Posts: 3,919
Threads: 6
Likes Received: 149 in 124 posts
Likes Given: 129
Joined: Dec 2019
Reputation:
69
(2022-06-22, 08:03 PM)NhuCanhVitBay Wrote: Dạo này ông, bà già hết rồi. Đang nghiền ngẫm cuộc đời sắp tới! Khi muốn mà hỏng được, hay khi được mà hỏng muốn ! Tội quá đi ! Ráng chịu cực.... Mai mốt chịu khổ !
Posts: 5,350
Threads: 43
Likes Received: 3,178 in 1,620 posts
Likes Given: 2,389
Joined: Mar 2021
Reputation:
26
(2022-06-22, 08:03 PM)NhuCanhVitBay Wrote: Dạo này ông, bà già hết rồi. Đang nghiền ngẫm cuộc đời sắp tới! Khi muốn mà hỏng được, hay khi được mà hỏng muốn ! Tội quá đi ! Ráng chịu cực.... Mai mốt chịu khổ !
Đúng rồi, cái ông cà chớn trong truyện chịu cực để dụ chị đó và chị đó đã chịu khổ 3 tháng. Ôi đàn ông
Vấn thế gian, tình là chi...
Posts: 13,355
Threads: 204
Likes Received: 1,541 in 718 posts
Likes Given: 1,687
Joined: Oct 2018
Reputation:
185
(2022-06-22, 09:49 PM)LýMạcSầu Wrote: Đúng rồi, cái ông cà chớn trong truyện chịu cực để dụ chị đó và chị đó đã chịu khổ 3 tháng. Ôi đàn ông
Ai bảo mê đàn ông lãng mạn, muốn hoa, muốn thơ hihi
Posts: 13,355
Threads: 204
Likes Received: 1,541 in 718 posts
Likes Given: 1,687
Joined: Oct 2018
Reputation:
185
TÔI CÓ SAI ?
Truyện phải có chất văn, ai cũng nói thế, nhưng cái tôi sắp viết ra đây chẳng có chút văn chương gì, có phần thô trụi. Sắp phiền bạn đọc đây.
***
Tôi là giáo viên dạy toán, không còn trẻ, không tiếng tăm, nghèo, ngoại hình xấu và thường bị vợ chê hơi ngu. Những phụ nữ chê chồng như vợ tôi có thể lập hẳn một câu lạc bộ để sinh hoạt hợp pháp và học hỏi nhau.
Tôi băng ngang sân trường về phòng chờ uống trà. Bỗng nghe sau lưng, từ hành lang trên lầu giọng một nam sinh hét to, vọng xuống: “Ê, mày tưởng mày ngon hả mậy?”.
Chính nó, nam sinh lớp 12 khi nãy bị tôi rầy: “Trong giờ học sao lại chơi game, anh không học thì có cần ở trong lớp không?”.
Tôi không quay lại, nó hét lên lần nữa: “Ê, mày tưởng mày ngon hả mậy?”. Nó gọi tôi khiêu khích. “Mày”, tiếng xưng hô tao - mày vẫn thường nghe trong đối thoại của người Việt, nhưng gọi giáo viên “Ê, mày...” như thế nghe sốc nặng, một sự vô lễ đến kinh hoàng.
Tôi loạng choạng vì nhịp tim tăng tốc, máu chuyển hết lên đầu, cặp chân muốn khụy. Về tới phòng giáo viên, tôi run lập cập vì cơn giận muốn bung ra, mà không biết nó sẽ bung ra như thế nào.
Cái câu tôi nói “Anh không học thì có cần ở trong lớp không?” là nặng với nó sao? Tôi uống ly nước
trà, bị sặc nước văng tung tóe. Tôi xử lý sao đây, nhất là trong bối cảnh xã hội đang chê giáo viên thiếu kỹ năng sư phạm, dù ít ai tỏ tường kỹ năng sư phạm gồm những gì? Nhẫn nhục, mackeno... hay làm gì đây hả cộng đồng mạng?
Hay tôi gặp nó để chất vấn: “Sao em gọi thầy như thế?”. Nghe xoàng quá, mà chắc chắn nó chối phắt: “Em nói thằng bạn chớ đâu có nói thầy”.
Hay tôi gặp nó mắng: “Trò mất dạy thế à?”. Tôi tưởng tượng nó sẽ rút dao đâm tôi một nhát vô bụng, như có thầy từng bị.
Hay tôi gặp nó xáng cho một bạt tai? Tôi hình dung phụ huynh của nó kéo đến trường chấn cho tôi một cú sập sống mũi, vì có thầy từng bị.
Tôi trù dập nó không được thi tốt nghiệp? Thực chất thì nó cộng trừ số nguyên chưa rành, nó ngồi nhầm cấp học, cấp một ngồi nhầm qua cấp ba, quá đau cho giáo viên. Nhưng coi chừng tôi sẽ bị đình chỉ giảng dạy như chơi, sau khi nghe hàng loạt ngôn từ hình sự rằng cần xử lý nghiêm minh, đúng người đúng tội của các cấp quản lý?
Kiếm miếng cơm bằng nghề giáo nay tới lúc hiểm nguy.
Nó sẽ chối khi phụ huynh được mời đến trường để nghe sự việc. Nó sẽ chối khi ban giám hiệu can thiệp. Bỏ qua, coi như không biết ư? Ban giám hiệu cười vỗ vai tôi, thôi coi như nó kêu ai đó, tai nạn nghề nghiệp như bao nghề nghiệp. Nghĩ đến đó tôi giận run, tim đập thình thịch, mệt bã người. Cái câu “TIÊN HỌC LỄ HẬU HỌC VĂN” treo trang trọng kia như làm dáng, như trêu ngươi, như ngón đòn đá xéo giáo viên.
Tôi vô lớp 12 đó đến bốn lần một tuần để dạy đủ năm tiết toán. Đầu giờ nó nhìn tôi cười quái dị một lúc, rồi cúi mặt vô iPhone chơi game, hoặc ngủ, hoặc nó chọc phá các bạn và nói chuyện rất to, to hơn cả tiếng tôi giảng bài. Tôi tức ngợp khó thở, quá ngưỡng chịu đựng. Tôi không thể nào tập trung để dạy cho tốt được. Tôi ước dây thần kinh mình bằng thép.
Mấy tuần sau cứ thế. Tức đến mức ăn không ngon, ngủ mồ hôi toát ra đầm đìa, sụt cân, da xanh tái, già đi trông thấy. Vợ hỏi: “Anh có bịnh gì không, đi khám đi? Dạy có mấy đồng bạc mà lao tâm khổ tứ”. Vợ khinh tôi không biết làm ra nhiều tiền. Vợ chê tôi dạy dở nên không ai thèm tới nhà học thêm. Vợ thường so tôi với thầy dạy toán của nàng khi xưa, một ông thầy tài hoa sang trọng của một nền giáo dục vàng son. Tôi không tin, không cãi, và tất nhiên cũng không thể chia sẻ được với nàng vụ “dính đòn” quá đau lòng này.
Giữa tôi và nó đã đảo lộn quyền uy. Nó, chứ không phải tôi, mới có quyền làm gì trong lớp học. Thầy giáo nắm giữ tri thức ư? Không là cái đinh gì, xưa rồi.
Chịu không nổi nữa. Gặp nó trên hành lang, nó cười quái dị với tôi, tôi đề nghị: “Anh xuống phòng chờ của giáo viên gặp tôi một chút”. Nó hỏi xỏ lá: “Vụ gì đây?”.
Nó yên vị một ghế, tôi ngồi ghế đối diện. Nó cài kín nút cổ nhưng vết xăm trổ vẫn tràn ra, bò lên hai mang tai với ba màu đen, đỏ và chàm.
Trường không có bàn làm việc cho từng giáo viên, lý giải giáo viên đã có bàn làm việc trên lớp. Phòng chờ của giáo viên có cái bàn chung uống trà, nên mấy đồng nghiệp di tản ra ngoài.
Tôi bắt đầu, chậm rãi: “Thầy dạy đến nay hơn hai mươi năm, chưa có cái nhà cho đàng hoàng để ở. Lương bổng không nhiều nên cả xã hội coi khinh nghề giáo. Thầy cũng không tìm cách dạy thêm vì sợ các em tốn thêm tiền”. Tôi nhìn vào mắt nó thấy có chút cảm động nên không than nghèo kể khổ nữa, tôi chốt bằng câu: “Coi ra thầy cũng thuộc dạng đáng thương, đúng không? Sao em nỡ đối xử với thầy như thế?”. Tôi dùng “khổ nhục kế” và thành công, nó nhận câu hét to sau lưng tôi: “Ê, mày tưởng mày ngon hả mậy!?” là nhắm vào tôi, chứ không chối là nói thằng bạn.
Thưa các bạn Facebookers, YouTubers... vậy tôi được xem có kỹ năng sư phạm chưa nhỉ?
Tôi tiếp: “Nếu em thấy bất bình trong cuộc sống thì đừng đến trường trút vô thầy cô, tội nghiệp. Xung quanh em đó, gần nhà em đó, có kẻ làm quan cấp xã, cấp huyện lương hằng tháng thua thầy xa nhưng họ cất nhà cao cửa rộng, vợ con sung sướng chi tiêu, xe hơi đưa đón. Em có bao giờ tự hỏi tiền ở đâu họ nhiều thế? Em có dám đối mặt họ để hỏi cho ra lẽ không?”.
Nó ậm ừ xin lỗi tôi rồi về lớp.
Tôi nguôi giận vì vừa thực hiện xong ác ý, xúi nó giải quyết giúp tôi một bức xúc rằng tôi học hành đàng hoàng, chuyên môn nghiệp vụ bài bản mà đời sống cực khổ thế này.
Hôm sau vào lớp, nó không cười quái dị với tôi nữa, chỉ cúi mặt chơi game. Chắc nó nghĩ không quấy tôi dạy đã là ăn năn, là tốt lắm rồi. Nó từng trả treo với tôi: “Toán mà thi trắc nghiệm thì cần quái gì học vẫn làm được bài”.
***
Thi trung học phổ thông quốc gia nó đậu. Giấy báo gọi nó học đại học và nhiều đứa tương tự như nó, bay về trường như bướm. Nhưng - ngay tuần sau tôi nghe tin, từ làng xóm, một vụ choảng nhau ra trò. Nó cùng ba thanh niên choai choai chặn xe ông quan huyện lúc chạng vạng tối với hung khí cầm tay. Nó hỏi: “Đ.M, mày lương tháng bao nhiêu mà giàu có thế?”. Không ngờ ông quan xuất thân võ biền, trong xe còn có tài xế to khỏe, cũng xuất xứ như ông, võ nghệ đầy mình, trên xe thế nào lại sẵn cả gậy gộc. Hai đối bốn, quan huyện cùng tài xế đập cho bọn nó một trận thừa chết thiếu sống. Phần nó bị gãy chân, lại chủ mưu gây rối nên công an huyện gô cổ về đồn, rồi cho đi tù với bản án ba năm.
Giáo viên trong trường ai nấy thở phào, sướng: “Đáng đời cái thằng, nó hành hạ mình mấy năm nay”. Còn tôi, diễn tả tâm trạng thế nào nhỉ? Một chút hả dạ vì nó dám dằn mặt quan huyện, một chút sướng vì có kẻ đập nó một trận tơi bời, một chút ân hận vì xúi nó, một chút bất ngờ sao nó nghe lời mình.
Tôi có sai? Hình như sai, rồi hình như không sai? Tôi sẽ chối tội nếu ai đó biết. Tôi sẽ quẳng cái lương tâm chết bầm để ngủ yên. Tôi đè dễ dàng cái thiện lương yếu ớt, sau bao năm bị bào mòn bởi lắm thứ giả trá, dám ngóc đầu dậy.
***
Hai năm sau, tôi có việc đi lên xã vùng cao Phú Dầu, đường đi ngang qua cổng trại giam Phước Xuân. Con đường gập ghềnh đang sửa sang, chỗ đổ bêtông, chỗ làm cầu, chỗ xẻ núi... bụi mù mịt, nắng hạ chói lòa. Xe 16 chỗ dừng chỗ cây cầu tạm để mọi người xuống suối rửa mặt.
Tôi chợt thấy nó cùng đội bạn tù đang làm đường. Nó thấy tôi đến gần liền sợ sệt chỉ vào anh quản giáo, anh này đang xông đến rất nhanh.
“Đây là quản giáo của em” - nó vội nói.
“Tôi giáo viên, cậu ấy trò tôi” - tôi tự giới thiệu, rồi rụt rè năn nỉ:
“Xin anh cho tôi gặp ít phút”.
Anh quản giáo ngó tôi từ chân lên đầu, tỏ ý bực:
“Nói nhanh lên”.
Tôi quay lại đặt tay lên vai nó, người nó gầy rộc, ướt sũng mồ hôi vì nắng nóng, hỏi nhỏ: “Em có giận thầy không?”.
“Không, em hiểu ý thầy rồi, em không giận vì chuyện đó đâu” - nó cười, trả lời.
“Cực lắm không?”.
“Em hiểu ra, em lớn lên, nhiều thứ lắm. Thầy đừng nghĩ ngợi gì nhiều”.
Tôi rút ví đưa nó tờ bạc năm trăm, nó nói quản giáo không cho nhận đâu. Tôi rút thêm tờ bạc nữa lại gần anh quản giáo, làm bộ ngó xa xa chỉ tay về phía núi đồi nắng lóa: “Mong anh quan tâm, nó tuổi học trò nhỏ dại”.
Xe gọi tôi đi. Tôi vẫy tay chào nó, nó nói với theo: “Thầy ơi, giữ gìn sức khỏe nghen”.
Giọng nó nẫu rặt mà nghe thấy thương. Nhưng sao nó lại quan tâm đến sức khỏe của tôi?
Đêm ấy, tôi ngủ nhà sàn của người Ba Na, mát mẻ. Tôi mơ thấy nó bị công an bắt vì tội vận chuyển ma túy, lại nghe nó gọi: “Thầy ơi, giữ gìn sức khỏe nghen!”.
Tỉnh giấc, tôi nghe lòng mình cay đắng.
Tôi có sai???
Tg.PHÙNG HI.
Posts: 13,355
Threads: 204
Likes Received: 1,541 in 718 posts
Likes Given: 1,687
Joined: Oct 2018
Reputation:
185
VIẾT MỘT CHUYỆN TÌNH
Tiểu Tử
Mấy lúc gần đây, không hiểu sao, tôi bỗng thèm viết một chuyện tình! Từ ngày tập tễnh viết văn, nhớ lại, tôi chưa từng viết chuyện tình nào cả. Điều này làm tôi cũng ngạc nhiên, bởi vì, chuyện tình là chất liệu mà các nhà văn khai thác thừơng nhứt và nhiều nhứt. Từ những ngòi bút măng non của tuổi học trò qua những nhà văn “tài tử” hay đã thành danh… có ai không từng viết chuyện tình? Chỉ có tôi là chưa. Lạ thật!
Vậy mà bây giờ tôi bỗng thèm viết một chuyện tình. Ở cái tuổi về chiều của tôi, “thèm” như vậy không biết có phải là triệu chứng của sự hồi xuân hay không? Người ta nói mấy ông già ở tuổi hồi xuân “ghê” lắm , “mắc dịch” lắm. Vì vậy, khi về già, tôi hay bị ám ảnh bởi cái tuổi hồi xuân đó, và không biết lúc nào “nó” bùng ra để biến tôi thành ông già “mắc dịch”! Cho nên khi cảm thấy thèm viết chuyện tình, tôi tự hỏi: “Có phải là nó đến đó không?”. Hỏi mấy ông bạn già – già hơn tôi để có nhiều kinh nghiệm – thì người nào cũng cười cười: “Nó đó!”. Nếu thật là “ nó” thì cái sự hồi xuân của tôi không đến nỗi nào “ghê” lắm. Trái lại, nó có vẻ nhẹ nhàng tao nhã nữa. Bởi vì tôi chỉ có thèm viết chuyện tình thôi!
Dĩ nhiên, tôi không có cao vọng viết một chuyện tình loại “để đời” như “Lan và Điệp”, hay như “Roméo và Juliette”. Tôi chỉ thèm viết một chuyện tình tầm thường, chẳng éo le gút mắt gì hết, nhưng phải là một chuyện tình sống thực.
Vậy là đầu hè năm nay, tôi bắt đầu giàn dựng “một chuyện tình”…
Muốn viết một chuyện tình, đầu tiên là phải có một chàng trai và một cô gái. Dễ quá! (Còn chuyện tình giữa hai đực rựa với nhau hay giữa hai kiều nữ với nhau mà người ta gọi một cách văn vẻ là “đồng tính luyến ái”… loại chuyện tình tréo cẳng ngỗng đó không nằm trong sự thèm viết của tôi! Mô Phật!). Chàng trai không cần phải “đô con”, cô gái không cần phải đẹp như người mẫu. Hai nhân vật mà tôi muốn “dựng” lên phải giống như mọi người bình thường, nhưng họ phải trẻ (Lạ quá! Sao chuyện tình nào cũng phải có nhân vật trẻ hết! Làm như ở lứa tuổi sồn sồn chuyện tình bị … xơ cứng, không gợi cảm hứng cho nhà văn nữa!) Và họ phải dễ thương!
Ở nhà vợ chồng tôi không có bàn viết. Lâu nay, tôi viết ở bàn ăn. Cho nên, muốn viết phải… canh giờ, bởi vì gần tới giờ cơm là phải đi chỗ khác. Sau bữa ăn, dọn dẹp xong, mang giấy bút trở lại bàn ăn để viết tiếp thì ý văn nó đã đi đâu mất!
Lần này, thèm viết chuyện tình – lại là lần đầu tiên viết chuyện tình – tôi muốn được viết một cách… trơn tru, nghĩa là không bị bắt buộc ngừng ngang để trả bàn ăn lại cho bữa ăn, và tôi được tự do ngắt câu văn ở chỗ nào mà tôi xét thấy ý văn vẫn nằm nguyên ở đó ngoan ngoãn chờ, và nhứt là xấp giấy tôi viết vẫn giữ nguyên vị trí xiên xiên của nó trên mặt bàn – tôi có tật đặt giấy không thẳng góc với cạnh bàn mới viết được! – để khi tôi ngồi trở lại viết tôi không cảm thấy có sự gián đoạn! Muốn được như vậy, tôi phải có một cái bàn riêng để viết.
