Note nhạc
Khi còn bé mỗi lần nghe bác cả của tôi ngâm nga bài này, bọn con cháu chúng tôi lại ghẹo bác cả bằng cách lấy cành hoa mai và múa phụ hoạ chung quanh. Bác cả mắng bọn trẻ nghịch ngợm, "chúng mày cứ làm bác mất hứng." Lol Heavy-black-heart4





Mai
Quốc Dũng

Mai! Anh đã quen em một ngày
Anh đã yêu em một ngày
Một tình yêu quá không may
Mai! Anh nhớ môi em miệng cười,
Anh nhớ môi em ngọt lời
Dù lời yêu thương chưa nói

Mai! Anh đã yêu em thật rồi
Anh đã yêu em thật nhiều
Một tình yêu quá cô liêu
Mai! Em đã cho anh hẹn hò
Nhưng đã cho anh đợi chờ
Để rồi không đến bao giờ

Chiều về nhạt nhòa trên khu phố mưa bay
Lòng buồn thêm xót xa niềm cay
Lời hẹn hò đầu tiên em đã quên đi,
Con đường rộng vắng như biệt ly

Mai! Anh đã xa em thật rồi
Anh sẽ xa em trọn đời
Dù lòng thương nhớ không nguôi
Mai! Anh biết em trong một ngày
Anh đã yêu trong một ngày
Cho sầu đau đến bao ngày

Đời mình còn dài trong năm tháng chua cay
Còn tìm đâu thấy những ngày vui
Chuyện tình mình tựa như cơn gió trôi đi,
Riêng lòng anh xót xa biệt ly
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-

願得一心人,
白頭不相離.
[-] The following 2 users Like Lục Tuyết Kỳ's post:
  • JayM, TanThu
Reply
Danh ca Bảo Yến là ca sĩ thể hiện ca khúc của Quốc Dũng thành công và ghi được nhiều dấu ấn nhất.  Cả hai đi đến hôn nhân năm 1983, trở thành cặp đôi đẹp của làng nhạc Việt lúc bấy giờ và có hai con trai. 

Mấy hôm trước trên trang nhà của cô, Bảo Yến đã lên tiếng kêu gọi Chủ Tịch nước trả tự do cho người tù oan Văn Chưởng & Duy Hải.  Cô cũng kêu gọi chính quyền VN hãy xóa bỏ luật tử hình.  Tuy nhiên lời kêu gọi của cô và hàng ngàn người khác kg được đoái hoài.   Sau khi được tin tử tù oan Lê Văn Mạnh đã bị giết chết trong oan khuất, cô cũng đã gửi lời cầu nguyện cho em. 

Tấm lòng của cô cùng với tiếng hát, bài Đường Xưa, sáng tác của phu quân Quốc Dũng của cô kg có version nào hay hơn.   Heavy-black-heart4





Đường Xưa
Quốc Dũng

Bước trên đường về, em thương nhớ, em âm thầm
Nhớ bao hẹn thề xưa êm ấm
Những trưa hè, tình dâng lên đắm say vô bờ
Em nói bằng tiếng thơ mong chờ

Tiếng yêu ngày nào cho em nhớ anh tơi bời
Với bao ngọt ngào ta vun xới
Đã không còn đường xưa thơm nắng môi em hồng
Tan nát rồi giấc mơ hương nồng

Rồi ta sẽ bước chới với khi người khuất xa chân trời
Sẽ hấp hối trong đêm mù khơi
Sẽ thấy bóng tối vây từng nỗi đau xanh ngời
Xa vắng rồi những khi bên người

Với bao muộn phiền, em trông ngóng anh bao miền
Hỡi anh ngọt ngào, sao hoang vắng?
Xót xa này từng đêm thao thức em đong đầy
Đêm vẫn là những đêm hao gầy

Rồi anh sẽ thấy thấp thoáng bao lần tóc em bay dài
Thấp thoáng dáng yêu thương ngày mai
Với những tiếng hát yêu người thiết tha mơ màng
Ta gói trọn giấc mơ phai tàn

Rồi ta sẽ bước chới với khi người khuất xa chân trời
Sẽ hấp hối trong đêm mù khơi
Sẽ thấy bóng tối vây từng nỗi đau xanh ngời
Xa vắng rồi những khi bên người

Rồi anh sẽ thấy thấp thoáng (bao lần tóc em bay dài)
Thấp thoáng dáng yêu thương ngày mai
Với những tiếng hát yêu người thiết tha mơ màng
Ta gói trọn giấc mơ phai tàn
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-

願得一心人,
白頭不相離.
[-] The following 2 users Like Lục Tuyết Kỳ's post:
  • JayM, TanThu
Reply
(2023-09-24, 01:53 PM)Lục Tuyết Kỳ Wrote: Khi còn bé mỗi lần nghe bác cả của tôi ngâm nga bài này, bọn con cháu chúng tôi lại ghẹo bác cả bằng cách lấy cành hoa mai và múa phụ hoạ chung quanh.  Bác cả mắng bọn trẻ nghịch ngợm, "chúng mày cứ làm bác mất hứng."   Lol  Heavy-black-heart4

Ngày xưa đó khi tôi không còn bé nữa Lol, nhà ở trong con ngõ nhỏ mỗi buổi chiều có một cô nương rất xinh đi làm về đạp xe qua ngõ. Cô đẹp vô cùng làm tụi con trai cái ngõ đó tên nào cũng tương tư cứ canh tới giờ cổ đạp xe đi ngang là cả đám ra hè ngẩn ngơ ngó theo. Một hôm có tên nào đó điều tra ra tên của cô nàng thế là mỗi lần cổ đạp xe qua ngõ là bắt đầu có những giọng ca não nùng cất lên
"Mai! Anh đã quen em một ngày
Anh đã yêu em một ngày
Một tình yêu quá không may
Mai! Anh nhớ môi em miệng cười,
Anh nhớ môi em ngọt lời
Dù lời yêu thương chưa nói

Mai! Anh đã yêu em thật rồi
Anh đã yêu em thật nhiều
Một tình yêu quá cô liêu
Mai! Em đã cho anh hẹn hò
Nhưng đã cho anh đợi chờ
Để rồi không đến bao giờ

Chiều về nhạt nhòa trên khu phố mưa bay
Lòng buồn thêm xót xa niềm cay
Lời hẹn hò đầu tiên em đã quên đi,
Con đường rộng vắng như biệt ly

Mai! Anh đã xa em thật rồi
Anh sẽ xa em trọn đời
Dù lòng thương nhớ không nguôi
Mai! Anh biết em trong một ngày
Anh đã yêu trong một ngày
Cho sầu đau đến bao ngày "


Chỉ là vì cô nương đó tên ... Mai Wink .

Nhưng chỉ được vài tháng sau không thấy bóng cô khoan thai đạp xe qua ngõ nữa làm những buổi chiều buồn tênh. Cũng từ nguồn tin cho biết tên cô thì nàng đã vượt biên.

