Posts: 6,302
Threads: 98
Likes Received: 3,258 in 1,663 posts
Likes Given: 2,089
Joined: Jun 2020
Reputation:
171
R.I.P nhạc sĩ Cố Gia Huy (Joseph Koo Kar Fai 25/02/1931 - 03/01/2023)
Nhạc sĩ Cố Gia Huy ( Joseph Koo Kar Fai ) sinh ngày 01/01/1933 tại Quảng Châu, Trung Quốc là một trong những nhà soạn nhạc có uy tín nhất ở Hồng Kông.
Bắt đầu sáng tác vào năm 1962, Cho đến nay Cố Gia Huy đã sáng tác hơn 1200 nhạc phẩm trong sự nghiệp của mình, tên tuổi ông gắn liến với các phim truyền hình của TVB, Gia Hòa (Golden Harvest), Thiệu Thị (Brothers Shaw) trong suốt từ thập niên 60 đến 80.
Sau khi Hong Kong trả về cho Trung Quốc năm 1997, ông di cư và sống tại tại Vancouver, Canada
Những nhạc phim truyền hình của TVB nổi tiếng do Cố Gia Huy sáng tác trong thập niên 80 như: Bến Thượng Hải, Anh hùng xạ điêu, Lộc Đỉnh Ký, Dương Gia Tướng, Lục Mạch Thần Kiếm, Lục Tiểu Phụng ...v..v...
Đi cùng với sự thành công của bộ phim là bài hát chủ đề "Bến Thượng Hải" nổi tiếng, nhạc của Cố Gia Huy Joseph Koo, lời của Hoàng Triêm (James Wong). Nguyên thủy bài hát do Diệp Lệ Nghi (Frances Yip) trình bày bằng tiếng Quảng Đông. Bài hát cũng nằm trong top 10 bài hát được trao giải 1980 RTHK Gold songs. Phim Bến Thượng Hải 1996 phát hành sau đó 16 năm cũng sử dụng lại bài hát này và do Lưu Đức Hoa (Andy Lau) trình bày.
Bộ phim lần đầu tiên được phát sóng vào ngày 10/03/1980, và được phát lại hàng nghìn lần trên sóng của các đài truyền hình Hoa ngữ ơ khắp mọi nơi, chưa kể được phát hành dưới dạng băng, đĩa tại các quốc gia châu Á như Malaysia, Singapore, Việt Nam, Nhật Bản, Thái Lan… Đến nay gần 40 năm trôi qua, có nhiều phiên bản của Bến Thượng Hải được thực hiện, nhưng bộ phim của năm 80 vẫn luôn được khán giả nhớ đến với nhiều cái nhất.
Vì sao Bến Thượng Hải của năm 1980 lại có sức sống mãnh liệt đến thế, dù thời đó, bối cảnh, phục trang, đạo cụ… đều hết sức đơn giản, thiếu độ hoành tráng so với những tác phẩm đến sau?
Nội dung xuất sắc
Bến Thượng Hải không dựa theo một tiểu thuyết sẵn có nào, mà là do 6 biên kịch của đài truyền hình Hồng Kông – TVB cùng nhau xây dựng. Những nhà biên kịch này cho hay, khi xây dựng, họ chưa từng nghĩ tác phẩm này sẽ thành công đến thế.
Bộ phim lấy bối cảnh của thành phố Thượng Hải những năm 30 của thế kỷ 20, với tất cả những xung đột, mâu thuẫn của xã hội: sự phồn hoa, giàu có, những băng đảng xã hội đen một tay thống trị, đối lập với những tầng lớp dân nghèo cùng cực, những trí thức trẻ bị chà đạp.
Ở đó, có chàng sinh viên trẻ tuổi nhiều hoài bão Hứa Văn Cường (do Châu Nhuận Phát thể hiện), từng bị vào tù vì tham gia biểu tình chống chế độ thực dân. Hứa Văn Cường đến Thượng Hải để phát triển sự nghiệp, và với thời thế loạn lạc, anh thể hiện rõ mình là một anh hùng trẻ tuổi, tài năng, gan dạ, thông minh, đa mưu túc trí và không thiếu một chút tính láu lỉnh, ngạo nghễ.
Thượng Hải phồn hoa đưa đẩy anh trở thành trợ thủ đắc lực của Phùng Kính Nghiêu, một ông trùm tư bản bán nước cầu vinh đội dưới vỏ bọc của một doanh nhân giàu có. Hứa Văn Cường phát hiện ra điều này và những mâu thuẫn giữa Hứa – Phùng ngày càng sâu sắc. Tuy nhiên, anh lại đem lòng yêu thương Phùng Trình Trình (do Triệu Nhã Chi thể hiện), cô con gái tài sắc của Phùng Kính Nghiêu. Bên cạnh đó, người anh em kết nghĩa vào sinh ra tử của anh – Đinh Lực (Lữ Lương Vỹ) thể hiện, cũng đem lòng yêu Trình Trình, tạo thành mối tình tay 3 nhiều sóng gió.
Vì mâu thuẫn đỉnh điểm với Phùng Kính Nghiêu, Hứa Văn Cường không thể đến với tình yêu của mình. Anh đến Hong Kong xây dựng gia đình riêng, từ bỏ những hào quang một thời ở phía sau, rút khỏi giang hồ sóng gió, trong khi Trình Trình, vì tình nghĩa và mang ơn, tìm quên trong cuộc hôn nhân với Đinh Lực.
Tuy nhiên, Phùng Kính Nghiêu không buông tha Hứa Văn Cường và đã hại chết vợ con anh. Nung nấu ý chí trả thù, Hứa Văn Cường trở lại, kết hợp cùng Đinh Lực, giết chết Phùng Kính Nghiêu. Trình Trình không thể nào chấp nhận được chồng và người yêu mình giết chết cha, nên đã rời bỏ Thượng Hải.
Qua nhiều thăng trầm, biến động, hào quang, bóng tối, Hứa Văn Cường nhận ra điều quan trọng nhất với anh là Trình Trình. Anh quyết định rũ bỏ tất cả để sang Pháp tìm cô. Tuy nhiên, ngay trước khi ra đi, anh đã bị các băng đảng xã hội đen hại chết. Cảnh Hứa Văn Cường ngã xuống trên tuyết trắng, ánh mắt vẫn đầy hy vọng, luyến lưu và yêu thương dành cho người yêu nơi phương xa là hình ảnh khắc cốt ghi tâm mà mỗi khán giả xem qua đều không thể nào quên.