Chủ nhựt đó, tôi nói chuyện cái bàn viết cho hai thằng con tôi nghe, khi chúng nó chở gia đình lại nhà tôi ăn cơm (Nhà của vợ chồng tôi ở trong một làng nhỏ – ngoài đồng, xa Paris. Các con tôi, vì đều làm việc ở Paris, nên có nhà ở trong đó. Cuối tuần, tụi nó hay chở nhau ra thăm ông bà nội vì nhà có sân trước vườn sau rộng rãi cho mấy đứa nhỏ chạy giỡn nô đùa). Tụi nó hỏi:
– Ba cần cái bàn bao lớn?
– Không cần phải loại bureau lớn làm gì. Ba chỉ cần một bàn nhỏ cỡ sáu tấc một thước có một hộc ở giữa để bản thảo và giấy bút. Nhẹ nhàng vậy thôi.
Hai hôm sau, thằng con lớn chở tới một cái bàn đúng y như tôi muốn. Tôi cho nó đặt bàn ngay trong phòng vợ chồng tôi ở trên lầu, cạnh cửa sổ. Ngồi ở đó, tôi có cái nhìn thật thoải mái. Nhìn lên là trời cao trong vắt – thời tiết đang là mùa hè – Nhìn xuống là khu vườn sau nhà tôi với mấy cây ăn trái đầy trái và khoảng đất trồng rau trồng cà của vợ tôi. Cuối vườn là hàng rào trắc bá diệp thấp thấp. Tiếp theo đó là vườn sau của nhà phía bên kia, lớn hơn vườn nhà tôi, bởi vì nó có một hồ tắm.
Tôi nói với con tôi:
– Đó! Phải ngồi một chỗ như vầy, phải có cái nhìn như vầy, mới có hứng viết văn. Con thấy không?
Thích quá, tôi vói lấy xấp giấy trắng và cây bút bi để ở đầu giường đem đặt lên bàn, rồi ngồi vào ghế, khoanh tay ngã người lên thành ghế, mắt nhìn thẳng ra cửa sổ. Tôi có cảm tưởng như chuyện tình mà tôi muốn viết, tôi vừa viết xong!
Đúng lúc đó, vợ tôi bước vào phòng. Bả la lên:
– Trời ơi! Đặt cái bàn viết kiểu gì kỳ vậy! Phòng chỉ có một cửa sổ mà ổng ngự ở đó không cho ai xài hết. Bộ hết chỗ để rồi sao?
Thằng con giải thích:
– Ba viết văn, ba cần ngồi ở chỗ có cái nhìn khoáng đãng. Với lại ba cũng đâu có che hết cái cửa sổ đâu mà má la.
– Ổng bầy đặt chuyện đó. Xưa nay, ổng viết ở bàn ăn chớ viết ở đâu? Bây giờ, ổng đòi mua bàn để có cớ cho ổng ngồi ngay cửa sổ ổng dòm con đầm ở truồng nằm phơi nắng ở nhà bên kia kìa.
Thằng con cười hề hề, còn tôi thì nghe như vừa bị tạt cho một xô nước lạnh!
Sự thật, con đầm nhà bên kia, mùa này, sáng nào cũng ra hồ tắm bơi lội rồi phơi nắng, nhưng nó có mặc mai-dô đàng hoàng. Và chỗ nó nằm phơi nắng – nhìn từ cửa sổ phòng tôi – bị mấy cây ăn trái của vườn nhà nó che khuất. Mà cho dù nó có nằm ngay trước mắt chắc tôi cũng không ngừng viết để nhìn. Bởi vì con đầm đó đã lớn tuổi, thân hình mập phì có ngấn có ngấn, chẳng còn một nét nào hấp dẫn để bắt cái nhìn của tôi dừng lại lâu lâu…
Tôi làm thinh, đứng lên tự tay kéo cái bàn đẩy vào một góc phòng. Thằng con tiếp tay đem cái ghế qua. Vợ tôi nói có vẻ hài lòng:
– Đó! Vậy, coi được không.
Tôi vẫn làm thinh, ngồi lên ghế lấy xấp giấy trắng đặt nằm xiên xiên về phía trái rồi cầm bút để viết cái tựa “Một Chuyện Tình”. Tôi viết chậm rãi, châm chú, kẻ từng chữ một, loại chữ in – chữ hoa – loại chữ mà mình có thể đồ đi đồ lại từng nét nhiều lần, để đợi thời gian đi qua… Và để cho vợ con tôi thấy tôi đang viết, tôi cần sự yên tịnh để viết, và nhứt là tôi cần ngồi một mình để viết.
– Thôi! Mình xuống dưới nhà đi má. Để cho ba viết. Với lại con phải trở về Paris ngay, sợ kẹt xe.
Khi mẹ con nó đi ra, tôi chưa viết xong chữ “Một”! Tôi buông bút, nhìn bức tường màu trắng đục nằm cách tôi sáu tấc mà thấy ở đó một khoảng không mênh mông lễnh loãng, còn tôi thì chơi vơi một mình, chới với một mình. Tự nhiên, tôi thở dài…
Tâm trạng đó rồi cũng đi qua (Trời đã ban cho tôi tiếng thở dài thật là mầu nhiệm!) Tôi lại tiếp tục giàn dựng chuyện tình trong đó đã có hai nhân vật chánh.
Bây giờ, phải cho họ gặp nhau. Nếu là chuyện xảy ra ở Pháp thì dễ quá: trai gái ở đây gặp nhau “hà rầm”, không có cơ hội họ cũng bày ra cơ hội. Đằng này, chuyện tình mà tôi muốn viết là chuyện tình Việt Nam một trăm phần trăm. Thành ra phải có “cái nhìn” khác.
Thời bây giờ, chắc không còn chuyện ông mai dẫn chàng trai đi coi vợ như thời tôi còn trẻ. Còn sắp xếp để cô phù dâu phải lòng anh phù rể thì sao có vẻ tiểu thuyết quá! Cho nên, tôi cho họ gặp nhau ở nhà một người bạn chung, trong một dịp nào đó, sinh nhựt hay đám giỗ hay tiệc tất niên gì gì.
Đến đây thì hơi khó. Bởi vì tôi không biết khi chàng trai “chịu” cô gái, anh phải làm sao? Còn cô gái? Làm sao thấy cô ta “chịu” chàng trai? Và lúc nào thì hai cái “chịu” đó… đụng nhau để có sự “giao lưu hai chiều”? Có lẽ chàng sẽ mỉm cười nhìn nàng. Có lẽ nàng sẽ mỉm cười nhìn lại với hai vành tay ửng đỏ (Nghe nói con gái nhạy cảm hơn con trai trong lãnh vực tình yêu! Ở đây chắc đúng như vậy).
Sau vài tua trao qua trao lại cái nhìn, chắc chàng phải tìm cách lại gần nàng để bắt chuyện (Đọc nhiều chuyện tình, tôi để ý gần như lúc nào đàn ông cũng “đi” trước) Và chắc nàng chỉ đợi có như vậy, cho nên thấy nàng tiếp chuyện ngay và có phần phấn khởi nữa.
Vậy rồi họ quen nhau. Rồi hẹn hò (Có chuyện tình nào mà không có cái vụ hẹn hò?) Ở Sàigòn – chuyện xảy ra ở Sàigòn, điều này tôi quên nói ở đoạn trước! – có nhiều chỗ để hẹn hò. Hồi đó, hồi mấy con tôi còn nhỏ, tôi hay đưa tụi nó đi sở thú hay vườn Tao Đàn. Tôi còn nhớ đã thấy biết bao nhiêu cặp hẹn hò ở hai nơi đó… Vậy, chỗ hẹn hò cho hai nhân vật trong chuyện không thành vấn đề.
Họ hẹn nhau và gặp nhau vài lần hay nhiều lần gì đó, không quan trọng. Điều quan trọng là không có vụ lỗi hẹn trong chuyện tình mà tôi muốn viết bởi vì tôi thấy lỗi hẹn, rồi giận hờn, rồi nước mắt… v.v… nó cải lương quá và sự lỗi hẹn đã được nói quá nhiều rồi trong các chuyện tình. Bây giờ, viết một chuyện tình không có lỗi hẹn, có lẽ nó sẽ gần gũi với cuộc sống bình thường hơn. Nó thật hơn và chắc chắn sẽ dễ viết (Lần đầu tiên viết chuyện tình, chọn cái gì dễ dễ để viết cho nó… trơn!)
Cái không dễ viết – đối với tôi – là những chi tiết. Ví dụ như đoạn chàng và nàng bắt đầu tỏ tình sau nhiều lần hò hẹn. Họ phải làm sao?
Nhớ lại, hồi đó, tôi đi coi vợ mấy lần. Lần nào cũng có một ông mai dẫn đi (Sao hồi xưa có nhiều người làm nghề mai mối quá. Vậy mà thiên hạ vẫn chê rằng: “Ở đời có bốn cái ngu: làm mai, lảnh nợ, gác cu, cầm chầu”!) Đến lần coi vợ thứ mấy tôi không nhớ nhưng nhớ là lần cuối cùng, tôi … gật đầu. Vậy là sau đám hỏi cô gái đó và tôi “dính” nhau rồi dính luôn cho đến bây giờ! Dĩ nhiên là có lễ “sỉ lời” rồi có đám cưới (Lễ “sỉ lời” là đàng trai trầu rượu đến đàng gái xin xác nhận ngày làm đám cưới, mặc dù hai bên đã OK với nhau từ lâu!) Chuyện tình hồi đó thật là dễ ợt. Bởi dễ ợt như vậy cho nên viết chuyện tình trong bối cảnh thời bây giờ, có nhiều chỗ tôi không biết tả ra làm sao cho sống thật!
Tôi đã đọc nhiều chuyện tình, chẳng lẽ tôi “cóp” lại sao? Thì thôi cố gắng tưởng tượng vậy.
…Sau nhiều lần hò hẹn – có đi xi-nê, có đi ăn phở, có đi ăn kem…v.v… những thứ phải có để hai người gần lại – một hôm (Thường thì là một ngày đẹp trời, bởi vì bộ điên sao mà hò hẹn dưới mưa?), chàng làm gan cầm lấy bàn tay của nàng, cầm bằng cả hai bàn tay, thận trọng như cầm một báo vật sợ nó tan đi hay rơi mất. Nàng không rút tay về. Chỗ này, có lẽ nàng sẽ thẹn thùng nhìn xuống (Đẹp quá! Phản ứng đầu tiên của người con gái!) Rồi, như đã lấy một quyết định, nàng vừa đặt bàn tay còn lại lên hai bàn tay của chàng vừa ngước lên để hai nụ nhìn giao nhau. Rồi giữ nguyên như vậy rất lâu… rất lâu…
Đọc tiểu thuyết thấy nói “chàng và nàng nhìn nhau đắm đuối”. Ở đây, chắc “đắm đuối” là nhìn như vậy. Tôi chưa từng biết cái nhìn đắm đuối nó ra làm sao nhưng hiểu nghĩa đen của mỗi từ (“đắm” là chìm, “đuối” là kiệt sức), tôi tưởng tượng ra được trạng thái kỳ diệu của đôi trai gái nhìn nhau đắm đuối: không còn biết gì hết, không còn thấy gì hết, tất cả đều tan biến, không gian thời gian… chỉ còn lại có hai người là hiện hữu. Tôi nghĩ: tình yêu chắc phải tuyệt vời lắm nên con người mới chết lịm được như vậy.
Giàn dựng đến đây, tôi cảm thấy thật vui. Bởi vì, dù không có kinh nghiệm sống, tôi vẫn đưa “Một chuyện tình” đi một cách tự nhiên như thật. Tôi đứng lên bước lại cửa sổ hít một hơi dài sảng khoái. Qua kẽ lá hàng cây, tôi thấy lổ đổ dạng con đầm nhà bên kia đang nằm phơi nắng. Tôi tiếc sao nó không đẹp để tôi khỏi thấy oan ức khi bị vợ tôi “nói nầy nói nọ”. Rồi tôi lại nghĩ: tôi có nhìn người đàn bà đẹp thì cũng giống bả đứng “chết trân” khi bả nhìn kim cương lấp lánh. Vậy mà sao…
Có tiếng vợ tôi dưới nhà nói vọng lên:
– Trời nắng giữ. Ông xuống tưới giùm vườn rau, coi ông. Con đầm nó ra phơi nắng rồi kìa!
Tôi bật cười, lặng lẽ xuống tưới rau mà thầm phục vợ tôi có tài ghép vào với nhau hai sự kiện hoàn toàn khác biệt.
Suốt buổi đó, tôi tưới rau, quét lá khô, nhổ cỏ dại mà trong đầu vẫn giàn dựng tiếp chuyện tình của đôi trai gái yêu nhau mà tôi đã để lại trên bàn viết.
…Họ nhìn nhau đắm đuối, rồi, không kềm được, chàng ôm lấy nàng. Chàng nghe trong vòng tay thân hình mềm mại của người yêu run lên nhè nhẹ. Nàng hơi ngã người về phía sau, nhịp thở đức khoảng, bờ môi khép hờ. Mùi con gái tiết ra thoang thoảng làm chàng ngây ngất! Chàng cuối xuống hôn nhẹ lên môi người yêu, hơi vội vã như sợ mất đi phút giây huyền diệu đó. Nàng nhắm mắt…
Ở đoạn này, điều mà tôi chắc chắng có, là cái “mùi con gái”. Bởi vì hồi đó, trong buổi “ăn nằm” đầu tiên, tôi khám phá ra cái mùi con gái trong thân thể của vợ tôi. Cái mùi đó thật là nhẹ nhàng trinh nguyên nhưng vô cùng quyến rủ. Nó phai đi lần lần theo thời gian để được thay vào bằng mùi dầu thơm đàn bà, cái mùi nhân tạo có khi đậm đặc đến tàn nhẫn!
Khi tôi hình dung “nàng nhắm mắt”, tôi ngẩn ngơ hết mấy phút. Làm sao người con gái, khi nhắm mắt như vậy, có thể… hốt hồn mình được? Lúc đó, chắc tình yêu đã phải căng đầy đến mức độ mà chẳng còn gì chẳng phải cho nhau… Đẹp quá!
Rồi thì chắc phải cho họ hôn nhau thật sự, hôn nhau nồng nàn. Họ nhắm mắt hôn nhau để chỉ còn cảm nhận có tình yêu đang quánh đặc trên làng môi…
Một lúc sau, một lúc lâu sau, họ buông nhau ra để nhìn nhau. Nhưng lần này không phải cái nhìn đắm đuối mà là cái nhìn sáng rực hạnh phúc, cái nhìn được kèm theo cái mỉm cười mãn nguyện, bởi vì họ đã nói hết cho nhau những gì họ muốn nói, dù họ không có nói lên bằng lời… Dễ thương không?
Rồi họ cặp nhau đi, ôm lấy lưng nhau mà đi, bước đi phiêu phiêu như không chấm đất. Bởi vì họ còn ở trên mây tình yêu…
Đến đây, tôi nghĩ có thể tạm chấm dứt chương đầu của “Một chuyện tình”. Cứ để nó “lửng lơ” như vậy mà đẹp. Tôi rất hài lòng và có cảm tưởng như tôi vừa đi chung với chàng trai và cô gái đó trên một đoạn
đường đầy hoa thơm cỏ lạ mà tôi chưa từng được đi qua!
Làm xong công chuyện ở vườn sau, tôi lên lầu thay đồ đi tắm. Tôi thấy trên bàn viết có mấy chồng sách đặt ngổn ngang. Bước lại xem, thì ra là mấy quyển Lịch Sách Tử Vi của vợ tôi. Mấy quyển này – nhiều lắm, bởi vì năm nào bả cũng mua ba quyển khác nhau và những quyển của mấy năm trước bả vẫn còn giữ lại – bả để trong tủ quần áo thay vì để trên kệ sách phòng khách, bởi vì bả chỉ đọc nó ở trên giường! Tôi hỏi vọng xuống nhà:
– Ủa! Sao bà để sách ở đây vậy? – Để tạm, trong khi tôi soạn lại tủ quần áo. Không có chiếm bàn viết của ông đâu mà lo!
Tôi đưa hai tay lên không rồi bỏ mặc cho nó rơi xuống. Cử chỉ tôi đầu hàng đó! Bởi vì tôi đã quen với cái “tạm” của bả, cái “tạm” thường kéo dài năm bảy tháng, đôi ba năm!
Tắm xong, tôi hăng hái ngồi vào bàn viết, mặc dù tôi bị vây quanh bởi mấy chồng sách tử vi! Chuyện tình còn đang ngầy ngật trong tôi, tôi phải viết ra ngay để đừng sót một chi tiết nào hết, đừng quên một rung động nào hết. Tôi viết say sưa như viết chuyện thật đời mình! Càng viết, tôi càng nghe nhẹ trong lòng, làm như là những gì chất chứa ở trong đó được trút ra lần lần trên từng trang giấy…
Tôi viết mà quên thời gian. Có tiếng vợ tôi gọi từ dưới nhà:
– Ông ơi! Xuống ăn cơm.
Tôi “Ờ”, nhưng vẫn tiếp tục viết. Được mấy dòng, tôi tự nhủ: “Xuống ăn chớ để bả đợi”.
Tới giữa cầu thang, nhìn xuống thấy trên bàn ăn có mấy dĩa đồ ăn, một tô cơm và chỉ có một cái chén và một đôi đũa. Ngồi vào bàn, tôi hướng về phía bếp, hỏi:
– Bà không ăn sao?
– Ăn rồi! Đợi ông ăn đặng đói rã ruột à!
Một ý nghĩ thoáng qua trong đầu: “Hay là mình trở lên viết tiếp chuyện tình? Ăn một mình thì ăn lúc nào không được”. Nhưng tôi vẫn bới cơm vào chén vì thấy nếu đã ngồi vào bàn rồi mà bỏ đi thì vợ tôi sẽ cho rằng tôi chê cơm của bả, rồi sanh chuyện! Bả đâu hiểu rằng, đối với tôi bây giờ, ăn không quan trọng bằng viết, bởi vì tôi đang thèm viết.
Bỗng tôi nhớ lại câu nói của một đại văn hào người Pháp hay người Mỹ gì đó tôi quên, rằng: “Thông thường, các nhà văn hay viết những gì mà họ không có”.