Và cũng từ đó "Mai" là bài nhạc của Quốc Dũng mà tôi thích nhất, mỗi lần nghe là mỗi lần nhớ về những buổi chiều có cô Mai của một thời tuổi trẻ đạp xe ngang qua hiên nhà ❤ .
[-] The following 3 users Like phai's post:
  • Lục Tuyết Kỳ, TanThu, vô_danh
Reply
(2023-09-24, 02:49 PM)phai Wrote: Ngày xưa đó khi tôi không còn bé nữa Lol, nhà ở trong con ngõ nhỏ mỗi buổi chiều có một cô nương rất xinh đi làm về đạp xe qua ngõ. Cô đẹp vô cùng làm tụi con trai cái ngõ đó tên nào cũng tương tư cứ canh tới giờ cổ đạp xe đi ngang là cả đám ra hè ngẩn ngơ ngó theo. Một hôm có tên nào đó điều tra ra tên của cô nàng thế là mỗi lần cổ đạp xe qua ngõ là bắt đầu có những giọng ca não nùng cất lên

Chỉ là vì cô nương đó tên ... Mai  Wink .

Nhưng chỉ được vài tháng sau không thấy bóng cô khoan thai đạp xe qua ngõ nữa làm những buổi chiều buồn tênh. Cũng từ nguồn tin cho biết tên cô thì nàng đã vượt biên.

Và cũng từ đó "Mai" là bài nhạc của Quốc Dũng mà tôi thích nhất, mỗi lần nghe là mỗi lần nhớ về những buổi chiều có cô Mai của một thời tuổi trẻ đạp xe ngang qua hiên nhà ❤ .

Heavy-black-heart4 Heavy-black-heart4 Heavy-black-heart4 

Thầy tôi cưng ơi là cưng gì đâu luôn á.    LOL-4
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-

願得一心人,
白頭不相離.
[-] The following 1 user Likes Lục Tuyết Kỳ's post:
  • phai
Reply
(2023-09-24, 09:30 AM)Lục Tuyết Kỳ Wrote: Vĩnh biệt nhạc sĩ Quốc Dũng.
( 1951- 2023)
Là nhạc sĩ, trí thức của chính thể VNCH, người sáng tác nhiều  bài hát đi vào lòng người như:
- Em đã thấy mùa Xuân chưa
- Mai
- Đường xưa
- Chuyện hợp tan
- Chuyện ba người

 Nguyện hương linh ông yên nghỉ và chia buồn cùng cô Bảo Yến.   Heavy-black-heart4





Em Đã Thấy Mùa Xuân Chưa
Quốc Dũng

Một vùng mây trắng bay đi tìm nhau 
Chẳng còn thấy đâu, mắt em hoen sầu 
Vì mình xa nhau nên em chưa biết xuân về đấy thôi 
Giọt sương vẫn rơi rừng còn ngây dại mơ bóng hình ai 
Trời mưa giăng lối áo em lệ rơi 
Nhạt nhòa nét môi, đá xanh quên lời 
Vì mình xa nhau nên em chưa biết xuân về đấy thôi 
Ngày xuân vẫn trôi, tình mình vẫn hoài thương nhớ đầy vơi 

Chiều xưa ngồi bên em anh nghe như đã xót xa trong tay mình 
Một giây hờn lênh đênh môi em thơm ngát đón đưa hương say tình 
Em biết không em anh như bóng mây tìm nơi đổ bến 
Đậu bến xa vời mà tình vẫn rơi, mây hoài vẫn trôi 

Trời rào rạt sóng, gió reo mùa đông 
Tìm trong giá băng bóng xuân mịt mùng 
Vì mình xa nhau nên xuân vẫn mãi xa vời chốn nao 
Còn thương nhớ nhau, còn nặng u sầu muôn kiếp về sau
rip người ns tài hoa
[-] The following 2 users Like vô_danh's post:
  • Lục Tuyết Kỳ, TanThu
Reply
Anh Khanh viết bài này hay quá.   Tulip4
...

“DANH TIẾNG CHỈ LÀ SỐ MỆNH”
Tác giả: Nhạc sĩ Tuấn Khanh 

Buổi chiều 24 Tháng Chín, gia đình của ca sĩ nhạc sĩ Quốc Dũng cho hay, ông đã lặng lẽ ra đi vào buổi trưa, sau những ngày tháng bệnh tật, suy yếu lặng lẽ, ít ai hay.

Nhạc sĩ Quốc Dũng là một trong những nhân tài đặc biệt của thế hệ vàng nhạc trẻ miền Nam Việt Nam. Cùng lứa với ông là Bảo Chấn, Đức Huy, Nam Lộc… cũng sắp bước qua thập niên 70 của đời người. Nếu còn sống, thì Lê Hựu Hà, Nguyễn Trung Cang cũng đã 77, 76 tuổi. Nhiều năm nay, những người yêu mến di sản văn hoá miền Nam đã đón nhận quá nhiều tin buồn, nên tin về sự ra đi của nhạc sĩ Quốc Dũng như thêm một tiếng chuông điểm lặng lẽ vào khoảng không gian phải đến, trong sự nuối tiếc khó tả.

Tiểu sử của ông có ghi tên đầy đủ là Nguyễn Quốc Dũng, sinh năm 1951 tại Thái Lan. Năm 1954, khi Quốc Dũng ba tuổi, gia đình ông về nước. Năm 10 tuổi, Quốc Dũng vào học tại trường Quốc gia Âm nhạc Sài Gòn; năm 16 tuổi ông tốt nghiệp thủ khoa môn nhạc pháp Tây phương. Sau khi đỗ Tú tài 2, Quốc Dũng vào học tại Viện Đại học Vạn Hạnh. Tuy nhiên, những cột mốc đó không tả hết được những dữ kiện sôi động và khuynh hướng phá cách trong đời của ông.

Năm 1975, nhạc sĩ Quốc Dũng chọn ở lại quê nhà, vì theo tinh thần Phật giáo, ông chọn sống theo số mệnh. Sự có mặt của ông sau đó, đã góp sức vực dậy tinh thần của các anh em Lê Hựu Hà, Bảo Chấn… khi cùng tham gia các đoàn biểu diễn đi về thôn quê, tìm vui trong âm nhạc. Cũng từ các chuyến biểu diễn đó, ở Cần Thơ, Lê Hựu Hà và Quốc Dũng lần đầu phát hiện hai tiếng hát định mệnh của đời mình là ca sĩ Nhã Phương và Bảo Yến.

Lê Hựu Hà từng tìm lại được nguồn cảm hứng với tiếng hát Nhã Phương, làm dậy sóng đời sống âm nhạc Việt Nam qua các ca khúc như Ngỡ Đâu Tình Đã Quên Mình, Trả Hết Cho Người… còn với Quốc Dũng khi kết hợp với Bảo Yến đã tạo nên những cơn sốt với thị trường âm nhạc, vốn đang đầy những định kiến và kiểm duyệt khe khắc.

Năm 1986, phối hợp với nhạc sĩ Hoàng Phương, Quốc Dũng cho ra mắt một album bị coi là “lậu”, vì không qua kiểm duyệt, với tiêu đề Chiều Hạ Vàng, toàn bộ với tiếng hát Bảo Yến. Thời đó, mọi công cụ ghi âm và phòng thu của Sài Gòn cũ điều bị quản lý chặt. Nhạc sĩ Hoàng Phương kể rằng ông đã cho thử đi duyệt nhưng bị nhiều cơ quan văn hoá chối, coi là lời lẽ và loại âm nhạc này mang hơi hướng “văn hoá đồi trụỵ”.

