2022-06-09, 02:10 PM
(15.02.2010)
Hoàn cảnh sáng tác ca khúc “Cô Láng Giềng” – Nhạc sĩ tài hoa bạc mệnh Hoàng Quý và nỗi oan nhiều năm của “cô láng giềng”
Hầu như tất cả những người yêu nhạc đều biết đến ca khúc đã ra đời từ 80 năm trước mang tên Cô Láng Giềng của nhạc sĩ Hoàng Quý, một tuyệt phẩm tình ca lãng mạn viết cho cuộc tình thật sự của người nhạc sĩ tài hoa bạc mệnh này.
Đầu thập niên 1940, ca sĩ Hoàng Oanh (không phải là ca sĩ nhạc vàng sau này) là người đẹp nức tiếng ở Hải Phòng, khiến bao chàng văn nhân, thi sĩ, nhạc sĩ điêu đứng. Trong số những người chết mê chết mệt Hoàng Oanh có 3 người bạn thân là Văn Cao, Hoàng Quý và Kim Tiêu. Trong khi hai người bạn Kim Tiêu và Hoàng Quý dạn dĩ hơn, tỏ rõ tình cảm với người đẹp thì chàng nhạc sĩ Văn Cao nhút nhát lại chỉ dám ngắm nhìn Hoàng Oanh từ xa và dành tặng riêng nàng những câu hát tuyệt đẹp trong ca khúc Bến Xuân, sáng tác năm 1942:
“Nhà tôi bên chiếc cầu soi nước Em đến tôi một lần
Bao lũ chim rừng họp đàn trên khắp bến xuân ….
Mắt em như dáng thuyền soi nước
Tà áo em rung theo gió nhẹ thẹn thùng ngoài bến xuân”
Nhạc sĩ Văn Cao từng tâm sự về hoàn cảnh ra đời của ca khúc Bến Xuân như sau: “Ngày xưa tôi có thầm yêu một người con gái mà không dám nói ra. Nhưng người ấy hiểu lòng tôi và đến với tôi. Vì thế nên mới có câu hát “Em đến tôi một lần” và có bài hát này”.
Đó là lần mà người đẹp Hoàng Oanh đột nhiên tới nhà tìm Văn Cao mà không hề báo trước, dù choáng váng trước tấm chân tình của cô tiểu thư cùng chuyến viếng thăm đột ngột, nhưng Văn Cao vẫn không thể mở lời yêu phần vì nhút nhát, phần vì gia thế quá chênh lệnh, nhạc sĩ Văn Cao đồng thời lại bị kẹt giữa hai người bạn Hoàng Quý và Kim Tiêu đều đã tỏ rõ tình cảm với Hoàng Oanh từ lâu.
Sau Văn Cao, ca sĩ Kim Tiêu cũng từng đưa cha mẹ đến xin cưới Hoàng Oanh nhưng không thành bởi nhà gái thách cưới quá cao khiến nhà trai không đáp ứng được.
Về phần nhạc sĩ Hoàng Quý, ca khúc Cô Láng Giềng được Hoàng Quý viết vào khoảng năm 1943, khi rời xa Hoàng Oanh đến Sơn Tây làm thư ký tại một trang trại bò của người họ hàng. Sau 6 tháng xa cách, không thể chịu nổi sự nhớ nhung dày vò, Hoàng Quý bỏ việc, trở lại Hải Phòng. Nhạc sĩ Tô Vũ từng hồi nhớ về anh trai mình như sau:
“Anh Hoàng Quý có vóc dáng dong dỏng cao, rất khôi ngô. Xung quanh anh Hoàng Quý luôn có rất nhiều bóng hồng, nhưng anh Hoàng Quý chỉ say đắm mỗi cô Hoàng Oanh! Mọi người trong gia đình tôi đều ra sức vun đắp cho họ!”.
