Học hát bè
#1
(2024-12-15, 03:07 AM)005 Wrote: Vậy thì mình khỏi plugin đó mình xài miễn phí online cũng được. Trên trang online này có phần "Key BPM Finder"  là cái mình cần:  https://vocalremover.org/fr/

LLP chọn một bài thu âm đi rồi mình "tập học" giống sư Minh Tuệ ha.  Shy

(2024-12-16, 11:04 PM)lưu ly phố Wrote: Trang này thì LL có biết vì có vọc nó khi tìm nhạc karaoke không ra hihi. 


Cảm ơn anh 5  Tulip4 , để LL xây cái lớp lá cạnh bên XH học kết bè nhen anh.


Anh 5   Smiling-face-with-halo4 , 



LL tìm ra bài này sáng nay, Thái Hiền hát có bè. HOA RỤNG VEN SÔNG


https://www.youtube.com/watch?v=dMWohwLUFns


Và tìm ra karaoke đúng tông.


https://www.youtube.com/watch?v=r-E8A5Errew


Mình chỉ nương theo bài của Thái Hiền mà làm ít bè thôi phải không anh 5?

Tạm thời LL cất hàng vào đây trước. Nghe nói anh 5 đang bị cảm và còn làm hai c/t nên chuyện học bè để từ từ hong sao. Chúc anh 5 mau lành bệnh, khi nào rảnh rỗi thì mới vào lớp chỉ dẫn LL sau.
Xin cảm ơn anh 5 trước.  Tulip4 Musical-note_1f3b5 Cheer
Reply
#2
Hahaha nghe mắc cỡ ghê. Tiêu đề là học hát bè, đúng là học ráp bè. :-) 5 không có khả năng dạy hát bè. Chỉ biết tí xíu nhạc lý và có chút khả năng về thẩm âm nên có thể tự hát bè được thôi.

 Dù mình có lười bao nhiêu, thì cũng phải qua một ít căn bản nhạc lý sau đây về quãng nhe. Nếu không khi tự hát bè, hoặc áp dụng nhu liệu tạo bè cũng không biết đâu mà mò. 

 Trước hết bè nghĩa là hòa âm. Có âm thanh đi cùng một âm thanh khác thì gọi là bè. Tuy nhiên nếu 2 người, 3 người hát song ca, tam ca, tứ ca, hợp ca v.v.v chỉ hát đúng một cao độ của các nốt thì nó không có gì đặc biệt, cách hát như vậy không tạo ra cảm xúc. Do đó khi không hát đơn, mà hát đôi, hát ba, hát nhiều giọng, thì làng âm nhạc cổ điển đã sáng chế thêm cách hòa các âm diệu vào nhau bằng cách có người hát bè chính (theo Key của bài,  đó là lý do vì sao khi tạo bè mình phải biết rõ key của bài <== Key Finder!  Bingo :-) ),  và có những người hát cường độ yếu hơn nhưng cao độ cao hơn thì gọi là hát bè. Cường độ là volume. Cao độ là giá trị tăng giảm của một nốt.  

Khi bè, các bè phụ sẽ thay đổi cao độ, cao hơn hoặc thấp hơn. 

Việc tăng hoặc giảm cao độ trong âm nhạc được gọi là nhảy quãng.

 Từ bé chúng ta được biết âm nhạc Tây phương là thất cung (7 nốt:  đồ, rê, mi, fa, sol, la, si). Do đó chúng ta sẽ có 8 quãng chính thức, còn gọi là một bát độ. Nghĩa là từ nốt đồ mà lên ngay chóc nốt đố là hát quãng 8, tăng lên 8 bậc. Điều này không có gì hay và mới mẻ. Khi hát bè chúng ta buộc phải hát các quãng cao hơn hoặc thấp hơn nhưng không cùng một giá trị (quãng tám). 

Thông thường chúng ta hát bè các quãng 3, quãng 5 hoặc quãng 6

Người có thẩm âm tốt, khi nghe một nốt nhạc ví dụ là C tức là nốt Đô, bảo anh/chị hát bè quãng 3 đi, là họ tự tăng nhảy lên quảng 3, mỗi quãng cách nhau 1 cung (ngoài nốt thăng là nửa cung ví dụ C => C#; đọc là Đô lên Đô thăng nhảy nửa cung,   hoặc từ E lên F và B lên C  ==> hai cặp Mi-Fa, Si-Đô này khi nhảy nốt theo thứ tự chỉ có nửa cung) 

Do đó nếu "hát bè quãng 3" cho 1 nốt duy nhất ví dụ như nốt Đô ©, thì chúng ta sẽ hát nốt Mi (là E). Đọc là: nốt mi là nốt quãng 3 của nốt Đo.  

