Posts: 13,350
Threads: 204
Likes Received: 1,527 in 714 posts
Likes Given: 1,676
Joined: Oct 2018
Reputation:
185
Quote:Đúng nghĩa của món xà bần là các món ăn còn dư sau đám tiệc như thịt kho tàu, rau củ xào, vịt kho, gà luộc…cho vào một cái nồi to, nêm nếm thêm gia vị rồi đem hầm lên. Vì lý do đó nên mỗi năm chỉ được ăn xà bần có vài lần vào dịp lễ, Tết, đám cưới, đám giỗ. Xà bần trở thành món “đặc sản” hấp dẫn, thơm ngậy, đậm đà.
https://sihuynh.home.blog/2020/09/02/mon-xa-ban/
Posts: 615
Threads: 3
Likes Received: 0 in 0 posts
Likes Given: 0
Joined: Jun 2020
Reputation:
78
(2022-06-20, 07:14 AM)Green Grass Wrote: Cỏ không có gì đóng góp cho món gỏi đu đủ bò khô là 1 món Cỏ rất thích vừa ăn vừa khóc mới thật thấm hương vị, chỉ muốn hỏi "Nần xà bồi" là cái chi chi rứa anh DT và các bạn. Hihihi.
Nần xà bồi là món đặc biệt này nè Cỏ.
Khu Chợ Cũ Hàm Nghi hình thành một món ăn kỳ lạ và khoái khẩu với người Sài Gòn bình dân cách nay nửa thế kỷ. Đó là món xà bần, hay còn gọi là món lâm vố (rabiot). Lai lịch như sau, trong tiệm nước, ngoài đồng lương, người phục vụ hưởng được quyền lợi khác tùy theo công việc. Anh bồi bưng bê thức ăn hưởng tiền bo từ khách. Chú đầu bếp không tiếp xúc với khách thì hưởng… thức ăn dư. Mỗi ngày, họ đổ thức ăn dư vào xô và bán ra. Người mua cho tất cả vào nồi, bắc lên lò nấu thành một món xà bần sền sệt. Trong đó, có nhiều cục thịt bò còn nguyên, cá bống chiên, thịt quay… có khi là cục nấm đông cô thơm lừng. Do nấu đi nấu lại, thêm gia vị và muối, món này càng đậm đà, giữ được lâu. Giới phu phen và cả công chức thời đó thiếu chất thịt trong bữa ăn nên không ngại ăn đồ thừa, buổi trưa ra mua một tô ăn tại chỗ với bánh mì hay cơm giá 2 cắc, rẻ hơn giá tô hủ tíu, ai cũng ăn được và thường hết sớm. Sau 1975, món này hoàn toàn biến mất. ( Sài Gòn - chuyện đời của phố, tập 1. Phạm Công Luận)
________________________________
Món này như vậy vốn là của dân nghèo, rồi dần dà trở thành một món "đặc sản" lâu lâu mới được ăn. Từ món này mà có thành ngữ "loạn xà bần" chỉ thứ gì gồm nhiều thứ, tạp nhạp, hỗn tạp...
Posts: 615
Threads: 3
Likes Received: 0 in 0 posts
Likes Given: 0
Joined: Jun 2020
Reputation:
78
Đọc được đoạn này ở thread Linh Tinh của bạn LTP.
(Suôn nghĩa là thẳng liền một đường (Nguyễn Kim Thản 2005:1421).. Nói suôn là nói trôi chảy, không vấp váp, khác với nói suông là nói mà không làm.)
Lâu nay tôi chỉ nghe là "nói suôn sẻ" chứ chưa nghe ai nói là "nói suôn", chắc mới có sau này. Nếu nói là "nói suôn" thì rất dễ bị nghe lầm là "nói suông", nhất là trong Nam, phát âm 2 chữ "suôn" và "suông" như nhau, thành ra tôi nghĩ chính vì vậy mà người ta thêm chữ "sẻ" vô đàng sau để phân biệt; với lại, có thể cho nó dễ nghe hơn, cũng như mấy chữ "nói trôi chảy", mà chỉ nói là "nói trôi" thì nghe lạ tai. Bây giờ thì nhóm chữ "nói suôn sẻ" đang bị đào thải, mai một dần và bị chữ khác thay thế : "mượt mà".
Posts: 3,919
Threads: 6
Likes Received: 149 in 124 posts
Likes Given: 129
Joined: Dec 2019
Reputation:
69
(2022-06-20, 12:30 PM)Dược Tuệ Wrote: Đọc được đoạn này ở thread Linh Tinh của bạn LTP.
(Suôn nghĩa là thẳng liền một đường (Nguyễn Kim Thản 2005:1421).. Nói suôn là nói trôi chảy, không vấp váp, khác với nói suông là nói mà không làm.)
Lâu nay tôi chỉ nghe là "nói suôn sẻ" chứ chưa nghe ai nói là "nói suôn", chắc mới có sau này. Nếu nói là "nói suôn" thì rất dễ bị nghe lầm là "nói suông", nhất là trong Nam, phát âm 2 chữ "suôn" và "suông" như nhau, thành ra tôi nghĩ chính vì vậy mà người ta thêm chữ "sẻ" vô đàng sau để phân biệt; với lại, có thể cho nó dễ nghe hơn, cũng như mấy chữ "nói trôi chảy", mà chỉ nói là "nói trôi" thì nghe lạ tai. Bây giờ thì nhóm chữ "nói suôn sẻ" đang bị đào thải, mai một dần và bị chữ khác thay thế : "mượt mà".
Bây giờ, VN mình dùng nhiều chữ lạ, nên LTP phải hỏi Google hoài .
Posts: 2,673
Threads: 4
Likes Received: 191 in 113 posts
Likes Given: 256
Joined: Jul 2019
Reputation:
164
Nần xà bồi
Nồi xà bần
Loạn xà bần
Thì ra ... chè thập cẩm cũng là từ đây. k/d. Hihihi.
Dạ cám ơn mấy anh giải thích.
...
Keep your face always toward the sunshine,
and shadows will fall behind you
- Walt Whitman
Posts: 1,137
Threads: 24
Likes Received: 611 in 343 posts
Likes Given: 360
Joined: Jul 2020
Reputation:
41
Nguồn gốc của món xà bần thì đã biết, nhưng còn xuất xứ, lai lịch của chữ "xà bần" thì vẫn chưa thông. Trong đó cỏ chữ "xà" là Hán Việt, khg hiểu một món hỗn tạp gồm nhiều thứ lại có chữ "rắn" trong đó ?! Còn chữ "bần" mang nghĩa là nghèo, như trong chữ "bần cố nông", như vậy xà bần ám chỉ món của những con rắn nhà nghèo, khg săn bắt được thức ăn ngon, đành phải ăn thức ăn dư của đám rắn "đại gia" ?! Đúng là lý giải kiểu ... xà bát hihi
Posts: 2,598
Threads: 205
Likes Received: 689 in 283 posts
Likes Given: 178
Joined: Aug 2019
Reputation:
41
theo thiển ý
bần cho bần cùng , nghèo khó
còn xà thì không phải xà = rắn , mà xà trong xà nhà , xà ngang, đòn dọc (Cây dáo cán ngắn, một thứ binh khí thời xưa)
xà trong món xà bần thì có xương xẩu lụn vụn lặt vặt
còn xà trong xà bần xây dựng thì có những cốt thép , thanh bê tông chưa bị đập bể vụn ....
|