Bộ phim có tiết tấu nhanh, mạnh và ngắn gọn, chỉ trong vòng 25 tập (ngắn nhất trong các phiên bản truyền hình Bến Thượng Hải được thực hiện), nhưng những sóng gió, biến động của xã hội, chủ nghĩa anh hùng, những tư thù cá nhân, lòng yêu nước, sự phản bội, tình yêu, tình bạn, tình anh em… tất cả được lồng ghép trong Bến Thượng Hải, đưa tác phẩm này trở thành bộ phim tiêu biểu nhất trong các tác phẩm thể hiện một Thượng Hải phồn hoa và đen tối trong lịch sử của thành phố nổi tiếng này.
Không chỉ khắc họa hình ảnh xã hội, mối tình của Phùng Trình Trình cùng Hứa Văn Cường được khán giả ví von như Romeo và Juliet phương Đông. Hình tượng Hứa Văn Cường đa mưu túc trí, tài năng, si tình, đôi mắt đầy ngọt ngào và nụ cười hơi nhếch mép quyến rũ đã trở thành một tượng đài trong lòng khán giả, trở thành mẫu người hùng lý tưởng trong các chàng trai, và là bạch mã hoàng tử trong lòng các cô gái.
Nhạc phim “đỉnh cao”:
Nhắc đến Bến Thượng Hải phiên bản 1980, khán giả sẽ nhớ ngay tới phần nhạc phim của bộ phim này. Ca khúc Bến Thượng Hải do ca sĩ Diệp Lệ Nghi trình bày, được đánh giá là xuất sắc và hợp với bối cảnh, tình tiết của tác phẩm. Những ân oán tình thù của một Thượng Hải đầy biến cố được thể hiện một cách tinh tế qua từng giai điệu và ca từ của bài hát. Khán giả có thể không xem phim, nhưng âm hưởng của ca khúc chủ đề thì hầu hết các thế hệ khán giả từ 6X đến 9X đều cảm thấy quen thuộc. Bài hát này trở thành đại diện tiêu biểu cho sự thành công của một ca khúc nhạc phim, có thể đứng độc lập so với phim để chiếm một vị trí riêng trong lòng khán giả.
Đến nay, dù cách hát, thể loại nhạc, phối khí đã trở nên cũ kỹ so với làng nhạc hiện đại, nhưng Bến Thượng Hải vẫn đầy sức quyến rũ với các khán giả trẻ.
O8B8
Bến Thượng Hải do Andy Lau/Lưu Đức Hoà trình bày
Version của Huỳnh Hiểu Minh
Bến Thượng Hải - version tiếng Việt của Nguyễn Hưng & Như Quỳnh
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-
願得一心人,
白頭不相離.
Posts: 6,302
Threads: 98
Likes Received: 3,258 in 1,663 posts
Likes Given: 2,089
Joined: Jun 2020
Reputation:
171
Con gái bé con chơi Tiktok nghe được một đoạn của bài hát, bé hí hửng gửi sang cho tôi xem, "mẹ ơi daddy đang dạy cho con hát, mẹ về con hát cho mẹ nghe..."
Tôi mò tìm youtube để nghe nguyên bài, such a beautiful song...
A Ba A Ma (Dad and Mom)
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-
願得一心人,
白頭不相離.
Posts: 4,607
Threads: 154
Likes Received: 1,721 in 804 posts
Likes Given: 489
Joined: Nov 2021
Reputation:
55
(2023-01-05, 06:59 PM)Lục Tuyết Kỳ Wrote: R.I.P nhạc sĩ Cố Gia Huy (Joseph Koo Kar Fai 25/02/1931 - 03/01/2023)
Nhạc sĩ Cố Gia Huy ( Joseph Koo Kar Fai ) sinh ngày 01/01/1933 tại Quảng Châu, Trung Quốc là một trong những nhà soạn nhạc có uy tín nhất ở Hồng Kông.
Bắt đầu sáng tác vào năm 1962, Cho đến nay Cố Gia Huy đã sáng tác hơn 1200 nhạc phẩm trong sự nghiệp của mình, tên tuổi ông gắn liến với các phim truyền hình của TVB, Gia Hòa (Golden Harvest), Thiệu Thị (Brothers Shaw) trong suốt từ thập niên 60 đến 80.
Sau khi Hong Kong trả về cho Trung Quốc năm 1997, ông di cư và sống tại tại Vancouver, Canada
Những nhạc phim truyền hình của TVB nổi tiếng do Cố Gia Huy sáng tác trong thập niên 80 như: Bến Thượng Hải, Anh hùng xạ điêu, Lộc Đỉnh Ký, Dương Gia Tướng, Lục Mạch Thần Kiếm, Lục Tiểu Phụng ...v..v...
Đi cùng với sự thành công của bộ phim là bài hát chủ đề "Bến Thượng Hải" nổi tiếng, nhạc của Cố Gia Huy Joseph Koo, lời của Hoàng Triêm (James Wong). Nguyên thủy bài hát do Diệp Lệ Nghi (Frances Yip) trình bày bằng tiếng Quảng Đông. Bài hát cũng nằm trong top 10 bài hát được trao giải 1980 RTHK Gold songs. Phim Bến Thượng Hải 1996 phát hành sau đó 16 năm cũng sử dụng lại bài hát này và do Lưu Đức Hoa (Andy Lau) trình bày.
Bộ phim lần đầu tiên được phát sóng vào ngày 10/03/1980, và được phát lại hàng nghìn lần trên sóng của các đài truyền hình Hoa ngữ ơ khắp mọi nơi, chưa kể được phát hành dưới dạng băng, đĩa tại các quốc gia châu Á như Malaysia, Singapore, Việt Nam, Nhật Bản, Thái Lan… Đến nay gần 40 năm trôi qua, có nhiều phiên bản của Bến Thượng Hải được thực hiện, nhưng bộ phim của năm 80 vẫn luôn được khán giả nhớ đến với nhiều cái nhất.
Vì sao Bến Thượng Hải của năm 1980 lại có sức sống mãnh liệt đến thế, dù thời đó, bối cảnh, phục trang, đạo cụ… đều hết sức đơn giản, thiếu độ hoành tráng so với những tác phẩm đến sau?
Nội dung xuất sắc
Bến Thượng Hải không dựa theo một tiểu thuyết sẵn có nào, mà là do 6 biên kịch của đài truyền hình Hồng Kông – TVB cùng nhau xây dựng. Những nhà biên kịch này cho hay, khi xây dựng, họ chưa từng nghĩ tác phẩm này sẽ thành công đến thế.
