2023-04-16, 02:13 PM
Be Vegan, make peace.
Phòng ngừa bệnh tiểu đường
|
2023-04-16, 02:13 PM
Be Vegan, make peace.
2023-04-21, 02:37 PM
Bà nội em bị bịnh tiểu đường, em còn nhớ Nội cũng bị liệt 1/2 người phải có 2 người giúp việc chăm sóc tắm rữa, thay tả cho Nội mỗi ngày. Giờ Ba em cũng bị tiểu đường, kéo qua tới thận, thận bị yếu không lộc được chất độc trong người nên phải đi lộc thận 3 lần 1 tuần rất là mất sức.
Chị thử tìm hiểu bệnh tự miễn là gì? bệnh này không biết nguyên nhân, Má em cũng mới phát bịnh 3 tháng nay, hầu như mỗi tuần phải vào nhập viện truyền tiểu cầu. Bệnh tự miễn còn nguy hiềm nhiều hơn mấy bị khác, không có cách nào ngừa. Tôi chọn cuộc sống cho mình hạnh phúc
chứ không phải sống để người khác ngưỡng mộ!
2023-04-21, 02:39 PM
(2023-04-21, 02:37 PM)TeaOla Wrote: Bà nội em bị bịnh tiểu đường, em còn nhớ Nội cũng bị liệt 1/2 người phải có 2 người giúp việc chăm sóc tắm rữa, thay tả cho Nội mỗi ngày. Giờ Ba em cũng bị tiểu đường, kéo qua tới thận, thận bị yếu không lộc được chất độc trong người nên phải đi lộc thận 3 lần 1 tuần rất là mất sức. Kể đi sis please ...vì mình thấy vài bệnh nhân uống thuốc sống qua ngày... Có bệnh nhân hỏng chịu uống thuốc, mọi người hồi hộp phải canh chừng hoài, lở thình lình xểu, bất tỉnh ....bó tay. Củng có vài bác 90+ mà tinh thần minh mẫn, ham sống, lúc rảnh mình hướng dẫn bác tập,cử động chút đỉnh khi nằm trên giường hoặc trên ghế xe lăng ... Họ tập thường xuyên.. Mừng giùm cho họ, kéo được tuổi thọ chút đỉnh
Be Vegan, make peace.
2023-04-21, 02:52 PM
(2023-04-21, 02:39 PM)Chân Nguyệt Wrote: Kể đi sis please ...vì mình thấy vài bệnh nhân uống thuốc sống qua ngày... Có bệnh nhân hỏng chịu uống thuốc, mọi người hồi hợp phải cang chừng hoài, lở xểu, bất tỉnh ....bó tay Người già bịnh tật nhiều, con cái ít quan tâm, bịnh trầm cảm, uống nhiều thuốc nên muốn buông xui là vậy. Tôi chọn cuộc sống cho mình hạnh phúc
chứ không phải sống để người khác ngưỡng mộ!
2023-04-21, 03:10 PM
Chị CN,
Em dịch sai tiểu bạch cầu là white blood cell. Bị bịnh tự miễn chỉ truyền máu là hồng cầu (red blood cell) & tiểu cầu (pletelet). Trường hợp Má em phải truyền là tiểu cầu. Tôi chọn cuộc sống cho mình hạnh phúc
chứ không phải sống để người khác ngưỡng mộ!
2023-04-21, 03:18 PM
(2023-04-21, 03:10 PM)TeaOla Wrote: Chị CN, Thường khi sắp tới ngày truyền máu hồng cầu là trước vài ngày bệnh nhân họ cứ ngồi trông ngóng không yên, mong y tá mau mau đến là mình check lịch thì đúng là tuần sau... Có lần trơi mưa lớn thấy 1 bác Hồng Kông đang chờ taxi, bác mừng có người nói tiếng Tàu, ...bác tâm sự kể về thanh lọc thận ...mình mới hiểu chút đỉnh bệnh tình ...đau mà lọc xong khỏe phần nào nên ráng đi mình nên vô nhà thương
Be Vegan, make peace.
