Posts: 7,684
Threads: 407
Likes Received: 1,101 in 870 posts
Likes Given: 237
Joined: Dec 2017
Reputation:
94
Thứ hai, 11/7/2022, 10:32 (GMT+7)
Những trường hợp nhiễm khuẩn HP nào cần điều trị?
Tôi phát hiện nhiễm vi khuẩn HP cách đây một tháng, các triệu chứng chưa ở mức đáng lo ngại thì có cần điều trị không? (Hoàng An, TP HCM)
Nhiễm vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori) là bệnh lý phổ biến, có thể gây những biến chứng nguy hiểm, cần được phát hiện và điều trị sớm. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng cần loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn HP khỏi cơ thể. Đa số trường hợp nhiễm khuẩn HP không có triệu chứng, không ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày của người bệnh. Vì vậy, việc thử nghiệm tìm HP không cần thiết phải thực hiện cho tất cả bệnh nhận mà chỉ tiến hành ở những trường hợp có triệu chứng và được chỉ định bởi bác sĩ chuyên khoa. Sử dụng thuốc điều trị HP thường gây một số tác dụng phụ như cảm giác buồn nôn, nôn, rối loạn đi tiêu, mệt mỏi, tăng cảm giác thèm ăn dẫn đến tăng cân...
Mặc dù vẫn còn cần thêm nhiều bằng chứng nhưng một số nghiên cứu bước đầu cho thấy sự tồn tại của vi khuẩn HP trong cơ thể làm giảm nguy cơ béo phì và hen suyễn ở trẻ em, bệnh viêm ruột, bệnh celiac gây ra tình trạng không dung nạp gluten...
Thử nghiệm và điều trị HP thường được chỉ định cho những người loét dạ dày - tá tràng; rối loạn tiêu hoá, chứng khó tiêu; ung thư dạ dày, tiền sử gia đình có người mắc ung thư dạ dày; viêm teo niêm mạc dạ dày mạn; thiếu máu thiếu sắt, xuất huyết giảm tiểu cầu không rõ nguyên nhân, sử dụng các thuốc giảm đau, kháng kết tập tiểu cầu kéo dài...
Vi khuẩn HP tồn tại bên trong dạ dày có khả năng lây truyền và tái nhiễm cao. Ảnh: Shutterstock
HP là một xoắn khuẩn gram âm, xâm nhập vào cơ thể thông qua tiếp xúc với nước bọt, dịch tiêu hóa, phân của người bệnh. Vi khuẩn này được tìm thấy trong niêm mạc dạ dày, tác nhân hàng đầu gây viêm hoặc loét dạ dày tá tràng và liên quan đến ung thư dạ dày. Các dấu hiệu đặc trưng của nhiễm khuẩn HP là đau và nóng rát thượng vị, đầy hơi, ợ hơi, ợ chua, nôn và buồn nôn, khó tiêu, rối loạn đại tiện... Nhiễm HP trong một thời gian dài có thể dẫn đến viêm hoặc loét dạ dày gây xuất huyết tiêu hoá trên, tăng nguy cơ ung thư dạ dày. Bệnh lý này có khả năng lây truyền và tái nhiễm rất cao nếu không được điều trị đúng cách.
Hầu hết các phác đồ điều trị HP hiện nay đều được chỉ định trong 14 ngày với ít nhất 3 loại thuốc, bao gồm thuốc ức chế bơm proton và hai loại kháng sinh. Hiện nay, ngày càng nhiều người bệnh nhiễm vi khuẩn HP đề kháng kháng sinh, vì vậy phác đồ điều trị thường dùng hai loại kháng sinh để giảm nguy cơ thất bại trong điều trị và hạn chế tình trạng kháng thuốc. Điều quan trọng là bệnh nhân phải tuân thủ chỉ định của bác sĩ, không tự ý ngừng thuốc hoặc thay đổi liều lượng, nhằm mang lại hiệu quả điều trị tốt và tránh kháng thuốc.
Thói quen ăn uống khoa học cũng hỗ trợ điều trị bệnh. Cụ thể, người bệnh nên tăng cường các loại thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa và có khả năng chống lại vi khuẩn như bắp cải, súp lơ, cà rốt, dâu tây, sữa chua, mật ong, nghệ, tỏi... Cần hạn chế các loại thực phẩm cay nóng, chiên rán nhiều dầu mỡ; các loại đồ ăn thức uống có tính axit, có gas...
Cà rốt có lợi cho người nhiễm vi khuẩn HP. Ảnh: Shutterstock
Không phải trường hợp nhiễm khuẩn HP nào cũng cần được điều trị vì phần lớn người nhiễm không có triệu chứng và biến chứng. Để chỉ định tiệt trừ HP, người bệnh cần đến thăm khám và tư vấn bởi các bác sĩ chuyên khoa.
Bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Bích
Trung tâm Nội soi và Phẫu thuật nội soi tiêu hóa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM
[url=https://vnexpress.net/cac-benh-tieu-hoa-thuong-gap-do-vi-khuan-hp-gay-ra-4434441.html][/url]
Be Vegan, make peace.
Posts: 7,684
Threads: 407
Likes Received: 1,101 in 870 posts
Likes Given: 237
Joined: Dec 2017
Reputation:
94
sai lầm khiến viêm loét đại tràng trở nặng
Người bệnh thấy viêm loét đại tràng thuyên giảm liền bỏ dùng thuốc, uống nhiều cà phê, rượu, đồ có gas, không chia nhỏ bữa ăn… khiến bệnh nặng hơn.
Khi bị bùng phát viêm loét đại tràng, bạn có thể nghĩ do bữa tối nhiều gia vị hoặc uống cà phê vào buổi sáng. Có rất nhiều tác nhân khiến bệnh trở nặng như chế độ ăn uống và lối sống nhưng các đợt bùng phát đôi khi có thể không thể đoán trước. Mặc dù không dễ dàng để ngăn chặn viêm loét đại tràng nhưng người bệnh có thể thực hiện một số cách giảm thiểu triệu chứng và giúp bệnh thuyên giảm nhanh hơn.
Dưới đây là 10 sai lầm phổ biến mà người bị viêm loét đại tràng có thể gặp phải và nên thay đổi để hạn chế bệnh trở nặng.
Không tuân thủ điều trị viêm đại tràng
Richard Bloomfeld - bác sĩ tại Trung tâm Y tế Wake Forest Baptist (Mỹ) chia sẻ trên tờ Everydayhealth rằng, người bị viêm đại tràng nên uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ để bệnh ổn định.
Có nhiều loại thuốc có thể điều trị viêm đại tràng tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng mà người bệnh đang mắc phải. Một số người khi thấy bệnh tiến triển tốt lại không duy trì thăm khám, uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Một nghiên cứu ở Canada được công bố vào tháng 1/2013 trên tạp chí Gastroenterology cho thấy, trong số hơn 1.680 bị người bị viêm đại tràng, phần lớn không tuân thủ điều trị sau một năm.
Laura Yun, bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa và trợ lý giáo sư y khoa tại trường Y khoa Feinberg (Mỹ) cho biết, bỏ thuốc điều trị là lý do thường gặp nhất khiến người bệnh trải qua các cơn bùng phát. Cho dù bác sĩ kê thuốc chống viêm, thuốc ức chế miễn dịch hay kết hợp nhiều loại thuốc thì không loại thuốc nào trong số đó có tác dụng nếu bệnh nhân không dùng chúng theo hướng dẫn.
Căng thẳng
Những người bị viêm đại tràng thường cho biết họ từng bị căng thẳng trước khi bùng phát bệnh. Một nghiên cứu được công bố vào tháng 1/2019 trên Tạp chí Crohn's and Colitis đã theo dõi 417 người bị bệnh viêm ruột bao gồm cả viêm đại tràng và phát hiện ra người bị căng thẳng trong ba tháng trước đó thường có liên quan đến bệnh bùng phát.
Theo một đánh giá được công bố vào tháng 12/2015 trên tạp chí International Journal of Clinical and Experimental Medicine, căng thẳng cũng có thể kích hoạt hoặc làm tăng tình trạng viêm trong ruột, làm trầm trọng thêm các triệu chứng của viêm đại tràng. Thêm vào đó, căng thẳng có thể cản trở thói quen hàng ngày, dẫn đến thói quen ăn uống, ngủ nghỉ và uống thuốc bị ảnh hưởng, xáo trộn.
Một số bác sĩ hướng dẫn bệnh nhân viêm đại tràng các kỹ thuật như thiền, yoga để giúp kiểm soát căng thẳng.
Ăn thực phẩm gây kích thích
Bác sĩ Yun giải thích, không có thực phẩm nào gây ra hoặc chữa khỏi bệnh viêm loét đại tràng. Nhưng nhiều người bệnh cho biết, một số loại thực phẩm nhất định có thể gây ra các triệu chứng hoặc làm cho chúng trở nên tồi tệ hơn.
Trong thời gian bùng phát, bác sĩ có thể đề nghị điều chỉnh chế độ ăn uống của bệnh nhân. Người bệnh cần tránh các loại thực phẩm gây ra các triệu chứng như đầy hơi, tiêu chảy hoặc chuột rút. Ví dụ, các sản phẩm từ sữa có thể gây khó chịu cho những người không dung nạp được lactose.
Ngoài sữa, các loại thực phẩm kích thích thường gặp bao gồm đậu, ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt, một số loại trái cây và rau sống, thực phẩm giàu chất béo, thực phẩm có đường và rượu. Bạn nên biết thực phẩm nào khiến bản thân khó chịu để tránh.
Không ăn uống đủ nước
Nếu đang bị tiêu chảy, bạn sẽ có nguy cơ bị mất nước. Điều này có thể gây hại cho sức khỏe tổng thể và cản trở khả năng chữa lành viêm loét đại tràng. Người bị viêm loét đại tràng nên uống nhiều nước. Một số thức uống bạn nên hạn chế nếu bị tiêu chảy như nước ép lê, đào hoặc mận khô vì có hứa chứa đường không hấp thụ gây khó chịu cho đường ruột.
Uống rượu, cà phê
Theo bác sĩ Yun, cà phê, trà và nước ngọt có thể làm cho viêm đại tràng trầm trọng hơn bởi vì chứa chất kích thích. Tương tự, những người có các triệu chứng viêm đại tràng nên cân nhắc bỏ thức uống có cồn và caffein như bia, rượu.
Dùng thuốc uống có gas
Khi bạn đang bị viêm loét đại tràng, nước ngọt và đồ uống có gas có thể cảm thấy khó chịu. Bởi vì nhiều loại đồ uống này có chứa caffeine, đường và cả hai đều có thể góp phần gây tiêu chảy.
Ăn quá nhiều bữa
Khi có các triệu chứng viêm loét đại tràng, người bệnh có thể giảm bớt gánh nặng cho cơ thể bằng cách ăn nhiều bữa nhỏ hơn. Cân nhắc ăn 5-6 bữa sau mỗi 3-4 tiếng thay vì ba bữa ăn lớn mỗi ngày. Ngoài việc giảm bớt khó chịu do các triệu chứng viêm loét đại tràng, cách này còn giúp đối phó với chứng buồn nôn hoặc chán ăn kèm theo.
Be Vegan, make peace.
Posts: 7,684
Threads: 407
Likes Received: 1,101 in 870 posts
Likes Given: 237
Joined: Dec 2017
Reputation:
94
Ăn quá nhiều bữa
Khi có các triệu chứng viêm loét đại tràng, người bệnh có thể giảm bớt gánh nặng cho cơ thể bằng cách ăn nhiều bữa nhỏ hơn. Cân nhắc ăn 5-6 bữa sau mỗi 3-4 tiếng thay vì ba bữa ăn lớn mỗi ngày. Ngoài việc giảm bớt khó chịu do các triệu chứng viêm loét đại tràng, cách này còn giúp đối phó với chứng buồn nôn hoặc chán ăn kèm theo.
Ăn quá no trong một bữa không tốt cho người viêm đại tràng.
Không điều chỉnh thuốc
Thuốc kháng sinh cho bệnh nhiễm trùng bên ngoài đường ruột có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng viêm loét đại tràng. Bác sĩ có thể kê cho bạn thuốc kháng sinh để ngăn ngừa hoặc điều trị nhiễm trùng liên quan đến viêm loét đại tràng. Bạn nên cho bác sĩ biết nếu bị tiêu chảy sau khi bắt đầu dùng kháng sinh vì có thể cần phải thay đổi loại thuốc. Bác sĩ cũng có thể đề nghị dùng thuốc trị tiêu chảy hoặc men vi sinh giúp giảm tiêu chảy.
Không có kế hoạch điều trị phù hợp
Các kế hoạch điều trị viêm loét đại tràng thường dựa trên mức độ và của các triệu chứng mà bệnh nhân đang gặp phải và khả năng đáp ứng với thuốc. Nếu thuốc đang dùng không hiệu quả, bạn cần chuyển sang các loại thuốc mạnh hơn.