Nên sau khi bàn bạc với nhạc sĩ Quốc Dũng, hai người quyết định thực hiện nhạc nền và cho thu tại nhà với những dụng cụ mà nhạc sĩ Quốc Dũng tìm được. Rất nhiều người ngạc nhiên vì âm thanh trống đàn của băng nhạc này rất hiện đại (lúc đó, trống điện tử còn rất hiếm ở Việt Nam), nhạc sĩ Quốc Dũng cười bí hiểm và tiết lộ sau đó nhiều năm: Ông vô tình phát hiện cây đàn cho trẻ con Yamaha PSR-480, lúc đó lại tích hợp những âm thanh cần thiết, nên đã dùng vào ghi âm cho album này. Mọi thứ lúc đó chỉ thu vào băng cassette gốc rồi giao cho nhạc sĩ Hoàng Phương đi sang “lậu” bên ngoài.

Thời đó, chưa có hệ thống phát hành, cũng không biết làm sao để thể nghiệm với người nghe. Nhạc sĩ Hoàng Phương nhờ vào sự quen biết của mình, xin rạp hát Chiến Thắng ở Gò Công phát trước và sau giờ chiếu phim để thử phản ứng khán giả. Chuyện thú vị xảy ra, dân chúng không nhớ phim chiếu, mà nhớ các bản nhạc được phát, thậm chí có người còn đến trước rạp đứng nghe nhạc phát qua loa phóng thanh và hỏi nhạc gì, của ai.

Đó là giai đoạn mà âm nhạc trong nước chỉ chủ trương ca hát về lao động sản xuất, ca ngợi lãnh tụ và “đất nước đổi mới”… Giai điệu và lời hát ngọt ngào của ca sĩ Bảo Yến, cùng cách tổ chức của nhạc sĩ Quốc Dũng đã khiến loạt bài hát Gò Công như Chiều Hạ Vàng, Mẹ Gò Công, Thương Một Người Ở Xa, Chuyện Tình Hoa Muống Biển… như dòng nước mát rót vào đời sống đang tha thiết mong được thưởng thức thật sự.

Ca sĩ Bảo Yến từng tâm sự rằng “Băng nhạc Gò Công đó đã biến tôi từ một ca sĩ vô danh tiểu tốt thành ngôi sao nổi tiếng. Khán giả bất ngờ khi lâu lắm mới được nghe băng nhạc Bolero trữ tình hay đến thế nên thích, tên tuổi tôi nổi như cồn. Từ đó, tôi đi show tỉnh nhiều quá trời. Trước đó, tôi chỉ hát ở thành phố, thu nhập cũng có nhưng không nhiều như đi tỉnh. Nếu không có anh Quốc Dũng, tôi chỉ nổi tiếng được phần nào thôi, nhờ anh ấy mà tôi được chắp cánh nổi đình đám”.

Sự kiện băng nhạc Gò Công lan ra mọi miền, đi theo trên những chuyến xe đò tỉnh xa, đến những vùng quê nghèo miền Trung, rồi miền Bắc. Dần dà, vì thấy album này nổi tiếng quá, mà “không có gì vi phạm” nên các đài phát thanh, đài truyền hình cũng bắt đầu sử dụng theo.

Có lần tán gẫu với nhạc sĩ Quốc Dũng, hỏi về album này, ông cười và nói rằng không thể có lần thứ hai. Quả là trong dòng lịch sử không được ghi chép của âm nhạc những ngày tháng đó, chuyện đam mê, cộng với tuổi trẻ bất cần, thích “vượt rào” để làm chuyện mình thích chỉ có thể đến một lần.

Cuối thập niên 1990, nhạc sĩ Quốc Dũng từ chối mọi công việc, và chọn lui về cuộc sống sáng tác riêng bỏ ngăn kéo, để con mình và vợ hát chơi. Những bài hát của ông trầm lắng hơn, thế sự hơn và đầy những điều bất cập lẽ đời.
Chẳng hạn, trong bài Ông Lão Và Con Chó Ngoan, ông viết về một người già mù và con chó sống nơi hè phố, cái nhìn chia sẻ và đau xót cho những tháng ngày họ sống nương tựa vào nhau.

“Ông gác tay gối đầu
Trên tấm chăn cũ nhàu
Con chó như biết sầu
Lặng nằm bên ông ngước trông trời cao”

Hoặc quay về với những âm hưởng của Phượng Hoàng, sự yên lặng của căn cội Phật giáo trong ông, như bài Giấc Mơ Việt Nam.

“Rồi tôi lạc bước đến nơi xa vời.
Bầy thú dữ đi bên bầy nai,
Cạnh con suối lung linh màu xanh núi đồi.
Và tôi đã đến khắp năm châu.
Và đã sống giữa bao thương yêu,
Mọi người biết sớt chia niềm vui nỗi sầu”

Nhiều tờ báo trong nước khi đến phỏng vấn nhạc sĩ Quốc Dũng – khi ông trả lời hoặc từ chối – thì thấy ông cười hiền, nên mô tả ông là người “hiền lành, nhỏ nhẹ, dễ gần, hoà đồng…” nhưng thật ra, Quốc Dũng “thật” là một tính cách sắc sảo, hài hước và chọn lọc mối quan hệ. Ông không dễ kết bạn, cũng không dễ nói suy nghĩ của mình cho người ngoài biết.

Quốc Dũng không nhận mình là một người nổi tiếng. Ông nói, danh vọng đến với ông là số mệnh, vì có nhiều nhạc sĩ, nghệ sĩ tài hoa hơn ông, nhưng họ không nổi tiếng. “Không phải được danh tiếng là có tất cả”, ông nói, khi điểm lại sự nghiệp của mình từ năm 17 tuổi, lúc làm giới văn nghệ Sài Gòn ngỡ ngàng với ca khúc Em đã thấy mùa xuân chưa.

Trong một lần đến nhà nhạc sĩ Quốc Dũng, thấy ông đang ngồi xem chương trình ca nhạc một mình trước tivi. Đó là loại chương trình ca nhạc thời thượng quen thuộc. Tôi ngạc nhiên hỏi sự kiên nhẫn của ông, “Anh coi những chương trình này sao, toàn lặp đi lặp lại”. Nhạc sĩ Quốc Dũng quay sang nhìn tôi, ánh mắt thú vị “Hay chứ, coi đi em, chương trình hay mà”. Nể lời ông, tôi ghé vào ngồi coi, được dăm ba bài thì mất kiên nhẫn đứng dậy. “Hôm nào anh có thời gian, phân tích cho em biết coi cái hay của loại chương trình này nha”.

Nhạc sĩ Quốc Dũng lúc đó bật cười sảng khoái “Hay chứ, làm kỳ cục như vậy mà họ vẫn làm được, là họ hay hơn mình rồi”. Có những lúc như vậy, mới biết Quốc Dũng thú vị đến chừng nào.

Tạm biệt nhạc sĩ Quốc Dũng, người nhạc sĩ tài hoa, người suốt cuộc đời sống với đam mê, và ra đi yên lặng, như bóng cổ thụ trải bóng mát sâu rộng, nhưng ít khi chịu kể chuyện đời mình.





