Posts: 7,682
Threads: 407
Likes Received: 1,101 in 870 posts
Likes Given: 237
Joined: Dec 2017
Reputation:
94
Thứ năm, 5/1/2023, 00:03 (GMT+7)
Điều gì xảy ra nếu bạn uống cà phê hòa tan mỗi ngày?
Cà phê hòa tan thơm ngon, giúp bạn sảng khoái nhưng có thể là nguyên nhân gây bệnh tiểu đường nếu bạn uống thường xuyên.
Ảnh: Pinterest
[size=undefined]
Nhiều người có thói quen thức khuya làm việc. Đặc biệt với các lập trình viên, designer, việc thức khuya càng phổ biến. Họ thường làm việc đến 23h, 0h ngày hôm sau hoặc có thể tới 3h, 4h sáng. Để giảm thiểu tình trạng buồn ngủ, uể oải, nhiều người dùng cà phê hòa tan.
Không chỉ dân văn phòng mà nhiều sinh viên cũng có thói quen uống cà phê để học tập hiệu quả hơn. Nhưng cà phê hòa tan có tác dụng phụ nào khác đối với cơ thể con người? Nếu bạn uống lâu dài, cà phê hòa tan sẽ tạo nên ảnh hưởng gì? Chúng ta hãy cùng xem xét trường hợp dưới đây.
Li, đến từ Thượng Hải, năm nay 26 tuổi. Bởi vì nhịp sống ở thành phố rất nhanh, áp lực cũng lớn hơn tại các thành phố khác nên dù là một thực tập sinh, Li cũng thức khuya vì công việc.
Để có thể trở thành nhân viên chính thức càng sớm càng tốt, Li rất siêng năng làm việc. Cô thường làm thêm giờ cho đến 3h hoặc 4h sáng. Do đó, cô thường xuyên thiếu ngủ, không có sức lực. Lúc cần tăng hiệu quả công việc vào ban ngày hay để sảng khoái tinh thần vào ban đêm, cô uống cà phê hòa tan. Cô không uống được cà phê quá đắng nên chọn cà phê có thêm đường. Sau một thời gian, cô dần tăng cân và mất đi vẻ ngoài thon thả trước đây. Bạn bè của cô lo lắng cho tình trạng thể chất của cô, vội vàng thúc giục Li đến bệnh viện để kiểm tra kỹ lưỡng. Lúc này, cô mới biết chỉ số đường huyết của mình đã vượt quá mức tiêu chuẩn, chuyển biến nặng thành bệnh tiểu đường.
Ban đầu, Li cảm thấy rất khó hiểu, tại sao cô lại mắc bệnh tiểu đường khi còn trẻ? Khi bác sĩ hỏi về thói quen hàng ngày của Li, cô mới vỡ lẽ đó mọi chuyện có thể bắt nguồn từ việc cô uống cà phê hòa tan thay nước lọc.
Bác sĩ cho biết, mặc dù cà phê hòa tan tiện lợi hơn nhiều so với các loại cà phê khác, người ta cho vào cà phê rất nhiều đường để hương vị cà phê thơm ngon hơn. Vị này phân tích nếu thỉnh thoảng uống một, hai cốc cà phê hòa tan, nó không tích tụ đường quá nhiều trong cơ thể. Nhưng nếu dùng thức uống này thay nước lọc như Li, lượng đường trong máu sẽ tăng cao nghiêm trọng và gây ra bệnh tiểu đường. Mặt khác, nó cũng sẽ đẩy nhanh quá trình mất canxi trong cơ thể, khiến xương giòn và loãng.
Các tác động do uống cà phê thường xuyên gồm:
1. Khó giảm cân
Cà phê hòa tan chứa nhiều calo. Do đó, sử dụng đồ uống này thường xuyên không những chẳng giúp bạn giảm cân mà còn khiến tích tụ thêm lượng đường trong cơ thể lẫn mỡ thừa, gây béo phì. Nó cũng dễ làm cho quá trình trao đổi chất của cơ thể không diễn ra bình thường.
Vì lợi ích kinh tế, nhiều hãng chọn các loại hạt cà phê chất lượng kém để làm cà phê hòa tan, không có lợi cho sức khỏe.
2. Tăng tốc nhịp tim
Dù uống cà phê hòa tan hay cà phê xay thủ công, nhịp tim của cơ thể con người đều tăng lên. Nguyên nhân do cơ thể phải chịu gánh nặng lớn, nhịp tim không ổn định khi con người thức khuya trong thời gian dài.
Ngoài ra, uống cà phê sẽ kích thích các dây thần kinh trong cơ thể ở một mức độ nhất định, mang lại hiệu quả sảng khoái cho cơ thể con người. Nhưng với người có chức năng tim mạch và mạch máu não, phổi yếu, cà phê sẽ làm tăng áp lực cho những bộ phần này. Nó khiến nhịp tim tăng cao, thậm chí dễ gây ra các bệnh về tim mạch và mạch máu não.
3. Đường huyết tăng cao
Từ danh sách thành phần in trên bao bì, một số loại cà phê hòa tan chứa nhiều đường, calo và chất béo. Nếu một người uống cà phê hòa tan trong thời gian dài, lượng đường huyết sẽ không ổn định, dễ dẫn đến tình trạng đường huyết tăng cao và có thể là bệnh tiểu đường như Li ở phần đầu bài viết.
4. Tổn thương sức khỏe đường tiêu hóa
Với bệnh nhân có chức năng tiêu hóa suy giảm, không nên uống cà phê, bởi nó ít nhiều gây kích ứng đường tiêu hóa, còn có thể làm rối loạn tiêu hóa.
5. Tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và mạch máu não
Cà phê chứa caffein nên có tác dụng giải khát, chính vì vậy nó được nhiều dân văn phòng ưa chuộng. Tuy nhiên, ở cà phê hòa tan, nhiều hãng đã pha các loại hương vị khác nhau để cà phê đậm đà hơn.
Cà phê có chứa kem không sữa khiến cơ thể tích tụ một lượng lớn chất béo. Đồng thời, lượng lớn chất phụ gia cũng sẽ khiến một số mạch máu não gặp vấn đề. Nếu uống cà phê hòa tan trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.[/size]
Hằng Trần (Theo Aboluowang
Be Vegan, make peace.
Posts: 7,682
Threads: 407
Likes Received: 1,101 in 870 posts
Likes Given: 237
Joined: Dec 2017
Reputation:
94
7 trái cây có lợi cho bệnh tiểu đường
Quả mọng, cam, táo, đào... cung cấp nhiều chất xơ, vitamin, khoáng chất, giúp chống viêm, tăng cường thị lực... cho người bệnh tiểu đường.
Theo Hiệp hội Tiểu đường Mỹ, người ăn nhiều trái cây tươi ít có khả năng mắc tiểu đường, còn người bệnh tiểu đường ít gặp biến chứng hơn. Dưới đây là 7 loại trái cây với công dụng tốt mà người tiểu đường nên thêm vào chế độ ăn uống.
Quả mọng
[size=undefined]
Quả mọng như việt quất, dâu tây, mâm xôi, nho... là "siêu thực phẩm" dành cho bệnh tiểu đường vì chứa nhiều chất chống oxy hóa và chất xơ. Một cốc việt quất tươi chứa 84 calo và 21 g carbohydrate (carb). Quả mọng với sữa chua không béo là bữa sáng hoặc món tráng miệng tốt cho người bệnh tiểu đường.[/size]
Quả mơ
Một quả mơ có 17 calo và 4 g carb, cung cấp 134 mcg nhu cầu vitamin A hàng ngày. Theo Viện Y tế Quốc gia Mỹ, vitamin A rất quan trọng với thị lực và hệ thống miễn dịch, giúp tăng cường hai yếu tố này. Mơ cũng giàu chất xơ tốt cho bệnh tiểu đường. Bạn có thể thử thái hạt lựu quả mơ tươi cho vào ngũ cốc nóng (lạnh) hay làm món salad cho bữa nhẹ.
Anh đào chua
[size=undefined]
Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ, quả anh đào chua giúp phòng tránh viêm nhờ chất chống oxy hóa, góp phần chống bệnh tiểu đường, tim mạch, ung thư và các bệnh khác. Anh đào khô không thêm đường cũng là lựa chọn tốt cho sức khỏe, nhưng người bệnh nên ăn với lượng vừa phải vì loại quả này chứa nhiều calo và carb.[/size]
Đào
[size=undefined]
Một quả đào cỡ trung bình chứa 59 calo, chỉ 14 g carb, khoảng 10 mg vitamin C và 285 mg kali. Kali hoạt động như một chất điện giải góp phần điều hòa mức chất lỏng trong tế bào, giúp cơ bắp co lại và hỗ trợ huyết áp bình thường. Bạn có thể uống trà đào không đường hay xay nhuyễn đào với sữa ít béo, đá bào và một chút quế hoặc gừng để có món sinh tố thân thiện với bệnh tiểu đường.
[img=354x0]https://vcdn1-suckhoe.vnecdn.net/2023/02/01/nectarines-basket-pink-cutting-9772-6570-1675265227.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=XnVC6bWvoKlyL4pW7OMxXA[/img]
Đào cung cấp kali, một khoáng chất thiết yếu cần thiết cho các mô trong cơ thể. Ảnh: Freepik
[/size]
Táo
Táo chứa nhiều chất xơ và vitamin C. Một quả cỡ trung bình chứa khoảng 4 g chất xơ và 8,37 mg vitamin C. Chất xơ có thể điều chỉnh lượng đường trong máu, giúp duy trì cân nặng khỏe mạnh, hỗ trợ độ nhạy insulin và kiểm soát bệnh tiểu đường.
Một quả táo cỡ trung bình là lựa chọn cho một bữa nhẹ nhanh chóng với 95 calo và 25 g carb. Nếu người tiểu đường cần duy trì dưới 15 g carb mỗi khẩu phần, hãy ăn nửa quả táo cỡ trung bình. Khi ăn táo, bạn không nên gọt vỏ vì nhiều chất xơ và chất chống oxy hóa có trong vỏ táo. Lê cũng là lựa chọn tốt tương tự táo vì cung cấp chất xơ dồi dào.
Cam
Theo Hiệp hội Tim mạch Mỹ, cam chứa folate (một quả cỡ trung bình có 24 mcg) giúp hình thành các tế bào hồng cầu và kali (một quả cỡ trung bình chứa 238 mg) có thể ổn định huyết áp, có lợi cho bệnh tiểu đường vì người mắc bệnh này dễ bị huyết áp cao. Ngoài ra, cam rất giàu vitamin C. Ăn một quả cam cỡ trung bình có thể nhận đủ lượng vitamin C cần thiết trong ngày (63 mg). Trái cây họ cam quýt tốt cho người tiểu đường, cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất.
Kiwi
Kiwi cung cấp vitamin C dồi dào, một ít kali và chất xơ. Một quả kiwi có khoảng 48 calo và chỉ 11 g carb, thân thiện với bệnh tiểu đường. Vitamin C giúp cơ thể hình thành các mạch máu và sụn để hỗ trợ quá trình chữa bệnh, có thể kiểm soát và cải thiện bệnh tiểu đường.