2023-04-21, 03:30 PM
Thứ ba, 4/4/2023, 00:04 (GMT+7)
Ăn cơm nguội có tốt cho sức khỏe? Cơm nguội có chỉ số đường huyết thấp nhưng bạn dễ ngộ độc nếu không biết bảo quản cơm đúng cách. Ảnh: Pinterest
[size=undefined]Ăn cơm nguội có an toàn không? Có, nếu bạn bảo quản đúng cách. Cơm nguội có chỉ số đường huyết thấp hơn cơm mới nấu. Nó sẽ không khiến lượng đường trong máu tăng đột biến sau khi ăn. Nó cũng có nhiều tinh bột kháng (chất xơ) hơn cơm mới nấu. Tinh bột kháng là một prebiotic nuôi dưỡng vi khuẩn tốt trong ruột của bạn. Trường hợp nào khiến cơm nguội mất an toàn với sức khỏe? Bacillus cereus (B. cereus) là một loại vi khuẩn được tìm thấy trong gạo chưa nấu chín. Nếu cơm được làm nguội quá chậm hoặc để ở nhiệt độ phòng hơn hai giờ, các bào tử vi khuẩn này có thể tạo ra độc tố, gây ngộ độc thực phẩm. B. cereus không được coi là nguy cơ sức khỏe nghiêm trọng với người khỏe mạnh. Nhưng nó có thể gây bệnh nghiêm trọng ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, người già và những người có hệ miễn dịch yếu. Các triệu chứng ngộ độc thực phẩm do B. cereus gây ra bao gồm buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy và đau quặn bụng. Những triệu chứng này thường kéo dài dưới 24 giờ. Cách làm cơm nguội nhanh và an toàn - Trải cơm ra khay nướng. Đặt khay vào tủ lạnh hoặc tủ đông đến khi cơm nguội. Bạn nên bọc màng bọc thực phẩm vào khay để tránh lây nhiễm chéo khi để cơm với thực phẩm khác. - Cho cơm đã nấu chín vào một cái rổ lớn và rửa sạch bằng nước lạnh. Sau khi nguội, bạn có thể bảo quản cơm trong hộp kín tủ lạnh tối đa ba ngày. Trước khi ăn, hãy làm cơm nóng đều, có thể bằng cách hấp chín trong nồi cơm điện hoặc quay vi sóng. Phòng ngừa ngộ độc thực phẩm từ cơm nguội - Tránh ăn cơm nguội nếu đã để ở nhiệt độ phòng hơn hai tiếng đồng hồ. Cơm có thể chứa vi khuẩn và nó giải phóng độc tố ở nhiệt độ phòng, gây ngộ độc thực phẩm. - Nấu cơm cho đến khi cơm nóng đều. Ăn cơm ngay sau khi nó được nấu chín. - Làm nguội cơm càng nhanh càng tốt trong vòng một đến hai giờ. - Ăn cơm nguội trong vòng ba ngày. Không hâm nóng cơm nhiều lần. Hãy đi khám bác sĩ ngay nếu bạn nghĩ mình bị ngộ độc cơm. - Nếu bạn đang hâm nóng cơm, hãy đảm bảo cơm thật nóng trước khi ăn. Nếu bạn nghi ngờ cơm nguội bị hỏng, hãy vứt nó đi. Không đáng để mạo hiểm sức khỏe của mình chỉ vì vài miếng cơm nguội.[/size] Hằng Trần (Theo Lively Table)
https://ngoisao.vnexpress.net/an-com-ngu...88839.html.
Be Vegan, make peace.
2023-04-21, 06:33 PM
https://khoahoc.tv/tieu-duong-nhung-dieu-ban-khong-the-bo-qua-53824
.Không có triệu chứng, nhưng tiểu đường tuýp 2 có thể dẫn đến các bệnh về tim và gây mù mắt.
Khi sớm phát hiện mình bị bệnh tiểu đường, bạn hoàn toàn có thể kiểm soát bệnh và duy trì một cuộc sống tốt đẹp bình thường, chỉ cần cẩn thận hơn về chế độ ăn uống và thói quen tập thể dục.
[size=undefined][size=undefined]Một số sự thật bạn cần biết về bệnh tiểu đường[/size][/size]
Tiểu đường có hai type: type I và type II. Ngày nay bất cứ ai cũng có thể mắc bệnh tiểu đường do những thay đổi về chất lượng thực phẩm và lối sống. Trẻ em cũng không tránh khỏi căn bệnh đáng sợ này. Di truyền là một nhân tố gây bệnh. Song thực tế, bệnh tiểu đường hoàn toàn có thể ngăn ngừa ngay cả khi cha mẹ bị bệnh.
1. Không nhiều người biết mình bị tiểu đường ở giai đoạn sớm
Nếu bạn cảm thấy mình có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường do thói quen ăn uống, lối sống di truyền thì hãy đi thử nghiệm máu 2 tháng một lần để kiểm tra. Nếu bạn còn chần chừ không đi khám vì không muốn nghe bác sĩ kết luận mình bị tiểu đường thì hãy nhớ rằng phát hiện sớm còn hơn để quá muộn. Nếu phát hiện sớm, bệnh có thể được chữa khỏi nhờ cải thiện chế độ ăn, các bài tập thể dục và thuốc.