Chiều Hạ Vàng
Quốc Dũng

Em hát đi ru mây hạ về
Hạ trắng lang thang miên man tình buồn
Giòng sông này lá hát trên cây
Mây trôi trôi chim ngủ đồi nhớ

Em hát đi lênh đênh giọt buồn
Hoài mãi trong ta bơ vơ chiều về
Dòng sông này nhớ mãi em ca
Nhìn hạ về cây lá rụng buồn

Em hát đi ru ngủ giấc chiều nay
Mây bay bay mơ tiếng ca trên đồi
Chiều hạ về nhớ áng mây trôi
Lá trên cây hong con nắng mơ màng

Ta lắng nghe ngu ngơ hạ về
Hạ trắng bơ vơ ru em lời buồn
Chiều mây vàng nhớ tiếng em ca
Mây lang thang trong nắng hanh vàng
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-

願得一心人,
白頭不相離.
[-] The following 1 user Likes Lục Tuyết Kỳ's post:
  • TanThu
Reply
NGƯỜI Ở LẠI

Sau biến cố 75 làn sóng rời bỏ quê hương (Miền Nam), chủ yếu vì chính kiến, từ con đường thuyền nhân đến HO, đoàn tụ...là một sự kiện lịch sử đớn đau.

Ngoài thành phần liên quan CQ SG đại đa số giới văn nghệ sĩ đều rời đi, có lẽ cái ý thức tự do trong tư tưởng là động lực chính...

Nhưng không phải ai cũng MAY MẮN vậy. "Làm người ở lại có bao giờ vui?"

Thập niên 70 chứng kiến sự nở rộ của các nhạc sĩ trẻ ở SG cộng hưởng từ nền tảng nhạc bán cổ điển, lãng mạn kiểu Pháp cùng trào lưu pop rock của nhạc Mỹ trong bối cảnh chiến tranh ngày càng tàn khốc... đã sản sinh dòng nhạc trẻ "Việt hoá", một trong những thành tựu lớn nhất của âm nhạc VN nói chung mà đại diện không ai xứng đáng hơn: Nguyễn trung Cang, Lê hựu Hà và Quốc Dũng.

Và họ, tất cả đều ở lại đất SG này sau khi nó đã mất tên.

Trong phạm vi bài viết ngắn này nói hết cái khó, cái nhịn nhục, cái ý thức tồn tại... của các Anh ấy với chế độ mới là không cần, không thể, thậm chí cái chết của Anh NT Cang trong trại cai nghiện cũng đã có biết bao giai thoại đẫm nước mắt rồi, không ít người đã nghe, đã hiểu và xót xa. Chỉ, với tư cách người trong cuộc yêu nhạc SG, luôn mong chờ, dõi theo sự tồn tại rồi trở lại sàn diễn của các nhạc sĩ trẻ tài danh QD, LHH đi cùng tuổi trẻ, tôi ghi lại những cảm nhận chắt lọc nhất về họ sau ngày người cuối cùng, nhạc sĩ QD vừa về đoàn tụ với đàn Phượng hoàng năm xưa (chợt thoáng bay cao lộng lẫy rồi chìm mãi trong bóng tối cuộc thời).

Vâng sau thời gian không ngắn "cải tạo", treo đàn, treo luôn các nhạc phẩm cũ họ cũng được quay lại với âm nhạc dù ban đầu chỉ làm vai trò phối khí cho các ban nhạc NN, đài truyền hình, làm nhạc cho phim vẫn đầy tính CM hoặc các nhóm ca khúc chính trị, đúng là hát vì chính trị dù nhạc pop rock...

Hát còn chưa được cho phép nói chi sáng tác mới.

Rồi "đổi mới", SG lại dẫn đầu cả nước với trào lưu nhạc "bớt đỏ", bớt thù hằn, nhiều tình yêu hơn... (SG mà) với "làn sóng xanh", các giải tiếng hát truyền hình, rock mới... Các Anh LHH, QD được sáng tác lại (chắc họ đã công nhận trò chủ nghĩa kia chỉ là cái áo phép thuật giành quyền, xong rồi thì ai không theo chả tội tình chi?)

Dù sáng tác không nhiều và dưới nhiều ánh mắt đậm tính CM soi xét nhưng các nhạc phẩm đó vẫn lại nổi tiếng, vẫn đi vào lòng người... để nói lên 1 điều: Tài hoa đó không mất đi vì ngoài kỹ năng âm nhạc, các Anh ấy vốn là sản phẩm ưu tú của 1 nền giáo dục nhân bản nên luôn hiểu khán giả cần gì dù sự chân thật phải lách qua nhiều rào cản...

Điều đáng quý nhất: Không có Đảng, Bác, không ngợi khen CM trong tất cả nhạc phẩm sau 75 đó_ KHÔNG NHƯ AI KIA (để được đặt tên đường?).

Dĩ nhiên chả bao giờ bằng các tuyệt tác thời tự do đầy mộng ước xưa, chỉ còn tình yêu người và người trong điều kiện cả nền văn hoá xuống dốc thì đòi hỏi hơn sao đặng.

Và các Anh vẫn tồn tại, vẫn được nhớ tới bằng hào quang xưa dù đã phai màu nhưng KHÔNG BIẾN CHẤT. (Viết đến đây càng cảm phục thêm cố nhạc sĩ đàn anh của các Anh: Nguyễn văn Đông, NGƯỜI Ở LẠI thể hiện ý chí ngoan cường nhất bằng sự căm lặng).

Dù TG này có ra sao nhạc trẻ tinh hoa ngày ấy của các Anh sẽ sống mãi (thực sự chứ k phải khẩu hiệu rẻ tiền), riêng tôi xin gửi đến nhạc sĩ QD lời ai điếu với sự cảm thông sâu sắc trong tư cách những NGƯỜI Ở LẠI.

25/9/2023

PVT





Chợt Như Năm 18
Quốc Dũng

Thế rồi đường mây mỏi cánh chim trời
Ngõ vào tình yêu đã phai nhạt lối
Từng mùa xuân sắc hoa phai tàn
Từng mùa thu úa bao lá vàng

Rồi mùa đông rớt sang thắm lạnh hồn hoang
Bỗng một chiều thu trong nắng phai tàn
Thấy lòng chợt về như năm mười tám
Từng lời yêu thiết tha muộn màng

Từng nụ hôn đắm say ngỡ ngàng
Mà từ lâu đã quên ngõ tới thiên đàng
Tình ngỡ như gió nhẹ trôi
Thoáng qua như giấc mộng thôi

Ðể vơi đi bao nỗi cô đơn trong u hoài
Nào hay bừng cơn lửa ấm
Xoá vùi ngày dài tăm tối
Hỡi em yêu xin cám ơn một lần ân ái

Thế rồi tình yêu đã thắp môi cười
Ðón chờ từng ngày mùa xuân hồng tới
Từng vòng tay thiết tha dịu dàng
Tìm về như gió reo suối ngàn

Ðể từ đây trái tim lại biết mơ màng
Thế rồi đường mây mỏi cánh chim trời
Ngõ vào tình yêu đã phai nhạt lối
Từng mùa xuân sắc hoa phai tàn

Từng mùa thu úa bao lá vàng
Rồi mùa đông rớt sang thắm lạnh hồn hoang
Bỗng một chiều thu trong nắng phai tàn
Thấy lòng chợt về như năm mười tám

Từng lời yêu thiết tha muộn màng
Từng nụ hôn đắm say ngỡ ngàng
Mà từ lâu đã quên ngõ tới thiên đàng
Tình ngỡ như gió nhẹ trôi

Thoáng qua như giấc mộng thôi
Ðể vơi đi bao nỗi cô đơn trong u hoài
Nào hay bừng cơn lửa ấm
Xoá vùi ngày dài tăm tối

Hỡi em yêu xin cám ơn một lần ân ái
Tình ngỡ như gió nhẹ trôi
Thoáng qua như giấc mộng thôi
Ðể vơi đi bao nỗi cô đơn trong u hoài

Nào hay bừng cơn lửa ấm
Xoá vùi ngày dài tăm tối
Hỡi em yêu xin cám ơn một lần ân ái
Thế rồi tình yêu đã thắp môi cười

Ðón chờ từng ngày mùa xuân hồng tới
Từng vòng tay thiết tha dịu dàng
Tìm về như gió reo suối ngàn
Ðể từ đây trái tim lại biết mơ màng

Từng vòng tay thiết tha dịu dàng
Tìm về như gió reo suối ngàn
Ðể từ đây trái tim lại biết mơ màng

Ðể từ đây trái tim lại biết mơ màng
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-

願得一心人,
白頭不相離.
[-] The following 1 user Likes Lục Tuyết Kỳ's post:
  • TanThu
Reply
Sáng giờ ngồi xem mấy chú Mễ đập gạch thay cái flooring, định order Chipotle cho mấy chú thì mấy chú lại bảo, "no no, please get Pho".   Lol 

Cho ăn đồ Việt, nghe nhạc Việt luôn.   Lol
...