Bộ phim lấy bối cảnh của thành phố Thượng Hải những năm 30 của thế kỷ 20, với tất cả những xung đột, mâu thuẫn của xã hội: sự phồn hoa, giàu có, những băng đảng xã hội đen một tay thống trị, đối lập với những tầng lớp dân nghèo cùng cực, những trí thức trẻ bị chà đạp.
Ở đó, có chàng sinh viên trẻ tuổi nhiều hoài bão Hứa Văn Cường (do Châu Nhuận Phát thể hiện), từng bị vào tù vì tham gia biểu tình chống chế độ thực dân. Hứa Văn Cường đến Thượng Hải để phát triển sự nghiệp, và với thời thế loạn lạc, anh thể hiện rõ mình là một anh hùng trẻ tuổi, tài năng, gan dạ, thông minh, đa mưu túc trí và không thiếu một chút tính láu lỉnh, ngạo nghễ.
Thượng Hải phồn hoa đưa đẩy anh trở thành trợ thủ đắc lực của Phùng Kính Nghiêu, một ông trùm tư bản bán nước cầu vinh đội dưới vỏ bọc của một doanh nhân giàu có. Hứa Văn Cường phát hiện ra điều này và những mâu thuẫn giữa Hứa – Phùng ngày càng sâu sắc. Tuy nhiên, anh lại đem lòng yêu thương Phùng Trình Trình (do Triệu Nhã Chi thể hiện), cô con gái tài sắc của Phùng Kính Nghiêu. Bên cạnh đó, người anh em kết nghĩa vào sinh ra tử của anh – Đinh Lực (Lữ Lương Vỹ) thể hiện, cũng đem lòng yêu Trình Trình, tạo thành mối tình tay 3 nhiều sóng gió.
Vì mâu thuẫn đỉnh điểm với Phùng Kính Nghiêu, Hứa Văn Cường không thể đến với tình yêu của mình. Anh đến Hong Kong xây dựng gia đình riêng, từ bỏ những hào quang một thời ở phía sau, rút khỏi giang hồ sóng gió, trong khi Trình Trình, vì tình nghĩa và mang ơn, tìm quên trong cuộc hôn nhân với Đinh Lực.
Tuy nhiên, Phùng Kính Nghiêu không buông tha Hứa Văn Cường và đã hại chết vợ con anh. Nung nấu ý chí trả thù, Hứa Văn Cường trở lại, kết hợp cùng Đinh Lực, giết chết Phùng Kính Nghiêu. Trình Trình không thể nào chấp nhận được chồng và người yêu mình giết chết cha, nên đã rời bỏ Thượng Hải.
Qua nhiều thăng trầm, biến động, hào quang, bóng tối, Hứa Văn Cường nhận ra điều quan trọng nhất với anh là Trình Trình. Anh quyết định rũ bỏ tất cả để sang Pháp tìm cô. Tuy nhiên, ngay trước khi ra đi, anh đã bị các băng đảng xã hội đen hại chết. Cảnh Hứa Văn Cường ngã xuống trên tuyết trắng, ánh mắt vẫn đầy hy vọng, luyến lưu và yêu thương dành cho người yêu nơi phương xa là hình ảnh khắc cốt ghi tâm mà mỗi khán giả xem qua đều không thể nào quên.
Bộ phim có tiết tấu nhanh, mạnh và ngắn gọn, chỉ trong vòng 25 tập (ngắn nhất trong các phiên bản truyền hình Bến Thượng Hải được thực hiện), nhưng những sóng gió, biến động của xã hội, chủ nghĩa anh hùng, những tư thù cá nhân, lòng yêu nước, sự phản bội, tình yêu, tình bạn, tình anh em… tất cả được lồng ghép trong Bến Thượng Hải, đưa tác phẩm này trở thành bộ phim tiêu biểu nhất trong các tác phẩm thể hiện một Thượng Hải phồn hoa và đen tối trong lịch sử của thành phố nổi tiếng này.
Không chỉ khắc họa hình ảnh xã hội, mối tình của Phùng Trình Trình cùng Hứa Văn Cường được khán giả ví von như Romeo và Juliet phương Đông. Hình tượng Hứa Văn Cường đa mưu túc trí, tài năng, si tình, đôi mắt đầy ngọt ngào và nụ cười hơi nhếch mép quyến rũ đã trở thành một tượng đài trong lòng khán giả, trở thành mẫu người hùng lý tưởng trong các chàng trai, và là bạch mã hoàng tử trong lòng các cô gái.
Nhạc phim “đỉnh cao”:
Nhắc đến Bến Thượng Hải phiên bản 1980, khán giả sẽ nhớ ngay tới phần nhạc phim của bộ phim này. Ca khúc Bến Thượng Hải do ca sĩ Diệp Lệ Nghi trình bày, được đánh giá là xuất sắc và hợp với bối cảnh, tình tiết của tác phẩm. Những ân oán tình thù của một Thượng Hải đầy biến cố được thể hiện một cách tinh tế qua từng giai điệu và ca từ của bài hát. Khán giả có thể không xem phim, nhưng âm hưởng của ca khúc chủ đề thì hầu hết các thế hệ khán giả từ 6X đến 9X đều cảm thấy quen thuộc. Bài hát này trở thành đại diện tiêu biểu cho sự thành công của một ca khúc nhạc phim, có thể đứng độc lập so với phim để chiếm một vị trí riêng trong lòng khán giả.
Đến nay, dù cách hát, thể loại nhạc, phối khí đã trở nên cũ kỹ so với làng nhạc hiện đại, nhưng Bến Thượng Hải vẫn đầy sức quyến rũ với các khán giả trẻ.
O8B8
Bến Thượng Hải do Andy Lau/Lưu Đức Hoà trình bày
Version của Huỳnh Hiểu Minh
Bến Thượng Hải - version tiếng Việt của Nguyễn Hưng & Như Quỳnh
5 thấy tân Dương Quá Huỳnh Hiểu Minh hát bài này hay hơn cự Dương Quá Lưu Đức Hòa. Tình cảm hơn. Còn thầy nhảy Nguyễn Hưng thì hát bài này so với hai anh tàu không được hay.
Posts: 6,302
Threads: 98
Likes Received: 3,258 in 1,663 posts
Likes Given: 2,089
Joined: Jun 2020
Reputation:
171
(2023-01-07, 01:26 AM)005 Wrote: 5 thấy tân Dương Quá Huỳnh Hiểu Minh hát bài này hay hơn cự Dương Quá Lưu Đức Hòa. Tình cảm hơn. Còn thầy nhảy Nguyễn Hưng thì hát bài này so với hai anh tàu không được hay.
