhassa.
[-] The following 3 users Like abc's post:
  • anattā, dulan, TTTT
Reply
Vô Ngã
Một số người hỏi tôi "Vô ngã là sao?" Thì tùy lúc hoặc tùy hoàn cảnh mà tôi trả lời. Hầu hết người ta nghĩ rằng Vô ngã là một vấn đề của giáo lý Phật Pháp và kiến thức về giáo lý Vô ngã là một cái trình độ tu chứng. Nói vậy cũng đúng chứ không sai. Nhưng thật ra Vô ngã chỉ là một cách nhìn thôi.
Như hôm trước tôi nói Ngã chấp giống như cái bánh vẽ vậy. Bản thân cái bánh vẽ đó là không có rồi, mà người từ chối cái bánh vẽ là từ chối cái không có. Không có cái gì là linh thiêng huyền bí ở đây cả. Từ chối cái bánh vẽ nghĩa là từ chối cái không có thôi. Người hiểu được lý Vô ngã chỉ là người từ chối một cái nhìn mà trước đây mình vẫn dùng. Đó được gọi là trí tuệ Vô ngã. Chứ nếu mình hiểu được lý Vô ngã là mình có quyền tự hào thì đó là sai. Bởi vì mình hiểu lý Vô ngã chẳng qua là rũ bỏ được cái nhìn sai lầm trước đây của mình mà thôi.
Ví dụ: Chúng ta đang đi xuồng trên mặt hồ giữa đêm tối thì có một chiếc xuồng khác nó tông vào chiếc xuồng của chúng ta. Chúng ta rất là giận. Nhưng nếu chúng ta rọi đèn nhìn kỹ lại trên chiếc xuồng đó không có người thì cái giận đó nó sẽ thay đổi; có thể nó vẫn còn đó nhưng nó giảm xuống rất là nhiều. Bởi vì chỉ cần liếc nhìn trên đó có một người nào đó thì chúng ta sẽ giận tại sao người đó họ có ác ý họ tông vào chúng ta hoặc là họ bất cẩn, vô ý hay vụng về tới mức mà họ để cho chiếc xuồng đó nó tông vào chúng ta. Nhưng đằng này không thấy ai trên đó hết thì cái giận của chúng ta không có nữa, mà đôi khi lại bật cười một mình. Còn nếu có giận thì nó cũng giảm xuống rất là nhiều bởi vì chúng ta nghĩ rằng bị xui thôi chứ còn mình không biết trách ai bây giờ vì trên xuồng không có ai hết. Cái nhìn về lý Vô ngã cũng như vậy.
Khi mà ai đó mắng tôi, tôi nghĩ rằng ông đó bà đó mắng tôi thì có ông đó bà đó mắng tôi. Vì nó có cái "tôi" trong đó nữa nên nó mới ra lửa. Hai cục đá chạm vào nhau mới xẹt ra lửa. Còn đằng này trong cái nhìn xuyên suốt của Phật Pháp thì không có ông đó cũng không có bà đó cũng không có cái tôi luôn. Nó chỉ là sự va chạm của các đơn thể Danh Sắc với nhau thôi. Tức là ở bên cái Danh Sắc đó nó có phiền não, chính cái phiền não ở đó nó mới xui khiến nên nẩy sinh ra những thân nghiệp khẩu nghiệp không tốt.
Tại sao Danh Sắc đó không chọn cái Danh Sắc khác, đối tượng khác để phô bày những thân nghiệp, khẩu nghiệp đó mà lại chọn cái Danh Sắc này? Là bởi vì Danh Sắc này trước đây đã từng có những thân nghiệp, khẩu nghiệp không tốt đời quá khứ. Cho nên đời này Danh Sắc này, Lục Căn này nó mới là đối tượng cho Danh Sắc khác nhìn vào nó ghét, nó mới chọn Danh Sắc này làm đối tượng để mà nó phô diễn những thân nghiệp, khẩu nghiệp không tốt. Còn nếu ngày trước Danh Sắc này không có những thân nghiệp, khẩu nghiệp bất thiện thì đời này sẽ không bị bất cứ một cái Danh Sắc nào khác chọn làm đối tượng để mà họ mắng chửi. Đó là một chuyện. Chuyện thứ hai, ở trong Phật Pháp không nhìn nhận có chuyện một cái gì đó trong Danh Sắc này nó tồn tại từ đời này qua đời khác, không hề có.
Trích bài giảng Kinh Trung Bộ số 001
[-] The following 2 users Like abc's post:
  • dulan, TTTT
Reply