Tôi ngẩn ngơ một lúc rồi đưa chén lên môi lùa cơm vào miệng như tôi lùa lá khô vào một góc vườn, hồi nãy.
Posts: 13,355
Threads: 204
Likes Received: 1,541 in 718 posts
Likes Given: 1,687
Joined: Oct 2018
Reputation:
185
Ranh Giới Mong Manh
Nguyễn Thế Duyên
Ðây là câu chuyện của mười mấy năm về trước. Tôi nhớ đấy là một chiều mùa hè trời oi bức đến không chịu nổi. Tôi ngồi ở một quán trên phố Triệu việt Vương nhâm nhi cốc cà phê. Chiếc quạt đã chạy hết tốc độ mà mồ hôi tôi vẫn cứ rịn ra. Bất chợt một tiếng của một người hát dạo hát vọng tới. Tôi chú ý đến tiếng hát vì đó là một giọng hát của một cô bé nhỏ tuổi nhưng rất trong. Tôi nhìn ra đường. Hai bố con người hát dạo đang đi dọc vỉa hè. Người bố, tôi đoán chỉ hơn tôi một vài tuổi, cầm một cái nón giơ về phía những người đi đường và những ông khách đang ngồi uống cà phê như tôi trong những quán dọc theo phố. Không một đồng nào được ném vào trong chiếc nón. Tôi đọc được nỗi thất vọng trong đôi mắt người bố. Không cầm lòng được, tôi đứng dậy, vẫy hai bố con. Họ đi đến tôi. Cô bé, người hát, chắc đã mệt lắm. Chiếc áo nó đang mặc đẫm mồ hôi,dính chặt vào người. Cô bé chắc rất đói. Mắt nó dán vào chiếc bánh tôi đang ăn dở đặt trên bàn. Trong tôi dâng lên một cảm xúc khó tả
-Hai bố con ngồi xuống đi, cháu đói lắm phải không?-Tôi hỏi con bé rồi quay sang bảo chủ quán-Chị cho tôi mấy cái bánh và hai cốc trà đá.
Hai bố con ăn ngấu nghiến. Chắc họ quá đói và khát. Sống mũi tôi bỗng thấy cay cay. Họ ăn xong, tôi cho hai bố con năm nghìn đồng. Năm nghìn cách đây mười mấy năm to lắm chứ không như bây giờ.
Tối hôm ấy, tôi cùng với vợ và mấy thằng bạn học với nhau từ hồi học đại học đi chơi Hồ Tây. Lúc về đột nhiên thằng Hưng bảo:
-Ra phố Gầm cầu đi chúng mày. Tao biết ở đấy có một hàng bánh rán cao lâu rất ngon
-Bây giờ Hà nội làm chó gì còn loại bánh rán ấy nữa. Mày chỉ bốc phét
Ngày xưa, khi người Tàu chưa bỏ đi loại bánh rán ấy ở đâu cũng có. Chiếc bánh rán vỏ mỏng tang. Viên nhân đỗ tròn xoe. Cầm cái bánh lắc còn nghe thấy tiếng viên nhân lăn lục cục. Bánh ăn nóng, thơm, ngon một cách kì lạ. Từ sau năm bẩy chín, khi người Tầu chạy khỏi Việt nam, loại bánh ấy cũng biến mất khỏi Hà Nội
-Bốc phét là thế nào. Tuần trước tao vừa được mời. Đi..
Chúng tôi kéo nhau đến phố Gầm cầu. Một con phố tối tăm,bẩn thỉu. Nơi mà hồi ấy những người ăn xin, hát dạo, bọn du thủ du thực, trộm cắp tối tối lại họp nhau về ngủ qua đêm. Chúng tôi chui vào một hàng bánh rán cao lâu ăn một bữa thỏa thích cho bõ nhớ. Lúc đứng dậy ra về,vợ tôi còn bảo:
-Anh Hưng, anh lấy cho em một chục cái em mang về cho anh Duy. Thế nào từ giờ đến tối anh ấy cũng phải ăn mấy lần nữa. Người đâu mà thích ăn vặt thế không biết.
-Vợ bọn anh mà cũng chiều chồng như em thì tốt quá –Thằng Hưng cười nói- Nhất mày đấy.
Chúng tôi kéo nhau về. Đi qua một ô của gầm cầu, đột nhiên tôi lại nhìn thấy hai bố con người hát dạo buổi chiều. Hình như họ đang nấu ăn. Con bé đang ngồi tư lự bên cạnh bếp lửa được làm bằng ba hòn gạch chụm lại. Ngọn lửa bập bùng hắt lên khuôn mặt võ vàng già trước tuổi của nó. Không biết nó đang nghĩ gì?.Tôi dừng lại.Vợ tôi nhìn theo hướng nhìn của tôi rồi hỏi nhỏ:
-Có phải hai bố con mà anh nói với em không?
-Ừ
Biết tính tôi, vợ tôi dúi vào tay tôi gói bánh rán rồi bảo
-Anh đến với họ đi,em với các anh ấy về trước.
Tôi ngần ngừ
-Em không giận đấy chứ?
-Không, ! Anh đi đi không có tối nay anh lại mất ngủ thì lại khổ em
Nàng ẩn vai tôi về phía hai cha con rồi kéo những bạn tôi đi.Vợ chồng tôi rất hợp nhau. Nàng biết rất rõ những cá tính của tôi và chưa bao giờ tôi thấy nàng khó chịu với những cá tính ấy, kể cả việc thỉnh thoảng tôi vẫn hay vác tiền nhà đi giúp một ai đó
Tôi đi về phía hai cha con người hát dạo. Họ nhận ngay ra tôi. Tôi vớ lấy một hòn gạch làm ghế ngồi xuống cạnh con bé. Đưa cho nó túi bánh rán và bảo
-Hai bố con ăn đi
Con bé lí nhí cám ơn rồi mở túi bánh đưa cho bố. Hai bố con ăn một cách ngon lành. Tôi cũng chẳng hiểu tại sao ngày nào tôi cũng gặp bao nhiêu người nghèo khổ mà sao tôi lại đặc biệt chú ý đến hai bố con nhà này. Tại vì con bé xinh xắn? Tại vì giọng hát của nó quá trong? Hay tại số phận? Chịu, tôi không lí giải được. Chỉ biết rằng từ trong sâu thẳm tiềm thức có một tiếng nói buộc tôi phải làm một điều gì đó cho họ
-Chị nhà đâu anh?
Đang ăn, nghe hỏi về vợ, Người cha đột nhiên đờ ra, mồm anh ta méo xệch, hai hàng nước mắt tuôn dài trên má. Nhìn một người đàn bà khóc vì đau khổ đã là một cực hình với tôi. Đằng này nhìn một người đàn ông khóc tôi thật không sao chịu nổi. Tối hôm đó, người cha đã kể cho tôi nghe về hoàn cảnh của mình
Rất muộn tôi mới về nhà. Vợ tôi ra mở cửa, nhìn nét mặt tôi nàng im lặng không nói gì. Nàng biết tôi đang xúc động . Nàng lẳng lặng cắm chiếc đèn bàn trên bàn làm việc, mở ngăn kéo lấy quyển sổ tôi vẫn ghi chép, bơm mực vào bút cho tôi (Thời ấy bút bi hiếm lắm)rồi trở về phòng ngủ. Lúc nàng đi ngang qua tôi, tôi im lặng ôm lấy nàng thì thào
-Cám ơn em
Nàng gỡ tay tôi ra,mỉm cười
-Anh đừng có thức suốt đêm đấy
Tôi ngồi trước bàn làm việc mà không viết được gì. Trước mắt tôi cứ hiện ra một căn nhà vách đất đầy những mảng tường bị mưa gíó làm đổ nát và một người đàn bà nằm chết trên nền. Khuôn mặt con bé đẫm nước mắt cứ chập chờn trong tôi. Tôi cứ ngồi im như thế không biết bao lâu. Đột nhiên nghe cạch một tiếng, tôi giật mình nhìn lên.Vợ tôi đặt bát mì trước mặt tôi, liếc nhìn cuốn sổ vẫn trống trơn trên bàn, vợ tôi bảo
-Anh đi ngủ đi. Đêm nay anh chẳng viết gì được đâu. Anh hãy để cho xúc động lắng xuống. Ngày mai anh mới có thể sắp xếp được những suy nghĩ của mình
-Không phải thế-Tôi nói-Anh muốn làm một việc gì đấy thiết thực cho họ chứ còn viết về họ thì có ích gì đâu
Vợ tôi kéo một chiếc ghế khác ngồi uống bên cạnh.
-Thì anh định làm gì thì cứ làm đi. Em có ngăn anh đâu. Nhưng em nghĩ cho tiền họ không giải quyết được vấn đề. À! Mà sao anh không nhờ anh Tâm?Anh ấy là tỉnh ủy viên phụ trách nội chính làm gì mà anh ấy không thu xếp được cho họ một việc gì đó
-Đúng rồi!-Tôi reo lên-Em tài thật đấy
Tâm cũng là bạn học với tôi từ hồi đại học. Hiện nó là tỉnh ủy viên tỉnh Sơn la. Lần nào về Hà Nội họp nó cũng vào nhà tôi chơi.
Ngay hôm sau tôi đi Sơn La. Tối hôm đó chúng tôi ngồi nói chuyện với nhau rất khuya. Tôi kể với nó về hai cha con người hát dạo. Nó nhìn tôi một lúc rồi lắc đầu
-Mày vẫn y như ngày xưa chẳng tay đổi gì. Thảo nào hơn hai mươi năm rồi mà mày vẫn cứ đứng ỳ ra một chỗ. Rồi, bây giờ mày muốn tao làm gì?
-Mày có thể bố trí cho người bố một chân gì đó, bảo vệ chẳng hạn, và tìm cách đưa con bé vào trong trường nội trú của tỉnh. Tao nghĩ hai việc đó với cương vị hiện nay của mày thực hiện nó không khó.
-Rồi! Rồi –Nó thở dài đánh thượt một cái-Tao chẳng thấy mày nhờ gì cho mày cả, toàn đi ôm việc thiên hạ. Mà mày toàn đi làm phúc thế mà sao vợ chồng mày vẫn cứ tịt nhỉ. Hay là lên đây tao hỏi cho một cô vợ bé
-Có các cả đàn bà thiên hạ đổi lấy vợ tao tao cũng không đổi. Nhìn chúng mày một lũ một lĩ mà tao vãi cả linh hồn
Mấy hôm sau, tôi đưa hai bố con lên Sơn La, mọi việc đều êm thấm. Thằng Tâm đã đưa được ông bố vào làm bảo vệ một cơ quan ở tỉnh còn con bé được đưa vào trường nội trú. Thời gian cứ thế trôi đi, thỉnh thoảng chúng tôi chỉ liên hệ qua những bức thư. Thư ngày một thưa, rồi cuối cùng ngừng hẳn. Lâu rồi tôi cũng quên bẵng mất chuyện đó. Cho đến cách đây bốn năm, đột nhiên mọi việc đều thay đổi
Tôi còn nhớ đó là hôm chủ nhật, có tiếng gõ cửa, tôi mở cửa. Một cô gái lạ hoắc đứng ở ngoài, thấy tôi cô ta reo lên
-Chú Duy
Tôi ngạc nhìn cô bé,cố nhớ xem cô ta là ai. Chịu, không thể nào nhận ra trong lúc con bé cứ nhìn tôi cười ngặt nghẽo
-Chú không nhận ra cháu phải không? Cháu là Hà, con bé hát dạo
Con bé Hà ư? Trời đất. Tôi làm sao có thể nhận ra được. Nó đã trở thành một thiếu nữ, xinh đẹp. Chẳng còn một chút gì của con bé hát dạo ngày xưa trong nó.Tôi quay vào trong nhà rối rít gọi vợ
-Em ơi ra đây mau- Vợ tôi chạy ra, tôi chỉ vào con bé hỏi vợ-Đố em biết ai đây?
Vợ tôi nhìn kĩ con bé một lúc rồi dè dặt hỏi
-Có phải là Hà không?
-Ôi! Cô
Con bé kêu lên rồi lao đến ôm chầm lấy vợ tôi, nước mắt nó giàn dụa. Chúng tôi vào trong nhà, vợ tôi pha cho nó một cốc nước chanh rồi hỏi
-Nào, bây giờ cháu kể chuyện nhà cho cô chú nghe nào. Bố cháu vẫn khỏe chứ? Cháu về Hà Nội làm gì?
-Cháu cám ơn cô chú. Bố cháu vẫn khỏe. Nhà cháu bây giờ đỡ nhiều rồi. Cháu được tỉnh cho về học thanh nhạc ở trường văn hóa nghệ thuật quân đội
-Tốt quá- Tôi kêu lên-Cháu phải cố gắng lên,giọng hát của cháu hay lắm. Ngày trước chính vì giọng hát của cháu làm chú chú ý đến bố con cháu đấy
Con bé bùi ngùi. Chắc nó nhớ lại những ngày cơ cực của sáu năm về trước
-Cháu rất biết ơn cô chú. Nếu không có cô chú đời cháu chẳng biết sẽ đi đến đâu
Con bé ở lại nhà tôi hai ngày, sáng hôm thứ ba, cả hai vợ chồng tôi đưa con bé nhập trường. Lúc về vợ tôi căn dặn nó
-Cháu phải chăm học, chủ nhật phải về nhà cô chú, thiếu cái gì thì cứ nói với cô. Rõ chưa?
Chúng tôi rất yêu quý con bé, chủ nhật nào con bé cũng về nhà chúng tôi. Không ai nói ra, nhưng ai cũng cảm thấy con bé là một thành viên của gia đình. Tôi chắc con bé cũng có cảm nhận ấy.
Khi con bé học đến năm thứ ba thì vợ tôi bị ốm nặng. Nàng bị ung thư. Bệnh tình biến chuyển rất nhanh. Con bé phải nghỉ học để vào bệnh viện chăm sóc nàng.Đối với tôi đó là một thời kì khủng khiếp. Tối nào tôi cũng ở trong bệnh viện với vợ ai đuổi về cũng không về. Tôi biết, tôi với vợ tôi chẳng còn được bao nhiêu ngày nữa. Một hôm vợ tôi bảo
-Anh, hôm nay cả nhà ta đi chơi một buổi đi. Nằm đây nhiều em thấy tù túng quá
Hôm ấy cả ba chúng tôi đi chơi khắp nơi. Cả ba đều cười nói vui vẻ. Cả ba đều thỉnh thoảng tìm một cớ gì đó tách riêng ra trong vòng một vài phút để lau vội hàng nước mắt, để cắn chặt môi lấy lại dũng khí mà còn tiếp tục nói, cười. Chúng tôi chụp một loạt ảnh. Nàng đòi chụp mấy kiểu ảnh một mình. Nước mắt tôi trào ra. Tôi hiểu. Con bé kéo tay tôi nói nhỏ
-Chú, lau nước mắt đi, cô ra kia kìa. Nhanh lên
Tối hôm đó cả nhà tôi, ba người ngồi bên nhau. Nàng bảo tôi giọng trầm xuống
-Anh! Khi em đi rồi anh đừng quá đau buồn. Anh phải chú ý giữ sức khỏe. Một năm sau anh nên lấy vợ. Đừng để lâu anh cũng nhiều tuổi rồi- Tôi bật khóc. Lần đầu trên trên đời tôi khóc. Nàng ôm lấy tôi, dịu dàng lấy khăn lau nước mắt cho tôi-Anh hãy nhìn em đi-Tôi ngước lên nhìn vào mắt nàng.Ôi !một bầu trời bình yên. Tâm bão. –Anh hãy hứa với em đi
-Anh thề với em, cả cuộc đời anh sẽ… Tôi mới nói đến đấy thì nàng đã vội vàng lấy tay bịt mồm tôi lại
-Anh, Đấy không phải là điều em muốn nghe. Em sẽ không nhắm được mắt nếu anh cứ như vậy. Nào,hãy nhìn thẳng vào mắt em. Thế, thế. Bây giờ thì anh hứa đi
-Anh hứa
Nàng quay sang con bé
-Còn cháu, khi cô đi rồi cháu cố gắng an ủi chú. Cháu đừng ở kí túc xá nữa. hãy dọn về ở với chú. Chú là người nhạy cảm, cố gắng chăm sóc chú hộ cho cô. Khi nào tốt nghiệp hãy đến mộ cô hát cho cô nghe bài hát mà cháu hát trong lễ tốt nghiệp nghe chưa
Đấy là buổi tối cuối cùng nàng còn tỉnh táo. Một tuần sau nàng ra đi
Sau đám tang, nhà tôi như một cái nhà mồ. Hoang vắng và lạnh lẽo. Tôi suốt ngày ngồi thẫn thờ trước bàn viết ngắm nhìn ảnh vợ. Con bé cứ thầm lặng chăm sóc tôi. Không nói một lời, nó biết nỗi đau của tôi quá lớn không thể dùng lời nói mà xoa dịu được.
Mãi mấy tháng sau, một hôm tôi đi lang thang vô định. Khoảng hơn hai giờ sáng, tôi trở về nhà. Cửa vẫn mở hé, tôi mở cửa bước vào. Con bé đang ngồi đọc một cuốn sách trong phòng. Tôi hỏi nó
-Sao cháu không đi ngủ đi. Đợi chú làm gì. Chú có chìa khóa mà
Nói xong, không đợi con bé trả lời, tôi ngồi ngay vào bàn viết. Trên bàn, quyển sổ ghi chép của tôi đã đặt sẵn, cái bút đã bơm đầy mực. Lọ hoa nhỏ trên bàn cắm ba bông hồng nhung tươi thắm. Tất cả vẫn y nguyên như lúc vợ tôi còn sống. Đêm hôm đó, lần đầu tiên từ khi vợ mất, tôi làm được một bài thơ. Bài “Khóc vợ”. Sáng hôm sau, tôi đưa bài thơ cho con bé đọc. Nước mắt con bé chảy quanh. Hai chú cháu tôi ôm nhau khóc
Sau lần ấy, tôi bắt đầu bình tâm trở lại. Con người dù nỗi đau có lớn đến đâu thì cuối cùng vẫn cứ phải tiếp tục sống. Dần dần thời gian, công việc và nghĩa vụ làm người sẽ giúp vết thương kín miệng
Một buổi tối, con bé mang về nhà một bài thơ và bảo tôi
-Cháu đọc thấy một bài thơ cổ nhưng không hiểu, chú dịch cho cháu-Rồi nó đọc-
"Quân sinh thiếp vị sinh
Thiếp sinh quân đã lão
Quân hận thiếp sinh trì
Thiếp hận quân sinh tảo"
Tôi biết bài thơ này. Nó là một bài thơ rất ít người biết. Không biết làm sao con bé lại lần được bài thơ này. Tôi giải thích từng từ cho con bé. Nó im lặng một lúc rồi đột ngột hỏi
-Ngày xưa bao nhiêu tuổi thì lên lão chú nhỉ?