[size=undefined][size=undefined][size=undefined]Phát hiện sớm, bệnh tiểu đường có thể được chữa khỏi nhờ cải thiện chế độ ăn, các bài tập thể dục và thuốc. (Ảnh: health) [/size][/size][/size] 2. Tiểu đường có thể dẫn đến các bệnh về tim và gây mù mắt
Thực tế bệnh tiểu đường nếu không được điều trị có thể dẫn đến đau tim và mù mắt.
3. Cẩn thận với những vết thương hở khi bạn bị tiểu đường
Bạn nên thật cẩn thận với những vết thương hở khi mắc bệnh tiểu đường. Những vết thương này cần một thời gian dài mới có thể lành và có nguy cơ nhiễm trùng cao, đặc biệt là những vết thương ở chân. Hãy luôn mang dép khi ra ngoài và rửa chân cẩn thận khi bạn đi ra ngoài mà không mang giày.
4. Nếu béo phì là nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường thì bạn có thể phẫu thuật giảm béo để cải thiện tình trạng bệnh
Phẫu thuật giảm béo là phương pháp tốt để kiểm soát bệnh tiểu đường nếu bạn bị béo phì. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ để đưa ra sự lựa chọn cuối cùng cho bản thân. Bác sĩ sẽ nói cho bạn biết cụ thể phẫu thuật giảm béo có để lại biến chứng hay không.
5. Bệnh tiểu đường tuýp II thường không có triệu chứng
Có thể bạn bị bệnh tiểu đường nhưng khi biết thì đã quá muộn. Ở tuýp I, bạn sẽ thấy rằng mình có nhu cầu đi tiểu thường xuyên và dễ bị mệt mỏi. Do đó hãy tham khảo ý kiến bác sĩ nếu bạn cảm thấy cơ thể có những triệu chứng bất thường.
6. Bị tiểu đường trong thời kỳ mang thai có thể tái phát sau khi sinh con
Nếu bạn mắc bệnh trong thời kỳ mang thai thì bệnh càng có nhiều cơ hội tái phát sau đó. Có rất nhiều cơ hội bệnh tái phát sau khi sinh con, do đó hãy đảm bảo rằng bạn không để bản thân mắc bệnh trở lại. Hãy tập thể dục thường xuyên và chú ý đến sức khỏe ăn uống.
Một chế độ ăn uống tốt và tập thể dục thường xuyên không chỉ giúp bạn kiểm soát căn bệnh mà còn giúp bạn ngăn chặn nó trong thời gian dài. Do đó hãy tập cho mình thói quen ăn uống và lối sống lành mạnh.
7. Thực phẩm và đồ uống nên tránh khi bị tiểu đường
Đồ uống có đường
[size=undefined][size=undefined][size=undefined]Đồ uống có đường là lựa chọn đồ uống nguy hiểm nhất đối với những người mắc bệnh tiểu đường. Lý do đầu tiên, đồ uống có đường rất giàu carbs, với một lon coca cỡ trung bình tầm 354ml cung cấp 38,5g carb từ đường. Tiêu thụ đồ uống có đường có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến bệnh tiểu đường. Ngoài ra, những đồ uống này chứa nhiều đường fructose, có liên quan chặt chẽ đến tình trạng kháng insulin và bệnh tiểu đường. Đã có nhiều nghiên cứu cho thấy rằng tiêu thụ đồ uống có đường có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến bệnh tiểu đường như gan nhiễm mỡ. Hơn nữa, lượng đường fructose cao trong đồ uống có đường có thể dẫn đến những thay đổi trong quá trình trao đổi chất, thúc đẩy mỡ bụng và mức cholesterol và triglyceride có hại tiềm tàng. Để giúp kiểm soát lượng đường trong máu và ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh, hãy uống nước lọc, nước ngọt không đường hoặc trà đá không đường. Chất béo chuyển hóa Chất béo chuyển hóa là chất béo không bão hòa đã được thay đổi về mặt hóa học để tăng độ ổn định của chúng. Chất béo chuyển hóa nhân tạo cực kỳ không tốt cho sức khỏe. Chất béo chuyển hóa được tìm thấy trong bơ thực vật, bơ đậu phộng, bánh mì phết, bánh kem. Hơn nữa, các nhà sản xuất thực phẩm thường thêm chúng vào bánh quy giòn, bánh nướng xốp và các loại bánh nướng khác để giúp kéo dài thời hạn sử dụng của sản phẩm. Mặc dù chất béo chuyển hóa không