[-] The following 2 users Like abc's post:
  • LeThanhPhong, TTTT
Reply
[Image: 435589701_2627871524038914_4069878962544...e=6617E40E]
[-] The following 5 users Like abc's post:
  • anattā, Dewdrop, dulan, LeThanhPhong, TTTT
Reply
Bát Phong Suy Bất Động
Phải nhớ rằng chết không phải là kết thúc mà chết nó còn là sự bắt đầu. Bắt đầu cái gì? Bắt đầu một hành trình mới. Vấn đề của ta là làm hai việc: một là làm sao đừng tái sanh nữa, hai là còn nếu phải đi tiếp đoạn đường còn lại, thì ta đã có đủ hành trang chưa? Có passport, có visa và có ngoại tệ trong túi chưa? Cái đó là chuyện quan trọng. Sân ga nào rồi cũng là cái chỗ mà chúng ta lìa bỏ, không có sân ga nào là chỗ ở hết, có đúng không? Phi trường và sân ga là chỗ ghé. Kiếp người, dầu mái ấm gia đình nào cũng chỉ là sân ga, là phi trường, là bến phà hết. Ghé đó rồi đi. Cho nên phải chuẩn bị tâm lý cho một ngày chúng ta buông hết mọi thứ. Nhớ cái đó.
Cho nên chuyện đầu tiên là tôi treo hai cái móc, hai cái món mà tôi cứ nhìn hoài. Thứ nhất làm sao mình thay đổi cái nhìn về cái chết. Thứ hai, cái này nó nhẹ hơn, làm sao dửng dưng trước thị phi. Cái thứ hai tôi tin rằng ít nhiều tôi đã thành công. Tánh tôi đa nghi, tôi là cháu đời thứ 18 của Tào Tháo, bao nhiêu cái nụ cười, bao nhiêu lời ngon ngọt luôn luôn tôi đón nhận nó bằng một dấu hỏi: Mình có đáng hay không? Người ta có thiệt hay không? Họ khen mình xong rồi mình được cái gì? Khen mình xong họ về họ trùm mền họ ngủ, còn mình ôm cái khen đó mình thức hoài. Nó quá ngu đi. Mà suy nghĩ kỹ, có đúng là ngu không? Thứ nhất, họ có khen thật lòng không? Thứ hai, mình được gì từ lời khen đó? Thứ ba, họ khen xong về họ quên mất, mình có nên ôm cái cục đó hay không?
Cái chê cũng y chang như vậy. Họ chê xong về họ cũng quên mất, còn mình ôm cục chê đó mình hận suốt đêm, lên máu. Cái thứ hai nữa, họ chê đúng hay không? Nếu họ chê đúng, đó là bài học, mà nếu họ chê sai thì coi như là gió thổi qua tai. Cứ nhớ vậy. Trong truyện Tàu có kể một câu chuyện rất là sâu.
Nhà thơ Tô Đông Pha là một trong bát đại thi hào của nhà Tống, ổng chơi rất thân với hòa thượng Phật Ấn, thân lắm. Ổng giỏi giáo lý lắm, mà cả hai người trao đổi Phật học, trao đổi thơ ca, văn học, chính trị, văn chương, xã hội, tư tưởng triết học mỗi ngày, thân lắm. Thân vì vừa là thầy trò vừa là bè bạn. Bữa đó, ổng nổi hứng làm sao đó, ổng lấy cây quạt ổng viết mấy chữ, ổng viết chữ đẹp lắm: "Bát phong suy bất động", nghĩa là tám ngọn gió đời không làm xao động lòng ta. Viết xong ổng kêu đứa đày tớ đem qua chùa đưa cho hòa thượng Phật Ấn khoe chữ đẹp, mà cũng khoe bây giờ ổng là Phật tử thứ thiệt rồi. Bát phong suy bất động (suy là thổi). Thì ông hòa thượng ổng dòm cây quạt ổng cười khẩy, ổng ghi lại mấy chữ: Bát phong suy bất động, nhưng tiếng đánh rắm đủ làm Ngài bị động. Đánh rắm là "fart". Tô Đông Pha nổi điên lên, tức tốc cho người chèo thuyền từ bên nhà qua bên chùa hỏi vậy chứ tại sao mà ghi cái câu bỉ bạc, mà phun vô mặt người ta như vậy. Mà nhất là ghi như vậy lỡ đầy tớ nó mở ra coi mặt mũi của tôi để đâu. Ổng tính qua ổng cự, mặt mày ổng hầm hầm. Ổng vừa qua thì thấy hòa thượng đang đứng chờ trên bến. Ngài nói: “Tôi nói đúng mà, bát phong suy bất động mà chỉ có hai chữ “đánh rắm” nó thổi ông từ bên kia qua bên đây”. Chuyện nó sâu như vậy.
Cho nên trong đáy lòng của chúng ta, chúng ta nói Phật Pháp bằng trời đi nữa nhưng mà nhớ: Thánh nhân thấy rõ điều mình tin nên tin chết bỏ điều mình thấy. Còn phàm phu thì sao? Nó thấy không rõ cái điều nó tin nên nó tin lờ mờ cái điều nó thấy. Cho nên miệng nó nói vô ngã, vô thường mà đứa nào đụng vô túi tiền nó đánh chết luôn. Đồng tiền nó liền khúc ruột. Miệng nói vô ngã, vô thường mà nó làm phước theo kiểu vắt chày ra nước, nó kẹo banh xác.