Ở 𝐌Ộ𝐓 𝐍Ơ𝐈 𝐍À𝐎 ĐÓ, 𝐀𝐍𝐇 𝐐𝐔Ố𝐂 𝐃Ũ𝐍𝐆 Đ𝐀𝐍𝐆 𝐆Ặ𝐏 𝐏𝐀𝐔𝐋 𝐌𝐀𝐔𝐑𝐈𝐀𝐓...

  Tôi vẫn nhớ là anh Quốc Dũng có kể câu chuyện thật xúc động của đời anh, rằng anh rất mê Paul Mauriat, đến nỗi đã viết một lá thư cho ông ấy. Anh viết là viết vậy thôi, chứ không hy vọng gì sẽ được hồi âm. Vậy mà bỗng một ngày, anh đã được hồi âm. Chính ông Paul Mauriat đã viết thư tay từng nét chữ cho anh Dũng. Anh thật bất ngờ và hạnh phúc. Thì ra những bậc thầy thường cho ta thấy một nhân cách lớn,  thông qua những việc tưởng chừng rất vụn vặt. 

  Với âm nhạc, Paul Mauriat như một ngôn sứ, một chiếc cầu để dẫn dắt, để báo tin mừng rằng,  âm nhạc đích thực mà nhân loại cần phải xem là bầu sữa cho tâm hồn mình, chính là âm nhạc cổ điển. Paul Mauriat, với qui mô dàn nhạc không thua gì một dàn giao hưởng, nhưng lại chơi với một phong cách chuẩn mực của nhạc nhẹ, cùng với lối hoà âm phối khí "đắt giá" đến từng nốt nhạc. 

  Câu chuyện thật của nhạc sĩ Quốc Dũng đã cho tôi thấy sự mãnh liệt trong niềm đam mê học hỏi của anh, và lý giải tại sao những bản phối của anh luôn đắt giá  đến từng câu intro, từng đoạn giang tấu, từng hợp âm anh đặt xuống, từng âm sắc anh lựa chọn,  luôn luôn đúng nơi đúng chỗ. Cứ như một bài toán có nhiều cách giải, mà "cách giải" của anh lúc nào cũng hay nhất.
 
  Hồi tôi còn là một cậu học sinh trung học miền duyên hải, tôi thường hay ra "cốt" ở một quán cà phê, chỉ để được nghe băng cassette nhạc Gò Công mà anh Dũng hoà âm các ca khúc của các nhạc sĩ Hoàng Phương và Tô Thanh Tùng, qua tiếng hát của Bảo Yến & Nhã Phương. Tôi cứ trầm trồ là tại sao câu intro của nhiều bài lại hay đến như vậy. Cứ như người phối đóng dấu câu intro ấy cho bài hát, mà không thể thay thế được bằng một câu nhạc nào khác. Chẳng có ai dại dột làm cái điều này, khi đối diện với các bản phối của anh Dũng cả!  Anh Dũng nổi tiếng trong giới hoà âm là ở chỗ này. Các bài phối của anh luôn là những câu intro không thể thay thế hay tách rời, những tuyến nhạc cụ cùng các chỗ tutti duyên dáng và không thể hợp lý hơn. Bạn hãy thử nghe lại Một Chiều Hè Trên Biển mà xem, sẽ thấy câu nhạc dạo đầu nó hay không thể tả! 

  Một điều kinh ngạc nữa là anh Quốc Dũng học âm nhạc phương Tây, nhưng khi hoà âm những làn điệu dân ca Việt Nam, đúng là một bậc thầy. Cái “bậc thầy” đó không có nghĩa là phải mang tất cả các chất liệu âm nhạc dân gian vào cho thật đậm đặc, để chứng tỏ rằng đấy là dân ca, là chất Việt. Mà bậc thầy ở chỗ, hoà tan thành một thứ mật ngọt vừa đủ dịu dàng để có thể làm tê liệt những ai yêu mến dòng nhạc quê hương trữ tình của Bảo Yến, bất kể họ từ vùng miền nào. Điều này làm cho tôi liên tưởng tới cái "chất Việt" trong nhạc Phạm Duy : một sự hoà quyện và thấm đẫm thật tài tình, tự nhiên như hơi thở. 

  Tôi nhớ có một album nhạc xuân của Phương Nam Phim, tôi mời anh phối cho chị Bảo Yến hai bài, trong đó có bài Câu Chuyện Đầu Năm. Trong tôi lúc đó thầm nghĩ : " Không biết anh Dũng làm cách nào để hoà hợp với cái lối phối hừng hực của tôi cùng các nhạc sĩ trẻ khác đây...". Và khi album phát hành, tôi sửng sốt khi lắng nghe Câu Chuyện Đầu Năm với một phong cách Reggae thật mới mẻ và hấp dẫn, cùng câu intro, những câu dẫn và tutti  vô cùng hợp lý để không làm mất đi cái hồn của bài hát. 

  Với tôi, nếu anh Quốc Dũng là một bậc thầy trong làng hoà âm phối khí, thì trong sáng tác, nếu không kể đến những bài tình ca để đời trước 1975 của anh, anh cũng chính là một người tiên phong với những bài hát mang phong cách hiện đại và tươi trẻ giai đoạn sau giải phóng. Còn nhớ những năm từ 1978 cho tới 1998, người nghe thường có ba phân khúc để lựa chọn : nhạc tiền chiến, nhạc cách mạng và nhạc ngoại, thì Quê Hương, Tình Yêu & Tuổi Trẻ & Điệp Khúc Mùa Xuân của anh Dũng vang lên khắp các tụ điểm ca nhạc cùng quán cà phê, như đại diện cho sự trẻ trung. khát khao của nhạc trẻ miền Nam. Khi tôi chơi nhạc trong đội văn nghệ xung kích thời trung học, thì Quê Hương, Tình Yêu & Tuổi Trẻ là bài hát nằm lòng. 

  Nhớ lại một thời tôi cứ hay lui tới căn nhà nhỏ xinh, nằm dưới những tán cây mát mẻ ở Ngô Thời Nhiệm của anh để cà phê và trò chuyện. Có bản phối nào mới là tôi khoe với anh để nhận lấy lời góp ý thật quí báu và chân thành. Đôi lúc tôi quan sát anh mà cứ nghĩ như đang có ông Paul Mauriat trước mặt mình. Anh cũng khá giống ông ấy : Điềm tĩnh, hiền lành và uyên bác. 