Dạ thật ra muội cũng thấy giọng Dương Quá Huỳnh Hiểu Minh hát bài này hay và ấm hơn Dương Quá Lưu Đức Hoà nhưng mà cột cho điểm của muội nghiêng về cảm tính cảm tình cho A Hoa vì A Hoa của Hong Kong, còn A Minh là của Đại Lục đó ngũ ca.
Nguyễn Hưng thì thiếu chất "hùng" và "ấm" trong giọng hát nên kg hay, dạ hôm nào ngũ ca cho muội nghe version A Ngũ được kg ngũ ca?
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-
願得一心人,
白頭不相離.
Posts: 1,499
Threads: 83
Likes Received: 854 in 487 posts
Likes Given: 609
Joined: Jul 2021
(2023-01-05, 06:59 PM)Lục Tuyết Kỳ Wrote: R.I.P nhạc sĩ Cố Gia Huy (Joseph Koo Kar Fai 25/02/1931 - 03/01/2023)
Nhạc sĩ Cố Gia Huy ( Joseph Koo Kar Fai ) sinh ngày 01/01/1933 tại Quảng Châu, Trung Quốc là một trong những nhà soạn nhạc có uy tín nhất ở Hồng Kông.
Bắt đầu sáng tác vào năm 1962, Cho đến nay Cố Gia Huy đã sáng tác hơn 1200 nhạc phẩm trong sự nghiệp của mình, tên tuổi ông gắn liến với các phim truyền hình của TVB, Gia Hòa (Golden Harvest), Thiệu Thị (Brothers Shaw) trong suốt từ thập niên 60 đến 80.
Sau khi Hong Kong trả về cho Trung Quốc năm 1997, ông di cư và sống tại tại Vancouver, Canada
Những nhạc phim truyền hình của TVB nổi tiếng do Cố Gia Huy sáng tác trong thập niên 80 như: Bến Thượng Hải, Anh hùng xạ điêu, Lộc Đỉnh Ký, Dương Gia Tướng, Lục Mạch Thần Kiếm, Lục Tiểu Phụng ...v..v...
Đi cùng với sự thành công của bộ phim là bài hát chủ đề "Bến Thượng Hải" nổi tiếng, nhạc của Cố Gia Huy Joseph Koo, lời của Hoàng Triêm (James Wong). Nguyên thủy bài hát do Diệp Lệ Nghi (Frances Yip) trình bày bằng tiếng Quảng Đông. Bài hát cũng nằm trong top 10 bài hát được trao giải 1980 RTHK Gold songs. Phim Bến Thượng Hải 1996 phát hành sau đó 16 năm cũng sử dụng lại bài hát này và do Lưu Đức Hoa (Andy Lau) trình bày.
Bộ phim lần đầu tiên được phát sóng vào ngày 10/03/1980, và được phát lại hàng nghìn lần trên sóng của các đài truyền hình Hoa ngữ ơ khắp mọi nơi, chưa kể được phát hành dưới dạng băng, đĩa tại các quốc gia châu Á như Malaysia, Singapore, Việt Nam, Nhật Bản, Thái Lan… Đến nay gần 40 năm trôi qua, có nhiều phiên bản của Bến Thượng Hải được thực hiện, nhưng bộ phim của năm 80 vẫn luôn được khán giả nhớ đến với nhiều cái nhất.
Vì sao Bến Thượng Hải của năm 1980 lại có sức sống mãnh liệt đến thế, dù thời đó, bối cảnh, phục trang, đạo cụ… đều hết sức đơn giản, thiếu độ hoành tráng so với những tác phẩm đến sau?
Nội dung xuất sắc
Bến Thượng Hải không dựa theo một tiểu thuyết sẵn có nào, mà là do 6 biên kịch của đài truyền hình Hồng Kông – TVB cùng nhau xây dựng. Những nhà biên kịch này cho hay, khi xây dựng, họ chưa từng nghĩ tác phẩm này sẽ thành công đến thế.
Bộ phim lấy bối cảnh của thành phố Thượng Hải những năm 30 của thế kỷ 20, với tất cả những xung đột, mâu thuẫn của xã hội: sự phồn hoa, giàu có, những băng đảng xã hội đen một tay thống trị, đối lập với những tầng lớp dân nghèo cùng cực, những trí thức trẻ bị chà đạp.
Ở đó, có chàng sinh viên trẻ tuổi nhiều hoài bão Hứa Văn Cường (do Châu Nhuận Phát thể hiện), từng bị vào tù vì tham gia biểu tình chống chế độ thực dân. Hứa Văn Cường đến Thượng Hải để phát triển sự nghiệp, và với thời thế loạn lạc, anh thể hiện rõ mình là một anh hùng trẻ tuổi, tài năng, gan dạ, thông minh, đa mưu túc trí và không thiếu một chút tính láu lỉnh, ngạo nghễ.
Thượng Hải phồn hoa đưa đẩy anh trở thành trợ thủ đắc lực của Phùng Kính Nghiêu, một ông trùm tư bản bán nước cầu vinh đội dưới vỏ bọc của một doanh nhân giàu có. Hứa Văn Cường phát hiện ra điều này và những mâu thuẫn giữa Hứa – Phùng ngày càng sâu sắc. Tuy nhiên, anh lại đem lòng yêu thương Phùng Trình Trình (do Triệu Nhã Chi thể hiện), cô con gái tài sắc của Phùng Kính Nghiêu. Bên cạnh đó, người anh em kết nghĩa vào sinh ra tử của anh – Đinh Lực (Lữ Lương Vỹ) thể hiện, cũng đem lòng yêu Trình Trình, tạo thành mối tình tay 3 nhiều sóng gió.
Vì mâu thuẫn đỉnh điểm với Phùng Kính Nghiêu, Hứa Văn Cường không thể đến với tình yêu của mình. Anh đến Hong Kong xây dựng gia đình riêng, từ bỏ những hào quang một thời ở phía sau, rút khỏi giang hồ sóng gió, trong khi Trình Trình, vì tình nghĩa và mang ơn, tìm quên trong cuộc hôn nhân với Đinh Lực.
Tuy nhiên, Phùng Kính Nghiêu không buông tha Hứa Văn Cường và đã hại chết vợ con anh. Nung nấu ý chí trả thù, Hứa Văn Cường trở lại, kết hợp cùng Đinh Lực, giết chết Phùng Kính Nghiêu. Trình Trình không thể nào chấp nhận được chồng và người yêu mình giết chết cha, nên đã rời bỏ Thượng Hải.
