LTP Học Phật Pháp
Tương Ưng Bộ - Samyutta Nikaya
Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt
Tập I - Thiên Có Kệ 
[01] Chương I
Tương Ưng Chư Thiên

-ooOoo-

II. Phẩm Vườn Hoan Hỷ
I. Vườn Hoan Hỷ (Tạp 22.1, Ðại 2,153c) (S.i,5) (Tăng 31.9. Tứ Lạc, Ðại 2,672b) (Biệt Tạp 9.1, Ðại 2,435a)

Như vậy tôi nghe.

Một thời Thế Tôn trú ở Sàvatthi (Xá-vệ), Jetavana (Thắng Lâm), tại vườn ông Anàthapindika (Cấp Cô Ðộc). Tại đấy, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo: "Này các Tỷ-kheo" -- "Thưa vâng, bạch Thế Tôn".

Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau:

-- Thuở xưa, này các Tỷ-kheo, có vị Thiên thuộc cõi trời Ba mươi ba, với chúng Thiên nữ vây quanh, du hí ở vườn Hoan Hỷ, thọ hưởng năm thiên dục công đức. Bây giờ, vị Thiên ấy nói lên bài kệ này:

Chúng không biết đến lạc,
Nếu không thấy Hoan Hỷ,
Chỗ trú cả Trời, Người,
Cõi ba mươi lừng danh.

Ðược nghe nói vậy, này các Tỷ-kheo, một vị Thiên khác đáp vị Thiên ấy với bài kệ:

Kẻ ngu, sao không biết,
Vị Ứng cúng đã nói:
"Mọi hành là vô thường,
Tự tánh phải sanh diệt,
Sau khi sanh, chúng diệt,
Nhiếp chúng là an lạc."

Bài giảng ngày 28-5-2014: VƯỜN HOAN HỶ (1-2)

#NhậtKýChépBằngKinh#NhịTường#SưGiácNguyên

I. Vườn Hoan Hỷ (Tạp 22.1, Ðại 2,153c) (S.i,5) (Tăng 31.9. Tứ Lạc, Ðại 2,672b) (Biệt Tạp 9.1, Ðại 2,435a)

VƯỜN HOAN HỶ (Nandanasutta)

Trước hết xin nói sơ qua về tựa kinh “Vườn Hoan Hỷ” (Nandavana). Sáng nay chúng ta chịu khó sống trong không khí hơi cổ tích một chút. Theo trong chú giải, trái đất chúng ta chỉ là một phần nhỏ trong cái gọi là “một thế giới”, theo định nghĩa của PG truyền thống. 


Theo kinh điển truyền thống thì có vô lượng vô số thế giới, mỗi thế giới gồm rất nhiều cảnh giới của các loài chúng sinh. 

Ví dụ cõi Dục Giới là thế giới dành cho những chúng sinh sống chết buồn vui trong năm cảnh dục, mắt thích nhìn, tai thích nghe, mũi thích ngửi, lưỡi thích nếm, thân thích xúc chạm v.v... 

Cõi Dục giới gồm 4 cảnh giới sa đọa, và 7 cảnh giới thiện thú (gồm 1 cõi người và 6 cõi Dục Thiên). 

  1. 11 cõi này gọi là tầng Dục giới.
  2. Tầng Sắc giới gồm 16 cõi dành cho các vị Phạm thiên hữu sắc, những người sống trong thiền định có đủ danh, đủ sắc, đủ tâm và hình dáng. 
  3. Bốn cõi Vô sắc thì gọi là cõi cho vui, chứ chúng sinh ở đó không có hình tướng làm gì có cõi. 
Tổng cộng lại là có 31 cõi[1].

Cứ 31 cõi như vậy theo mô tả trong kinh giống như một trái lựu có 31 hạt nằm bên trong. Mỗi thế giới (trái lựu) có 31 cõi, giống như một khối cầu, một trái lựu. Cõi Đao Lợi là một trong 31 hạt đó và có vô số vô lượng trái lựu như vậy chứ không phải chỉ có một trái.

Cõi.

Theo trong kinh Tăng Chi Bộ, Đức Phật dạy có 3 khettatạm gọi là 3 khu vực:

1/ Jātikhetta (sinh vức): Khi một vị Chánh Đẳng Giác ra đời, trong phạm vi 10 nghìn thế giới chung quanh (31 cõi) phải không có vị Phật nào ra đời ngoài Ngài hết. Ví dụ khi Đức Phật Thích Ca ra đời thì trong khắp phạm vi 10 ngàn thái dương hệ như vậy không có vị Phật nào ra đời chung trong một khu vực (Jātikhetta) này hết.

2/ Ānakhetta. (uy vức): Gồm 1000 tỉ (trillion) thế giới nằm trong vùng chấn động của lời Phật đây là khu vực thuyết giảng của một Đức Phật, chẳng hạn như khi Ngài thuyết các kinh quan trọng. Phạm vi hoạt động của một vị Phật là 1000 tỉ galaxy vũ trụ thì không có vị thứ hai có mặt trong đó. Sự chấn động, lan tỏa một ngàn tỉ thế giới.

3/ Visāyakhetta (tuệ vức), khu vực (zone) phạm vi hiểu biết của một vị Chánh Đẳng Chánh Giác không giới hạn. Ngài Anuruddha, đệ nhất thiên nhãn cũng chỉ nhìn thấy một ngàn vũ trụ mà thôi. Trong kinh có câu thế này: Yam yam tathāgato ākankhati tam tam tathāgato pajanati (Đức Như Lai hướng tâm đến đâu thì Ngài lập tức hiểu biết đến đó về cả không gian lẫn thời gian trong ba đời mười phương). Ví dụ Ngài muốn biết trong bán kính là 1 tỉ năm ánh sáng có chuyện gì nổi bật, đang xảy ra, có ảnh hưởng gì đến việc Ngài đang làm đang nói,… và Ngài muốn biết đời trước của một chúng sinh cách đây 8 ngàn tỷ a-tăng-kỳ hoặc tương lai của một chúng sinh cách 15 ngàn a-tăng-kỳ thì cũng không giới hạn. 



Những khái niệm bắt buộc phải biết

Quí vị có nghĩ tôi đi quá xa so với chánh kinh? Tôi muốn nhân lớp học này có những khái niệm mà quí vị bắt buộc phải biết. 

1/ 2 nghĩa của a-tăng-kỳ:

Ví dụ, a-tăng-kỳ (asaṃkhyeya) có nhiều nghĩa, đó là 
  1. tên gọi của một con số, cũng là 
  2. tên gọi của một đơn vị thời gian. 
1a/ Tên gọi một con số:

Trong tiếng Việt có chữ “năm”, có nghĩa là một đơn vị thời gian gồm 12 tháng hoặc 365 ngày, và nó có nghĩa là tên gọi của một con số có giá trị là 4+1, 3+2, 8-3 v.v... 

Chữasaṃkhyeya’ a-tăng-kỳ cũng vậy, có hai nghĩa, 
  1. nghĩa đen là không thể đếm được (vô số), 
  2. nhưng nghĩa chuyên môn của nó là tên một con số bằng 10 lũy thừa 140, (có nghĩa là được viết 1 và 140 con số zero). 
Trong toán học hiện đại có số logon có 160 con số zero: 10 lũy thừa 160. 
Trình độ toán học ngày xưa của Ấn Độ cách đây mấy ngàn năm đã có con số asaṃkhyeya rồi.

1b/ Tên gọi một đơn vị thời gian:

Nghĩa thứ hai của asaṃkhyeya, theo như giả dụ trong kinh là có một cái thùng hình vuông, mỗi cạnh của nó là 1 do-tuần (Yojanna); có chỗ nói một do-tuần tương đương 16km, có chỗ nói 9km, có chỗ nói là 11km; trong thùng đó đựng đầy hột cải. Cứ 100 năm như vậy lấy ra một hột, lấy chừng nào hết thùng đó thì được gọi là một đơn vị thời gian a-tăng-kỳ: 

  1. Một a-tăng-kỳ kiếp là một con số, 
  2. một đại kiếp là tuổi thọ của một trái đất. 
2/ Nghĩa của đại kiếp: tuổi thọ của một trái đất:

Khi nói Bồ tát tu 20 a-tăng-kỳ đại kiếp thì phải hiểu rằng đây là kiếp của trái đất

Vì sao không phải là kiếp người ? Vì kiếp người có dài có ngắn . Còn kiếp của trái đất thì tối thiểu có 4 giai đoạn: thành, trụ, hoại, không.

Giai đoạn hình thành của một thái dương hệ theo trong kinh mô tả là trước hết có một đám mưa rất lớn. Đám mưa này không do hơi nước mà do quy luật vận hành của các pháp hữu vi cộng với duyên nghiệp của chúng sinh mà có đám mưa như vậy. Đây là một khối nước nằm từ một điểm A nào đó rơi xuống điểm B trong không gian vô tận. Nước mưa ngưng tụ thành một khối, đặc dần và kết lại thành ra một trái cầu, đây là giai đoạn thành.

Giai đoạn trụ là sau khi có đủ mặt trăng, mặt trời, cây cỏ đất đá sông hồ kinh rạch chim muông kéo dài được bao lâu, tạm gọi thời gian đó là X. Sau khi hoàn chỉnh thì sẽ kéo dài một giai đoạn tương đương giai đoạn thành

Giai đoạn hoại:
Giai đoạn trụ kết thúc thì đến giai đoạn hoại. 


Có 3 cách hoại: 
  1. hoại bằng lửa, 
  2. hoại bằng nước, 
  3. hoại bằng gió. 
Hoại bằng lửa thì có 1 mặt trời, 2 mặt trời, 3 mặt trời xuất hiện, khi có 7 mặt trời thì dãy vũ trụ 100 ngàn tỉ đều bị cháy rụi. Bảy lần hoại bằng lửa thì có một lần hoại bằng nước. Bảy lần (1000 tỉ vũ trụ) hoại bằng nước thì có một lần hoại bằng gió. Khi hoại bằng gió thì có cơn cuồng phong cuốn phăng 100 ngàn tỉ vũ trụ. 

  1. Hoại bằng lửa thì cháy lên cõi Sơ thiền. 
  2. Hoại bằng nước thì có lượng nước từ không gian ập xuống, cuốn phăng 100 ngàn tỉ thế giới từ cõi Địa ngục lên cõi Nhị thiền. 
  3. Hoại bằng gió thì cuốn lên cõi Tam thiền. 
Sau khi 100 ngàn tỉ bị hoại thì một thời gian sau sẽ tái hiện với hình dạng mới. 

Giai đoạn không:
Các pháp đều vô thường là như vậy. Chúng sinh trên đó tái sanh về cõi khác, ai đủ phước thì sanh về cõi Quang Âm Thiên, ai vô phước thì sanh vào những vũ trụ nằm ngoài phạm vi đang tiêu hoại để tiếp tục làm kiến, làm con mối cho đến bao giờ hết nghiệp thì thôi. 

Trong kinh điển Bắc Tông không nhìn nhận chuyện từ vật vô tri tạo ra con kiến con mối, rồi tu hành từ từ thành con lớn hơn như con chim sẻ con tôm, và từ con khỉ con mèo tu từ từ rồi cuối cùng thành con người. 

Trong kinh điển Nam Tông thì một con mối nhỏ xíu trước đây rất có thể là Tần Thủy Hoàng, Caesar đại đế, Napoléon v.v... cũng là chuyện bình thường.

Tiền tiền vô thủy, hậu hậu vô chung . Vòng luẩn quẩn này cứ lặp đi lặp lại vô số lần trong suốt dòng sanh tử, bốn giai đoạn thành- trụ - hoại - không đó có thời gian tương đương với nhau. 


Chỗ trước đây là một hành tinh có thể trở thành một khoảng không. Một trái đất có bốn giai đoạn thành- trụ - hoại - không .

  1. Một vị Bồ tát tu tập Ba-la-mật để thành vị Phật hạnh trí tuệ thì phải trải qua 20 a-tăng-kỳ, 100 nghìn đại kiếp. 
  2. Muốn trở hành vị toàn giác hạnh đức tin thì lâu gấp đôi: 40 a-tăng-kỳ và 100 nghìn đại kiếp. 
  3. Người mà đức tin và trí tuệ đều kém nhưng chỉ có hạnh tinh tấn thì phải trải qua 80 a-tăng-kỳ và 100 ngàn đại kiếp (như Phật Di Lặc chẳng hạn) để huân tập công đức, không chùn bước trước bất cứ một khó khăn, hoặc không chạy theo bất cứ cám dỗ nào trong suốt thời gian đó để huân tập pháp lành loại bỏ ác pháp, nên khi thành Phật thì trí tuệ và phước báu không có giới hạn. 
Máu và lệ để đổ ra khi hành Ba-la-mật như biển, xương trắng chất cao như bao nhiêu ngọn núi. Cặp mắt Ngài móc ra bố thí cho người ta như sao trên trời. Kiếp chót thì thời gian rất ngắn, dù sống bao lâu đi nữa thì thời gian kiếp sống không thể bì được thời gian một phần ngàn tỉ, một phần triệu tỉ của giai đoạn Ba-la-mật. 

Chư Phật hiếm hoi vì theo như trong kinh có một thời gian cả a-tăng-kỳ đại kiếp không có một vị Phật nào. Trong kinh nói rõ thế này:

- Đại Kiếp Khánh Tài (sārakappa): trái đất có một vị Phật. (Tài ở đây là lõi cây, vị Phật duy nhất ấy được ví như phần lõi của một thân cây).

- Đại Kiếp Tinh Ba (māndakappa): trái đất có hai vị Phật ra đời. Tinh Ba ở đây là tinh chất.

- Đại Kiếp Tài Ba (sāramaṇḍakappa): trái đất có 3 vị Phật ra đời. Tài Ba là Khánh Tài và Tinh Ba ghép lại.

- Đại Kiếp Thù Thắng (vārakappa): trái đất có 4 vị Phật ra đời

- Đại Hiền Kiếp (Bhāddakappa:) trái đất có 5 vị Phật ra đời

- Đại Không Kiếp (suññakappa): trái đất không có Phật nào ra đời.

Chuyện trái đất không có Phật ra đời đôi khi nhiều đến một a-tăng-kỳ đại kiếp, vì khó quá và cơ hội làm người cũng vô cùng hiếm hoi. Theo trong kinh, có một miếng ván có một lỗ rộng đủ con rùa đút đầu vào đó, miếng ván này trôi dập dềnh từ bờ biển này sang bờ biển kia, 100 năm mới có một con rùa mù dưới biển trồi lên một lần, xác suất con rùa đút đầu ngay vào lỗ ván đó thì thấp biết bao nhiêu, bằng một sự may mắn, phép lạ nào đó thì con rùa mới đút được đầu vào lỗ ván, cơ hội làm người còn thấp hơn cơ hội đó nữa. 


Nếu được làm người, được gặp Chánh pháp, được gặp Phật, không phải câm mù, điếc, khùng điên bẩm sinh, không phải tà kiến, quá khích. Cơ hội gặp chánh pháp như vậy khó vô cùng. 

Ngay cả những người tự nhận mình là tăng ni, thiện nam, tín nữ thì chuyện siêng năng yêu thích, nghiên cứu, chìm sâu trong Phật pháp cũng không nhiều.

--ooOoo--

Trên đây là những khái niệm cần biết để học những bài kinh về sau, bây giờ trở lại bài kinh Vườn Hoan hỷ. 


Cõi Đao Lợi là một hạt trong 31 hạt của trái lựu, có vô số trái lựu trôi bồng bềnh trong không gian vô cùng vô tận này . Có một vị Phật ra đời trong một trái lựu nào đó để hoằng pháp thì cực kỳ hiếm hoi, mỗi trái lựu đều có một mặt trăng, một mặt trời. Cõi Đao Lợi, cõi Dạ ma Đâu Suất, Hóa Lạc thiên, Tha Hóa tự tại đều giống nhau như vậy. 

Trong bài kinh này đề cập đến một hạt Đao Lợi trong trái lựu đó. Trong kinh nói cõi Đao Lợi là tầng Dục Thiên thứ hai, tầng thấp nhất là Tứ Đại Thiên Vương. 


Cõi Tứ Thiên Vương

Năm mươi năm cõi người thì tuổi thọ tương đương một ngày đêm ở cõi Tứ thiên vương. Năm trăm tuổi ở cõi Tứ Thiên Vương tương đương 9 triệu năm ở cõi nhân loại. 

Ở cõi Tứ Thiên Vương đó gồm nhiều chúng sinh phức tạp, có 
  1. noãn thai (sanh từ trứng ra con), 
  2. thấp sanh (sanh do môi trường ẩm ướt của thiên nhiên), 
  3. hóa sanh (tự động xuất hiện, tự động biến mất như làn khói). 
  4. Và cũng có mang bầu, có kinh nguyệt, yêu hận, tình thù như nhân loại. 

Cõi Đao Lợi

Cõi Đao Lợi cao hơn, một ngày đêm ở đó tương đương 100 năm ở cõi Người. Từ cõi Đao Lợi, thiên nam thiên nữ thương mến nhau, sinh hoạt tình dục với nhau như cõi người. 

Cõi Dạ Ma cao hơn thì chỉ ôm nhau. 
Cõi Đâu Suất thì chỉ nắm tay nhau. 
Cõi Hóa Lạc Thiên chỉ mỉm cười với nhau. 
Cõi Tha Hóa Tự Tại chỉ nhìn nhau bằng tâm ái nhiễm là đủ rồi. 

Riêng cõi Đao Lợi sinh hoạt gần giống nhân loại dưới này, ở đó có một Chánh Pháp Đường, để chư thiên mỗi nửa tháng tụ tập với nhau bàn bạc giải quyết chuyện rắc rối ở Cõi Đao Lợi; cõi Tứ Thiên Vương, hay cõi Người cũng có. 

Mỗi tháng ở đó có pháp hội, nếu nhằm lúc có vị Chánh Đẳng Giác ra đời thì ở đó cũng có những vị tỳ kheo, đức Phật ở cõi Người lên đó thuyết pháp. 

Nếu không có Phật hay các vị đệ tử của Thế Tôn đến thuyết pháp thì các vị Thiên tử từ cõi khác xuống thuyết, kể cả Phạm thiên, mỗi nửa tháng cũng lên đó thuyết pháp. 

Nói hơi cổ tích một chút, tại sao vị Trời này tán thán vườn Hoan Hỷ Nandavana dữ dằn như vậy? Trên thế giới, hiện nay chúng ta thấy ở Vancouver có khu vườn Victoria, bên Hòa Lan có khu vườn Hoa Tulip, ở Thái Lan có vườn hoa của bà Hoàng thái hậu, Đức có vườn hoa Mainau v.v...; mỗi một chỗ nổi tiếng đều có vườn hoa mà mình vào trong đó là không muốn Niết-bàn, đẹp bạt ngàn dữ dội, nhưng chỉ so với bụi hoa của cái nhà xí của chư thiên thôi vì nó còn bất tịnh do sự lui tới của nhân loại. 

Vườn hoa Nandavana trên cõi Đao Lợi đẹp cực kỳ, có loại hoa 1000 năm nhân loại mới nở một lần, có những loại dây leo, chỉ cần ngắt ra có một giọt rượu uống vào say suốt một thời gian dài, tiên nam tiên nữ ở đó đẹp cực kỳ. 

Một hoa hậu hoàn vũ so với một tiên nữ vô danh trên đó giống y chang một con khỉ cái lở loét so với một hoa hậu, ở đó họ sống lâu đến 36 triệu năm ở nhân loại không ốm đau bệnh tật gì hết. 

Vì sướng quá nên hiếm có vị nào biết tu. Ngay cả chúng ta, nếu mỗi tháng có năm bảy ngàn đô la, có thể đi du lịch nước ngoài sắm đồ sắm đạc như đi chợ thì đã không muốn tu rồi nói chi 36 triệu năm sống sung sướng như vậy đó làm sao tu. Có một vị Trời thấy sung sướng quá nên phát biểu câu mà chúng ta nhìn thấy trong chánh kinh:

Chúng không biết đến lạc,
Nếu không thấy Hoan Hỷ,
Chỗ trú cả Trời, Người,
Cõi ba mươi lừng danh.