Chính nhờ sự vun đắp này mà ngay khi trở về Hải Phòng, Hoàng Quý đã đến nhà hỏi cưới Hoàng Oanh và nhận được sự đồng thuận của cả hai gia đình. Trong đám cưới của họ, ca khúc Cô Láng Giềng đã được Hoàng Oanh hát lần đầu tiên với phần đệm đàn của chồng là nhạc sĩ Hoàng Quý. Điều đáng tiếc nhất là hạnh phúc của họ không kéo dài được bao lâu, bởi chỉ sau vài năm hôn nhân ngắn ngủi, Hoàng Quý đột ngột lâm bệnh hiểm nghèo và ra đi khi chỉ mới 26 tuổi (năm 1946).
Có một điều nhầm lẫn, đó là sau này khi nghe Cô Láng Giềng, người ta cứ tưởng là tác giả đã bị phụ tình, vì lời 2 của bài hát có kết thúc rất buồn, đó là “cô láng giềng” lên xe hoa cùng người khác. Tuy nhiên, thực ra nhạc sĩ Hoàng Quý chỉ sáng tác lời 1, kết thúc trong niềm lạc quan yêu đời ở thời điểm người bước chân về đầu ngõ để gặp lại người yêu:
Cô láng giềng ơi!
Nay bóng hoa bên thềm đã thắm rồi
Chân bước vui bên bờ đường quê
Em có hay chăng giờ tôi về.
Sau khi sáng tác xong, nhạc sĩ Hoàng Quý đưa em trai của mình là nhạc sĩ Hoàng Phú (Tô Vũ) xem. Nhạc sĩ Tô Vũ rất yêu thích với bản nhạc mới của anh trai, đồng thời thấy rằng kết thúc bài hát bị lưng chừng nên đã đề nghị anh cho viết thêm lời 2.
Vì vậy, ca khúc Cô Láng Giềng chỉ có phần lời 1 là có nguyên mẫu ngoài đời, còn phần lời 2 là hoàn toàn hư cấu, theo như lời chia sẻ của nhạc sĩ Tô Vũ sau này:
“Với Cô Láng Giềng, anh tôi chỉ sáng tác lời 1. Đó là những vần thơ đầy lạc quan, phấn khởi khi chia tay người yêu và hy vọng một ngày trở về gặp nhau trong vui mừng. Còn lời 2 là do tôi sáng tác thêm, đó là cảnh chàng trở về, ngày có một đám cưới làng quê tưng bừng rộn rã của chính người yêu, và chàng buồn tình lặng lẽ ra đi… Thật ra lời 2 này không phải là tâm tư của Hoàng Quý mà do tôi hư cấu và Hoàng Quý đã đồng ý, xem như là một tác phẩm nghệ thuật chứ không phải là sự miêu tả một mối tình có thật, vì thực tế Hoàng Quý không có một bi kịch về tình yêu như nội dung của lời 2”
Xin hãy nghe phần lời 1 của ca khúc do nhạc sĩ Hoàng Quý viết:
Hôm nay trời xuân bao tươi thắm
Dừng gót phiêu linh về thăm nhà
Chân bước trên đường đầy hoa đào rơi
Tôi đã hình dung nét ai đang cười
Tôi mơ trời xuân bao tươi thắm
Đôi mắt trong đen màu hạt huyền
Làn tóc mây chiều cùng gió ngàn dâng sóng
Xao xuyến nỗi niềm yêu…
Cô láng giềng ơi!
Không biết cô còn nhớ đến tôi.
Giây phút êm đềm ngày xưa kia khi còn ngây thơ.
Cô láng giềng ơi!
Tuy cách xa phương trời tôi không hề
quên bóng ai bên bờ đường quê
Đôi mắt đăm đăm chờ tôi về.
Năm xưa khi tôi bước chân ra đi.
Đôi ta cùng đứng bên hàng tường Vi.
Em nói rằng em sẽ chờ đợi tôi.