Thường xuyên bị viêm đại tràng, phải nhập viện hoặc cần kê đơn corticosteroid ngắn hạn là những dấu hiệu cho thấy bệnh nhân có thể phải điều chỉnh kế hoạch điều trị. Nếu bạn thấy bệnh không được kiểm soát tốt thì nên chia sẻ với bác sĩ.
Ngọc An (Theo WebMD)
Trở lại Sức khỏe
Be Vegan, make peace.
Posts: 7,684
Threads: 407
Likes Received: 1,101 in 870 posts
Likes Given: 237
Joined: Dec 2017
Reputation:
94
- [/url]
- ›
- [url=https://m.kenh14.vn/suc-khoe.chn]Sức khỏe
Thấy các dấu hiệu này bạn phải nghĩ ngay tới ung thư dạ dày!
KHÁNH LY 1 ngày trước
ĐỌC BÀI - 1:45
Ung thư dạ dày không còn là một căn bệnh xa lạ với chúng ta. Hãy cảnh giác với đầy bụng, ợ chua, buồn nôn... vì rất có thể đó là những dấu hiệu chứng tỏ bạn đã mắc căn bệnh này.
1. Đầy hơi
Bạn sẽ cảm thấy bụng bị đầy và căng tức. Ung thư dạ dày có thể làm cho thành dạ dày trở nên rất cứng và giảm khả năng lưu trữ thức ăn.
Ảnh minh họa
Trong trường hợp ung thư dạ dày di căn đến niêm mạc của bụng, nó có thể dẫn đến chất lỏng tích tụ trong khoang bụng của bạn. Đầy hơi quá mức có thể khiến bạn trông như đang mang thai 9 tháng.
2. Ợ nóng
Ai lại chưa từng bị chứng ợ nóng, đặc biệt là sau một đêm lấp đầy bụng với những chiếc cánh gà và pizza nóng hổi?
Ảnh minh họa
Ợ chua, đau rát ở ngực trên và cổ họng là những hiện tượng phổ biến và thường không phải là điều đáng lo ngại. Nhưng nếu bạn bị ợ chua kéo dài và không biến mất kể cả khi đã dùng thuốc kháng axit hoặc các loại thuốc khác, thì có thể đó là một nguyên nhân đáng lo ngại.
3. Buồn nôn và ói mửa
Một triệu chứng khác đó là cảm thấy buồn nôn. Thực phẩm bạn ăn và đồ uống bạn uống không thể đi đến tá tràng (phần đầu của ruột.) Khi bạn ăn thức ăn mà nó không đi đến đâu, não của bạn sẽ nhận được tín hiệu và bạn sẽ trải qua cảm giác buồn nôn.
Ảnh minh họa
4. Một cảm giác khó chịu chung
Bạn cảm giác được có gì đó không ổn. Cảm giác khó chịu chung này có khả năng là do ung thư dạ dày đã lan đến niêm mạc bụng của bạn. Bạn có thể cảm thấy tương tự như đầy hơi, bụng nặng nề khó chịu.
Ảnh minh họa
5. Sụt cân đột ngột
Khi gặp các triệu chứng như buồn nôn và đầy bụng, bạn có xu hướng không muốn ăn nữa để tránh cảm thấy khó chịu, cuối cùng dẫn đến giảm cân vô thức. Đây có lẽ là triệu chứng đáng lo ngại nhất.
TIN LIÊN QUAN
4 loại thực phẩm tốt cho người có lượng đường trong máu cao
Bác sĩ cảnh báo loại thực phẩm hại thận bậc nhất xuất hiện phổ biến trong bữa cơm hàng ngày
[size=undefined][size=undefined]
6. Cảm giác nhanh no
Ảnh minh họa
Bạn cảm thấy no bụng dù bạn chỉ mới ăn rất ít, đó được gọi là "cảm giác nhanh no". Nhưng thực tế là có thể bạn mới chỉ ăn 20% so với lượng ăn bình thường của bạn[/size][/size]
Be Vegan, make peace.
Posts: 7,684
Threads: 407
Likes Received: 1,101 in 870 posts
Likes Given: 237
Joined: Dec 2017
Reputation:
94
Dù thèm đến mấy cũng tuyệt đối không ăn những loại quả này vào buổi sáng kẻo tự "phá nát" dạ dày
THANH HUYỀN 5 ngày trước
ĐỌC BÀI - 5:18
Hãy tránh xa những loại quả dưới đây vào buổi sáng kẻo gây hại cho dạ dày của bạn!
Trái cây là nguồn cung cấp vitamin, khoáng chất, chất xơ và chất chống oxy hóa thiết yếu giúp thúc đẩy cơ thể khỏe mạnh. Trái cây và rau nên chiếm ít nhất một nửa trong khẩu phần ăn của bạn. Mặc dù rau được cho là có thể tiêu thụ bất cứ lúc nào, nhưng trái cây lại được khuyên nên ăn vào những thời điểm nhất định bởi chúng có chứa axit, có thể gây hại đến hệ tiêu hóa của bạn.
Dù thèm đến mấy cũng tuyệt đối không ăn những loại quả này vào buổi sáng kẻo tự "phá nát" dạ dày
THANH HUYỀN 5 ngày trước
ĐỌC BÀI - 5:18
Hãy tránh xa những loại quả dưới đây vào buổi sáng kẻo gây hại cho dạ dày của bạn!
Trái cây là nguồn cung cấp vitamin, khoáng chất, chất xơ và chất chống oxy hóa thiết yếu giúp thúc đẩy cơ thể khỏe mạnh. Trái cây và rau nên chiếm ít nhất một nửa trong khẩu phần ăn của bạn. Mặc dù rau được cho là có thể tiêu thụ bất cứ lúc nào, nhưng trái cây lại được khuyên nên ăn vào những thời điểm nhất định bởi chúng có chứa axit, có thể gây hại đến hệ tiêu hóa của bạn.
(Ảnh minh họa)
Những loại quả không nên ăn buổi sáng
1. Chuối
Theo trang Onlymyhealth, thời điểm hoàn hảo để ăn chuối là vào bữa tối chứ không phải là sau khi ngủ dậy buổi sáng. Bởi, chuối có đặc tính axit, nếu ăn khi bụng đói sẽ kích thích các vấn đề ở đường ruột.
Ngược lại, các chuyên gia cho rằng ăn chuối vào bữa tối sẽ tạo cảm giác ngon miệng và giúp giảm cân. Đồng thời, chúng hỗ trợ quá trình tiêu hóa, chuyển hóa thức ăn và tránh hiện tượng đầy bụng. Thành phần axit amin tryptophan trong chuối sẽ kích hoạt sự hình thành hormone melatonin giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ. Người hay bị chuột rút vào ban đêm nên ăn chuối trước khi đi ngủ để cải thiện tình trạng này.
2. Cà chua
Cà chua hay xuất hiện trong món salad bữa sáng của nhiều người. Thế nhưng, chúng ta không nên ăn nó khi bụng rỗng, khi đói vì chúng gây tổn hại đến dạ dày, dẫn đến đau bụng và khó chịu. Do trong cà chua có nhiều pectin, nhựa phenolic nếu tiếp xúc với axit dạ dày sẽ hình thành các phản ứng gây hại. Đó cũng là lí do mà mọi người không nên ăn cà chua ngay khi vừa ngủ dậy, đặc biệt người có vấn đề về hệ tiêu hóa, đau dạ dày.
Tuy nhiên, cà chua có nhiều vitamin, ít calo, giàu dưỡng chất phát huy tác dụng nếu được nấu kèm cùng các món ăn trong bữa tối. Cà chua lúc này sẽ thúc đẩy quá trình giảm cân, đảm bảo được sức khỏe, tốt cho làn da.
3. Dưa chuột
Cũng như cà chua, dưa chuột được nhiều người yêu thích khi ăn các món salad. Bởi chúng có chứa nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể như carotene, vitamin B, đường, protein, canxi, phốt pho và sắt. Tuy nhiên, không phải thời điểm nào cũng có lợi cho sức khỏe.
Nếu ăn dưa chuột vào buổi sáng khi đang đói bụng thì chúng có thể gây nên các tình trạng đau bụng, ợ nóng, đầy hơi và khó chịu. Người bị đau dạ dày càng không nên ăn dưa chuột khi bụng rỗng vì sẽ làm tình trạng bệnh tệ hơn.
(Ảnh minh họa)
Bữa tối chính là thời điểm ''vàng'' để bổ sung dưa chuột vào bữa ăn. Hàm lượng propanol diacid có trong dưa chuột kìm hãm quá trình chuyển hóa đường thành chất béo, có tác dụng giảm cân. Không những thế, dưa chuột còn có tác dụng thúc đẩy nhu động ruột, cải thiện hệ tiêu hóa, đào thải các chất độc ra khỏi cơ thể. Ăn dưa chuột buổi tối cũng là lựa chọn tốt để tăng cường sức khỏe làn da vì các enzyme trong thành phần sẽ mở rộng mao mạch, thúc đẩy hệ thống lưu thông máu.
4. Quả lê
Chất xơ thô của lê có thể phá hủy màng nhầy của dạ dày và biểu hiện rõ rệt hơn nếu ăn lê cứng. Chính vì thế, lê không phải thực phẩm lý tưởng cho bữa sáng, đặc biệt là khi ăn vào lúc đói bụng.
Nhưng nếu bạn ăn lê vào buổi tối sẽ phát huy được tác dụng giảm cân. Nhiều nghiên cứu cho rằng, người thường xuyên ăn lê có tỷ lệ béo phì được cải thiện đáng kể so với người không ăn.
Những loại quả nên ăn vào buổi sáng, tránh ăn buổi tối
(Ảnh minh họa )
1. Xoài
Theo nghiên cứu, xoài trung bình chứa 100calo, 1g protein, 0,5g chất béo, 25g carbohydrate, 23g đường và 3g chất xơ. Khẩu phần này đáp ứng đủ nhu cầu hàng ngày về vitamin C, 35% vitamin A, 20% folate, 10% vitamin B6, 8% vitamin K và kali của cơ thể.
Bên cạnh đó, một số chất dinh dưỡng như beta-carotene có trong xoài còn giúp ngăn ngừa bệnh suyễn, ung thư tuyến tiền liệt và kết trực tràng. Do có chỉ số đường cao, không nên ăn nhiều xoài về đêm, đặc biệt là với người mắc tiểu đường.
2. Bưởi
Bưởi là một trong những loại trái cây nên ăn vào bữa sáng vì nó chứa nhiều chất chống oxy hóa có thể giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của bạn. Bưởi cũng giàu vitamin C, do đó, khi ăn hàng ngày, có thể giúp đẩy lùi bệnh cúm.
Hoàng Phi chuẩn bị chén phở đặc biệt cho bạn thân Baggio - Biệt Đội X6 - tập 24
Ngoài ra, bưởi còn có công dụng đốt cháy chất béo và giữ mức insulin trong kiểm soát nên nó cũng được coi là loại trái cây có tác dụng giảm cân. Bạn có thể ăn bưởi cùng với trứng hoặc sữa chua cho bữa sáng của mình.
3. Quả việt quất
Đây là một trong các loại thực phẩm tốt nhất để ăn cho bữa ăn sáng, nhất là với những người đang muốn giảm cân. Quả việt quất có chứa nhiều chất chống oxy hóa có thể giúp bạn luôn khỏe mạnh, loại bỏ các chất độc thải khỏi cơ thể và cải thiện trí nhớ, tăng cường hoạt động của não và điều chỉnh huyết áp.
Ngoài các đặc tính này, quả việt quất có hàm lượng calo thấp, vì vậy, nhiều người thích chọn chúng trong chế độ ăn uống của mình. Đây chính là lý do tại sao bạn nên thưởng thức ngũ cốc với quả việt quất vào bữa sáng, trước khi bắt đầu làm việc.
4. Na
Cũng là nguồn dinh dưỡng phong phú trong quả na, nhất là vitamin C. Một quả na có thể cung cấp 1/5 nhu cầu vitamin C mà cơ thể cần, vì vậy nó có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch hiệu quả cho cơ thể. Ngoài ra, na còn chứa nhiều chất xơ, carbohydrates, kali, một số vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khỏe.
5. Thanh longcân nhanh
Thanh long là loại quả đặc sản quen thuộc của người Việt và nổi tiếng là giàu dinh dưỡng. Hàm lượng chất dinh dưỡng dồi dào của loại quả này mang lại nhiều lợi ích sức khỏe bất ngờ. Trong quả thanh long có nhiều các vi nguyên tố như vitamin C, vitamin B1, B2, B3, canxi, photpho, sắt…Thanh long được xem là loại trái cây giảm béo hiệu quả và có tác dụng phòng chống táo bón.
Phụ nữ
Posts: 7,684
Threads: 407
Likes Received: 1,101 in 870 posts
Likes Given: 237
Joined: Dec 2017
Reputation:
94
Chủ nhật, 6/11/2022, 15:00 (GMT+7)
Trào ngược axit có thể tăng nguy cơ mắc ung thư đầu cổ
Người có bệnh sử trào ngược axit dễ mắc phải 3 loại ung thư đầu cổ gồm ung thư cổ, ung thư thực quản và ung thư thanh quản.