Qua nhiều thăng trầm, biến động, hào quang, bóng tối, Hứa Văn Cường nhận ra điều quan trọng nhất với anh là Trình Trình. Anh quyết định rũ bỏ tất cả để sang Pháp tìm cô. Tuy nhiên, ngay trước khi ra đi, anh đã bị các băng đảng xã hội đen hại chết. Cảnh Hứa Văn Cường ngã xuống trên tuyết trắng, ánh mắt vẫn đầy hy vọng, luyến lưu và yêu thương dành cho người yêu nơi phương xa là hình ảnh khắc cốt ghi tâm mà mỗi khán giả xem qua đều không thể nào quên.
Bộ phim có tiết tấu nhanh, mạnh và ngắn gọn, chỉ trong vòng 25 tập (ngắn nhất trong các phiên bản truyền hình Bến Thượng Hải được thực hiện), nhưng những sóng gió, biến động của xã hội, chủ nghĩa anh hùng, những tư thù cá nhân, lòng yêu nước, sự phản bội, tình yêu, tình bạn, tình anh em… tất cả được lồng ghép trong Bến Thượng Hải, đưa tác phẩm này trở thành bộ phim tiêu biểu nhất trong các tác phẩm thể hiện một Thượng Hải phồn hoa và đen tối trong lịch sử của thành phố nổi tiếng này.
Không chỉ khắc họa hình ảnh xã hội, mối tình của Phùng Trình Trình cùng Hứa Văn Cường được khán giả ví von như Romeo và Juliet phương Đông. Hình tượng Hứa Văn Cường đa mưu túc trí, tài năng, si tình, đôi mắt đầy ngọt ngào và nụ cười hơi nhếch mép quyến rũ đã trở thành một tượng đài trong lòng khán giả, trở thành mẫu người hùng lý tưởng trong các chàng trai, và là bạch mã hoàng tử trong lòng các cô gái.
Nhạc phim “đỉnh cao”:
Nhắc đến Bến Thượng Hải phiên bản 1980, khán giả sẽ nhớ ngay tới phần nhạc phim của bộ phim này. Ca khúc Bến Thượng Hải do ca sĩ Diệp Lệ Nghi trình bày, được đánh giá là xuất sắc và hợp với bối cảnh, tình tiết của tác phẩm. Những ân oán tình thù của một Thượng Hải đầy biến cố được thể hiện một cách tinh tế qua từng giai điệu và ca từ của bài hát. Khán giả có thể không xem phim, nhưng âm hưởng của ca khúc chủ đề thì hầu hết các thế hệ khán giả từ 6X đến 9X đều cảm thấy quen thuộc. Bài hát này trở thành đại diện tiêu biểu cho sự thành công của một ca khúc nhạc phim, có thể đứng độc lập so với phim để chiếm một vị trí riêng trong lòng khán giả.
Đến nay, dù cách hát, thể loại nhạc, phối khí đã trở nên cũ kỹ so với làng nhạc hiện đại, nhưng Bến Thượng Hải vẫn đầy sức quyến rũ với các khán giả trẻ.
O8B8
Bến Thượng Hải do Andy Lau/Lưu Đức Hoà trình bày
Version của Huỳnh Hiểu Minh
Bến Thượng Hải - version tiếng Việt của Nguyễn Hưng & Như Quỳnh
Hôm trước có đọc mấy post của muội LTK về những bản nhạc Hoa , làm nhớ lại thời nhạc Hoa lên ngôi, và duke cũng có hát vài bản lời Việt
Hôm nay Saturday, nổi hứng bất ngờ, lần đầu hát tiếng Hoa, xin phép Ngũ Ca, mời sư huynh, sư muội và cả nhà cùng nghe bài Bến Thượng Hải vừa "hét" xong, và góp ý kiến sữa chữa lỗi phát âm nhé. Have a happy weekend everyone
Bến Thượng Hải
https://www.yokara.com/recording/ben-thu...5608995840
R.I.P Cố Gia Huy (Joseph Koo Kar Fai)
Posts: 6,302
Threads: 98
Likes Received: 3,258 in 1,663 posts
Likes Given: 2,089
Joined: Jun 2020
Reputation:
171
(2023-01-07, 10:04 AM)duke Wrote: Hôm trước có đọc mấy post của muội LTK về những bản nhạc Hoa , làm nhớ lại thời nhạc Hoa lên ngôi, và duke cũng có hát vài bản lời Việt
Hôm nay Saturday, nổi hứng bất ngờ, lần đầu hát tiếng Hoa, xin phép Ngũ Ca, mời sư huynh, sư muội và cả nhà cùng nghe bài Bến Thượng Hải vừa "hét" xong, và góp ý kiến sữa chữa lỗi phát âm nhé. Have a happy weekend everyone
Bến Thượng Hải
https://www.yokara.com/recording/ben-thu...0418048000
R.I.P Cố Gia Huy (Joseph Koo Kar Fai)
Ui, dạ cám ơn sư huynh. Sư huynh hát hay á.
Phần phát âm để ngũ ca góp ý chứ phát âm của muội cũng trật duột lắm sư huynh ơi.
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-
願得一心人,
白頭不相離.
Posts: 6,302
Threads: 98
Likes Received: 3,258 in 1,663 posts
Likes Given: 2,089
Joined: Jun 2020
Reputation:
171
R.I.P nhạc sĩ Cố Gia Huy (Joseph Koo Kar Fai 25/02/1931 - 03/01/2023)
Nhắc đến nhạc sĩ Cố Gia Huy thì phải nói đến những bộ film kinh điển của TVB mà ông là người soạn nhạc. Những nhạc phẩm đi qua nhiều năm tháng, và để lại một dấu ấn khó phai trong lòng từng thế hệ…
Bộ film Anh Hùng Xạ Điêu với nhạc phẩm Thiết Huyết Đan Tâm - 铁血丹心
Nhạc Hoa (Hong Kong) - Tác giả: Cố Gia Huy (Joseph Koo Kar Fai 顧嘉輝)
Lời Việt:
Ngước mắt lên cao hỏi trời
Sao trời nỡ lạnh lùng
Giấc mơ bao lâu chờ mong
Vẫn chìm trong tăm tối
Đời ta như bèo mây không ngừng phiêu bạt
Phận bèo mây ôi xác xơ
Tình ta con thuyền mang bao dòng trôi dạt
Trăm dòng sông tối mịt bến bờ
Lỡ khi duyên ta nổi trôi
Bão bùng giữa lòng người
Chút hương duyên xin trao người giữ mãi
Dẫu đời có đổi thay
Dù đang trong niềm vui hay niềm đau sầu
XIn vì nhau chia sớt nhau
Sớt chia cho người
Thủy chung cho dù núi mờ sông cạn
Ta nào quên ước thề ban đầu...