-Khoảng năm mươi. Cháu không thấy trong “ Nhật kí trong tù” cụ Hồ viết “Tuổi ngoại năm mươi thường thán lão” là gì
-Tức là chàng trai và cô gái hơn nhau năm mươi tuổi cơ à?
Con bé hỏi mà mắt nó mơ màng nhìn đi tận đâu. Tôi vô tình nói
-Chắc không đến thế đâu. Ngày xưa tuổi thọ thấp, chỉ gần bốn mươi là người ta đã cảm thấy mình già lắm rồi
Đột nhiên con bé quay sang nhìn thẳng vào tôi và nói
-Một mối tình đẹp có phải không chú?
Tôi giật mình. Linh cảm mách bảo tôi có một cái gì đó không ổn ở đây.Tôi cười khỏa lấp
-Cháu đừng tin vào thơ văn. Mà dạo này cháu cũng đọc thơ kia à.Có anh chàng nào rồi phải không?
-Không !làm gì có. Nếu có cháu phải mang về báo cáo chú chứ
Con bé nói với tôi với một giọng nói rất mạnh mẽ, khẳng định. Hình như nó cố làm cho tôi hiểu rằng nó chưa yêu ai.Tối hôm đó, lần đầu tiên tôi nhận ra một điều: Con bé đã cố gắng chăm sóc tôi giống y như lúc vợ tôi còn sống. Khi nhận ra điều này, cảm giác bất an trỗi dậy trong tôi. Từ hôm đó,tôi cố gắng tránh xa con bé. Nhưng kể cũng lạ, tôi càng cố tránh xa con bé thì cảm giác bất an càng lớn dần lên trong tôi. Càng cố xua đuổi cảm giác ấy, một cảm giác khó tả, không hình, không bóng, thì nó càng lớn và lớn ngày một nhanh
Một buổi chiều, tôi ra nghĩa trang thăm mộ vợ. Từ đằng xa, tôi đã thấy con bé đang đứng trước mộ vợ tôi. Giật mình, tôi rón rén đi sát lại gần.Nấp sau một ngôi mộ mới xây to tướng, tôi thấy con bé đang khấn. Không phải khấn! vì nó nói rất to như không phải chỉ nói với người nằm trong mộ mà còn muốn nói với cả chính mình
-Cô ơi, cô hãy tha thứ cho cháu. Cháu không biết cháu làm thế này có đúng không. Cô đã bảo cháu phải chăm sóc chú nhưng cô ơi, cháu chỉ có thể chăm sóc chú khi cô cho phép cháu gọi cô bằng chị. Cô,cô cho cháu gọi cô bằng chị cô nhé
Tôi sững người khi nghe con bé nói. Hóa ra cảm giác bất an trong tôi là đúng. Tôi bước ra khỏi chỗ nấp, đi lại phía con bé, nghiêm mặt
-Cháu nói gì vậy? Hà. Cháu đừng lẫn lộn giữa tình yêu và lòng biết ơn. Cháu rõ chưa. Chú đáng tuổi bố cháu
Con bé lúng túng trong một thoáng song nó lấy lại bình tĩnh rất nhanh. Nó nhìn thẳng vào mắt tôi với một ánh mắt đanh lại
-Không! Cháu không lẫn lộn
Nói xong nó bật khóc và bỏ chạy. Còn lại một mình, tôi lặng lẽ châm hương cắm lên mộ. Ngước lên nhìn ảnh vợ, tôi thấy hoang mang. Tôi nhắm mắt, định thần, cố gắng đè nỗi hoang mang ấy xuống. Không được. Tôi sợ hãi chính mình. Em! Tôi thầm nói trong đầu. Anh không thể quên em. Em hãy giúp anh. Tôi mở mắt, chăm chăm nhìn vào ảnh vợ. Trong làn khói hương mờ mờ đang lan tỏa quanh bức ảnh, tôi thấy nàng như đang cười
-Anh ! đã một năm rồi, anh đã hứa với em điều gì?
Có tiếng thì thầm đâu đó. Tôi ôm mặt
-Không!
Tôi thốt kêu lên thành tiếng. Nhìn lên bức ảnh, nụ cười của nàng biến mất. Bức ảnh nhìn tôi như trách móc. Không, em ơi. Anh xin lỗi, anh không thể. Sương chiều buông tím. Nghĩa trang không một bóng người. Một tiếng chim thê lương vang lên trong bóng tối nhạt nhòa trùm lên những ngôi mộ
Rất muộn, tôi mới trở về nhà.Con bé đã bỏ đi. Trên bàn, mâm cơm phần tôi đậy lồng bàn. Trên bàn viết, cuốn sổ ghi chép để sẵn. Chiếc bút bơm đầy mực. Một lọ hoa hồng với ba bông hồng đỏ thắm. Không một mảnh giấy để lại. Mười một giờ đêm, tôi bắt đầu lo lắng. Tôi lấy xe phóng vào trường con bé
Tôi đi dọc theo hành lang, nhìn nhanh vào các phòng. Không thấy con bé. Cứ thế, tôi đi khắp các phòng. Đến phòng hội trường ở cuối hành lang tầng ba, thoáng nhìn thấy một bóng người. Tôi dừng lại, nhìn vào. Đúng con bé rồi. Tự nhiên tôi cảm thấy con tim mình giật lên một cái.Tôi định chạy lại nhưng tôi đã kìm lại. Hội trường không bật đèn.Trong ánh sáng mờ mờ từ những ngọn đèn ngoài sân hắt vào, con bé ngồi tư lự. Không biết nó đang nghĩ gì? Trong đầu tôi lại thoáng hiện lên hình ảnh con bé ngồi bên bếp ở gầm cầu của mười mấy năm về trước.Tôi cứ đứng chôn chân ngoài cửa không biết bao lâu lặng lẽ nhìn con bé. Tôi thấy nó lấy tay quệt ngang qua mắt. Lòng tôi chợt nhói lên. Có lẽ con bé khóc.Tôi cứ đứng như thế cho đến lúc con bé đứng dậy. Núp sang một bên, để cho con bé đi qua, tôi lặng lẽ đi sau con bé cho đến lúc biết chắc nó đã về ở trong khu kí túc xá của trường tôi mới yên tâm trở về nhà
Đêm đó, tôi thấy ngôi nhà mình trống trải một cách lạ thường. Ngôi nhà như rộng ra. Tôi đi nằm mà không sao ngủ được. Tôi ngồi dậy đến bàn viết. và tôi không thể tin được, lần đầu tiên kể từ khi vợ mất, tôi không nhìn ảnh vợ mà nhìn lọ hồng nhung tươi thắm mà con bé để trên bàn viết. Đầu óc tôi quay cuồng với bao nhiêu ý nghĩ mà không một ý nghĩ nào rõ nét đang đảo lộn trong đầu.Tôi thiếp đi trên bàn viết. Hôm sau, tôi đi làm từ sáng sớm. Chiều về mở cửa vào nhà, Nhà cửa đã gọn gàng, Một mâm cơm đậy lồng bàn trên bàn ăn. Trên bàn viết, cuốn sổ để sẵn, bút bơm đầy mực, một lọ hoa với ba bông hồng nhung tươi thắm. Cứ như có một cô Tấm từ trong quả thị chui ra. Suốt mấy tháng ròng, chỉ trừ chủ nhật, ngày tôi nghỉ, còn hôm nào con bé cũng về nhà thầm lặng chăm sóc tôi.
Một buổi tối tôi đang ngồi uống nước thì có tiếng gõ cửa,tôi ra mở cửa. Bên ngoài là một cô gái. Cô ta lễ phép chào tôi
-Cháu chào chú, Chú có phải là chú Duy không ạ?
-Đúng rồi, có việc gì đấy cháu? Cháu vào nhà đi
Cô gái nhìn tôi rất lâu, vừa nhìn vừa tủm tỉm cười, phải một hai phút sau nó mới nói
-Cháu, À quên. Em là bạn của Hà. Sáng mai trường em tổ chức biểu diễn báo cáo tốt nghiệp. Hà gửi biếu anh một tấm vé mời anh đi dự buổi biểu diễn của nó-Nói đến đây, đột nhiên con bé không cười nữa, nó nhìn thẳng vào mắt tôi và nói với giọng rất trang nghiêm-Em rất mong anh đến dự. Anh đừng làm cho Hà thất vọng
Tối hôm ấy tôi suy nghĩ rất lung . Liệu mình có nên đi không? Nếu đi thì mình phải xử sự sao đây? Từ hôm con bé bỏ đi, tôi đã vào trường tìm con bé mấy lần nhưng lần nào con bé cũng tìm cách lánh mặt. Thực tình, tuy tôi đến tìm con bé nhưng tôi nửa muốn gặp, nửa muốn không. Tôi sợ. Ôi, cái ranh giới chú cháu của chúng tôi sao mà mong manh thế
Sáng hôm sau, tôi dậy sớm, tắm rửa, cạo râu, lấy bộ com lê mà đã hơn một năm nay tôi không động đến mặc vào. Lúc đứng trước gương chải đầu, bất chợt tôi nhìn thấy mấy sợi tóc bạc trên mái tóc. Tôi đứng thừ người trước gương rồi lẳng lặng cởi áo khoác lên thành ghế. Đi! Không đi! Đi! Không đi. Hai ý nghĩ ấy cứ vật lộn trong đầu. Không quyết định được, tôi vớ lấy xe phóng đi. Vô định, hoang mang. Tôi cứ thế phóng xe đi. Đi đâu? Tôi không biết. Tôi cứ đi lòng vòng và đột nhiên, tôi nhận thấy mình đang ở trước cổng trường con bé. Liếc nhìn đồng hồ, muộn quá rồi. Tôi hốt hoảng tạt vào vệ đường mua một bó hoa hồng và một tờ bưu ảnh. Tôi nắn nót ghi dòng chữ: Chúc mừng. Viết đến đây ngòi bút tôi dừng lại ngẫm nghĩ mãi mà không biết nên viết chữ em hay chữ cháu đằng sau chữ chúc mừng. Cuối cùng tôi quyết định bỏ lửng. Tôi viết: Chúc mừng nhân ngày tốt nghiệp rồi kí tên
Hội trường đông nghẹt người, tôi cố gắng tìm đến chỗ ngồi của mình. May quá vừa vặn đến tiết mục của con bé. Đứng trên sân khấu, con bé nhìn thấy tôi len lên. Nó cứ đứng im trên sân khấu,đợi cho tôi ngồi vào chỗ của mình rồi mới cúi đầu chào khán giả và cất tiếng hát. Bài hát con bé chọn là bài “Đợi”
"Em đứng bên cầu đợi anh..." Tiếng hát cất lên da diết.Tôi cảm nhận được con bé hát bằng chính nỗi lòng mình. Trong lúc hát, con bé không nhìn vào khán giả mà cứ nhìn xoáy vào tôi với ánh mắt vừa mạnh bạo, vừa quyết liệt. Người tôi nhẹ bẫng bay lên theo tiếng hát. Đến khi tiếng vỗ tay vang lên tôi mới sực tỉnh. Mọi người đứng cả dậy. tiếng vỗ tay rầm trời. Một đám năm sáu người chạy lên tặng hoa. Tôi cầm bó hoa của mình muốn chạy lên nhưng không hiểu sao đôi chân của mình lại nặng chịch không nhấc lên được. Tôi đưa bó hoa cho cô gái ngồi bên cạnh
-Cô bé-Tôi bảo cô gái- cháu cầm bó hoa này lên tặng người hát hộ chú
Cô gái nhìn tôi một thoáng. Chắc là nó ngạc nhiên lắm nhưng không nói gì cầm bó hoa đi lên sân khấu. Tôi bỏ ra về
Chiều, tôi ra thăm mộ vợ. Trên mộ, tôi thấy bó hoa tôi tặng con bé ban sáng đặt trên mộ. Trên bó hoa, ngoài tờ bưu thiếp chúc mừng của tôi còn cài một mảnh giấy nữa. Tôi mở tờ giấy ra đọc. Con bé viết
“Chị ơi, hôm nay em vừa làm lễ tốt nghiệp. Chúng em đến đây để hát cho chị nghe như chị đã dặn. Bài hát em hát hôm nay là bài "Đợi" chị ạ. Chị ơi em sẽ đợi. Chị tha thứ cho em chị nhé
Em của chị
Hà
Trời ơi! bó hoa chính là tôi
🍀Nguyễn Thế Duyên.
Posts: 13,355
Threads: 204
Likes Received: 1,541 in 718 posts
Likes Given: 1,687
Joined: Oct 2018
Reputation:
185
Chuyện cổ tích dành cho tuổi bốn mươi.
Nguyễn Thế Duyên
Tâm móc chùm chìa khóa mở cửa vào nhà. Cô nhìn thấy một dòng chữ của chồng viết trên tấm bảng đặt ngay đằng sau cánh cửa “Chiều nay anh không ăn cơm nhà” Ngay phía dưới là dòng chữ của đứa con gái “ Mẹ. Chiều nay học xong con phải đi dự sinh nhật một đứa bạn nên con không ăn cơm ở nhà đâu” Đọc xong hai câu của chồng và con gái, tự nhiên Tâm thấy rã rời. Cô đặt tập vở của học sinh lên chiếc bàn làm việc rồi đi ra mở tung những cánh cửa sổ cho cái không khí tù túng trong căn nhà thoát đi. Một nỗi bực bội mà cô không rõ nguyên cớ chậm chạp dâng lên trong người. Cô bỗng thấy muốn đập phá một cái gì đó. Cô giống như một bình ga đầy ắp bị hở chỉ đợi một tia lửa nhỏ là bùng nổ. Rất may, nhà không có ai nên tia lửa ấy không xảy ra. Cô đi ra ngoài sân. Trời sắp mưa. Bầu trời vần vũ những đám mây đen. Một cơn gió thốc đến cuốn lên trời những chiếc lá khô rồi những chiếc lá ấy lại lả tả rơi xuống xung quanh cô.
Những hạt mưa bắt đầu lắc rắc rơi. Mặc! cô vẫn đứng như trời trồng giữa sân. Trong cái nền xám sịt của một buổi chiều giông bão. Giữa đám lá khô bị gió cuốn lên mù mịt cái bóng im lìm của cô trong chiếc áo dài trắng nổi lên như một giấu chấm than giữa cuộc đời. Mưa trở nên nặng hạt. Cô đi vào trong nhà, nằm vật ra chiếc giường lấy cái gối chùm lên mặt. Cô nằm bất động. Trống rỗng và cô đơn. Màn đêm sập xuống lúc nào cô cũng không biết. Cô cứ nằm yên, không ngủ mà cũng chẳng thức. Vô thức như một người đang sống thực vật. Rất lâu sau cô mới ngồi dậy, không bật đèn, cứ thế đi vào bếp cất những thực phẩm cô mua định nấu cho bữa tối vào tủ lạnh rồi lấy ra mấy lát bánh mỳ kẹp với mấy miếng thịt hun khói và pho mát rồi tựa lưng vào cánh tủ lạnh trệu trạo nhai lát bánh và im lặng nhìn căn bếp lạnh tanh.
Linh hồn của một gia đình nằm ở đâu? Căn bếp. Một căn bếp đỏ lửa, tiếng mỡ sôi trên chảo, tiếng dao
băm vào thớt lách cách, mùi thức ăn bốc lên thơm phức và tiếng chồng suýt xoa -Ngon quá! Em thật tuyệt vời. Tiếng con gái mách mẹ -Mẹ! bố lại bốc kìa.
Cô cầm cái đũa nấu đánh nhẹ vào tay chồng. -Tay bẩn thế mà cũng bốc. Khiếp!
Một giấc mơ của một gia đình thành đạt? Chao ơi! Ngọn lửa trong bếp nhà Tâm cứ lụi dần theo sự thành đạt của gia đình. Căn bếp cứ lạnh lẽo dần và linh hồn của gia đình Tâm cũng nhạt nhòa dần theo ngọn lửa bếp tàn lụi
Tâm mở máy vào diễn đàn, mở trang thơ của mình, Tâm thấy một anh chàng có tên là Nguyễn Duy lân la đến làm quen. Anh ta viết: “Cô bạn ơi! Đọc bài “Muốn “ của cô bạn làm tôi cũng thấy “Muốn” quá. Ờ nhỉ! Sao những ước muốn nho nhỏ của con người lại khó thực hiện được đến vậy. Tôi thử viết cái muốn của mình cho cô bạn xem nhé.
" Muốn Anh chẳng muốn gì nhiều đâu.
Chỉ mong anh được gội đầu dùm em.
Lá sả thơm tưới tóc mềm.
Nghiêng nghiêng ánh mắt nhìn lên em cười.
Làm trai đi bốn phương trời.
Bỗng thèm chải tóc cho người mình yêu.
Liêu xiêu một mái tranh nghèo.
Câu thơ viết cũng liêu xiêu vì tình.
Tóc em hong dưới nắng hanh.
Thơ anh hong dưới long lanh mắt người.
Dịu dàng có một làn môi.
Cũng đang hong dưới một trời yêu thương"
_“Bài thơ dịu dàng quá” Tâm thầm nghĩ. Một cái gì đó không rõ bất chợt vương vào tâm trí cô. Cái gì nhỉ? Cô gái tự hỏi nhưng không trả lời được. Cô lẩm nhẩm đọc lại bài thơ
"Lá sả thêm tưới tóc mềm.
Nghiêng nghiêng ánh mắt nhìn lên em cười"
Trời ơi! cảnh này sao mà gần gũi thế. Ngày xưa chồng Tâm vẫn giúp cô gội đầu bằng nước sả và bao giờ cũng thế, sau mỗi lần giúp vợ gội đầu, đêm ấy họ lại gần gũi nhau và bao giờ chồng cô cũng vùi sâu mặt mình vào mái tóc óng mượt đẫm hương sả thơm nồng của cô, căng phổi hít một hơi dài để cho hương sả thấm sâu vào tim phổi lan đi khắp cơ thể rồi quện với hương tình thành một mùi hương đặc biệt bao trùm lấy hai người.