Sẵn đây tôi nói luôn, bà con ủng hộ thiền viện là ủng hộ chỗ tu thiền cho hết thảy đại chúng. Và sau khi tu học xong, khi bà con đi về làm ơn cho em xin lại chìa khóa thiền thất để em cho đứa khác nó vào nó ở. Và một điều nữa, tất cả các thiền thất đều cất giống nhau y chang. Có một điều là Lê Văn Tèo cho tiền thì phía trước cốc để là Lê Văn Tèo để đặc biệt là cho gia đình họ tới thấy ông cố, ông nội nó có từng cúng dường ở đây. Điều quan trọng nhất là các thất đều cất giống nhau, để chi? Cốc của Lê Văn Tèo giống y như Nguyễn Văn Tý để lần sau Tèo qua mà cốc của Tèo bận thì Tèo qua cốc của Tý ở, lòng không bị sốc vì mọi thứ tắt đèn có thể mò thấy y chang nhau. Vô đó là tắt đèn nhà ngói như nhà lá vì nó giống nhau y chang. Cho nên nếu có cái ông Tèo nào nói bây giờ tôi phải ở cái cốc có tên tôi. Được. Chịu khó bịt mắt lại, dắt nó lại, đưa nó chìa khóa. Nó mở xong, rồi giờ mò đi. Nó mò thấy y chang. Nó mò xong sáng nó dậy nó mới biết nó ở cốc gắn tên thằng Tý.
Cho nên cái ngã chấp thủ là sao? Cái này nó sâu dữ lắm, ngã chấp thủ nó có nhiều hạng:
Hạng thấp, người không biết Phật Pháp chấp cái tôi trong những thứ tầm thường, bậy bạ nhất. Cơn đau này là của tôi, tôi đang bị đau, tôi đang được mát mẻ, tôi đang được sung sướng, tôi đang ăn ngon, tôi may mắn, tôi xui rủi, tôi bất hạnh, v v ... là cấp thấp.
Còn hạng cao hơn: Tôi là người tu hành, tôi là người biết Phật Pháp, tôi là người hiểu lý vô ngã. Các vị hiểu không? Lẽ ra lý vô ngã là phải xóa cái “tôi” đi, mà đằng này: Tôi là người hiểu lý vô ngã, tôi là người hiểu lý duyên khởi. Lẽ ra mình học giáo lý duyên khởi để mình thấy rằng là mình chỉ là một cái "process." "There is nobody here. We are nothing but relationship." Chúng ta không là cái gì hết mà chúng ta chỉ là mối quan hệ, nhớ nha. Mà đằng này vì mình không có học giáo lý cho nên mình cứ tưởng mình là thứ gì đó ghê gớm. Rồi đứa nào nó đụng tới mình là nó đụng tới cái rún cuả vũ trụ. Nhưng thật ra chúng ta chẳng là cái gì hết. Tôi nói rồi. Nó quên thở trong vòng 15 phút, đem liệng xuống cống. Chúng ta không có nói tiếng nào hết. Đúng không? Mà lúc nó còn sống, nó nhổ bãi nước bọt trước mặt mình là mình nổi điên lên ba ngày ba đêm. Nó gặp mình mà nó quên chào mình là mình nổi điên lên. Nó gặp mình mà nó háy nguýt, lườm liếc là mình nổi điên lên. Nhưng mà khi mình chết rồi nó liệng mình xuống cống, mình không có nói gì hết. Đúng không? Đấy! Hiểu được cái đó thì mới buông được.
Thì từ cái 6 ái nó mới nẩy ra tứ thủ. Tứ thủ gồm có 4:
Dục thủ là chấp chặt vào sự hưởng thụ.
Kiến thủ là sự chấp chặt trong quan điểm nhận thức. Chấp chặt gồm có hai: Tin cuồng vào điều chưa rõ và bác bỏ điều mình chưa thông.
Giới cấm thủ là chấp chặt vào quan điểm hành trì, có nghĩa là vì không hiểu 4 đế cho nên cứ chọn những pháp môn tu hành không nhắm tới sự buông bỏ.
Ngã chấp thủ tức là vì không hiểu được cái cấu tạo, cái structure của thân tâm này nó ra làm sao cho nên lén lút, âm thầm và lặng lẽ tin rằng có một cái tôi nó đang núp lùm ở trong đây.
Nhưng mà thật ra tất cả chỉ là đồ ráp thôi, nó chỉ là đồ ráp. Cái tâm của mình, cái mind của mình lúc thiện, lúc ác, lúc buồn, lúc vui. Còn cái thân của mình thì sao? Nó biến động liên tục. Cái mà tôi gọi là "chemical reaction" diễn ra liên tục và liên tục suốt từng phút từng giây và nó đẩy mình càng lúc càng đến gần cái chết hơn mà mình không ngờ. Hiểu thì ai cũng hiểu, nhưng mà vừa tan buổi học bước ra xe là bắt đầu mình quay lại cái tôi của mình, vì sao? Vì mình không hiểu lắm điều mình tin nên không tin lắm điều mình hiểu.
Rồi. Giảng xong cái này cho bà con về ngủ. Từ tứ thủ nó sanh ra hai hữu. Hai hữu là cái gì? Là nghiệp hữu và sanh hữu. Nghiệp hữu ở đây là các nghiệp thiện ác, còn sanh hữu là các tâm đầu thai. Như vậy các vị thấy nó quay trở lại phải không? Có không? Có thấy không?