Bản Pāḷi:

“Na te sukhaṃ pajānanti,
ye na passanti nandanaṃ;

Trong câu kệ này phải dùng câu thứ hai trước, Ye na passanti nandanaṃ: Ai chưa từng thấy qua khu rừng Nandana cõi Đao Lợi, khu rừng hoan hỉ, hoan hỉ viên, (đúng ra phải viết nandanaṃvanan nhưng trong câu kệ phải viết như vậy đó, khu vườn là nandanaṃthêm chữ vanan là khu rừng, lâm viên). “Na te sukhaṃ pajānanti” thì người đó không biết gì là hạnh phúc cả. Āvāsaṃ naradevānaṃ, chỗ này xứng đáng là chỗ lui tới của nhân thiên, tidasānaṃ yasassina’’nti, đây là cõi Đao Lợi nổi tiếng. 


Dĩ nhiên là cõi Đao Lợi nổi tiếng trong số những người có thần thông, có học giáo lý thôi, còn những người không học giáo lý làm gì biết cõi Đao Lơi. làm gì biết vườn Nandavana. Vị thiên thấy đẹp quá nên nói như vậy.

Đây là Đức Phật kể lại câu chuyện xưa.

“Ðược nghe nói vậy, này các Tỷ-kheomột vị Thiên khác đáp vị Thiên ấy với bài kệ: Kẻ ngu, sao không biết…

Vị Ứng cúng đã nói:

"Mọi hành là vô thường,
Tự tánh phải sanh diệt,
Sau khi sanh, chúng diệt,
Nhiếp chúng là an lạc.”

Trong chánh kinh chỉ ghi “một vị thiên khác” nhưng theo chú giải “một vị thiên khác” đó là một vị nữ thánh (ariyasāvikā), đã chứng quả thánh nhân rồi (Aññatarā devatāti ekā ariyasāvikā devatā).  Vị nữ Thanh Văn sau khi nghe như vậy thấy vị này dễ duôi quá nên nhắc chừng cho vị này biết là: “Trời đất ơi, vì ông không học đạo (kẻ ngu) nên ông không biết…”

Chữ ‘Ứng cúng’ ám chỉ cho chư Phật và đệ tử chư Phật. Vị A-la-hán cũng là ứng cúng mà vị Chánh Đẳng Chánh Giác cũng là ứng cúng.

Sống lâu cỡ nào, lâu mà hết tuổi thọ thì phải chết, sanh vào đâu thì không thể biết. 


Trong kinh Tương Ưng kể rằng có một vị Trời oai lực lắm trên cung Đao Lợi, ngày kia dắt một ngàn cô tiên đi chơi, hái hoa. 500 cô lên trên cao hái hoa liệng xuống, 500 cô ở dưới lượm đem về chơi. 500 cô trên cao mất tiêu mà không thấy hoa liệng xuống. Vị Trời dùng thần thông mới thấy 500 cô này biến mất vì hết tuổi thọ ở cõi Trời và đang bị đọa dưới địa ngục. Ông giựt mình vì 500 cô bên cạnh cũng sắp sửa chết. Ông cũng thấy mình sắp chết, sẽ đi địa ngục nên hoảng sợ và nghĩ đến đức Phật, liền đến hầu Phật và được Ngài thuyết pháp; nghe xong thì đắc Tu-đà-hoàn. Tu-đà-hoàn không còn thân kiến và không bị đọa, thế là ông yên tâm về trời sống, thành một vị Trời trẻ trung, sống 36 triệu năm nữa rồi tính tiếp. 

Vì sao 1000 tiên nữ đó dễ dàng bị đọa như vậy? Đơn giản thôi, 36 triệu năm hoàn toàn hưởng dục không hề tu hành một ngày lấy đâu chút công đức nào mà tiếp tục trở lại. 

Thời Đức Phật, có một lần ngài Mục Kiền Liên nhìn thấy chư thiên ở Đao Lợi dễ duôi lo ăn chơi vui vẻ quá, ngài dùng thần thông lấy ngón chân cái ấn vào tòa lâu đài Vejayanta (Victory) của đức trời Đế Thích làm lâu đài này rung chuyển. Chư thiên cứ nghĩ đền đài trên đó kiên cố không gì lay chuyển được giờ đây được mới hiểu ra trên đời này không có gì chắc chắn. 

Sau khi Đức Phật Niết-bàn (ngài Mục Kiền Liên, Xá Lợi Phất mất trước mới đến Đức Phật viên tịch), có một vị sa di 7 tuổi đắc lục thông, lên cõi Đao Lợi, nghĩ đến ngài Mục Kiền Liên (lúc này đã tịch rồi) nên cũng bắt chước lấy ngón chân ấn vào cho lâu đài rung động để chư thiên kinh cảm và chịu tu hành, nhưng lâu đài chả rung. Vị này về hỏi sư phụ lý do vì sao không thể làm như ngài Mục Kiền Liên, sư phụ nói: Con có từng thấy miếng phân bò khô trôi trên nước bao giờ chưa. Thế là vị sa di đã hiểu, lần này trở về ngài nhập vô thiền thủy giới tam muội, niệm đề mục nước khiến cho cả lâu đài bồng bềnh trên nước, rồi ngài nhập địa đại cho ngón chân cứng, rồi nhập thông đại tạo sự lay động, rồi ấn ngón chân vào lâu đài cho nó rung động. 

Đừng nghĩ vị này ham vui mà là thiện chí của vị ấy. Tại sao cùng một lúc sử dụng nhiều đề mục như vậy? Ai không tu thiền bao giờ thì nghe dài dòng, nhưng thật ra ba đề mục này chỉ trong nháy mắt. Thần thông, tiếng Pāḷi là iddhi, từ ngữ căn là ijjh nghĩa là muốn

Có vị đắc ngũ thiền mà không có thần thông, có người không đủ ngũ thông mà chỉ có tam thông, tứ thông, nhị thông, nhất thông thôi. Có người xuất gia đắc thiền mà không luyện nhĩ thông được, nhĩ thông là khả năng nghe được những âm thanh xa nhất nhỏ nhất. Vị này tên là Sunakkhatta. Đời trước vị này từng chơi búng sạn, có lần vì ham chơi mà búng viên sạn vào lỗ tai một vị Phật Độc Giác, khiến vị Phật Độc Giác này viên tịch. Thần thông của vị Phật Độc Giác nhiều hơn ngài Mục Kiền Liên nữa, nhưng do nghiệp cũ nên khiến vị này chết một cách không đẹp như vậy. Chuyện người thanh niên búng viên sạn vào lỗ tai vị Phật Độc Giác, ai có coi phim truyện Kim Dung thì biết. Đông tà Hoàng Dược Sư có khả năng đàn chỉ thần công, ngón tay co lại là búng sỏi cực mạnh, cao siêu hơn một chút là Lục Mạch Thần Kiếm của Đoàn Dự trong Thiên Long Bát Bộ hoặc nhứt dương chỉ của Đoàn Nam đế . Riêng về Đoàn Dự thì có món Lục Mạch thần kiếm, chỉ dùng ngón tay thôi nhưng sức công phá dữ dội lắm... Đây là chuyện tào lao trong kiếm hiệp . Ở đây tôi muốn nói cái tội búng sạn làm chết vị Phật Độc Giác, tới lúc xuất gia đắc thiền nhưng không luyện nhĩ thông được, ông xin Đức Phật dạy cho luyện nhĩ thông, Ngài từ chối, nên ông bất mãn hoàn tục, chuyện về ông dài thăm thẳm, được nhắc trong Trường Bộ kinh. 

Trở lại bài kinh, khi một vị Trời ham chơi cảm thấy thích thú hoan hỉ với khu vườn Nadavana nên nói ra những lời thiếu trí tuệ; nên một vị thiên nữ đọc cho vị ham chơi kia bài kệ: Các pháp hữu vi đều là vô thường, đã trót sanh ra thì có lúc bị mất, chỉ chứng ngộ Niết bàn thì mới an lạc. Còn tái sanh quẩn quanh trong cõi sinh diệt này thì dầu hạnh phúc đến mấy thì hạnh phúc ấy cũng vô thường, cũng sẽ nằm xuống xuôi tay đi theo duyên nghiệp của mình: “Kẻ ngu, sao không biết, Vị Ứng cúng đã nói: "Mọi hành là vô thường, Tự tánh phải sanh diệt, Sau khi sanh, chúng diệt, Nhiếp chúng là an lạc."

(Còn tiếp)
Reply
Tương Ưng Bộ - Samyutta Nikaya
Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt
Tập I - Thiên Có Kệ 

[01] Chương I
Tương Ưng Chư Thiên

-ooOoo-

II. Phẩm Vườn Hoàn Hỷ


I. Vườn Hoan Hỷ (Tạp 22.1, Ðại 2,153c) (S.i,5) (Tăng 31.9. Tứ Lạc, Ðại 2,672b) (Biệt Tạp 9.1, Ðại 2,435a)

Như vậy tôi nghe.

Một thời Thế Tôn trú ở Sàvatthi (Xá-vệ), Jetavana (Thắng Lâm), tại vườn ông Anàthapindika (Cấp Cô Ðộc). Tại đấy, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo: "Này các Tỷ-kheo" -- "Thưa vâng, bạch Thế Tôn".

Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau:

-- Thuở xưa, này các Tỷ-kheo, có vị Thiên thuộc cõi trời Ba mươi ba, với chúng Thiên nữ vây quanh, du hí ở vườn Hoan Hỷ, thọ hưởng năm thiên dục công đức. Bây giờ, vị Thiên ấy nói lên bài kệ này:

Chúng không biết đến lạc,
Nếu không thấy Hoan Hỷ,
Chỗ trú cả Trời, Người,
Cõi ba mươi lừng danh.

Ðược nghe nói vậy, này các Tỷ-kheo, một vị Thiên khác đáp vị Thiên ấy với bài kệ:

Kẻ ngu, sao không biết,
Vị Ứng cúng đã nói:
"Mọi hành là vô thường,
Tự tánh phải sanh diệt,
Sau khi sanh, chúng diệt,
Nhiếp chúng là an lạc."

(tt  hết) Bài giảng ngày 28-5-2014: VƯỜN HOAN HỶ (2-2)

Đây là bài kệ nổi tiếng, hễ có dịp là các vị tu hành đều nhắc đến bài kệ này. Chẳng hạn như lúc Đức Thế Tôn viên tịch, ngài nhập Sơ thiền rồi đến Phi tưởng phi phi tưởng, ra khỏi, rồi nhập trở lại Sơ thiền Sắc Giới… cứ như vậy hai triệu bốn trăm ngàn lần rồi viên tịch. 

Vì sao những người như Đức Phật hoặc ngài Xá Lợi Phất đều viên tịch tầng Tứ thiền? 

Vì theo trong A-tỳ-đàm, nhập tới Tứ thiền thì hơi thở không còn nữa. Một bậc đại thánh như Đức Phật, ngài Xá Lợi Phất… phải ra đi êm ái nhẹ nhàng chứ không như con người bình thường . Khi nhập Tứ thiền không còn hơi thở, tâm viên tịch xuất hiện lúc đó, sự ra đi mới đẹp mới êm. 

Người bình thường thì hít một cái, ngoẹo cổ rồi mới đi. Tôi từng tụng kinh cho người hấp hối, thấy họ ngáp ngáp. Tôi có tụng cho người ta rút ống một lần, người bình thường chết đã thấy ghê, vì đó là một cuộc đảo chánh toàn diện, từ hạ tầng cơ sở đến thượng tầng kiến trúc; tim gan tỳ phế thận giương cờ trắng đình công bãi thị tuyệt đối thì cơ thể mới chịu chết. Cơ thể phải đấu tranh giành từng hớp hơi thở như vậy. 

Lúc cận tử kinh hoàng lắm, thở cà ngáp cà ngáp, ống oxy hỗ trợ một phần thôi, vì phổi yếu quá, lấy hơi thở không nổi, hơi cứ toàn đi ra, nên cái chết không đẹp. 

Khi Đức Phật nhập tứ thiền, hơi thở không còn nữa, lộ tâm viên tịch xuất hiện, thì viên tịch luôn. 

Khi Đức Phật viên tịch xong thì đức trời Đế Thích đọc bài kệ này nè: “Các hành là vô thường, tự tánh sanh diệt, hết sanh diệt rồi, mới thật là an lạc”. Hôm nay bà con Phật tử VN đâu có biết là mỗi lần cầu siêu, dầu là giỗ, hay đám ma, thì chư tăng VN bao giờ cũng đọc bài Aniccā Vata Saṅkhārā:

Aniccā vata saṅkhārā
uppāda-vaya-dhammino,
uppajjitvā nirujjhanti
tesam vūpasamo sukho.

Các pháp hữu vi thật là vô thường
Vì chúng mang bản chất sinh ra rồi diệt đi
Hễ cứ xuất hiện rồi phải biến mất
Sanh rồi diệt, hết sanh diệt rồi là sự an lạc thật sự

All things are impermanent.
They arise and pass away.
Having arisen they come to an end.
Their coming to peace is bliss.

Tất cả buổi đám tang, cầu giỗ, cầu siêu thì chư tăng các xứ Nam truyền Thái, Miến, Miên, Tích, Tàu, Việt đều đọc bài kệ này. Chùa Siêu Lý bên trong cổng có câu Tịch Diệt Di lạc, Tesang vupasamo sukhoTesang chỉ trong bài kệ này có nghĩa là diệt, trong trường hợp khác có nghĩa là ‘bear’

Sự vắng mặt của hai cái đó (sanh và diệt) thì mới thật sự là happiness. Còn trong thế gian này sự an lạc nào còn sinh diệt, còn mất thì không có chuẩn.

Sáng hôm nay nhân bài kinh này chúng tôi nói một loạt những chuyện bắt buộc quí vị phải biết, tin hay không thì tùy vì đó là cổ tích, nhưng ít ra đây là những thông tin quan trọng cần thiết để mai này có thể nghe và tiếp thu những cái khác. Cũng như nếu nói về phong thủy, tôi - người đang hầu chuyện cùng quí vị đây thì ba cái thứ tử vi phong thủy, Kinh Dịch… nói tôi tin thì chắc chắc không 100%, tôi tin 30 - 40% thôi, tôi coi đó là thứ triết lý thôi. Với bao nhiêu thiên can, địa chi đó mà cộng lại tử vi Tàu chỉ cho lá số của hơn nửa triệu người thôi .Chẳng lẽ thế giới này 7 tỷ người cũng chỉ năm trăm mấy chục ngàn lá số thôi hay sao, lấy gì mà tin trong khi duyên nghiệp chúng sinh mỗi người một khác. Tuy nhiên, hễ nói đến thuốc Bắc thì cũng phải biết thục địa, đỗ trọng, hà thủ ô, kỷ tử v.v... Nói tới phong thủy thì cũng biết những từ ngữ của phong thủy, nói tới tử vi thì cũng biết La Hầu, Kế Đô, Thái Bạch . Nói tới Phật học thì phải có những khái niệm mình phải biết chứ, phải biết a-tăng-kỳ, đại kiếp, A-Tỳ địa ngục, Đao Lợi…, dù không tin nhưng thuật ngữ phải biết chứ, ngôn ngữ là công cụ của tư duy, là phương tiện để trao đổi mà.

VUI THÍCH (Nandatisutta)

“... Ðứng một bên, vị Thiên ấy nói lên bài kệ này trước mặt Thế Tôn:

Cha đối con vui thích,
Chủ với bò vui thích,
Người sanh y, vui thích,
Không sanh y, không vui.

(Thế Tôn):

Cha đối con sầu muộn,
Chủ với bò sầu muộn,
Người sanh y, sầu muộn,
Không sanh y, không sầu.

2. Nandatisuttaṃ

12. Sāvatthinidānaṃ. Ekamantaṃ ṭhitā kho sā devatā bhagavato santike imaṃ gāthaṃ abhāsi –

‘‘Nandati puttehi puttimā,
Gomā [gomiko (sī. syā. kaṃ. pī.)] gohi tatheva nandati;
Upadhīhi narassa nandanā,
Na hi so nandati yo nirūpadhī’’ti.

‘‘Socati puttehi puttimā,
Gomā gohi tatheva socati;
Upadhīhi narassa socanā,
Na hi so socati yo nirūpadhī’’ti.

Đây là một bài kinh phải nói rằng nội dung của nó là toàn bộ Phật pháp. Câu hỏi không bận tâm làm chi, câu trả lời của Đức Phật cũng nhẹ nhàng thôi “Cha đối con sầu muộn, Chủ với bò sầu muộn, Người sanh y, sầu muộn, Không sanh y, không sầu”, nhưng thật ra quí vị ngẫm nghĩ sẽ thấy bài kinh này bao hàm toàn bộ Phật pháp. 

Suốt 45 năm hoằng pháp Đức Phật chỉ giảng bài này thôi . Tinh hoa trí tuệ của 3 đời 10 phương cũng chỉ trong bài kệ này thôi . Người nào học hỏi cho đàng hoàng, giờ lâm chung được nghe đọc nghe giảng bài này thì ra đi nhẹ nhàng thanh thản lắm, bài kinh này hộ niệm cầu an cầu siêu cũng tốt, hỗ trợ cho hành giả Tứ Niệm Xứ cũng tốt.

Có một vị Trời hiện xuống lễ Phật. Chuyện chư thiên đến hầu Phật cũng là chuyện bình thường như chuyện Phật tử cư sĩ đến thăm một vị sư; họ thường hay kiếm điều gì đó hỏi Phật vì biết Đức Phật luôn luôn lập tức có ngay một thời pháp liền. 

Những vị không phải là Đức Phật, nhiều khi họ thuyết pháp mang tính hên xui, họ nói những những điều họ thấy cần, họ thấy thích. Ví dụ hôm nay Phật tử đến thăm chúng tôi, họ muốn nghe pháp mà tôi không biết nói cái gì, tôi đoán mò xem họ muốn nghe cái gì mà họ đang cần. Nhìn cái mặt chắc đang gây lộn với chồng với vợ thì mình nói cái gì mang tính hòa giải dân tộc; nhìn cái mặt bị mất bóp rạch túi thì nói cái gì mang tính phù du của tiền tài; còn nếu thấy cái mặt đang sân thì mình kiếm thời kinh nào mang tính cuộc đời là một quán trọ tất cả là một bầy chim gặp nhau trong một tổ ấm rồi sáng ngày mỗi đứa một hướng bay…Tất cả là hên xui thôi chứ tôi thật sự không biết họ muốn nghe cái gì. 

Đức Phật thì lại khác, khi đến thưa với Ngài một chuyện nhỏ xíu thôi thì Ngài sẽ có ngay cho mình một bài pháp nhắm thẳng vô trong tâm khảm, cơ duyên tiền kiếp của mình để mình được nghe một bài pháp cực kỳ cần thiết. 

Đó là lý do tại sao mình thấy suốt cái phẩm này toàn là những vị Trời xuống hầu Phật. Ở đây, vị Trời này thưa với Đức Phật điều mình tâm đắc, đại ý thế này: Bạch Thế Tôn con thấy được gọi là hạnh phúc là mình phải có cái gì đó, phải sở hữu cái gì đó mới gọi là hạnh phúc, theo con thì hạnh phúc đến từ chữ có, hạnh phúc đến từ chữ được, hạnh phúc đến từ cái gì mình nắm trong tay, đó mới là hạnh phúc; trong khi con nghe Ngài và đệ tử của Ngài nói hạnh phúc là buông cái này, bỏ cái kia, diệt cái này, trừ cái nọ, theo con nghĩ là hạnh phúc đến từ cái mình có, mình được, nghĩ vậy không biết đúng hay không.

Đức Phật thấy ông này có tuệ căn nhưng suy nghĩ nông cạn quá, Ngài nói: thực ra hạnh phúc đến từ cái có, rất là mong manh, vì có rồi sẽ không .

  1. Hạnh phúc đến từ cái được, được rồi sẽ mất .
  2. Hạnh phúc đến từ cái thắng, thắng rồi sẽ bại. 
Hạnh phúc có được từ sự đối đãi, từ điều kiện bấp bênh mong manh mang tính tương đối, hạnh phúc đó không có bền.