Như vậy thì trong một bài hát, không chỉ có một nốt mà một chuỗi các nốt liên tục. Cũng may là không ai hát bè từ nốt đầu tiên đến nốt cuối cùng thì từ hay trở thành hết hay. Chúng ta phải chọn ra, các đoạn thích hợp mà mình cho rằng nếu đoạn đó hát thêm bè phụ quãng 3, quãng 5 sẽ hay hơn. Các ca đoàn, các ban hợp xướng, hay chỉ băng tam ca 3 người như băng Sao Băng trước 75 có ông Thanh Sơn, Duy Mỹ, Phương Đại cũng hát bè ngoạn ... thính. :-)

Lý thuyết rất đơn giản ha, hát bè nghĩa là hát giai điệu ở quãng khác với quãng chính trong bài. Thế thôi. Việc khó là việc thực hành và soạn bè sao cho hay. Có khi đang hát bè quãng 3, nhạc sĩ hòa âm cho nhấn 1, hay 2 nốt lên quãng cao hơn, hoặc xuống quãng thấp hơn nhiều. Việc này là khả năng hòa thanh của nhạc sĩ, cũng như sự sáng tạo, nôm na là khiếu cảm nhận âm nhạc của mỗi người. Không có công thức nhất định. Công thức nhất định hòa âm cho dễ là hát bè ở 3 quãng là quãng 3, quãng 5 và quãng 6.

Nếu tự hát bè cho mình, và đã chọn cho mình một bài hát vừa âm vực rồi, hoặc đã gần "lút cán" rồi mà hát bè quãng 3, nghĩa là cao hơn 3 nốt thì làm sao hát. Chính xác: hát giọng óc!  (nôm na là giọng mái). Cho nên nếu muốn hát bè thoải  mái ở quãng 3, mình buộc phải tìm bài dưới sức mình một chút, để lúc mình hát bè mình có thể hát cao lên đoạn đó 3 nốt mà không bị hoác.

Khi không thể tự hát bè. Chúng ta sẽ nhảy sang các plugin trợ giúp tạo bè. Ví dụ PitchProof. PitchProof dựa vào Key của bài mình đưa mà lần lượt chỉnh nốt cao lên theo quãng nào mình muốn. 

Do đó trước khi tạo bè một bài nhạc (trên thực tế là chỉ một đoạn nhạc thôi) mình phải biết key hay còn gọi theo tiếng Việt là "tông" của bài. 

Do đó mình sử dụng plugin trong nhu liệu mix nhạc, hoặc lên mạng các trang "Key Finder" upload bài nhạc để chúng xác định key/ tông bài nhạc giúp mình (ai biết đàn bất cứ nhạc cụ nào thì dễ rồi ha, tìm tông một bài rất đơn giản khi không có ký xướng âm).

Với PitchProof khi đã biết tông nhạc rồi, chúng ta chọn choice list bên phải tông nhạc của bài mình. Xong rồi sang choice list bên trái chọn cặp quãng, hoặc chọn một quãng như quãng 3 chẳng hạn, bấm OK là nhu liệu nó nâng quãng đoạn đó lên cho mình. Sau đó add / ghép đoạn đó vào track kế tiếp song song với đoạn nhạc mình muốn có thêm bè.

Tuy nhiên làm thế là chưa chuyên nghiệp lắm. Vì không được chính xác. Khi muốn tạo bè hay effect. Các người mix nhạc thông thường dupplicate cái track vocal của mình thành 4, 5 tracks gì đó. Một track để dành cho reverb effect, một track dành riêng cho hiệu ứng echo chẳng hạn, và 2 tracks cho bè.  Khi đã có track bè rồi (dupplicate từ track main vocal), chúng ta chỉ cần sử dụng pitchproof để tạo quãng 3 hay quãng 5 lên track đó. Như đã nói bên trên: chọn choice list bên trái. 