Đừng nói đến phân ly.
Cô láng giềng ơi!
Nay bóng hoa bên thềm đã thắm rồi.
Chân bước vui bên bờ đường quê.
Em có hay chăng giờ tôi về…
Và phần lời 2 do nhạc sĩ Tô Vũ viết thêm:
Trước ngõ vào thôn vang tiếng pháo
Chân bước phân vân lòng ngập ngừng
Tai lắng nghe tiếng người nói cười xôn xao
Tôi biết người ta đón em tưng bừng
Tan mơ trời xuân đôi môi thắm
Đôi mắt nhung đen màu hạt huyền
Làn tóc mây chiều cùng gió ngàn dâng sóng
Tan vỡ cuộc tình duyên
Cô láng giềng ơi!
Thôi thế không còn nhớ đến tôi
Đến phút êm đềm ngày xưa kia khi còn ngây thơ
Cô láng giềng ơi!
Tuy cách xa phương trời Tôi không hề
quên bóng ai bên bờ đường quê
Đôi mắt đăm đăm tìm phương về
Đành lòng nay tôi bước chân ra đi
Giơ tay buồn hái bông hồng tường vi
Ghi chút tình em nói chờ đợi tôi
Đừng nói tới phân ly
Cô láng giềng ơi!
Nay mối duyên thơ đành đã lỡ rồi
Chân bước xa xa dần miền quê
Ai biết cho bao giờ tôi về
Qua hai phần lời này, có thể thấy ở phần lời 2 nhạc sĩ Tô Vũ giữ nguyên phần giai điệu và cấu trúc bài hát và thêm vào kết thúc buồn cho cuộc tình, làm cho suốt nhiều năm “cô láng giềng” – cũng là người vợ của nhạc sĩ Hoàng Quý, bị tiếng oan là phụ bạc, không thể giãi bày.
(Niệm Quân)
/* nguồn: https://nhacxua.vn/hoan-canh-sang-tac-ca...ang-gieng/
Hoàn cảnh sáng tác ca khúc “Cô Láng Giềng” – Nhạc sĩ tài hoa bạc mệnh Hoàng Quý và nỗi oan nhiều năm của “cô láng giềng”
Hầu như tất cả những người yêu nhạc đều biết đến ca khúc đã ra đời từ 80 năm trước mang tên Cô Láng Giềng của nhạc sĩ Hoàng Quý, một tuyệt phẩm tình ca lãng mạn viết cho cuộc tình thật sự của người nhạc sĩ tài hoa bạc mệnh này.
Đầu thập niên 1940, ca sĩ Hoàng Oanh (không phải là ca sĩ nhạc vàng sau này) là người đẹp nức tiếng ở Hải Phòng, khiến bao chàng văn nhân, thi sĩ, nhạc sĩ điêu đứng. Trong số những người chết mê chết mệt Hoàng Oanh có 3 người bạn thân là Văn Cao, Hoàng Quý và Kim Tiêu. Trong khi hai người bạn Kim Tiêu và Hoàng Quý dạn dĩ hơn, tỏ rõ tình cảm với người đẹp thì chàng nhạc sĩ Văn Cao nhút nhát lại chỉ dám ngắm nhìn Hoàng Oanh từ xa và dành tặng riêng nàng những câu hát tuyệt đẹp trong ca khúc Bến Xuân, sáng tác năm 1942:
“Nhà tôi bên chiếc cầu soi nước Em đến tôi một lần
Bao lũ chim rừng họp đàn trên khắp bến xuân ….
Mắt em như dáng thuyền soi nước
Tà áo em rung theo gió nhẹ thẹn thùng ngoài bến xuân”
Nhạc sĩ Văn Cao từng tâm sự về hoàn cảnh ra đời của ca khúc Bến Xuân như sau: “Ngày xưa tôi có thầm yêu một người con gái mà không dám nói ra. Nhưng người ấy hiểu lòng tôi và đến với tôi. Vì thế nên mới có câu hát “Em đến tôi một lần” và có bài hát này”.