Trào ngược axit gây khó chịu nhất ở vùng cổ, tạo ra cảm giác bỏng rát, có mùi hôi do axit trào ngược từ dạ dày lên. Trào ngược axit kèm theo chứng ợ nóng là một yếu tố khiến người bệnh có nguy cơ mắc ung thư cao.
Một nghiên cứu mới đây công bố trên tạp chí Cancer vào tháng 2/2022, cho thấy những người bị trào ngược dạ dày, trào ngược axit có 17% nguy cơ mắc hai bệnh ung thư là ung thư thanh quản và ung thư thực quản. Nghiên cứu này thực hiện trên gần 500.000 người từ 50-71 tuổi. 24% trong số này mắc chứng trào ngược axit.
Các nhà khoa học kiểm tra dữ liệu về tỷ lệ mắc 3 loại ung thư thực quản, ung thư thanh quản và ung thư cổ họng trên tổng số người bị trào ngược axit. Kết quả cho thấy hơn 2.100 người tham gia tiến triển ung thư thực quản hoặc thanh quản trong 6 năm. Trong số này, khoảng 930 người phát triển ung thư biểu mô tuyến thực quản, 876 người phát triển ung thư biểu mô tế bào vảy thanh quản và hơn 300 người phát triển ung thư biểu mô tế bào vảy thực quản.
Trào ngược axit gây nóng rát khó chịu vùng cổ họng. Ảnh: Freepik
Theo tiến sĩ Christian (thành viên nhóm nghiên cứu), những người bị trào ngược axit có nguy cơ mắc các loại ung thư này cao hơn khoảng 2 lần. Trào ngược axit làm tăng nguy cơ ung thư thực quản vì axit trào ngược lên từ dạ dày kích thích và làm hỏng niêm mạc thực quản. Axit này cũng có thể tràn lên đến thanh quản, nơi có dây thanh âm, kích ứng và gây khàn giọng, làm tăng nguy cơ ung thư thanh quản. Đây cũng là lý do khiến trào ngược axit có thể tăng gấp đôi nguy cơ mắc bệnh ung thư cổ họng.
Mặc dù trào ngược axit làm tăng nguy cơ mắc 3 loại ung thư đầu cổ trên nhưng nó không phải là yếu tố nghiêm trọng nhất. Hút thuốc lá, uống rượu vẫn là nguyên nhân chính gây ra các bệnh ung thư thực quản, thanh quản, ung thư cổ...
Các nhà khoa học cho rằng vẫn cần những nghiên cứu sâu hơn về trào ngược axit và ung thư thanh quản, thực quản trước khi đưa ra hướng dẫn về việc giám sát lâm sàng bệnh nhân bị trào ngược axit trong tương lai. Các triệu chứng của trào ngược axit gồm khó tiêu hóa axit, khó nuốt, ho mạn tính, thở khò khè và đau ở giữa ngực. Chúng có nhiều khả năng xảy ra vào ban đêm khi ngủ.
Triệu chứng ung thư cổ tử cung qua 4 gia
Be Vegan, make peace.
Posts: 7,684
Threads: 407
Likes Received: 1,101 in 870 posts
Likes Given: 237
Joined: Dec 2017
Reputation:
94
TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY NÊN ĂN GÌ?
Người bị trào ngược dạ dày thực quản thường sẽ có các triệu chứng như: ợ chua, ợ nóng, đầy bụng, buồn nôn…..Vì vậy để có thể điều trị các biểu hiện khó chịu này thì bên cạnh việc sử dụng thuốc theo đơn của các bác sĩ thì bệnh nhân cũng phải lưu ý về lối sống khoa học cũng như vấn đề nên ăn gì? Nên hạn chế hay kiêng không nên ăn gì….
Sau đây mời bạn cùng chúng tôi đi giải đáp vấn đề trên sau khi được tham khảo bởi các Bác sĩ Tiêu hóa hàng đầu tại Bệnh Viện Đa Khoa Bảo Sơn:
1. Bệnh nhân bị trào ngược dạ dày nên ăn thực phẩm gì?
Trào ngược dạ dày là căn bệnh về đường tiêu hóa, chính vì thế mà vấn đề ăn uống có ảnh hưởng trực tiếp đến bệnh trào ngược dạ dày. Nó còn là tác nhân gây ra bệnh nếu chúng ta sử dụng những loại thực phẩm không tốt cho hệ tiêu hóa. Vì thế để phòng tránh và giảm các triệu chứng khó chịu của bệnh, các bạn nên sử dụng một số loại thực phẩm sau đây:
[img=354x0]https://www.baosonhospital.com/Uploads/images/trao-nguoc-da-day-nen-an-thuc-pham-gi.jpg[/img]
Các loại thực phẩm tốt cho người bị bệnh trào ngược dạ dày ( Ảnh minh họa )
Nên ăn gừng – nghệ vàng
Từ xưa đến nay người ta vẫn sử dụng gừng và nghệ như một loại gia vị không thể thiếu trong một số món ăn và được sử dụng khá thường xuyên. Nhưng không có mấy người biết đến những tác dụng đặc biệt của nó đối với bệnh trào ngược dạ dày. Do có đặc tính chống viêm tự nhiên nên gừng và nghệ được sử dụng nhiều để chữa các bệnh về tiêu hóa. Ngày nay, các nhà khoa học còn nghiên cứu và chiết xuất thành công hoạt chất nano curcumin từ nghệ vàng bằng công nghệ nano giúp tăng hiệu quả điều trị bệnh của nghệ lên gấp 40 lần so với sử dụng nghệ tươi hay tinh bột nghệ thông thường.
Nên ăn đỗ đậu các loại thực phẩm giàu chất xơ
Trong đỗ, đậu có chứa nhiều chất xơ và các amino acid cần thiết cho sức khỏe nên người bị trào ngược có thể dùng được. Tuy nhiên, một số loại đậu có thể gây ra chứng đầy hơi như: đậu tương, đậu Hà Lan, đậu xanh, đậu đen… do có chứa carbohydrat phức hợp. Để giảm bớt hiện tượng này bạn nên ngâm các hạt đậu khô qua đêm trước khi chế biến để làm mềm hạt đỗ, đậu. Bạn có thể không cần thiết phải kiêng hoàn toàn mà nên ăn với lượng nhỏ để cơ thể dần thích ứng.
Nên ăn bột yến mạch
Đây được xem như một loại thực phẩm đa năng, nó không chỉ được các chị em phụ nữ sử dụng để làm đẹp mà còn rất tốt người bị bệnh tim mạch và những bệnh nhân bị chứng trào ngược đạ dày thực quản. Dùng yến mạch vào buổi sáng vừa cung cấp cho cơ thể nguồn năng lượng dồi dào lại vừa giúp hấp thụ tốt lượng acid dư thừa sau một đêm ngủ dài do có chứa nhiều chất xơ tự nhiên.
Nên uống sữa
Sữa giúp cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể và có khả năng làm bão hòa acid trong dạ dày hơn nữa nó lại rất dễ tiêu hóa. Vì vậy với những người bị trào ngược dạ dày thực quản sữa có tác dụng rất tốt. Tuy nhiên cần lưu ý không nên uống sữa vào lúc vừa ngủ dậy hay lúc bụng rỗng. Tốt nhất, dù người có bệnh hay không có bệnh cũng nên uống sữa vào khoảng 2h sau khi ăn. Nên uống sữa ấm, lạnh quá hoặc nóng quá đều không tốt cho bạn.
Ngoài ra bạn có thể dùng sữa chua: Do có chứa các men tiêu hóa lợi khuẩn giúp đẩy nhanh quá trình tiêu hóa, từ đó đẩy nhanh quá trình làm rỗng dạ dày và cải thiện nhanh bệnh trào ngược dạ dày thực quản.
Nên ăn bánh mì
Từ lâu, bánh mì luôn được xem là người bạn tốt của dạ dày. Không những tốt với dạ dày mà nó còn là siêu thực phẩm cho người bị trào ngược dạ dày thực quản. Do có khả năng hút “acid” giúp làm giảm lượng acid trong dạ dày, hạn chế các thương tổn do những acid này gây ra cho dạ dày.
>>>> xem thêm:
Nội soi đại tràng ở đâu tốt nhất Hà Nội
điều trị viêm loét dạ dày
2. Người bị trào ngược dạ dày nên ăn hoa quả gì ?
[img=354x0]https://www.baosonhospital.com/Uploads/images/trao-nguoc-da-day-nen-an-hoa-qua-gi.jpg[/img]
Các loại hoa quả tốt cho người bị trào ngược dạ dày
Nên ăn chuối chín không nên ăn chuối tiêu
Chuối dễ tiêu hóa và thường không gây bất cứ tác hại nào cho dạ dày. Chuối giúp bảo vệ niêm mạc dạ dàybằng cách trung hòa lượng axit có trong dạ dày. Chuối cũng chứa nhiều chất xơ mềm có tác dụng dễ tiêu hóa và giúp loại bỏ các độc tố trong hệ tiêu hóa. Người bị trào ngược dạ dày nên ăn chuối chín kỹ và ăn sau lúc ăn 30 phút là tốt nhất, tránh ăn chuối tiêu.
Nên ăn dưa hấu hoặc dưa gang
Do có khả năng trung hòa được các acid dư thừa trong dạ dày mà dưa hấu, dưa gang được rất nhiều chuyên gia y tế khuyên dùng cho bệnh nhân bị trào ngược dạ dày nói riêng hay các bệnh về dạ dày nói chung. Nó vừa cung cấp nguồn vitamin dồi dào cho cơ thể lại vừa có thể cải thiện tình trạng ợ chua, ợ nóng ở của bệnh trào ngược dạ dày thực quản.
Nên ăn quả bơ
Quả bơ với đặc tính mềm, dễ tiêu hóa rất thân thiện với dạ dày. Ăn bơ thường xuyên giúp cải thiện quá trình tiêu hóa của nhu động ruột. Đặc biệt, quả bơ có chứa nhiều Kali có tác dụng cải thiện tình trạng căng thẳng, stress gây đau dạ dày.
Nên ăn đu đủ chín
Trong đu đủ chín có chứa các enzym papain và chymopapain giúp phá vỡ các protein khó tiêu hóa. Ăn đu đủ chín giúp kích thích tiêu hóa, giảm chứng khó tiêu và giúp trị táo bón, làm dịu dạ dày bằng cách giảm nồng độ axit tăng tiết.
Nên ăn táo
Quả táo rất giàu Pectin, chất xơ hòa tan có tác dụng hỗ trợ quá trình bài tiết diễn ra thuận lợi, cải thiện hệ tiêu hóa, chống táo bón, thích hợp với những người có dạ dày đang yếu. Lưu ý, bạn nên ăn táo ngọt và tránh các loại táo chua, táo xanh.
Nên ăn dưa chuột
Dưa chuột rất giàu chất xơ, các chất dinh dưỡng và khoáng chất như Canxi, Folate, chất béo, vitamin C. Trong dưa chuột có Erepsin – một loại Protein dễ tiêu hóa. Ăn dưa chuột giúp giảm các triệu chứng ợ nóng do trào ngược dạ dày gây ra.
Nên ăn quả việt quất
Việt quất là nguồn cung cấp chất xơ và vitamin C dồi dào có tác dụng chống oxy hóa, giúp các vết loét dạ dày mau lành. Việt quất cũng có khả năng chống lại ung thư đường ruột. Bạn nên dùng việt quất dưới dạng nước ép.
Nên ăn quả mận khô
Mận khô có tác dụng nhuận tràng tự nhiên. Trong mận khô có chứa một hợp chất gọi là Dihydroxyphenyl isatin giúp kích thích ruột co bóp và tiêu hóa thức ăn. Mận khô chứa một lượng lớn chất xơ hòa tan, Magie, Sorbitol giúp cấp nước cho đường tiêu hóa hoạt động trơn tru. Do đó, ăn mận khô mang lại nhiều tác dụng tốt cho người trào ngược dày.
Nên uống nước dừa
Nước dừa cung cấp nhiều khoáng chất, vitamin và chất điện giải giúp cơ thể không bị thiếu nước. Nước dừa có tác dụng kháng khuẩn nhẹ và chống viêm giúp các vết loét dạ dày mau lành. Người bị trào ngược dạ dày có thể uống nước dừa thường xuyên nhưng không quá 2 quả/ngày.
Nên ăn quả thanh long
Quả thanh long là một loại quả đặc biệt tốt cho hệ tiêu hóa. Hàm lượng nước và chất xơ hòa tan, đặc biệt là chất nhầy trong loại quả này hoạt động như một lớp màng bảo vệ niêm mạc dạ dày tránh khỏi các tác động xấu gây hại. Thanh long cũng cung cấp lượng lớn chất dinh dưỡng cho cơ thể mà không bắt dạ dày phải hoạt động quá nhiều để tiêu hóa chúng.