Tâm buột ra một tiếng thở dài, cô quay lại nhìn chồng. Chồng cô đang ngủ say sau một ngày làm việc cật lực. Một cánh tay anh thò ra ngoài màn, cô đứng lên đi lại bên giường nhẹ nhàng nâng cánh tay anh đưa vào trong màn. Ngồi xuống bên mép giường, Tâm cứ thế nắm lấy bàn tay chồng. Anh vẫn ngủ vùi. Một mùi hương sả từ bài thơ dâng lên tràn ngập trong hồn cô. Đêm tĩnh lặng và sâu thẳm. Tiếng đồng hồ tích tắc nhỏ từng giọt vào quá khứ. Đã qua lâu lắm rồi cái cảnh “Liêu xiêu một mái tranh nghèo”. Chồng Tâm đã chiến đấu cật lực để thay thế nó bằng một ngôi nhà ba tầng đầy đủ tiện nghi nhưng cũng từ lâu lắm rồi hương sả không còn ấm nồng trong những căn phòng khép kín. Có lẽ hương sả chỉ thơm ở những nơi thoáng đãng có gió lùa và có những tia nắng hanh vàng. Chao ôi! Sao bây giờ Tâm thèm được xõa tóc hong dưới nắng hanh để cảm nhận bàn tay anh mơn nhẹ trên mái tóc đến vậy. Kiệt sức bởi một khát khao đến bỏng cháy, cô quỳ sụp xuống nền đá hoa áp mặt mình vào lòng bàn tay anh. Con tim thốt lên tiếng thầm thì đau đớn
-Tỉnh dậy đi anh! Ôm em đi anh.
Sáng hôm sau, lúc cả nhà ngồi vào bàn ăn sáng anh nhìn cô lo lắng -Sao mắt em dạo này thâm quầng vậy? Em bị mất ngủ à? Con tim cô ngân lên một tiếng ngân xao xuyến. Cô “Vâng” một tiếng nhỏ và chờ đợi những câu hỏi quan tâm tiếp theo nữa của chồng nhưng anh chỉ bảo
-Em nên mua mấy vỉ Rotunđa ( Một loại thuốc ngủ nhẹ) để sẵn ở nhà. Thôi ăn đi! Anh còn phải đi.
-Hôm nay là chủ nhật mà.
-Ừ! nhưng hôm nay đối tác lại hẹn gặp.
Nói rồi anh ăn vội vàng suất ăn sáng, đứng dậy bảo với cô -À! Trưa nay anh không ăn cơm ở nhà đâu. Tâm bỏ bát, đưa chồng ra cửa, nhìn theo cho đến khi bóng anh khuất hẳn. Cô muốn khóc. Ngày xưa, thủa còn nghèo khó, mỗi khi cô bị cảm là anh đã cuống quýt cả lên. Anh nấu cháo, bắt cô nằm nguyên ở trên giường và tự tay mình bón cho cô từng thìa cháo. Bát cháo chẳng có gì, lần nào sang lắm là có một quả trứng gà đập vào nhưng những lá tía tô và ánh mắt lo lắng của anh bao giờ cũng làm Tâm khỏi cảm. -Em nên mua mấy vỉ Rotunđa để sẵn ở nhà. Cô nhớ đến câu anh vừa nói. Một mùi hương sả, hương tía tô bỗng ngát dậy trong cô.
Cô chậm chạp quay lại bàn ăn, con gái cô đã ăn xong đang thu dọn bàn ăn. Nó hỏi Tâm -Mẹ không ăn nữa ạ? Cô nhìn vào cái bát còn đang ăn dở buồn bã lắc đầu. Nó nhanh chóng dọn bát đĩa rồi xách cái túi bảo mẹ -Mẹ ơi con đi đây. Trưa nay con không ăn cơm nhà đâu. Con bé đi rồi, căn nhà thành trống hơ trống hoác. Tĩnh lặng và buồn tẻ, cô đi đến bàn máy tính mở máy vào diễn đàn. Tâm tính vốn nhút nhát và kín đáo. Cô tự bằng lòng với cuộc sống hiện tại của mình. Mọi người chỉ thấy ở cô, một cô gái đẹp nhưng hiền lành, chăm chỉ, nhẫn nhịn, những đức tính của một cô gái việt cổ điển mà mọi chàng trai đều mơ ước khi kén vợ. Không một ai có thể nghĩ rằng bên trong cái dáng người mảnh dẻ và yếu đuối kia là cả một khát khao bỏng cháy. Chính cô, cô cũng không biết mình có điều ấy cho đến một ngày cô vào mạng và cô mới phát hiện ra rằng không phải thế. Tâm lướt nhanh qua những trang trong diễn đàn. Đây rồi. Cô dừng lại ở trang thơ của anh chàng có tên là Nguyễn Duy ấy và bắt đầu đọc. Ngay bài thơ đầu tiên của trang thơ đã khiến cô sửng sốt. Có một cái gì đó quá bạo liệt. Nhiều câu thơ cứ như một thùng thuốc súng chỉ muốn nổ tung phá tan đi những cái gì vốn vẫn được coi là là khuôn mẫu về đạo đức của cuộc đời .
Ai lên án em?
Trái tim đam mê
Ai khinh bỉ em?
Trái tim đĩ thõa
Ai xót thương em?
Trái tim nát vỡ.
Tôi ân hận chưa một lần ấp ủ.
Một trái tim cuồng nhiệt đến nhường kia Cảm nghĩ khi đọc 24 giờ trong đời một người đàn bà. Tâm thầm đọc lại khổ thơ trong đầu. Tư lự, cô ngả mình ra chiếc ghế ngửa mặt lên trời tự hỏi “ Chẳng lẽ có một người dám yêu cô gái ấy?” Câu chuyện này cô đã đọc từ rất lâu rồi, cách đây hai mươi năm. Bây giờ cô cũng không nhớ nổi cốt truyện nữa nhưng cô nhớ rất rõ hồi ấy, sau khi đọc xong câu chuyện cô đã tức giận đến mức đã ném cả cuốn sách vào bếp. Thế mà hôm nay có một người ngợi ca một cô gái như thế. Trong lòng đầy bực bội, cô viết cho anh chàng dở hơi trong diễn đàn.
“Tôi cũng đã từng đọc câu chuyện này nhưng rất tiếc tôi không thể nghĩ như bạn. Ít nhất chúng ta cần phải có những chuẩn mực về đạo đức” Mấy hôm sau, cô đọc được trả lời của anh ta trong diễn đàn “Bạn đọc nó năm bạn bao nhiêu tuổi? Hai mươi phải không? Và chắc bạn đã tức giận và khinh bỉ cô gái ây. Bây giờ bạn hãy đọc lại chuyện ấy đi.Ở tuổi bốn mươi bạn đã đủ độ chín để đọc lại chuyện ấy rồi. Lúc ấy bạn phê phán tôi cũng không muộn mà ( Bạn đừng đọc trên mạng dịch dở lắm. Bạn hãy tìm đọc bản dịch của nhà xuất bản văn học. Nếu bạn không tìm được hãy PM cho tôi, tôi sẽ gửi nó cho bạn) Làm sao có thể tìm được cuốn sách của nhà xuất bản văn học cách đây đã mấy chục năm, cô đành PM cho anh ta và mấy hôm sau cô nhận được nó trong email của mình. Cô bình tĩnh đọc lại chuyện này và đúng như anh ta nói, cảm nhận của cô về câu truyện đã khác hẳn. Sau đó vài hôm, cô nhận được PM của anh ta “Bạn đã đọc xong chưa? Bây giờ xin bạn đọc lại bài thơ của tôi một lần nữa. Tôi sẽ rất vui nếu trong bạn đã có điều gì đó thay đổi”
Cô đọc lại bài thơ của anh và dây cháy chậm của thùng thuốc súng trong cô bén lửa. Và như ngôi sao băng vụt tắt giữa nền trời. Còn để lại bao dư huy chói lọi. Còn hơn sống tầm thường và giả dối. Suốt cuộc đời không nhớ nổi điều chi. Cô lại ngả người trên ghế ngửa mặt nhìn lên trần nhà. Câu thơ như một nhát dao khứa vào lòng cô dớm máu. Cuộc đời cô nhòa nhạt. Không vui, không buồn. Nó bình lặng và tẻ nhạt. Giữa căn nhà trống vắng, giữa nỗi cô đơn đến nao lòng, cô bỗng muốn gào to “Cuộc đời ta có gì để nhớ đây?” Cô úp mặt vào lòng bàn tay. Đoạn dây cháy chậm cháy hết, thùng thuốc súng trong cô bùng nổ. Cô Pm cho anh ta. “Cám ơn anh đã đưa em tới một khúc ngoặt của cuộc đời. Mà anh này, đọc anh em thấy hoang mang quá, lúc thì thấy anh như một người từng trải, một ông già đang ngồi tổng kết cuộc đời mình. Lúc lại thấy anh như một cậu bé tuổi teen vui tính và cuồng nhiệt. Anh bao nhiêu tuổi vậy? Nếu có thể cho em biết để em xưng hô cho phải phép”
Không có câu trả lời cho câu hỏi của cô. Thay vào đấy là một bài thơ ngắn.
"Xin đừng hỏi tuổi gái tơ.
Xin đừng hỏi tuổi nhà thơ làm gì.
Hãy yêu đi.
Hãy bay đi
Cùng vần thơ với thầm thì yêu thương
Cho dù mái tóc pha sương
Chữ tình đến chết vẫn còn vương tơ.
Đời tôi mãi mãi dại khờ.
Con nai ngơ ngác bên bờ ái ân
Một trăm năm
Một nghìn năm
Vẫn luôn lúng túng khi cầm bàn tay
Thơ không có tuổi người ơi"
Cô mỉm cười khi đọc bài thơ. Một cái gì đó lạ lắm đang từ từ len vào cuộc sống của cô. Cô không biết gọi nó là gì nhưng chắc chắn một điều từ khi có nó cuộc sống của cô bớt cô đơn và trống trải. Rất muộn chồng Tâm mới về nhà. Cô tắt máy tính đứng lên đón chồng với tất cả sự dịu dàng của một cô gái Hà thành cổ điển -Anh đã ăn gì chưa? Em đi dọn cơm cho anh ăn nhé. Chồng cô ngồi xuống ghế mệt mỏi lắc đầu -Anh ăn rồi. Em pha cho anh xin ấm trà.
Tâm dùng nước sôi tráng ấm chén, cho trà vào ấm rót nước sôi vào lắc đều rồi đổ nước tráng chè đi. Xong xuôi, cô cẩn thận đổ vào ấm lưng ấm nước đợi một lúc cho nước ngấm mới rót ra chén và đẩy bộ ấm chén ra trước mặt chồng. Anh cầm chén nước lên, không chịu nổi, anh ngáp một cái đến sái quai hàm làm chén nước chao nghiêng đổ cả ra áo. Tâm nhìn chồng ái ngại. Cô ngồi xuống bên cạnh lấy tay xoa xoa vào chỗ áo bị ướt hỏi giọng lo lắng. -Có nóng không anh? Anh có bị bỏng không? Để em đi lấy áo cho anh thay nhé? Chồng Tâm nắm lấy tay cô. Gương mặt anh dãn ra, những mệt mỏi tan biến. Ngần ngừ một thoáng cô rụt rè hỏi chồng -Anh không thể bớt công việc đi một chút được sao? Anh nhìn cô cười và lắc đầu -Không được em ạ. Trong kinh doanh chỉ có hai con đường một là không làm gì cả hai là phải chiến đấu hết mình và hy sinh hết mình. Thôi anh đi ngủ trước đây. Anh mệt lắm rồi. Anh lên giường đi ngủ. Chỉ một thoáng sau, cô đã nghe thấy tiếng thở đều đặn của chồng. Anh đã ngủ say. Lại chỉ còn lại một mình Tâm. Căn nhà lại rộng ra đến mênh mông. Tiếng tích tắc của chiếc đồng hồ lại từng giọt, từng giọt vào quá khứ.
Cô bỗng thấy những người đàn ông thật là tham lam và ích kỉ. “Phải chiến đấu hết mình, phải hi sinh hết mình” và em chính là vật để anh hi sinh đầu tiên đấy anh có biết không? Cô ngồi lặng bên mép giường nhìn chồng đang ngủ say mà trong lòng cuộn xoáy lên những tình cảm trái ngược. Cô biết ơn chồng. Anh đã chiến đấu hết mình để cho cô một cuộc sống no đủ và dư dả. Cô biết, kiếm được đồng tiền một cách sạch sẽ thật không dễ. Ra ngoài đường, cô thấy bao nhiêu người lăn lưng ra làm việc cật lực mà cuộc sống của họ không bằng một phần nhỏ của cô. Nhưng mặt khác, cô lại rất giận chồng. Đàn ông chí ở bốn phương có phương nào hướng về vợ? Sao anh không bao giờ biết dừng lại.? Sao anh chỉ biết hướng về phía trước mà không một lần ngoái lại xem đã để lại gì phía sau mình?
Hoang mang trước những suy nghĩ của mình, cô cần một ai đó để chia sẻ như người thợ cắt tóc trong một chuyện cổ tích đã phải đào một cái lỗ trên mặt đất để nói vào đấy điều mà anh ta muốn nói” Nhà vua có đôi tai lừa”. Cô chợt nghĩ đến Duy. Ước gì giờ này anh ta vẫn còn trên mạng. Cô mở mày vào diễn đàn. Tên anh chàng Duy vẫn ở ngay đầu trang. Cô mở Pm nhưng ngần ngừ chẳng biết viết gì. Có vô duyên quá không khi mà nói với một người không quen biết những tâm sự của mình? Cô tự hỏi nhưng rồi mong muốn được chia sẻ đã thắng
“Giờ này mà anh vẫn trong diễn đàn à? Anh đã đọc câu chuyện cổ tích nhà vua có đôi tai lừa chưa?” Cô viết và lập tức anh ta trả lời “Em đang có tâm sự đúng không? Em đang cần một cái hố đất vậy em hãy nói đi. Anh xin làm cái hố đất ấy. Cái hố này không chỉ biết lắng nghe mà nó còn biết chia sẻ em ạ. Em nói đi đừng ngại. Chúng ta có ai biết ai đâu” Cô đã kể với anh về mình, về những suy nghĩ, những mong muốn, những thất vọng. Cô viết như chưa bao giờ được viết. Từng chữ một như con nước trong hồ chứa bị vỡ đập cứ thế tuôn trào, gầm thét. Hồ nước vơi dần, dòng nước đã hiền hòa trở lại, cô bỗng thấy lúng túng. Cô viết “… Ôi! Em viết lăng nhăng gì thế này? Anh đừng trách nhé. Em xin lỗi vì đã làm mất thời giờ của anh”
Thư gửi đi. Cô ngồi chờ đợi trả lời. Anh ta im lặng rất lâu đến nỗi cô tưởng anh ta không trả lời mình. Cô định tắt máy đi ngủ thì dòng chữ “Bạn có thư riêng” hiện ra. Hấp tấp cô vội vàng mở thư “Anh xin lỗi—Anh ta viết—Anh chẳng biết chia sẻ với em thế nào. Anh không muốn nói với em những câu an ủi mà thông thường người ta vẫn nói như “Em hãy cố gắng chịu đựng. Hãy thông cảm cho chồng mình. Hãy vì đứa con v…v…” cách đó không phải là bản tính của anh. Nhưng nói thật với em những suy nghĩ của mình thì anh không dám. Anh đành chỉ là một hố đất thông thường để cho em vợi đi những bức xúc của cuộc đời. Tha lỗi cho anh nhé” Đọc xong cô cảm thấy tức giận. Cô trả lời anh. Em thấy thật thất vọng về anh. Nếu vậy thì em còn cần anh để làm gì? Ngày mai em sẽ đào sau nhà em một cái hố đất để nói vào đấy vậy Chào anh.
Gửi thư đi, cô tắt máy đi ngủ. Ba hôm sau cô mới quay trở lại diễn đàn. Mở hộp thư, Cô thấy ba bức thư của anh chàng trong ấy, mỗi hôm một bức. Cô mỉm cười. Cái tính đành hanh thủa còn con gái trong cô sống lại. Cô thích thú nghĩ đến cái dáng vẻ cuống quýt của anh chàng khi đọc lá thư đầy giận dỗi của cô. Cô đã định không thèm đọc thư anh ta nhưng không hiểu sao có một cái gì đó không thể cưỡng lại buộc cô phải đọc những lá thư đó và cô lại chưng hửng. Anh ta không có vẻ gì là cuống quýt như cô nghĩ. Anh ta chỉ xin lỗi nhưng cũng nói thẳng “ Làm sao anh có thể góp ý cho em được khi chưa biết gì về em? Chưa biết gì về hoàn cảnh của em? Những điều em nói có thể chỉ là cảm nhận của em thôi mà cảm nhận của con người (Nhất là những người có tình cảm mềm yếu như em ) nhiều khi chỉ là sự ngộ nhận . Trời sinh ra hai cái tai em ạ” Đọc những câu đó, mặt cô đỏ lên. Sao mình lại nghĩ anh ta cuống quýt được nhỉ? Đúng là mình ngộ nhận. Mà anh chàng có vẻ là một người nghiêm chỉnh có thể tin cậy được. Cô thầm nghĩ. Đóng hộp thư lại cô đi vào diễn đàn. Anh chàng vừa có một truyện ngắn. Cô mê mải đọc. Càng đọc, cô càng cảm thấy bức bối nhưng như có một ma lực câu chuyện cứ thế cuốn cô đi. Đến cuối chuyện thì cô không thể chịu đựng được nữa. Cô viết vào trong diễn đàn “Bạn ác lắm! Sao bạn lại có thể để cho hai mẹ con đối diện với một mối tình? Con tim tôi không chịu nổi” Anh ta trả lời cô qua đường thư riêng “Không phải là anh ác mà là anh can đảm nhìn thẳng vào cuộc đời để tìm ra giữa những cái gai nhọn hoắt của bụi xương rồng có một bông hoa cực đẹp. Còn em, em nhắm mắt lại để hình dung ra một đóa quỳnh hoa nở dưới ánh trăng ngà trong một đêm mưa bão. Và theo anh đấy chính là nguyên nhân của những hụt hẫng, chán nản trong em. Đừng tự đánh lừa mình” Cô lại ngả người nhìn lên trần nhà. Anh ta đã đoán trúng tâm bệnh trong cô nhưng lại không nói cách chữa. Ngần ngừ một thoáng, cô viết cho anh “Anh này sao những trải nghiệm của anh lớn quá vậy? Em muốn hỏi anh một điều: Liệu có tìm thấy được ở trong diễn đàn một người yêu mình có thể chia sẻ được với mình những vui buồn. Luôn mong nhớ mình nhưng lại không bao giờ nói đến hôn nhân được không hả anh? Như thế liệu có tội lỗi không anh?” Cô gửi thư đi. Một lúc lâu không thấy anh ta trả lời rồi tên anh ta biến mất khỏi diễn đàn. Cô cũng tắt máy lên giường đi ngủ.
