Những loài thực vật quý hiếm nhất
#1
Những loài thực vật quý hiếm nhất

Chúng ta thường được nghe tới những loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng mà không biết rằng trong thế giới thực vật cũng có những loài cây đang bị đe dọa nghiêm trọng và cần được bảo tồn.
Dưới đây là 9 loài thực vật đang bị đe dọa nghiêm trọng hiện nay, nằm trong danh sách những sinh vật nguy cấp nhất của Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN).

Chúng đang bị đe dọa bởi sự phá hủy môi trường sống, việc khai thác trái phép, săn bắn và cạnh tranh với các loài xâm lược
1. Cây nắp ấm Attenborough

Xuất hiện trên đỉnh núi Victoria, Palawan, Philippines, loại cây đặc hữu này chỉ còn lại khoảng vài trăm cá thể, rất khó tiếp cận.
Cây nắp ấm là loại cây ăn thịt, bẫy động vật bằng chiếc bình chứa chất lỏng gọi là “ấm”. Cây nắp ấm Attenborough là một trong những loại lớn nhất thuộc họ nắp ấm. Bình đựng của nó cao tới 30cm, có thể bẫy côn trùng và chuột.
Loài này chỉ được phát hiện vào năm 2007 khi một nhóm các nhà thực vật học, dưới sự mách bảo của 2 nhà truyền giáo Kito, đã lên núi Victoria. Nó được đặt tên theo nhà tự nhiên học người Anh David Attenborough.

[Image: cay-nap-am-attenborough.jpg]
Tàn nắng hoa phai hồn đi lạc
Thu về trước ngõ mộng chưa sang





Reply
#2
[Image: co-tu-tu.jpg]

2. Cọ tự tử

Nó sống khoảng 50 năm, nở hoa duy nhất một lần và chết ngay sau đó.


Đây là loại cọ khổng lồ chỉ được tìm thấy ở những vùng xa xôi ở Tây Bắc Madagascar.
Hoa của cọ nở thành chùm, ngay sau khi nở, chim chóc cùng các loài côn trùng sẽ đến lấy mật, góp phần đẩy nhanh quá trình thụ phấn. Hoa sau khi được thụ phấn có thể phát triển thành quả.
Cọ Tahina dồn toàn bộ chất dinh dưỡng dự trữ cho quá trình nở hoa. Vì thế mà sau khi hoa biến thành quả, chúng sẽ gục ngã vì cạn kiệt dưỡng chất rồi chết. Chúng thường nở hoa sau 30-50 năm
Loài cây này được phát hiện vào năm 2005 bởi một người trồng điều và chính thức được mô tả vào năm 2008. Cọ tự tử đạt chiều cao thân 18m và tán lá khổng lồ, có đường kính lên tới 5m. Những cây cọ này có thể được nhìn thấy trên Google Earth. Chỉ còn khoảng 90 cá thể trong tự nhiên.
Tàn nắng hoa phai hồn đi lạc
Thu về trước ngõ mộng chưa sang





Reply
#3
[Image: Rhizanthella-gardneri.jpg]

3. Địa lan Tây Úc Rhizanthella gardneri

Loại phong lan đặc biệt này thường dành toàn bộ cuộc đời của mình dưới lòng đất. Nó thậm chí còn nở hoa trong lòng đất. Vào cuối tháng 5 đến đầu tháng 6, mỗi cây nở ra hơn 100 bông hoa từ màu kem đến màu đỏ và tỏa mùi thơm mạnh mẽ.
Nó chỉ sống ký sinh trên những bụi cây Broom ở phía tây Australia. Do thiếu chất diệp lục nên cây không thể tổng hợp năng lượng từ ánh sáng mặt trời như hầu hết các loại thực vật. Thay vào đó, nó hút chất dinh dưỡng từ rễ của cây bụi nhờ việc liên kết với các loài nấm ký sinh.
Người ta cho rằng, hiện chỉ còn chưa đến 50 cá thể địa lan này.
Tàn nắng hoa phai hồn đi lạc
Thu về trước ngõ mộng chưa sang





Reply
#4
[Image: mammillaria-herrerae.jpg]i

4. Xương rồng Mammillaria herrerae

Loài này còn được gọi là cây “bóng golf”, chỉ được tìm thấy trên những ngọn núi ở Queretaro, Mexico. Cây bóng golf là loại xương rồng có gai trắng nhỏ và hình dạng giống như quả bóng golf.