Tức là do Vô minh nó tạo ra các nghiệp thiện ác, rồi từ nghiệp thiện ác nó tạo ra tâm đầu thai. Rồi do tâm đầu thai mới có 6 căn, từ 6 căn mới có 6 xúc, 6 thọ, 6 ái. Rồi 6 ái mới lòi ra 4 thủ, rồi ra 2 hữu, mà 2 hữu nó gồm có nghiệp hữu và sanh hữu. Xong chưa? Bây giờ mình mới thấy luân hồi là gì? Luân hồi là lòng vòng:
Vân Tiên cõng mẹ chạy ra,
đụng phải cột nhà cõng mẹ chạy vô.
Vân Tiên cõng mẹ chạy vô,
đụng phải cái bồ cõng mẹ chạy ra.

Cái lòng vòng là vậy đó.
Trích bài giảng Duyên Khởi
Sư GN
[-] The following 2 users Like abc's post:
  • Dewdrop, LeThanhPhong
Reply
24 DUYÊN HỆ TRONG ĐỜI SỐNG
DẪN NHẬP :
Người ta cứ hay nói "gặp nhau trong đời là cái duyên", hay là "hữu duyên thiên lý năng tương ngộ, vô duyên đối diện bất tương phùng", "Chư pháp trùng trùng duyên khởi"...
VẬY DUYÊN LÀ CÁI GÌ?
Vạn hữu ở đời đều trải qua các giai đoạn: thành - trụ - hoại - không bởi lực tác động của vô số các điều kiện, các thành tố. Các điều kiện và thành tố này được tóm gọn 1 chữ là DUYÊN. Chúng mắc nối ràng buộc chằn chịt với nhau mà vận hành. Ở mỗi trường hợp, lực tác động (Năng Duyên) gây ảnh hưởng lên cái bị tác động (Sở Duyên) bằng 1 tính chất nào đó, theo đó mà lực tác động này có 1 cách gọi tên tương ứng.
KHÁI LƯỢC VỀ DUYÊN HỆ, DUYÊN SINH
+ DUYÊN SINH (Duyên trợ sinh): là chuỗi mắc xích cấu tạo nên hành trình sinh tử của mọi loài có thức tánh chưa giác ngộ, với một chuỗi nhân quả ghép nối nhau của các cặp Nhân <-> Quả ; Thiện <-> Ác ; Vui <-> Khổ.
+ Nhân thiện lành đưa chúng sanh về cõi an vui, vui cho lắm rồi cũng hết, cuộc vui nào cũng đến lúc tàn.
+ Nhân xấu ác đưa chúng sanh về cõi khổ, khổ cùng cực rồi cũng có lúc qua,
+ Mà cái khổ ở chỗ là chúng nó cứ lên lên xuống xuống, qua qua lại lại, tới tới lui lui miết vậy không thôi.
Cái đó gọi là VÔ THƯỜNG: Dòng đời cứ là sự tiếp nối nhau của những thứ vô thường ấy...

+ DUYÊN HỆ (duyên trợ lực) : là những cách thức mà các mắc xích duyên sinh ấy kết nối, câu hữu, vận hành với nhau.
Về mối duyên hệ giữa duyên sinh & duyên hệ ta có thể hình dung qua ví dụ sau :
VD :
+ Con cái phải nhờ cha mẹ -> có mặt ở đời-> rồi lớn khôn : khía cạnh này hiểu Duyên Sinh
+ Cha Mẹ đã hỗ trợ cho con cái về các khía cạnh : thể chất di truyền, bú mớm cơm áo, y tế, học hành : khía cạnh này hiểu là Duyên Hệ