[size=undefined]
[url=https://vnexpress.net/5-che-do-an-kieng-tot-cho-benh-tieu-duong-trong-nam-2023-4563787.html][/url]
[/size]
Be Vegan, make peace.
Posts: 7,682
Threads: 407
Likes Received: 1,101 in 870 posts
Likes Given: 237
Joined: Dec 2017
Reputation:
94
Cách chọn các nhóm thực phẩm cho người bệnh tiểu đường type 2
Người bệnh tiểu đường type 2 nên cân đối nhóm chất bột đường, béo, đạm, vitamin và khoáng chất; chọn thực phẩm giúp kiểm soát đường huyết như rau xanh, cà rốt.
BS.CKI Trần Đông Hải (khoa Nội tiết - Đái tháo đường, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM), cho biết nguyên tắc ăn uống với người bệnh tiểu đường type 2 bao gồm: ăn đúng giờ, đúng bữa trong ngày (sáng, trưa, chiều), không nên ăn nhiều bữa nhỏ hay ăn xế. Người bệnh không nên ăn quá ít, không bỏ bữa, ăn chậm nhai kỹ, ăn vừa đủ với nhu cầu cơ thể.
Những món hầm nhừ, xay nhuyễn, chiên, nướng cần tránh vì kích thước thành phần món ăn càng nhỏ thì chỉ số đường huyết càng tăng. Các món chế biến đơn giản như hấp, luộc có lợi cho sức khỏe hơn. Tránh tối đa ăn khuya vì rất dễ làm đường huyết buổi sáng tăng (trừ trường hợp phải tiêm insulin buổi tối) và một số loại thực phẩm đóng gói sẵn được quảng cáo chưa chắc phù hợp.
Các chất dinh dưỡng tạo ra năng lượng cần thiết cho hoạt động sống, vận động cơ thể và năng lượng được biểu thị bằng đơn vị kcal. Dưới đây là một số gợi ý lựa chọn thực phẩm có lợi và liều lượng phù hợp để tốt cho sức khỏe người bệnh tiểu đường type 2.
Tinh bột
Tỷ lệ năng lượng do tinh bột (glucid) nên ở mức 44-46% (người bình thường là 65%) trong tổng số năng lượng của khẩu phần. Đường huyết có chiều hướng tăng vọt sau khi ăn. Do đó, nguyên tắc cơ bản trong chế độ ăn của bệnh nhân là hạn chế sử dụng thực phẩm có chỉ số đường huyết cao. Tuy nhiên, không được giảm quá nhiều để cơ thể vẫn có thể duy trì được cân nặng và hoạt động bình thường. Trong một phần tinh bột có khoảng 200 kcal: tương đương với một chén cơm gạt hoặc một ổ bánh mì, hai củ khoai lang, một trái bắp, bốn lát sandwich, 200 g bún tươi, hai tô cháo, 200 g mì spaghetti đã chín.
Chất đạm
Lượng chất đạm (protein) nên đạt 1-1,5 g cho một kg trọng lượng cơ thể mỗi ngày đối với người lớn. Khẩu phần ăn có quá nhiều đạm sẽ không tốt cho thận. Những bệnh nhân thận tiểu đường (có albumin niệu hoặc giảm tỷ lệ lọc cầu thận) nên duy trì chế độ ăn kiêng được khuyến cáo là 0,8 g chất đạm cho một kg trọng lượng cơ thể mỗi ngày. Tuy nhiên, lượng đạm trong khẩu phần cần cao hơn so với người bình thường, nên đạt 15-20% năng lượng khẩu phần (người bình thường là 12-14%).
Bác sĩ Đông Hải khuyên sử dụng phối hợp chất đạm động vật (thịt, cá, trứng, sữa) với chất đạm thực vật (vừng lạc, đậu, đỗ) vừa tiết kiệm tiền mà các loại đậu, lạc có chỉ số đường huyết thấp hơn. Trong một phần chất đạm có khoảng 80-100 kcal. Người bệnh tiểu đường chỉ nên ăn 2-3 phần thịt mỗi ngày, tương đương một khứa cá 50-80 g; mực 100 g; trứng một quả; thịt heo, gà, bò 50-60 g; đậu phụ 100 g; một con cua vừa 250 g; tôm khoảng 150 g.
Theo kết quả của 20 nghiên cứu được thực hiện bởi Trường Đại học Y tế Cộng đồng Harvard, ăn các loại cá béo như: cá hồi, cá trích, cá thu, cá mòi từ 1-3 lần một tuần giúp giảm 36% nguy cơ tử vong do bệnh tim.
[img=354x0]https://vcdn1-suckhoe.vnecdn.net/2023/01/11/CA-1-3985-1673407427.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=eOqkJDOGDc4BznDtcAjgHQ[/img]
Cá trích là loại cá béo tốt cho sức khỏe người bệnh tiểu đường, góp phần bảo vệ sức khỏe tim mạch. Ảnh: Freepik
Chất béo
Trong khẩu phần ăn của người tiểu đường cũng rất cần chất béo (lipid) để cung cấp năng lượng. Các axit béo bão hòa có trong các loại dầu hạt (dầu đậu nành, dầu mè, dầu hướng dương...) có lợi cho sức khỏe. Tỷ lệ năng lượng do chất béo nên là 20-35% tổng số năng lượng khẩu phần (người bình thường là 18-20%), không nên vượt quá 35%. Hạn chế các loại chất béo bão hòa (mỡ động vật), các loại chất béo đã qua chế biến (margarin, các loại dầu ăn có nguồn gốc hóa học hay đã qua chiên xào rồi dùng lại) vì dễ gây xơ vữa động mạch).
Rau xanh
Rau củ quả là một trong những món ăn thường thấy, đóng vai trò quan trọng trong việc bổ sung nguồn dinh dưỡng tự nhiên như vitamin, khoáng chất giúp cơ thể nâng cao sức đề kháng. Các thành phần này thường có trong rau quả tươi. Ăn nhiều chất xơ giúp người bệnh cảm thấy no nhanh hơn nên giảm khẩu phần ăn, dẫn đến giảm cân.
Một số loại rau củ cũng rất tốt cho sức khỏe như: bông cải xanh, mướp đắng, hành tây, rau bắp cải, súp lơ, rau dền, rau diếp cá, cà rốt. Trong đó, cà rốt có hàm lượng beta caroten (tiền chất của vitamin A) cao, giúp kiểm soát đường huyết. Cà rốt còn có tác dụng làm chậm quá trình chuyển hóa đường trong máu, giảm lượng đường huyết. Những bệnh nhân đã lớn tuổi nên ăn lá rau ăn với mức độ vừa phải; không nên ăn nhiều rau bởi cung cấp quá nhiều chất xơ cũng gây khó tiêu hóa.
[img=354x0]https://vcdn1-suckhoe.vnecdn.net/2023/01/11/ca-rot-1-9558-1673407427.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=Kt2X2MCPG9mQUsZhLfeqxg[/img]
Cà rốt có chứa nhiều beta caroten giúp kiểm soát đường huyết. Ảnh: Freepik
Trái cây
Đường trong trái cây là loại đường fructose. Đường fructose làm tăng đường huyết chậm hơn đường sucrose (đường mía) nên bệnh nhân tiểu đường có thể dùng được. Trái cây có màu đậm thường có nhiều loại vitamin, chất khoáng cần thiết cho tim mạch, sức khỏe nói chung. Khi đã ăn trái cây, người bệnh nên giảm lượng chất bột trong bữa ăn hàng ngày với liều lượng tương đương; tuyệt đối không được ăn trái cây để thay các loại thực phẩm khác. Chú ý không nên dùng nước ép trái cây vì đã mất chất xơ, khiến cho đường huyết có thể tăng cao.
Bác sĩ Đông Hải chia sẻ thêm, bản thân đường, dù là đường trong trái cây hay đường mía đều làm tăng mức đường huyết, tăng nồng độ các loại mỡ không tốt cho tim mạch (tăng triglyceride, giảm HDL - cholesterol). Người bệnh tiểu đường nên dùng với lượng vừa phải, khoảng 10 g một suất trái cây: tương đương 1/2 quả táo, 1/2 quả lê, 1/2 quả cam, 1/2 quả ổi, 4 quả nho, 4 quả vải, 4 quả chôm chôm, một lát đu đủ hoặc thơm, dưa hấu... khoảng một cm.
Chế độ ăn cho người tiểu đường type 2 rất quan trọng trong việc điều chỉnh lượng đường trong máu, tránh những biến chứng nguy hiểm. Người bệnh nên đến gặp bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng chuyên khoa Nội tiết - Đái tháo đường để được hướng dẫn chế độ ăn phù hợp với tình trạng bệnh để đón Tết vui khỏe.
Mai Hoa
Trở lại Sức
Be Vegan, make peace.
Posts: 7,682
Threads: 407
Likes Received: 1,101 in 870 posts
Likes Given: 237
Joined: Dec 2017
Reputation:
94
Lưu ý cho người tiểu đường ăn chay dịp Tết
Mẹ tôi bị tiểu đường 2 năm nay. Bà thích ăn chay vào năm mới nhưng thường đói nhanh. Có phải ăn chay không đủ chất dinh dưỡng nên xảy ra tình trạng này không? (Nguyễn Thị Vân, 39 tuổi, Ninh Thuận)
Trả lời:
Ăn chay là thói quen của nhiều người Việt trong dịp đầu năm mới. Chế độ ăn chay chứa nhiều rau củ quả tươi sống, vitamin và chất xơ, bổ sung chất béo từ thực vật tốt cho sức khỏe, kể cả người tiểu đường. Cụ thể, ăn chay mang lại những lợi ích như sau:
Kiểm soát lượng đường trong máu: Món chay cho người tiểu đường gồm nhiều loại rau củ quả, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu... vốn chứa nhiều chất xơ, giúp ổn định đường huyết. Cơ thể không thể hấp thụ và phân hủy chất xơ nên không tạo ra sự gia tăng đột biến lượng đường trong máu như các loại carbohydrate khác. Điều này không chỉ tốt cho người tiểu đường mà còn giúp cho người bệnh ở giai đoạn tiền tiểu đường ngăn bệnh phát triển.
Kiểm soát cân nặng: Người bệnh tiểu đường không ăn mỡ, da động vật (da heo, da gà, da vịt...) góp phần giảm lượng chất béo xấu, vốn gây tăng cân. Trong khi, chất xơ trong rau củ quả giúp cơ thể no nhanh và no lâu, ổn định cân nặng nhưng nếu ăn ít chất xơ sẽ mau thấy đói. Trường hợp người bệnh không kiểm soát khẩu phần ăn hoặc ăn thực phẩm giàu chất béo như pho mát cũng có thể tăng cân.
Tăng độ nhạy với insulin: Có hai loại chất xơ, hòa tan và không hòa tan. Mỗi loại đóng vai trò khác nhau trong cơ thể. Chất xơ hòa tan giúp làm chậm quá trình tiêu hóa, kiểm soát lượng đường và cholesterol trong máu, ngăn hoặc kiểm soát các biến chứng tiểu đường. Chất xơ hòa tan có trong đậu đen, chuối, táo, yến mạch, đậu Hà Lan...