Tóm lại đây là steps-to-do:

00. KeyFinder, lên mạng upload bài mình muốn hát vào các trang KeyFinder miễn phí để xác định "tông" của bài.
01. Nhân đôi hoặc nhân ba track chính tùy thích muốn làm bao nhiêu bè. 
02. Highlight toàn bộ track bè và chọn VST PitchProof. 
03. Trong khung thoại của PitchProof, chọn choice list bên phải và điền "tông" đã xác định ở bước 00.
04. Trong khung thoại của PitchProof, chọn choice list bên trái và chọn "quãng" mình muốn tạo bè, ví như 3+ hay 5+ etc...
05. Hạ volume của track vừa tạo bè xuống. Hát bè phụ, thông thường không thể có cường độ mạnh như bè chính được, âm thanh cho track đó mình phải chỉnh nhỏ đi. 
06. Sau đó chọn lọc ra đoạn nào mình muốn có bè thì cắt các đoạn không thích trong track đó bỏ đi (trong các nhu liệu thì là biểu tượng cái kéo, hoặc là tìm item có động từ "split" trong các menu items.

Vậy là xong rồi.  Làm bè không khó, làm bè có duyên, có hay hay là dở mới là chuyện quan trọng. Có nhiều đoạn thà để bè chính còn hơn thêm bè phụ mà nghe tréo cẳng ngỗng quá. :-)

OK. Bây giờ LLP hát bài Hoa Rụng Ven Sông. Rồi đưa phần thu âm vocal bài đó cho 5. 5 và LLP cùng làm. Xem ai làm bè thuận lỗ tai hơn nhé. Học và Tập luôn!  Shy
[Image: K6bu1Jw.png]
[-] The following 1 user Likes 005's post:
  • lưu ly phố
Reply
#3
Hôm bữa lúc tưới cây rồi liên tưởng tới một bài nhạc và hỏi bâng quơ có ai ... đồng cảm  Wink không nhưng chẳng có ai trả lời.
Sẵn thấy LLP tính học hát bè một bài nhạc nên rinh vào để gợi ... cảm hứng  Face-with-stuck-out-tongue-and-winking-eye_1f61c . 

Không có sông thì dùng tạm ... chậu  Wink


[Image: 20241213-100556.jpg]
[-] The following 1 user Likes phai's post:
  • lưu ly phố
Reply
#4
(Yesterday, 01:16 PM)phai Wrote: Hôm bữa lúc tưới cây rồi liên tưởng tới một bài nhạc và hỏi bâng quơ có ai ... đồng cảm  Wink không nhưng chẳng có ai trả lời.
Sẵn thấy LLP tính học hát bè một bài nhạc nên rinh vào để gợi ... cảm hứng  Face-with-stuck-out-tongue-and-winking-eye_1f61c . 

Không có sông thì dùng tạm ... chậu  Wink


[Image: 20241213-100556.jpg]

Hôm đó anh Phai hỏi, suy nghĩ mãi, Sầu đi google ra bài hát Hoa rụng ven sông, lần đầu Sầu nghe bài đó, nên thôi im luôn. Rolling-on-the-floor-laughing4
Vấn thế gian, tình là chi...


[-] The following 2 users Like LýMạcSầu's post:
  • lưu ly phố, phai
Reply
#5
(Yesterday, 04:52 AM)005 Wrote: Hahaha nghe mắc cỡ ghê. Tiêu đề là học hát bè, đúng là học ráp bè. :-) 5 không có khả năng dạy hát bè. Chỉ biết tí xíu nhạc lý và có chút khả năng về thẩm âm nên có thể tự hát bè được thôi.

 Dù mình có lười bao nhiêu, thì cũng phải qua một ít căn bản nhạc lý sau đây về quãng nhe. Nếu không khi tự hát bè, hoặc áp dụng nhu liệu tạo bè cũng không biết đâu mà mò. 

 Trước hết bè nghĩa là hòa âm. Có âm thanh đi cùng một âm thanh khác thì gọi là bè. Tuy nhiên nếu 2 người, 3 người hát song ca, tam ca, tứ ca, hợp ca v.v.v chỉ hát đúng một cao độ của các nốt thì nó không có gì đặc biệt, cách hát như vậy không tạo ra cảm xúc. Do đó khi không hát đơn, mà hát đôi, hát ba, hát nhiều giọng, thì làng âm nhạc cổ điển đã sáng chế thêm cách hòa các âm diệu vào nhau bằng cách có người hát bè chính (theo Key của bài,  đó là lý do vì sao khi tạo bè mình phải biết rõ key của bài <== Key Finder!  Bingo :-) ),  và có những người hát cường độ yếu hơn nhưng cao độ cao hơn thì gọi là hát bè. Cường độ là volume. Cao độ là giá trị tăng giảm của một nốt.  