[Image: 1f449.png] Duyên Sinh giải thích vì đâu ta có mặt ở đời. Duyên Hệ cho ta biết hành trình xuất sanh rồi hiện hữu, phát triển, lão hóa rồi biến hoại ấy diễn ra như thế nào?
CHI TIẾT CÁC DUYÊN HỆ
1/ Cảnh Duyên :
Là lực đẩy hay tác động từ những gì ta nhận biết trong đời sống qua 6 giác quan.
Đời sống là sự cộng ghép của 6 căn + 6 trần. Tùy thuộc vào sự có mặt của 6 căn + 6 trần đó mà cõi sống của chúng ta ra sao ( sống với 6 căn, trần đó như thế nào -> kết quả như vậy ).
Bước đi triệt để là thực hành Tứ Niệm Xứ để xem 6 trần như nhau, không còn Thiện, Ác, Buồn, Vui mà chỉ còn sự quan sát với Tuệ hành xả, cái tính Sanh - Diệt của mọi thứ.

2/ Nhân Duyên :
Là lực đẩy của khía cạnh thiện, ác trong tâm lý của đời sống chúng sinh.
- Thập thiện, thập độ, 37 phẩm Bồ Đề - đều nằm trong nhân duyên

3/ Nghiệp Duyên:
Các hành nghiệp: thân khẩu ý làm duyên hay là điều kiện, cho các quả trổ khi các điều kiện hội đủ. "PHÀM LÀM CHUYỆN (NGHIỆP) GÌ, CŨNG PHẢI NGHĨ ĐẾN HẬU QUẢ CỦA NÓ

4/ Quả Duyên (Dị Thục Duyên) :
Là lực đẩy của thiện ác từ quá khứ, hiện tại, vị lai
· Toàn bộ đời sống của chúng ta nằm trên lực đẩy của Nhân và Quả
+ Quả hiện tại là do Nhân của quá khứ,
+ Nhân hiện tại sẽ cho quả tương lai
+ Quả là nền tảng, là phương tiện, là điều kiện để tiếp tục gieo tạo nhân.

5/ Đồ Đạo Duyên :
Dầu muốn dầu không, dầu vô tình hay hữu ý, trong từng phút trôi qua, với dòng chảy liên tục của các hành: thân, khẩu, ý, ta luôn có mặt trên những CON ĐƯỜNG dẫn về đâu đó bởi 8 cặp đạo đối trọng nhau:
- Chánh kiến <=> tà kiến
- Chánh tư duy <=> tà tư duy
- Chánh ngữ <=> tà ngữ
- Chánh nghiệp <=> tà nghiệp
- Chánh mạng <=> tà mạng
- Chánh tinh tấn <=> tà tinh tấn
- Chánh niệm <=> tà niệm
- Chánh định <=> tà định

6/ Trưởng Duyên :
Là lực đẩy của những khía cạnh tâm lý mà ta thường sống trong đó mà không hề lưu ý. Đó là những gì tô đậm nhất trong đời sống của mình ( là hành trình nhân duyên )
- Bất cứ chuyện đời hay chuyện đạo ta cũng luôn cần đến 4 nguồn năng lượng chủ lực này :
+ Một ước muốn tha thiết – Dục : phải có ước muốn tha thiết trong cái ác thì ta mới có thể thực hiện điều đại ác – và ngược lại.
+ Một sự nỗ lực đúng mức – Cần
+ Một tâm thái thích hợp – Tâm : việc nào cũng đòi hỏi một tâm tham hay tâm sân mãnh liệt, có việc phải đòi hỏi một nội tâm ly dục & thiền định, có việc phải nhờ đến trí tuệ thánh nhân
+ Nhận thức về đường hướng hoạt động – Thẩm ( Trí Tuệ ) : với người làm việc lành không thể thiếu ánh sáng của trí tuệ, và một việc ác rất cần bóng tối của vô minh.

7/ Thường Cận Y Duyên : ( trong 12 duyên luôn có duyên này )
Là thói quen được hình thành do Ghét và Thích. Vấn đề ghét gì, thích gì LẶP LẠI NHIỀU LẦN thành thường cận y
Tất cả 12 Nhân Duyên đều có Thường Cận Y Duyên này
Bất cứ một hành tốt xấu nào trong tâm thức đều để lại một dấu ấn -> gọi là thường cận y duyên