3. Bệnh nhân bị trào ngược dạ dày không nên ăn gì?
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản xảy ra khi có sự mất cân bằng giữa hai yếu tố tấn công và yếu tố phòng thủ. Yếu tố tấn công bao gồm sự tăng tiết HCl, pepsine và sự ứ trệ thức ăn trong dạ dày gây tăng áp lực lên cơ thắt thực quản thúc cơ này mở gây trào ngược dạ dày thực quả. Khi yếu tố tấn công quá mạnh sẽ đầy lùi yếu tố bảo vệ. Một số loại đồ ăn có tính kích thích, đồ uống có gas… là tác nhân gây tăng tiết HCl và pepsine giúp gia tăng yếu tố tấn công. Chính vì vậy, những người bị mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản không nên sử dụng các loại thực phẩm và hạn chế các loại hoa quả, đồ uống như:
[img=354x0]https://www.baosonhospital.com/Uploads/images/trao-nguoc-da-day-khong-nen-an-gi.jpg[/img]
Không nên ăn các loại quả nhiều nhựa, chát như hồng xiêm, sung…
Các loại quả có nhiều nhựa khi đi vào dạ dày kết hợp với axit dạ dày tạo thành những cục nhỏ. Nó có thể phát triển thành sỏi tồn tại trong cơ thể ảnh hưởng tới quá trình tiêu hóa.
Hạn chế những đồ ăn nhiều chất béo, dầu, mỡ
Thức ăn nhiều chất béo sẽ khiến dạ dày khó tiêu và tăng áp lực cho dạ dày. Dạ dày trướng sẽ tăng áp lực lên cơ thắt thực quản dưới. Thời gian tiêu hóa thức ăn cũng lâu hơn khiến quá trình tiêu hóa thức ăn bị chậm lại gây khả năng trào ngược dạ dày thực quản.
Hạn chế ăn cà chua khi đói
Bệnh nhân không nên ăn cà chua khi bụng đói, đặc biệt nếu bạn bị trào ngược axit hoặc loét dạ dày. Cà chua có nhiều Axit tannic có thể làm tăng nồng độ axit trong dạ dày và làm tình trạng trào ngược trở nên tồi tệ hơn, gây khó chịu.
Hạn chế ăn lê
Nhiều người nghĩ rằng lê là một loại quả vô hại cho dạ dày. Thực tế là với người bị trào ngược dạ dày có dạ dày yếu, ăn lê sẽ khiến cho lớp bảo vệ niêm mạc dạ dày bị phá vỡ. Do lê là loại quả chứa nhiều chất xơ không hòa tan nên người bị trào ngược dạ dày sẽ bị kích ứng dạ dày khi ăn lê.
Kiêng các loại đồ ăn, thức uống có chứa nhiều acid
Cam, chanh… là những loại quả chứa nhiều acid, chua không tốt cho dạ dày vì nó làm acid trong dạ dày nhiều hơn dễ gây viêm loét dạ dày và làm căng thẳng tình trạng trào ngược.
Hạn chế ăn muối
Muối không những không tốt đối với bệnh như: thận, huyết áp cao, tim mạch… mà ngay cả bệnh trào ngược dạ dày thực quản cũng thế. Nó là một trong nhiều tác nhân gây ra trào ngược dạ dày. Chính vì vậy khi bị bệnh trào ngược dạ dày thực quản, các bạn nên hạn chế dùng muối hoặc ăn nhạt chút.
Không nên ăn socola
Trong socola có chứa nhiều chất béo và sữa. Như đã nói ở trên, chất béo khiến tình trạng trào ngược nặng hơn. Menthyxanthine trong socola là một chất làm giãn cơ thắt thực quản dưới gây trào ngược. Đây qủa là một thông tin đáng buồn cho tín đồ của socola.
Không nên uống cà phê, hút thuốc lá, uống bia rượu…
Cà phê, thuốc lá hay rượu bia hay các chất kích thích nói chung có khả năng làm giảm các yếu tố bảo vệ cho thực quản, và tăng các yếu tố tấn công, tăng tiết cortisol khiến tình trạng trào ngược dạ dày thực quản trầm trọng hơn. Cortisol không chỉ gây tăng tiết acid HCl, pepsine mà còn làm giảm tiết chấy nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày.
Qua bài viết này chúng tôi cũng đã phần nào giải thích rõ các loại thực phẩm đồ ăn, đồ uống tốt hoặc không tốt đối với người bị bệnh trào ngược dạ dày để bạn có thể nắm rõ từ đó có một dạ dày khỏe mạnh nhất. Ngoài ra nếu bạn đang có nhu cầu đặt lịch thăm khám và tư vấn về bệnh trào ngược dạ dày tại Bệnh Viện Đa Khoa Bảo Sơn xin vui lòng liên hệ trực tiếp qua website https://baosonhospital.com hoặc Hotline 0915850770 và Tổng đài 1900 599 858
[/url]Chia sẻ[url=https://www.baosonhospital.com/trao-nguoc-da-day-nen-an-gi#]14
Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn 2 chung tay phòng chống dịch Covid-19
bảo vệ sức khỏe người dân:
✅✅ 100% khách hàng đến thăm khám và chữa bệnh, đối tác đến làm việc và CBNV tại bệnh viện đều phải thực hiện 5K (Khẩu trang - Khử khuẩn - Khoảng cách - Không tập trung - Khai báo y tế) nhằm đảm bảo an toàn và phòng chống dịch Covid-19.
🛑🛑 THỰC HIỆN test nhanh Covid-19 đối với người bệnh, người chăm sóc người bệnh, đối tác khi có triệu chứng sốt, ho, nghẹt mũi, mệt mỏi… trước khi khám, chữa bệnh và làm việc tại bệnh viện.
LIÊN HỆ ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN
ĐĂNG KÝ
Be Vegan, make peace.
Posts: 7,684
Threads: 407
Likes Received: 1,101 in 870 posts
Likes Given: 237
Joined: Dec 2017
Reputation:
94
Bị trào ngược dạ dày nên ăn gì? 9 gợi ý không nên bỏ qua
Tác giả: Ban biên tập Hello Bacsi Cập nhật: 28/07/2022
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Trần Thị Thanh Tuyền
Với người bị trào ngược dạ dày, cách lựa chọn thực phẩm tiêu thụ hàng ngày có tác động trực tiếp đến diễn tiến của bệnh. Vậy người bệnh trào ngược dạ dày nên ăn gì để làm giảm các triệu chứng bệnh và không gây hại cho hệ tiêu hóa?
Việc tiêu thụ những nhóm thực phẩm lành mạnh có thể giảm phần nào các cơn ợ nóng hay buồn nôn do trào ngược dạ dày. Trong bài viết này, Hello Bacsi mời bạn cùng tìm hiểu 9 loại thực phẩm tốt cho bệnh trào ngược dạ dày giúp hỗ trợ giảm triệu chứng nhé.
1. Các loại trái cây ít hoặc không chứa axit
Trào ngược dạ dày nên ăn gì hay ăn gì để giảm trào ngược dạ dày? Các loại trái cây không thuộc loại cam quýt như dưa, chuối, táo và lê ít chứa axit nên ít có khả năng gây ra các triệu chứng trào ngược dạ dày hơn so với trái cây có tính axit. Vậy nên khi muốn ăn trái cây, bạn hãy chọn những loại trái cây không thuộc họ cam quýt như:
Táo: Chất xơ trong táo hòa tan nhóm chất béo trong ruột, từ đó hạ thấp lượng cholesterol xấu trong cơ thể và giúp hệ tiêu hóa làm việc trơn tru hơn.Chuối: Đây là loại trái cây có khả năng bổ sung kali, một chất điện giải rất tốt cho hệ tiêu hóa.Dưa hấu: Loại trái cây này chứa nhiều nước và một lượng nhỏ chất xơ rất quan trọng đối với hệ tiêu hóa và còn có thể giúp chống tiêu chảy.2. Người bị trào ngược dạ dày nên ăn gì? Củ gừng
Người bị trào ngược dạ dày nên ăn gì, dùng gừng có tốt không? Theo các chuyên gia sức khỏe, nên bổ sung thêm gừng vào chế độ ăn của người trào ngược dạ dày. Gừng có đặc tính chống viêm tự nhiên và là một phương pháp chữa trị hoàn toàn tự nhiên cho chứng ợ nóng cũng như các vấn đề tiêu hóa khác. Bạn có thể thêm củ gừng nghiền hoặc thái lát vào các món ăn hằng ngày hoặc pha trà gừng uống để giảm nhẹ triệu chứng trào ngược dạ dày.
3. Thực phẩm tốt cho người bị trào ngược dạ dày: yến mạch
Khi tìm hiểu “người bị trào ngược dạ dày nên ăn gì hay bữa sáng cho người bị trào ngược dạ dày nên có gì?”, bạn sẽ không thể bỏ qua yến mạch. Yến mạch là món ăn có thể chế biến nhanh gọn, nhiều chất xơ. Hơn nữa, loại ngũ cốc này có thể hấp thụ axit và làm giảm triệu chứng trào ngược dạ dày. Mỗi sáng, bạn chỉ cần bỏ yến mạch vào sữa ấm để uống hoặc rắc yến mạch lên sữa chua ăn kèm với trái cây tươi là đã có thể cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa rồi.
Ngoài yến mạch, bữa sáng cho người bị trào ngược dạ dày nên có gì? Gợi ý là bạn cũng có thể lựa chọn các nguồn chất xơ khác như bánh mì ngũ cốc nguyên hạt và gạo nguyên cám.
4. Rau củ quả
Bị trào ngược dạ dày nên ăn gì, có nên ưu tiên các loại rau quả? Rau củ quả là thành phần luôn cần có trong chế độ ăn cho người trào ngược dạ dày. Chúng không những ít béo, ít đường mà còn giúp giảm axit dạ dày nên có thể giúp bạn chữa trào ngược dạ dày rất tốt. Bạn có thể bổ sung các loại rau củ như đậu cô ve, bông cải xanh, súp lơ, măng tây, khoai tây và dưa chuột vào bữa ăn hàng ngày.
Khoai tây có hàm lượng kiềm cao nên có thể giúp bạn giảm nồng độ axit trong cơ thể và giảm các triệu chứng trào ngược dạ dày. Ngoài ra, măng tây cũng là một thực phẩm có ích cho hệ tiêu hóa vì có thể cung cấp chất xơ, giúp nhuận tràng, tránh đầy hơi, táo bón và giảm mức cholesterol.
. Bị trào ngược dạ dày nên ăn gì? Đừng bỏ qua chất béo tốt
Bị trào ngược dạ dày nên ăn gì hay trào ngược dạ dày thực quản nên ăn gì? Câu trả lời là ngoài các thực phẩm kể trên thì bạn cũng đừng bỏ qua chất béo tốt. Chất béo là chất không thể thiếu để bạn cung cấp đủ dinh dưỡng cho cơ thể mà không làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Các loại chất béo tốt có thể kể đến là chất béo không bão hòa đơn, chất béo không bão hòa đa, omega-3 và omega-6… tốt cho hệ tiêu hóa hơn chất béo bão hòa hay chất béo chuyển hóa nhanh trong thịt mỡ, thức ăn chiên xào hay thức ăn nhanh.
Một số nguồn chất béo lành mạnh bạn có thể bổ sung vào chế độ ăn uống cho người trào ngược dạ dày là quả bơ, quả óc chó, hạt lanh, dầu ô liu, dầu mè, dầu hướng dương…
Quả bơ có chứa hàm lượng chất xơ cao không những giảm các triệu chứng trào ngược dạ dày mà còn ngăn ngừa táo bón, duy trì sức khỏe đường tiêu hóa và giảm nguy cơ ung thư ruột già. Hạt lanh thì bảo vệ niêm mạc đường tiêu hóa và cũng đã được chứng minh là mang lại lợi ích cho những người bị bệnh Crohn hoặc các bệnh tiêu hóa khác.
6. Trào ngược dạ dày thực quản nên ăn gì? Thịt nạc
Trào ngược dạ dày nên ăn gì và có nên ăn thịt không? Bạn cần biết các loại thịt nạc như thịt gà, gà tây hay thịt bò có thể giúp bạn giảm triệu chứng trào ngược dạ dày. Chúng không làm hệ tiêu hóa của bạn quá tải, gây khó tiêu và ợ nóng mà còn giúp bạn tăng cơ và khỏe mạnh hơn. Vì thế, thịt nạc là món không thể thiếu trong thực đơn cho người trào ngược dạ dày.
Khi chế biến các loại thịt nạc, bạn nên bỏ phần da và tránh chiên rán thực phẩm. Những cách chế biến như luộc, hấp hay nướng sẽ là lựa chọn tốt hơn đấy.
7. Trào ngược dạ dày nên ăn gì? Hãy dùng lòng trắng trứng
Trào ngược dạ dày nên ăn gì? Lòng trắng trứng cũng là một nguồn protein lành mạnh nên có trong chế độ ăn của người trào ngược dạ dày. Tuy nhiên, bạn hãy tránh xa lòng đỏ trứng vì phần này có nhiều chất béo và có thể gây ra các triệu chứng trào ngược dạ dày.