Sanh y (Upadhī) (nghĩa là phương tiện, điều kiện, sở hữu)

Bài kệ của vị Thiên đó vắn tắt thế này: Mình làm cha làm mẹ có con thì con là niềm vui lớn nhất của mình, mình là chủ nhà chủ đất chủ trại thì tài sản gia súc là niềm vui lớn nhất của mình. 

Sanh y (Upadhī) là phương tiện, điều kiện, sở hữu. Một cuộc sống hạnh phúc (Upadhī sampanna) là có đầy đủ tài sản, sức khỏe, có quan hệ xã hội tốt, lục căn đầy đủ không tàn phế dị tật. Quí vị là người VN quí vị hãy nghĩ ra chữ nào tương đương chữ Upadhī. Sampanna có nghĩa là đầy đủ, viên mãn, cụ túc. 

Đối với một hành giả tu thiền thì chữ Upadhī sampanna này có nghĩa khác nữa: 
  1. “vật thực thích hợp”,
  2. “trú xứ thích hợp’, 
  3. “thời tiết khí hậu thích hợp”, 
  4. “thuốc men thích hợp” vv.. 
Nhưng chữ Upadhī trong tinh thần nhà Phật thì nghĩa khác. Theo chú giải:

1. Dục sanh y: kāmupadhī
2. Uẩn sanh y: khandhupadhī
3. Phiền não sanh y: kilesupadhī
4. Pháp hành sanh y hay hữu vi sanh y: abhisaṅkhārupadhī

Upadhī đây là điều kiện cơ sở để mình luân hồi. Với 4 món trên thì mình luân hồi thoải mái vô tư luôn.

  1. Dục sanh y là niềm đam mê trong năm trần cảnh.
  2. Uẩn sanh y là ngày nào còn 5 uẩn là mình tha hồ tồn tại trên hành tinh trời đất này.
  3. Phiền não sanh y: uẩn là quả của phiền não, phiền não là nhân tạo ra mọi sự có mặt ở đời này. Còn thiện pháp, tuy nói là nó mang chữ thiện nhưng thật ra tất cả thiện hay ác của một chúng sanh phàm phu đều bắt nguồn từ bất thiện hết. Do 4 vô minh trong Tứ Đế mới dẫn đến 3 hành. Nói rằng mình là ông sư, là cư sĩ, là người có đạo…vv nói cho vui vậy thôi, giống y như nhau, tất cả việc thiện ác mình làm đều ít nhiều trực tiếp gián tiếp đều xuất phát từ phiền não hết.
  4. Pháp hành sanh y: Tất cả những danh sắc uẩn xứ giới, tất cả những gì có duyên sanh ra, do duyên mất đi đều là pháp hành sanh y.
Trong câu hỏi của vị Thiên này, sanh y của ổng chỉ mang ý nghĩa là “điều kiện”, là “phương tiện sống”, nhưng đối với Đức Phật thì nghĩa sanh y rộng như vậy đó. 

Bảy tỉ người trên hành tinh này hỏi hạnh phúc là gì thì sẽ chia làm hai phe, một phe trả lời đến từ chữ , một phe trả lời đến từ chữ không, nhưng cả có và không này đều nằm ngoài Phật giáo hết. 

  1. Nhóm thứ nhất, Có là có gì . Sức khỏe, nhan sắc, tiền bạc, tình cảm, quyền lực, kiến thức, quan hệ xã hội tốt. 
  2. Nhóm thứ hai: Không là không có gì . Không nợ nần, không bị vấn đề pháp luật pháp lý, không bịnh hoạn, không kỳ hình dị dạng. 
Có hai người bạn đi vô nhà thờ cầu Chúa, anh A cầu nguyện: Xin Chúa cho con được trúng số nhà lầu xe hơi, vợ đẹp, con ngoan giỏi giang… Anh B thầm thì: Xin Chúa cho con được thiếu nợ 100 đồng. Anh A nghe anh B cầu nguyện vậy mới hỏi sao cầu nguyện kỳ lạ vậy. Anh B trả lời: Tôi thiếu nợ 10 ngàn đô la, giờ xin Chúa được giảm nợ còn 100 đô la là mừng lắm rồi

Có một nhóm bác sĩ Mỹ sang châu Phi làm tình nguyện, nơi đó không có bệnh viện tối tân, họ dựng lều trại giữa đồng không mông quạnh. Chữa trị miễn phí hết cho sốt rét, tiêu chảy, tim mạch, ung thư vv.. Cũng có máy phát điện, máy đo điện tâm đồ, máy chụp cắt lớp, X quang đủ cả. Có một bệnh nhân tim mạch nặng, đang theo dõi tự nhiên máy điện tâm đồ nhá nhá rồi tắt, người nhà khóc quá trời, nhưng bác sĩ châu Phi nói, không sao, chỉ là máy bị cúp điện. Thân nhân thở phào mừng rỡ. 

Nếu có người hỏi tôi có khi nào, nghe người thân bị nạn mà vui không ? Có chứ, chỉ cần họ không bị gì là mình vui rồi. Hạnh phúc đến từ cái có nhưng đôi khi nó đến từ cái không. 

Chữ Không này nghĩ theo thế gian thì nghèo nàn, cạn lắm .

Chữ Không của Đức Phật mới cao siêu: của Đức Phật mới cao siêu: Nếu biết có vui thì có khổ, thà rằng đừng khổ cũng đừng vui. Vì có rồi sẽ mất .

Chữ Không của thế gian buồn cười lắm, nó chỉ giá trị trong một kiếp, một thời đoạn nào đó mà thôi .

Còn Không của PG là Không tuyệt đối. Câu trả lời của Đức Phật rất là sâu. Khi vị Thiên nói hạnh phúc đến từ cái sở hữu, Đức Phật nói, có được thì mất được, sanh được thì diệt được, hạnh phúc rốt ráo phải nằm ngoài sanh diệt, còn mất. Hễ còn có mặt ở đời thì những bất trắc vẫn còn treo tòn ten trước mặt mình. 

Sự đoàn tụ của những người yêu nhau, của những gia đình ly tán trong phim làm người xem phim mãn nguyện lắm nhưng tôi không thấy vui, vì nó trẻ con, lố bịch, vì chuyện đời vốn mong manh phù du. 

Đức Phật nói, có đó rồi mất đó, tốt nhất là đừng có, đó là ý nghĩa của lời giảng của Đức Phật cho vị Thiên đó. Xin hẹn nhau ngày mai, chúc quí vị một ngày thật là đẹp.

#NhậtKýChépBằngKinh#NhịTường#SưGiácNguyên

[1] Xem biểu đồ tóm lược 31 cõi trong quyển Triết học A-tỳ-đàm của PG Truyền Thống, (xb 2013) trang 267
Reply
Bro LeThanhPhong. nãy giờ loay hoay tìm chả nhớ bro đăng bài ở trong forum nào nữa.

Sẵn dịp vào đây cãi nhau😄, chào bro 1 tiếng 🌿☘. Đôi khi ldn nhớ đến bro đấy, ông anh hòa nhã, tốt bụng 😊

Le bonheur est souvent la seule chose qu’on puisse donner sans l’avoir et c’est en le donnant qu’on l’acquiert. 
Hạnh phúc thường lại là điều duy nhất mà chúng ta có thể đem cho đi khi chúng ta không có nó, và chúng ta có thể nhận về khi chúng ta cho đi.‐ Voltaire
Reply
(2022-06-02, 04:05 PM)LamDdaiNgoc Wrote: Bro LeThanhPhong. nãy giờ loay hoay tìm chả nhớ bro đăng bài ở trong forum nào nữa.

Sẵn dịp vào đây cãi nhau😄, chào bro 1 tiếng 🌿☘. Đôi khi ldn nhớ đến bro đấy, ông anh hòa nhã, tốt bụng 😊

Hello  Welcome back to VB, sis LDN  Tulip4.

Mới biết sis ở bên kia thường đăng tin tức.  Rất mừng là sis bình an.  Ok-sign-smiley-emoticon

Lúc nào rảnh, sis post bài ở VB cho vui, đừng quên VB nhé.  

Innocent
Reply
(2022-06-02, 06:39 PM)LeThanhPhong Wrote: Hello  Welcome back to VB, sis LDN  Tulip4.

Mới biết sis ở bên kia thường đăng tin tức.  Rất mừng là sis bình an.  Ok-sign-smiley-emoticon

Lúc nào rảnh, sis post bài ở VB cho vui, đừng quên VB nhé.  

Innocent

Dạ, cảm ơn bro LTP. 

Đôi khi nhớ người thì vào chào hỏi vài câu😊

Le bonheur est souvent la seule chose qu’on puisse donner sans l’avoir et c’est en le donnant qu’on l’acquiert. 
Hạnh phúc thường lại là điều duy nhất mà chúng ta có thể đem cho đi khi chúng ta không có nó, và chúng ta có thể nhận về khi chúng ta cho đi.‐ Voltaire
Reply
Sư Toại Khanh giảng Đạo Khả Đạo Phi Thường Đạo

https://www.facebook.com/125592728452997...56/?type=3

Nên đọc nhiều sách, nhưng nếu không biết lựa sách để đọc thì đọc cả đời cũng vô công. Xin nhớ giùm, thời gian ta có không nhiều, mà thứ không đáng đọc phải tính bằng số triệu.

Quen biết nhiều thì tốt, nhưng không biết lựa bạn lành thì coi như trao thân nhầm chỗ.

Ăn gì cũng thấy ngon miệng có thể nói là chuyện tốt, nhưng gặp gì cũng ăn thì là chuyện xấu.

Đi nhiều chưa hẳn là xấu, nhưng đi không có mục đích đàng hoàng chỉ là lang thang trôi dạt: Phí tiền, phí sức, phí thời gian, phí đủ thứ.

Giai đoạn tu học nào cũng tốt, nhưng một khi dừng lại để tâm đắc với nó thì coi như tiêu tùng. Giới luật, thiền định, tri kiến,… đều vậy cả.

Yêu nước không tệ, nhưng đi theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan (Ultra-nationalism) thì lập tức không xài được.

Bớt ngủ nghỉ thì tuyệt, nhưng bệnh mất ngủ thì tuyệt không nên có.

Phật giáo không có chùa chiền thì tứ chúng sinh hoạt thế nào, nhưng coi nặng chùa chiền hơn việc đào tạo nhân sự tài đức thì hỏng.

Không có tín nữ thì Tăng ni có mà chết, nhưng để họ ngồi hẳn chiếu trên thì coi chừng loạn.

Bài xích hay chống đối tôn giáo khác là chuyện không nên, nhưng nên lưu ý việc họ cải đạo các Phật tử. Họ giỏi hay ta dở? Vấn đề không phải là sự tranh giành, mà là nhiều chuyện khác.

Muốn giữ nước hay giữ đạo đều không thể bỏ qua mấy điều này: Có lý thuyết ngon lành nhưng thiếu hành động thì chỉ là đánh trận trong mơ. Có hành động nhưng thiếu một lý thuyết ngon lành thì chỉ là cờ lau tập trận.

Chỉ vì khoái mùi vị máu thịt mà ăn mặn là gieo chủng tử loài ăn thịt sống. Chỉ biết cắm cổ ăn chay mà không biết gì hơn, là gieo chủng tử loài ăn cỏ. Thực đơn (Menu) trong đầu quan trọng hơn trên bàn ăn.

Chỉ biết lo sướng thân mà không màng gì ngoài ra, dù trong đạo hay ngoài đời, chỉ là trẻ con. Biết mà không dám bày tỏ, là người câm. Có người bày tỏ mà mình vẫn không màng, đó là người điếc. Nghe bày tỏ mà không nhận thức nổi vấn đề, đích thị người điên. Biết mà không hành động, hẳn là người bại liệt.

Những kẻ chống đối này nọ thường mang trong máu những thứ mà họ đang chống đối. Chống độc tài nhưng khoái bá quyền; chống mê tín trong khi mình cuồng tín; chống Tư bản khi mình vẫn thích tư hữu ích kỷ; chống Cộng sản khi mình tham, ác, dốt, dối đủ cả.

Mê đắm trong ngũ dục là luân hồi kiểu hạ cấp, mê đắm thiền định là luân hồi kiểu cao sang, tu Quán mà chưa thật sự chán sợ sinh tử thì coi chừng Tăng Thượng Mạn (adhimāna), tức còn hơi sức để soi gương trong ngôi nhà đang cháy.

Không biết gì để nói, là dốt. Nói quá chỗ biết của mình là phét. Nói không kiểm chứng là ẩu. Biết không cần thiết mà vẫn nói là nhảm. Biết điều cần thiết mà không nói là hiểm.

Biết mình là thượng đế của mình chắc chắn dễ sống hơn là tin rằng mình được ai đó an bài mọi thứ. Thật lạ khi không hiếm kẻ trí thức vẫn cứ chọn cách nhận thức thứ hai. Rõ ràng nhận thức về tính Vô Ngã giúp ta thanh thản hơn sự tin tưởng vào một cái gì đó. Nhưng cũng là lạ khi phần lớn thiên hạ cứ sợ mình bị mất.

Nhiều người cứ tưởng lúc NHẬN vui hơn lúc CHO, nhưng nằm nghĩ lại đi, hình như phải thấy ngược lại mới đúng. Hiếm có món quà nào có thể khiến ta vui suốt mấy chục năm, nhưng một nghĩa cử đẹp ta trao ra lần nào đó sẽ khiến ta vui hoài không chán.
Ai cũng tưởng đông người chung quanh sẽ vui hơn sự cô độc. Nhưng kỳ thực, sự lẻ loi hiếm khi làm khổ ta như sự chung đụng. Ngồi ngó bóng mình trên vách lâu ngày sẽ nghiện chứ chẳng chơi!

Cái gì dễ được cũng dễ mất. Tình, tiền hay chuyện tu tập đều như thế.

Cứ tưởng có một căn phòng riêng tĩnh mịch để sống tâm linh gì đó thiệt cao siêu, ai ngờ lúc có rồi cứ ngại bước vào, hoặc có vào cũng chỉ để nằm nghĩ vẩn vơ một lát rồi ngủ là nhiều.

Tình cảm là mật đắng, không phải mật ngọt. Có điều nó thơm và đẹp. Nhưng khôn hồn đừng chạm vào. Ai biết chữ Tình bằng cả lục căn thì chỉ có chết!

Nhiều người cứ tưởng mình thông minh hay trí thức, nhưng thực ra đời sống của họ rất dễ bị ảnh hưởng bởi nhiều thứ: Chuyện lớn có thể là cuộc bầu cử ở Mỹ, đại hội Đảng của Trung Cộng; và nhỏ hơn, có thể chỉ là điệu nhảy Gangnam Style của anh chàng Park Jae Sang thoạt nhảy ra từ bóng tối.

Có viết đến ngàn năm nữa cũng không hết được điều muốn nói, tôi bỗng dưng muốn kết thúc bài viết bằng một câu nói của Edith Sitwell, một nhà thơ người Anh (1887-1964): I am patient with stupidity but not with those who are proud of it. Tạm dịch là: Thằng ngu thì tôi còn gượng chịu đựng được, chứ đứa kiêu ngạo với cái ngu của mình thì tôi bó tay!

11/16/12
Toại Khanh

http://vietbestforum.com/showthread.php?tid=3994&page=81

p 81, # 1201

Thanks-sign-smiley-emoticon  bác abc
Reply
THIỀN ĐỊNH 

Thiền định là gì? Trong PG Nam Tông, chữ ‘thiền’ không xài tùm lum thoải mái như PG Đại Thừa, nào là trà thiền, cắm hoa cũng thiền… Bên Nam Tông thì thiền rõ ràng lắm. Thiền thì có hai loại:

1.Thiền Chỉ, tập trung vào một trong 40 đề mục để phát triển khả năng định tâm, tiếng Pāḷi gọi là Samatha. Thiền này dẫn đến 3 tác dụng:
- Nếu đắc tối thiểu từ sơ thiền trở lên và đến chết vẫn còn giữ được tâm thiền đó thì đương sự sẽ sinh về cõi Phạm thiên tương ứng (nghĩa là tầng thiền nào thì sanh vào cõi Phạm thiên ấy)
- Được hiện tại lạc trú. Người đắc thiền có thể nhập định trong nhiều ngày không cần ăn uống tiểu tiện, không biết đau nhức nóng lạnh là gì. Sung sướng ngay trước mắt. Không sợ nóng lạnh, tiếng ồn, ô nhiễm, hoàn toàn sung sướng an lạc.
- Sự định tâm này sẽ là nền tảng hỗ trợ cho trí tuệ quan sát nhận thức về bản chất của vạn hữu; có nghĩa là lúc này Thiền Chỉ (Samatha) sẽ hỗ trợ thiền quán Tứ Niệm Xứ.

2.Thiền Quán, quan sát Tam tướng trong năm uẩn. 
Thế nào là quan sát Tam tướng trong năm uẩn? 
Thế giới này là một dòng chảy, mọi thứ do duyên mà có và cũng do duyên mà mất, cái sau kế tục cái trước, cứ liên tục như vậy. Cái A do nhân do duyên mà có mặt, và do nhân do duyên thích hợp mà biến mất để nhường chỗ cho B; cái B do nhân duyên mà có mặt, rồi do nhân duyên mà biến mất nhường chỗ cho cái C. Kể cả triết học Mác Lê cũng nhìn nhận trong phạm trù căn bản của duy vật biện chứng có phạm trù phủ nhận: cái sau muốn xuất hiện thì phải phủ nhận cái trước, cái sau xuất hiện thì cái trước mất đi. Tam tướng là như vậy đó, cái sau thừa kế cái trước, phủ nhận cái trước. Quan sát thế giới này phải quan sát như vậy mới từ bỏ được lòng tham, từ bỏ thương thích ghét sợ. Cái sự quan sát này là thiền quán Vipassana. 

Như tôi đã nói, “trấn áp dục ái bằng thiền định” thì phải biết thiền là gì. Thiền Chỉ là tập trung tư tưởng vào một đề mục nào đó, ví dụ đề mục đất: niệm “đất, đất, đất, đất…,” niệm hoài đến khi nhắm mắt lại nhìn đâu cũng thấy đất, lúc đó mình có khả năng đi trên hư không. Nếu mình niệm đề mục nước, niệm hư không, niệm khoảng trống v.v... niệm đến một lúc nào đó vách tường hay vách núi mình đi xuyên qua được. Niệm đề mục gió thì coi như mình có khả năng tạo ra gió, tạo ra bất cứ sự di động nào cũng được hết. Riêng thiền Quán thì không chú trọng chuyện tập trung ghê gớm như vậy, nhưng với một người có tu tập thiền Chỉ ngon lành, chuyển qua thiền Quán quan sát nhìn ngắm, quán chiếu sự vô thường của danh sắc thì dễ hơn không biết bao nhiêu lần. 

Trong PG Nam Tông chỉ có hai loại thiền đó thôi, chứ không phải kiểu thiền chung chung chơi chơi, buồn đời cạo đầu rủ nhau làm thành nhóm rồi kiếm chỗ nào đó làm nhà tranh tre vách lá cuối tuần uống trà ngâm thơ thổi sáo gọi là sống thiền, lâu lâu lận thêm mớ đồ ăn uống cắm trại rồi nói thiền, cái đó không đúng. Thiền có nghĩa là buông hết. ‘Buông’ không có nghĩa là vứt mà buông là lòng mình nguội lạnh. Vẫn tắm rửa, mặc áo quần, đeo đồng hồ, nhưng mà là biết đủ. Chỉ cần và đủ mà thôi.

#NKCBK

http://vietbestforum.com/showthread.php?...94&page=83

p 83, #1243

Thanks-sign-smiley-emoticon bác abc
Reply
Tương Ưng Bộ - Samyutta Nikaya
Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt
Tập I - Thiên Có Kệ 
[01] Chương I
Tương Ưng Chư Thiên

-ooOoo-

II. Phẩm Vườn Hoan Hỷ
https://budsas.net/uni/u-kinh-tuongungbo/tu1-01.htm

Bài giảng ngày 29-5-2014 gồm 2 bài kinh: 
Phần 1: Không Ai Bằng Con (this post)
Phần 2: Giai Cấp Sát Đế Lỵ (next post)

III. Không Ai Bằng Con(Tạp 36.14, Ðại 2,263b) (S.1,6) (Biệt Tạp 12.19, Ðại 2,458c)

... Ðứng một bên, vị Thiên ấy nói lên bài kệ này trước mặt Thế Tôn:

Thương ai bằng thương con,
Của nào bằng bò nhà,
Sáng nào bằng mặt trời,
Nước nào hơn biển cả.