Nằm cạnh chồng, cô trằn trọc không sao ngủ được. Câu “ Can đảm nhìn thẳng vào cuộc đời để tìm thấy giữa bụi xương rồng tủa tủa những cái gai nhọn hoắt có một bông hoa cực đẹp” Đã làm cho cô khó ngủ. Cô nhẹ nhàng ngồi dậy im lặng ngắm nhìn chồng đang ngon giấc. Bỗng nhiên một cảm giác có lỗi ùa đến xâm chiếm tâm hồn cô. Cô cầm bàn tay chồng lên, áp vào mặt mình. Sao mình không nhìn thấy trong cái khô khan của anh là cả một tình yêu vô bờ. Anh đã dùng những giọt mồ hôi của mình để nói lên điều ấy.
Anh! Hãy tha thứ cho em. Em sai rồi. Cô đi ra bàn viết và lần đầu tiên cô viết về chồng mình từ khi vào trong diễn đàn. Kết của bài thơ cô viết
"Và em, và anh cũng thế đã thương hết lòng, hay chưa?! "
Viết xong bài thơ cô thấy lòng mình nhẹ nhõm hẳn. Cô lên giường, ôm chặt lấy anh, vùi mặt mình vào bộ ngực vạm vỡ của chồng và ngủ một giấc ngon lành .
Hai hôm sau, anh chàng Duy ấy mới viết thư cho cô. Anh ta viết “Anh xin lỗi bây giờ anh mới trả lời được em. Anh đã suy nghĩ kĩ điều em hỏi và anh thấy điều ấy có thể được. Hồi bé chúng ta thường đọc những câu chuyện cổ tích và chúng ta đã ước mơ thành công chúa và hoàng tử. Những giấc mơ đó đã nuôi dưỡng trong ta những điều tốt đẹp, đã cho ta những thứ ta thiếu thốn trong tâm hồn. Vậy tại sao khi lớn lên chúng ta lại không có quyền đọc những câu chuyện cổ tích của lứa tuổi chúng ta để bù đắp vào tâm hồn ta những thứ mà cuộc sống khắc nghiệt đã lấy đi mất? Nhưng em nói đúng. Dù sao cuộc đời cũng cần phải có những chuẩn mực đạo đức nên anh nghĩ điều ấy chỉ nên thực hiện với một điều kiện hai người không bao giờ được gặp nhau. Hãy coi tình yêu ấy như một câu chuyện cổ tích dành cho lứa tuổi bốn mươi để cho cuộc sống của chúng ta thăng hoa. Và có một điều anh muốn hỏi lại em: Liệu anh có thể trở thành một phần trong câu chuyện cổ tích của em không?”
Cô mơ màng nhìn lên trần nhà. Chồng cô từ ngoài sân bước vào nhà. Anh ngạc nhiên nhìn cô
-Sao hôm nay trông em rạng rỡ thế? Cô ôm lấy chồng nở một nụ cười bí hiêm.
-Em vừa đọc được một câu chuyện cổ tích trên mạng anh ạ. Chồng cô cười
-Bốn mươi tuổi rồi còn thích đọc truyện trẻ con
-Không! –Cô nói—Đây là câu chuyện cổ tích viết cho lứa tuổi bốn mươi mà anh .
Ở đầu kia thành phố cũng có một người đang mơ màng ngắm vầng trăng thượng huyền đang xê xế phía trời Tây trong tiếng cằn nhằn không dứt của người vợ đang thiếu tiền.
Hà nội 1-9 -2009
🍀Nguyễn Thế Duyên .
Posts: 3,919
Threads: 6
Likes Received: 149 in 124 posts
Likes Given: 129
Joined: Dec 2019
Reputation:
69
(2022-07-12, 10:56 PM)Ech Wrote: Ranh Giới Mong Manh
Nguyễn Thế Duyên
Ðây là câu chuyện của mười mấy năm về trước.
...
Trời ơi! bó hoa chính là tôi
🍀Nguyễn Thế Duyên.
"Trời ơi! bó hoa chính là tôi"
Ha ha ha.
Nó đem "tôi" ra cúng vợ tôi ở nghĩa địa.
Posts: 13,355
Threads: 204
Likes Received: 1,541 in 718 posts
Likes Given: 1,687
Joined: Oct 2018
Reputation:
185
Tháng 4 trở lại
Trần Thùy Mai
Xe ôm vừa về đến cổng làng bà Hải đã cảm giác thấy linh tính của mình không sai. Nhất định có điều gì đó không bình thường đã xảy ra.
Sáu năm qua, viện cớ này, cớ nọ, bà chưa về quê chồng. đã đành xa cách lâu lắm rồi, nhưng người quen trong làng đâu đã quên mặt bà. Hồi mới giảI phóng , bà về thăm quê, đã từng lội xuống đồng cấy gặt với bà con trong họ. Vậy mà bây giờ, gặp lại, sao trong mắt ai cũng ẩn chứa một đIều gì đo, nửa như lúng túng, nửa như âu lo, lại có khi thương cảm. Chuyện gì đây?
Bước chân qua cánh cổng rào râm bụt, bà HảI vừa bước vào sân, đã thấy bà mẹ chồng lò dò chống gậy ra hiên. Bà cụ nhướng cặp mắt lên nhìn một lát, mới nhận ra con dâu đang lừng lững tiến vào. Bà cụ khựng lại, run run, mãI sau mới nói, nghẹn ngào như tiếng nấc: “Con ơI! Con lặn lội vô được răng con?”
Như thế nghĩa là thế nào? Bà Hải ngỡ ngàng thấy bà cụ tám mươI lập cập đỡ nón, đỡ túi cho mình, lập cập dắt bà vào nhà, vẻ chăm chút, nể nang như thể chính bà mới là mẹ chồng, chứ không phảI là con dâu. “Mẹ để mặc con”. Bà nói, chưa hết băn khoăn thì bà cụ đã mếu máo ngồi xệp xuống bộ ván, cúi đầu thiểu não. “Mạ có lỗi với con trăm phần, con thương chồng thì con bỏ qua cho mạ”. Ô hay, bà cụ có lỗi gì? Mấy đứa cháu gọi bà bằng thím, bằng mợ , lăng xăng, đứa rót nước, đứa bảo nhau đi gọi ông Hải. ông đi đâu?Mới vừa về quê hôm qua, nay chắc ông còn bận đi thăm chòm xóm. Kìa, ông đã về đến cổng, nước da ngăm ngăm khoẻ mạnh nhưng mái tóc đã bạc nhiều. Chẳng hiểu sao, mắt ông lại đầy vẻ lo âu, và khi nhìn thấy bà, ánh mắt ông chợt cụp xuống, không giống gì với vẻ trầm tư quen thuộc. Lòng đầy hoang mang nhưng bà HảI cũng mở lời nói trước:
-Hôm kia tiễn mình lên tàu xong, lòng tôi cứ nôn nao, vậy là tôi bảo thằng Việt : việc gì thì việc, cũng lên lấy ngay cho mẹ một cáI vé đi Quảng Trị gấp.
Giọng bà đIềm đạm, chững chạc, như thói quen luôn bình tĩnh trước mọi việc. Vẻ tỉnh táo ấy càng làm ông HảI bấn loạn, ông nghĩ đấy là chiến thuật thường ngày của bà và chưa chi ông đã nghĩ ngay đến việc bỏ vũ khí xuống đầu hàng vô đIều kiện. Ông nói lúng búng: -Thì ra mình đã biết. Mình tha tội cho tôI, chỉ vì tôi sợ mình…không sao chịu nổi sự thật.
Chợt ông oà khóc. Một người đàn ông ngoàI sáu mươI tuổi mà khóc như thế, thật đủ hiểu là ông Hải đã lâm vào cảnh nan giải, bế tắc đến mức nào. Bao nhiêu năm sống với chồng, bà hiểu rõ tính ông .Cái cơ quan mà hơn mười năm ông làm thủ trưởng , thực ra là do bà chỉ đạo. Bởi nhất cử nhất động ông đều hỏi ý kiến bà. Ông quá tình cảm , quá tốt bụng, quá được mọi người yêu mến nên luôn cần bà tiếp xúc cho một chút cuơng nghị cần thiết. Bây giờ ông đã làm gì mà phảI tạ lỗi với bà? Một điều gì không có ý kiến của bà? Khỉ thật, sao mặt ông cứ đỏ rừ, thiểu não chẳng khác gì thằng con trai bà thủa bé, mỗi bận ăn vụng bị bắt quả tang.
Bà mẹ chồng đến bên bà , run rẩy: “Mạ biết, đây là lỗi của mạ không ngăn ngừa mà ra. Nhưng mà cũng không ngờ. Đến khi vỡ lở ra thì gạo đã thành cơm. Nay nó đã có mang đến năm tháng. Con nghĩ tình mạ mà cầm lòng, tha thứ cho chồng con”.
Bà HảI tưởng như sét nổ ngay trước mặt. CáI gì? Ai có mang? Ai tha thứ? Trời đất ơI! Bà ngã ngồi xuống bộ ván, trời đất tối sầm. Cả nhà xúm lại bên bà, lay gọi, xoa dầu gió. Không, bà chỉ lịm đi chứ không bất tỉnh. Giá bất tỉnh được thì đỡ bao nhiêu. Đằng này bà vẫn tỉnh. Tỉnh để mà đau đớn. Mà chết đứng, lặng câm. Bên tai bà là tiếng khóc của ông chồng. Chỉ là khóc thôi sao! Cứ làm bậy, làm đổ vỡ hết rồi khóc như trẻ con là xong thôI sao? Nghĩ vậy bà uất lên tận cổ, chợt vô tình gào lên một tiếng: ‘Khốn nạn, ông không biết xấu hổ sao?”
*****
Suốt đêm bà Hải không ngủ được, lắng nghe tâm tư mình bà thấy hình như không phảI nỗi đau đớn, mà là nỗi căm hận và kinh ngạc. Căm hận vì cái việc làm phản phúc, nhơ nhuốc của ông chồng “già đời chưa chịu trót thế”. Thời ông còn trẻ, bà đã bỏ bao nhiêu tâm cơ theo sát đỡ đần ông từng bước, vì biết rõ tráI tim mềm yếu dễ dàng rung động của ông không đủ sức chống lại những mưu ma chước quỷ của những mối nguy hiểm giăng giăng quanh ông: Những người đàn bà góa bụa trong chiến tranh, những góa phụ no cơm rửng mỡ, những cô nhân viên trẻ mong được dựa dẫm vào tình cảm của thủ trưởng mà đi lên. Bà biết, trước bọn họ, ông chồng bà, một người đàn ông thành đạt , thông minh, nhân hậu, quả là một con mồi hấp dẫn sẵn sàng sa bẫy. Nhưng bên cạnh ông đã có bà! Từ miếng ăn ngon , từ những kỷ niệm lễ cưới, từ những nguyên tắc thiêng liêng bà dựng lên trong cuộc sống chung , tất cả đã giữ ông luôn ở lại trong vòng tay bà. Năm bốn mươi tuổi, ôn lại cuộc đời làm vợ, bà cười: “Giữ chân một người đàn ông, cần nhiều thứ lắm: món ăn ngon, phòng ngủ ấm cúng, những thói quen, rồi con cáI, đạo đức… vân vân và vân vân”. Nụ cuời bà mãn nguyện, y như vẻ mãn nguyện của một sinh viên dã hoàn tất chương trình học và đã nắm được tấm bằng chứng nhận trong tay.
Thế mà bây giờ, giữa lúc bà tưởng cuộc sống đã viên mãn, thì đùng một cáI! Bà ngạc nhiên, đã nhiều năm qua, bà cứ xem ông là một ông già thực sự. MáI tóc rụng đi nhiều và lấm chấm muối tiêu. Từ lúc về hưu, lại bắt đầu quên trước quên sau và lẩm cẩm. Bà không còn lo cô bạn gái này, cô thư ký kia có thể tranh thủ láng cháng với ông chồng mình, nên nhiều khi cũng quên khuấy đi những hàng rào phòng thủ kiên cố đã xây dựng trong suốt mấy mươI năm. Những năm về hưu ông ít nói hẳn đi, đôi khi thầm lặng như cái bóng.
Mỗi dịp tết ông lại thu xếp về thăm mẹ. Bà cụ năm nay đã yếu lắm rồi. Bỗng vừa qua, giữa tháng ba, ông rụt rè nói với bà, ông cần vào thăm quê, thu xếp công việc họ hàng gì đấy. Bà không phản đối, nhưng ông đi rồi, bỗng có gì trong bà thức dậy. Cái nhạy cảm cảnh giác phụ nữ từ lâu ngủ quên trong chiến thắng, bây giờ chợt như còi báo động hú lên giữa ban ngày. Bà nhớ lại tháI độ khang khác của ông , đôi mắt nhìn xuống của ông, vẻ săn sóc khác thường của ông đối với bà trước khi ra đi. Đó là dáng vẻ của một người có lỗi.
Bây giờ bà nằm một mình trong căn chái rộng. Những phút chết đứng ban đầu đã qua. Theo thói quen bà nghĩ ngay “Làm gì trong hoàn cảnh này?”
Mẹ chồng bà vào, sờ soạng cánh tay bà, rụt rè thông báo:
-“Nó” muốn qua chào con. Con cho phép nó mới dám vô.
“Nó” à! Qua những lời nhỏ to của mẹ chồng, bà đã biết. Đó là chị Bưởi ở cách nhà bà cụ hai ba ngõ gì đó. Người đàn bà đang vào tuổi bốn mươi, người gầy gầy, dáng phờ phạc, có đôi mắt to và rất buồn, trước đây có lần bà đã thấy. Sáu năm rồi, bây giờ chị ta ra sao, có lẽ chỉ có héo hon đi thêm một ít vì lao động vất vả. Rõ khốn nạn, thế mà ông lão nhà bà cũng … bà ngọt nhạt trả lời bà cụ:
-Mẹ ơi, con với ngưòi ta không quen không thuộc, chẳng biết gọi nhau bằng gì, chào hỏi làm sao đây. Mẹ bảo cô ấy đi về là hơn.
Bà cụ ra rồi, ông HảI len lén bước vào bên vợ. Mắt ông đỏ thiểu não. Ông kéo ghế ngồi bên bà.
-Mình ơi, tôi ngàn lần có tội. Mình tha thứ cho tôi. Suốt đời, lúc nào mình cũng nâng đỡ tôi. Còn tôi thì…-Giọng ông nghẹn lại .
Bà Hải thấy cơn giận hạ xuống, và thấy ấm lòng, ông vẫn sợ, vẫn nể bà, nay bà đã lớn tuổi, nhan sắc không còn, đã đành là thế. Cứ tưởng từ nay chỉ có cúng kỵ, khám sức khoẻ và những buổi họp hội của hai người cao tuổi. Hoá ra nơi ông lão nhà bà cái chứng đa cảm vẫn còn mà cả cáI thói sợ vợ cũng vẫn còn! Bà nghẹn giọng:
-Sao đến giờ ông mới nhớ làm khổ tôI? Còn cáI lúc ông sa ngã , sao ông không nhớ? đã đành tôI khổ- Bà nấc lên- Nhưng còn tình nghiã mấy muơI năm, còn danh dự gia đình, còn bao nhiêu đIều thiêng liêng, ông nỡ một phút hắt xuống sông? Mặt mũi nào ông nhìn con, nhìn dâu, nhìn rể?
Ông Hải cúi gầm. Quả thực, mặt mũi nào nhìn các con nữa. Chúng nó sẽ cười vào mũi cái ông bố trai lơ , dại gái vào tuổi đã làm ông nội . Nhưng sao lại ma đưa lối , quỷ dẫn đường thế này? ông nhớ lại những lần gặp Bưởi. Ban đầu không ai ngờ. Gần mười năm rồi, từ ngày chị ông bị ung thư vú mà mất, anh rể ông đi lấy vợ, mẹ ông vẫn thui thủi một mình với mấy đứa cháu ngoại còn dại. Mà Bưởi thì một mình , cám cảnh bà cụ, hay chạy qua chạy lại . Lúc củ sắn, lúc miếng trầu, thành người thân trong nhà. Mỗi lần dịp tết về thăm, ông Hải qua biếu Bưởi ít quà, gọi là cảm ơn cô có lòng thương mẹ ông già yếu. Chưa bao giờ ông liếc mắt nhìn xem người đàn bà lỡ làng đó nhan sắc như thế nào, tuổi tác bao nhiêu. Chỉ biết trước đó cô ta đã có chồng, người chồng đi láI xe cho một công ty gỗ trên thị xã, bị cây đè chết đã chín mười năm nay.
Trong làng đồn rằng cô có số sát phu. Bước vào tuổi bốn mươi cô gầy mòn, héo hắt vì nỗi vất vả , cô đơn và mặc cảm. Hôm ấy, cuối năm, bất chợt cô đau nặng. Bà cụ giục ông sang xem. “Cứu nó, con ạ, nó chỉ có một thân một mình”. Là bác sĩ, ông Hải xem qua , biết ngay không có bệnh gì. Bệnh của cô là bệnh Hysterie, một chứng chỉ riêng đàn bà mới có, nó là chứng bệnh của tâm tư chứ không phảI của cơ thể. Ông cho cô uống một thứ thuốc bổ, giả như thuốc chữa bệnh , dặn cô nằm nghỉ rồi định ra về… Nhưng sao ông không đành lòng. Lâu nay, ông vẫn xem cô như cô em chất phác quê mùa. Hình ảnh cô em gái gầy gò, héo hon nằm trơ trọi làm ông bất nhẫn. Chiều cuối năm, gia đình ai cũng sum họp. Còn nguời đàn bà này, một chút niềm an ủi cũng không. Sao ông trời bất công , nếu ông đã sinh ra tất cả loàI ngưòi , lại cho người này quá nhiều, người kia lại quá ít?