Chất xơ không hòa tan hỗ trợ độ nhạy insulin và giúp đường ruột đi ngoài đều đặn. Chất xơ không hòa tan có trong bột mì nguyên chất, cám, quả hạch, hạt và vỏ của nhiều loại trái cây và rau quả. Người trưởng thành nên ăn từ 22-34 g chất xơ một ngày và ăn đa dạng thực phẩm để có nhiều nguồn chất xơ khác nhau. Nhờ sự hỗ trợ tăng độ nhạy với insulin nên người bệnh có cơ hội ít dùng thuốc điều trị hơn và hạn chế các biến chứng do tiểu đường gây ra.
Giảm mỡ máu: Chế độ ăn chay nhiều chất xơ giúp giảm hấp thụ cholesterol xấu, giảm cả chất béo trung tính (glyceride), tăng chất chống oxy hóa, hạn chế nguy cơ biến chứng tim mạch.
[img=354x0]https://vcdn1-suckhoe.vnecdn.net/2023/01/20/an-chay-2467-1674175091.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=X_YbHqQHCynZcl9Eh3G8BA[/img]
Các món chay với nhiều rau củ cung cấp chất xơ, hỗ trợ kiểm soát đường huyết. Ảnh: Freepik
Tuy nhiên, ăn chay không đúng cách cũng tiềm ẩn các vấn đề thiếu hụt dinh dưỡng, nhanh đói. Với người bệnh tiểu đường, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì đường huyết ổn định. Người bệnh tiểu đường ăn chay có thể bị thiếu vi chất, đạm... trong khi đó, tiêu thụ lượng carb quá nhiều.
Nguy cơ thiếu vi chất: Người ăn chay trường có nguy cơ thiếu vitamin B2, B12, axit béo omega-3, canxi và các nguyên tố vi lượng kẽm, sắt, iốt và selen. Người bệnh có thể bổ sung vitamin B2 trong nấm, mè, hạnh nhân, táo, chuối, sung...; vitamin B12 có trong ngũ cốc, rong biển, đậu nành lên men. Sắt thường có nhiều trong ớt chuông, đậu trắng, đậu lăng, chocolate đen, đậu phụ, rau bina, ngũ cốc; bí ngô... Trong khi đó, nước cam, đậu phụ, ngũ cốc, cải xoăn, cải xanh... có chứa canxi. Chất béo omega-3 có trong hạt lanh, hạt chia, dầu đậu nành, dầu hạt cải. Rong biển, muối iốt, sữa hạnh nhân, sữa đậu nành... cung cấp iốt cho cơ thể. Kẽm có chứa trong hạt bí ngô, hạt điều, hạnh nhân, đậu gà, đậu tây, ngũ cốc...
Nguy cơ thiếu chất đạm (protein): Protein rất cần thiết để tạo ra các mô mới trong cơ thể và các axit amin (thành phần cấu tạo của protein) có nhiệm vụ duy trì sức khỏe. Thế nhưng, nguồn protein có chủ yếu trong thịt, do đó, người ăn chay trường thường bị thiếu hụt do không cung cấp đủ. Để bổ sung đủ lượng protein từ thực vật thay cho protein động vật, người ăn chay trường có thể bổ sung thêm đậu phụ, rau xào và đậu lăng, đậu nành, hạt chia...
Tiêu thụ quá nhiều carbs: Nếu chế độ ăn chay quá nhiều tinh bột, không đa dạng thực phẩm có cảm giác mau đói. Chính vì lý do này nên nhiều người sẽ ăn cho no dẫn đến ăn quá nhiều thực phẩm chứa carb, làm tăng đường trong máu. Người bệnh nên ăn thực phẩm nhiều chất xơ, trao đổi với bác sĩ khoa Nội tiết - Đái tháo đường và Dinh dưỡng để có lời khuyên phù hợp.
BS.CKI Trần Đông Hải
Khoa Nội tiết - Đái tháo đường, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM
Trở lại Sức khỏe
Be Vegan, make peace.
Posts: 7,682
Threads: 407
Likes Received: 1,101 in 870 posts
Likes Given: 237
Joined: Dec 2017
Reputation:
94
Chủ nhật, 22/1/2023, 13:00 (GMT+7)
Gợi ý thực đơn ăn chay cho người bệnh tiểu đường
Bữa ăn chay 1.600 calo một ngày nên có khoảng 45% lượng calo từ carbohydrate, nhiều rau củ quả, chọn thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp.
Ngày Tết với đa dạng thực phẩm, các món ăn ngon miệng, tuy nhiên dễ gây tăng đường huyết. Nhiều người bệnh tiểu đường lựa chọn món chay để an toàn hơn cho sức khỏe, do thực đơn có nhiều rau củ quả tươi sống, vitamin và chất xơ, bổ sung chất béo tốt từ thực vật. Tuy nhiên, chế độ ăn chay thường thiếu một số chất dinh dưỡng, người bệnh lưu ý bổ sung đầy đủ theo tư vấn của bác sĩ.
BS.CKI Trần Đông Hải, khoa Nội tiết - Đái tháo đường, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, lưu ý người bệnh chọn thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp hoặc trung bình (GI dưới 70) và tải lượng đường huyết thấp (GL dưới 10) khi ăn chay. Lý do là loại thực phẩm mà người bệnh ăn vào sẽ khiến lượng đường trong máu tăng hoặc giảm xuống.
Trong bữa ăn một ngày khoảng 1.600 calo, người bệnh tiểu đường nên tiêu thụ khoảng 45% lượng calo từ carbohydrate (carb), tức là khoảng 135-180 g carb. Bữa chính tiêu thụ tối đa 45 g carb (có thể gồm hai phần tinh bột, một trái cây), bữa phụ tối đa 15-30 g carb.
Tổng lượng calo trong thực đơn mẫu một ngày là 1.670. Trong đó, protein nên có khoảng 79 g, carb là 148 g, chất xơ là 41 g, chất béo ở mức 81 g, còn natri là 1.462 mg. Dưới đây là gợi ý bữa ăn mẫu cho người tiểu đường vào mùng một Tết.
Thời điểm
Calo
Món ăn
Sáng
425
Một chén nhỏ cơm chay rau củ
Một trái cam
Bữa phụ 9h
200
Một ly sữa đậu nành hoặc đậu xanh không đường
Trưa
405
Một dĩa xà lách kèm đậu hũ
Bữa phụ 15h
187
Một ly sữa nguyên chất ít béo
Tối
453
Một phần bí đỏ nhồi rau củ nướng
Một phần xà lách, bơ đậu phộng với cà chua
Người gầy thường cần nhiều năng lượng hơn. Để đạt mức 2.000 calo, người gầy có thể thêm vào thực đơn trên một quả táo và 2 thìa bơ đậu phộng vào bữa trưa. Bữa ăn của người béo phì nên có khoảng 1.200 calo. Để giảm ở mức 1.600 calo xuống mức 1.2000 calo, người béo phì có thể giảm một nửa phần cơm chay sáng, một nửa bữa phụ sáng và bỏ bữa phụ chiều.
Các hình thức ăn chay
Theo bác sĩ Hải, hiện có nhiều hình thức ăn chay có lợi cho sức khỏe mà người bệnh tiểu đường có thể tham khảo. Đầu tiên là chế độ ăn thuần chay, trong đó loại trừ tất cả thực phẩm có nguồn gốc động vật như thịt, cá, các sản phẩm từ sữa và trứng. Một số người không sử dụng mật ong. Chế độ ăn này cung cấp ít chất dinh dưỡng nên thường được khuyến nghị bổ sung thêm vitamin B12, khoáng chất như sắt, kẽm, chất béo omega-3.
Không quá khắt khe như chế độ ăn thuần chay, chế độ lacto-ovo bao gồm trứng, sữa, pho mát, bơ, kem chua, kem trong chế độ ăn uống nhưng không ăn thịt có nguồn gốc động vật như cá, thịt bò, gà, vịt, heo. Một chế độ ăn chay khác tương tự là lacto, tuy nhiên trong thực đơn không sử dụng trứng.
[img=354x0]https://vcdn1-suckhoe.vnecdn.net/2023/01/22/an-chay-1163-1674358071.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=LxgdQzXy9msGfJrPXx5zTg[/img]
Bữa ăn chay với nhiều loại rau củ quả cung cấp nhiều chất xơ. Ảnh: Freepik
Chế độ ăn chay trường rất quen thuộc với mọi người, sử dụng các món ăn chế biến từ trứng, nhưng không ăn các sản phẩm được chế biến từ sữa, pho mát, bơ, kem chua, sữa chua, kem và thịt có nguồn gốc động vật. Chế độ ăn chay linh hoạt chủ yếu sử dụng rau củ quả nhưng thỉnh thoảng kết hợp thịt, sản phẩm động vật với một lượng nhỏ, hạn chế thêm đường và thực phẩm chế biến sẵn.
Cuối cùng là chế độ ăn chay Pescatarian, chỉ sử dụng cá và không ăn các loại thịt động vật khác như thịt bò, thịt heo, thịt gà... Phụ thuộc vào sở thích, mọi người có thể ăn thêm các sản phẩm từ sữa và trứng. Chế độ ăn chay này giúp cơ thể tiếp nhận axit béo omega-3 lành mạnh từ cá, nhất là cá thu, cá hồi.
Bác sĩ Hải dẫn một số nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường ở những người không ăn chay khoảng 7,6% so với nhóm người ăn thuần chay (2,9%), người ăn chay lacto-ovo (3,2%), những người ăn chay pesco (4,8%), những người bán chay (6,1%)... Tùy vào từng trường hợp tình trạng bệnh cụ thể mà bác sĩ nội tiết - đái tháo đường, bác sĩ dinh dưỡng sẽ tư vấn, hướng dẫn lựa chọn kiểu ăn chay khác nhau, tránh bị suy dinh dưỡng.
Bác sĩ Hải khuyên người bệnh tiểu đường cần kết hợp chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng, dùng thuốc, insulin điều độ và luyện tập thể dục để đường huyết ổn định. Nếu thấy có bất thường về sức khỏe như choáng váng, chóng mặt, khô miệng, khát nước liên tục, người bệnh cần đo đường huyết để xử trí tình trạng tăng hoặc hạ đường huyết kịp thời. Nếu bị hạ đường huyết, người bệnh cần uống nước ngọt, ăn kẹo, bánh ngọt ngay lập tức; trường hợp tăng đường huyết, cần đến bệnh viện gần nhất để được theo dõi sức khỏe.
Nguyễn Trăm
Be Vegan, make peace.
Posts: 7,682
Threads: 407
Likes Received: 1,101 in 870 posts
Likes Given: 237
Joined: Dec 2017
Reputation:
94
Chủ nhật, 15/1/2023, 18:00 (GMT+7)
Biến chứng bệnh thận ở người tiểu đường
Bệnh tiểu đường không được kiểm soát có thể làm hỏng các mạch máu và các bộ lọc nhỏ gọi là nephron trong thận, dẫn đến bệnh thận mạn tính.