(Thế Tôn):

Thương ai bằng thương mình,
Của nào bằng lúa gạo,
Sáng nào bằng trí tuệ,
Nước nào hơn mưa rào.


Phần 1: Bài giảng ngày 29-5-2014: KHÔNG AI BẰNG CON (Natthiputtasamasutta)

https://www.facebook.com/notes/1292819607738445/

... Ðứng một bên, vị Thiên ấy nói lên bài kệ này trước mặt Thế Tôn:

Thương ai bằng thương con,
Của nào bằng bò nhà,
Sáng nào bằng mặt trời,
Nước nào hơn biển cả.

(Thế Tôn):

Thương ai bằng thương mình,
Của nào bằng lúa gạo,
Sáng nào bằng trí tuệ,
Nước nào hơn mưa rào.

Có nhiều trường hợp người ta tìm đến gặp Đức Phật. Một vị tỳ kheo hoặc cư sĩ, hoặc vị Thiên nhân, họ tìm đến với nhiều lý do, muốn nghe Ngài giảng, hoặc đặt câu hỏi với Ngài. Có trường hợp họ đến nói một điều gì đó đang ưu tư, hoặc tâm đắc và họ biết sau khi nghe xong Đức Phật sẽ cho một lời dạy, một thời giảng dài ngắn nào đó. Chúng ta không có cơ hội gặp một người như Đức Phật, nếu chúng ta gặp một người như Đức Phật chắc chắn chúng ta sẽ thấy được điều đó, bằng chứng là dựa trong kinh ta thấy, bất cứ một đề tài nào, một đối tượng nào mà tìm đến với Đức Phật thì chỉ cần đủ duyên, đủ duyên chứng thánh trí hoặc đủ duyên nghe Ngài thuyết một hai câu pháp, thì lập tức sau khi nghe người ta nói cái gì đó người ta hỏi cái gì đó, Ngài có cái cớ để thuyết giảng vấn đề theo nhiều cách, khi thì Ngài nói trực tiếp, khi thì Ngài nói gián tiếp. Có nhiều khi trả lời thẳng yes or no, dứt khoát, có khi hỏi ngược lại người hỏi, hoặc có khi là giải thích, hoặc có khi sẽ im lặng.

Nhìn chánh kinh bài Kinh Không Ai Bằng Con, nếu chỉ xét trên mặt chữ thì thấy không có gì đặc biệt. Thực ra, đọc trong chú giải với một chút nghiền ngẫm sẽ thấy rằng bài kinh này đáng để mình suy tư. 

Thứ nhất là vị Trời đó trình lên Đức Phật suy nghĩ của mình, tuy là một vị Trời nhưng mà tập khí còn phàm phu, suy tư thì vẫn còn sót lại từ thời còn là nhân loại, cho nên vị này trình bày những cái mình thấy tâm đắc, vị này thấy trên đời này không có tình thương nào sâu và gần như bất biến như tình thương của cha mẹ dành cho con cái. Chuyện cha mẹ trao hết gia tài cho con, cha mẹ dám vì con mà chết, là chuyện bình thường trong xã hội loài người. Cả đời có thể họ không thương ai hết, bòn rút từng đồng từng cắc, gian thương, đầu nậu, làm đủ cách, nhưng đối tượng sau cùng họ dành dụm tài sản trao tặng chính là con của họ, thông thường là vậy. Vị Trời này thấy như vậy mới nghĩ rằng trên đời này không tình cảm nào bằng mẹ cha dành cho con cái 

Cũng vẫn theo cách nghĩ của loài người, vị này thấy trong xã hội nông nghiệp, đối với một người làm nghề nông thì gia súc (tiêu biểu là trâu bò) là số một. Có lúc người Tàu phá nền nông nghiệp của nước mình bằng cách mua những móng trâu. Muốn bán móng trâu phải chặt chân trâu, xem như giết mất con trâu. Dĩ nhiên đó chỉ là tin đồn thôi, nhưng đối với những người làm nghề nông nghiệp thì trâu bò là tài sản lớn. 

Suy nghĩ thứ hai của vị Thiên này cũng rất bình thường, trên đời này không có gì sáng bằng mặt trời, cũng không có nước nào nhiều và mênh mông bằng nước biển. 

Điều quan trọng nhất ở đây chính là câu trả lời của Đức Phật. Qua câu trả lời chúng ta sẽ hiểu theo nghĩa thông thường bằng kiến thức thường nhật của người sống trong xã hội, còn theo định nghĩa trong kinh điển thì có những điểm đáng cho mình ghi nhớ.

Không thương ai bằng thương mình.
*Thương ai bằng thương mình

Ở đây Đức Phật trả lời tình thương lớn nhất không phải của cha mẹ dành cho con cái, mà lớn nhất chính là tình thương mỗi người dành cho bản thân mình. 

Tại sao như vậy? 

Trong chú giải có nói rằng, ngay cả khi cha mẹ bị con cái ruồng bỏ bạc đãi thì người cha hay người mẹ già đó vẫn phải tự bươn chải nuôi thân. Chuyện chưa hết đâu, chúng ta thấy như một vị Bồ tát Chánh Đẳng Giác, nói về thì đại bi đại trí thì đâu ai bằng Ngài, nhưng theo trong chú giải nói rằng mỗi mỗi thiện sự mỗi mỗi công đức mà vị Bồ tát Chánh Đẳng Giác thực hiện thì có 3 ý nghĩa:

1) Buddhatthacariya. Nhắm đến quả vị Chánh Đẳng Giác của mình cho kiếp sau.

2) Ñātatthacariya. Nhắm đến tiếp độ quyến thuộc. Ở đây chúng ta phải hiểu rằng không phải Ngài sống nặng tình cảm mà luẩn quẩn tình thân chật hẹp. Quyến thuộc bà con của một vị Phật là những người hỗ trợ, ủng hộ cho Ngài thực hiện Ba-la-mật chẳng hạn ngài Ananda, ngài Ca Diếp, vua Tịnh Phạn, bà Maya, ngài Rahula… đọc trong kinh Bổn Sinh nhiều lắm. Trong nhiều kiếp và nhiều kiếp, những người thân đó giúp đỡ Bồ tát rất nhiều. Vì vậy Bồ tát Chánh Đẳng Giác bận tâm quyến thuộc là chuyện đương nhiên. Ngay khi đã thành Phật rồi, không còn cái lòng phân biệt bỉ thử thân sơ nữa, nhưng đối với dòng họ Thích Ca, Đức Phật vẫn dành cho ưu tiên đặc biệt. Ví dụ người ngoại đạo theo tôn giáo nào đó muốn trở thành tỳ kheo thì ít nhất phải 4 tháng biệt trú. Biệt trú là phải học hỏi một phần Phật pháp, học cách đi đứng sinh hoạt, đắp y, mang bát, nói năng những cử chỉ lớn nhỏ để quen với nếp sống của một tỳ kheo PG, và 4 tháng biệt trú cho họ một bối cảnh để họ thấm thía xem lựa chọn của họ có đúng hay không. Bất cứ tu sĩ nam nữ nào từ ngoại giáo đều vậy, nhưng dòng họ Thích Ca thì được miễn 4 tháng biệt trú này. Không phải Đức Phật thiên vị, nhưng Ngài biết rõ những người thân thuộc của Ngài là người đặc biệt, ngay cả Đề bà Đạt Đa là người đặc biệt nhất trong đời Đức Phật, đầy oan trái liên tục với Đức Phật, hết sức làm phiền Ngài. Nhưng trước khi đổ đốn, thì ông ta là một vị tỳ kheo rất tốt, là một hoàng tử bỏ hết đi theo Phật, tam y một bát, ngày ăn một bữa, khi đói khi no, khi nóng khi lạnh, chứng thiền ngũ thông, chuẩn mực trên cả chuẩn mực, chỉ có điều là do tiền kiếp nhiều đời có oan trái với Đức Phật.

3. Lokatthacariya. Nhắm đến vô lượng chúng sinh hữu duyên mình sẽ tiếp độ sau này.

Đối với một nhân vật có tấm lòng bao dung hải hà như một vị Bồ tát Chánh Đẳng Giác mà chuyện đầu tiên vẫn nghĩ đến mình trước .

Chuyện quan trọng nữa là tập khí sanh tử, bản năng phản xạ tất nhiên của một phàm phu phải nghĩ đến mình trước. Thân kiến, phải nhắm đến mình trước, sau mới đến người khác. Còn phàm phu thì còn thân kiến, còn thân kiến thì việc đầu tiên là nghĩ đến ngã và ngã sở. Khi thương con thì việc đầu tiên là mình nghĩ đó là con của mình. Ngoài đời người ta nói nước mắt chảy xuôi, chỉ có cha mẹ thương con chứ chuyện con thương cha mẹ thì có nhưng không bằng một góc. 

Nhưng lý do sâu sắc mình phải thấy ở đây là tại sao? Bản năng của lòng thương con, đầu tiên vẫn là mình cái đã, vì con cái là sản phẩm, là công trình của mình, mình có thể thấy bóng dáng của mình qua con cái chứ không thấy bóng dáng của mình qua cha mẹ mình. Cha mẹ mình là người tạo ra mình làm gì có chuyện mình soi gương ngược bao giờ. Dầu con mình tệ thế nào đi nữa, thì con mình nó vẫn là của mình, thiết thân gần gũi với mình hơn cha mẹ trong khái niệm thân kiến của phàm phu. Phải nói như vậy! Người ta dễ với nặng lòng với tác phẩm công trình của mình (con) hơn là cội nguồn (cha mẹ) của mình. Nhìn thấy bóng dáng của mình qua cội nguồn thì rất là mờ nhạt, nhưng qua tác phẩm của mình thì rõ nét hơn. 

Nếu kể từ hôm nay ai đó hỏi tại sao chỉ có nước mắt chảy xuôi, cha mẹ thương con cái, tại sao Phật dạy mình không thương ai bằng thương mình, thì phải trả lời, con cái chính là bản sao của mình, là công trình, là di sản, là tác phẩm của mình nên mình phải nặng lòng hơn rồi, còn cha mẹ chỉ là nguồn cội, mà con người thường xoay lưng chối bỏ nguồn cội của mình, đó là bản chất của phàm phu. Hiểu được cái đó thì sẽ biết vì sao cho đến bây giờ ta vẫn còn lảng vảng trong cõi trầm luân này, bởi vì mình là gốc.

* Của nào bằng lúa gạo

Vị Trời nói gia súc là tài sản lớn nhất trong xã hội nông nghiệp. Điểm độc đáo là trong bốn câu trả lời của Đức Phật chỉ có một câu có vẻ liên hệ đến tu hành giải thoát, Ngài chỉ nói ‘ánh sáng’ là hai chữ ‘trí tuệ’ thôi, Ngài không nói gì đến tín, tấn, niệm, định, tuệ, Bát chánh đạov.v... Ngài không giải thích và không nói gì thêm, nhưng chúng ta hiểu ngầm, cảm nhận cái sâu sắc nằm sau chữ ‘trí tuệ’ đó. Ví dụ, ai đó gặp mình ở phi trường người ta chỉ đưa mình hai ba đóa hồng, một cái mỉm cười, một cái gật đầu thì biết đàng sau đóa hồng đó là “cả một trời yêu” chứ không cần một núi quà để thể hiện. Đôi lúc trong đời, chỉ một nụ cười đúng chỗ, một liếc mắt, một cắn môi, một cúi đầu đúng chỗ thôi, thậm chí một sự im lặng đúng chỗ thôi thì ý nghĩa vời vợi ở đằng sau. Ở đây cũng vậy, Ngài chỉ nhắc chuyện tinh thần một chút ấy thôi nhưng quí vị để ý tại sao Ngài bận lòng làm chi từng câu vị Trời ấy nói, tại sao Ngài không nói xẳng xớm rằng “tất cả đều vô thường, lo mà tu hành đi” cho xong? Ngài chìu vị Trời ấy như mẹ chìu con, con nói tới đâu mẹ nói theo tới đó, nói cho con vui, một cách rất thâm hậu. Với câu “thương ai bằng thương mình” đã mở ra cho mình một phương trời lồng lộng. Câu tiếp theo “của nào bằng lúa gạo”, sâu sắc ở chỗ nào? Có nhiều thứ gọi là tài sản, gia súc, nhà cửa, ruộng đất, châu báu, tiền bạc, nhưng Đức Phật nhắm đến cái gì thiết thân nhất. 

Trong chú giải nói, trong khi nguy cấp ngặt nghèo nhất, thì cái dai dẳng bền bỉ nhất là cái mình có thể bỏ vô miệng để sống. Tôi từng được nghe có những người mẹ bỏ ra một vốc vàng cho ông lái tàu lúc đi vượt biên để đổi lấy một xị nước cho con uống. Sẽ có một lúc nào đó vàng, kim cương châu báu không có giá trị gì hết, cái chúng ta cần nhất là cái gì thiết thân cấp thiết nhất. Vấn đề ở đây không phải là Đức Phật quan tâm đến lúa gạo hay chuyện ăn uống chung chung của phàm phu, đằng sau chữ lúa gạo Ngài muốn nói trong đời sống này hãy sở hữu cái gì thiết thân nhất. Lúa gạo phải thiết thân hơn gia súc. 

Quí vị còn nhớ sự tích Lang Liêu và bánh chưng bánh dày không. Vua Hùng chọn Lang Liêu chính là tinh thần này, giữa khi những hoàng tử khác chọn kỳ trân dị thảo trên rừng dưới biển thì Lang Liêu âm thầm chọn lúa gạo để làm cái bánh. 

Đời sống mong manh, con người nhỏ bé, vạn sự thì phù du ảo hóa như bóng nắng bên thềm, cái đáng cho chúng ta bận tâm nhất lưu ý nhất chính là những gì thiết thân nhất.

Trong cuộc tu cũng vậy, đừng lăng xăng lít xít, hãy bận tâm cái gì chúng ta có thể đem theo lên giường chết. Tôi nhớ lần tôi thăm Sư trưởng trong bệnh viện Phạm Ngọc Thạch, Sư có nói với tôi: “Cả đời học Phật, nghiên cứu nào là duyên sinh duyên khởi, A-tỳ-đàm, Tạng Kinh lung tung, lúc cuối cùng mệt quá Sư chỉ còn biết quay trở lại với pháp môn bình dân nhất đó là pháp môn niệm Phật”. Ở đây không phải là tôi thổi phồng pháp môn niệm Phật, tôi chỉ muốn nói sự thiết thân nhất, cấp thiết nhất, lúc chỉ còn hơi thở ra vào thì họ quay lại cái sở trường của họ. 

Trong PG cũng có câu chuyện y như chuyện Lang Liêu, hay chuyện trăm trứng Âu Cơ trong truyện cổ VN. Tương truyền vua A Dục có 100 hoàng tử, trong một ngày vui vua truyền cho các hoàng tử đi tìm một tặng phẩm, tặng phẩm nào vua vừa ý nhất thì hoàng tử ấy sẽ được trao vương quyền. Trong kinh nói có một hoàng tử xấu trai nhất, như tổng thống Lincoln của Mỹ vậy đó, lỏng khỏng da dẻ xấu xí. Trong khi người ta đem về châu báu, ngựa trắng, kiệu vàng, hoàng tử xấu xí này đem về cái nồi đất đựng cơm. Vua hỏi: Con nghĩ sao mà đi tới đây với lễ phẩm không ra làm sao hết vậy. Hoàng tử đáp: Thưa cha, cha đâu có thiếu gì đâu, cái quan trọng đây là tinh thần của tặng vật. Trong xã hội này người đáng trọng nhất chính là người lớn tuổi; trong muôn thú con voi là con lớn nhất nên con cưỡi con voi già đến đây. Con dùng cái nồi đất thay vì nồi vàng nồi bạc vì đất chính là tượng trưng cho địa cầu này chính là chỗ sống, tồn tại, của muôn loài. Cơm là món ăn, là nguồn sống cho tất cả mọi hạng người sang hèn mưu trí (tất nhiên là ở Ấn Độ thôi chứ người Ý thì ăn Spaghetti, Pháp, Thụy Sĩ họ ăn bánh mì). “Của nào bằng lúa gạo” chính là lời Đức Phật dạy chúng ta hãy sở hữu cái gì thiết thân nhất, có thể cần đến trong mọi nơi mọi lúc, từ đời sống đến cuộc tu. 

Ngài nhắn nhủ chúng ta hãy sở hữu cái gì mang tính đắc dụng, cơ động nhất. Có hai chữ này ‘cơ động’‘địa hình’. ‘Cơ động’ là rất là linh động, cần là có, như “cảnh sát cơ động”. Trong tiếng Mỹ có một chữ gọi là ‘Terrain’, các loại đồ thể thao - du lịch có một số đồ dành cho mọi ‘địa hình’ (All Terrain Sports), chỗ nào gập ghềnh, khúc khuỷu vẫn có thể sử dụng được, trong hoàn cảnh nào cũng “chân cứng đá mềm” hết.

Ánh sáng trí tuệ

*Sáng nào bằng trí tuệ

Với câu của vị Trời “Sáng nào bằng mặt trời”, Đức Phật trả lời bằng câu “Sáng nào bằng trí tuệ” mang ý nghĩa ánh sáng trí tuệ hơn hẳn tất cả các ánh sáng khác kể cả ánh sáng mặt trời. Đây là nói theo trình độ khoa học của con người thời đó mà thôi. Chỗ tôi đang ở hiện nay, 10 giờ đêm trời vẫn còn hơi sáng sáng. Đêm qua lúc đi ngủ sớm khoảng 10 giờ, tôi liếc ra bên ngoài trời vẫn còn sáng, không đủ để đọc báo, để coi chỉ tay nhưng vẫn còn sáng. Không phải không gian thời gian nào ánh sáng mặt trời cũng làm việc được, nhưng ánh sáng trí tuệ thì khác, dù trong phòng tối thế nào với ánh sáng trí tuệ mình cũng làm việc được, mình có thể suy tư về chuyện quá khứ, suy tư về chuyện tương lai trong khi ánh sáng mặt trời không thể soi rọi được như vậy, không thể mong mỏi ánh sáng hôm nay soi rọi chuyện cũ hôm qua được. Ánh sáng trí tuệ giúp cho mình cắt đứt vô minh, giải thoát sinh tử chứ ánh sáng mặt trời thì không thể.

*Nước nào hơn mưa rào

Vị thiên nói không nguồn nước nào hơn đại dương, Đức Phật nói không có nguồn nước nào hơn mưa, hiểu theo nghĩa bóng của câu thứ tư này giống nghĩa bóng của câu thứ hai. Đại dương là nguồn nước lớn nhất trên hành tinh, Xuân Diệu nói trái đất này là một giọt lệ, vì nước nhiều quá, đáng gọi là một giọt lệ giữa vũ trụ bao la. Trên đời này, nguồn nước lớn nhất chính là đại dương. Trong Nam Hoa kinh, Trang Tử cũng nói: Sở dĩ mà biển được xem rộng nhất, nhiều nhất, lớn nhất vì biển nằm vị trí thấp nhất trong địa cầu này, con người sống càng khiêm tốn thì càng nhận được cái hay từ thiên hạ. Biển là nguồn nước lớn nhất nhưng không phải loài nào ở đâu cũng nhận lợi lạc từ biển, người khát nước không uống nước biển, ở Tây Tạng, Lào, Mông Cổ, Thụy Sĩ làm gì biết biển. Tất cả nguồn nước ở hành tinh này chỉ là sự hoán chuyển đắp đổi luôn luôn mà thôi, tất cả các loại nước (kể cả nước cống) khi bốc hơi thì thành mưa, ý nghĩa thâm sâu của câu này: Hãy là nước mưa, đừng là nước biển. Vì nước biển dầu gì cũng còn chỗ xa cách với nhân gian, có những không gian thời gian mà nước biển không lợi lạc cho chúng sinh, còn những trận mưa rào thì ngọt ngào, lợi lạc cho chúng sinh nhiều hơn. Sống ở đời phải sở hữu những gì thiết thân, hãy sống như những trận mưa rào, hơn là sống như đại dương, vì qua đó gần gũi, sẻ chia được nhiều hơn, đó chính là tinh thần ẩn dụ của bài kinh này, học Phật phải học như vậy đó. Bên Tàu có câu “Y kinh giải nghĩa tam thế Phật oan, ly kinh nhất tự tức đồng ma thuyết”, cứ bám khư khư mặt chữ, không biết đọc sách bằng con mắt thứ ba nằm giữa hai con mắt của mình thì phụ lòng chư Phật ghê lắm. Chỉ một lời nói ngắn lìa kinh điển thì đã nói theo ma, mà khư khư theo kinh điển thì nói oan chư Phật.
(hết phần 1, Sư giảng Không Ai Bằng Con)
(còn tiếp phần 2, Sư giảng Giai Cấp Sát Đế Lỵ
Reply
Tương Ưng Bộ - Samyutta Nikaya

Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt
Tập I - Thiên Có Kệ 
[01] Chương I
Tương Ưng Chư Thiên

-ooOoo-

II. Phẩm Vườn Hoan Hỷ
https://budsas.net/uni/u-kinh-tuongungbo/tu1-01.htm

IV. Giai Cấp Sát Ðế Lỵ (Tạp 36.15 Sát-lỵ, Ðại 2,263b) (S.i,6)

Giữa các hàng hai chân,
Sát-lỵ là tối thắng,
Giữa các loài bốn chân,
Bò đực là tối thắng,
Trong các hàng thê thiếp,
Quý nữ là tối thắng.
Trong các hàng con trai,
Trưởng nam là tối thắng.