8/ Quyền Duyên : ( Quyền: thành phẩn chủ yếu, thành tố căn bản )
Là lực đẩy căn bản của 22 thành tố căn bản làm nên sự hiện hữu gồm :
+ 5 thần kinh ( 5 quyền vật chất ) :Thị, thính , khứu, vị , xúc giác( vạn vật chỉ tồn tại khi được ta nhận biết )
+ 2 sắc tố giới tính : Chúng sanh trong cõi Dục mới có nam, nữ. Sắc và Vô Sắc không có phái tính. Trong 5 dục vấn đề Nam nữ là hàng đầu ( dục phái tính )
+ 1 Mạng Quyền : ( sinh lực , sức sống  ) của mỗi người trong vũ trụ ( Danh Mạng Quyền )
+ 1 Tâm
+ 5 Quyền Tâm Linh ( Tín, Tấn , Niệm , Định, Tuệ )
o Tín Quyền : niềm tin căn cứ trên cơ sở của trí tuệ
o Tấn Quyền : là sự nỗ lực trong việc làm
o Niệm : là sự cẩn trọng, lưu ý, phòng hộ, cảnh chừng, nhắc nhở
o Định : khả năng tập trung tư tưởng. Có 2 nguồn ( do công việc , do tu tập )
o Tuệ : có 3 nguồn :
· Văn : nghe học đọc từ người khác
·  Tư : là khả năng thấm thía, tiêu hóa thông qua sự suy nghĩ của cá nhân
·  Tu : là khả năng liên quan đến công phu thiền định hay thiền tuệ.
- Người tu thiền Định có trí sắc bén, nhanh nhạy hơn người bình thường nhờ sự hỗ trợ của Định Quyền (khả năng tập trung tư tưởng).
- Người tu thiền Tuệ - Tứ Niệm Xứ có trí sắc bén, nhanh nhạy hơn người bình thường nhờ sự hỗ trợ của Niệm Quyền.
- Người cõi Dục nhờ có được 5 Quyền này mới có điều kiện tâm lý để sống thiện và an lạc hơn người.
- Ở mức độ cao hơn cõi Dục Giới, thì 5 quyền này có điều kiện sanh về cõi Phạm Thiên.
- Ở người đủ túc duyên giải thoát thì 5 quyền này là điều kiện giúp họ chứng Thánh.
- Chính 5 quyền này cấu tạo nên vũ trụ và chúng sinh.
+ 5 cảm thọ thân và tâm (khổ-khổ thân , ưu – khổ tâm, lạc - sướng thân , hỷ - vui lòng , xả - cảm giác hờ hững không buồn vui sướng khổ ) :
. Lý do và điều kiện sướng khổ của chúng sinh không hề giống nhau. Tùy phước duyên và trình độ nhận thức mà mỗi người thích cái gì, thích như thế nào / ghét cái gì, ghét thế nào:
* Chúng sinh cõi Dục buồn vui sướng khổ trên cơ sở vật chất.
* Chúng sinh cõi thiền định không còn buồn khổ mà chỉ còn vui sướng, nhưng không trên cơ sở vật chất mà trên nền tảng Thiền Định. Như vậy chỉ cần nhìn cảm thọ của chúng sinh, ta sẽ biết họ thuộc tầng lớp nào và vì sao lại như vậy. Nói thế có nghĩa là Cảm Thọ là một thành tố quan trọng cấu tạo nên vũ trụ

+ 3 khả năng Nhận Thức : ở đây bao gồm 2 Phàm Trí & 1 Thánh Trí :
* Phàm Trí : 1 phàm trí giúp nhận biết lý Nhân Quả để làm lành lánh dữ, và 1 phàm trí hiểu biết Lý Tam Tướng (Vô Thường, Khổ, Vô Ngã) để mà khởi tâm nhàm chán sinh tử, cầu đạo Giải thoát.
* Thánh Trí : 1 trí hiểu biết nhân quả để biết cái gì cũng do duyên cấu tạo . 1 trí thấu ngộ lý Tam Tướng để cắt đứt phiền não. Hai loại thánh trí này lại chia thành 3 cấp độ :
.a/ Vị Tri Quyền : là trí sơ quả - Tu Đà Hườn thấy được Tứ Đế ( 2 điều vừa nói trên ) ở mức độ thánh nhân lần đầu tiên, cái thấy đó đủ mạnh để vị này chấm dứt vĩnh viễn thân kiến, hoài nghi và giới cấm thủ, đồng thời rút ngắn khả năng luân hồi, chỉ còn kéo dài tối đa trong 7 kiếp.
. b/Dĩ Tri Quyền : là trí tuệ của 2 tầng thánh giữa, tiếp tục thấy lại 2 điều trên với sự thuần thục của một người làm lại điều mình đã làm, thấy lại điều mình đã thấy.
. c/ Cụ Tri Quyền : là trí tuệ A La Hán nhận biết rốt ráo Tứ Đế không còn góc khuất nào, và do vậy chấm dứt vĩnh viễn tất cả phiền não, không còn tái sinh thêm một kiếp nào nữa.