Bệnh tiểu đường có thể làm phát sinh bệnh bệnh thận do gây ra những tổn thương lâu dài ở các mạch máu trong cơ thể, bao gồm những mạch máu của thận. Mạch máu bị tổn thương do huyết áp cao hoặc bị tổn thương trực tiếp xảy ra ở thận khiến hàng triệu đơn vị lọc nhỏ gọi là nephron có thể bị hư hỏng, không thể phục hồi, ngăn thận lọc chất thải ra khỏi máu, dẫn đến bệnh thận mạn tính do tiểu đường.
Các yếu tố khác có thể góp phần làm khởi phát bệnh thận mạn tính ở người mắc bệnh tiểu đường gồm: lớn tuổi, không kiểm soát được huyết áp và cholesterol, hút thuốc, béo phì, mắc bệnh võng mạc tiểu đường, tiền sử gia đình mắc tiểu đường và bệnh thận.
[img=354x0]https://vcdn1-suckhoe.vnecdn.net/2023/01/14/Than-4596-1673683998.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=sJXJIMNZpN52QJdODSwKOw[/img]
Bệnh tiểu đường type 2 là nguyên nhân phổ biến của bệnh thận giai đoạn cuối. Ảnh: Freepik
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC), cả tiểu đường type 1 và type 2 đều có thể gây ra bệnh thận. Cứ ba người trưởng thành mắc tiểu đường thì có một người mắc biến chứng thận mạn tính. Suy thận có xu hướng xảy ra sau 20-30 năm kể từ khi bắt đầu mắc bệnh tiểu đường.
Mặt khác, theo nghiên cứu của Đại học Alberta (Canada), người mắc bệnh thận cũng có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2 cao hơn do sự tích tụ urê trong máu. Urê là sản phẩm phụ tự nhiên được sinh ra của quá trình thận loại bỏ các chất thải ra khỏi cơ thể qua nước tiểu. Tuy nhiên, khi chức năng thận bị suy giảm, urê có thể bắt đầu tích tụ. Nồng độ urê cao ảnh hưởng trực tiếp đến các tế bào beta trong tuyến tụy - chịu trách nhiệm sản xuất, lưu trữ và tiết insulin vào máu. Sự suy giảm hormone này góp phần gây ra bệnh tiểu đường ở người mắc bệnh thận mạn tính.
Bệnh thận do tiểu đường cũng làm tăng nguy cơ tử vong ở bệnh nhân tiểu đường. Để điều trị, người bệnh cần kiểm soát đường huyết và điều trị các biến chứng; có chế độ ăn ít protein để ngăn ngừa sự tích tụ urê. Cách giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và biến chứng thận là duy trì cân nặng hợp lý, ăn uống lành mạnh và cân bằng dinh dưỡng, tránh thực phẩm nhiều đường và chế biến sẵn. Bỏ thuốc lá, tập thể dục và tham gia hoạt động thể chất thường xuyên.
Mai Cat
(Theo very Well Health)
Trở lại
Be Vegan, make peace.
Posts: 7,682
Threads: 407
Likes Received: 1,101 in 870 posts
Likes Given: 237
Joined: Dec 2017
Reputation:
94
Thứ sáu, 27/1/2023, 12:00 (GMT+7)
5 chế độ ăn kiêng tốt cho bệnh tiểu đường trong năm 2023
Chế độ ăn Địa Trung Hải, ăn chay linh hoạt, DASH... là những chế độ ăn tốt cho người tiểu đường trong năm 2023 do tạp chí Mỹ xếp hạng.
Tạp chí US News & World Report (Mỹ) vừa công bố danh sách các chế độ ăn kiêng tốt nhất trong năm 2023, trong đó có 5 chế độ ăn dành cho người bệnh tiểu đường.
Chế độ ăn Địa Trung Hải
Chế độ ăn Địa Trung Hải ưu tiên ngũ cốc nguyên hạt, trái cây và rau, các loại đậu và hạt, dầu ô liu, thịt nạc, cá. Chế độ ăn này giúp tăng lượng chất xơ và giảm protein động vật, thay bằng protein thực vật. Đây là chế độ ăn đứng đầu danh sách ăn kiêng tốt cho sức khỏe nói chung và bệnh tiểu đường nói riêng.
Theo nghiên cứu của Đại học Bergen (Na Uy), ăn kiểu Địa Trung Hải giúp giảm cân và cải thiện sức khỏe tim mạch. Chế độ ăn phần lớn dựa trên thực vật này có thể cải thiện bệnh tiểu đường, hội chứng chuyển hóa, béo phì. Nghiên cứu của Đại học Uppsala (Thụy Điển) cũng chỉ ra người tuân theo chế độ ăn Địa Trung Hải chặt chẽ có nguy cơ mắc bệnh tim thấp hơn 28% so với người không theo chế độ ăn này. Ăn kiểu Địa Trung Hải còn giúp giảm viêm, cải thiện chức năng của hormone insulin và giảm chỉ số khối cơ thể (BMI), có lợi cho người bệnh tiểu đường.
Chế độ ăn DASH
DASH (Dietary approach to prevent hypertension) là viết tắt của chế độ ăn uống giúp ngăn chặn tình trạng tăng huyết áp. Chế độ ăn này được US News & World Report xếp ở vị trí thứ hai trong danh sách chế độ ăn tốt cho sức khỏe năm 2023. DASH còn được gọi là ăn bán chay kết hợp rau, trái cây, các loại hạt, sữa ít béo cùng với ngũ cốc nguyên hạt và thịt nạc.
Theo nghiên cứu của Đại học Y khoa New York (Mỹ), chế độ ăn này dựa trên thực vật làm giảm nguy cơ mắc tiểu đường type 2 và bệnh tim. Nghiên cứu của Hiệp hội Tim mạch Mỹ cũng cho thấy, người tuân thủ chặt chẽ chế độ ăn DASH có nguy cơ tử vong do mọi nguyên nhân thấp hơn tới 25% so với người không theo chế độ ăn này.
[img=354x0]https://vcdn1-suckhoe.vnecdn.net/2023/01/27/che-do-an-5209-1674794217.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=RJ1qL7UrCwoH-YZ83i8WFw[/img]
Ăn kiêng DASH tập trung vào trái cây, rau, ngũ cốc... giảm nguy cơ mắc tiểu dường type 2. Ảnh: Freepik
Chế độ ăn flexitarian
Flexitarian là sự kết hợp của flexible (linh hoạt)và vegetarian (thực vật). Chế độ giúp ăn chay linh loạt với nhiều trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt, chỉ cần hạn chế thực phẩm từ động vật. Theo Đại học Walden (Mỹ), flexitarian giúp giảm cân, cải thiện huyết áp và giảm nguy cơ mắc tiểu đường type 2. Sự linh hoạt trong ăn uống có thể duy trì trong thời gian dài.
Chế độ ăn Ornish
Ornish là chế độ ăn chay ít chất béo, đường tinh luyện và protein động vật. Các thực phẩm ưu tiên là trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu, sản phẩm từ đậu nành, sữa không béo và lòng trắng trứng. Hạn chế thực phẩm từ sữa không béo (không quá 2 khẩu phần mỗi ngày), carb tinh chế (bột mì trắng, đường, chất làm ngọt và gạo trắng).
Theo chế độ ăn này, bạn nên đặt mục tiêu 4 g chất béo lành mạnh (cá béo, đậu nành, hạt, dầu ô liu...) mỗi ngày. Tổng cộng không quá 10% lượng calo đến từ tất cả các loại chất béo. Hạn chế cholesterol không quá 10 mg mỗi ngày. Nếu tiêu thụ caffeine (trà, cà phê), bạn nên giới hạn một tách cà phê, hai tách trà mỗi ngày.
Chế độ ăn MIND
MIND là từ viết tắt của chế độ ăn Địa Trung Hải (Mediterranean) và DASH. Chế độ ăn MIND tập trung vào thực phẩm có nguồn gốc thực vật, ưu tiên quả mọng (dâu tây, việt quất, mâm xôi, nho...); rau xanh lá, rau họ cải và hạn chế các sản phẩm động vật, giàu chất béo bão hòa.
Các loại chất béo lành mạnh nên sử dụng như đậu, hạt, cá béo; thịt gia cầm, dầu ô liu và uống không quá một ly rượu mỗi ngày. Theo nghiên cứu của Đại học Tufts (Mỹ), chế độ ăn với nhiều rau lá xanh giúp giảm viêm nhiễm và căng thẳng oxy hóa, hai yếu tố liên quan đến một số bệnh như tiểu đường, Alzheimer và ung thư.
[size=undefined]
[url=https://vnexpress.net/goi-y-thuc-don-an-chay-cho-nguoi-benh-tieu-duong-4562105.html][/url]
[/size]
Be Vegan, make peace.
Posts: 7,682
Threads: 407
Likes Received: 1,101 in 870 posts
Likes Given: 237
Joined: Dec 2017
Reputation:
94
Thứ bảy, 21/1/2023, 17:00 (GMT+7)
Cân bằng carbohydrate giúp kiểm soát bệnh tiểu đường
Carbohydrate hàng ngày lý tưởng để quản lý bệnh tiểu đường là 45-60 g cho mỗi bữa ăn chính và 15-30 g cho mỗi bữa ăn nhẹ.
Carbohydrate (carb) là chất dinh dưỡng quan trọng cho cơ thể. Trong quá trình tiêu hóa, cơ thể phân hủy carb thành đường glucose. Sau đó, glucose đi vào máu và được insulin xử lý đưa đến các tế bào để cơ thể sử dụng làm năng lượng. Tuy nhiên, ở người mắc bệnh tiểu đường, glucose vẫn ở trong máu (do insulin không sản xuất đủ hoặc hoạt động không hiệu quả), có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng do lượng đường trong máu cao. Quản lý lượng carb hợp lý là một phần quan trọng trong kế hoạch điều trị bệnh tiểu đường.
Cách tốt để xác định lượng carb lý tưởng là kiểm tra đường huyết trước và sau khi ăn. Nếu đường huyết nằm trong phạm vi mục tiêu hai giờ sau bữa ăn, việc tiêu thụ carb của bạn đang hiệu quả. Nếu cao hơn, bạn cần phải điều chỉnh kế hoạch bữa ăn.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ, người bệnh tiểu đường nên nhận khoảng 50% lượng calo từ carb mỗi ngày. Ví dụ một người ăn 1.600 calo mỗi ngày nên ăn 800 calo từ carb. Mục tiêu carb là 45-60 g mỗi bữa ăn chính hoặc ít hơn và 15-30 g mỗi bữa ăn nhẹ hoặc ít hơn. Nhãn dinh dưỡng trên thực phẩm đóng gói thường liệt kê lượng carb mỗi khẩu phần. Nếu thực phẩm không có nhãn, bạn nên tham khảo các ứng dụng (nhập các loại thực phẩm, kích cỡ khẩu phần) và cách tính lượng carb trên internet để tìm lượng carb gần đúng.
Ăn bữa sáng ít carb, giàu chất béo và protein có thể cải thiện cân nặng, giảm lượng đường trong máu. Ăn bữa trưa giàu chất xơ với nhiều rau và ngũ cốc nguyên hạt giúp duy trì sức khỏe suốt buổi chiều. Một bữa tối với protein nạc, rau xanh và một phần carb phức hợp giàu chất dinh dưỡng, tạo cảm giác no lâu.