(Thế Tôn):

Giữa các loài hai chân,
Chánh giác là tối thắng.
Giữa các loài bốn chân,
Thuần chủng là tối thắng.
Trong các hàng thê thiếp,
Nhu thuận là tối thắng.
Trong các hàng con trai,
Trung thành là tối thắng.

Phần 2: Bài giảng ngày 29-5-2014: GIAI CẤP SÁT ĐẾ LỴ (Khattiyasutta)

https://www.facebook.com/notes/1292819607738445/

Giữa các hàng hai chân, Sát-lỵ là tối thắng,
Giữa các loài bốn chân, Bò đực là tối thắng,
Trong các hàng thê thiếp, Quý nữ là tối thắng.
Trong các hàng con trai, Trưởng nam là tối thắng.

(Thế Tôn):

Giữa các loài hai chân, Chánh giác là tối thắng.
Giữa các loài bốn chân, Thuần chủng là tối thắng.
Trong các hàng thê thiếp, Nhu thuận là tối thắng.
Trong các hàng con trai, Trung thành là tối thắng.

Có một chuyện thế này, hình dáng, ngoại dạng của các loài chúng sinh nhiều lắm, không chân, hai chân, bốn chân, hay cả trăm chân như con rít [Chuyện bên lề: Con rít tiếng Latin hay tiếng Anh hay Mỹ đều là centipede (Centi là 100, pedes là chân), tiếng Pāḷi cái chân cũng là pada. Tiếng Latin, dens là cái răng, tiếng Pāḷi, dentaSoup, trong tiếng Pāḷi là Supa], nhưng đặc biệt trong các loài chúng sanh, loài cao cấp nhất phải là loài hai chân. Theo trong kinh, hình dáng chuẩn nhất chính là Phạm thiên, họ cân đối, cao lớn và đẹp, âm thanh của họ là Phạm âm (bhramasara), Phạm âm là tiếng nói của Phạm thiên. Trong các loài chim có loại chim Ca-Lăng-Tần-Già [kalaviṅka (Skt), Karavika (Pāḷi)], giọng nói của Phạm âm hay tiếng con chim này hót đều rất là hay. Chim Karavika có tiếng hót làm mềm lòng người. Khi chim cất tiếng hót, một con thú lớn đang săn mồi nghe là dừng lại, con thú nhỏ bị rượt đuổi cũng không sợ hãi, cũng đứng lại lắng nghe. Chính vì những điều nói trên đây mà câu đầu tiên trong bài kinh này là Giữa các loài hai chân” (dvipada). Đó là lý do vì sao Đức Phật được gọi là “Lưỡng Túc Tôn”, ai đi chùa Bắc Tông sẽ biết câu này . 

  1. Phật là Lưỡng Túc Tôn, 
  2. chánh pháp là Ly Dục Tôn, 
  3. tăng chúng là Chúng Trung Tôn 

nghĩa là 
  1. trong các loài hai chân thì Đức Phật là số 1;
  2. trong tất cả các pháp thì Bát chánh đạo là số 1; ý nghĩa tối hậu của Bát chánh đạo là ly dục, ly dục đối với năm trần, thiền sắc, thiền vô sắc, sự hiện hữu của uẩn xứ giới, 
  3. Tăng chúng được gọi là Chúng Trung Tôn nghĩa là không hội chúng nào trên đời này bằng hội chúng Tăng già. 

Bởi vì tinh thần ở đây chính là buông bỏ hết mọi thứ, đạo mình lạ một cái là anh càng nắm giữ chừng nào kể cả cái tốt đẹp nhất đi nữa, thì anh càng tệ hại

Một cậu học trò kiêu ngạo tự đắc, xem trời bằng vung, mục hạ vô nhân, miễn là học giỏi từ tiểu học sẽ lên trung học, một học sinh kiêu căng tự đại thế nào đi nữa miễn là học giỏi, sẽ lên đại học. Và sinh viên kiêu căng tự đại đến mấy nếu học giỏi thì sẽ lên đại học, sẽ có bằng cử nhân, tiến sĩ… kiêu căng chảnh chọe cỡ nào đi nữa miễn là có năng lực, có trình độ thì sẽ học lên ào ào .

Tuy nhiên, trong Phật pháp thì không như vậy. Một người có giới luật thanh tịnh, có lòng hào sảng bố thí, một người có khả năng chứng đắc thiền định, có khả năng tu tập thiền Chỉ thiền Quán nói chung, chỉ cần có lòng kiêu ngạo thì không đi xa được, đó là cái độc đáo của Phật pháp. Giáo pháp của Đức Phật phải nhắm đến sự buông bỏ, hội chúng của Đức Phật phải là hội chúng có thể thật sự buông bỏ, bằng không là giáo pháp đó không phải của Đức Phật. Ly Dục Tôn, Chúng Trung Tôn là chỗ đó. 

Từ đó, người có được giáo pháp xuất sắc như vậy, có được hội chúng như vậy, chỉ có Đức Phật thôi, nên Đức Phật được gọi là Lưỡng Túc Tôn, nghĩa là Ngài có hệ thống giáo lý xuất sắc và hệ thống đệ tử xuất sắc, từ Phạm Thiên trở xuống không ai sánh bằng Đức Phật hết.

Ở ngoài đời mình khen một vị nào (thủ tướng, tổng thống hay giáo hoàng…) vì vị đó có cái này có cái kia, nhưng trong tinh thần Phật pháp, Đức Phật vĩ đại là vì cái gì Ngài cũng bỏ. Bỏ không phải vì Ngài không có, nhưng mà là Ngài có từ chỗ Ngài bỏ. Người đời có do thu gom, còn Đức Phật có vì Ngài từ bỏ, vợ con tài sản, ngai vua, sự nghiệp hoàng tử… Ngài bỏ hết, bỏ trong nhiều đời nhiều kiếp. Rồi lúc đi xuất gia, đứa con đầu lòng mới chào đời, Ngài bỏ luôn để ra đi. Khi đắc được sơ nhị tam tứ thiền lúc nhỏ, lúc đi học với thầy đắc các loại thiền, đắc đến vô sở hữu xứ, Ngài thấy chưa tới, đến Phi tưởng phi phi tưởng thấy cũng chưa tới, và Ngài bỏ. Đây là thời điểm quan trọng trong cuộc đời Đức Phật mà đa số chúng ta đọc sơ sài chỗ này. Thái độ cầu đạo của Ngài thật đáng lưu ý

Cái gì Ngài cũng bỏ và cuối cùng Ngài được tất cả chỉ vì Ngài đã bỏ tất cả, khi thành Phật rồi thì chỉ có tam y quả bát. Nếu có người hỏi quí vị rằng, giữa hai vị A-la-hán, một vị Chánh Đẳng Giác với vị Thanh văn, vị nào buông nhiều hơn thì thấy vị Chánh Đẳng Giác vẫn buông nhiều hơn. Vì sao? Ngay khi hành Ba-la-mật, Ngài buông hết mọi thứ vật chất, buông cả tánh mạng. Vị Thanh văn chỉ buông tài sản ngoại thân thôi. Khi thành Phật rồi vị Thanh văn bỏ hết tất cả phiền não, vị Chánh Đẳng Giác cũng bỏ hết phiền não, nhưng có một cái vị Thanh văn không thể nào buông được đó là sự bất tri. Sự bất tri đây không phải là phiền não, vị A-la-hán Thanh văn chưa buông hết chỗ mình không biết. Vị Chánh Đẳng Giác buông toàn diện, buông cả cái không biết, vì vậy Ngài được xem là bậc Lưỡng Túc Tôn, tối thắng giữa loài hai chân, và loài hai chân tối thắng trong các loài khác.

*Thuần chủng là tối thắng

Cái này hơi chuyên môn chút, tôi chỉ giảng theo kinh thôi không lấn sân sang lĩnh vực của sinh vật học. Theo trong kinh giải thích, loài thuần chủng (ājānīya) nghĩa là loài không bị lai tạp với các loài thú khác. Có những loại thú lai tạp sẽ tốt hơn loài thuần chủng, nhưng có những loài lai tạp sẽ mất đi những bản sắc của loài đó. 

Con Liger là một sự kết hợp giữa con cọp (tiger) và con sư tử (lion), con Leopon là sự kết hợp giữa con báo (leopard) và sư tử (lion), nó rất to. 

Theo quan điểm sinh học của người Ấn Độ thời đó, thú thuần chủng không lai là tốt nhất, con voi, con ngựa trong kinh của vua cưỡi cũng là con vật thuần chủng. Con ngựa Kiền Trắc mà Bồ tát Tất Đạt cưỡi trong mấy năm lúc còn là hoàng tử và lúc đi xuất gia cũng là con ngựa thuần chủng, nó khôn một cách đặc biệt. Trong chú giải có kể câu chuyện hơi huyền thoại một chút, khi chủ ngồi trên mình, nó còn sợ chuyện chủ bị ướt. Những ẩn dụ đó chỉ là nền để gởi gắm một câu chuyện khác.

*Nhu thuận là tối thắng

‘Quý nữ’ (Komārī)ở đây có nghĩa là gái trẻ, gái tơ (sớm 13, vừa 16), bà Yasodhara lấy chồng lúc 16 tuổi. Đức Phật nói, trong các loài hai chân, tối thắng là Chánh Đẳng Giác, trong các loài cầm thú thì thuần chủng là tối thắng, trong các hàng thê thiếp thì ở đây Ngài không nhấn mạnh về tuổi tác mà nhấn mạnh về chữ “nhu thuận” (Sussūsā). Một bà vợ đẹp, giàu cách mấy, xuất thân danh giá cách mấy nhưng coi chồng không ra gì hết, sống với nhau mà không nể mặt nhau thì lấy gì mà sống. Bên Tàu có câu rất là hay: Phu phụ tương đãi như tân (vợ chồng đối đãi nhau như khách), ngày mới quen nhau đối nhau thế nào thì sau này cũng vậy, tương kính như tân. Đàn ông là trụ cột trong nhà cáng đáng cực khổ, phụ nữ phải gồng gánh việc nhỏ hơn trong nhà, có cương có nhu, có âm có dương, đây là cả vấn đề triết học.

Theo chú giải, “surūpā vā virūpā vā” một người phụ nữ dầu đẹp hay xấu có lòng nhu thuận thì vui vẻ hạnh phúc hơn. Ngay cả ông chồng có lỗi lầm hay có người khác bên ngoài, mà cô vợ dễ thương biết bổn phận thì cơ hội ông chồng quay về rất lớn, tôi nhân danh đàn ông trên hành tinh này mà nói. Ghen tuông hung hăng hay thiếu thông cảm chỉ đẩy nhau xa hơn mà thôi, trong hàng phụ nữ, “nhu thuận là tối thắng” là vậy đó.

*Trung thành là tối thắng

Vị trời nói trong đám con cái, trưởng nam là số một, thì Đức Phật nói không phải như vậy, vì con có ba hạng: 

1. Con thua cha mẹ (avajata)
2. Con bằng cha mẹ (anujata), 
3. Con hơn cha mẹ (atijata). 

Nói như vậy nghĩa là con thứ hay con cả không quan trọng mà vấn đề là bản thân của từng đứa, đứa nào cũng có khả năng là một trong ba hạng trên. Đức Phật dạy rằng vấn đề không phải là con cả hay con út, mà vấn đề là “assavo”, HT Minh Châu dịch là ‘trung thành’, còn trong chú giải gọi là “ovādapaṭikaro”, người con số một trong chánh tạng gọi là “assavo” nhưng trong sớ giải giải thích là ovādapaṭikaro,người con “biết nghe lời sắp xếp của cha mẹ”.

Có cô kia còn trẻ, đi chùa tinh tấn, nhưng thay tình như thay áo, má cô hỏi: Sao mày giỏi Phật pháp mà lãng mạn đa tình bay bướm vậy. Cô trả lời, dạ con nghe mấy thầy giảng là không có tiếc cái gì hết mới thành Phật nên có nhiêu con cho hết nhiêu, “tình cho không biếu không”. 

Hiểu kiểu đó là chết rồi. 

Ở đây phải hiểu ngầm là, với người chồng là người chồng tốt thì người vợ mới là “nhu thuận” (Sussūsā) nghen. 

Bên Tàu có câu “bất hiếu hữu tam, vô hậu vi đại”. Bất hiếu hữu tam là: 
1. Không phụng dưỡng cha mẹ, 
2. Thấy cha mẹ làm sai không can gián, 
3. Không con nối dõi. 

Việc nghe lời cha mẹ ovādapaṭikaro thì mình là con người chứ không phải con vật, không nhắm mắt nói sao nghe vậy theo từng lời từng chữ, mà phải kế thừa có phê phán, có chọn lọc.


(đọc phần 1 post trên, Sư giảng Không Ai Bằng Con)

(hết phần 2, Sư giảng Giai Cấp Sát Đế Lỵ
Reply
Tương Ưng Bộ - Samyutta Nikaya
Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt
Tập I - Thiên Có Kệ 
[01] Chương I
Tương Ưng Chư Thiên

-ooOoo-

II. Phẩm Vườn Hoan Hỷ
https://budsas.net/uni/u-kinh-tuongungbo/tu1-01.htm

Bài giảng ngày 30-5-2014 gồm 4 bài kinh: 
Phần 1Tiếng Động Rừng Sâu, Ngủ Gục và Khó Làm (this post)
Phần 2: Tàm Uý (next post)

V. Tiếng Ðộng Rừng Sâu (hay Thân tịch tịnh) (S.i,7) (Tạp 50.II, An trú, Ðại 2,360b) (Biệt Tạp 16.26, Ðại 2,490b)

Nay là thời giữa trưa,
Loài chim nghỉ yên lặng,
Vang động tiếng rừng sâu,
Ta run, ta khiếp sợ.


(Thế Tôn):

Nay là thời giữa trưa,
Loài chim nghỉ yên lặng,
Vang động tiếng rừng sâu,
Ta vui, Ta thích thú.


VI. Ngủ Gục, Biếng Nhác (Tạp 22.23, Ðại 2,160a) (S.i,7) (Biệt Tạp 9.15, Ðại 2,437c)

Ngủ gục, nhác, ngáp dài,
Không vui, ăn quá độ,
Ở đây, đối chúng sanh,
Thánh đạo không hiển lộ.
Ngủ gục, nhác, ngáp dài,
Không vui, ăn quá độ,
Với tinh tấn, đoạn chúng,
Thánh đạo được thanh tịnh.

VII. Khó Làm (hay Con rùa) (Tạp 22.25, Ðại 2,169b) (S.i,7) (Biệt Tạp 9,14, Ðại 2,437b)

Khó làm, khó kham nhẫn,
Thiếu trí, hành Sa-môn,
Chỗ kẻ ngu thối đọa,
Chỗ ấy đầy chướng ngại.
Bao ngày hành Sa-môn
Nếu tâm không chế ngự,
Mỗi bước, phải sa đọa,
Nô lệ cho suy tư,
Như rùa rút chân cẳng,
Trong mai rùa của mình.
Vị Tỷ-kheo cũng vậy,
Thâu nhiếp mọi suy tư,
Không tham dính vật gì,
Không làm hại người nào,
Hoàn toàn thật tịch tịnh,
Không chỉ trích một ai.


Phần 1: Bài giảng ngày 30-5-2014: TIẾNG ĐỘNG RỪNG SÂU

https://www.facebook.com/notes/334336811004237/

Nay là thời giữa trưa,
Loài chim nghỉ yên lặng,
Vang động tiếng rừng sâu,
Ta run, ta khiếp sợ.

(Thế Tôn):

Nay là thời giữa trưa,
Loài chim nghỉ yên lặng,
Vang động tiếng rừng sâu,
Ta vui, Ta thích thú.

Theo chú giải, có một vị thọ thần sống cô độc trong rừng, đầu óc chậm chạp, không an lạc, buổi trưa vắng không thấy ai thì cảm thấy rất cô quạnh. Khi gặp Đức Phật, vị này nói suy nghĩ của mình. Đức Phật dạy rằng đối với Ngài nói riêng và những người tu hành nói chung với bối cảnh như vậy thì tu tập thiện pháp nhiều hơn. 

Bài kinh này không cần xem chú giải cũng có thể hiểu được, chúng ta chỉ xem chú giải trong những trường hợp đặc biệt. Tôi từng nói, bản chất tự nhiên của đời sống chưa đủ để nói lên gì hết, mà cần cảm nhận của người có mặt trong hoàn cảnh đó nữa, đây là điều rất là quan trọng. 

Chẳng hạn như nếu nói trên hình thức, trên chữ nghĩa thì sự đông đúc sum vầy hội tụ của những tình thân dù huyết thống hay bè bạn láng giềng đều là chuyện rất là hay, rất là đẹp. Nhưng trong thực tế đối với một số người thì đó là cả một cực hình. 

Ý nghĩa, cảm nhận về đời sống không phải ai cũng như ai. Với người này, việc đoàn tụ là hay, nhưng với người khác thì đó là điều khó chịu. Hôm qua có Phật tử đến thăm tôi, họ nói với tôi là từ lâu rồi họ rất mỏi mệt với chuyện đông đúc sum vầy của nhiều người, nên họ rất là sợ ngày cuối tuần, sợ những dịp lễ lạt nào đó, họ rất lo lắng chuyện họp mặt đông đúc vì họ không biết nói gì trong một đám đông như vậy, dù đó là những người thân thuộc, và tôi cũng rất đồng ý như thế.

Có nhiều lúc trong đời sống này, sự cô quạnh là một thế giới rất là đẹp, rất là riêng tư độc lập, nhưng có những người lại sợ sự cô quạnh. 

Có một ông cụ bên Thụy Điển sống với vợ và bà mẹ vợ, còn con cháu thì ở bên Mỹ, bên Pháp. Sau khi bà mẹ vợ mất, rồi đến vợ ông mất, ông phải vào trong viện dưỡng lão của Thụy Điển. Chiều chiều ông ra ngoài ban công nhìn xuống đường chỗ đậu xe, mắt đăm đắm không biết ông đợi ai. Mấy người trong viện dưỡng lão biết ông rất đơn chiếc nên họ hỏi ông đợi ai, mong chờ điều gì, sao lại thích ngồi chỗ này. Ông đáp: Tôi biết tôi không có người thân ở đây, nhưng con cháu bên Pháp, Mỹ có qua thăm tôi thì sẽ chúng đi lên từ chỗ đậu xe dưới kia, nên ngày nào tôi cũng ngồi đây nhìn xuống đó. Suốt mấy năm trời cho đến ngày qua đời, ngày nào ông cũng ngồi như thế. 

Có những người coi sự một mình, sự cô đơn lại hay. 