Những bông hoa màu hồng xinh đẹp của nó đã được phổ biến trong giới làm vườn, rất nhiều cá thể xương rồng hoang dại đã bị thu thập bất hợp pháp. Kết quả là số lượng loại cây này sẽ giảm hơn 95% sau 20 năm.
Tàn nắng hoa phai hồn đi lạc
Thu về trước ngõ mộng chưa sang





Reply
#5
5. Vạn tuế Venda cycad (Encephalartos hirsutus)

Loại cây này chỉ có tại tỉnh Limpopo, Nam Phi. Nó được mô tả khoa học lần đầu vào năm 1996.

Giống như xương rồng bóng golf, nó đang bị đe dọa bởi việc thu thập bất hợp pháp để làm cây cảnh, số lượng cá thể đã giảm xuống đáng kể. Có một báo cáo chưa được xác nhận đó là Venda cycad đã bị tuyệt chủng trong tự nhiên.



[Image: van-tue-venda-cycad.jpg]
Tàn nắng hoa phai hồn đi lạc
Thu về trước ngõ mộng chưa sang





Reply
#6
[Image: sua-jellyfish.jpg]

6. Sứa Jellyfish (Medusagyne oppositifolia)

Loài thực vật này được cho là đã tuyệt chủng cho đến khi nó được phát hiện lại vào những năm 1970. Có tên là sứa Jellyfish bởi quả của cây này khi nở bung ra giống hình dạng một con sứa.

Những cá thể còn lại duy nhất của loài sứa Medusagynaceae được tìm thấy trên đảo Mahe ở Seychelles. Chỉ còn lại khoảng 86 cây sứa trưởng thành trong tự nhiên và có một vài cá thể không còn sinh sản nữa.
Tàn nắng hoa phai hồn đi lạc
Thu về trước ngõ mộng chưa sang





Reply
#7
[Image: cay-poke-me-boy.jpg]

7. Cây Poke-me-boy (Acacia anegadensis)

Là loại cây bụi nhiều gai chỉ được tìm thấy trên đảo Anegada và Fallen Jerusalem của quần đảo Virgin thuộc Anh. Những hòn đảo này là vùng thấp nên các cây có thể bị ngập nước khi nước biển dâng.

Số lượng cây chưa được xác định nhưng loài này hiện được biết đến là chỉ còn xuất hiện ở khu vực nhỏ hơn 10km2. Để tăng cơ hội tồn tại, những cây poke-me-boy trưởng thành đang được trồng trong vườn bách thảo JR O’Neal tại Tortola và Vườn bách thảo Hoàng Gia ở Kew, Anh.
Tàn nắng hoa phai hồn đi lạc
Thu về trước ngõ mộng chưa sang





Reply
#8
[Image: cay-san-ho.jpg]

8 . Cây san hô (Erythrina schliebenii)

Cây san hô với hoa màu đỏ tươi và thân có gai chỉ sống tại vùng rừng hẻo lánh ở đông nam Tanzania.
Dù được tuyên bố đã tuyệt chủng vào năm 1998 nhưng cây san hô lại được phát hiện ra vào năm 2001 ở một vạt rừng nhỏ. Tuy nhiên, vạt rừng này đã bị phá tàn phá để phát triển nhiên liệu sinh học và loài này lại bị tuyệt chủng lần nữa. Nó được tái phát hiện lần tiếp theo vào năm 2011.
Hiện còn chưa đến 50 cá thể trưởng thành trong tự nhiên, ở một địa điểm duy nhất và không hề được bảo vệ.

SƯU TẦM
Tàn nắng hoa phai hồn đi lạc
Thu về trước ngõ mộng chưa sang





Reply