[img=354x0]https://vcdn1-suckhoe.vnecdn.net/2023/01/18/Sandww-9579-1674015169.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=lqtlrVZDYOkIKhJwZ2Iwnw[/img]
Người tiểu đường chỉ nên ăn 15-30 g carb mỗi bữa ăn nhẹ hoặc ít hơn. Ảnh: Freepik
Dưới đây là kế hoạch bữa ăn mẫu cung cấp khoảng 45-60 g carb mỗi bữa ăn chính và 15 -30 g carb mỗi bữa ăn nhẹ, người bệnh có thể tham khảo.
Bữa ăn sáng: 3 quả trứng với 2 lát bánh mì ngũ cốc nguyên hạt, xà lách, cà chua (30 g); một miếng trái cây nhỏ (15 g). Tổng carb là 45 g.
Bữa trưa: Salad xà lách, dưa chuột, cà rốt, 1/4 quả bơ (5 g); một chén súp đậu ít muối (30 g); 3 chén bỏng ngô (15 g). Tổng carb là 50 g.
Bữa ăn nhẹ xế chiều: Một quả táo nhỏ (15 g), một muỗng canh bơ đậu phộng (3 g). Tổng lượng carbo là 18 g.
Bữa tối: 114 g cá hồi nướng (0 g), một chén măng tây nướng với 1/2 chén đậu (20 g), một củ khoai lang lớn (35 g). Tổng carb là 55 g.
Bữa ăn nhẹ sau bữa tối: Một hộp sữa chua không béo hoặc không đường (7 g), 3/4 chén quả mọng như dâu tây, việt quất, nho... (15 g). Tổng carb là 22 g.
Người tiểu đường nên kết hợp tiêu thụ carb với protein và chất béo làm chậm quá trình hấp thụ glucose vào máu, tránh tăng đường huyết đột biến. Bạn nên chọn carb phức hợp thay cho carb tinh chế để làm chậm quá trình tiêu hóa, nhờ đó ngăn ngừa tăng đường huyết.
Carb tinh chế là nguồn thực phẩm đã được chế biến sẵn và đóng gói, bị loại bỏ các chất dinh dưỡng như chất xơ, folate và sắt gồm bánh mì trắng, bánh quy, mì gạo, mì ống, gạo trắng... Carb phức hợp là loại tinh bột chứa nhiều chất dinh dưỡng và chất xơ hơn carb đơn giản, được tiêu hóa chậm hơn tạo cảm giác no lâu hơn. Ví dụ carb phức hợp là gạo lức, yến mạch, trái cây, rau...
Hiệp hội Tim Mạch Mỹ khuyến nghị, mọi người không tiêu thụ quá 6-10% lượng calo từ đường bổ sung. Cụ thể, không quá 6 thìa cà phê hoặc 25 g đường bổ sung cho phụ nữ, không quá 9 thìa cà phê hoặc 37,5 g cho nam giới trưởng thành.
[size=undefined]
[url=https://vnexpress.net/trai-cay-mon-an-vat-co-loi-cho-nguoi-tieu-duong-dip-tet-4560926.html][/url]
[/size]
Be Vegan, make peace.
Posts: 7,682
Threads: 407
Likes Received: 1,101 in 870 posts
Likes Given: 237
Joined: Dec 2017
Reputation:
94
Thứ tư, 22/3/2023, 09:52 (GMT+7)
4 thực phẩm nên ăn vào bữa tối giúp hạ đường huyết
Mỳ nưa, cần tây, mỳ kiều mạch và mộc nhĩ là 4 thực phẩm được khuyến khích sử dụng cho bữa tối của người có lượng đường trong máu cao.
Trong cuộc sống hiện đại, ngày càng có nhiều người mắc bệnh tiểu đường và điều này liên quan mật thiết đến chế độ ăn uống hàng ngày. Khi lượng đường huyết trong cơ thể cao, việc không kiểm soát chế độ ăn uống sẽ dễ dẫn đến các biến chứng của bệnh tiểu đường, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe tổng thể. Trong khi có một số người cần sử dụng thuốc để kiểm soát lượng đường huyết, việc thay đổi chế độ ăn lành mạnh có thể góp phần hỗ trợ điều trị bệnh. Dưới đây là 4 loại thực phẩm bạn có thể sử dụng cho bữa tối để giảm lượng đường trong máu.
1. Mỳ Konjac
Mỳ konjac có màu trắng trong, rât ít calorie.
[size=undefined]
Mỳ konjac (còn gọi là mỳ nưa) được chiết xuất từ khoai nưa, chứa 97% nước, 3% còn lại là xơ glucomannan. Loại mỳ này giàu xơ, không có chất béo, rất ít calorie, thường được nhiều người lựa chọn để giảm cân.
Đối với bệnh nhân tiểu đường, ăn mỳ konjac vào buổi tối đúng cách có thể làm giảm hàm lượng đường huyết trong cơ thể một cách hiệu quả. Món ăn này cũng có thể thúc đẩy quá trình tiết insulin của cơ thể, đẩy nhanh quá trình tiêu thụ đường.
2. Cần tây
[/size]
Ăn cần tây vào bữa tối giúp bổ sung chất xơ, hạ đường huyết.
[size=undefined]
Bệnh nhân tiểu đường nên ăn nhiều rau hơn vào buổi tối, và cần tây là lựa chọn tốt. Một số thành phần trong cần tây có thể giảm nguy cơ mắc bệnh đường huyết sớm, có lợi cho việc hạ huyết áp, áp lực và lượng đường trong máu. Ngoài ra, cần tây cũng thúc đẩy hiệu quả quá trình tiêu hóa và hấp thu cũng như sự vận động của dạ dày. Ăn cần tây vào buổi tối còn có thể nhanh chóng bài tiết chất độc trong cơ thể ra ngoài.
3. Mỳ kiều mạch (soba)
[/size]
Mỳ soba rất tốt cho người già và người bị tăng đường huyết.
[size=undefined]
Kiều mạch là một loại ngũ cốc thô chứa nhiều chất dinh dưỡng, trong đó nhiều nhất là các nguyên tố vi lượng và khoáng chất. Những chất này đặc biệt có lợi cho người mắc bệnh tiểu đường. Sử dụng mỳ kiều mạch như một loại thực phẩm chính có tác dụng tốt với lượng đường trong máu, đồng thời làm giảm hàm lượng chất béo trung tính của cơ thể một cách hiệu quả.
4. Mộc nhĩ
[/size]
Chất polysaccharid trong mộc nhĩ tốt cho người tiểu đường.
[size=undefined]
Mộc nhĩ rất giàu chất keo, được hấp thụ trên thành mạch máu, từ đó có thể thúc đẩy tuần hoàn máu trong cơ thể một cách hiệu quả và thải chất độc, cặn bã kịp thời. Ngoài tác dụng nuôi dưỡng các cơ quan khác nhau trong cơ thể, mộc nhĩ còn thúc đẩy bài tiết insulin - loại hormone từ các tế bào đảo tụy do tuyến tụy tiết ra, có tác dụng chuyển hóa các chất carbohydrate trong cơ thể. Chất polysaccharid trong mộc nhĩ có tác dụng nhất định trong việc điều chỉnh huyết áp và lượng đường trong máu.[/size]
Hướng Dương (Theo Sohu)
https://ngoisao.vnexpress.net/4-thuc-pha...83915.html
Ý
Be Vegan, make peace.
Posts: 7,682
Threads: 407
Likes Received: 1,101 in 870 posts
Likes Given: 237
Joined: Dec 2017
Reputation:
94
Thứ năm, 23/3/2023, 10:38 (GMT+7)
Cách hạ đường huyết tức thì
Uống nhiều nước, đi bộ hoặc chạy bộ tại chỗ, giảm tinh bột, ăn đồ nhiều chất xơ... là những cách bạn có thể thực hiện để giảm lượng đường trong máu cao một cách nhanh chóng.
Lượng đường hoặc glucose trong máu được gọi là đường huyết. Nếu chỉ số đường huyết của bạn cao hơn 126 mg/dl (7 mmol/l) trước khi ăn hoặc hơn 200 mg/dl sau ăn hai tiếng được gọi là lượng đường trong máu cao hoặc tăng đường huyết.
Nếu không được điều trị tức thì hoặc đúng cách, lượng đường trong máu cao có thể gây tích tụ glucose, làm tăng nguy cơ tiểu đường, đột quỵ và bệnh tim mạch.
Bạn sẽ nhận ra mình đang bị tăng đường huyết với các triệu chứng như đi tiểu thường xuyên, mệt mỏi, tăng cảm giác đói/khát, nhức đầu, khó tập trung, mờ mắt. Phạm vi của lượng đường trong máu cao khác nhau đối với mỗi người, phụ thuộc vào độ tuổi, thời gian mắc bệnh tiểu đường và các vấn đề sức khỏe khác có xuất hiện hay không. Do đó, việc giữ lượng đường huyết trong phạm vi hợp lý rất quan trọng.
Dưới đây là một số cách đơn giản để giảm lượng đường trong máu của bạn. Tuy nhiên, trước tiên hãy đảm bảo bạn đã dùng insulin (loại hormone từ các tế bào đảo tụy ở tuyến tụy tiết ra, có tác dụng chuyển hóa các chất carbohydrate trong cơ thể) hoặc các loại thuốc trị tiểu đường khác. Nếu bạn bỏ lỡ một liều, lượng đường trong máu của bạn có thể giảm đột ngột.
1. Uống nhiều nước
Để ý đến lượng nước trong cơ thể là điều đầu tiên và quan trọng nhất cần làm khi bạn đột nhiên bị tăng đường huyết. Khi đường huyết cao, đường trong máu sẽ bị cô đặc hơn nếu thiếu nước. Do cơ thể sẽ giải phóng năng lượng dư thừa qua nước tiểu, thay vì uống nước ép hay đồ uống có ga, hãy uống thật nhiều nước để pha loãng lượng đường trong máu.
Uống nước giúp làm loãng đường trong máu và bài tiết ra ngoài cơ thể qua đường tiết niệu.
[size=undefined]
2. Đi bộ hoặc chạy bộ tại chỗ
Nếu gặp bất kỳ triệu chứng nào của hiện tượng tăng đường huyết, một bài tập đơn giản được khuyến khích là đi bộ ngắn hoặc chạy bộ nhẹ tại chỗ. Bất kỳ bài tập aerobic nào cũng giúp bạn cân bằng lượng đường trong máu. Ví dụ, đi bộ trong 20 phút có thể làm giảm đường huyết.
3. Ăn các thực phẩm giàu chất xơ
Một số loại thực phẩm có thể giúp điều chỉnh lượng đường trong máu suốt cả ngày. Ví dụ, thực phẩm giàu chất xơ mất nhiều thời gian hơn để phân hủy, giúp duy trì lượng đường trong máu đồng đều. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng các loại thực phẩm giàu chất xơ như rau bina, ngũ cốc (bột yến mạch, lúa mạch...) và bơ thậm chí có thể giúp giảm nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường loại 2.