8. Trào ngược dạ dày nên ăn gì? Các loại cá
Người bị trào ngược dạ dày có nên ăn cá không? Các loại cá là thực phẩm không thể bỏ qua khi tìm hiểu người bị bệnh trào ngược dạ dày nên ăn gì. Cá thường có ít axit, ít chất béo mà lại có nhiều dinh dưỡng tốt cho cơ thể. Bạn có thể chọn các loại cá mình thích như cá hồi, cá chép, cá ngừ… Tuy nhiên, bạn nên tránh chiên mà hãy dùng cá để nướng, hấp, áp chảo hoặc nấu canh nhé.
9. Trào ngược dạ dày thực quản nên ăn gì? Hãy nghĩ đến sữa chua
Sữa chua là một trong những loại thực phẩm dành cho người bị trào ngược dạ dày. Trong sữa chua không những có nhiều protein tốt cho hệ tiêu hóa mà còn chứa probiotic, một lợi khuẩn hỗ trợ tiêu hóa và cải thiện sức đề kháng. Thói quen ăn sữa chua mỗi ngày sẽ giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru và bạn cũng sẽ thấy dễ chịu trong bụng hơn. Khi ăn sữa chua, bạn cũng có thể cho thêm các loại trái cây giúp đẩy lùi các triệu chứng trào ngược dạ dày như chuối, táo, dưa… đã nêu ở trên.
Trong quá trình điều trị bệnh, bạn cần biết người bệnh trào ngược dạ dày nên ăn gì để bổ sung dưỡng chất cần thiết mà không làm tăng lượng axit trong dạ dày. Khi đã xây dựng thực đơn phù hợp, cách ăn uống cho người bị trào ngược dạ dày cũng rất quan trọng. Nếu kết hợp phong phú các loại thực phẩm phù hợp, bạn sẽ giảm được các triệu chứng khó chịu và cải thiện sức khỏe.
Xem thêm
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Nguồn tham khảo
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Top 15 nguyên nhân trào ngược dạ dày và cách chữa trịTop thực phẩm tốt và không tốt cho người bị viêm loét dạ dày
window.dicnf = {};(function(){/* Copyright The Closure
Be Vegan, make peace.
Posts: 7,684
Threads: 407
Likes Received: 1,101 in 870 posts
Likes Given: 237
Joined: Dec 2017
Reputation:
94
Triệu chứng trào ngược dạ dày: Biết sớm 10 dấu hiệu để ngừa biến chứng
Tác giả: Ban biên tập Hello Bacsi Cập nhật: 30/03/2022
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh
[img=1x1][/img]
Nếu nhận biết đúng triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản hay biểu hiện của trào ngược dạ dày, bạn sẽ tránh nhầm lẫn với các bệnh lý khác và dễ dàng điều trị thành công hơn. Song hiện tượng trào ngược dạ dày lại là bệnh khó phát hiện sớm, bạn nên dựa trên những biểu hiện bệnh trào ngược dạ dày nào để kiểm tra?
Hàng triệu người trên thế giới mắc phải bệnh trào ngược dạ dày nhưng đa số đều không thể nhận biết sớm các dấu hiệu trào ngược dạ dày cho đến khi thăm khám hay bệnh xuất hiện những triệu chứng trào ngược dạ dày đau đớn rõ rệt. Bệnh trào ngược dạ dày không được phát hiện sớm và điều trị đúng cách có thể gây viêm hệ thống hô hấp, chít hẹp thực quản, ung thư thực quản…
Bạn hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu 10 triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản điển hình để phòng ngừa và điều trị kịp thời nhé!
1. Triệu chứng trào ngược dạ dày: Ợ hơi
Các triệu chứng ợ hơi thông thường chỉ là hiện tượng sinh lý bình thường khi ăn no hoặc dùng nước có ga, bia, rượu… Tuy nhiên, đây đồng thời cũng có thể là triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản hay cách nhận biết trào ngược dạ dày bạn cần lưu ý. Thông thường khí hơi được sinh ra khi tiêu hóa sẽ ra khỏi cơ thể qua đường hậu môn. Khi cơ thắt thực quản dưới bị giãn sẽ không thể giữ khí hơi trong dạ dày và đẩy lên vùng miệng khiến bạn bị ợ hơi. Vì thế, bạn cần nhận biết các nhóm thực phẩm nên ăn để hạn chế triệu chứng và cải thiện bệnh.
Hãy đọc thêm: Người bị trào ngược dạ dày nên ăn gì?
2. Trào ngược dạ dày gây ợ chua
Triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản này thường xảy ra nhiều nhất vào buổi sáng, đặc biệt khi đánh răng, nhiều bệnh nhân nôn ra nước vàng. Ợ nóng và ợ chua thường xuất hiện cùng nhau, hơi từ dạ dày thoát lên miệng kèm lẫn theo một ít axit dạ dày gây cảm giác chua ở cuống họng.
3. Dấu hiệu của trào ngược dạ dày: ợ nóng
Triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản khiến axit hoặc dịch mật trong dịch dạ dày tiếp xúc với niêm mạc thực quản tạo cảm giác nóng rát từ dạ dày hay vùng ngực dưới. Cảm giác này thường lan hướng lên cổ.
Các triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản như ợ hơi, ợ chua, ợ nóng có thể tăng lên khi ăn no, uống nước, đầy bụng khó tiêu, cúi gập người về phía trước hay ngủ vào ban đêm.
4. Dấu hiệu bệnh trào ngược dạ dày: đau tức ngực
Biểu hiện của bệnh trào ngược dạ dày là gì? Bệnh trào ngược dạ dày thực quản thường khiến người bệnh có cảm giác đè ép, thắt ở vùng ngực, xuyên ra lưng và cánh tay, triệu chứng giống như bệnh tim mạch hay phế quản. Điều này do axit dạ dày trào ngược lên thực quản kích thích thần kinh trên niêm mạc thực quản, gây cảm giác đau.
Triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản thường gây đau tức ngực sau khi ăn khoảng 30 phút. Kèm theo đó là cơn nóng rát ở ngực và vị chua trong miệng, cơn đau nhiều hơn khi nằm hoặc cúi xuống.
5. Triệu chứng đau dạ dày trào ngược: khó nuốt
Dấu hiệu trào ngược dạ dày là gì? Triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản xảy ra lặp lại nhiều lần với tần suất cao sẽ gây tổn thương cho thực quản. Niêm mạc thực quản sẽ bị phù nề, sưng tấy do tiếp xúc axit, gây triệu chứng khó nuốt, cảm thấy thức ăn bị ứ nghẹn, vướng ở cổ họng.
Sau khi niêm mạc được chữa lành có thể để lại sẹo, gây chít hẹp thực quản dẫn đến ăn ít, khiến cơ thể không dung nạp đủ calo và là yếu tố nguy cơ dẫn đến các vấn đề về y tế khác.
6. Triệu chứng trào ngược dạ dày: đau họng
Bạn có cảm giác trào ngược dạ dày nghẹn cổ họng? Triệu chứng trào ngược dạ dày nghẹn cổ họng và đau họng khiến axit dạ dày trào lên thực quản tiếp xúc với dây thanh quản, gây viêm, sưng tấy và khàn giọng. Tình trạng này có thể khiến nhiều người nhầm lẫn với bệnh đường hô hấp. Triệu chứng này nếu không điều trị có thể gây khàn giọng, khó nói.
Bạn nên chú ý các triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản như khàn giọng, ho, đau họng, nhất là sau khi ăn. Đặc biệt là khi những triệu chứng trên không đi kèm với triệu chứng của bệnh cảm lạnh như hắt hơi, sổ mũi.
7. Cách nhận biết trào ngược dạ dày thực quản qua biểu hiện ho
Triệu chứng bệnh trào ngược dạ dày có thể là ho. Ho không phải là triệu chứng điển hình của trào ngược dạ dày. Tuy nhiên có đến 25 – 40% người bệnh trào ngược dạ dày thường bị ho mãn tính. Cơn ho thường xuất hiện khi bắt đầu có triệu chứng trào ngược axit từ dạ dày lên thực quản khiến những giọt axit đọng vào thanh quản hoặc cổ họng, lâu ngày có thể gây hen.
8. Dấu hiệu bệnh trào ngược dạ dày: Nôn và buồn nôn
Triệu chứng trào ngược dạ dày: Nôn. Ban đầu, bạn có thể cảm thấy khó chịu vùng dạ dày gồm các cảm giác buồn nôn sau ăn, ợ hơi, đầy bụng, khó tiêu và đau bụng trên. Cảm giác đầy bụng, khó tiêu này sẽ khiến bạn muốn nôn, chán ăn và không thấy đói.
Nếu bạn không điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản sớm hay không đúng cách sẽ khiến bệnh tiến triển nặng hơn. Chất trào ngược thực quản không chỉ là khí hơi, dịch vị dạ dày mà cả thức ăn cũng có thể tràn lên bất cứ lúc nào. Triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản này khá phổ biến, thường xảy ra sau khi ăn hoặc khi đánh răng buổi sáng.
Trào ngược dạ dày thực quản thường hay gặp ở người cao tuổi, phụ nữ mang thai, trẻ em và trẻ sơ sinh. Nguyên nhân gây ra trào ngược dạ dày ở trẻ em và trẻ sơ sinh là do hệ thống tiêu hóa và dạ dày còn yếu, gây nôn trớ.
9. Triệu chứng trào ngược dạ dày: đắng miệng
Cách nhận biết trào ngược dạ dày: đắng miệng. Triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản thường gây cảm giác đắng miệng do dịch mật tiết ra trào ngược lên. Dịch mật được sinh ra và dự trữ để tiêu hóa các chất béo. Một số bệnh nhân bị rối loạn thần kinh thực vật, dạ dày, van môn vị hoạt động không bình thường… khiến dịch mật từ trong túi mật tràn vào dạ dày và ngược lên cuống họng làm cho người bệnh cảm thấy đắng trong miệng.
10. Triệu chứng trào ngược dạ dày: Tiết nhiều nước bọt
Biểu hiện của trào ngược dạ dày là gì? Khi axit dạ dày trào ngược lên, thông thường cơ thể sẽ có phản xạ tự nhiên là tiết ra nước bọt nhiều hơn bình thường nhằm mục đích trung hòa axit. Đây là triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản phổ biến, khiến người bệnh luôn cảm thấy khó chịu do nước bọt tiết ra quá nhiều đi kèm các triệu chứng ợ nóng, ợ chua.
Tình trạng trào ngược dạ dày thực quản nếu không điều trị sớm và đúng cách có thể dẫn đến các biến chứng theo thời gian. Bạn không nên chủ quan nếu xuất hiện các triệu chứng hay dấu hiệu của trào ngược dạ dày cảnh báo nguy hiểm sau đây:
• Khó nuốt hoặc nghẹn kéo dài: Điều này cho thấy sự tổn thương nghiêm trọng ở thực quản.
• Luôn thấy khó thở: Tình trạng này chỉ ra bạn đang gặp vấn đề về tim hoặc phổi.
• Phân có máu hoặc màu đen: Điều này có thể do xuất huyết ở thực quản hoặc dạ dày.
• Đau bụng dai dẳng: Tình trạng chảy máu, loét ở dạ dày hoặc ruột là nguyên nhân gây ra những cơn đau kéo dài.
• Giảm cân đột ngột và không thể kiểm soát: Trào ngược dạ dày thực quản khiến người bệnh kém hấp thu thức ăn, gây ra sự thiếu hụt dinh dưỡng, cơ thể yếu đuối, chóng mặt.
[img=1x1][/img]
Be Vegan, make peace.
Posts: 7,684
Threads: 407
Likes Received: 1,101 in 870 posts
Likes Given: 237
Joined: Dec 2017
Reputation:
94
Bạn đang có vấn đề về tiêu hóa?
Top thực phẩm tốt và không tốt cho người bị viêm loét dạ dày
Tác giả: Ngọc Vũ Cập nhật: 18/01/2022
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh
Khi bị viêm loét dạ dày, bạn nên cẩn thận trong việc lên thực đơn hàng ngày để đảm bảo cơ thể vẫn được cung cấp dinh dưỡng đầy đủ. Ngoài ra, việc này còn giúp dạ dày không phải làm việc quá sức.
Viêm loét dạ dày là tình trạng những thương tổn ở cơ quan này tiến triển thành các vết loét. Nguyên nhân viêm loét dạ dày chủ yếu do nhiễm trùng hoặc tác dụng phụ từ một số loại thuốc, chẳng hạn như thuốc kháng viêm không chứa steroid (NSAIDs). Lúc này, khả năng hoạt động của dạ dày sẽ yếu đi. Do đó, bạn nên lưu ý lựa chọn thực phẩm cũng như món ăn khi lên thực đơn hàng ngày, tránh tạo thêm áp lực lên dạ dày.