Khi bè, các bè phụ sẽ thay đổi cao độ, cao hơn hoặc thấp hơn. 

Việc tăng hoặc giảm cao độ trong âm nhạc được gọi là nhảy quãng.

 Từ bé chúng ta được biết âm nhạc Tây phương là thất cung (7 nốt:  đồ, rê, mi, fa, sol, la, si). Do đó chúng ta sẽ có 8 quãng chính thức, còn gọi là một bát độ. Nghĩa là từ nốt đồ mà lên ngay chóc nốt đố là hát quãng 8, tăng lên 8 bậc. Điều này không có gì hay và mới mẻ. Khi hát bè chúng ta buộc phải hát các quãng cao hơn hoặc thấp hơn nhưng không cùng một giá trị (quãng tám). 

Thông thường chúng ta hát bè các quãng 3, quãng 5 hoặc quãng 6

Người có thẩm âm tốt, khi nghe một nốt nhạc ví dụ là C tức là nốt Đô, bảo anh/chị hát bè quãng 3 đi, là họ tự tăng nhảy lên quảng 3, mỗi quãng cách nhau 1 cung (ngoài nốt thăng là nửa cung ví dụ C => C#; đọc là Đô lên Đô thăng nhảy nửa cung,   hoặc từ E lên F và B lên C  ==> hai cặp Mi-Fa, Si-Đô này khi nhảy nốt theo thứ tự chỉ có nửa cung) 

Do đó nếu "hát bè quãng 3" cho 1 nốt duy nhất ví dụ như nốt Đô ©, thì chúng ta sẽ hát nốt Mi (là E). Đọc là: nốt mi là nốt quãng 3 của nốt Đo.  

Như vậy thì trong một bài hát, không chỉ có một nốt mà một chuỗi các nốt liên tục. Cũng may là không ai hát bè từ nốt đầu tiên đến nốt cuối cùng thì từ hay trở thành hết hay. Chúng ta phải chọn ra, các đoạn thích hợp mà mình cho rằng nếu đoạn đó hát thêm bè phụ quãng 3, quãng 5 sẽ hay hơn. Các ca đoàn, các ban hợp xướng, hay chỉ băng tam ca 3 người như băng Sao Băng trước 75 có ông Thanh Sơn, Duy Mỹ, Phương Đại cũng hát bè ngoạn ... thính. :-)

Lý thuyết rất đơn giản ha, hát bè nghĩa là hát giai điệu ở quãng khác với quãng chính trong bài. Thế thôi. Việc khó là việc thực hành và soạn bè sao cho hay. Có khi đang hát bè quãng 3, nhạc sĩ hòa âm cho nhấn 1, hay 2 nốt lên quãng cao hơn, hoặc xuống quãng thấp hơn nhiều. Việc này là khả năng hòa thanh của nhạc sĩ, cũng như sự sáng tạo, nôm na là khiếu cảm nhận âm nhạc của mỗi người. Không có công thức nhất định. Công thức nhất định hòa âm cho dễ là hát bè ở 3 quãng là quãng 3, quãng 5 và quãng 6.

Nếu tự hát bè cho mình, và đã chọn cho mình một bài hát vừa âm vực rồi, hoặc đã gần "lút cán" rồi mà hát bè quãng 3, nghĩa là cao hơn 3 nốt thì làm sao hát. Chính xác: hát giọng óc!  (nôm na là giọng mái). Cho nên nếu muốn hát bè thoải  mái ở quãng 3, mình buộc phải tìm bài dưới sức mình một chút, để lúc mình hát bè mình có thể hát cao lên đoạn đó 3 nốt mà không bị hoác.

Khi không thể tự hát bè. Chúng ta sẽ nhảy sang các plugin trợ giúp tạo bè. Ví dụ PitchProof. PitchProof dựa vào Key của bài mình đưa mà lần lượt chỉnh nốt cao lên theo quãng nào mình muốn. 

Do đó trước khi tạo bè một bài nhạc (trên thực tế là chỉ một đoạn nhạc thôi) mình phải biết key hay còn gọi theo tiếng Việt là "tông" của bài. 

Do đó mình sử dụng plugin trong nhu liệu mix nhạc, hoặc lên mạng các trang "Key Finder" upload bài nhạc để chúng xác định key/ tông bài nhạc giúp mình (ai biết đàn bất cứ nhạc cụ nào thì dễ rồi ha, tìm tông một bài rất đơn giản khi không có ký xướng âm).