Lời Hoa:
女:依稀往夢似曾見 心內波瀾現
男:拋開世事斷愁怨
合:相伴到天邊
男:逐草四方沙漠蒼茫 那懼雪霜撲面
女:冷風吹 天蒼蒼 籐樹相連
男:射鵰引弓塞外奔馳 笑傲此生無厭倦
女:猛風沙 野茫茫 籐樹兩纏綿
男:天蒼蒼 野茫茫 萬般變幻
女:應知愛意是流水 斬不斷理還亂
合:身經百劫也在心間 恩義兩難斷
Anh Hùng Xạ Điêu - Legend Of Condor Heroes - 射鵰英雄傳 (1983)
Tên tiếng Anh: Legend Of Condor Heroes
Tên tiếng Hoa: 射鵰英雄傳
Tên gốc: Xạ Điêu Anh Hùng Truyện
Số tập: 59
Ngày phát sóng trên TVB: 21/02/1983
Tóm tắt nội dung:
Trong một đêm tuyết bão, tướng quân Nam Tống Đoàn Thiên Đức theo lệnh của đạo kiêm Triệu vương Hòang Nhan Hồng Kiệt đưa quân vây đánh Ngưu gia thôn ở ngọai ô thành Lâm An. Hai gia đình Quách Khiến Thiên & Dương Thiết Lâm từ Sai Đông chạy nạn tới đây cũng bị vạ lây nên nhà tan, người mất. Hai phu nhân của họ Quách và họ Dương đều đang mang thai. Một người chạy thóat về Mông cổ, một người bị bắt tới kinh đô vương phủ, từ đó mỗi người một phương trời.
Version 1983 của Chân Ni & La Văn
Version 2017
Version của Nhậm Hiền Tề & Lại Mỹ Vân
Version Việt của Minh Tuyết & Johnny Dũng
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-
願得一心人,
白頭不相離.
Posts: 4,607
Threads: 154
Likes Received: 1,721 in 804 posts
Likes Given: 489
Joined: Nov 2021
Reputation:
55
(2023-01-07, 05:46 PM)Lục Tuyết Kỳ Wrote: Ui, dạ cám ơn sư huynh. Sư huynh hát hay á.
Phần phát âm để ngũ ca góp ý chứ phát âm của muội cũng trật duột lắm sư huynh ơi.
5 cũng đồng ý với Bạch y nữ hiệp, sư đệ hát bài này rất hay, giọng ấm cúng hoàn hảo. Chỉ có phát âm thì cứ 2 chữ là sai một chữ. hihihihi vì sư đệ đọc theo phiên âm họ viết trên bài nên không có "chuẩn".
Ngay câu đầu tiên: 浪奔, 浪流
(phát âm theo tiếng Quảng Đông (Hương Cảng, Hồng Kông, hoặc người tàu Chợ Lớn :-) )
là...
lọn pánh, lọn làu.
(Sóng dâng, sóng trào)
Trên mạng các bài Karaoke viết phiên âm là: Long ban, long lau
Nên sư đệ đọc thành ...
lọn bánh lọn làu
Phải phát âm chữ 奔 là pánh. :-)
Nhưng mà kệ đi, mình là người Việt nên không sao tránh khỏi sai sót . Nếu Bạch y cô nương có hát thì nghe theo cô này:
Hoặc cô này:
Hai cô ca sĩ này hát phát âm chuẩn tiếng Quảng Đông và rõ hơn các anh Lưu Đức Hòa và Huỳnh Hiểu Minh.
Nếu tìm được nhạc hay, 5 sẽ hát thử bài này.
PS: Nếu không có ai giúp đỡ phát âm tiếng Quảng Đông thì tra từng chữ qua trang tự điển tiếng Quảng Đông ở đây ( https://www.cantoneseclass101.com/cantonese-dictionary/ ) sẽ tập được cách phát âm chính xác từng chữ.
Posts: 1,499
Threads: 83
Likes Received: 854 in 487 posts
Likes Given: 609
Joined: Jul 2021
(2023-01-08, 03:47 AM)005 Wrote: 5 cũng đồng ý với Bạch y nữ hiệp, sư đệ hát bài này rất hay, giọng ấm cúng hoàn hảo. Chỉ có phát âm thì cứ 2 chữ là sai một chữ. hihihihi vì sư đệ đọc theo phiên âm họ viết trên bài nên không có "chuẩn".
Ngay câu đầu tiên: 浪奔, 浪流
(phát âm theo tiếng Quảng Đông (Hương Cảng, Hồng Kông, hoặc người tàu Chợ Lớn :-) )
là...
lọn pánh, lọn làu.
(Sóng dâng, sóng trào)
Trên mạng các bài Karaoke viết phiên âm là: Long ban, long lau
Nên sư đệ đọc thành ...
lọn bánh lọn làu
Phải phát âm chữ 奔 là pánh. :-)
Nhưng mà kệ đi, mình là người Việt nên không sao tránh khỏi sai sót . Nếu Bạch y cô nương có hát thì nghe theo cô này:
Hoặc cô này:
Hai cô ca sĩ này hát phát âm chuẩn tiếng Quảng Đông và rõ hơn các anh Lưu Đức Hòa và Huỳnh Hiểu Minh.
Nếu tìm được nhạc hay, 5 sẽ hát thử bài này.
PS: Nếu không có ai giúp đỡ phát âm tiếng Quảng Đông thì tra từng chữ qua trang tự điển tiếng Quảng Đông ở đây ( https://www.cantoneseclass101.com/cantonese-dictionary/ ) sẽ tập được cách phát âm chính xác từng chữ.
Cảm ơn Ngũ Ca và Kỳ muội nhiều lắm
Posts: 1,499
Threads: 83
Likes Received: 854 in 487 posts
Likes Given: 609
Joined: Jul 2021
Ngũ Ca & Kỳ muội, duke mới hát thu lại coi phát âm có đỡ hơn không
(mỏi hàm qué )
Bến Thượng Hải
https://www.yokara.com/recording/ben-thu...5608995840
Posts: 6,302
Threads: 98
Likes Received: 3,258 in 1,663 posts
Likes Given: 2,089
Joined: Jun 2020
Reputation:
171
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-
願得一心人,
白頭不相離.
Posts: 6,302
Threads: 98
Likes Received: 3,258 in 1,663 posts
Likes Given: 2,089
Joined: Jun 2020
Reputation:
171
(2023-01-08, 03:47 AM)005 Wrote: 5 cũng đồng ý với Bạch y nữ hiệp, sư đệ hát bài này rất hay, giọng ấm cúng hoàn hảo. Chỉ có phát âm thì cứ 2 chữ là sai một chữ. hihihihi vì sư đệ đọc theo phiên âm họ viết trên bài nên không có "chuẩn".