Tóc đã chuẩn bị bạc mà ông HảI còn chưa hết ngây thơ, chưa hề biết cảnh giác với cáI bẫy mà tạo hoá lúc nào cũng giăng sẵn để bẫy những người đàn ông tốt bụng, thương nguời và đa cảm.
Bây giờ nhớ lại, ông nhăn nhó mặt mày, vò đầu, bứt tóc. Lúc đó ông có vì khoáI lạc không? Hình như là không ! mà nếu có, thì cũng rất thoáng qua, khác xa với những ngày bừng bừng thời trai trẻ. Ông chỉ thấy thương cảm và mủi lòng, tất cả những tình cảm ấy chợt bột phát và ông không kiềm chế được nữa.
Bây giờ như một phạm nhân tự khai, ông ấp a ấp úng diễn tả tâm trạng lúc ấy với vợ. Bà Hải đIên người.
-Cứ mỗi lúc thương người là lao vào ngủ với họ được hay sao? Nếu thế thì cả đời ông hủ hoá đến vài vạn chuyến. Vừa hở tay tôi ra, là đã chẳng ra cáI gì.
Ông HảI ngồi im. “Bây giờ ông tính sao?” “Mình bảo sao, tôi nghe vậy. Tôi lỡ. Chỉ xin mình giấu đừng cho các con biết”. “Còn cáI bầu tâm sự của con Bưởi?” ông Hải nhăn mặt như uống một liều thuốc đắng nghét .
-Mình tha thứ cho tôI, tôI sẽ không quay lại cáI làng này nữa . Tôi sẽ đem mẹ ra Hà Nội. Được tin cô ấy có mang, ban đầu tôI cũng không dám nghĩ chuyện vào thăm, nhưng nghĩ lại… không đành bụng nên tôi đành liều lén mình , định về quê đem cho cô ấy ít tiền bạc và giải quyết dứt điểm . Không ngờ…
À ra thế. Nói dễ nghe nhỉ. Xưa nay bà Hải vẫn nhiều lần tắc lưõi chán ngán cho cáI tính xà quần của ông chồng . Đàn ông, họ làm những việc lớn lao thì tài, chứ cuộc sống riêng của họ thì cứ như một cái túi thủng hai đầu, túm đầu này thì hở đầu nọ. Bảo rằng thương người, lén lút vợ làm điều nhăng nhít. Bây giờ lại nói hối lỗi, đòi rũ áo như thằng Sở Khanh . Rõ thật già đầu chơi trống bỏi! Hay là ông định nói chiều lòng tôI, để phỉnh tôi. Đừng có hòng!
“Ngày mai , tôi sẽ giải quyết chuyện này. Ông họp cho tôI hội đồng gia tộc !” .”Chết chửa, gì mà nghiêm trọng thế mình?” ông giật nảy nguời,. Nhưng bà HảI đã ngồi thẳng dậy, nghiêm nét mặt:
-Lại còn nghiêm trọng à? Hay tôi phải chết đI, mới là nghiêm trọng với anh?
*****
Nói là Hội đồng gia tộc, thực chất chỉ là một ông chú, một ông bác và một ông anh họ xa đại diện cho ngành trưởng. Họ nhà ông Hải phát đạt dần dà ra thành thị làm ăn cả. Cả hai ông chú bác đều đã già, đã sống qua cáI thời “Trai năm thê bảy thiếp” Nên xem chuyện này chẳng có cho là to lớn, nhưng cũng biết lờ mờ là thời bây giờ một vợ một chồng, đàn ông khổ hơn trước. Cả hai ông đều rất nể đứa cháu dâu cán bộ nhà nước vừa đức hạnh vừa đảm lược, lúc nào cũng đối xử với họ hàng đâu ra đấy, nên nghe lời mời là đi ngay. ông anh họ trước là sĩ quan, nay phục viên về làng. Mang tâm trạng bất đắc chí nên ông chẳng thiết một thứ gì trên đời trừ rượu. Họp gia tộc, tức là có một bữa rượu kha khá, nhất là hôm nay bà em dâu đảm đang hơn năm sáu năm mới về làng. Ba khuôn mặt hai già một trẻ, đều bộc lộ một vẻ tỉnh táo dửng dưng, pha chút thoả mãn: từ lâu rồi mới có một dịp để họ thấy mình quan trọng, có dịp phát biểu, có dịp quyết định cuộc đời của người khác. Trước lúc đến đây họ đã ghé chân nơI quán rượu bên đình làng, làm sơ sài ba chén và bàn qua loa những gì sắp phải quyết. Ông bác vừa khà khà vừa cười móm mém:
-Cứ như ý tôI thì chuyện này mà hoá hay. Con Bưởi có con để bồng, bà cụ có dâu gần chăm nom. Anh HảI ở Hà Nội, lâu lâu đi về cũng là thêm của thêm con. Đời xưa, có phúc mới được vậy…
Ông chú rụt rè:
-Sợ chị ấy không chịu .
-Không chịu cáI gì? Gần sáu chục tuổi đầu , không lẽ lại còn ghen với tuông?
Ông sĩ quan phục viên cười nửa miệng: -Tuổi nào đàn bà cũng là đàn bà… nhất là đàn bà thời bình đẳng ngày nay.
-Mỗi người một ý, rứa thì chút nữa quyết định ra sao đây?
Mãi tới khi an vị trong căn nhà ba gian, ba người vẫn chưa nhất trí với nhau một cách giảI quyết nào tốt đẹp. Nhưng cả ba đã lầm. Bà HảI không mời họ đến để lo giúp việc của bà. Bà mời họ đến là để chứng kiến . Cho nên bà cứ để cho họ phát biểu đủ thứ ý kiến , cãi nhau, mâu thuẫn nhau, dạy khôn nhau chán, bà chỉ ngồi vòng tay nghiêm túc quan sát những nguời xung quanh. Bà mẹ chồng dân dấn nước mắt. Ông chồng như đang muốn chui xuống đất cho xong . Cho chết? Ai bảo ngốc nghếch ở cáI tuổi đầu đã bạc. Rồi còn cáI người bà không muốn nhìn, nhưng vẫn nhìn chòng chọc, cái ngưòi đàn bà nhà quê mà nếu hiện ra ở Hà nội, còn lâu ông chồng bà mới thèm liếc mắt nhìn. Cái bụng đã hơi đùm đũm như đâm vào mắt bà, bà xót xa quay đi, cố giũ vẻ bình thản nghiêm nghị…
-Thưa hội đồng gia tộc. Tôi về làm dâu nhà họ Phan tuy vì hoàn cảnh công tác xa xôI, nhưng lòng tôi lúc nào cũng hướng về dòng họ quê hương. Từ trước đến nay, được cô bác thương, tôi chưa có gì sơ xuất trong bổn phận làm dâu làm vợ- bà vừa nói vừa liếc nhìn chồng, và bỗng hả hê khi thấy ông cúi gầm mặt khổ sở- nay hoàn cảnh xảy ra không ai ngờ đến, chồng tôi đã có chuyện riêng tư riêng, không còn thương yêu vợ con nữa”
-Bà lại liếc sang nhìn ông, và lại hả hê thấy vẻ mặt hốt hoảng như muốn cải chính mà không sao thốt nên lời- giữa khúc quanh cuộc đời này, tôi biết làm sao đây cho trọn đôI đường…
Ông bác chừng nóng nẩy chờ đợi được phát biểu lâu quá, sốt ruột cắt lời:
-Chị Hải ơi, tụi tôI hiểu nỗi khổ tâm của chị lắm. Nhưng sự đã rồi. Tiếc rằng làng nước chúng tôI đây không biết chứ mà biết thì nhất định khuyên can anh, không để xảy ra sự thể thế này. Chừ biết làm chi hơn, thôi thì gia tộc chúng tôi sẽ quở phạt anh nặng nề, còn chị thì cũng xin nguôi lòng mà tha thứ cho anh đi..
Bà Hải lắc đầu:
-Thưa bác, con cũng biết bác thương con mà mong cho con vợ chồng được vuông tròn. Nhưng còn người đàn bà kia, đứa bé sắp sinh ra kia, lẽ nào con bỏ mặc họ? Mà tình cảm vợ chồng làm sao chia xẻ? Mình phảI biết tôn trọng người phụ nữ, phải biết bảo vệ quy chế một vợ một chồng . Thôi thì.. con đành phảI chấp nhận hy sinh!
Nói đến đó bà nấc lên, làm ông HảI đứng bật dậy, muốn chạy tới đỡ vợ. Nhưng bà trấn tĩnh ngay, nghiêm nghị xua tay khiến ông chỉ dám ngồi xuống, im thin thít. Ở một góc nhà, chị Bưởi cúi mặt, khóc thút thít từ đầu buổi đến cuối buổi.
-Không thể nào không hy sinh! Vợ chồng đến tuổi này, còn dắt nhau ra toà ly dị chẳng bõ cho người ta cười. Nhưng từ nay, xem như áI ân đoạn tuyệt. Con xin đi, để cho anh HảI được tự do lo lắng cho vợ nhỏ, con riêng. Phần con xin đi, con lạy từ tạ mẹ, từ nay cô Bưởi hãy thay con săn sóc mẹ- Bà quay về phía ông HảI- Nay tôi đã già, cam phận sống cô độc. Xin cho ông chọn một bên thôi. Đừng ra tìm mẹ con tôI làm gì nữa. Xin vĩnh biệt!
Bà nói rồi chắp tay cúi chào từ mẹ chồng đến từng người trong họ. Bà cụ khóc ngất, chạy ra ôm lấy con dâu. ông HảI mếu máo: “Mình ơI, mình nói thực sao? Mình bỏ tôI sao mình? “ lẳng lặng không nói một lời, bà gỡ tay mọi người, vào phòng xách túi, đi thẳng ra đầu ngõ. Một chiếc xe đã chờ sẵn, bon bon đưa bà đi… Chuyến đi không trở lại.
Về Hà Hội, việc đầu tiên của bà là tường thuật lại tất cả cho hai con nghe. Cô con gáI út khóc ngất: ‘Vô lý, vô lý quá, con không thể ngờ ba của con…” . Cậu cả tên Việt trầm tĩnh hơn, chỉ ngồi lặng gục đầu:”Mẹ có nôn nóng quá khi giải quyết như vậy không? “ “Thì con bảo mẹ còn cách nào ? Để cho con Bưởi đem đứa nhỏ ra đây để bôi gio trát trấu vào mặt các ông bà sui gia của nhà ta sao? Để tái lập cái cảnh đa thê khốn nạn như thời xửa thời xưa sao? Còn cách gì hơn là mẹ đành chịu phần thua thiệt ?”
Cô út Nga đang nằm vùi mặt trong chăn vụt ngửng lên, đôI mắt đỏ hoe: “Gặp em, em cũng làm như mẹ. Người đã phản bội , còn gặp lại làm chi? “. Cậu cả Việt vẫn ngồi trầm ngâm rồi lát sau cậu hỏi, như muốn chấm hết câu chuyện : -
-Thế bây giờ trong đó, ba lấy gì mà sống?
Bà HảI cười khẩy buông thõng : “Đã có lương hưu! Chuyển lương hưu vào cho ông ấy!”
******
Từ ấy không có ông HảI trong toà nhà của ông tại Hà Nội. Cả nhà, không ai nhắc đến ông. Một nỗi đau, nỗi hận vẫn âm thầm len lỏi trong tâm tư từng người. Nhưng ai cũng lặng lẽ, hình như nói đến ông là nói đến một nỗi bất hạnh lớn. Ngày ngày cô Nga vẫn đưa con đến gửi mẹ để đI làm. Thằng bé bi bô hỏi ông, bà Hải chỉ bảo: “ông vào thăm cố, cố ốm nặng”. Vợ chồng Việt thì đi làm cả ngày, tối đến lại đi học thêm. Đến chiều, khi đứa cháu ngoại đã theo mẹ về nhà, bà Hải thui thủi một mình vào ra, thấy căn nhà sao mà giá lạnh và hoang vắng. Vợ Việt về thấy mẹ chồng ngồi co ro, vội vã cắm máy sưởi. “Chết nỗi! Mẹ cứ sợ tốn đIện làm gì. Sức khoẻ là vàng đó mẹ”. Hà Nội mùa đông lạnh căm. Một hôm cô Nga quấn khăn quàng lông cho thằng bé để chuẩn bị về nhà, bất giác buột mệng : “Mình ở đây nhà kín, khăn áo thế này mà còn rét, khong biết bố ở trong ấy…” Như thể lỡ lời, cô vụt nín bặt, vội vã bế con đi…
Với bà Hải, mùa đông năm nay lạnh hơn hẳn mọi năm. Tuổi trẻ mà cô đơn còn dễ chịu, thiếu chi niềm vui khoả lấp. Tuổi già cô đơn mới thật là hiu hắt. Tối tối, trong căn nhà vắng lặng, bỗng bà nghe vang lên tiếng ông HảI kêu khi bà bước chân đi ;”Mình nỡ bỏ tôi sao mình ơi. Mình muốn xem tôi như ngưòi đã chết ư? “ Chút thương tâm ngậm ngùi vừa dấy lên, thì lòng hận đã như nước sôi dội xuống. Cho chết! Ngồi nhà nhàn nhã ấm cúng không ưa, thì cho thoả sức mà giặt khăn giặt tã, mà cúi xuống đi cày, mà ngất ngư với cái cảnh cha già con mọn. Khi nào thở không nổi chạy về đây hẵn hay!” . Mắt bà đang hằn lên những ý tưỏng uất hận, chợt mở to, ngạc nhiên khi tình cờ nhìn thấy mảnh giấy nhỏ trên bàn: phiếu báo phát gửi cho ông Nguyễn Xuân Việt về số tiền gửi cho ông Nguyễn Xuân Hải …đã đến tay người nhận ngày…
Thế này thì quá thực! Té ra thằng Việt vẫn lén bà gửi tiền , cung cấp ô xy cho cái ông bố phản bội của nó! Nó chẳng hiểu ý định sâu sắc của bà. “Việt, con có coi lời mẹ ra gì nữa không? Con có nhớ là giữa chúng ta với ông ấy tình nghĩa đã đoạn tuyệt rồi không? Vợ con mà biết con làm thế này, nó sẽ nghĩ sao? Nó sẽ nghĩ: thế là bố con cùng một giuộc…
Việt im lặng, đi lui đi tới một lát rồi chợt dừng lại:
-Thôi con xin mẹ. Đến bao giờ mới bỏ đuợc cáI thói quen làm bà tướng, lúc nào cũng bày binh bố trận? Con gửi tiền cho bố là để làm gì mẹ biết không, là để cho bố có tiền trở về. Con biết tỏng là mẹ đời nào muốn đoạn tuyệt . Mẹ chỉ muốn trừng phạt bố, đày bố ở lại một cáI làng xa xôi thiếu thốn, để cho bố dở sống dở chết rồi mới tha. Thôi mẹ ơi, hơn một năm qua đủ lắm rồi! đến bao giờ mẹ mới thôI xem bố là một hình nhân trong tay mẹ?
Bà Hải lặng ngưòi. Bà nhận ra không thể đIều khiển thằng con mình như trước đây bà đã đIều khiển bố nó.
*****
Tháng ba , trời ấm. Việt bảo bà Hải: “mẹ vẫn thường bảo vợ con, đàn ông là giống không bao giờ chịu thua . Vì vậy đừng nên cương với họ, chỉ tổ thiệt”. Bà Hải im lặng: thật ra lời bà dạy con dâu còn có thêm câu này nữa: “Mình phảI đối xử với họ với một bàn tay mềm như nhung, nhưng thực ra là nhung bọc sắt”.
Vì vậy, sự tự do mà bà vứt lại cho ông chỉ là sự tự do của một con thú nhà, không buộc không nhốt nhưng cũng chẳng lo gì lạc mất. Hàng tháng bà vẫn nhận được thông tin về ông: cô Bưởi đã sinh con gái, đứa con chưa đủ tháng nên nuôi vất vả, ông Hải thì qua nhiều chấn động tinh thần quá, lại thay đổi cuộc sống đột ngột , ông chẳng ngó ngàng gì tới chi đứa nhỏ, ngày nào cũng ra bến đò ngồi ủ rũ nhìn nước trôi.
“Đã đến lúc nên tha chưa? Thế đã đủ chưa?”. Bà liếc mắt nhìn lên cuốn lịch. Cũng đến lúc cho ông ấy mãn hạn được rồi. Đằng nào bà cũng phảI vào một chuyến, chính bà phải kết thúc một kịch bản mà chính bà đã mở ra…
*****
Mới hơn một năm mà cảnh làng đã đổi thay nhanh thế, một con đường đổ bê tông đưa bà về đến nhà chồng. Ngôi nhà chẳng có gì khác, cũng mái ngói tường vôi đơn sơ như xưa, nhưng trong sân hình như cây cối mọc nhiều hơn. Một con ong bầu xanh đen đang bay xà quẩn quanh lũ hoa thấy bà vội vã bay biến.
Ông Hải đang ở trong sân, đứng dưới giàn dưa, chăm chú thụ phấn cho những bông hoa dưa màu tím. Trời ơi, trông ông chồng bà giờ đây chẳng khác gì một ông nông dân thực thụ! Nhìn thấy bà, ông ngạc nhiên, vẻ mừng hiện ra trên mặt.
Bà Hải cũng mừng, nhưng cố làm nghiêm, thong thả xách túi vào sân. ông Hải sau phút đầu, chợt như nhớ lại hoàn cảnh hiện tại của mình, thoáng một chút ngập ngừng, rồi cũng ra vẻ nghiêm trang “Sao mình không báo trước để Bưởi ra đón, xách giùm mình cho đỡ nặng? “ Câu nói làm bà hơi chạnh lòng, chưa kịp nói gì thì đã nghe trong nhà có tiếng chào: “ôI, chị , chị đã vào, trời ơI, lâu lắm rồi!”. Bưởi bồng con từ trong nhà băng băng chạy ra. Cô trao vội con cho ông HảI, đỡ lấy xách trên tay bà rồi lật đật lấy quạt, rót nước, dáng vẻ như mong nhớ lâu ngày mới được gặp, bà cụ chống gậy từ trên nhà xuống, móm mém cười:
-Tau đã nói mà, thế mô sau tết hắn cũng vô.