Với PitchProof khi đã biết tông nhạc rồi, chúng ta chọn choice list bên phải tông nhạc của bài mình. Xong rồi sang choice list bên trái chọn cặp quãng, hoặc chọn một quãng như quãng 3 chẳng hạn, bấm OK là nhu liệu nó nâng quãng đoạn đó lên cho mình. Sau đó add / ghép đoạn đó vào track kế tiếp song song với đoạn nhạc mình muốn có thêm bè.

Tuy nhiên làm thế là chưa chuyên nghiệp lắm. Vì không được chính xác. Khi muốn tạo bè hay effect. Các người mix nhạc thông thường dupplicate cái track vocal của mình thành 4, 5 tracks gì đó. Một track để dành cho reverb effect, một track dành riêng cho hiệu ứng echo chẳng hạn, và 2 tracks cho bè.  Khi đã có track bè rồi (dupplicate từ track main vocal), chúng ta chỉ cần sử dụng pitchproof để tạo quãng 3 hay quãng 5 lên track đó. Như đã nói bên trên: chọn choice list bên trái. 

Tóm lại đây là steps-to-do:

00. KeyFinder, lên mạng upload bài mình muốn hát vào các trang KeyFinder miễn phí để xác định "tông" của bài.
01. Nhân đôi hoặc nhân ba track chính tùy thích muốn làm bao nhiêu bè. 
02. Highlight toàn bộ track bè và chọn VST PitchProof. 
03. Trong khung thoại của PitchProof, chọn choice list bên phải và điền "tông" đã xác định ở bước 00.
04. Trong khung thoại của PitchProof, chọn choice list bên trái và chọn "quãng" mình muốn tạo bè, ví như 3+ hay 5+ etc...
05. Hạ volume của track vừa tạo bè xuống. Hát bè phụ, thông thường không thể có cường độ mạnh như bè chính được, âm thanh cho track đó mình phải chỉnh nhỏ đi. 
06. Sau đó chọn lọc ra đoạn nào mình muốn có bè thì cắt các đoạn không thích trong track đó bỏ đi (trong các nhu liệu thì là biểu tượng cái kéo, hoặc là tìm item có động từ "split" trong các menu items.

Vậy là xong rồi.  Làm bè không khó, làm bè có duyên, có hay hay là dở mới là chuyện quan trọng. Có nhiều đoạn thà để bè chính còn hơn thêm bè phụ mà nghe tréo cẳng ngỗng quá. :-)

OK. Bây giờ LLP hát bài Hoa Rụng Ven Sông. Rồi đưa phần thu âm vocal bài đó cho 5. 5 và LLP cùng làm. Xem ai làm bè thuận lỗ tai hơn nhé. Học và Tập luôn!  Shy


Wow... anh 5 giải thích cặn kẽ quá Cheering-clapping-smiley-emoticon , nãy giờ LL đọc tới lui 2,3 lần để hiểu thêm về bè và quãng.

Hihi, hôm qua LL tính ghi là "kết bè, đan bè" đó chứ Smiling-face-with-halo4 , nhưng nghĩ là "học hát bè" thì đúng hơn. Ai dè hóa ra mình nhờ vào các plugin nên ráp bè mới chính xác hihi. Nhưng hong sao, anh 5 vào đây chỉ dẫn thì cũng như LL được học hỏi thêm rồi. 

Các steps-to-do anh chỉ rõ quá, giờ LL tập hát và gửi anh vocal, song song đó đan bè thử, xong mang vào đây "nộp" bài anh 5 nhen. Cảm ơn anh 5 nhiều lắm. Tulip4 Clinking-beer-mugs4


Chị Sầu, anh Phai,  Tulip4 Tulip4

Có khi LL bị ghé vào trễ nên miss nhiều posts, không nhớ ra thời điểm nào anh Phai nhắc về bài HRVS này. Hổm nay muốn học bè mà xớn xác đi hỏi anh 5 lại không có bài nào demo cả. Tìm mấy ngày cũng không thấy, vô tình tối hôm qua thấy Youtube mới của Thái Hiền, mừng ghê  Rolling-on-the-floor-laughing4  , mà bài này tương đối dễ.

LL tập hát tập bè đây.... Chúc các anh chị một buổi tối vui vẻ.  Kaos-1
Reply