  Ở một nơi nào đó, có lẽ anh Quốc Dũng đang gặp Paul Mauriat, nơi hội tụ của những bậc thầy với một phong thái luôn điềm tĩnh, nhân hậu và khiêm nhường. Có thể với anh Dũng, Paul Mauriat là bậc thầy. Nhưng với tôi, chính anh là một bậc thầy mà tôi luôn ngưỡng mộ, quí trọng và xem anh như một tấm gương để tôi noi theo trên con đường âm nhạc của mình. Có thể nói rằng, không ít những người đang làm nghề trong chúng tôi, không ai mà không chịu sự ảnh hưởng từ anh, một bậc thầy đáng kính vừa nằm xuống. 

Cảm ơn anh! 
SG, 25/9/2023
Võ Thiện Thanh 





Chuyện Hợp Tan
Quốc Dũng

Đêm nay lặng lẽ sương mù về giăng trên mảnh tình quê
Có ai để buồn chất chứa sơn khê
Có nhịp đàn lưu luyến con đương đê
Em ơi có hay khi nước mắt bây giờ đang rớt mau
Khi tiếng hát hôm nào thôi vút cao
Lòng bỗng thấy vương nặng bao nỗi sầu

Mai tôi rời bước quê nhà hành trang mang nặng tình thương
Nhớ khi mình còn thức trắng đêm sương
Nhớ điệu hò tha thiết bao sầu thương
Mai xa cách nhau, thương những lúc đôi mình chia nổi đau
thương biết mấy ân tình ta đã trao
Cùng ước muốn cơn mộng thôi giãi dầu

Vì đời còn những nhánh sông xa dần thác nguồn
Vì đời còn những bước chân miệt mài cỏ hoang
Để rồi mình ta âm thầm từng chiều vắng
Nghe tim mãi mơ màng chuyện hợp tan

Mai trên ngàn lối biết đời còn cho ta được ngày vui
Ước mơ lần về xóa nỗi đơn côi
Chúng mình lại thao thức bao niềm vui
Đêm nay tiễn đưa giây phút cuối vẫn còn tay ấm tay
Mai sẽ thấm cơn lạnh khi gió lay
Và những lúc mưa gọi thương nhớ đầy
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-

願得一心人,
白頭不相離.
[-] The following 1 user Likes Lục Tuyết Kỳ's post:
  • TanThu
Reply
ANH CÓ CÒN TRÊN LỐI THU XƯA

Đầu thập kỷ 1970, ba chàng ngự lâm tiên phong Việt hóa nhạc trẻ ở Sài Gòn là Lê Hựu Hà, Nguyễn Trung Cang và Quốc Dũng. Sau này, Lê Hựu Hà và Quốc Dũng là anh em đồng hao. Người lấy ca sỹ Bảo Yến, người làm chồng ca sỹ Nhã Phương. Trong ba chàng ngự lâm, Quốc Dũng sinh sau, đi sau. Ông mất chiều 24/9/2023.

Đã tài hoa lại học hành tử tế, Quốc Dũng không chỉ sáng tác được nhiều ca khúc thuộc top thượng thừa mà còn là bậc thầy về phối âm-hòa khí với kỷ lục hơn 4000 bài.

Thủ khoa trường Quốc gia âm nhạc Sài Gòn năm 16 tuổi, Quốc Dũng tiếp tục bổ túc kiến thức ở Viện đại học Sư Vạn Hạnh Sài Gòn, cùng lúc khởi đầu cuộc chơi âm nhạc và mon men dạo quanh vòng tròn tình ái.

Mối tình phượng hồng cùng nhạc phẩm tuổi ten bỗng thành cặp chèo song sinh đưa đẩy thuyền duyên Quốc Dũng qua 12 cửa bể + 1. Nó ký thác vào khuông nhạc đời ông như sấm Trạng Trình : “Vì mình xa nhau nên em chưa biết mùa xuân đấy thôi. Giọt sương vẫn rơi. Rừng còn ngây dại mơ bóng hình ai” (Em thấy mùa xuân chưa).

Không rõ người đàn bà đến trước là Phương Mai hay Thanh Mai nhưng cả hai lệch múi tơ hồng. Quốc Dũng đành kết cỏ ngậm vành, để lại lời nhắn âm nhạc lưng lửng buồn vui : “Mai! Em đã cho anh hẹn hò. Nhưng đã cho anh đợi chờ. Để rồi không đến bao giờ”.

Những “Mai” ấy tan sương mà chưa kịp rạng ngày chỉ để lại hoàng hôn rải “Lối thu xưa” mà lướt phím hoang đàng “Đếm thầm từng bước anh đi. Em ước mình như lá thu vàng” trên nẻo đường Quốc Dũng đăng trình.

Người đàn bà đến sau trúng số độc đắc Quốc Dũng là Bảo Yến. Bảo Yến gốc Quảng Trị, cùng bản địa với ca sỹ Như Quỳnh, Quang Lê hải ngoại nhưng sinh trưởng ở Huế. Trúng số độc đắc, Bảo Yến không nhận tiền , chỉ nhận quà tặng “Bài ca tết cho em”. Không gì dịu lòng mát dạ gái Cồn Hến - Sông Hương bằng “Tết này anh cũng chẳng chơi hoa. Vì môi em cười như chứa cả vườn xuân”.

Nhạc Quốc Dũng gặp giọng hát Bảo Yến như châu về hợp phố. Những ca khúc “Chiều hạ vàng”, “Đường xưa”, “Hoang vắng”, “Lối thu xưa”, “Ru tôi giấc mộng”, “Chuyện hợp tan”, “Chuyện ba người” “Cơn gió thoảng”, …, như chuông gió xa khơi, rong ruổi khắp 3 miền, gây nghiện hàng triệu fan hâm mộ suốt gần 2 thập kỷ 1980 – 1990.

Bảo Yến sinh 1957, kém Quốc Dũng 6 tuổi. Cặp đôi này thuận theo vô thường, hợp rồi tan, tan rồi hợp. Tan đấy nhưng giống như nguyệt khuyết, phần khuất lấp hiện hình dần. Tròn đấy nhưng y như nguyệt rằm, đêm sau hết vành vạnh. Bảo Yến nương nhờ kinh kệ, khai thị cửa thiền để buông bỏ giải độc đắc Quốc Dũng và thoát khỏi chu kỳ đèn cù hợp rồi tan, tan rồi hợp kia, nhưng tự bà “Cởi ra rồi lại buộc vào như chơi”.

Nhạc trẻ và nhạc vàng của Quốc Dũng đều thăng hoa từ một tài năng nghĩa hiệp và lề lối làm việc nghiêm túc nên các ca khúc của ông thấm vào ngõ ngách hồn người như mưa bụi tắm gió heo may. Người nghe phải đủ tầm lắng đọng và cảm nhận mới tận hưởng hết giai điệu và ca từ trong nhạc phẩm Quốc Dũng. Ca sỹ phải hát thật giọng, không giả thanh mới khai phóng được giá trị khác biệt của ca khúc Quốc Dũng.

Quốc Dũng 2 lần treo đàn, mỗi lần 10 năm. Lần 1 từ 1975 đến 1985. Lần 2 từ 2013 đến 2023. Lần một do tai nạn thời cuộc khiến tâm hồn ông suy sụp. Lần 2 do tai nạn giao thông khiến thể xác ông tổn thương. 20 năm gần như chết lâm sàng nhưng tài khoản âm nhạc Quốc Dũng để lại đủ lớn để chi trả hào phóng cho các thế hệ mến mộ ông sau này.