Đó là lần mà người đẹp Hoàng Oanh đột nhiên tới nhà tìm Văn Cao mà không hề báo trước, dù choáng váng trước tấm chân tình của cô tiểu thư cùng chuyến viếng thăm đột ngột, nhưng Văn Cao vẫn không thể mở lời yêu phần vì nhút nhát, phần vì gia thế quá chênh lệnh, nhạc sĩ Văn Cao đồng thời lại bị kẹt giữa hai người bạn Hoàng Quý và Kim Tiêu đều đã tỏ rõ tình cảm với Hoàng Oanh từ lâu.
Sau Văn Cao, ca sĩ Kim Tiêu cũng từng đưa cha mẹ đến xin cưới Hoàng Oanh nhưng không thành bởi nhà gái thách cưới quá cao khiến nhà trai không đáp ứng được.
Về phần nhạc sĩ Hoàng Quý, ca khúc Cô Láng Giềng được Hoàng Quý viết vào khoảng năm 1943, khi rời xa Hoàng Oanh đến Sơn Tây làm thư ký tại một trang trại bò của người họ hàng. Sau 6 tháng xa cách, không thể chịu nổi sự nhớ nhung dày vò, Hoàng Quý bỏ việc, trở lại Hải Phòng. Nhạc sĩ Tô Vũ từng hồi nhớ về anh trai mình như sau:
“Anh Hoàng Quý có vóc dáng dong dỏng cao, rất khôi ngô. Xung quanh anh Hoàng Quý luôn có rất nhiều bóng hồng, nhưng anh Hoàng Quý chỉ say đắm mỗi cô Hoàng Oanh! Mọi người trong gia đình tôi đều ra sức vun đắp cho họ!”.
Chính nhờ sự vun đắp này mà ngay khi trở về Hải Phòng, Hoàng Quý đã đến nhà hỏi cưới Hoàng Oanh và nhận được sự đồng thuận của cả hai gia đình. Trong đám cưới của họ, ca khúc Cô Láng Giềng đã được Hoàng Oanh hát lần đầu tiên với phần đệm đàn của chồng là nhạc sĩ Hoàng Quý. Điều đáng tiếc nhất là hạnh phúc của họ không kéo dài được bao lâu, bởi chỉ sau vài năm hôn nhân ngắn ngủi, Hoàng Quý đột ngột lâm bệnh hiểm nghèo và ra đi khi chỉ mới 26 tuổi (năm 1946).
Có một điều nhầm lẫn, đó là sau này khi nghe Cô Láng Giềng, người ta cứ tưởng là tác giả đã bị phụ tình, vì lời 2 của bài hát có kết thúc rất buồn, đó là “cô láng giềng” lên xe hoa cùng người khác. Tuy nhiên, thực ra nhạc sĩ Hoàng Quý chỉ sáng tác lời 1, kết thúc trong niềm lạc quan yêu đời ở thời điểm người bước chân về đầu ngõ để gặp lại người yêu:
Cô láng giềng ơi!
Nay bóng hoa bên thềm đã thắm rồi
Chân bước vui bên bờ đường quê
Em có hay chăng giờ tôi về.
Sau khi sáng tác xong, nhạc sĩ Hoàng Quý đưa em trai của mình là nhạc sĩ Hoàng Phú (Tô Vũ) xem. Nhạc sĩ Tô Vũ rất yêu thích với bản nhạc mới của anh trai, đồng thời thấy rằng kết thúc bài hát bị lưng chừng nên đã đề nghị anh cho viết thêm lời 2.