Chế độ ăn uống dành cho người bị viêm loét dạ dày
Viêm loét dạ dày kiêng ăn gì hay bị loét dạ dày không nên ăn gì hoặc viêm loét dạ dày nên ăn gì… là những thắc mắc rất thường gặp. Theo các chuyên gia sức khỏe, tiêu chí hàng đầu của việc lên thực đơn cho người bị viêm loét dạ dày là món ăn không khiến bạn ợ nóng hay thúc đẩy quá trình sản xuất axit trong dịch dạ dày. Bạn cần ghi nhớ những lưu ý sau khi thiết lập chế độ ăn uống tốt cho bao tử, bao gồm:
- Tránh những thức uống chứa cồn như rượu, bia…
- Cắt giảm lượng caffeine
- Tránh dùng thực phẩm có vị cay
- Hạn chế hoặc tránh ăn sô cô la và trái cây họ cam, quýt cũng như cà chua. Chúng có thể gây chứng ợ nóng ở một số người
- Thường xuyên ăn rau củ quả và trái cây
- Tránh các thực phẩm được chiên hoặc chứa nhiều chất béo
- Chia nhiều bữa nhỏ trong ngày và tránh ăn quá nhiều trong một lần. Những bữa ăn liên tục với lượng thực phẩm hấp thụ ít sẽ giúp dạ dày dễ dàng hoạt động hơn so với 2 – 3 bữa lớn mỗi ngày
- Nghỉ ngơi, thư giãn vài phút trước và sau mỗi bữa ăn
- Ăn chậm và nhai kỹ thức ăn
- Nên ăn trước khi đi ngủ khoảng 3 giờ.
Ngoài ra, câu trả lời cho thắc mắc bị viêm loét dạ dày nên kiêng gì là bạn cũng nên bỏ thuốc lá nếu có thói quen không lành mạnh này. Thói quen hút thuốc có khả năng hạn chế lưu lượng máu đến dạ dày, đồng thời thúc đẩy sự sản sinh của các hợp chất gây viêm, khiến vết loét trở nên trầm trọng hơn, từ đó nguy cơ điều trị loét dạ dày thất bại tăng cao.
Người mắc bệnh viêm loét dạ dày nên ăn gì?
Theo các bác sĩ cũng như chuyên gia dinh dưỡng: Người mắc bệnh viêm loét dạ dày nên cân nhắc thêm những thực phẩm sau vào thực đơn hàng ngày của mình. Chúng ít có khả năng kích hoạt chứng ợ nóng, kích ứng dạ dày hay gây đau đớn trong quá trình chữa lành các vết loét.
1. Nghệ
Be Vegan, make peace.
Posts: 7,684
Threads: 407
Likes Received: 1,101 in 870 posts
Likes Given: 237
Joined: Dec 2017
Reputation:
94
VỀ TRANG CHỦ
- [/url]
- ›
- [url=https://m.kenh14.vn/suc-khoe.chn]Sức khỏe
4 triệu chứng sớm cảnh báo bệnh ung thư dạ dày, có trên 2 dấu hiệu thì nên đi khám ngay
TIỂU PHƯƠNG 2 ngày trước
Khi cơ thể phát ra những tín hiệu này, bạn nên cẩn thận vì nó có thể ngầm cảnh báo bệnh ung thư dạ dày đã gõ cửa.
Người châu Á thường có xu hướng mắc bệnh về dạ dày cao do thói quen ăn uống khá thoải mái. Họ có thể ăn cay, ăn mặn, ăn ngọt liên tục trong các bữa ăn hàng ngày. Bên cạnh đó, một số người còn thường xuyên ăn uống không đúng bữa, bỏ bữa hay ăn quá no trong một bữa nên vô tình gây tổn thương dạ dày theo thời gian.
Tỷ lệ mắc bệnh ung thư dạ dày tăng cao có liên quan mật thiết đến những thói quen ăn uống không tốt kể trên. Trong số đó, đối tượng sinh viên, nhân viên văn phòng hay các mẹ bỉm thường có nguy cơ mắc bệnh cao do công việc bận rộn, ít có thời gian ăn uống đúng giờ.
Đặc biệt, có 4 triệu chứng cần cảnh giác khi xuất hiện trên cơ thể bởi nó có thể ngầm cảnh báo bệnh ung thư dạ dày ở giai đoạn đầu.
1. Đau vùng bụng trên
Do những tổn thương tích tụ ở dạ dày nên người mắc bệnh ung thư dạ dày thường có triệu chứng đau tức vùng bụng trên. Đặc biệt, sau khi ăn thì tình trạng chướng bụng kèm theo những cơn đau âm ỉ càng biểu hiện rõ.
Tình trạng đau bụng này chịu ảnh hưởng do sự tăng sinh của các mô ung thư. Thậm chí, người bệnh còn cảm thấy thèm ăn nhiều hơn nên cần chú ý khi triệu chứng này xuất hiện.
2. Giảm cân mất kiểm soát
Nếu bị sụt cân nhanh chỉ trong thời gian ngắn mà không hề ăn kiêng hay vận động nhiều thì bạn cũng nên nghĩ đến nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày. Sau khi mắc bệnh, khả năng tiêu hóa và hấp thụ của dạ dày cũng sẽ giảm đi, kéo theo sự phát triển và sinh sôi của tế bào ung thư nên vô tình làm mất đi nhiều chất dinh dưỡng thu nạp vào cơ thể. Hậu quả là cân nặng của bạn sụt nhanh đến mất kiểm soát.
3. Đi ngoài ra phân đen
Khi đại tiện thấy phân ra màu đen thì ngoài do chế độ ăn có nhiều thực phẩm màu đen, bạn cũng nên nghĩ đến nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày. Chính sự tăng sinh liên tục của các tế bào ung thư có thể dẫn đến nguy cơ xuất huyết dạ dày. Sau khi bị xuất huyết dạ dày, hệ tiêu hóa sẽ làm việc kém hơn và dễ gây ra tình trạng đại tiện phân có màu đen.
Một trong những xét nghiệm tầm soát ung thư dạ dày chính là việc phát hiện máu ẩn trong phân nên bạn cần đặc biệt chú ý dấu hiệu này.
4. Đau khi nuốt
Các mô ung thư trong dạ dày tiếp tục tăng sinh sẽ gây ảnh hưởng đến những cơ quan lân cận. Điều này có thể dẫn đến nguy cơ tăng tiết dịch axit dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản, nuốt đồ ăn bị đau họng.
TIN LIÊN QUAN
- Đói bụng đến mấy cũng chớ ăn 3 loại thực phẩm, cố ăn chỉ khiến dạ dày lên tiếng kêu cứu
- 5 bất thường vị giác cảnh báo bệnh về gan, thận, tim, dạ dày, não bộ
- Cháo rất tốt cho sức khỏe, cải thiện dạ dày nhưng tuyệt đối không được ăn theo cách này
[size=undefined][size=undefined]
[/size][/size]
Nguồn: Sohu
[size=undefined][size=undefined]
Đi khám dạ dày vì chán ăn, người phụ nữ bất ngờ phát hiện mình mắc bệnh tiểu đường[/size][/size]
Be Vegan, make peace.
Posts: 7,684
Threads: 407
Likes Received: 1,101 in 870 posts
Likes Given: 237
Joined: Dec 2017
Reputation:
94
Người phụ nữ ung thư dạ dày dù ăn chay nhiều năm
MINH THÙY 15 giờ trước
ĐỌC BÀI - 4:50
Cụ bà suốt 65 năm duy trì thói quen ăn chay vào ngày rằm và mùng 1 nhưng thường chọn các món ngâm muối mặn như dưa muối để ăn kèm cháo, cơm. Cuối cùng được chẩn đoán ung thư dạ dày.
Ăn mặn, đậm vị là sở thích của nhiều người. Có những người nếu trên bàn ăn thiếu một bát mắm chấm hay một bát dưa muối mặn thì sẽ cảm thấy rất khó ăn cơm. Tuy nhiên, thói quen ăn mặn này rất có hại.
Bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa gan mật Zhang Zhenrong - Giám đốc Trung tâm Nội soi Bệnh viện trực thuộc Đại học Y Đài Bắc (Đài Loan, Trung Quốc) gần đây đã chia sẻ trên chương trình y tế The Doctor Is Hot về cụ bà 80 tuổi cứ đến mùng 1 và ngày rằm, bà đều ăn chay, thói quen này đã duy trì suốt 65 năm.
Bác sĩ Zhang Zhenrong kể về trường hợp người phụ nữ bị ung thư dạ dày có liên quan tới thói quen ăn mặn thường xuyên
Suốt nhiều năm, mọi thứ vẫn ổn nhưng một ngày, con gái bà thấy mẹ 6 tháng sụt mất 6kg, ngày nào cũng kêu đau bụng, sắc mặt xanh xao nên đã đưa mẹ đi khám. Sau khi kiểm tra kỹ lưỡng, bác sĩ cho biết cụ bà bị thiếu máu trầm trọng và nguy hiểm hơn là bà đã mắc ung thư dạ dày giai đoạn 3. Sau khi phẫu thuật, bác sĩ phát hiện ung thư dạ dày đã ăn vào lớp cơ và mô hạch bạch huyết lân cận, dự đoán cụ bà chỉ có thể sống thêm 6 tháng nữa.
Sau khi tìm hiểu, bác sĩ phát hiện, vào những ngày ăn chay, cụ bà không ăn thịt cá nhưng lại thích ăn mặn, thường xuyên ăn các đồ ngâm muối như dưa muối kèm với cháo, cơm trong thời gian dài.
Bác sĩ Zhang Zhenrong giải thích rằng một số nghiên cứu đã phát hiện nồng độ muối cao làm tăng gấp đôi nguy cơ ung thư dạ dày. Vì muối có thể làm tổn thương niêm mạc dạ dày, khiến niêm mạc bị ăn mòn, sau đó khiến các chất gây ung thư vô tình ăn vào sẽ dễ dàng được dạ dày hấp thụ, đây có thể là một trong những nguyên nhân làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày.
Bác sĩ Zhang Zhenrong nói thêm rằng hàm lượng muối cao thường được thêm vào thịt ngâm hoặc thịt chế biến, những thực phẩm này thường chứa nồng độ nitrit cao, bản thân chúng có thể gây ung thư dạ dày. Nhiều người trên 50 tuổi có vi khuẩn HP trong dạ dày, vì thường xuyên ăn mặn nên làm tổn thương niêm mạc dạ dày, từ đó tạo điều kiện cho vi khuẩn HP bám vào niêm mạc dạ dày và tăng nguy cơ ung thư.
Do đó, bác sĩ Zhang Zhenrong kêu gọi rằng thỉnh thoảng ăn đồ mặn hoặc dưa chua cũng không sao, nhưng tiêu thụ lâu dài, nhiều và thường xuyên có thể khiến sức khỏe lâm nguy.
Người phụ nữ có thói quen ăn cháo với dưa muối suốt nhiều năm (Ảnh minh họa)
Những tác hại của việc ăn mặn
Nhiều người thích ăn mặn hoặc nêm nhiều muối vào món ăn nhưng việc ăn quá nhiều muối trong một bữa ăn hoặc trong ngày có thể gây ra hậu quả ngắn hạn và dài hạn.
Hậu quả ngắn hạn:
- Giữ nước: Bạn sẽ cảm thấy đầy hơi hoặc cơ thể trông sưng hơn bình thường. Điều này xảy ra vì thận của bạn muốn duy trì tỷ lệ natri-nước trong cơ thể. Để làm như vậy, chúng giữ thêm nước để bù cho lượng natri dư thừa mà bạn đã ăn.
Tình trạng giữ nước này có thể dẫn đến phù nề, đặc biệt là ở bàn tay và bàn chân, đồng thời có thể khiến bạn tăng cân hơn bình thường.
- Tăng huyết áp: Một bữa ăn nhiều muối cũng có thể khiến một lượng máu lớn hơn chảy qua các mạch máu và động mạch của bạn. Điều này có thể dẫn đến tăng huyết áp tạm thời.
- Khát nước dữ dội: Ăn mặn cũng có thể khiến bạn bị khô miệng hoặc cảm thấy rất khát nước và uống nước liên tục. Kết quả là lượng chất lỏng tăng lên có thể khiến bạn đi tiểu nhiều hơn bình thường. Mặt khác, việc không uống nhiều nước sau khi ăn nhiều muối có thể khiến nồng độ natri trong cơ thể bạn tăng cao hơn mức an toàn, dẫn đến tình trạng được gọi là tăng natri máu.
Tăng natri máu có thể khiến nước thấm ra khỏi tế bào và vào máu của bạn, nhằm làm loãng lượng natri dư thừa. Nếu không được điều trị, sự thay đổi chất lỏng này có thể dẫn đến lú lẫn, co giật, hôn mê và thậm chí tử vong. Các triệu chứng khác của tăng natri máu bao gồm khó thở, khó ngủ, và giảm đi tiểu.
Thói quen ăn mặn có thể gây ra nhiều hệ lụy với sức khỏe
Hậu quả lâu dài:
Ảnh hưởng của thói quen ăn mặn, nhiều muối trong thời gian dài có thể dẫn tới một số vấn đề về sức khỏe.
- Có thể tăng huyết áp: Nghiên cứu cho thấy rằng chế độ ăn giàu muối làm tăng đáng kể huyết áp và việc giảm hàm lượng muối trong chế độ ăn của một người có thể giúp giảm mức huyết áp của họ. Béo phì và lão hóa cũng là nguyên nhân làm tăng khả năng bị tăng huyết áp nếu có chế độ ăn giàu muối.