Ngay câu đầu tiên: 浪奔, 浪流
(phát âm theo tiếng Quảng Đông (Hương Cảng, Hồng Kông, hoặc người tàu Chợ Lớn :-) )
là...
lọn pánh, lọn làu.
(Sóng dâng, sóng trào)
Trên mạng các bài Karaoke viết phiên âm là: Long ban, long lau
Nên sư đệ đọc thành ...
lọn bánh lọn làu
Phải phát âm chữ 奔 là pánh. :-)
Nhưng mà kệ đi, mình là người Việt nên không sao tránh khỏi sai sót . Nếu Bạch y cô nương có hát thì nghe theo cô này:
Hoặc cô này:
Hai cô ca sĩ này hát phát âm chuẩn tiếng Quảng Đông và rõ hơn các anh Lưu Đức Hòa và Huỳnh Hiểu Minh.
Nếu tìm được nhạc hay, 5 sẽ hát thử bài này.
PS: Nếu không có ai giúp đỡ phát âm tiếng Quảng Đông thì tra từng chữ qua trang tự điển tiếng Quảng Đông ở đây ( https://www.cantoneseclass101.com/cantonese-dictionary/ ) sẽ tập được cách phát âm chính xác từng chữ.
Dạ cám ơn ngũ ca, hôm nào rảnh muội sẽ thử hát bài này bằng tiếng Quảng Đông.
Ngũ ca nhắc cách phát âm chữ “p” làm muội nhớ cô bạn thân khi còn ở đại học. Cô ấy người Hong Kong tên là Bình mà tụi muội gọi là A Ping cho đúng âm tiếng Quảng. Có nhiều khi trêu ghẹo thì gọi cô ấy là “A Pong” as in ping pong.
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-
願得一心人,
白頭不相離.
Posts: 6,302
Threads: 98
Likes Received: 3,258 in 1,663 posts
Likes Given: 2,089
Joined: Jun 2020
Reputation:
171
Mấy ngày đầu năm lần lượt nhiều “tin buồn” trong làng nghệ thuật VN và Châu Á. Vĩnh biệt nhạc sĩ Ngọc Chánh của band shotguns.
…
VĨNH BIỆT NHẠC SĨ NGỌC CHÁNH
một Huyền Thoại của nền Tân Nhạc Việt Nam.
(1937 – 2023)
Trước năm 1975, khi nói đến phòng trà ca nhạc cũng như sản phẩm băng nhạc phát hành tại Sàigon, giới yêu nhạc chắc chắn đều phải biết tiếng Queen Bee và Shotguns của NS Ngọc Chánh.
Nhạc sĩ Ngọc Chánh đã thành lập ban Shotguns vào năm 1969, gồm những nhạc sĩ – Nhạc sĩ dương cầm Lê Văn Thiện, người đã hòa âm hàng ngàn nhạc phẩm và được rất nhiều ca sĩ nổi tiếng trình bầy. Nhạc sĩ Hoàng Liêm, người chơi guitar solo được khách mộ điệu phong tặng đệ nhất Đế Vương Tây Ban Cầm. Hoàng Hải, Mạnh Tuấn là hai tay trống cừ khôi. Trần Vĩnh, Xuân Tiên là hai tiếng kèn rất quyến rũ. Duy Khiêm, tay bass được ví mang lại sự trầm ấm của đáy lòng đại dương. Đan Thọ, tiếng vĩ cầm day dứt, lừng danh thuở đó. Cao Phi Long, tiếng kèn trumpet không đối thủ. Tất cả những nhân tài ấy đã được nhạc sĩ Ngọc Chánh đúc kết để trở thành đệ nhất ban nhạc của Sàigon hoa lệ - Shotguns.
Nhạc sĩ Ngọc Chánh và ca sĩ Pat Lâm chính là linh hồn của ban nhạc và đã quyết định chọn tên ban nhạc là Shotguns, bắt nguồn từ bài nhạc Mỹ của Junior Walker trong đĩa đơn cùng tên là Shotgun rất ăn khách vào thời điểm đó, khi họ khởi đầu sự nghiệp chơi nhạc ở các clubs phục vụ cho quân nhân Mỹ tại khắp miền Nam VN.
Đầu năm 1970, khi ca sĩ Jo Marcel rời phòng trà Queen Bee để thành lập Ritz, ca sĩ Khánh Ly đã thuê lại Queen Bee nằm trên tầng 2 của khu thương xá Eden và mời ban nhạc Shotguns về đóng đô mỗi đêm. Tại 2 phòng trà Queen Bee và Quốc Tế ( với ca sĩ Thanh Thúy ) nhạc sĩ Ngọc Chánh đã tạo ra được một không khí sinh hoạt văn nghệ đình đám với những giọng ca nổi tiếng nhất Sài Gòn thuở ấy như Thái Thanh, Thanh Thúy, Khánh Ly, Lệ Thu, Thanh Lan, và đặc biệt rất mát tay khi lăng xê những tiếng hát mới đã thành danh sau này như : Minh Hiếu, Elvis Phương, Thái Châu, Xuân Sơn , Nguyễn Chánh Tín…
Đồng thời, Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ chủ nhân phòng trà Maxim’s đã mời ban nhạc Shotguns trình diễn một tiếng đồng hồ mỗi đêm những bản nhạc Mỹ .
Ngoài ra, nhạc sĩ Ngọc Chánh cũng cho phát hành nhiều băng nhạc rất giá trị dưới 5 nhãn hiệu khác nhau.
Sau những thành công đáng kể của Trung Tâm băng nhạc Shotguns, nhạc sĩ Ngọc Chánh liền tung ra nhãn hiệu băng thứ hai mang tên nữ ca sĩ Thanh Thúy. Tiếp theo, Cơ sở sản xuất Nguồn Sống của Ngọc Chánh phát hành thêm “Băng nhạc Trẻ” với ca sĩ Thanh Lan và ban nhạc Phượng Hoàng của Elvis Phương, Nguyễn Trung Cang… Sau đó, ông lại mạnh dạn cho ra đời băng nhạc tân cổ giao duyên, cải lương và hồ quảng dưới tên “Hồn Nước” với những nghệ sĩ sân khấu cải lương thành danh : Thanh Nga, Thành Được, Phượng Liên, Dũng Thanh Lâm, Thanh Kim Huệ, Tấn Tài… trong đó phần nhạc đệm tân nhạc vẫn là Shotguns, còn về cổ nhạc quy tụ nhạc sĩ Bảy Bá (tức soạn giả Viễn Châu) điều hành, có Văn Vĩ đàn guitar, Năm Cơ đàn kềm và cả ban nhạc hồ quảng của Đức Phú.