trực tiếp làm tăng lượng đường trong máu, nhưng chúng có liên quan đến việc gia tăng chứng viêm, kháng insulin và mỡ bụng, cũng như giảm mức cholesterol HDL (tốt) và suy giảm chức năng động mạch, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Ngũ cốc tinh chế Ngũ cốc tinh chế được xay xát, loại bỏ cả cám, mầm để có kết cấu mịn và thời hạn sử dụng lâu. Ví dụ, bánh bao, bột mì trắng, bánh mì trắng, cơm, tuy không có vị ngọt, chúng đều chứa tinh bột. Tinh bột cuối cùng sẽ phân hủy thành glucose, dễ tạo ra đường. Còn bánh bao có calo và hàm lượng đường cao hơn gạo. Ngoài những món này, cháo cũng là món mà bệnh nhân tiểu đường nên ăn ít nhất có thể, bởi nó quá dễ tiêu, đồng nghĩa với việc có thể làm tăng nhanh lượng đường trong máu ở những người mắc tiểu đường type 1 và type 2. Một nghiên cứu cho thấy thực phẩm nhiều carb không chỉ làm tăng lượng đường trong máu mà còn làm giảm chức năng não ở những người mắc tiểu đường type 1 và có kèm theo suy giảm trí nhớ. Những thực phẩm chế biến sẵn này chứa ít chất xơ. Chất xơ giúp làm chậm quá trình hấp thụ đường vào máu. Việc thay thế những thực phẩm ít chất xơ này bằng những thực phẩm giàu chất xơ đã được chứng minh là làm giảm đáng kể lượng đường trong máu ở những người mắc bệnh tiểu đường. Bạn nên ăn ngũ cốc thô vì chỉ số đường huyết của nó tương đối thấp, ví dụ như gạo lứt, kiều mạch trong bánh kếp, lúa mì nguyên hạt trong bánh mì. Sữa chua vị trái cây Sữa chua nguyên chất có thể là một lựa chọn tốt cho người tiểu đường để kiểm soát bệnh và cải thiện sức khỏe tổng thể. Tuy nhiên, các loại sữa chua vị trái cây là một câu chuyện rất khác. Sữa chua hương trái cây có thể chứa gần 31g đường. Sữa chua có hương vị thường được làm từ sữa không béo hoặc ít béo và chứa nhiều tinh bột và đường. Một khẩu phần tương đương 1 cốc (khoảng 245g) sữa chua hương trái cây có thể chứa gần 31g đường, có nghĩa là gần 61% lượng calo của nó đến từ đường. Vì vậy người bệnh tiểu đường nên chọn sữa chua nguyên chất để bổ sung lợi khuẩn và giúp kiểm soát đường huyết. Ngũ cốc ăn sáng có đường Hầu hết các loại ngũ cốc ăn sáng thường được chế biến kỹ lưỡng và chứa nhiều carbs. Chúng cung cấp rất ít protein - một chất dinh dưỡng có thể giúp bạn cảm thấy no và giữ được mức đường huyết ổn định trong ngày. Ngay cả một số loại ngũ cốc ăn sáng "lành mạnh" cũng không phải là lựa chọn tốt cho những người mắc bệnh tiểu đường. Để kiểm soát lượng đường trong máu và sự thèm ăn, hãy bỏ qua hầu hết các loại ngũ cốc và chọn một bữa sáng ít carb và giàu protein. Đồ uống có hương vị cà phê Uống cà phê có liên quan đế một số lợi ích sức khỏe, bao gồm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, đồ uống có hương vị cà phê nên được xem như một món tráng miệng lỏng hơn là một loại đồ uống tốt cho sức khỏe. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng não của bạn không xử lý thức ăn lỏng và rắn giống nhau. Khi bạn uống calo, bạn không bù đắp bằng cách ăn ít hơn sau đó, có khả năng dẫn đến tăng cân. Đồ uống có hương vị cà phê cũng chứa nhiều carbs. Để giữ lượng đường trong máu của bạn được kiểm soát và ngăn ngừa tăng cân, hãy chọn cà phê nguyên chất hoặc cà phê espresso với một thìa kem. Mật ong chứa nhiều carb Những người mắc bệnh tiểu đường thường cố gắng giảm thiểu lượng đường trắng tiêu thụ, cũng như các món ăn vặt như kẹo, bánh quy và bánh ngọt. Tuy nhiên, các dạng đường khác cũng có thể khiến lượng đường trong máu tăng đột biến. Chúng bao gồm đường nâu và các loại đường "tự nhiên" như mật