4. Giảm các loại tinh bột tinh chế
Một trong những nguyên nhân chính gây ra lượng đường trong máu cao là ăn quá nhiều tinh bột (carb) tinh chế. Những carb này đã được xử lý và loại bỏ nhiều chất xơ. Cơ thể bạn sẽ nhanh chóng xử lý và hấp thụ các loại carb này, biến chúng thành đường. Để ngăn ngừa lượng đường trong máu tăng đột biến, bạn nên tránh ăn bánh mì, mì ống, gạo và các thực phẩm giàu carb khác. Thay vào đó, hãy ăn các loại rau ít carb, chất béo lành mạnh và protein nạc.
5. Tăng mức điện giải
Nếu lượng đường trong máu của bạn tăng đột ngột, bạn sẽ đi tiểu nhiều hơn bình thường. Điều này có nghĩa là bạn đang mất nước và mức độ chất điện giải của bạn, bao gồm magiê, kali và phốt phát (phosphate), sẽ cực kỳ thấp.
Chất điện giải cần thiết để duy trì đầy đủ các chức năng của cơ thể, vì vậy việc bổ sung nhanh chóng là điều cần thiết. Chuối, khoai lang và các loại hạt có thể giúp bạn giữ cân bằng độ điện giải trong cơ thể.
6. Thư giãn bằng cách thiền
Căng thẳng là một lý do khác khiến lượng đường trong máu của bạn tăng đột ngột. Do đó, thiền hoặc yoga sẽ khiến lượng đường trong máu giảm đáng kể. Hít thở trong buổi tập yoga giúp giảm lo âu, giải tỏa tâm trí và thư giãn cơ thể hiệu quả.
[/size]
Thiền giúp cơ thể đỡ căng thẳng, giảm lượng đường trong máu.
[size=undefined]
7. Tiêm insulin tác dụng nhanh
Insulin tác dụng nhanh được dùng để kiểm soát lượng đường trong máu tăng đột biến có thể xảy ra một cách tự nhiên sau khi ăn. Loại insulin này được hấp thụ nhanh chóng và bắt đầu hoạt động trong vòng 15 phút sau khi tiêm. Thông thường, insulin tác dụng nhanh trong bữa ăn được kê cho những người mắc bệnh tiểu đường loại 1 hoặc loại 2.
Mẹo tránh tăng đường huyết
- Tránh ngồi hoặc nằm ngay sau bữa ăn, vì thói quen thụ động này làm tăng lượng đường trong máu.
- Không bỏ bữa sáng - bữa ăn đầu tiên và quan trọng nhất trong ngày, vì nó có khả năng ảnh hưởng đến lượng đường trong máu.
- Thiết lập chế độ ngủ chất lượng tốt là rất quan trọng để tránh bất kỳ sự mất cân bằng nào về đường huyết.
- Tập thể dục thường xuyên sẽ điều chỉnh lượng đường trong máu, đốt cháy lượng dư thừa ngay lập tức.
- Ăn các bữa ăn lành mạnh và đồ ăn nhẹ bổ dưỡng giúp ngăn ngừa lượng đường tăng đột biến.
- Ăn các loại thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp như rau lá xanh, cà rốt sống, đậu xanh và đậu lăng.
- Theo dõi khẩu phần của bạn để đảm bảo bạn không ăn quá nhiều và ảnh hưởng đến chức năng insulin.
Kết luận
Phòng ngừa là chìa khóa để giữ lượng đường trong máu ở mức bình thường. Tuy nhiên, nếu nắm được cách hạ thấp đường huyết cao trong trường hợp khẩn cấp sẽ giúp bạn ngăn ngừa các biến chứng. Hãy tham khảo ý kiến chuyên gia chăm sóc sức khỏe trước khi dùng bất kỳ loại insulin tác dụng nhanh nào.
Ngoài ra, tuân thủ chế độ ăn uống cân bằng, kiểm soát hoạt động thể chất và có một giấc ngủ chất lượng là những yếu tố chính giúp giảm lượng đường trong máu một cách tự nhiên cũng như giữ nó ổn định.[/size]
Hướng Dương (Theo Healt
Be Vegan, make peace.
Posts: 7,682
Threads: 407
Likes Received: 1,101 in 870 posts
Likes Given: 237
Joined: Dec 2017
Reputation:
94
Loại rau không chăm cũng lớn giúp ngừa K, tốt cho máu và tiểu đường mà giá rẻ bèo
Chủ nhật, 20:20, 02/04/2023
( PHUNUTODAY ) - Rau dền cơm có nhiều thành phần dinh dưỡng giúp ngừa nhiều bệnh như thiếu máu, tiểu đường, thậm chí là ung thư.
Rau dền cơm có màu xanh trắng, hoa tụ lại trên ngọn như những núm cơm nhỏ. Loại rau này vẫn được nhiều người trồng để làm rau ăn nhưng có nhiều người cứ thấy cây mọc trong vườn là nhổ bỏ.
Các bác sĩ ở Bệnh viện Nguyễn Tri Phương (TPHCM) cho biết dền cơm là một loại rau được sử dụng phổ biến trong các bữa ăn của gia đình Việt. Rau có thể dùng để luộc, nấu canh hoặc chế biến thành nhiều món khác nhau. Bên cạnh đó, rau dền cơm còn là dược liệu có nhiều tác dụng trị bệnh quý.
Rau dền cơm chỉ cần hạt rơi xuống đất là sẽ mọc lên cây. Ngay cả khi hạt bị chôn vùi thì một thời gian sau cũng sẽ nảy mầm. Rễ cây rau dền khỏe, ăn sâu và bám chắc vào lòng đất để hút chất dinh dưỡng cũng như nước duy trì sự sống cho cây. Vì cây mọc dễ, mọc nhiều nên chúng thường bị nhổ bỏ để nhường đất trồng cây rau khác.
[img=572x263]data:image/svg+xml;charset=utf-8,%3Csvg xmlns='http%3A//www.w3.org/2000/svg' xmlns%3Axlink='http%3A//www.w3.org/1999/xlink' viewBox='0 0 9 6'%3E%3Cfilter id='b' color-interpolation-filters='sRGB'%3E%3CfeGaussianBlur stdDeviation='.5'%3E%3C/feGaussianBlur%3E%3CfeComponentTransfer%3E%3CfeFuncA type='discrete' tableValues='1 1'%3E%3C/feFuncA%3E%3C/feComponentTransfer%3E%3C/filter%3E%3Cimage filter='url(%23b)' x='0' y='0' height='100%25' width='100%25' xlink%3Ahref='data%3Aimage/jpeg;base64,/9j/4AAQSkZJRgABAQAAAQABAAD/2wBDABALDA4MChAODQ4SERATGCgaGBYWGDEjJR0oOjM9PDkzODdASFxOQERXRTc4UG1RV19iZ2hnPk1xeXBkeFxlZ2P/2wBDARESEhgVGC8aGi9jQjhCY2NjY2NjY2NjY2NjY2NjY2NjY2NjY2NjY2NjY2NjY2NjY2NjY2NjY2NjY2NjY2NjY2P/wAARCAAGAAkDASIAAhEBAxEB/8QAFgABAQEAAAAAAAAAAAAAAAAAAAME/8QAHBAAAgICAwAAAAAAAAAAAAAAAAECAwQVMVKR/8QAFAEBAAAAAAAAAAAAAAAAAAAABP/EABURAQEAAAAAAAAAAAAAAAAAAAAB/9oADAMBAAIRAxEAPwDPVmKWO7HBcpENnDo/EAGg8f/Z'%3E%3C/image%3E%3C/svg%3E[/img]
Nhiều nước dùng rau dền cơm làu rau ăn và thuốc trị bệnh
Y học cổ truyền cho biết rau dền cơm có vị ngọt, tính hàn nên có tác dụng giải nhiệt, mát gan, nhuận tràng, thông tiểu, lợi khí, trừ thấp, khai khiếu. Tùy vào từng bộ phận mà mục đích trị bệnh khác nhau. Chẳng hạn thân cây dùng làm thuốc trị bỏng nhẹ, làm tiêu mụn nhọt, lợi sữa. Lá cây kích thích tiêu hóa, điều trị táo bón, long đàm, giảm ho, viêm họng và một số vấn đề về đường hô hấp. Hạt làm thuốc đắp trị gãy xương, băng bó chấn thương.
Dựa trên y học hiện đại, rau dền cơm chứa các loại vitamin, axit amin, tinh bột, đạm thực vật, nước, chất béo, chất xơ, sắt, magie, phốt pho, mangan, kali, canxi và niacin,… Trong 100g rau dền có khoảng 86-92g nước, 3,2-3,4g chất đạm (protid), 6,2-6,3g chất đường (gluxit), 1,6-2,4g xenluloza (chất xơ), 241-288mg canxi, 27-63mg vitamin C, 2800-5300mcg carotene. Ngoài ra còn một số vitamin khác như B1, B2, PP,…
Với những giá trị như vậy, người Trung Quốc dùng rau dền cơm làm ẩm thực khoảng 400 năm qua. Ở một số nước châu Âu, châu Phi, châu Mĩ, rau dền cơm cũng được dùng làm rau ăn và làm thuốc. Ở Ấn Độ, Philippines, rau dền cơm được dùng điều trị tiểu đường, thiếu máu.
Theo viện dinh dưỡng quốc gia, so với nhiều loại rau ăn thì tỉ lệ chất đạm trong rau dền cơm tương đối cao. Nó gần như đầy đủ các axit amin cần thiết như lysin, phenylalanine, valin, loxin, acginin,…
Hàm lượng caroten trong rau dền khá cao, khi ăn vào cơ thể sẽ chuyển thành vitamin A giúp trẻ phát triển tốt, tăng sức đề kháng của cơ thể và giữ cho đôi mắt khỏe mạnh. Tuy nhiên, hàm lượng canxi trong rau dền cơm cao nhưng chúng ở dạng khó hấp thu nên lượng canxi được cơ thể hấp thu từ rau dều không lớn.
[color=rgba(12, 12, 12, 0.52)]Advertisement
Lượng xenluloza (chất xơ) trong rau dền khá tốt, cấu trúc mịn màng nên dễ dàng chuyển sang các dạng hòa tan ở trong ruột, giúp kích thích mạnh làm tăng nhu động ruột chống táo bón, kích thích bài tiết dịch ruột. Đồng thời giúp quá trình tiêu hóa tốt và ăn ngon miệng. Ngoài ra, xenluloza trong rau dền còn có khả năng bài xuất cholesterol và chất độc hại.
Hơn nữa, rau dền cơm còn chứa một loại axit amin gọi là lysine và các khoáng chất như kali, phốt pho, magie, sắt, vitamin C, vitamin E giúp ngăn ngừa các gốc tự do gây lão hóa và dẫn đến sự hình thành các tế bào ung thư.