Không ngừng ở nhãn hiệu băng nhạc hồn nước , NS Ngọc Chánh tiếp tục ra mắt nhãn băng nhạc thứ năm mang tên Chế Linh dành cho thính giả yêu thích dòng nhạc bolero được gọi là “ nhạc sến “ thời đó.
Trong khoảng từ 1969 đến 1975, nhạc sĩ Ngọc Chánh đã thực hiện trên 30 băng nhạc Shotguns đa số đều bán rất chạy thời bấy giờ, đặc biệt là băng vàng Shotguns 6 . Nên ông đã được biết đến như 1 nhạc sĩ có tầm nhìn, với biệt tài kinh doanh.
Ông cũng chính là người tiên phong sản xuất nhạc trên băng magnetic nghe qua dàn máy AKAI, được quảng cáo rầm rộ âm thanh nổi 4 chiều . Các băng nhạc mang nhãn hiệu Shotguns được đánh giá cao vì giá trị nghệ thuật, cộng thêm phần hòa âm độc đáo do nhạc sĩ Lê Văn Thiện hoặc chính nhạc sĩ Ngọc Chánh đảm trách soạn. Với chất lượng âm thanh nổi 4 chiều chuyển động, tiền thân của surround sound sau này, các băng nhạc của Shotguns đã đi tiên phong trong việc tạo ra dòng sản phẩm âm nhạc có chất lượng tốt nhất trong đầu thập niên 70.
Về sự nghiệp sáng tác, NS Ngọc Chánh được biết đến với 3 ca khúc nổi tiếng đều do ông viết nhạc, nhạc sĩ Phạm Duy viết lời :
Vết Thù Trên Lưng Ngựa Hoang - nhạc phim cùng tên của đạo diễn Lê Hoàng Hoa, Elvis Phương trình bày và đã trở thành Hit.
Bao Giờ Biết Tương Tư, nhạc phim Điệu Ru Nước Mắt của đạo diễn Lê Hoàng Hoa thực hiện năm 1970, Anh Khoa trình bày.
Và Tuổi Biết Buồn viết chung với Phạm Duy qua tiếng hát Thanh Lan, được vào chung kết đại hội âm nhạc Yamaha tại Nhật năm 1973.
Đến năm 1978, NS Ngọc Chánh cùng gia đình vượt biển rồi định cư tại Mỹ năm 1979. Cuối năm đó, ông tái thành lập ban Shotguns và trình diễn ở vũ trường Maxim’s, San Jose. Năm 1982, Băng nhạc Shotguns đầu tiên thực hiện tại Mỹ “ Mùa Thu Lá Bay” với tiếng hát Kim Anh đã có số bán kỷ lục.
Năm 1983, vũ trường Maxim’s bị cháy, nên ông đã dọn xuống Quận Cam. Đến năm 1984, ông khai trương vũ trường pha lê Ritz tại OC cũng là nơi mà Shotguns đã làm mưa làm gió trong suốt hơn 10 năm, cho đến lúc NS Ngọc Chánh quyết định giải nghệ vào năm 1998.
Sau đó, ông cùng với vợ dành nhiều thời gian để đi du lịch khắp nơi và theo đuổi niềm đam mê mới: nhiếp ảnh.
Cách đây hơn một tuần, tình trạng sức khỏe của Ông có vấn đề phải đưa vào Bịnh viện.
8g tối nay, Jan 7/2022- Ngọc Châu, con trai của Ông báo tin cho người quen biết: "Ba em mới vừa qua đời lúc 6:05 chiều thứ bảy 7 tháng 1/2023".
Xin mượn lời của Nguyễn Tường Vân thay cho lời kết : “Ông ra đi khi còn không lâu nữa xuân về. Nhớ mãi những cuộn cassette Shotguns Xuân vang lên để không khí Tết len lỏi khắp nhà.
Nhớ mãi câu mở đầu cuộn cassette Shotguns "Băng nhạc Shotguns do Ngọc Chánh thực hiện."
Giữa lúc nhiễu nhương đổi đời, những cuộn casettes Shotguns đã được giấu kỹ như một báu vật. Biết bao đêm trắng được trám lại bằng những tiếng hát từ những cuộn Shotguns, được mở rất nhỏ. Bao nhiêu mùa xuân, nhạc từ cassette Shotguns đã vang lên trong những ngày đầu năm.
Cám ơn NS Ngọc Chánh và Shotguns đã đóng góp những món quà tinh thần quí giá cho đời sống của rất nhiều người Saigon.”
Băng nhạc Xuân - Shotguns thực hiện trước 75.
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-
願得一心人,
白頭不相離.
Posts: 1,499
Threads: 83
Likes Received: 854 in 487 posts
Likes Given: 609
Joined: Jul 2021
Posts: 6,302
Threads: 98
Likes Received: 3,258 in 1,663 posts
Likes Given: 2,089
Joined: Jun 2020
Reputation:
171
Những Ngôi Mộ Tri Ân Các Anh
Tất cả các ngôi mộ này của các anh tiểu đoàn 79 biệt động quân tử thương vào đầu tháng 8 năm 1974 ở Thượng Đức.
Có những người tốt bụng nào đó âm thầm, lén lút quy tập các anh về một chỗ. Họ phải làm trong đêm vì sợ chính quyền csVn phát hiện. Đau thương!
Hình của Ngô Trường An
Tổ quốc ghi ơn
Giang Nam còn nhớ
Người đã nằm xuống
Cho sông núi trường tồn
Cho muôn người hạnh phúc
Muôn dân được tự do
Người là ai?
Sử sách khắc ghi
Công anh rực rỡ
Anh là chiến sĩ
Rất anh dũng hào hùng
Gian nguy không sờn chí
Vì đại nghĩa liều thân
Người là ai...?
Người là ai...?
Là Trần Hưng Đạo
Hai Bà Trưng
Nguyễn Khoa Nam
Hồ Ngọc Cẩn
Phạm Văn Phú
Lê Nguyên Vỹ
Trần Văn Hai
Lê Văn Hưng
Những anh hùng liệt nữ
Vì nước quên mình
Là chiến sĩ
Máu thấm vào đất mẹ
Để sông núi màu xanh...
Ta người đang sống
Không bao giờ quên ơn
Với người nằm xuống
Được sưởi ấm hồn thiên
Lời tri ân tha thiết
Hồn tử sĩ Việt Nam ...
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-
願得一心人,
白頭不相離.
|