Tôi không phải là thiền sư hay hành giả nhưng từ lâu tôi không có trông chờ một cuộc gọi điện thoại nào, từ lâu lắm rồi tôi không biết giao thừa là gì và đã từ lâu lắm rồi tôi không có hình dung được có ai đó có đủ hấp lực để khiến tôi có thể nói chuyện điện thoại hơn 10 phút mà không ngán, trừ công việc cần thiết. Nếu không phải là công việc mà là hàn huyên chuyện mưa nắng thì tôi không có cảm giác đó nữa. Trong bối cảnh đó, phải làm việc với ai lâu thì tôi rất là ngại. 

Chuyện nhẹ nhàng nhất là cái lớp học này, đó là tâm huyết của tôi, đó là một phần thiện chí của tôi, một phần ý nghĩa sống của tôi . Có bữa tôi thức khuya quá, tôi đã để alarm báo thức vậy mà tới sáng nó reo tôi cũng cảm thấy khó chịu dù biết đây là chuyện cần làm. Lâu rồi không bị lệ thuộc một khuôn phép nào, nên không quen. 

Đời sống này là đắng hay là ngọt, bối cảnh nào đi nữa, đều tùy thuộc vào đời sống tâm lý của mình. Sẽ có một ngày tất cả tiền bạc, tất cả tình thân không có giá trị gì với chúng ta. Lý do là vì chúng ta đã già rồi, tiền bạc biết dùng vào chuyện gì, còn tình thân con cháu thì cũng giống như ông cụ mong ngóng ở trên. 

Sẽ có một ngày mình sẽ đối diện bốn bức tường chung quanh, ngó đèn khuya trên vách. Làm gì thì làm, chúng ta đã đến cuộc đời này cô đơn và cũng sẽ ra đi cô đơn . Sợ nhất là cuối đời không được ra đi thanh thản mà phải đau vài năm nằm liệt giường thì mọi sự còn nặng nề biết bao nhiêu nữa. 

Phải học sống cô đơn, thưa quí vị. Làm gì thì làm, chồng vợ con cái họ chia sẻ với chúng ta một mức nào đi nữa thì cũng chỉ là người đứng bên thềm, đứng ngoài hiên trước cuộc đời mình thôi. Một người có khả năng sống an lạc với riêng mình là người mạnh nhất. Người dũng cảm nhất không phải là người đánh được con sư tử, mà người hùng mạnh nhất trên đời chính là người có thể sống an lạc với riêng mình. 

Người Đại Hàn có một câu rất hay: Không phải người mạnh nhất mới sống được, mà ai sống được mới là người mạnh nhất. Câu đó có thể là câu minh họa gần nhất cho bài kinh này. 

Nội dung của bài kinh này là trong hoàn cảnh nào đi nữa thì khả năng sống của chúng ta mới là quan trọng. Rừng sâu, sự hoang vắng, sự cô quạnh, sự quạnh hiu hay là chỗ phồn hoa đô hội, sự đoàn tụ sum vầy; giàu có hay nghèo hèn; no đủ hay đói lạnh rách nát; trong tất cả các hoàn cảnh đó, cái quan trọng nhất là khả năng sống của chúng ta. Chúng ta phải trang bị cho mình khả năng sống thích nghi với bối cảnh chung quanh, bởi vì chắc chắn có một ngày chúng ta không còn chọn lựa nào khác. Nếu chúng ta không thể thay đổi được đời sống thì nên thay đổi cách nhìn của mình về đời sống. Chúng ta phải tìm cách thỏa hiệp với nó. 

Nói như vậy không phải là tôi kêu gọi quí vị sống thua cuộc, mà chúng tôi muốn gởi gắm một bài học nhỏ về nhân sinh, ta không thể thay đổi được màu trời thì ta có thể thay đổi màu kiếng râm. Đó là những gợi ý để có thể hiểu được bài kệ này: dầu giữa rừng sâu, có người đau khổ sợ hãi cô quạnh, nhưng cũng trong khu rừng đó có người cảm thấy an lạc. 

Tại sao vậy? Bởi vì những điều đó không đến từ khu rừng mà đến từ khả năng tinh thần của mỗi người. Đó là nội dung bài kinh Tiếng Động Rừng Sâu.

Bài giảng ngày 30-5-2014: NGỦ GỤC

Ngủ gục, nhác, ngáp dài, Không vui, ăn quá độ,
Ở đây, đối chúng sanh, Thánh đạo không hiển lộ.
Ngủ gục, nhác, ngáp dài, Không vui, ăn quá độ,
Với tinh tấn, đoạn chúng, Thánh đạo được thanh tịnh.

Bài kinh này nội dung cũng đơn giản, bà con có thể đọc thẳng chánh kinh không cần chú thích. Ngay trong chú giải cũng không nói gì đặc biệt. Chúng ta biết một phần ba thời gian của đời người là giấc ngủ. Nếu đời sống cho là 75 tuổi thì một phần ba là giấc ngủ, trừ đi những thời gian còn bé dại không có khả năng suy tư, theo đuổi mộng lớn; không có khả năng làm điều mình thích, mình cần, thì thời gian còn lại để mình có thể sống an lạc, sống ý nghĩa không còn lại bao nhiêu hết. Nói như vậy để thấy giấc ngủ là một vấn đề lớn. Nếu mình chỉ ngủ một giấc ngủ bình thường, em bé mới sinh 22 giờ mỗi ngày, rồi 18 giờ mỗi ngày, rồi giảm dần đến lúc nào đó chỉ ngủ 6 đến 8 tiếng mỗi ngày là giấc ngủ bình thường. Chúng ta mất 1/3 cuộc đời để ngủ. Trừ đi thời gian vô tri, từ 1- 18 tuổi chúng ta không có khả năng làm gì hết, trừ đi thời gian chúng ta bịnh hoạn, buồn khổ, một đời sống nội tâm không ổn định như thất tình, mất job, tai tiếng, dây dưa pháp luật…vv trừ hết thời gian đó thì còn lại thời gian của chúng ta là bao nhiêu? Nếu chúng ta ngủ lố giờ, nếu chúng ta sống thụ động tiêu cực, lười biếng vô nghĩa, không lý tưởng nhiệt huyết, thì chúng ta đã mất thêm một khoảng thời gian vô ích trong đời của mình. Đó là nội dung của bài kinh này. 

Người Mỹ có câu thế này: “Nếu bạn bỏ tiền ra mua những món không cần thiết thì bạn đã mất tiền dành cho những vật cần thiết”. Nếu chúng ta mất nhiều thời gian cho những chuyện không cần thiết thì chúng ta đã mất thời gian cho những chuyện cần thiết. Bài kinh này sâu ở chỗ đó.
Giấc ngủ là nhu cầu cần thiết cho đời sống sinh học, mang thân người thì chúng ta phải ngủ thôi, nhưng giấc ngủ ở đây mang ý nghĩa một đời sống tiêu cực, thiếu nhiệt huyết, thiếu lửa.

Vừa rồi quí vị hết nghe, không phải tại tôi cũng không phải tại quí vị, đó là cái tội của luân hồi. Có một vị sa-di nhỏ xíu đang đêm đứng hầu sư phụ, sư phụ loay hoay làm sao mà cán quạt thọc ngay con mắt của đệ tử khiến một con mắt bị hư. Sáng hôm sau người học trò bưng cháo vô cho sư phụ, sư phụ hỏi con bị gì vậy, học trò nói, hồi hôm cán quạt của sư phụ chọt hư mắt con rồi. Sư phụ nói sao con không nói cho sư phụ biết để chữa chạy, toàn bộ quãng đời còn lại con sẽ sống ra sao. Sư phụ xin lỗi học trò. Học trò nói, chuyện đó không phải lỗi của thầy, không phải lỗi của con, mà lỗi của sanh tử luân hồi, vị sa-di nhỏ sau đó đắc A-la-hán.

Bài kinh này kêu gọi chúng ta trong đời sống ngắn ngủi này hãy tranh thủ dành thời gian cho sự tỉnh thức hơn là cho đời sống tiêu cực thụ động, bao gồm cả sự ngủ nghỉ một cách không cần thiết. 

Hãy tâm niệm rằng chúng ta đang là một người đi mò tìm một vật dưới nước chứ không phải đang nhặt món đồ trên cạn . Chúng ta đang nói chuyện với nhau trên đất, chúng ta làm rớt xâu chìa khóa, có thể thong thả nói chuyện rồi lát nữa nhặt lên cũng được . Còn nếu rớt đồ dưới nước thì không thể tà tà nhẩn nha được. Lặn xuống nhặt thì phải tranh thủ nhặt cho kịp trước khi hết hơi thứ nhất, nếu không được phải chờ đến hơi thứ hai, thứ ba… 

Người tu hành phải tu bằng tâm trạng giống như vậy, tu bằng tâm trạng của người tìm đồ dưới mặt nước. Phải nhớ hơi mình không dài, mạng sống của mình rất ngắn ngủi. Một chiếc xe đạp hay một chiếc xe tải 18 tấn, cả hai chiếc lớn nhỏ khác nhau nhưng giống như một điểm là khi di chuyển trên đường, phần tiếp xúc với mặt đường chỉ một chút thôi . Nếu so với trọng lượng của nó thì phần bánh xe chạm mặt đường không bao nhiêu hết. 

Trong đời sống của chúng ta cũng vậy đó, dầu chúng ta là một người vô danh nghèo khó hay tiếng tăm lừng lẫy như giáo hoàng, tổng thống Mỹ, dù là ai đi nữa, cái phần chúng ta bám vào cuộc đời này rất là ít như hơi thở, hãy tranh thủ làm mọi chuyện trước khi quá muộn.

[b]Bài giảng ngày 30-5-2014: KHÓ LÀM (hay CON RÙA)[/b]

Khó làm, khó kham nhẫn,
Thiếu trí, hành Sa-môn,
Chỗ kẻ ngu thối đọa,
Chỗ ấy đầy chướng ngại.
Bao ngày hành Sa-môn
Nếu tâm không chế ngự,
Mỗi bước, phải sa đọa,
Nô lệ cho suy tư,
Như rùa rút chân cẳng,
Trong mai rùa của mình.

Vị Tỷ-kheo cũng vậy,
Thâu nhiếp mọi suy tư,
Không tham dính vật gì,
Không làm hại người nào,
Hoàn toàn thật tịch tịnh,
Không chỉ trích một ai.

7. Dukkarasuttaṃ

17. ‘‘Dukkaraṃ duttitikkhañca, abyattena ca sāmaññaṃ.

Bahūhi tattha sambādhā, yattha bālo visīdatī’’ti.
‘‘Katihaṃ careyya sāmaññaṃ, cittaṃ ce na nivāraye;
Pade pade visīdeyya, saṅkappānaṃ vasānugo’’ti.
‘‘Kummova aṅgāni sake kapāle,
Samodahaṃ bhikkhu manovitakke;
Anissito  aññamaheṭhayāno,
Parinibbuto nūpavadeyya kañcī’’ti.

‘Dukkara’:‘Khó làm’; ‘dukkiriya’: ‘Khổ hạnh’. 

Có hai chữ ‘khổ hạnh’: 
  1. attakilamatthanuyoga’: khổ hạnh do tà kiến, khổ hạnh theo tinh thần ngoại đạo, pháp môn tự làm khổ mình. 
  2. Kilamat’ là mệt mỏi khó nhọc, đây là pháp môn hành trì chỉ làm khổ, đọa đày mình thôi, không có ý nghĩa gì đặc biệt. 

Có một số người Ấn Độ họ nghĩ là pháp môn này giống như đứa bé khờ dại trong mắt thiên thần (kiểu như đứa bé nghĩ rằng mình chơi ngu, nghịch dại thì bà mẹ sẽ thương hơn), và từ đó rút ngắn cuộc tu hơn, mau đạt cứu cánh tu hành hơn. 

Đó là lý do vì sao trong kinh sử dụng hai chữ ‘khổ hạnh’ khác biệt nhau. 

Khổ hạnh 6 năm của Bồ tát là dukkiriya, đó là chuyện khó làm, Thế Tôn được gọi là Phật Đà vì Ngài nhịn thứ khó nhịn, làm thứ khó làm và hiểu được chuyện khó hiểu.

Trong kinh nói, nếu mình thiếu trí tuệ (abyattabāla: thiếu trí tuệ, stupid) thì chuyện tu tập không dễ làm. 

Chú giải kể một số chuyện khó làm: ăn ít đi, ngủ ít đi, chuyên tâm thiền định. Người có túc duyên Ba-la-mật thì chuyện tu tập dễ dàng đã đành, một số người khác phải dùng nhiều biện pháp để có thể giữ được chánh niệm, giữ được định tâm, ngăn được phóng dật, ngừa được vọng động. 

Chẳng hạn như cái khó của sa-môn: 

  1. ăn ít hơn người ta, 
  2. ngủ ít hơn người ta, 
  3. dành thì giờ để chuyên tâm thiền định. 
Một trong những kỹ thuật vị tỳ kheo thời Đức Phật thường dùng để giữ cái tâm định là phải “dante abhidantamādhāya jivhāya tāluṃ āhaccapi”: dùng lưỡi ấn nóc vọng để dễ dàng dồn tâm, gom tâm trụ tâm mình lên đó. Đó là một trong những tiểu xảo để thiền trong những buổi đầu. Tâm vô hình vô tướng mình biết dựa vào đâu để thu hút nó, đó chính là dùng lưỡi ấn lên trên nóc vọng . 

Ai chưa quen trụ tâm thì làm thử đi, 
  1. lựa một chỗ thích hợp thiền định, 
  2. lựa một tư thế thích hợp cho mình, 
  3. thẳng lưng lên, rồi thì nhẹ nhàng đưa lưỡi, uốn lưỡi lên trên vòm họng và giữ nơi đó, 
  4. rồi theo dõi hơi thở. 

Với động tác uốn lưỡi ấn vào nóc họng vậy đó, sẽ giữ tâm mình. Chuyện này rất nhỏ . 

Trong chú giải nói là một trong những chuyện những người xuất gia phải biết. Đối với người vô duyên, vô trí thì chuyện nhỏ như vậy cũng thấy khó làm và sẽ thắc mắc tại sao tôi phải khổ cực như thế này. Khi không có trí thì chuyện nhỏ như việc ăn ít một chút, ngủ ít một chút, gìn giữ oai nghi tế hạnh cũng là khó, dùng lưỡi trụ tâm cũng là khó‘Dukkaraṃ duttitikkhañca, abyattena ca sāmaññaṃ. (Người thiếu trí tuệ thì làm đời sống Sa-môn hạnh rất là khó khăn). Bahūhi tattha sambādhā, yattha bālo visīdatī’’ti. (Dầu ở đâu làm gì thì một vị tu sĩ thiếu trí tuệ cũng gặp đầy trở ngại, trở lực). Khi không có trí tuệ thì nhìn đâu cũng chông gai, nhìn đâu cũng trở ngại. 

Ở bài kinh Tiếng Động Rừng Sâu - ở đây quí vị sẽ thấy sự liên hệ giữa kinh này và kinh khác - bối cảnh nào, môi trường nào, hoàn cảnh điều kiện sống nào đi nữa cái khả năng tinh thần là quan trọng nhất. Cái cảm thức, cái nhận định của chúng ta đối với đời sống phải như thế nào đó mới có thể kham nhẫn, chịu đựng được nó, đối diện đối phó với nó được; bằng như đời sống tinh thần của mình có vấn đề thì ngồi trên ngai vàng cũng khổ lắm chứ không dễ sống. Làm vua trong tình trạng tâm lý có vấn đề còn khó huống chi là một tu sĩ chỉ tam y quả bát. 

Một du sĩ hỏi ngài Xá Lợi Phất: Chuyện gì khó nhất trong giáo pháp của ngài

Ngài Xá Lợi Phất trả lời, 
khó nhất là đời sống xuất gia (dĩ nhiên là đời sống xuất gia đúng nghĩa chứ không phải một người đi tìm chỗ hưởng thụ giá áo túi cơm), 
  1. phải bỏ hết những thứ mình thích, 
  2. không được lui tới những chỗ mình muốn, 
  3. tránh gặp gỡ những người không có lợi cho đời sống phạm hạnh. 

Một áo khoác jacket, một đôi giày tiện dụng, thích lắm cũng không có quyền dùng, nhỏ nhặt như cái móc chìa khóa mà thấy không ổn (chẳng hạn như hình đầu con thỏ có lỗ tai dài[1]) cũng không được quyền dùng. 

Đời sống xuất gia rất khó, tuy nhiên, sẽ dễ dàng đối với một người chuẩn bị đời sống tâm linh tương ứng

Ví dụ như bà Mahāpajāpatī Gotamī (Kiều Đàm Di mẫu), là một hoàng hậu, xuất thân từ một công chúa, đẻ bọc điều, cũng là một mệnh phụ đứng thứ hai sau bà Maya, ấy vậy mà sau khi Thế Tôn thành đạo, bà đã đầu trần chân đất cùng 500 thể nữ đi bộ từ Kapilavatthu đến Savatthi để gặp Đức Phật xin được xuất gia. Thời đó chưa có ni chúng, bà không dám trực tiếp vào gặp Phật mà chỉ dám gặp ngài Ānanda nhờ xin giùm cho bà được xuất gia. Đức Thế Tôn ba lần từ chối, vì trong một gia đình nữ nhiều nam ít dễ bị phiền phức. Một cánh đồng mà cào cào, châu chấu, chuột bọ nhiều quá thì cánh đồng đó khó bề phát triển. Đời sống tu sĩ ở tự viện không thích hợp cho người nữ, và sự có mặt của họ sẽ làm cho tuổi thọ chánh pháp bị giảm. Đức Phật đưa ra nhiều lý do để từ chối. Ānanda hỏi Phật: Bạch Thế Tôn, người phụ nữ có khả năng thành đạo giải thoát không? Đức Phật nói về điểm này thì người nữ cũng như người nam. Ānanda thưa tiếp: Bạch Thế Tôn, Kiều Đàm Di mẫu là người có công nuôi dưỡng Thế Tôn khi bà Maya không còn nữa, xin Thế Tôn nghĩ đến tình đó mà cho bà một cơ hội đi. Đức Phật dạy Ānanda rằng, thôi được, nếu di mẫu chấp nhận tám điều kiện sau đây thì Như Lai chấp nhận cho nữ giới được xuất gia trong giáo pháp này, đó là tám trọng pháp (aṭṭha garudhamma). Một người nữ nghe tám trọng pháp đó cũng ngậm ngùi lắm, nghe như điều luật thanh qui, như làm khó để người nữ sớm bỏ ý muốn xuất gia. Vậy mà khi ngài Ānanda gặp Kiều Đàm Di mẫu và nói Thế Tôn sẽ chấp nhận nữ giới xuất gia với những điều kiện sau, rồi ngài đọc từng điều cho bà nghe và hỏi bà có chấp nhận hay không. Câu trả lời của bà nghe rất xúc động: Thưa tôn giả Ānanda, giống như một người nữ mà ham đẹp được người ta trao tặng nữ trang, mỹ phẩm, tràng hoa, cảm giác vui như thế nào thì tôi đây, với lòng muốn xuất gia được Thế Tôn đưa ra tám điều kiện ấy, tôi cũng vui như vậy. Tám điều trọng pháp đó rất khó cho bà nhưng lòng bà thuận ứng với những điều khó ấy nên bà thấy vui. 

Từ một mệnh phụ cao sang mà đầu trần chân đất đi xin xuất gia mà còn bị từ chối; vậy mà bà vui. Còn mình thì sao, trong cuộc tu này, trục trặc một chút thì mình sốc, muốn bỏ cuộc, muốn thay đổi lìa bỏ lý tưởng ban đầu. 

Ngài Xá Lợi Phất nói 

  1. xuất gia là điều khó, 
  2. khó nữa là vui được với đời sống xuất gia. 


Đời sống xuất gia có nhiều thử thách, 

  1. cái vị ngọt đó là sự chào đón, sự kính lễ, sự cúng dường chăm sóc quan tâm của người khác, cũng làm cho đời tu tiêu tùng, 
  2. nhưng vị đắng là những cam go thử thách chông gai cũng làm cho mình sốc. 