[img=572x240]data:image/svg+xml;charset=utf-8,%3Csvg xmlns='http%3A//www.w3.org/2000/svg' xmlns%3Axlink='http%3A//www.w3.org/1999/xlink' viewBox='0 0 9 6'%3E%3Cfilter id='b' color-interpolation-filters='sRGB'%3E%3CfeGaussianBlur stdDeviation='.5'%3E%3C/feGaussianBlur%3E%3CfeComponentTransfer%3E%3CfeFuncA type='discrete' tableValues='1 1'%3E%3C/feFuncA%3E%3C/feComponentTransfer%3E%3C/filter%3E%3Cimage filter='url(%23b)' x='0' y='0' height='100%25' width='100%25' xlink%3Ahref='data%3Aimage/jpeg;base64,/9j/4AAQSkZJRgABAQAAAQABAAD/2wBDABALDA4MChAODQ4SERATGCgaGBYWGDEjJR0oOjM9PDkzODdASFxOQERXRTc4UG1RV19iZ2hnPk1xeXBkeFxlZ2P/2wBDARESEhgVGC8aGi9jQjhCY2NjY2NjY2NjY2NjY2NjY2NjY2NjY2NjY2NjY2NjY2NjY2NjY2NjY2NjY2NjY2NjY2P/wAARCAAGAAkDASIAAhEBAxEB/8QAFgABAQEAAAAAAAAAAAAAAAAAAAMF/8QAIRAAAQMBCQAAAAAAAAAAAAAAAwABAhESExQiQVJhkrH/xAAUAQEAAAAAAAAAAAAAAAAAAAAD/8QAFREBAQAAAAAAAAAAAAAAAAAAABH/2gAMAwEAAhEDEQA/AM5jgeUS3csjWa6+8qeIFtJ2REII/9k='%3E%3C/image%3E%3C/svg%3E[/img]
Những điều cần lưu ý khi ăn rau dền cơm
- Người bị dị ứng với rau dền cơm không nên dùng. Các bác sĩ cho biết, hiếm khi rau dền gây dị ứng nhưng trước đó nếu bạn từng bị nổi mẩn, ngứa ngáy, khó chịu sau khi ăn rau dền thì không nên dùng nó làm thuốc chữa bệnh.
- Phụ nữ mang thai, người bị tiêu chảy không được khuyến khích dùng rau dền.
- Thành phần acid oxalic trong rau dền có thể gây cản trở khả năng hấp thu canxi và kẽm trong cơ thể và làm tăng nguy cơ mắc bệnh sỏi oxalat. Vậy nên bệnh nhân bị gout, sỏi thận, viêm khớp dạng thấp nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
- Rau dền cơm không nên nấu chung cùng thịt ba ba vì có thể gây ngộ độc. Đồng thời cũng nên tránh ăn chúng cùng thời điểm[/color]
Be Vegan, make peace.
Posts: 7,682
Threads: 407
Likes Received: 1,101 in 870 posts
Likes Given: 237
Joined: Dec 2017
Reputation:
94
Bất ngờ với 6 lợi ích từ quả hồng giòn đối với sức khỏe, không nên bỏ qua
07:25, Thứ hai 03/04/2023
( PHUNUTODAY ) - Hồng giòn là một trong những loại quả ngon ngọt đặc trưng của mùa thu. Với màu cam vàng bắt mắt, hương vị thơm ngọt tự nhiên cùng giá trị dinh dưỡng cao, hồng giòn đã trở thành một trong những loại trái cây được rất nhiều người yêu thích.
1. Tăng cường hệ thống miễn dịch
Pause
Unmute
Loaded: 13.89%
Close Player
Theo nghiên cứu, hồng giòn là một trong những loại quả rất giàu axit ascorbic có khả năng giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, đồng thời có thể cung cấp đầy đủ lượng vitamin C thiết yếu trong một ngày. Ngoài ra, có không ít các nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng, axit ascorbic có thể cải thiện hệ miễn dịch bằng cách tăng sản xuất những tế bào bạch cầu. Những tế bào này là tuyến bảo vệ chính cho cơ thể chống lại nhiễm trùng do vi rút, vi sinh vật, nấm và những chất độc khác gây nên.
2. Giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch
Với thành phần chứa axit tannic và gallic cùng với những flavonoid và chất chống oxy hóa khác, việc ăn hồng còn có thể giúp giảm huyết áp cao, viêm nhiễm và cholesterol tăng cao. Không những vậy, quả hồng còn rất giàu chất chống oxy hóa carotenoid như beta-carotene - một loại sắc tố có trong trái cây và rau quả. Theo các chuyên gia, một chế độ ăn giàu beta-carotene sẽ có thể giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Ngoài ra, việc bổ sung thêm hồng vào bữa ăn hàng ngày có thể giúp giảm rối loạn tiêu hóa, trị táo bón, kháng viêm,… hiệu quả.
3. Cải thiện thị lực
Trong hồng có chứa rất nhiều vitamin A và những chất chống oxy hóa carotenoid khác như lutein và zeaxanthin có khả năng giúp tăng cường chức năng dây thần kinh thị giác và bảo vệ đôi mắt không bị đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng do tuổi tác. Đồng thời, việc ăn hồng thường xuyên còn có thể giúp làm giảm nguy cơ mắc một số bệnh về mắt như tăng nhãn áp, quáng gà và những bệnh AMD khác.
4. Nâng cao sức khỏe hệ tiêu hóa
Hồng được đánh giá là một trong những loại thực phẩm rất giàu chất xơ, từ đó đem lại lợi ích cho quá trình tiêu hóa thức ăn thêm dễ dàng và thuận lợi hơn. Ngoài ra, hồng giòn còn có khả năng chữa rối loạn tiêu hóa nhờ chất pectin có trong thịt loại quả này.
5. Giảm nguy cơ mắc ung thư
Theo nhiều nghiên cứu, hồng là một loại trái cây trong thành phần có chứa rất nhiều chất flavonoid và carotenoid như beta-carotene; beta-carotene có khả năng giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi và đại trực tràng. Chính vì vậy, bạn nên bổ sung loại trái cây này trong thực đơn hàng ngày để giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư.
6. Giải rượu và chống say hiệu quả
Chất tannin trong quả hồng chính là nguyên nhân khiến loại trái cây này có khả năng thúc đẩy tiêu hóa, từ đó giúp giải rượu hiệu quả. Không những vậy, chất vitamin C trong loại quả này còn có thể bảo vệ gan, giúp gan hoạt động tốt hơn. Khi uống rượu, bạn chỉ cần ăn 2 quả hồng là qua ngày hôm sau sẽ không gặp phải tình trạng bị đau đầu.
Những lưu ý cần nhớ khi ăn hồng giòn
- Không nên ăn hồng trong tình trạng bụng rỗng: Tannin và pectin có trong hồng khi kết hợp với axit có trong dạ dày sẽ tạo ra những viên sạn có trong dạ dày. Đây là một tình trạng rất nguy hiểm, thậm chí bạn có thể phải đi giải phẫu để lấy có thể hết những viên sạn này ra ngoài.
- Không nên ăn cả vỏ hồng, bởi trong vỏ có chứa nhiều chất tannin dễ hình thành sỏi trong dạ dày.
- Không ăn tráng miệng với hồng sau khi ăn hải sản hoặc thực phẩm có protein cao vì rất dễ dẫn đến tình trạng bị đau bụng.
- Người bị tiểu đường, không nên ăn trái hồng: Trong quả hồng chứa nồng độ đường cao, nếu bạn đang mắc tiểu đường mà ăn vào sẽ bị tăng lượng đường trong máu, không tốt
Be Vegan, make peace.
Posts: 7,682
Threads: 407
Likes Received: 1,101 in 870 posts
Likes Given: 237
Joined: Dec 2017
Reputation:
94
Bất ngờ với 6 lợi ích từ quả hồng giòn đối với sức khỏe, không nên bỏ qua
07:25, Thứ hai 03/04/2023
( PHUNUTODAY ) - Hồng giòn là một trong những loại quả ngon ngọt đặc trưng của mùa thu. Với màu cam vàng bắt mắt, hương vị thơm ngọt tự nhiên cùng giá trị dinh dưỡng cao, hồng giòn đã trở thành một trong những loại trái cây được rất nhiều người yêu thích.
1. Tăng cường hệ thống miễn dịch
Pause
Unmute
Loaded: 13.89%
Close Player
Theo nghiên cứu, hồng giòn là một trong những loại quả rất giàu axit ascorbic có khả năng giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, đồng thời có thể cung cấp đầy đủ lượng vitamin C thiết yếu trong một ngày. Ngoài ra, có không ít các nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng, axit ascorbic có thể cải thiện hệ miễn dịch bằng cách tăng sản xuất những tế bào bạch cầu. Những tế bào này là tuyến bảo vệ chính cho cơ thể chống lại nhiễm trùng do vi rút, vi sinh vật, nấm và những chất độc khác gây nên.
2. Giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch
Với thành phần chứa axit tannic và gallic cùng với những flavonoid và chất chống oxy hóa khác, việc ăn hồng còn có thể giúp giảm huyết áp cao, viêm nhiễm và cholesterol tăng cao. Không những vậy, quả hồng còn rất giàu chất chống oxy hóa carotenoid như beta-carotene - một loại sắc tố có trong trái cây và rau quả. Theo các chuyên gia, một chế độ ăn giàu beta-carotene sẽ có thể giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Ngoài ra, việc bổ sung thêm hồng vào bữa ăn hàng ngày có thể giúp giảm rối loạn tiêu hóa, trị táo bón, kháng viêm,… hiệu quả.
3. Cải thiện thị lực
Trong hồng có chứa rất nhiều vitamin A và những chất chống oxy hóa carotenoid khác như lutein và zeaxanthin có khả năng giúp tăng cường chức năng dây thần kinh thị giác và bảo vệ đôi mắt không bị đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng do tuổi tác. Đồng thời, việc ăn hồng thường xuyên còn có thể giúp làm giảm nguy cơ mắc một số bệnh về mắt như tăng nhãn áp, quáng gà và những bệnh AMD khác.
4. Nâng cao sức khỏe hệ tiêu hóa
Hồng được đánh giá là một trong những loại thực phẩm rất giàu chất xơ, từ đó đem lại lợi ích cho quá trình tiêu hóa thức ăn thêm dễ dàng và thuận lợi hơn. Ngoài ra, hồng giòn còn có khả năng chữa rối loạn tiêu hóa nhờ chất pectin có trong thịt loại quả này.
5. Giảm nguy cơ mắc ung thư
Theo nhiều nghiên cứu, hồng là một loại trái cây trong thành phần có chứa rất nhiều chất flavonoid và carotenoid như beta-carotene; beta-carotene có khả năng giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi và đại trực tràng. Chính vì vậy, bạn nên bổ sung loại trái cây này trong thực đơn hàng ngày để giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư.
6. Giải rượu và chống say hiệu quả
Chất tannin trong quả hồng chính là nguyên nhân khiến loại trái cây này có khả năng thúc đẩy tiêu hóa, từ đó giúp giải rượu hiệu quả. Không những vậy, chất vitamin C trong loại quả này còn có thể bảo vệ gan, giúp gan hoạt động tốt hơn. Khi uống rượu, bạn chỉ cần ăn 2 quả hồng là qua ngày hôm sau sẽ không gặp phải tình trạng bị đau đầu.