ong. Mặc dù những chất làm ngọt này không được chế biến nhiều nhưng chúng vẫn chứa nhiều carb hơn bạn nghĩ. Trong 1 muỗng canh đường trắng chứa 12,6g carb, 1 muỗng canh mật ong chứa tới 17,3g carb. Trong một nghiên cứu, những người bị tiền tiểu đường có sự gia tăng tương tự về lượng đường trong máu, insulin và các dấu hiệu viêm bất kể họ tiêu thụ 50g đường trắng hay mật ong. Trái cây sấy khô Trái cây là một nguồn tuyệt vời cung cấp một số vitamin và khoáng chất quan trọng, bao gồm cả vitamin C và kali. Khi trái cây được sấy khô, quá trình này sẽ làm mất nước dẫn đến nồng độ các chất dinh dưỡng này thậm chí còn cao hơn và nguy hiểm hơn, hàm lượng đường của nó cũng trở nên cô đặc hơn. Một cốc nho khoảng 151g chứa 27,3g carbs, bao gồm 1,4g chất xơ. Ngược lại, 1 cốc nho khô (khoảng 145g) chứa 115g carbs, 5,4g chất xơ. Do đó, nho khô chứa nhiều carbs gấp 4 lần nho tươi. Các loại trái cây khô khác có hàm lượng carbs cao hơn tương tự so với các loại trái cây tươi. Khoai tây chiên Khoai tây chiên là món ăn mà bạn có thể muốn tránh xa, đặc biệt nếu bạn bị tiểu đường. Bản thân khoai tây có hàm lượng carbs tương đối cao. Một củ khoai tây trung bình chứa 34,8g carbs, 2,4g chất xơ. Khi được chiên trong dầu thực vật, khoai tây có thể làm tăng lượng đường trong máu của bạn nhiều hơn. Thực phẩm chiên ngập dầu đã được chứng minh là tạo ra một lượng lớn các hợp chất độc hại, chẳng hạn như các sản phẩm cuối cùng của glycation tiên tiến (AGEs) và aldehit. Các hợp chất này có thể thúc đẩy quá trình viêm, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và ung thư. Nước hoa quả Nước ép trái cây chứa nhiều đường fructose. Mặc dù nước ép trái cây thường được coi là một loại nước giải khát lành mạnh, nhưng tác động của nó đối với lượng đường trong máu cũng tương tự như nước soda và các loại đồ uống có đường khác. Tương tự như đồ uống có đường, nước ép trái cây chứa nhiều đường fructose. Fructose dẫn đến kháng insulin, béo phì và bệnh tim. Điều này áp dụng cho nước trái cây 100% không đường, cũng như các loại có thêm đường. Trong một số trường hợp, nước ép trái cây còn chứa lượng đường cao hơn và nhiều carbs hơn soda. Ví dụ, 250ml soda và nước ép táo chứa 22g và 24g đường. Một cốc nước ép nho tương đương cung cấp 35g đường. Một số loại nước xốt Nước xốt cà chua có vị chua nhưng chứa đường tinh luyện. Nước xốt đậu ngọt không trực tiếp cho thêm đường nhưng nguyên liệu sẽ sinh ra maltose trong quá trình lên men. Đây là những thực phẩm không thích hợp cho bệnh nhân tiểu đường. Bánh quy soda ăn kiêng Bánh quy này không quá ngọt. Tuy nhiên, lượng calo của nó là 408, hàm lượng đường là 76,2 và chỉ số đường huyết là 72. Từ những dữ liệu này, có thể thấy bánh quy giòn soda có hàm lượng đường cao. Do đó, ăn quá nhiều bánh này không có lợi cho việc ổn định lượng đường trong máu. [/size][/size][/size]
Cập [/size][/size]
Be Vegan, make peace.
2023-04-21, 06:46 PM
[color=rgba(0, 0, 0, 0.87)]https://khoahoc.tv/cach-tinh-luong-thuc-an-hang-ngay-cho-nguoi-bi-tieu-duong-74738[/color]
[color=rgba(0, 0, 0, 0.87)].[/color] [color=rgba(0, 0, 0, 0.87)]Cách tính lượng thức ăn hàng ngày cho người bị tiểu đường[/color]
Để giữ ổn định đường huyết hàng ngày, người bị tiểu đường phải tính toán chế độ ăn theo công thức tính nhu cầu năng lượng bằng chiều cao trừ 100 nhân 0,9. Công thức tính nhu cầu năng lượng trong một bữa ăn cho người bị tiểu đường. Cách lựa chọn thực phẩm cho người mắc bệnh tiểu đường
Be Vegan, make peace.
|
« Next Oldest | Next Newest »
|