Vì vậy, ca khúc Cô Láng Giềng chỉ có phần lời 1 là có nguyên mẫu ngoài đời, còn phần lời 2 là hoàn toàn hư cấu, theo như lời chia sẻ của nhạc sĩ Tô Vũ sau này:
“Với Cô Láng Giềng, anh tôi chỉ sáng tác lời 1. Đó là những vần thơ đầy lạc quan, phấn khởi khi chia tay người yêu và hy vọng một ngày trở về gặp nhau trong vui mừng. Còn lời 2 là do tôi sáng tác thêm, đó là cảnh chàng trở về, ngày có một đám cưới làng quê tưng bừng rộn rã của chính người yêu, và chàng buồn tình lặng lẽ ra đi… Thật ra lời 2 này không phải là tâm tư của Hoàng Quý mà do tôi hư cấu và Hoàng Quý đã đồng ý, xem như là một tác phẩm nghệ thuật chứ không phải là sự miêu tả một mối tình có thật, vì thực tế Hoàng Quý không có một bi kịch về tình yêu như nội dung của lời 2”
Xin hãy nghe phần lời 1 của ca khúc do nhạc sĩ Hoàng Quý viết:
Hôm nay trời xuân bao tươi thắm
Dừng gót phiêu linh về thăm nhà
Chân bước trên đường đầy hoa đào rơi
Tôi đã hình dung nét ai đang cười
Tôi mơ trời xuân bao tươi thắm
Đôi mắt trong đen màu hạt huyền
Làn tóc mây chiều cùng gió ngàn dâng sóng
Xao xuyến nỗi niềm yêu…
Cô láng giềng ơi!
Không biết cô còn nhớ đến tôi.
Giây phút êm đềm ngày xưa kia khi còn ngây thơ.
Cô láng giềng ơi!
Tuy cách xa phương trời tôi không hề
quên bóng ai bên bờ đường quê
Đôi mắt đăm đăm chờ tôi về.
Năm xưa khi tôi bước chân ra đi.
Đôi ta cùng đứng bên hàng tường Vi.
Em nói rằng em sẽ chờ đợi tôi.
Đừng nói đến phân ly.
Cô láng giềng ơi!
Nay bóng hoa bên thềm đã thắm rồi.
Chân bước vui bên bờ đường quê.
Em có hay chăng giờ tôi về…
Và phần lời 2 do nhạc sĩ Tô Vũ viết thêm:
Trước ngõ vào thôn vang tiếng pháo
Chân bước phân vân lòng ngập ngừng
Tai lắng nghe tiếng người nói cười xôn xao
Tôi biết người ta đón em tưng bừng
Tan mơ trời xuân đôi môi thắm
Đôi mắt nhung đen màu hạt huyền
Làn tóc mây chiều cùng gió ngàn dâng sóng
Tan vỡ cuộc tình duyên
Cô láng giềng ơi!
Thôi thế không còn nhớ đến tôi
Đến phút êm đềm ngày xưa kia khi còn ngây thơ
Cô láng giềng ơi!
Tuy cách xa phương trời Tôi không hề
quên bóng ai bên bờ đường quê
Đôi mắt đăm đăm tìm phương về
Đành lòng nay tôi bước chân ra đi
Giơ tay buồn hái bông hồng tường vi
Ghi chút tình em nói chờ đợi tôi
Đừng nói tới phân ly
Cô láng giềng ơi!
Nay mối duyên thơ đành đã lỡ rồi
Chân bước xa xa dần miền quê
Ai biết cho bao giờ tôi về
Qua hai phần lời này, có thể thấy ở phần lời 2 nhạc sĩ Tô Vũ giữ nguyên phần giai điệu và cấu trúc bài hát và thêm vào kết thúc buồn cho cuộc tình, làm cho suốt nhiều năm “cô láng giềng” – cũng là người vợ của nhạc sĩ Hoàng Quý, bị tiếng oan là phụ bạc, không thể giãi bày.
(Niệm Quân)
/* nguồn: https://nhacxua.vn/hoan-canh-sang-tac-ca...ang-gieng/