Bà Hải ngồi xuống bên mẹ chồng. Mắt bà khẽ liếc ngang, thấy ông HảI đang bồng đứa nhỏ từ ngoài sân vào. Đứa trẻ ốm nhách, trán đúng là trán ông HảI, dô ra trên khuôn mặt nhỏ. Hai con mắt đen thui thao láo, bà Hải thấy nó xấu, trông như con chuột con. Ông HảI tưng tưng đứa bé trên tay, âu yếm cầm hai tay nó xếp lại: “Chào bác đi con!” Con bé chưa hiểu gì, chỉ thấy nhột, nó cười lên vui tươi.
Mâm cơm chiều dọn lên, nhiều món thịnh soạn, nếm món nào bà HảI cũng thấy mùi mắm ruốc phảng phất. “Chết nỗi, nấu ăn thế này, mà ông ấy ăn làm sao cả năm qua?” Thế nhưng ông HảI, Bưởi và bà cụ cứ nói cười ríu ran, ai cũng gắp thức ăn cho bà, bà chẳng tiện nói ra ý nghĩ của mình, bà cũng đắn đo không biết làm sao mở đầu cái quyết định “tha bổng , mãn hạn” như thế nào cho hợp lý, hợp tình, không mất uy của mình mà cũng không cứng cỏi quá, thành ra khô khan.
Cơm nước xong bà ngồi uống trà với mẹ chồng, đang còn cân nhắc thì chợt nghe tiếng Bưởi nói với ai đó ngoài hiên.
-Hôm nay nhà em không khám bệnh đâu, mai chị đem cháu đến.
Ông HảI nghe tiếng, quay ra:
-Khám bệnh mà hẹn sao được, để tôi ra ngoài xem cho người ta. Quay lại bà, ông nói với vẻ ân cần: “Mình thông cảm nghe, tối nay tôi với mình thức khuya nói chuỵên, mình nhé!”
Dáng ông trông chững chạc, vững chắc, khác hẳn ngày nào khi bà ra đi, ông khóc hu hu như trẻ con. Phía gian ngoàI , có tiếng Bưởi nói nhỏ:
-Mình ơI, tối nay em và con qua bên ngoại chơI, sáng mai về.
-Chết nỗi, em phảI soạn thuốc men cho tôI chứ.
-Dạ, thì em đã chuẩn bị hết, mình làm xong đâu đấy thì em mới đi.
Hai người trao đổi thầm thì gì đó, bà Hải nghe không rõ dù đã cố dỏng tai nghe ngóng. Bà cụ ngồi bên cạnh chép miệng: “Con Bưởi sinh dậy vừa chăm con, chăm mẹ, lại phải vực chồng, lo cho nó đến từng ly từng tí. Mãi rồi nó cũng nguôi dần. Có nguời trong làng đau ốm đến nhờ, nó giúp họ một thời gian, thế là từ đó cả làng có bệnh hoạn gì cũng đến. Từ ấy , nó mới vui lên rồi chăm lo đến cửa nhà, con cái.
Bưởi ôm con ngồi ghé bên cạnh, mắt nhìn bà HảI đầy vẻ trìu mến:
-Cũng nhờ chị mà có ngày hôm nay, cả đời em không quên.
Câu nói nghe chân tình đầy vẻ biết ơn , mà không hiểu sao bà HảI nghe như có một ngọn roi lửa đang quất thẳng vào ngực. “Thế là nghĩa làm sao, định giựt chồng ta mãi hay sao? “. Bà nghĩ thầm, cố tự chủ để khỏi lộ ánh mắt tự vệ của người đang bị đe doạ cướp đi một thứ gì quý giá. Nhưng đêm ấy, khi ngồi trò chuyện với chồng ngoàI hiên trăng sáng, bà mới nhận ra không phải bà có thể mất mà thực ra bà đã mất ông rồi.
Dưói ánh trăng mát dịu xuyên qua những khe lá của giàn thiên lý, ông Hải cầm tay bà, hơI trầm tư một chút như nhớ lại những ngày đã qua:
-Mình đã quyết xem tôI như chết nên tôI đành chấp nhận chết. Thế là đáng tội cho tôI rồi, chẳng bao giờ tôI dám oán mình. Ngờ đâu, trong cõi chết lại ở ra một cuộc sống mới.
Ông siết chặt tay bà, mỉm cười, nụ cười bao dung , vô tư trên làn da giờ đây hơi đen sạm, những chỗ râu li ti giờ đây chỗ đen chỗ trắng. ông nhìn bà, người đàn bà đã quán xuyến đời ông, ông nhớ tói ngôI nhà ba tầng, nhớ tới các con ông, giờ đây chúng đã có vợ có chồng, đã đầy đủ với cuộc sống. Còn bà? bà cứng cỏi và ít bộc lộ mình quá. Bà vững chãI, luôn sắp xếp mọi chuyện trong đời đâu ra đấy. Dường như bà luôn có thể tồn tại theo ý mình và tồn tại một mình trên đời. Nhưng có chắc như thế không? Có chắc trong cáI vẻ cứng rắn này bà không cần dựa vào ai không?
Ông Hải chợt ái ngại cho bà, bởi ông đã biết lúc nào trong đời con người cũng cần tình yêu. Càng lớn tuổi càng cần. Nhưng giờ đây, ông còn làm gì được nữa cho bà? Bà đã đẩy ông vào một thế giới và giờ đây ông đã gắn chặt với thế giới ấy, đã buộc ràng với nó bằng những sợi dây thân thương. Vì chút lòng áI ngại mà ông không nỡ nói ra đIều ấy.
Nhưng bà Hải đã hiểu rồi, khi nhìn khuôn mặt thanh thản và hiền hoà của ông dưới trăng. Đấy là cáI vẻ của một người đã tìm lại đựoc chính mình, giống như một cây kiểng trong chậu giờ được thả vào thiên nhiên, nó không còn đàI các, sang trọng nữa nhưng lại được cáI hồn vốn có của thảo mộc. Thế mà trước đây bà nghe nói cây đã sống quen với đIều kiện và môI trường trong chậu chúng sẽ không thể thích nghi với cuộc sống ngoàI thiên nhiên nữa. Hoá ra nhà sinh học vớ vẩn nào đó đã vô tình làm cháy tiêu mất kịch bản của bà!
Bà Hải nghiến răng, nhủ thầm: “Đã thế thì chẳng cần màu mè nữa, thế nào ngày mai ta cũng ra oai bắt lão về cho bằng được!”.
Posts: 13,355
Threads: 204
Likes Received: 1,541 in 718 posts
Likes Given: 1,687
Joined: Oct 2018
Reputation:
185
TRUYEN NGAN : TÌNH ẢO
Trước khi ông bước lên tàu ra Nha Trang bạn bè vẫn còn gàn:
- Gặp nhau ngoài đời thật hàng ngày mà còn bị lầm nữa là ba cái thứ tình ảo vu vơ trên mạng. Ông đi làm gì cho tốn tiền, không cẩn thận là bị lừa đó.
Ông cười buồn, lương hưu có 4 triệu ai thèm lừa ông làm gì. Có điều từ khi cô con gái duy nhất đi lấy chồng xa thì mỗi khi chiều xuống ông buồn hiu hắt. Ông nhớ tiếng bà gọi ông về ăn cơm mỗi khi ông mải chơi cờ quên thời gian. Ông nhớ nụ cười vui của bà khi ông khen món ngon bà nấu. Tưởng như vẫn còn tiếng chân bà bước quanh nhà, ra sân... vậy mà bà bỏ ông ra đi đã hơn 5 năm rồi. Nỗi buồn cứ đầy lên theo năm tháng chứ không vơi đi chút nào.
Một năm trước con gái chỉ cho ông lên mạng vào mục kết bạn bốn phương. Cũng là vô tình thấy hình ảnh người phụ nữ hiền lành, thanh mảnh giống người vợ quá cố của mình nên ông mới kết bạn rồi càng ngày càng thấy hợp, giọng nói của chị cũng nhẹ nhàng giống giọng vợ ông nên đêm nào không nói chuyện là ông ngủ không được.
Chị nói chị 50 tuổi, buôn bán tại nhà, so với tuổi 60 của ông là tương xứng lắm. Họ hẹn gặp nhau tại Nha Trang vào cuối tuần vì nhà mẹ ruột chị ở đó.
Khoang tàu chứa được 4 hành khách thì đã có ông và một cặp vợ chồng cũng lớn tuổi ngồi. Còn ít phút nữa tàu mới chạy thì một chị phụ nữ to béo mới hớt hải chạy tới. Trên tay chị lỉnh kỉnh đủ thứ, giỏ xách, trái cây, bánh trái... Chị cười ngại ngùng.
- Tí nữa thì em trễ tàu, tại vì sắp đi có mấy khách đến đặt bánh cưới nên mải nhận đơn không để ý đến giờ giấc.
Vì chạy vội nên mồ hôi mẹ, mồ hôi con thi nhau rơi xuống làm nhòe hết lớp phấn của chị, lộ ra rất nhiều vết nám trên mặt. Phụ nữ kiểu này là không bao giờ ông để ý tới. Thế nhưng vừa ngồi vào chỗ là chị đã dọn đủ thứ bánh trái ra bàn mời mọi người hết sức nhiệt tình.
Ông chỉ tính ăn cho phải phép thôi nhưng bánh của chị làm ngon quá, hương vị giống hệt ngày xưa vợ ông làm nên ông ăn rất nhiều.
Chắc ngày nhỏ chị cũng dễ thương lắm nhưng giờ mập quá nên phá tướng. Bù lại chị nói chuyện rất thật tình và có duyên. Chị kể chuyện cười làm mọi người cười không khép được miệng, đoạn đường từ Phan thiết đến Nha Trang theo tiếng tàu xình xịch cũng không còn bao xa. Khi chị phụ nữ đi cùng hỏi về hoàn cảnh gia đình chị mới thôi không cười, mặt buồn xuống.
- Em chưa có gia đình. Ba em mất sớm em là chị cả của chín đứa em, em phải phụ mẹ lo cho chúng nó ăn học rồi dựng vợ, gả chồng. Cũng may em có nghề làm bánh khách quen nhiều, rồi người nọ giới thiệu người kia nên em làm không hết việc.
Trước kia em thon thả lắm. Bị bệnh khớp uống bao nhiêu là thuốc bị ứ nước nên người ngày càng mập, rồi cái tuổi nó đuổi cái xuân nên em chỉ lo cho gia đình chả nghĩ gì đến chuyện chồng con nữa, chị xem đứng bên lò nướng bánh nhiều da em bị nám hết.
Mọi người đều thương cảm nhìn chị cho đến khi tàu sắp vào Nha Trang. Chị phụ nữ lại hỏi:
- Em vào Nha Trang thăm người nhà à?
Chị cười bẽn lẽn
- Đi coi mắt
- Là sao??? 3 cái miệng cùng đồng thanh cất lên.
- Nhỏ em út của em nó thương em lắm, nó nói thương chị về già thui thủi một mình, nó lấy đại cái hình của em ngày xưa nó đăng lên mạng rồi nó báo em nó đã kết bạn được người đàng hoàng, tử tế, góa vợ. Nó hẹn người ta ra Nha Trang để cho mẹ em và nó cùng gặp.
Vợ chồng nó có cái nhà nghỉ ở Nha Trang. Em thì bận làm bánh tối ngày nên nó hay đón mẹ ra chơi.
Ông giật mình đánh thót, liền giả bộ hỏi vu vơ.
- Nhà nghỉ ở đâu hả em, anh ra Nha Trang có việc cũng chưa biết ở tạm chỗ nào.
Nghe xong địa chỉ ông đổ mồ hôi hột. Ngẫm lại ông cũng có hơn gì chị đâu, ông cũng chọn cái ảnh từ năm nảo năm nào lúc tóc còn bồng bềnh lãng tử, chứ bây giờ mà đăng cái đầu hói lơ thơ vài cọng tóc, cái mắt sụp hết cả mí và nước da đầy vết đồi mồi của ông lên thì ai còn thèm hẹn hò.
Xuống tàu trong lúc chờ taxi ông mạnh dạn bước tới.
- Anh là Thông, người hẹn gặp em đây. Chúng mình cùng về gặp mẹ em nhé !
(ST)
Posts: 6,784
Threads: 132
Likes Received: 4,503 in 1,907 posts
Likes Given: 2,184
Joined: May 2021
Reputation:
67
(2022-07-14, 11:30 PM)Ech Wrote: TRUYEN NGAN : TÌNH ẢO
giọng nói của chị cũng nhẹ nhàng giống giọng vợ ông nên đêm nào không nói chuyện là ông ngủ không được.
...
...
Bù lại chị nói chuyện rất thật tình và có duyên. Chị kể chuyện cười làm mọi người cười không khép được miệng, đoạn đường từ Phan thiết đến Nha Trang theo tiếng tàu xình xịch cũng không còn bao xa. Khi chị phụ nữ đi cùng hỏi về hoàn cảnh gia đình chị mới thôi không cười, mặt buồn xuống.
(ST)
Hai chi tiết này hơi bị ọc rơ lẽ ra "anh Thông" phải có chút ngỡ ngàng nhủ thầm "sao cái giọng cô này giống giọng ... vợ mình quá dzị ta"
Posts: 2,673
Threads: 4
Likes Received: 191 in 113 posts
Likes Given: 256
Joined: Jul 2019
Reputation:
164
(2022-07-15, 07:43 AM)phai Wrote: Hai chi tiết này hơi bị ọc rơ lẽ ra "anh Thông" phải có chút ngỡ ngàng nhủ thầm "sao cái giọng cô này giống giọng ... vợ mình quá dzị ta"
Anh phai mới là hơi bị ọc rơ í (k/d)
Chàng không có thít ngỡ ngàng, nhưng vẫn ... mê giọng nàng.
(2022-07-14, 11:30 PM)Ech Wrote: TRUYEN NGAN : TÌNH ẢO
...
Cũng là vô tình thấy hình ảnh người phụ nữ hiền lành, thanh mảnh giống người vợ quá cố của mình nên ông mới kết bạn rồi càng ngày càng thấy hợp, giọng nói của chị cũng nhẹ nhàng giống giọng vợ ông nên đêm nào không nói chuyện là ông ngủ không được.
...
Bù lại chị nói chuyện rất thật tình và có duyên. Chị kể chuyện cười làm mọi người cười không khép được miệng
...
- Nhỏ em út của em nó thương em lắm, nó nói thương chị về già thui thủi một mình, nó lấy đại cái hình của em ngày xưa nó đăng lên mạng rồi nó báo em nó đã kết bạn được người đàng hoàng, tử tế, góa vợ. Nó hẹn người ta ra Nha Trang để cho mẹ em và nó cùng gặp.
...
(ST)
Cỏ thì thét méc, rốt cuộc ai, cô chị hay là cô em, là người có giọng nói làm ông không ngủ được.
Cỏ không có ọc rơ xí nào hít í.
Morning 2 anh và vb.
...
Keep your face always toward the sunshine,
and shadows will fall behind you
- Walt Whitman
Posts: 13,355
Threads: 204
Likes Received: 1,541 in 718 posts
Likes Given: 1,687
Joined: Oct 2018
Reputation:
185
(2022-07-15, 08:45 AM)Green Grass Wrote: Cỏ thì thét méc, rốt cuộc ai, cô chị hay là cô em, là người có giọng nói làm ông không ngủ được.
Cỏ không có ọc rơ xí nào hít í.
Morning 2 anh và vb.
Chi tiết này cũng làm anh hơi thấy vô lý vì lẽ nào nói chuyện với nhau rồi, đã mê giọng cô ta rồi mà lẽ nào gặp cô ta bên ngoài không nhận ra giọng nói của cô ta? Chỉ có thể đổ thừa cho cái tê lê phôn làm giọng cô ta thay đổi tí tẹo làm cho ông ta ngỡ ngàng. Hay là do cô ta không bắt mắt gì hết nên ông ta không mảy may chú ý. Nhưng thật là một khi đã yêu cái giọng nói rồi thì khó mà không nhận ra lắm, chi tiết này chứng tỏ tác giả không có kinh nghiệm tình trường
Posts: 6,784
Threads: 132
Likes Received: 4,503 in 1,907 posts
Likes Given: 2,184
Joined: May 2021
Reputation:
67
(2022-07-15, 08:45 AM)Green Grass Wrote: Cỏ thì thét méc, rốt cuộc ai, cô chị hay là cô em, là người có giọng nói làm ông không ngủ được.
Cỏ không có ọc rơ xí nào hít í.
Morning 2 anh và vb.
Ừa, Cỏ nói anh phai mới để ý thêm.
Có thể suốt thời gian "tình ảo" cô em là người nói chuyện với "anh Thông" nhưng cũng là điều vô lý và không đúng.
Thứ nhất, theo như câu chuyện cô em có thể là người có gia đình (vì cô chị đã phụ mẹ dựng vợ gả chồng cho đàn em) nên chuyện đêm nào cũng lên mạng nói chuyện với 1 người đàn ông xa lạ là điều không tưởng.
Thứ hai nếu cô ta chưa có gia đình và cứ giả làm chị để nói chuyện với "anh Thông" thì rõ ràng đây là cũng không phải là chuyện đàng hoàng cho lắm.
Posts: 13,355
Threads: 204
Likes Received: 1,541 in 718 posts
Likes Given: 1,687
Joined: Oct 2018
Reputation:
185
(2022-07-15, 09:17 AM)phai Wrote: Ừa, Cỏ nói anh phai mới để ý thêm.
Có thể suốt thời gian "tình ảo" cô em là người nói chuyện với "anh Thông" nhưng cũng là điều vô lý và không đúng.
Thứ nhất, theo như câu chuyện cô em có thể là người có gia đình (vì cô chị đã phụ mẹ dựng vợ gả chồng cho đàn em) nên chuyện đêm nào cũng lên mạng nói chuyện với 1 người đàn ông xa lạ là điều không tưởng.
Thứ hai nếu cô ta chưa có gia đình và cứ giả làm chị để nói chuyện với "anh Thông" thì rõ ràng đây là cũng không phải là chuyện đàng hoàng cho lắm.
Đúng hén, Cỏ và phai nói giờ mới để ý chi tiết này. Vậy là sao trời? tác giả này quá tệ luôn, viết lung tung chả ý tứ gì hết.
|