Nghe ca khúc “Lối thu xưa” của Quốc Dũng vào dịp thu phân, dù biết đã vĩnh biệt anh nhưng vẫn muốn níu kéo chút phân vân phù du vì tiếc thương người nhạc sỹ tài hoa : “Anh có còn trên lối thu xưa. Hay đã về nơi khuất nẻo xa mờ”!

SÀI GÒN 25/9/2023 – NGÔ QUỐC TÚY





Lối Thu Xưa
Quốc Dũng

Chiều trả về khuôn viên
Sân trường em ngõ vắng im lìm
Thẫn thờ hàng cây nghiêng
Ôm hình em bé nhỏ dịu hiền
Đường trải dài thênh thang
Như hồn em mở ngõ tuôn tràn
Đếm thầm từng bước anh đi
Em ước mình như lá thu vàng

Để dập dìu bên em
Hôn cài lên tóc xõa vai mềm
Để trải đường em đi
Đưa hồn em tới nẻo êm đềm
Và dạt dào yêu thương
Theo làn mây gởi đến bên người
Dâng trọn tình yêu cao vời
Em vẫn hoài ôm ấp bên đời

Nhưng tháng năm vùi chôn đi bao ước mơ
Bao nỗi niềm buồn thương những đêm ngóng chờ
Đời chắt chiu sớm chiều muộn phiền hắt hiu
Anh có còn trên lối thu xưa
Hay đã về nơi nẻo xa mờ

Đời trả về cho em sân trường xưa vàng võ u sầu
Đời dệt mộng anh đi riêng mình em xót nỗi chia lìa
Đường mộng nào anh sang
Riêng mình em tựa lá thu tàn
Biết lòng còn mãi mơ màng
Em vẫn tìm anh giữa mây ngàn
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-

願得一心人,
白頭不相離.
[-] The following 2 users Like Lục Tuyết Kỳ's post:
  • JayM, TanThu
Reply
Tin vừa nhận từ gia đình nhạc sĩ Y Vũ, tác giả ca khúc Ngày Cưới Em, Kim, Những Tâm Hồn Hoang Lạnh… đã qua đời vào lúc 4 giờ sáng ngày 28/9/2023.  

Ông mới vừa đón sinh nhật thứ 83 vào ngày 13/9 năm 2023. 


Nguyện hương linh ông yên nghỉ.

Lại thêm một chiếc lá rụng về cội.   Crying-face4





Những Tâm Hồn Hoang Lạnh
Y Vũ & Trúc Sơn

Anh hai mươi vào quân ngũ
Em mười sáu đến vũ trường
Trót sinh giữa thời loạn ly
Khát khao bao nhiêu tình thương
Tâm hồn lạnh như băng giá
Sống trong cô quạnh từng đêm
Anh về thành phố tìm em chia mối sầu

Anh sinh ra làm lính chiến
Em trọn kiếp đến vũ trường
Những băn khoăn của lòng anh
Những chua cay của đời em
Chôn vùi vào trong câu hát
Lãng quên theo từng nhịp chân
Thôi thì vì chút tuổi xuân chóng tàn

Xin em đừng phụ lòng anh
Đời xa hoa không làm em phũ phàng
Xin em đừng phị lòng anh
Đời son phấn chỉ là mãi bẽ bàng

Anh hai mươi vào quân ngũ
Em mười sáu đến vũ trường
Biết ai thương hoài tuổi xuân
Chúng ta mái đầu còn xanh
Anh về rồi mai xa vắng
Hãy vui cho trọn một đêm
Thôi đừng thầm trách đời ta lỡ làng
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-

願得一心人,
白頭不相離.
[-] The following 2 users Like Lục Tuyết Kỳ's post:
  • JayM, phai
Reply
Tôi mới đọc bài viết của chú Trần Trung Đạo về bài hát Tôi Đưa Em Sang Sông nguyên tác là của cố nhạc sĩ Nhật Ngân chứ kg phải Y Vũ.  Thật sự đọc xong hơi ngỡ ngàng và hơi buồn, nhạc sĩ Y Vũ vừa qua đời chưa hết ngày mà dân cư mạng đã tranh cãi kịch liệt về một bài hát.  It's not the right time -  Disappointed-face4





Tôi Đưa Em Sang Sông
Nhật Ngân & Y Vũ

Tôi đưa em sang sông
Chiều xưa mưa rơi âm thầm
Để thấm ướt chiếc áo xanh
Và đẫm ướt mái tóc em

Nếu xưa trời không mưa
Đường vắng đâu cần tôi đưa
Chẳng lẽ chung một lối về
Mà nỡ quay mặt bước đi

Tôi đưa em sang sông
Bàn tay nâng niu ân cần
Sợ bến đất lấm gót chân
Sợ bến gió buốt trái tim

Nếu tôi đừng đưa em
Thì chắc đôi mình không quen
Đừng bước chung một lối mòn
Có đâu chiều nay tôi buồn

Rồi thời gian lặng lẽ trôi
Đời tôi là chiến binh
Đi khắp phương trời
Mà đời em là cánh hoa

Thì bao người ước mơ
Đưa đón trông chờ
Hôm nao em sang ngang
Bằng xe hoa thay con thuyền

Giờ phút cuối đến tiễn em
Nhìn xác pháo vướng gót chân
Gót chân ngày xa xưa
Sợ lấm khi bùn trong mưa

Nàng đã thay một lối về
Quên cả người trong gió mưa
Rồi thời gian lặng lẽ trôi
Đời tôi là chiến binh

Đi khắp phương trời
Mà đời em là cánh hoa
Thì bao người ước mơ
Đưa đón trông chờ

Hôm nao em sang ngang
Bằng xe hoa thay con thuyền
Giờ phút cuối đến tiễn em
Nhìn xác pháo vướng gót chân

Gót chân ngày xa xưa
Sợ lấm trong bùn khi mưa
Nàng đã thay một lối về
Quên cả người trong gió mưa

Gót chân ngày xa xưa
Sợ lấm trong bùn khi mưa
Nàng đã thay một lối về
Quên cả người trong gió mưa
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-

願得一心人,
白頭不相離.
[-] The following 2 users Like Lục Tuyết Kỳ's post:
  • TanThu, TTTT
Reply
(2023-09-28, 08:35 AM)Lục Tuyết Kỳ Wrote: Tin vừa nhận từ gia đình nhạc sĩ Y Vũ, tác giả ca khúc Ngày Cưới Em, Kim, Những Tâm Hồn Hoang Lạnh… đã qua đời vào lúc 4 giờ sáng ngày 28/9/2023.  

Ông mới vừa đón sinh nhật thứ 83 vào ngày 13/9 năm 2023. 


Nguyện hương linh ông yên nghỉ.

Lại thêm một chiếc lá rụng về cội.   Crying-face4





R.I.P nhạc sĩ.
[-] The following 4 users Like phai's post:
  • JayM, Lục Tuyết Kỳ, TanThu, TTTT
Reply
Các nhạc sĩ xưa đang rụng theo lá mùa thu. RIP NS Quốc Dũng và Y Vũ Tulip4 Tulip4

Những bài hát xưa nghe lại đầy xúc động Heavy-black-heart4
Trong video trên, ns Y Vũ nói bài Ngày cưới em viết sau Tôi đưa em sang sông, viết cho cùng 1 mối tình đầu của ông.
Vấn thế gian, tình là chi...