Sở dĩ nói trí tuệ là chất liệu cấu tạo nên vũ trụ là vì toàn bộ vũ trụ có được là do sự thiếu vắng Trí Tuệ trong 4 Đế. Thánh trí có lúc nào -> lìa bỏ vô minh lúc đó.
(Thích ghét gì bằng càng ít căn càng tốt . Ái bằng 1 vài trong 6 căn thì cũng còn đỡ , còn ái đắm say cuồng nhiệt bằng cả 6 căn thì le lưỡi )
Câu hỏi : Vì sao trí tuệ là chất liệu cấu tạo nên vũ trụ ?
- Do vô minh trong 4 Đế -> tạo các nghiệp thiện ác -> tạo tâm đầu thai các cõi -> có danh sắc đi đầu thai , có cõi ( cấu tạo nên vũ trụ ).
- Nếu có trí tuệ thánh nhân thì ngược lại.

9/ Tiền Sanh Duyên :
Là lực đẩy của cái trước cho cái sau có mặt. Hay nói cách khác những gì ta làm bây giờ là duyên cho tương lai.
Cái nhân có trước . Bất cứ cái gì bây giờ làm đều để lại quả.
VD : Tôi dọn xe để chiều tôi đi chợ. Dọn xe là Tiền sanh duyên cho đi chợ.

10/ Hậu Sanh Duyên :
Là lực đẩy của cái sau tác động cho cái trước có mặt. Hay nói cách khác những gì bây giờ là thừa tiếp của quá khứ
VD : Vì chiều nay đi chợ nên tôi dọn chiếc xe . Đi chợ là hậu sanh duyên cho việc dọn xe
Ví dụ : Ngày thứ 3 là Tiền Sanh Duyên của Ngày Thứ 4, Nhưng là Hậu Sanh Duyên của Ngày Thứ 2.

11/ Vô Gián Duyên & Đẳng Vô Gián Duyên
Là lực đẩy cho sự liên tục, nối tiếp, không gián đoạn.
Tu hành là làm gián đoạn những thứ không cần liên tục, và giữ liên tục những thứ cần phải gián đoạn.

12. Vô Hữu Duyên :
Nhờ vào sự vắng mặt của A mà B mới có mặt. Mối quan hệ như vậy gọi là Vô Hữu Duyên
Vd: vì không có bệnh nên tôi mới ăn uống thoải mái, sống vui khỏe. Vì không có chìa khóa nên không mở cửa được...

13. Câu Sanh Duyên :
Nhờ sự có mặt đồng thời của A & B mà cả hai mới có mặt ( đôi khi cùng lúc là điều kiện cho cái gì đó vận hành ).

14/ Hiện Hữu Duyên & Bất Ly Duyên
Là lực đẩy có được từ sự có mặt của cái gì đó.
Nhờ sự có mặt này thì cái kia mới có mặt ( Này là nền của cái khác ).
A giúp B bằng sự có mặt.

15/ Ly Khứ Duyên :
Là lực đẩy có được từ sự vắng mặt của cái gì đó.
A giúp B bằng sự vắng mặt· Một cái được thêm vào thì có nhiều thứ khác bị lấy ra. Một cái bị lấy ra thì nhiều thứ khác được thêm vào.
VD : nhờ có hạnh lành này có mặt -> kéo theo hạnh lành kia có mặt

16 / Thiền Na Duyên :
Là lực đẩy có được từ việc đốt cháy hay xóa bỏ cái gì đó. Gồm có 7 sức đốt ( 7 thứ lửa ) còn gọi là 7 chi thiền gồm : Tầm, Tứ, Hỷ, Lạc, Định, Ưu, Xã
- Tầm : là khả năng hướng tâm đến cảnh
- Tứ : là trạng thái quan sát đối tượng
· Trong kinh ví dụ Tầm như động tác bay tới của con ong, Tứ là động tác vờn quanh đóa hoa, 2 tâm sở này có mặt ở tất cả chúng sanh hưởng dục và ở tầng Sơ Thiền ( vốn ly dục nhưng chưa đủ mạnh ). Khi nào tâm ly dục rồi thì để nhận biết đối tượng ta cần bỏ 2 tâm sở này. Ngay cả với 1 vị A La Hán tuy đã ly dục tuyệt đối nhưng khi nào tâm không trú thiền ( tức còn đang sống với 5 trần cảnh vật chất ) thì cũng phải xài 2 tâm này. Nói vậy có nghĩa là sự có mặt của 2 tâm sở này ngăn chặn sự có mặt của các tầng thiền từ Nhị Thiền trở lên. Tầm, Tứ giống cây nạng của người tàn tật, người nào còn dùng thì là do sức khỏe có vấn đề.
· Thiền mà bị chướng ngại thì phải xét lại : giới luật, sự hối hận ( làm lỗi với ai chưa xin lỗi ), lời hứa chưa làm, công việc chưa xong, vật thực có thích hợp, đề mục có thích hợp.