Những lưu ý cần nhớ khi ăn hồng giòn
- Không nên ăn hồng trong tình trạng bụng rỗng: Tannin và pectin có trong hồng khi kết hợp với axit có trong dạ dày sẽ tạo ra những viên sạn có trong dạ dày. Đây là một tình trạng rất nguy hiểm, thậm chí bạn có thể phải đi giải phẫu để lấy có thể hết những viên sạn này ra ngoài.
- Không nên ăn cả vỏ hồng, bởi trong vỏ có chứa nhiều chất tannin dễ hình thành sỏi trong dạ dày.
- Không ăn tráng miệng với hồng sau khi ăn hải sản hoặc thực phẩm có protein cao vì rất dễ dẫn đến tình trạng bị đau bụng.
- Người bị tiểu đường, không nên ăn trái hồng: Trong quả hồng chứa nồng độ đường cao, nếu bạn đang mắc tiểu đường mà ăn vào sẽ bị tăng lượng đường trong máu, không tốt
Be Vegan, make peace.
Posts: 7,682
Threads: 407
Likes Received: 1,101 in 870 posts
Likes Given: 237
Joined: Dec 2017
Reputation:
94
[url=https://ngoisao.vnexpress.net/nhung-loai-qua-tot-cho-nguoi-tieu-duong-4589709.html#box_comment][/url]
Thứ tư, 5/4/2023, 14:05 (GMT+7)
Những loại quả tốt cho người tiểu đường
Cherry, đào hay cam, kiwi là những lựa chọn phù hợp giúp người bệnh tiểu đường bổ sung dinh dưỡng và kiểm soát chỉ số đường huyết.
1. Các loại quả mọng
Các loại quả mọng có nhiều vitamin C, chất xơ.
[size=undefined]
Theo Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA), các loại quả mọng như việt quất, dâu tây, mâm xôi... là siêu thực phẩm dành cho bệnh tiểu đường, do chúng chứa nhiều chất chống oxy hóa và chất xơ. Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), một cốc quả việt quất tươi có 84 calo và 21 gam carbohydrate. Bạn có thể xếp xen kẽ các lớp quả mọng với sữa chua không béo để tạo nên món tráng miệng hoặc bữa sáng tuyệt vời cho bệnh tiểu đường.
2. Anh đào chua (cherry)
[/size]
Anh đào tươi tốt cho nhiều căn bệnh, trong đó có tiểu đường.
[size=undefined]
Một cốc anh đào chua chứa 52 calo và 12,6 g carbs, theo USDA. Nhờ chất chống oxy hóa, anh đào đặc biệt tốt trong việc chống viêm, ngăn ngừa các bệnh tim mạch, ung thư và nhiều bệnh khác. Anh đào chua có thể được mua tươi, đóng hộp, đông lạnh hoặc sấy khô. Tuy nhiên, nên lưu ý nhiều loại trái cây đóng hộp chứa thêm đường, có thể làm tăng lượng đường trong máu. Theo ADA, anh đào sấy khô không thêm đường là lựa chọn tốt cho sức khỏe, nhưng không nên ăn đến khi no do chúng chứa nhiều calo và carb hơn anh đào tươi.
3. Đào
[/size]
Đào giàu vitamin C, ít calo, tốt cho người tiểu đường.
[size=undefined]
Theo USDA, một quả đào cỡ trung bình chứa 59 calo, 14 g carbohydrate và khoảng 10 miligam (mg) vitamin C, 295 mcg kali, khiến nó trở thành nguồn cung cấp dồi dào chất dinh dưỡng.
Mayo Clinic cho hay vitamin C có tác dụng giúp cơ thể hình thành các mạch máu và sụn để hỗ trợ quá trình chữa bệnh. Mặt khác, kali hoạt động như một chất điện giải để bình thường hóa mức chất lỏng trong tế bào.
Có thể ăn đào tươi hoặc cho chúng vào một cốc trà không đường. Nếu muốn có một món ăn nhẹ thân thiện với bệnh tiểu đường, hãy xay đào với bơ, sữa ít béo, đá bào và một chút quế hoặc gừng.
4. Quả mơ
[/size]
Người tiểu đường có thể dùng quả mơ cho món salad.
[size=undefined]
Quả mơ là một loại thực phẩm ngọt ngào trong mùa hè và là chất bổ sung tuyệt vời cho bữa ăn của người tiểu đường. Một quả mơ chỉ có 17 calo và 4 g carbohydrate, theo USDA. Bốn quả mơ tươi cung cấp 134 microgam (mcg) vitamin A cho nhu cầu hàng ngày của cơ thể. Theo Viện Y tế Quốc gia (NIH), vitamin A rất quan trọng với thị lực và hệ thống miễn dịch.
Quả mơ cũng là nguồn chất xơ tốt; 4 quả mơ chứa 3 g chất xơ. Bạn có thể trộn vài quả mơ tươi thái hạt lựu với ngũ cốc, hoặc cho một ít vào món salad để có bữa ăn ngon miệng, lành mạnh.
5. Quả táo
[/size]
Táo chứa nhiều calo nhưng chỉ số đường huyết thấp, tốt cho người bị tiểu đường.
[size=undefined]
Ăn một quả táo mỗi ngày có thể giúp bạn tránh xa bệnh tật. Theo USDA, một quả táo cỡ trung bình cung cấp 95 calo và 25 g carb. Nếu đang cố gắng duy trì dưới 15 g carbohydrate mỗi khẩu phần ăn, hãy ăn nửa quả.
Ngoài ra, mỗi quả táo cỡ trung bình chứa 4 g chất xơ và khoảng 8,37 mg vitamin C. Chỉ số đường huyết của táo thấp, rất tốt cho người đang bị tăng đường huyết hoặc bệnh nhân tiểu đường.
6. Quả cam
[/size]
Các loại quả nhiều múi như cam, bưởi giàu vitamin C, ít calo.
[size=undefined]
Một quả cam cỡ vừa cung cấp khoảng 63 mg vitamin C, 16 g carbohydrate và 65 calo. Ngoài ra, một quả cam có 24 mcg folate giúp hình thành các tế bào hồng cầu và 238 mcg kali để ổn định huyết áp, theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ. Ngoài cam, các loại trái cây nhiều múi như bưởi và quýt cũng là những lựa chọn tuyệt vời cho người mắc bệnh tiểu đường.
7. Quả lê
[/size]
Người tiểu đường có thể bổ sung thêm chất xơ bằng cách ăn lê tươi hoặc cho vào salad.
[size=undefined]
Theo USDA, một quả lê cỡ trung bình có gần 5,5 g chất xơ là lựa chọn khôn ngoan trong chế độ ăn của người tiểu đường. Hãy bảo quản lê ở nhiệt độ phòng cho đến khi chúng chín và hoàn hảo để ăn trước khi cất chúng vào tủ lạnh. Ngoài ra, có thể thử cắt nhỏ một quả lê và cho vào món salad rau chân vịt để tăng hương vị.
8. Kiwi
[/size]
Kiwi giàu vitamin C, ít calo, tốt cho bệnh nhân tiểu đường.
[size=undefined]
Theo USDA, một quả kiwi ngon, giàu năng lượng là nguồn cung cấp vitamin C tuyệt vời, kali và chất xơ để khởi động ngày mới. Một quả kiwi cũng có khoảng 48 calo và 11 g carbohydrate, vì vậy đây là một lựa chọn bổ sung thông minh cho chế độ ăn uống của bệnh nhân tiểu đường. Kiwi có quanh năm và giữ được giá trị dinh dưỡng trong từ 5 đến 7 ngày khi bảo quản lạnh.[/size]
Hướng Dương (Theo Everyday Health
Be Vegan, make peace.
Posts: 7,682
Threads: 407
Likes Received: 1,101 in 870 posts
Likes Given: 237
Joined: Dec 2017
Reputation:
94
Thứ hai, 3/4/2023, 10:30 (GMT+7)
Ba món ăn, năm món tránh cho người bệnh tiểu đường
Người bệnh tiểu đường nên ăn hành tây, konjac để giảm lượng đường trong máu; cần tránh dưa chua, thịt mỡ.
Ba thực phẩm nên ăn
1. Hành tây
Ảnh: Pinterest
[size=undefined]
Hành tây có tác dụng hạ đường huyết rất tốt. Loại củ này ít calo, chất béo, giàu cellulose và nước, giúp giảm sưng, lợi tiểu, giải độc, thúc đẩy nhu động ruột. Ngoài ra, hành tây có thể kích thích quá trình bài tiết insulin trong cơ thể, từ đó đạt được hiệu quả hạ đường huyết, tốt cho người bệnh tiểu đường.
2. Rong biển
Rong biển rất giàu polysacarit, có thể thúc đẩy nhu động đường tiêu hóa, gián tiếp bổ sung carotene, protein và vitamin K cơ thể thiếu. Khi vitamin K có thể chống lại sự kết tập tiểu cầu (tiểu cầu trong máu kết dính với nhau) và ngăn ngừa huyết khối. Bên cạnh đó, nó giảm nguy cơ của bệnh tiểu đường.
3. Konjac (Khoai nưa)
Konjac là loại thực phẩm giàu chất xơ, polysaccharide, ít chất béo và calo. Konjac giúp hạ đường huyết tốt. Ngoài ra, trọng lượng phân tử và độ nhớt cao của konjac giúp giảm lượng đường trong máu sau bữa ăn.
5 món cần tránh
1. Dưa chua
[/size]
Ảnh: Pinterest
[size=undefined]
Đại đa số bệnh nhân tiểu đường có huyết áp cao nên cần hạn chế lượng muối ăn vào. Dưa chua vốn có nhiều muối, nếu ăn nó trong thời gian dài sẽ dễ làm tăng huyết áp, kích thích hấp thụ calo. Vì vậy, dưa chua không có lợi cho việc kiểm soát đường huyết ổn định.
2. Thịt mỡ
Thịt mỡ chứa hàm lượng chất béo cao, gây tăng lipid máu, khiến chỉ số huyết áp, đường huyết dao động thất thường.
3. Mè
Mè là một loại thực phẩm giàu protein, đồng thời chứa hàm lượng canxi cao, phòng ngừa hiệu quả bệnh loãng xương. Mặt khác, mè còn có thể làm giảm hiệu quả quá trình tổng hợp chất đạm ở gan và cơ, không có lợi cho việc kiểm soát lượng đường trong máu.
4. Sầu riêng
Sầu riêng ngọt, lượng đường cao nên bệnh nhân tiểu đường không thích hợp ăn loại quả này.
5. Lạc, hạt dưa
Lạc rất giàu lipid, trong đó phần lớn là axit béo bão hòa, nhưng ăn quá nhiều vẫn làm tăng nguy cơ béo phì, dễ gây rối loạn trao đổi chất, tăng thêm lượng đường trong máu. Nếu bạn vẫn muốn ăn lạc, chỉ nên ăn tối đa 10 hạt mỗi ngày.
Ngoài ra, hạt dưa cũng có lượng dầu tương đối cao, dễ làm tăng nguy cơ béo phì lẫn lượng mỡ, đường trong máu.[/size]
Hằng Trần (
https://ngoisao.vnexpress.net/nhung-thoi-quen-gay-benh-tuyen-giap-4591485.html
.
Be Vegan, make peace.
|