[-] The following 4 users Like LýMạcSầu's post:
  • JayM, Lục Tuyết Kỳ, phai, TTTT
Reply
(2023-09-28, 12:23 PM)LýMạcSầu Wrote: Các nhạc sĩ xưa đang rụng theo lá mùa thu. RIP NS Quốc Dũng và Y Vũ Tulip4  Tulip4

Những bài hát xưa nghe lại đầy xúc động  Heavy-black-heart4
Trong video trên, ns Y Vũ nói bài Ngày cưới em viết sau Tôi đưa em sang sông, viết cho cùng 1 mối tình đầu của ông.

Dạ vậy nên hồi sáng em đọc bài của chú Trần Trung Đạo hơi ngỡ ngàng vì chú và vài người khác viết giống như trách móc nhạc sĩ Y Vũ "chôm" của cố nhạc sĩ Nhật Ngân vậy.   Disappointed-face4

Em copy một đoạn thôi... 

Comment của nhạc sĩ Nguyễn Phú Yên:

NS Nhật Ngân khẳng định ông đã viết nhạc phẩm đầu tay đầy kỷ niệm vào năm 1960 khi chỉ vào 18 tuổi ở Đà Nẵng

Trích bài của chú TTĐ:

Lý do, nhạc sĩ Y Vũ không phải là tác giả của nhạc phẩm Tôi Đưa Em Sang Sông (TĐESS). 

Kính trọng và chân thành tiễn đưa ông không thể đồng nghĩa với nói sai sự thật. 

Con người ai cũng chết nhưng sự thật thì không.

Nhạc sĩ Y Vân, người ghép tên Y Vũ vào nhạc phẩm TĐESS, có  30 năm, từ 1962 khi nhạc phẩm phát hành tới 1992, khi nhạc sĩ Y Vân qua đời,  để xác nhận em mình là tác giả duy nhất của TĐESS. Nhưng ông đã không làm. Lý luận cho rằng nhạc sĩ Y Vân thêm tên em mình vào một nhạc phẩm mà ông nghĩ sẽ nổi tiếng có lẽ dễ thuyết phục hơn là thêm tên một học sinh còn đang học nhạc 18 tuổi vô danh ở ngoài Đà Nẵng vào nhạc phẩm của em mình. 

Nhạc sĩ Y Vũ có tới hơn nửa thế kỷ, 1962 tới 2017, để xác nhận trước công chúng TĐESS là của mình. Nhưng nhạc sĩ không làm. 

Cả nhạc sĩ Y Vân lẫn nhạc sĩ Y Vũ đều im lặng dù nhạc sĩ Nhật Ngân nhiều lần lên tiếng trên các trung tâm nhạc và báo chí rằng TĐESS là của ông phát xuất từ câu chuyện tình bên dòng Sông Hàn Đà Nẵng.  

Nhạc sĩ Nhật Ngân không đưa ra bằng chứng cụ thể nào để chứng minh quyền sở hữu. Thế nhưng nhạc sĩ Y Vũ cũng không vặn hỏi "Bằng chứng đâu?" Phải chăng nhạc sĩ Y Vũ lo xa nếu hỏi biết đâu nhạc sĩ Nhật Ngân đưa ra bằng chứng thì sao.
Cả hai nhạc sĩ Y Vân và Y Vũ đều im lặng. Theo lý lẽ dễ hiểu  im lặng là đồng ý, và trong trường hợp này hai vị đồng ý chính nhạc sĩ Nhật Ngân mới là tác giả. 

Tháng 11, 2017, nhạc sĩ Y Vũ đưa ra bản kẻ tay nhạc phẩm TĐESS để chứng minh là của ông. Với bản kẻ bằng tay này ông tin là sẽ thuyết phục được công luận.

Thế là báo chí trong nước hò theo nhau và đều cho rằng với bản kẻ tay đó, nhạc sĩ Y Vũ đã chứng minh được ông là tác giả của TĐESS. 

Nhưng báo chí và những người hò theo không biết rằng trong thời điểm 1962 bản nhạc nào mà chẳng kẻ bằng tay. Ngày đó làm gì có Musescore hay Cakewalk. Tất cả đều kẻ tay. 

Bằng chứng duy nhất được dùng để xác định tác quyền không phải là bản kẻ tay mà là giấy phép của sở kiểm duyệt thuộc Bộ Thông Tin VNCH. Trong trường hợp TĐESS giấy kiểm duyệt mang số K.D. 2878XB 30.1.1962. 

Nếu nhạc sĩ Y Vũ trưng bày giấy phép đó do sở kiểm duyệt thuộc Bộ Thông Tin VNCH cấp cho ông đúng như tên ghi trên giấy khai sinh thì ông chính là tác giả. Bản chép tay của ông không có giá trị pháp lý gì. Nhạc sĩ Nhật Ngân cũng có thể có một bản cũ hơn. 
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-

願得一心人,
白頭不相離.
[-] The following 2 users Like Lục Tuyết Kỳ's post:
  • LýMạcSầu, TanThu
Reply
Trong các bài hát của nhạc sĩ Y Vũ thì có lẽ bài Kim là bài tôi nhớ nhiều nhất vì khi còn nhỏ được mấy ông anh cho đi theo vào phòng trà chơi thì lần nào ca sĩ cũng hát bài này, một bài kg thể thiếu trong vũ trường để mọi người "twist".  Musical-note_1f3b5 Dancer_4

Có lần thầy trò Châu Bá Phai cũng định hát bài này giật giật sôi động mà đổi ý vì trò giật kg theo kịp nhạc... Sorry thầy cưng.   Lol Dancer_4





Kim
Y Vũ

Cớ sao buồn này Kim, 
Cớ sao sầu này Kim, 
Ai thương em hơn anh mà tìm.

Cớ sao hoài này Kim, 
Có biết cho lòng anh, 
Đã mơ từng phút vui buồn cùng Kim.

Đời là những chuỗi ngày sầu lo, 
Tình là những bến bờ mộng mơ, 
Em như hoa nở trong mùa mưa, 
Sống giữa khi trời đất giông tố, 
Anh đem yêu thương xoá muôn áng mây mờ.

Cớ sao buồn này Kim, 
Cớ sao sầu này Kim, 
Khi yêu nhau tuy xa mà gần.

Cớ sao hoài này Kim, 
Hãy sống cho tình yêu, 
Sống trong mộng thắm khi tuổi còn xanh.

Cớ sao buồn này Kim, 
Cớ sao sầu này Kim, 
Ai thương em hơn anh mà tìm.

Cớ sao hoài này Kim, 
Có biết cho lòng anh, 
Đã mơ từng phút vui buồn cùng Kim.

Đời là những chuỗi ngày sầu lo, 
Tình là những bến bờ mộng mơ, 
Em như hoa nở trong mùa mưa, 
Sống giữa khi trời đất giông tố, 
Anh đem yêu thương xoá muôn áng mây mờ.

Cớ sao buồn này Kim, 
Cớ sao sầu này Kim, 
Khi yêu nhau tuy xa mà gần.

Cớ sao hoài này Kim, 
Hãy sống cho tình yêu, 
Sống trong mộng thắm khi tuổi còn.. xanh......
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-

願得一心人,
白頭不相離.
[-] The following 3 users Like Lục Tuyết Kỳ's post:
  • JayM, phai, TanThu
Reply