Tôi có nghe các vị tiền bối kể, sau 1975 có một giai đoạn rất khó khăn cho các tu sĩ. Giai đoạn đó, riêng Nam Tông hoàn tục hơn một nửa tăng số của giáo hội. 

  1. Chính quyền làm khó với việc tạm trú tạm vắng, 
  2. người dân cũng thiếu ăn, lấy ai hộ độ chư tăng, 
  3. bệnh hoạn không có thuốc, 
  4. lạnh không có chăn mền đắp, 
  5. thậm chí một đôi dép cũng không có để mang, một đôi dép đứt phải lấy dây kẽm để cột mới mang được. 


Bây giờ, về nước thì thấy chư tăng đang trải qua sự cám dỗ của vị ngọt. Đời sống một tu sĩ ở VN sướng hơn ông sư ở hải ngoại, sướng lắm, so với thời chúng tôi ngày xưa. Nhưng mà coi chừng, chuyện đó cũng làm một trở ngại lớn cho đời tu. 



Ngài Xá Lợi Phất nói:

  1. Vị ngọt làm mình chết, 
  2. vị đắng làm mình chết,  
  3. vị nhạt cũng kinh hoàng không kém: Có những ngày mình không biết đi đâu, về đâu, làm gì và gặp ai. 


Người đời thì có chồng vợ, con cái, có xe cộ nhà cửa; họ dắt nhau vui chơi chỗ này chỗ kia, leo núi cắm trại, xuống biển câu cá v.v... còn một tu sĩ làm cái gì đây? 


Có những ngày không nếm vị đắng, không nếm vị ngọt mà đối diện với vị nhạt . Một mình đèn khuya đối bóng trong những đêm mưa khuya, nhìn về tương lai mù mịt, Phật pháp thì loe ngoe mấy chữ chưa đầy lá me nói gì lá mít, pháp học không ra pháp học, pháp hành không ra pháp hành, răng nhức không tiền đi nha sĩ, bụng thì đau lâm râm miệng chua chua vì đau bao tử, bệnh rất thường gặp ở những người tu sĩ v.v... Cái nhạt nhạt vô vị đó rất là đáng sợ. 

Bài kinh trước ai cũng tưởng là nhẹ nhàng dễ hiểu nhưng đó là nền tảng để hiểu những bài kinh phía sau, và cũng là cái nền cho đời sống tu sĩ . Bối cảnh nào đi nữa, cái quan trọng vẫn là mình. Bài kinh này có những chú thích sau đây:

“Mỗi bước, phải sa đọa” trong bản Pāḷi: “Pade pade visīdeyya, saṅkappānaṃ vasānugo’’ti. Trong từng cảnh trần mình tiếp xúc, với người có nội lực thì mỗi lần tiếp xúc là một lần mình huân tu chính niệm huân tu trí tuệ, huân tu công đức, nhưng với một người không có tu dưỡng, không có nội hàm thì mỗi lần mình thấy nghe điều gì đó là điều kiện để mình bất thiện hơn. Biết tu, khéo tu, muốn tu, thì mỗi một trần cảnh (pade pade) sẽ được an lạc, còn vụng tu thì chìm đắm(visīdeyya). Visīdati: chìm sâu, lún sâu, thối đọa, sa đọa (sink down). Câu trong bản kinh “Mỗi bước, phải sa đọa, Nô lệ cho suy tư” nhưng trong chú giải thì saṅkappānanti:tư duy, (thể cách số nhiều) được giải thích là tà tư duy (kāmasaṅkappādī). Ai biết tiếng Pāḷi nên để ý chữ “ādī”có nghĩa là vân vân (etc). Khi nói kāmasaṅkappādī phải hiểu là “tà tư duy.. vv” (tà tư duy + sân tư duy + dục tư duy). Vasānugo; vasā: ‘quyền lực’ (power), anuga:‘đi theo’, ‘lệ thuộc’. Vasānuga là sự lệ thuộc (vào 3 tà tư duy). Với một người không khéo tu tập thì “Pade pade visīdeyya”, trong từng bước bị chìm sâu trong đó, “saṅkappānaṃ vasānugo”, đi theo sự chi phối của tà tư duy. Đó là dành cho những người tu không ra gì.

Bốn câu tiếp theo dành cho những người tu hành đàng hoàng. Những người tu hành đàng hoàng luôn luôn thúc liễm các căn giống như con rùa luôn luôn tự vệ bằng cách co các chi vào bên trong cái mai của nó. 

Kapālaở đây có hai nghĩa: 
1. Cái đầu, 
2. Cái mai của con rùa. 

Vị tu hành thu thúc các căn như con rùa rúc vào mai và trở thành như hòn đá khó bị tấn công. Đừng nghĩ là vị ấy giống rùa là chết nhát, co rút, thụ động chạy trốn, chối bỏ thực tại, mà là có chánh niệm, có trí tuệ để tựa nương, an trụ khi cần thiết, không bị dính mắc. 

Anissito: không bị dính mắc. “taṇhādiṭṭhinissayehi anissito” là không bị dính mắc trong tham ái và tà kiến. 

Một vị tỳ kheo sống đúng như con rùa như vậy là có khả năng tự xử mình, tự thúc liễm trong tâm ý của mình đồng thời sống không dính mắc trong tham ái tà kiến và aññamaheṭhayāno: sống không làm hại ai.

Bài kệ này nói đến một chuyện sâu sắc, đó là nhiều người cho rằng sống một mình là tiểu thừa, là tiêu cực, thụ động. Thật ra khi anh sống đàng hoàng nghĩa là đang lợi tha, anh không cần phải xắn tay áo nhảy vào xã hội để độ sanh rồi nói rằng ta không vào địa ngục thì ai vào. Khi anh sống có lý tưởng, có ý nghĩa thì dù anh vào trong rừng, sống trong cái hầm như địa đạo Củ Chi vẫn đang là sống lợi tha. 

Theo chú giải, khi mình sống được như vậy thì tâm hồn mình sống lợi tha. Một người sống tốt thì xã hội bớt đi mối phiền mối lo, đó là nói theo nghĩa hẹp; còn nói theo nghĩa rộng thì khi mình đang tự trang nghiêm chính mình, tự thanh tịnh hóa chính mình, nghĩa là mình đang chuẩn bị một nhân sự cho thiên hạ. 

Ví dụ như ngài Hộ Nhẫn, ngài trong sạch, khả kính, chân tu, ai nhìn cũng tưởng ngài khép kín từ chối cuộc đời, đùng một cái khi giáo hội cần là ngay lập tức có ngay một vị tăng thống tuyệt vời trên cả tuyệt vời. 

Ullumpanasabhavasanthitena cittena”, vị đó luôn luôn sống bằng tâm trạng sẵn sàng xăn tay tiếp độ, cứu độ người khác. Đây chính là chữ gốc của chữ Vu Lan Bồn: Ullumpana.

Các học giả Sanskrit cứ tìm cách làm khó mình và làm khó người khác, họ cứ nói ‘Ullumpana’ là treo ngược từ đó họ nói Vu Lan là ngày đảo huyền, ngày xá tội vong nhân, là ngày phá ngục để cứu tội nhân dưới địa ngục bị treo ngược . Ngẫm lại thì thấy có vấn đề như thế này, cứ cho treo ngược là một trong những hình phạt, nhưng tại sao chỉ chọn một hình thức treo ngược trong vô số hình phạt ở dưới địa ngục? ‘Ullumpana’hoàn toàn không có nghĩa là “treo ngược” như vô số người trên hành tinh này hiểu lầm, Ullumpana’ nghĩa là sự cứu độ

Theo tinh thần Phật giáo Nguyên Thủy thì không có ngày đó mà ngày nào cũng có người sa đọa địa ngục, ngày nào cũng cần phải làm mọi chuyện để giúp người khác, ngày nào cũng phải tự thanh tịnh trang nghiêm hóa bản thân mình, chứ không có ngày nào đặc biệt để mình làm chuyện độ tha hết. Mình có người thân trong bệnh viện, trong tù, nếu mình có điều kiện thăm hỏi thì bất cứ khi nào có cơ hội là mình thăm, chứ không tự đặt ra qui định ngày đặc biệt nào đó mới đi thăm. Ngày nào mình hồi hướng công đức được cho chúng sinh, thân bằng, quyến thuộc thì cũng phải làm. Tôi phản đối hoàn toàn việc chọn ngày làm giỗ, nếu người ta đang bị sa đọa cần mình hồi hướng mà mình không thèm hồi hướng cho họ, mà lại đợi cho đến ngày giỗ của họ, hoặc ngày rằm tháng Bảy thì mới hồi hướng thì thật vô lý. Chuyện đốt giấy vàng bạc, nếu đơn giản như vậy thì cần gì tu hành nữa, cứ đốt một đống tiền thì dưới kia tha hồ mà xài, có người thì không tin nhưng sợ người ta nói mình kẹo nên vẫn làm, chuyện đó càng bậy nữa . 

Không tin mà vẫn làm thì đã là bậy rồi. 

Quí vị nào là tỳ kheo ở đây thì chắc sẽ nhớ câu tác bạch lúc thọ giới tỳ kheo:“Ullumpatu maṃ bhante saṅgho anukampaṃ upādāya”, xin tăng hãy ra tay tế độ con cho con được thọ cụ túc giới. ‘Ullumpana’: sự cứu độ, ullumpati (động từ), Ulumpatu sangho (mệnh lệnh cách, chia theo số ít--Pāḷi và Sanskrit giống nhau).

“Parinibbuto nūpavadeyya kañcī’’ti”. Với nội tâm tịch tịnh, không làm hại ai, sống không chỉ trích ai, không khen mình chê người. ‘Parinibbuto’: ‘tịch tịnh’.

Một trong những đức tính của vị tỳ kheo và người tu hành nói chung là không khen mình chê người. Ngày trước nghe bốn chữ này tôi không lưu ý bận tâm . Khi có tuổi hơn một chút lại thấy hay. Nếu ở tuổi này, ai hỏi tôi bốn chữ “khen mình chê người” có nghĩa là gì, tôi sẽ trả lời đó là toàn bộ pháp môn tu hành của PG. Làm theo bốn chữ đó là đi ngược với PG, không làm theo 4 chữ đó là đang thực hiện toàn bộ nội dung của Phật pháp. 

Không khen mình là không coi trọng mình, mình chỉ làm chuyện cần làm mà thôi, bao nhiêu công đức mình tu tập được chỉ là việc uống thuốc của một người bị bệnh mà thôi. Thiền định, thiền Chỉ, thiền Quán bớt ác pháp cho mình; giới luật, bố thí, phục vụ, nghe pháp, hồi hướng v.v... đều chỉ mang ý nghĩa duy nhất uống thuốc trị bệnh không có gì phải khoe khoang. Không khen mình vì mình chả là cái gì cả, mà mình không là gì cả thì có nên chê người khác không?

Tóm lại, nội dung bài kinh Khó Làm: đối với một người thiếu trí thì đời sống Sa-môn là chuyện rất khó khăn trong từng bối cảnh môi trường, từng thứ thấy nghe ngửi nếm đụng, lúc thì ham thích, lúc thì ghét sợ, bất mãn, chối bỏ trốn chạy. Thấy khó vì không thể hành Sa-môn pháp và khó là vì hoàn cảnh tấn công. Một vị tỳ kheo chân chánh luôn sống thúc liễm các căn như con rùa ẩn trú trong mai, không để tâm mình bị dính mắc vào tham ái và tà kiến, sống như vậy là tự lợi và lợi tha.

(hết phần 1, xem tiếp phần 2)
Reply
Tương Ưng Bộ - Samyutta Nikaya
Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt
Tập I - Thiên Có Kệ 
[01] Chương I
Tương Ưng Chư Thiên

-ooOoo-

II. Phẩm Vườn Hoan Hỷ
https://budsas.net/uni/u-kinh-tuongungbo/tu1-01.htm

Bài giảng ngày 30-5-2014 gồm 4 bài kinh: 
Phần 1Tiếng Động Rừng SâuNgủ Gục và Khó Làm (previous post)
Phần 2Tàm Uý (this post)

VIII. Tàm Quý (S.i,7)

Người được tàm chế ngự,
Tìm được ai ở đời?
Ai biết ngăn chỉ trích,
Như ngựa hiền bóng roi.
Người được tàm chế ngự,
Sống thường thường chánh niệm,
Vị ấy đạt kết quả,
Khổ đau được đoạn tận,
Bước những bước thăng bằng,
Trên đường không thăng bằng.

Phần 2: Bài giảng ngày 30-5-2014: TÀM UÝ

Người được tàm chế ngự,
Tìm được ai ở đời?
Ai biết ngăn chỉ trích,
Như ngựa hiền bóng roi.
Người được tàm chế ngự,
Sống thường thường chánh niệm,
Vị ấy đạt kết quả,
Khổ đau được đoạn tận,
Bước những bước thăng bằng,
Trên đường không thăng bằng.

8. Hirīsuttaṃ

‘‘Hirīnisedho puriso, koci lokasmiṃ vijjati.
Yo nindaṃ apabodhati [apabodheti (syā. kaṃ. ka.)], asso bhadro kasāmivā’’ti.
‘‘Hirīnisedhā tanuyā, ye caranti sadā satā;
Antaṃ dukkhassa pappuyya, caranti visame sama’’nti.

“Người được tàm chế ngự”, nghe tựa kinh có hai chữ Tàm Uý thật ra trong bản Pāḷi không có chữ “uý” (hirīottappa). “Uý” nghĩa là ‘sợ’, ở đây không có chữ ‘sợ’, chỉ có ‘tàm’ là mắc cỡ, tôi dịch là “tự thẹn”. Có chữ rất hay đó là ‘liêm sỉ’(biết thẹn) nhưng ở đây tôi không sử dụng chữ ‘liêm sỉ’ vì từ này quá đời, lại nghĩa hẹp không nên sử dụng. ‘Liêm sỉ’ (theo nghĩa đời) nghĩa là không ăn gian nói dối, vi phạm pháp luật, không làm gì mà xã hội phê phán, không làm gì để lương tâm hổ thẹn. 

Ý nghĩa “không làm gì để lương tâm hổ thẹn” theo nghĩa đời thì còn hẹp so với theo tinh thần Phật pháp. 

Có những việc ngoài đời bình thường, nhưng trong đạo thì lại hổ thẹn .  Ví dụ: Khi ăn mà thấy thích như người đời, đắm đuối theo hương vị bữa ăn là vị tỳ kheo phải thấy tự thẹn. 

Một vị tỳ kheo phải tự thẹn với những điều mà thế giới cảm thấy bình thường . Ví dụ thích thú khi ăn ngon, khi đi xe đẹp, khi đeo đồng hồ đẹp.

Bài kệ này gồm hai phần, gồm câu hỏi và câu trả lời, nhưng trong chú giải không nêu rõ ai là người hỏi, ai là người trả lời. 
Phần một là câu hỏi: Liệu có tìm thấy ở đời có ai biết tự thẹn, biết sống để cho người đời không có cớ để người ta phê phán, dè bỉu? 

Ở đây đạo Phật không coi nặng sĩ diện, đặc biệt là sĩ diện hão. 

Đạo Phật 
  1. không coi nặng tự ái 
  2. nhưng coi nặng tự trọng. 

Tự trọng nghĩa là trước khi làm việc gì phải coi bản thân mình có tự khinh bỉ mình khi mình làm việc đó hay không.

[15] Ba động cơ sống đời của thiên hạ.

Trong Tăng Chi Kinh nói trên đời có 3 hạng người: 
  1. Attādhipateyya (lấy mình làm trọng), 
  2. Lokādhipateyya (lấy đời làm trọng), 
  3. Dhammādhipateyya (lấy pháp làm trọng). 

Đây là 3 động cơ để sống đời của thiên hạ. 

Hạng thứ nhất, lấy mình làm trọng thì cái gì có lợi, thích, tiện, dễ dàng cho mình, thì mình làm. Có một anh chàng đi uống rượu say về đứng loay hoay dưới cột đèn đường, bạn bè hỏi anh ta tìm gì ở đó, anh ta trả lời mất chìa khóa nhà. Họ hỏi mất ở đâu, anh ta trả lời mất gần quán rượu. Họ hỏi mất ở đó sao tìm ở đây, anh ta trả lời, vì chỗ đó không có đèn, chỗ này có đèn sáng nên anh ta tìm ở đây. 

Nhiều khi mình giải quyết vấn đề không phải vì nhu cầu mà dựa vào điều kiện rất buồn cười. Có khi mình khổ quá, thay vì phải đi tìm giải pháp thích hợp nhất, mình lại đi tìm giải pháp trong khả năng của mình mà biết là không giải quyết được vấn đề gì hết . Ví dụ buồn quá đi uống rượu. Rượu không giải quyết được vấn đề gì hết, chỉ làm cho mình ngủ . Khi tỉnh táo thì khả năng đối phó bất trắc không có nhiều rồi, mà còn uống rượu thì đưa mình vào tình trạng mất hẳn khả năng tự vệ, vậy mà khối kẻ trên hành tinh này, hễ đụng chuyện là uống rượu.  

Hạng thứ hai, lấy đời làm trọng là chuyện đúng sai nên làm hay không nên làm không cần biết, mà làm vì sĩ diện hão. Tôi không có cảm tình với những món đồ trang trí nội thất nặng nề, vì chỉ nghĩ làm sao có thể xê dịch để lau nhà quét bụi, cứng như vậy làm sao mà ngồi trên đó, lỡ va người vào đó cũng có thể bị tổn thương, và tôi biết có những người cũng cùng ý nghĩ như tôi . Nhưng theo mốt thời thượng sính sử dụng gỗ quí phải sắm cho bằng người ta, kiểu sống như vậy là lấy đời làm trọng. Người VN có câu mô tả cho hạng này: “không làm nó nói mình lười. Làm lia làm lịa nó nói mình làm lấy le”.  

Hạng thứ ba, lấy chánh pháp làm trọng, đây mới là khuôn vàng thước ngọc. Chuyện thích hay không thích, đời đánh giá làm sao không quan trọng, mà quan trọng là có đúng tinh thần chánh pháp hay không. Ở đây là tôi muốn tôn vinh tinh thần chánh pháp chớ không phải kêu gọi quí vị sống đạo cực đoan. Khi thấy việc đúng, việc hay, muốn làm cũng phải xem bối cảnh một chút. 

Tôi thấy việc Phật tử quỳ lạy một ông sư rất là hay . Nhưng xin thưa với bà con, chuyện quỳ lạy, xun xoe khúm núm đi đón chư tăng ở chốn đông người tôi lại thấy khó chịu, vì kẻ ngoại đạo có cả tỷ, họ nhìn như vậy họ nói mình là cuồng tín, con người mà lạy con người ngó khó coi . Cao nhất là con cái lạy quan tài cha mẹ. 

Khi tôi gặp ngài Hộ Giác ở phi trường, nhìn thấy tôi toan lạy thì ngài chụp vai tôi và nói “Chỗ đông người”.  Việc cúng dâng tận tay là để xác định người thọ nhận, tránh nhầm lẫn, nên khi người ta đã dọn trước mặt vị sư thì họ biết đó là phần của họ rồi, không cần phải “phục vụ tận răng” như thể ông sư đó bị bại xụi, bất lực; mà điều quan trọng là cái nhìn của người bên ngoài thấy rất là kỳ . Không hiểu sao các vị trưởng lão không lên tiếng về việc đó. 

Do đó, lấy chánh pháp làm trọng là phải sống đạo uyển chuyển, không sống đạo quá khích.
“Như ngựa hiền bóng roi”. Câu này hay vô cùng, trong chánh kinh là “Asso bhadro kasāmivā”, câu tiếng Việt thì hơi tối nghĩa. 

Theo trong kinh, trên đời có 4 hạng ngựa: 
  1. Hạng thứ nhất thấy bóng roi, hoặc vỗ nhẹ vào mông là nó đã chạy rồi; 
  2. hạng ngựa thứ hai là quất một roi là nó mới đi; 
  3. ngựa thứ ba là quất dữ dội nó mới chịu đi; 
  4. hạng ngựa thứ tư thì đem nó đi làm gỏi luôn nó cũng không đi. 

