VN: 2 du khách nước ngoài bị đuổi ở 'Tuyệt tình cốc' vì kô n
#1





Khách nước ngoài bị xua đuổi ở 'Tuyệt tình cốc' vì không nộp 10.000 đồng 
[color=rgba(144, 144, 144, 0.75)]23/01/2018 08:43 GMT+7[/color]




Hình ảnh một người phụ nữ liên tục xua đuổi và có lời lẽ khiếm nhã với hai du khách nước ngoài định chụp hình ở hồ “Tuyệt tình cốc” (xã An Sơn, huyện Thủy Nguyên, TP Hải Phòng) phát tán trên mạng khiến nhiều người bất bình.

Hình ảnh trong đoạn video phát tán trên mạng xã hội tối 22-1 cho thấy cảnh một phụ nữ Việt liên tục đeo bám, dùng khăn vải phẩy phẩy vào điện thoại của một nữ du khách nước ngoài đang đứng trên bè nổi tự chế chụp hình hồ "Tuyệt tình cốc" tại xã An Sơn, huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng.



Nguyên nhân hành động này được cho vì khách không chịu đưa tiền "phí" 10.000 đồng/người.

Trao đổi với PV Tuổi Trẻ ngày 23-1, ông Nguyễn Văn Đăng - chủ tịch UBND xã An Sơn - cho biết đã nắm được sự việc sau khi xem được những hình ảnh từ đoạn video, bản thân ông cũng rất bức xúc trước cách hành xử phản cảm của người phụ nữ Việt với hai nữ du khách nước ngoài.

Theo ông Đăng, người phụ nữ Việt trong đoạn video là bà H., một người bán hàng nước ngay gần hồ "Tuyệt tình cốc".

[Image: xua-duoi-khach-2-1516672052660.jpg]
Bà H. xua đuổi hai vị khách nước ngoài khi họ định xuống bè nổi bấm vài kiểu ảnh lưu niệm ở hồ "Tuyệt tình cốc" - Ảnh: cắt từ video NGUYỄN CÔNG

[Image: xua-duoi-khach-1516672167900.jpg]
Khi một nữ du khách bức xúc, không rời khỏi bè nổi tự chế của bà H., người phụ nữ Việt liên tục đeo bám và dùng khăn vải phẩy phẩy trước điện thoại của khách - Ảnh: cắt từ clip NGUYỄN CÔNG

Ông Đăng cũng cho biết mặc dù chính quyền địa phương đã cấm không cho người dân và khách du lịch đến gần khu vực hồ "Tuyệt Tình cốc" để đảm bảo an toàn song nhiều người vẫn tìm đến, bất chấp những cảnh báo nguy hiểm.

"Nước khu vực này sâu đến hàng chục mét, địa phương chưa có hướng quy hoạch cụ thể do hồ nhân tạo này nằm trong vành đai an toàn của công ty khai thác đá phục vụ sản xuất xi măng" - ông Đăng cho hay.

Được biết, phần bè tự chế của gia đình bà H. làm trên lòng hồ "Tuyệt tình cốc" đã bị chính quyền xã An Sơn nhiều lần nhắc nhở, tổ chức tháo dỡ nhưng mỗi khi lực lượng chức năng đến là gia đình này lại kéo bè đi nơi khác, lợi dụng lúc không có lực lượng chức năng lại kéo về.

"Trong hôm nay chúng tôi sẽ phối hợp Công an huyện Thủy Nguyên tổ chức cưỡng chế, nhấn chìm bè nổi này nhằm chấn chỉnh tình trạng hoạt động kinh doanh trái phép, gây nguy hiểm" - ông Đăng thông tin thêm.
Reply
#2
hồ 'Tuyệt Tình Cốc' thơ mộng ở Hải Phòng

02/03/2017  11:47 GMT+7             


Địa danh này được dân phượt yêu thích và đặt tên là “Tuyệt Tình Cốc”. Đây là điểm thường được giới trẻ tìm đến vào những ngày cuối tuần để vui chơi, chụp ảnh cưới…

Tuy nhiên, sự thật về hồ nước này không phải ai cũng biết. Đây là hồ nước rộng khoảng 20 ha, có màu xanh ngắt. Hồ nước được bao bọc bởi dãy núi đá vôi Trại Sơn.

Anh Nguyễn Đức Hùng (SN 1989, Thủy Nguyên, Hải Phòng), một nhiếp ảnh gia, cho biết: "Hồ nước có màu xanh do ảnh hưởng của núi đá vôi và chất tạo thuốc nổ. Nhiều năm trước, đây là khu vực khai thác đá phục vụ sản xuất xi măng và vật liệu xây dựng.

[Image: tuyet-tinh-coc-ho-nuoc-xanh-hai-phong-0713.jpg]
Tuyệt tình cốc là hồ rộng 20 ha, bao quanh bởi núi đá vôi, được hình thành do quá trình khai thác núi đá vôi tầng âm của các doanh nghiệp đóng trên địa bàn Hải Phòng. 

Sau đó, một số doanh nghiệp đưa máy móc, thuốc nổ đến khai thác tầng đá âm. Dần dần toàn bộ khu vực chân núi đá rộng bị đào sâu xuống gần 40m.

Các hố đá này lâu dần trở thành hồ chứa nước trong veo có màu xanh ngắt tuyệt đẹp. Màu xanh này do ảnh hưởng từ núi đá vôi xung quanh và thuốc nổ. Độ đậm nhạt của màu xanh hồ nước xã An Sơn thay đổi nhiều lần trong ngày, tuỳ thuộc vào mây trời”.



[Image: wE6RGPM.jpg]
Hồ nước được tạo nên từ các núi đá sâu và dốc. 



Bên cạnh đó, anh Hùng cũng cảnh báo, do bao quanh bởi núi đá nên người dân xung quanh khu vực hồ nước thường gọi đây là Máng đá. Còn giới trẻ ưa khám phá, nhiếp ảnh thường gọi với tên mỹ miều là Tuyệt Tình Cốc hay Cửu Trại Châu - những địa danh nổi tiếng trong tiểu thuyết kiếm hiệp.

Phong cảnh đẹp nhưng hồ nước này có thể chứa nhiều chất hóa học hại sức khỏe do quá trình khai thác vật liệu trước đây để lại.
Reply