17/ Vật Thực Duyên :
Toàn bộ vũ trụ gồm trời đất và chúng sinh trong đó với cả tinh thần và vật chất đều luôn tồn tại và vận hành với sự nuôi dưỡng của các dưỡng tố. Tinh thần có thức ăn của tinh thần, vật chất có thức ăn của vật chất. Từ hòn đá, ngọn cỏ cho đến đời sống tâm linh của một bậc thánh thảy đều nhờ đến dưỡng tố. Đức Phật thường nhắc đến 4 thực phẩm nuôi sống muôn loài muôn vật:

a/ Đoàn Thực : là thực phẩm nuôi dưỡng thân xác của động vật. Tùy thuộc vào thức ăn và thể tạng của từng người mà bữa ăn nào có lợi và có hại cho thân xác của ta.
b/ Xúc Thực : là hoạt động của 6 căn trước 6 trần. Tùy thuộc vào ta đang sống nhiều với trần cảnh nào mà phẩm chất của đời sống ta theo đó mà được quyết định. Có những thứ chủ đề tinh thần càng theo đuổi giúp ta đi lên, ngược lại có thứ đẩy ta đi xuống.
c/ Tư Niệm Thực : là chủ ý hành động trong từng phút giây của đời sống ( Tâm sở Tư ). Cũng chính là xúc thực chia chẻ ra
d/ Thức Thực : là tâm đầu thai vào các cõi, được tạo ra từ Tư Niệm Thực ( Tùy vào đầu thai bằng tâm gì mà anh sẽ mang thân tương ứng với người đó )

18. Hỗ Tương Duyên :
Là lực đẩy qua lại giữa nhân và quả. Nhờ vậy quả được hỗ trợ
VD như cả hai cùng khiêng 1 vật nặng.

19. Tương Ưng Duyên & Bất Tương Ưng Duyên :
Là lực đẩy có được từ sự độc lập, sự chắp nối hay cách ly của các pháp.
Vd: nước + đường + chanh là tương ưng duyên
Còn cái ly đựng tụi nó, hay cái muỗng khuấy tụi nó là bất tương ưng duyên, chứ mà tương ưng hòa tan luôn thì...

Toàn bộ thế giới này là dòng chảy liên tục bởi các DUYÊN ấy, được thiết lập trên nền tảng của hai thứ giả niệm – Hạnh phúc & Đau khổ:
+ Hạnh phúc là sự có mặt cái ta thích, vắng mặt cái ta ghét
+ Đau khổ là sự có mặt cái ta ghét, vắng mặt cái ta thích
+ Hạnh phúc là tìm được, "tạm" giữ được cái ta thích, "tạm" né tránh được cái ta ghét.
+ Đau khổ là tìm ko được cái ta thích, né tránh ko đc cái ta ghét.
Vậy cái THÍCH hay GHÉT đó ở đâu ra ??

Do 3 yếu tố (khuynh hướng tâm lý, môi trường sống, tiền nghiệp) ra sao mà chúng ta Thích và Ghét khác nhau. Chính từ cái thích & ghét đó mới nảy sinh hành nghiệp Thiện hay hành Ác, rồi phải thọ lãnh cảm thọ - Hạnh phúc hay Đau khổ.
Thế giới được gọi là vọng ảo vì không có gì là nam, nữ, sông, núi, người, vật, cây cỏ, linh hồn, bản ngã …. Quy nạp rốt ráo lại từ tính thế tục về tính uyên nguyên, bản thể thì nó chỉ gồm lục đại ( 6 thứ ) ráp lại gồm :
+ Tứ Đại: đất, nước, lửa, gió (thuộc sắc pháp)
+ Hư Không (thuộc sắc pháp)
+ Thức (thuộc về danh pháp, là yếu tố tinh thần gồm Tâm và Tâm sở)

6 thứ này ráp lại gọi là vũ trụ, làm nên 6 căn & 6 trần
6 trần được gọi là 6 trần khi được 6 căn biết <-> và ngược lại, 6 căn chỉ được gọi là 6 căn khi có sự biết 6 trần.

+ Sanh tử luân hồi là do Vô Minh trong 4 Đế - không biết 6 căn , 6 trần là của nợ, là gánh nặng, là phiền lụy, là chướng ngại, là đau khổ nên cứ mãi trốn khổ tìm vui bằng cách đầu tư vào Thiện , Ác, Buồn, Vui,.rồi cứ chấp thủ "Ta, của Ta", thế là cuồng nhiệt gồng gánh mang xách chúng nó đi tới đi lui khắp cùng cái tam giới này, lúc sướng thì vênh váo enjoy, lúc khổ thì le lưỡi than trách...
Dòng Luân hồi chỉ là chuỗi quẩn quanh xoay vòng bởi bánh xe duyên sinh duyên hệ ấy..

( - Dã Quỳ Nguyên Giang lược ghi  theo Course giảng của sư Giác Nguyên  tại Houston – Hoa Kỳ  tháng 10/2019 - )
[-] The following 2 users Like abc's post:
  • dulan, LeThanhPhong
Reply