- Có thể làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày: Một số nghiên cứu cho thấy chế độ ăn nhiều muối có mối liên hệ với nguy cơ ung thư dạ dày cao hơn.
Một đánh giá dựa trên 268.000 người tham gia cho thấy những người tiêu thụ lượng muối trung bình là 3 gam mỗi ngày có thể có nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày cao hơn tới 68% so với những người có lượng muối trung bình là 1 gam mỗi ngày.
Một nghiên cứu khác cho thấy những người ăn nhiều muối có thể có nguy cơ mắc ung thư dạ dày cao gấp hai lần so với những người ăn ít muối.
Cơ chế đằng sau tác dụng của muối đối với bệnh ung thư dạ dày vẫn chưa được hiểu đầy đủ. Tuy nhiên, các chuyên gia tin rằng chế độ ăn nhiều muối có thể khiến một người dễ bị ung thư dạ dày hơn do gây loét hoặc viêm niêm mạc dạ dày.
- Tăng nguy cơ mắc bệnh tim và tử vong sớm: Mối liên hệ giữa chế độ ăn nhiều muối với bệnh tim và tử vong sớm vẫn còn gây tranh cãi.
TIN LIÊN QUAN
Loại cây có nhiều ở Việt Nam là "vua thuốc bổ" giúp lọc sạch máu, điều hòa đường huyết, nhưng đang bị bỏ phí
Bác sĩ người Nhật 56 tuổi nhưng mạch máu khỏe như 28 tuổi nhờ uống 3 loại nước quen thuộc
[size=undefined]
Một số nghiên cứu cho rằng lượng muối ăn vào cao gây tăng huyết áp và xơ cứng mạch máu và động mạch. Những thay đổi này có thể dẫn đến nguy cơ mắc bệnh tim và tử vong sớm cao hơn.
Tuy nhiên, những người khác cho rằng chế độ ăn nhiều muối không ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch hoặc tuổi thọ và chế độ ăn ít muối thực sự có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và tử vong[/size]
Be Vegan, make peace.
Posts: 7,684
Threads: 407
Likes Received: 1,101 in 870 posts
Likes Given: 237
Joined: Dec 2017
Reputation:
94
[size=undefined]
Cô gái trẻ bị viêm nhiễm và xuất huyết dạ dày phải nhập viện chỉ vì 1 kiểu giảm cân nhiều người làm
NGỌC ÁI 5 ngày trước
Thân hình thon gọn, đẹp hơn là điều ai cũng mong muốn, nhất là khi Tết đang cận kề. Tuy nhiên, giảm cân sai cách có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng hơn chúng ta tưởng.
Trong chương trình y tế trực tuyến "The Doctor Is So Spicy" (Đài Loan, Trung Quốc) số gần đây, bác sĩ Vi Trí Vỹ cho biết, giảm cân là một trong những vấn đề được nhiều người quan tâm nhất dịp Tết. Là một bác sĩ cấp cứu, ông nhận định các ca nhập viện do biến chứng từ giảm cân tăng lên đáng kể trong thời gian cận Tết. Đa số các trường hợp liên quan đến bệnh lý dạ về dạ dày.
Trong số đó, có 1 nữ bệnh nhân trẻ làm ông nhớ đến và trăn trở nhiều nhất. Được biết, cô gái này chỉ mới ngoài 20 tuổi. Cô nhập viện cấp cứu vào nửa đêm trong tình trạng đau bụng dữ dội, buồn nôn và suy giảm nhận thức nhưng chưa hôn mê.
Ảnh minh họa
Kết quả kiểm tra chỉ ra cô bị viêm dạ dày ăn mòn, viêm loét dạ dày tá tràng có áp xe và xuất huyết dạ dày cấp tính. May mắn là cấp cứu kịp thời nên tình trạng đã được kiểm soát thành công. Sáng ngày hôm sau, cô gái trẻ được chuyển sang phòng bệnh tại Khoa Nội tiêu hóa để tiếp tục điều trị.
Khi điều tra bệnh sử, cô gái cho biết mình phát hiện các triệu chứng bất thường từ vài ngày trước đó. Cụ thể, cô này bị chán ăn, thậm chí cứ nhìn thấy đồ ăn là buồn nôn. Tuy nhiên, vì đang nỗ lực giảm cân nên lúc đầu cô còn cảm thấy vui mừng. Nhưng sau đó, cô bắt đầu đi ngoài ra phân đen, cứ ăn vào là đau bụng, tiêu chảy. Lúc này, cô đã cảm thấy lo lắng nhưng chưa nghĩ đến việc đi khám mà cho rằng chỉ cần điều chỉnh chế độ ăn là được.
Buổi tối của 2 ngày sau, cô thậm chí còn thấy máu trong phân của mình. Sau đó cô bắt đầu lên cơn đau bụng dữ dội, vừa buồn nôn lại vừa tiêu chảy. Cuối cùng phải tự gọi cấp cứu tới bệnh viện giữa đêm muộn.
Giảm cân sai phương pháp gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm
Hóa ra, cô gái này mới tốt nghiệp và khá khó khăn mới xin được việc. Nhưng công việc của cô rất quan trọng ngoại hình, phải mặc những bộ đồng phục lộ dáng trong khi cô chưa đến mức thừa cân nhưng cơ thể lại hơi tròn trịa, không săn chắc. Đặc biệt là vùng bụng, đùi và bắp tay của cô tích trữ nhiều mỡ thừa. Vì vậy, cô đã hạ quyết tâm giảm cân bằng mọi cách, không chỉ để phục vụ cho công việc mà còn muốn mình xinh đẹp hơn để đón Tết cận kề.
Ảnh minh họa
Sau khi nghiên cứu vài ngày trên internet, cô gái này tự “chế” cho mình một thực đơn ăn kiêng riêng. Ban ngày cô chỉ ăn bánh quy không đường, loại dành riêng cho người giảm cân. Nhưng lượng bánh quy cô ăn rất ít, thay vào đó uống nước trà xanh liên tục để chống đói. Cô cũng đọc được ở đâu đó rằng trà xanh có tác dụng làm sạch ruột, “đốt cháy” mỡ thừa vùng bụng và đẹp da nên cố gắng uống càng nhiều càng tốt.
Buổi tối cô thường nhịn ăn, nếu không nhịn nổi thì sẽ ăn salad rau xà lách với loại sốt ăn kiêng chuyên dụng. Cứ như vậy, dù gian khổ nhưng cô gái trẻ đã duy trì chế độ ăn này được hơn một tháng. Cô nói rằng, lúc đầu thật sự rất khó khăn và không có năng lượng làm việc, nhưng sau khoảng 2 tuần thì cơ thể cô đã thích nghi và cô không còn cảm thấy đói nữa, thậm chí còn chán ăn.
Ảnh minh họa
Bác sĩ Vi cho biết, chế độ ăn kiêng của cô gái rất phản khoa học nhưng lại không phải hiếm với phụ nữ trẻ tuổi. Chính việc ăn uống thất thường, nhịn ăn, thiếu dinh dưỡng trầm trọng, uống quá nhiều trà xanh nhất là khi bụng đói, cộng thêm áp lực căng thẳng vì phải giảm cân bằng mọi cách đã gây ra biến chứng nghiêm trọng về đường tiêu hóa cho cô. Bao gồm viêm loét dạ dày tá tràng và xuất huyết dạ dày cấp tính. Thậm chí còn có dấu hiệu ban đầu của viêm phúc mạc nguy hiểm.
Hãy chú ý đến các triệu chứng của viêm loét dạ dày tá tràng
Khi được hỏi tại sao ca bệnh này lại khiến ông trăn trở, bác sĩ Vi cho biết rằng đó là do 3 điều. Thứ nhất, cô gái này còn quá trẻ, thân hình không đẹp nhưng vẫn ở mức cân đối, không thừa cân và không cần giảm cân tiêu cực đến vậy.
Thứ hai, kiểu ăn uống đó của cô rất phổ biến với phụ nữ trẻ tuổi, điều đó khiến ông một lần nữa phải gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh về giảm cân sai cách. Nhất là hành vi nhịn ăn và thói quen nghe hoặc làm theo bất kỳ thông tin nào trên internet mà không có kiểm chứng, không cần cơ sở khoa học hay hướng dẫn chuyên gia.
Thứ ba, đó là ông cảm thấy nuối tiếc và tức giận khi cô gái trẻ phớt lờ những dấu hiệu cảnh báo rõ ràng từ cơ thể. Ông chia sẻ thêm rằng, thực tế có rất nhiều người trẻ chủ quan và thiếu kiến thức sức khỏe giống như bệnh nhân. Họ cũng ngại hoặc sợ phải đi đến các bệnh viện, địa điểm khám chữa bệnh. Sau đó, đến khi bệnh rất nặng mới phát hiện thì có hối hận bao nhiêu cũng không kịp.
Ảnh minh họa
Nhân trường hợp ca bệnh này, ông không chỉ khuyên người trẻ hãy giảm cân lành mạnh mà còn cần chú ý đến các triệu chứng viêm loét dạ dày tá tràng. Đây là căn bệnh phổ biến ở những người thành thị bận rộn, người trẻ ăn uống thất thường hay giảm cân tiêu cực, uống nhiều bia rượu, căng thẳng kéo dài… với 8 triệu chứng thường gặp nhất sau đây:
- Đau bụng, khó tiêu, buồn nôn.
- Ợ hơi, ợ chua và nóng rát.
- Đau vùng bụng rốn.
- Đau âm ỉ, đau tức hoặc đau từng cơn.
- Rối loạn tiêu hóa gây táo bón hoặc tiêu chảy.
TIN LIÊN QUAN[/size]
5 thói quen đẩy nhanh quá trình lão hóa ở nam giới
Tử cung sẽ thầm cảm ơn nếu bạn làm đủ 4 việc này vào buổi sáng
[size=undefined][size=undefined]
- Mất ngủ do cảm giác đầy bụng hoặc đau bụng râm râm về đêm.
- Mệt mỏi, suy nhược cơ thể. Cân nặng giảm sút, da xanh sạm da.
- Chán ăn, ăn xong có thể buồn nôn hoặc đau bụng, tiêu chảy.[/size][/size]
Nguồn và ảnh: Skypost, Family Doctor, China News
[size=undefined][size=undefined]
[/size][/size]
Be Vegan, make peace.
Posts: 7,684
Threads: 407
Likes Received: 1,101 in 870 posts
Likes Given: 237
Joined: Dec 2017
Reputation:
94
Nam đầu bếp 24 tuổi phải cắt bỏ dạ dày vì ung thư chua xót kể lại 3 thói quen gây bệnh tưởng lạ mà rất quen
NGỌC ÁI 1 tháng trước
Khi nhận được kết quả chẩn đoán, anh Trần kích động cho rằng bác sĩ đã nhầm lẫn. Anh mới 24 tuổi và có lối sống lành mạnh, không thể nào mắc ung thư dạ dày giai đoạn cuối được.
Anh Trần (bút danh) là một đầu bếp tại Bắc Kinh, Trung Quốc. Anh có một nhà hàng nhỏ trong ngõ nhưng ấm cúng và khá đông khách. Chăm chỉ làm việc suốt 5 năm, anh tích cóp được một khoản để sửa sang lại nhà cửa và kết hôn khi vừa bước sang tuổi 24.
(Ảnh minh họa)
Vợ của anh cũng làm việc trong ngành ẩm thực. Cặp vợ chồng son mới trải qua chưa đầy 3 tháng hôn nhân ngọt ngào thì tin dữ đã ập tới. Vào một buổi tối đang tất bật trong bếp thì anh Trần bỗng lên cơn đau bụng dữ dội. Người nhà vội vã gọi xe taxi đưa anh tới bệnh viện tư gần đó. Thật không ngờ, bác sĩ tại đây cho biết anh mắc ung thư dạ dày và khuyên anh nên tới Bệnh viện ung thư Đại học Bắc Kinh để được điều trị tốt nhất.
Anh Trần nghe xong thì vô cùng kích động. Anh hét lên rằng mình không tin vào kết quả chẩn đoán của một bệnh viện tư nhỏ. Anh còn cho rằng vì bác sĩ quá mệt mỏi sau một ngày dài làm việc nên mới chẩn đoán nhầm. Anh cùng lắm chỉ là bị rối loạn tiêu hóa hoặc xuất huyết dạ dày do ăn uống thất thường, không thể nào bị ung thư được.
Vài ngày sau, khi tâm trạng đã bình ổn lại, anh Trần cũng đã chấp nhận rằng mình thật sự mắc bệnh ung thư. Những triệu chứng đau vùng bụng, nhất là sau khi ăn xong của anh khiến cả gia đình lo lắng. Cuối cùng, dưới sự động viên của vợ, anh cũng chịu đóng cửa nhà hàng và tới Bệnh viện ung thư Đại học Bắc Kinh.
(Ảnh minh họa)
Các kiểm tra chuyên sâu chỉ ra bệnh ung thư dạ dày của anh Trần thậm chí đã chớm giai đoạn cuối. Anh bật khóc nức nở ngay tại bệnh viện. Anh nói với bác sĩ rằng mình mới 24 tuổi, kết hôn chưa bao lâu và cũng chưa có con cái, lại còn mẹ già phải chăm sóc, càng tội nghiệp cho người vợ trẻ. Hai vợ chồng cứ thế ôm lấy nhau khóc khiến các y bác sĩ cũng không cầm được nước mắt.
3 thói quen gây bệnh tưởng lạ mà rất quen
Để điều trị ung thư, bác sĩ buộc phải cắt bỏ 2/3 dạ dày của anh Trần. Mặc dù ca phẫu thuật thành công hơn mong đợi, nhưng không có nghĩa là tính mạng của anh đã được đảm bảo. Quá trình chống chọi với bệnh ung thư dạ dày của anh vẫn phải kéo dài và nguy cơ tái phát ở phần dạ dày còn lại cũng là một mối lo lớn không thể bỏ qua.
Nằm trên giường bệnh, anh Trần càng nghĩ càng thấy nuối tiếc cho cuộc đời mình. Anh chưa từng hút thuốc, rất hiếm khi động vào rượu bia, gia đình cũng không có tiền sử ung thư, nhưng chính thói quen xấu đã khiến anh mắc bệnh.
Từ bác sĩ, anh biết được có 3 nguyên nhân chính dẫn tới căn bệnh ung thư dạ dày của mình. Điều khiến anh chua xót là nó chẳng hề xa lạ, là những việc tưởng chừng nhỏ nhặt rất nhiều người giống như anh vẫn vô tư làm hàng ngày nhưng không biết tác hại.
(Ảnh minh họa)
Đầu tiên là do khói dầu trong quá trình nấu ăn. Bác sĩ Thôi Minh của Trung tâm Ung thư Đường tiêu hóa, Bệnh viện Ung thư Đại học Bắc Kinh cho biết, không nhiều người biết rằng khói dầu và khói bếp nấu ăn có thể gây ung thư.
Ông giải thích, trong nó có nhiều chất độc hại, đặc biệt là chất gây ung thư Benzopyrene. Theo WHO, khói dầu được xếp vào nhóm chất gây ung thư 2A, là nhóm các hợp chất "có thể gây ung thư trên người" cùng với thịt đỏ. Còn Benzopyrene được xếp vào nhóm chất gây ung thư hàng đầu được WHO cảnh báo nhiều lần.
Sau khi khói đi vào cơ thể từ đường hô hấp, các chất độc hại trong đó có thể được giải phóng hoặc lan truyền vào dạ dày qua màng nhầy và lớp dưới niêm mạc. Về mặt lý thuyết, chỉ cần khoảng 2,8g Benzopyrene đi vào cơ thể con người, nó có thể cản trở DNA, dẫn đến phá hủy niêm mạc dạ dày và trở thành nguyên nhân chính gây ung thư dạ dày.
Trong khi đó, anh Trần đã vào nghề được hơn 5 năm. Quán của anh lại chủ yếu phục vụ các món nướng, thậm chí nướng trực tiếp với than hoa hoặc các món chiên rán, xào nấu nhiều dầu mỡ.
Thứ hai là do anh thường ăn tối không đúng giờ, ăn tối quá muộn trong thời gian dài. Bởi vì là một đầu bếp, nhà hàng lại thường đông khách nhất vào buổi tối nên gần như ngày nào anh Trần cũng ăn tối vào khoảng 22 - 23 giờ. Ăn xong là vội vã đi ngủ để kịp dậy thật sớm đi chợ, chuẩn bị đồ ăn và mở cửa vào sáng hôm sau.
(Ảnh minh họa)
Bác sĩ Hình Gia Địa thuộc Trung tâm Ung thư Đường tiêu hóa, Bệnh viện Ung thư Đại học Bắc Kinh giải thích, đây là một thói quen gây hại rất lớn cho dạ dày. Chỉ riêng việc ăn tối quá muộn, ăn khuya đã đủ làm dạ dày mắc bệnh, nhưng anh Trần còn thường đi ngủ ngay sau khi ăn.
Ông cho biết, khi ăn quá khuya, dạ dày chưa kịp tiêu hóa mà đi ngủ thì sẽ khiến dạ dày làm việc quá sức. Hơn nữa, thức ăn lưu lại trong dạ dày quá lâu sẽ gây tổn thương niêm mạc dạ dày. Một cuộc khảo sát về thói quen ăn uống của bệnh nhân ung thư dạ dày từ 30 - 40 tuổi của Đại học Tokyo (Nhật Bản) cho thấy 83,4% trong số họ có thói quen ăn tối thất thường.
Ông nhắc nhở, không chỉ bữa tối mà mọi bữa ăn trong ngày đều nên thực hiện vào cùng thời điểm hằng ngày. Đặc biệt, thời gian từ bữa tối đến khi đi ngủ ít nhất là 4 tiếng và không nên ăn bất cứ thứ gì sau 22 giờ.
Nguyên nhân cuối cùng là do thói quen uống trà sai cách. Giống như rất nhiều người Châu Á, đặc biệt là người Trung Quốc khác, anh Trần có thói quen uống trà mỗi ngày. Khi quán ăn vắng khách, anh thường uống trà để giải khuây, buổi sáng ngủ dậy uống một cốc trà để cho tỉnh ngủ, buổi tối lại pha sẵn một ấm trà để giữ tỉnh táo khi làm việc liên tục nhiều giờ.
Bác sĩ Thôi Minh cho biết, chỉ riêng việc uống trà quá nhiều, quá thường xuyên cũng đủ gây hại cho dạ dày. Nhưng điểm đặc biệt ở đây là anh Trần thích uống trà pha thật đặc, anh lại hay uống trà khi bụng đói, gây kích ứng và lâu dần làm tổn thương, viêm loét dạ dày. Cứ như vậy, bệnh ung thư dạ dày rất nhanh tìm tới.
(Ảnh minh họa)
Đúng là trà tốt cho sức khỏe nhưng đó là khi uống đúng cách. Bác sĩ Thôi Minh cho biết thêm, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng uống nhiều hơn 4g trà mỗi ngày làm tăng 46% nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày. Ngoài ra, khi uống trà, hãy pha loãng hoặc vừa phải, đừng pha quá đặc. Nên tráng qua trà và bỏ nước đầu, sau đó uống ở nhiệt độ dưới 60 độ C để ngăn ngừa ung thư thực quản, ung thư dạ dày.
TIN LIÊN QUAN
2 tình trạng dị ứng thường gặp khi trời chuyển lạnh
Cơ thể chúng ta sẽ ra sao nếu thiếu hụt vitamin, khoáng chất và dưỡng chất thực vật?
[size=undefined]
Khi chia sẻ câu chuyện của mình, anh Trần hy vọng mọi người nhận ra tầm nghiêm trọng của 3 thói quen xấu trên. Anh cũng hy vọng bản thân mình sẽ là một tấm gương xấu, góp phần cảnh tỉnh tất cả mọi người, nhất là người trẻ tuổi quan tâm hơn đến sức khỏe, xây dựng lối sống lành mạnh hơn.[/size]
Nguồn và ảnh: Kknews, Cancer123, Asia One
Be Vegan, make peace.
Posts: 7,684
Threads: 407
Likes Received: 1,101 in 870 posts
Likes Given: 237
Joined: Dec 2017
Reputation:
94
Một gia đình 4 người đều được chẩn đoán mắc ung thư dạ dày
TIỂU PHƯƠNG 4 giờ trước
Ít ai biết rằng, ung thư dạ dày cũng có yếu tố di truyền nên khi biết người trong nhà bạn có tiền sử mắc bệnh thì bạn cũng nên chủ động đi tầm soát càng sớm càng tốt.
Cô Vương (54 tuổi) sống cùng gia đình ở thành phố Ninh Ba, tỉnh Chiết Giang (Trung Quốc). Được biết, cô vừa trải qua ca phẫu thuật nội soi dưới niêm mạc tại Khoa Tiêu hóa của bệnh viện cách đây vài ngày. Đây là lần thứ 2 cô thực hiện ca phẫu thuật này trong vòng 3 năm trở lại đây.
Trong những năm qua, cô Vương đều duy trì thói quen đi khám nội soi dạ dày. Vào tháng 5 năm 2020, bác sĩ đã phát hiện thấy môt khối u có đường kính 2cm khi cô Vương đi khám và kết quả sinh thiết cho thấy nó là khối u ác tính. Tuy nhiên, may mắn là vì phát hiện sớm nên khối u không chiếm diện tích lớn và chưa xâm lấn vào các mô xung quanh. Vào thời điểm đó, bác sĩ đã thực hiện một ca phẫu thuật để bảo tồn chức năng hoạt động của dạ dày, thông qua tái tạo ruột nên cứu được mạng sống của cô Vương. Khi được hỏi về tiền sử bệnh tật, cô Vương cho biết mình không phải người mắc ung thư duy nhất trong gia đình.
Hơn 20 năm trước, mẹ của cô Vương được phát hiện mắc bệnh ung thư dạ dày giai đoạn cuối sau khi được đưa vào bệnh viện do quá đau bụng và qua đời vì điều trị không hiệu quả. Không lâu sau đó, dì của cô Vương cũng đến bệnh viện kiểm tra vì cảm thấy trướng bụng, đau bụng và người dì này cũng được chẩn đoán mắc bệnh ung thư dạ dày, khối u đã tiến triển ở giai đoạn cuối. Các chuyên gia ở Khoa Tiêu hóa của bệnh viện đã cảnh báo rằng, ung thư dạ dày có yếu tố di truyền trong gia đình, tỷ lệ người thân mắc bệnh cao gấp 2 - 4 lần so với người bình thường. Hàng năm, những gia đình như cô Vương nên chủ động đi nội soi dạ dày và phòng ngừa nguy cơ nhiễm HP để bảo vệ dạ dày tốt nhất.
Sau cùng, khi bác sĩ hỏi thêm về người thân trong gia đình cô Vương, cô mới chia sẻ mình còn một người chị gái nữa. Vị bác sĩ nhắc nhở cô Vương nên khuyên chị gái đi nội soi dạ dày hàng năm để tầm soát và điều trị bệnh sớm. Sau lần đó, hai chị em cô Vương nghe theo chỉ dẫn từ bác sĩ, chủ động đi khám sức khỏe định kỳ. Năm ngoái, người chị cũng phát hiện bản thân đã mắc ung thư dạ dày ở giai đoạn đầu nên năm nay phẫu thuật nội soi thành công, cắt bỏ được hoàn toàn khối u.
Trên thực tế, ung thư dạ dày thường có tính chất gia đình. Tuy nhiên, đây không chỉ là mối quan hệ di truyền mà chủ yếu còn do các nguyên nhân sau:
1. Do chung một thói quen ăn uống xấu
Tục ngữ có câu "bệnh từ miệng mà ra", ung thư dạ dày phát sinh có quan hệ mật thiết với chế độ ăn uống. Do các thành viên trong gia đình sống chung một môi trường trong thời gian dài, có thói quen ăn uống không tốt nên cùng chịu tác động của các yếu tố nguy cơ gây ung thư, từ đó rất dễ dẫn đến ung thư dạ dày.
Thói quen ăn uống không tốt bao gồm các khía cạnh sau: ăn uống thất thường, ăn quá no, ăn ngấu nghiến, vội vàng, không ăn rau và trái cây tươi, hút thuốc lá, nghiện rượu, thường xuyên uống trà hoặc cà phê đặc…
2. Nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori
Mặc dù ung thư dạ dày không lây nhiễm, nhưng yếu tố gây ung thư chính là truyền nhiễm, ở đây chúng ta đang nói về vi khuẩn Helicobacter pylori. Loại vi khuẩn này được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) liệt kê là tác nhân gây ung thư chính. Helicobacter pylori sống ở các vùng khác nhau của dạ dày và tá tràng, có thể xuyên qua lớp chất nhầy dạ dày để định cư trên bề mặt tế bào biểu mô dạ dày, gây tổn thương tế bào biểu mô, gây viêm teo dạ dày mãn tính, đồng thời thúc đẩy quá trình tăng sinh quá mức của tế bào biểu mô niêm mạc. Sau cùng, nó dẫn đến biến dạng và ung thư dạ dày.
TIN LIÊN QUAN
Không muốn "rước ung thư" thì thèm đến mấy cũng nên tránh xa những thực phẩm "sát thủ" dạ dày này
5 dấu hiệu của nốt ruồi cảnh báo ung thư, có 1 nên đi khám sớm
[size=undefined]
Nếu trong gia đình có người bị nhiễm Helicobacter pylori, việc ăn uống chung, dùng chung bát đĩa, đút thức ăn bằng miệng… sẽ dễ khiến loại vi khuẩn này lây nhiễm cho nhau, từ đó càng làm ung thư dạ dày co cụm trong gia đình.[/size]
Nguồn và ảnh: Sohu
https://m.kenh14.vn/mot-gia-dinh-4-nguoi-deu-duoc-chan-doan-mac-ung-thu-da-day-20230407170244178.chn
Be Vegan, make peace.
|