Trên đời có những người như vậy, 
  1. chỉ cần nghe qua một câu pháp họ đã đi tu, 
  2. có người thấy cảnh sanh ly tử biệt đâu đó họ mới đi tu, 
  3. có người thì họ trải nghiệm chính bản thân, gia đình người thân mới chịu đi tu, 
  4. hạng thứ tư thì dù có chết họ cũng không về với Phật. 

Câu kinh trên ý nói người có lòng tự thẹn thì một chút ẩn ý từ người khác đã nhạy cảm rồi. Có hạng không màng đến dư luận, miễn sao được việc họ; loại này có hai dạng: không tự thẹn, không màng dư luận và một dạng thì kiên trì cắn răng mà làm. 

Đừng chê ác nhỏ mà làm và đừng chê điều thiện nhỏ mà không làm

Quí vị nào thấy thạch nhũ sẽ biết, để có một giọt đó phải mất hàng triệu năm, một giọt nước để lại một ít cặn vôi, trong suốt nhiều triệu năm đã để lại thạch nhũ cao lớn như vậy . Mỗi ngày vài điếu thuốc, lâu ngày bị ung thư . Mỗi ngày một ít rượu lâu ngày bị ung thư gan…
“ye caranti sadā satā”, người thường xuyên sống chánh niệm dầu một lỗi nhỏ cũng làm cho họ thấy thẹn. Sống thật quá nhiều khi cũng thiệt thòi . Ví dụ liếc trộm người nào đó, bị bắt gặp cũng quê chứ, hoặc để cho người ta thấy mình đang nóng nảy bực mình, cũng là chuyện dở. Tại sao những người tập võ thuật, khí công yoga thể dục thẩm mỹ thì khỏe hơn người thường? Chính là vì họ thường xuyên để ý bản thân nhiều hơn người bình thường. Chúng ta thì có khi hai ba ngày mới phát hiện ra cổ tay mình đau, còn họ ngày nào cũng để ý đến từng cơ xương khớp và phát hiện ngay trên cơ thể họ từng thay đổi nhỏ. Tôi không phải người “động tay động chân”, bỗng một bữa phát hiện mình có vết bầm mà không biết lý do gì đâu, không thể nhớ nổi vì sao mình bị bầm mà chỉ nhớ câu thơ của Du Tử Lê “Yêu em tháng chạp vết bầm tháng hai”.

“Hirīnisedhā tanuyā, ye caranti sadā satā”, với người thường xuyên sống chánh niệm thì luôn biết tự thẹn với những lỗi lầm nhỏ nhặt nhất. 

Trong một đoản văn tựa đề Hoạt Tử Mộ tôi từng đề cập đến hai cách ngủ trong truyện kiếm hiệp Thần Điêu Đại Hiệp, Tiểu Long Nữ ngủ trên một sợi dây, Dương Quá ngủ trên một tảng băng bằng đá - hàn băng thạch. Tôi tâm đắc hai kiểu ngủ này vì một cao thủ thật sự phải luôn ngủ trong tình trạng tỉnh thức, một cao thủ mà quên mình thiếu cảnh giác thì đồng nghĩa với tự sát. Tàu có câu “Cư an tư nguy”[2], dù sống trong hoàn cảnh bình an cũng luôn đề phòng bất trắc.

Antaṃ dukkhassa pappuyya, caranti visame sama”, với người có khả năng chánh niệm thường trực để dễ dàng biết tự thẹn là người có khả năng chấm dứt đau khổ, vì mỗi niệm khởi lên đều được phát hiện, đó chính là tinh thần Tứ Niệm Xứ. 

Chúng ta tham giận, chúng ta thương thích ghét sợ là bởi vì chúng ta sống trong ảo giác. Ảo giác chỉ có mặt khi chánh niệm và trí tuệ đi vắng. Sống chánh niệm là đệ nhất hành giả. Nếu có ai hỏi tôi, lớn tuổi rồi, xin một pháp môn để tu học, tôi chỉ có thể khuyên là 
  1. sống có chánh niệm: biết rõ cái gì đang xảy ra (làm gì biết đó, biết mình đang đi, biết mình đang nhai, biết mình đang nuốt…) và 
  2. nên nhớ dù gì đi nữa thì tất cả những tốt xấu buồn vui đến rồi sẽ đi

Có câu chuyện “Khắc chu cầu kiếm”, một người ngồi trên thuyền, bất cẩn đánh rơi thanh kiếm xuống nước, người đầy tớ liền khắc dấu vào mạn thuyền đánh dấu chỗ rớt kiếm để lúc trở về sẽ căn cứ vào dấu vết đó mà mò lại thanh kiếm. Đây là câu chuyện rất là minh triết, tất cả những tưởng tiếc quá khứ, tất cả những hoài vọng tương lai trong khi dòng chảy của danh sắc cứ từng giây đi tới miên viễn, miệt mài, không ngừng nghỉ thì cũng ngớ ngẩn y hệt anh đầy tớ này. Khổng Tử nói “Thệ như tư phù bất xả trú dạ[3]” vào một ngày đứng bên bờ sông nhìn nước chảy, ngày đêm trôi qua vùn vụt như nước không ngừng lại. 

Trong Duy thức có câu “hằng chuyển như bộc lưu” diễn tả danh sắc của mình luôn bị đẩy về phía trước không kềm lại được; vì vậy hãy sống ngay trong hiện tại. 

Có hai ông cháu đi làm nghề hát xiệc, chỉ diễn mỗi một việc người này ôm cây cột tre co người kia leo lên đến ngọn rồi tụt xuống. Một ngày kia, đứa cháu giật mình thấy ông nội yếu lắm rồi, khả năng đeo bám của ông nội chậm hơn ngày xưa nên lo lắng sợ mới hỏi ông có thể leo được không, ông nội trả lời, cháu đừng lo, cháu hãy lo việc của cháu đi, cháu cứ lo dòm ông nội mà sẩy tay là…chết cha ông nội. 

Chuyện đời cái gì cũng bỏ qua hết, nhưng có chuyện không nên bỏ qua . Đó là những gì đang xảy ra, mình phải biết bằng chánh niệm. Tại sao có khủng bố, xâm lược xâm lăng, đàn áp… vì người ta không có tỉnh thức. Miến Điện có thể nói là một trong những đất nước đẹp nhất trên hành tinh này . Từ 1962 đến 2012, Miến Điện chìm trong bóng tối của quân phiệt độc tài, sống trong đời sống nghèo, nhưng họ an lạc với đời sống nghèo khó của mình . Người Tây Tạng cũng vậy. Người Miến Điện là dân tộc duy nhất cho đến nay an lạc với cái họ có một cách ý nghĩa nhất, chánh pháp nhất. 

Ước mơ lớn nhất của tôi là tìm được một miếng đất hợp pháp ở Maymyo, (một phố núi gần Mandalay, lạnh như Đà Lạt), gần bờ sông hoặc chân núi, xây tường cao, bên trong trồng toàn cỏ Nhật, có những cốc nhỏ bằng tranh vách đất, để cho những hành giả VN không quen với cách ăn uống ở Miến Điện, có thể học giáo lý, học thiền ở Miến Điện có gì trục trặc thì đến đây để có thể ăn uống, thuốc men theo cách mình muốn, chớ bệnh viện Miến Điện còn kinh hoàng hơn ở VN. Ở châu Âu này tôi quen với những Phật tử có thể cho tôi một năm mấy trăm ký lô thuốc Tây. 

Ước mơ thứ hai là nếu có tiền tôi sẽ in sách vở mà bà con Miến Điện không có điều kiện in. Họ học kinh trên bản photo, mực photo rất độc mà cứ lật tay rồi le lưỡi liếm. Những học viện thiền viện bên Miến Điện thiếu thốn tùm lum, trong khi Phật tử chúng ta không hỗ trợ mà cứ thích xây chùa mới, không hề quan tâm là cất cho ai ở và chùa đó phát triển những gì.
#NhậtKýChépBằngKinh; #NhịTường; #SưGiácNguyên

  
[1] Thỏ Bunny. Logo thỏ Bunny này được sử dụng cho tạp chí Playboy biểu tượng ý nghĩa tình dục.
[2] Si Vis Pacem Para Bellum (Tiếng Latin)
[3] Thời gian trôi qua như nước chảy suốt cả đêm không ngừng
Reply
Tương Ưng Bộ - Samyutta Nikaya
Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt
Tập I - Thiên Có Kệ 
[01] Chương I
Tương Ưng Chư Thiên

-ooOoo-

II. Phẩm Vườn Hoan Hỷ
https://budsas.net/uni/u-kinh-tuongungbo/tu1-01.htm

Bài giảng ngày 1-6-2014 gồm 2 bài kinh: 
Phần 1: Am Tranh (this post)
Phần 2: Samiddhi (next post)

IX. Am Tranh (S.i.8)

Ngài không có am tranh,
Ngài không có tổ ấm,
Ngài không có dây giăng,
Ngài thoát khỏi hệ phược.


(Thế Tôn):

Ta không có am tranh,
Ta không có tổ ấm,
Ta không có dây giăng,
Ta thoát khỏi hệ phược.


(Vị Thiên):

Con nói am là gì?
Nói tổ ấm là gì?
Nói dây giăng là gì?
Nói hệ phược là gì?


(Thế Tôn):

Ông nói am là mẹ,
Nói tổ ấm là vợ,
Nói dây giăng là con,
Nói hệ phược là ái.


(Vị Thiên):

Lành thay, Ngài không am!
Lành thay, không tổ ấm!
Lành thay, không dây giăng!
Lành thay, Ngài thoát phược!

Phần 1: Bài giảng ngày 1-6-2014: AM TRANH

https://www.facebook.com/notes/992492861260181/

AM TRANH

Hôm qua chúng ta đã có trang blog của Vietheravada, trong đó có điểm đặc biệt là mỗi bài học đã qua chúng ta có phần chánh kinh và phần chú giải Pāḷi. Xin thưa với đại chúng một điều đó là một phần ba tâm nguyện của tôi đã được thực hiện với cái room và với trang blog Vietheravada. Tôi mong rằng nếu không ai làm thì mình là người khởi xướng cũng được. 

Phải xây dựng cho Phật tử một thói quen đó là nghiên cứu kinh điển phải tới nơi tới chốn, chứ nếu nghe kinh tạng theo kiểu suy diễn thì nguy nhiều chỗ. 
  1. Điều thứ nhất, Chánh pháp khó gặp thân người khó được mà mình không được nghe phần giải thích của bậc hiền thánh thì thật là điều hoang phí. 
  2. Điều thứ hai là hiểu lầm kinh điển thì chỉ mang họa chứ không có được phúc. 
  3. Điều thứ ba là kinh điển được diễn dịch một cách tùy tiện thì sau này bất cứ ai cũng có quyền suy diễn kinh điển, khi đó thì PG chỉ có mất thôi. 
Thân người khó được Chánh pháp khó gặp mà chỉ được nghe ý riêng của giảng sư thì quá hoang phí, giống như thay vì vô rừng được ngắm cảnh ăn trái ngon thì lại vô rừng chỉ ăn toàn nấm độc. 

Nếu các vị nghi ngờ điều tôi vừa nói thì vào Trung Bộ Kinh xem bài Kinh Ví dụ Con Rắn. Người bắt rắn không khéo sẽ bị rắn cắn, người học hỏi Phật ngôn mà học không đúng cách, học hiểu lầm, ngộ nhận thì sẽ mang họa thôi.

Tôi lấy ví dụ này quí vị nghe là bắt buộc phải tin, mình học kinh điển mà học không đúng mức, có thể dễ duôi hơn. Các đây hai hôm, một Phật tử người VN rất giỏi ngoại ngữ đến nói với tôi: Sư nói ghê quá đi, Sư nói thân người khó được, cơ hội sa đọa rất dễ. Sao con nghe vài vị sư Tích Lan nói rằng, mình thọ tam qui ngũ giới rồi, trong đời sống mình sống tròn trách nhiệm bổn phận với gia đình thì chắc chắc sanh thiên thôi, vì đâu có được bao nhiêu người qui y Tam Bảo, đâu có bao nhiêu người giữ được năm giới, sống tròn trách nhiệm với gia đình theo tinh thần Phật tử, đâu có bao nhiêu người biết hộ trì Tam Bảo… như vậy là dứt khoát phải sanh thiên rồi. Cổ nghe vậy xong thì thấy nhẹ nhàng quá. 

Tùy quí vị muốn nghĩ sao thì nghĩ, cứ xem cách diễn dịch, một người thì làm cho người ta sợ, một người thì làm cho người ta thấy thanh thản. 

Hoặc tôi xin phép ví dụ một chuyện nữa chắc làm phiền nhiều người trong room. 

Đó là khi tôi nghe HT Nhất Hạnh giảng về thiền, tôi thấy tôi không sợ luân hồi, Hòa thượng nói mình cũng quán chiếu, hít vô thở ra mỉm cười, nhưng sự vô thường theo HT thì giảng đẹp lắm, đó là sự đắp đổi từ tình trạng này sang tình trạng khác. Cái cao siêu ở đây thì HT nói rất là đúng, nhưng chỗ HT dẫn mình vào thì làm cho mình có cái nhìn khác về dòng sinh tử. HT nói mình đi từ cái thân này qua cái thân khác giống như sự luân lưu hoán chuyển của dòng nước hoặc một chiếc lá, từ cái này biến mất thành cái khác và tiếp tục phục vụ nữa. Nước lúc nào ở dưới cống dưới mương, bây giờ bốc hơi về trời làm mây bay rồi rơi xuống nuôi cây cỏ vạn vật trên hành tinh này, rồi một lúc nào đó hư hao rã mục hóa thân vào đất từ đó có cái khác sinh sôi nẩy nở lên. Sống bằng tâm niệm như vậy, khi ta uống một ly nước ta cũng đang cảm nhận trở về cái lòng đất mẹ. Khi ta cầm một đóa hoa hãy trân quí nó, và khi bước đi trên đất ta có cảm giác đang dẫm trên hình hài em bé hồng hào, do đó lòng ta lúc nào cũng cẩn trọng nhẹ nhàng hết, phải trân quí yêu thương bảo vệ môi trường v.v... 

Tôi nghe một hồi tôi có cảm giác chuyện luân hồi không phải là chuyện mình phải lìa bỏ nữa.

Hôm nay chúng ta có blog Vietheravada rồi, có phần chánh kinh của HT Minh Châu và chú giải Pāḷi. VN không phải là không có người đọc được Pāḷi, ví dụ thầy Đỉnh (TT Ngộ Đạo ngày xưa), chưa kể các vị tăng sinh đặc biệt là Tích Lan, khả năng đọc Pāḷi không khó khăn. Những ngọa hổ trong làng cư sĩ VN, họ bỏ công ra dùi mài để đọc hiểu thì chuyện đó không có khó. Hôm nay chúng ta có nhiều bản dịch trên internet: bản tiếng Thái, Anh, Đức, chưa kể tiếng Tàu nữa. Tôi từng thấy bản dịch Thắng Pháp Tập Yếu Luận bằng tiếng Tàu, và bản chú giải Abhidhamma cũng bằng tiếng Tàu. Có những vị sư người Hoa, chẳng hạn như sư Dhammajoti - vị sư TQ nghiên cứu Abhidhamma, một tay uyên bác về A Tỳ Đàm, Pāḷi, Sanskrit, đặc biệt có bằng tiến sĩ với luận án nghiên cứu về A-tỳ-đàm PG Các Bộ Phái, viết rất nhiều sách, nên mình cũng có niềm tin lớn rằng với người nghiên cứu VN dùng internet và có khả năng ngoại ngữ nữa thì cả đời này không bao giờ đọc hết tài liệu mà mình cần. Ngày hôm qua tôi nói, nếu có hỗ trợ thì nên hỗ trợ các cơ sở, tổ chức trực tiếp ảnh hưởng đến chuyện hoằng pháp nhiều hơn là xây chùa. Chùa chỉ là chỗ cho tăng ni ở, đừng chỉ chú trọng tới chùa mà quên chuyện hoằng pháp, nếu tập trung song song cả hai thì tốt.

[16] Ly thân ác pháp, đính hôn thiện pháp.

--ooOoo--

Sáng nay mình làm việc với bài kinh Am Tranh. Thời Đức Phật chuyện chư thiên đến hầu Ngài rất là thường. Có một người khuất mặt tìm đến Đức Phật để hỏi đạo, trước hết, vị này đọc một bài kệ mà ý nghĩa phải nói là nếu có học đạo thì mình đoán mò ra được, còn người không học đạo thì thấy bài kệ kỳ lạ vì vị này và Thế Tôn biết rõ nhau. Giữa những người có thần thông họ nói chuyện như vậy đó, giống như những người đánh cờ tướng bằng miệng, không có bàn cờ:

“Ngài không có am tranh,
Ngài không có tổ ấm,
Ngài không có dây giăng,
Ngài thoát khỏi hệ phược.”

Chữ ‘dây giăng’, trong bản Pāḷi là ‘santānakā’. Chữ này rất nhiều nghĩa, tôi không hiểu vì sao HT Minh Châu dịch là ‘dây giăng’. ‘Santānakā’ là ‘sự nối dõi’, ‘tiếp nối’ từ đời này sang đời khác. ‘Santānakā’còn có nghĩa ‘rễ phụ’. Nếu ai đó hỏi tôi chọn giùm trong tiếng Pāḷi 10 từ quan trọng nhất về những vấn đề lớn của Phật pháp để người Phật tử học thuộc lòng thì một trong những từ đó phải có từ ‘Santāna’. Chữ này vô cùng quan trọng, vì đối với một người không phải là Phật tử thì họ chỉ có hai cách nghĩ về bản thân mình:

1. Chết rồi là hết, kiếp trước không có, kiếp sau không có, do điều kiện đặc biệt ngẫu nhiên nào đó tôi có mặt trong đời này, xong rồi thì thôi, người chết hết việc – đó là đoạn kiến.

2. Không rõ tôi từ đâu tới nhưng biết tôi đi vất va vất vưởng từ đời này sang kiếp khác, cái thân này mất đi thì cái vong hồn của tôi tiếp tục đi nữa, mãi hoài trong nhân gian – đó là thường kiến.

Người Ấn Độ thì nghĩ rằng khi chết rồi thì có lúc làm trùn làm dế, làm trâu làm bò, có tu hành thì trở lên làm người, cứ như vậy, khi nào có tu tập đầy đủ công đức thì lúc nào đó trở về hợp nhất với Phạm Thiên chí tôn trên cõi Phạm Thiên, vì mỗi chúng ta là từng mảnh vụn lấy ra từ Đại ngã của Phạm thiên; những mảnh vụn này trên đường lưu lạc thu gom công đức thì ngày trở về với nguồn cội nhập một với Phạm Thiên nhanh hơn, con đường ngắn hơn, còn nếu không tu hành công đức gì hết thì mảnh vụn sẽ rời xa nguồn gốc trôi dạt hết từ đời này sang đời khác – đó là quan điểm của Ba-la-môn giáo ngày xưa. Ngày nay thì đạo ông bà, đạo ông tư bà tám, yoga, khí công…; cuối cùng đi đến một nhận thức rất là mơ hồ mà mình không bao giờ bỏ thời gian ra để kiểm chứng đúng hay sai đó là sống sao chết vậy; chết đời này sanh ra đời khác. Những nhận thức thường kiến giống nhau là có một cái gì đó đi từ đời này sang kiếp khác, đi hoài đi mãi. Theo tinh thần PGNT thì điều này tuyệt đối không có, mà là nhân tạo ra quả, trong quả đó nếu có tu tập thì chấm dứt sanh tử, nếu không thì nhân sanh tử tạo ra quả sanh tử. Ví dụ, do nhân sinh tử tôi có tham có si có tâm thiện tâm thiền, khi tôi có tác động vào những tâm đó thì trong vô số kiếp luân hồi có lúc thiện lúc ác. Lúc thiện trổ tôi sanh làm người, đó là quả lành của một tâm thiện. Nhưng trước khi mang thân người thì tôi đã trải qua vô số điều thiện điều ác, đủ duyên thì mới trổ quả. Chẳng hạn như tôi là người đàn ông VN tên Lê Văn Tèo, do một cái phước A1 nào đó tôi được mang thân người làm đàn ông, nhờ phước A2 tôi sanh trong gia đình giàu có, thông minh học giỏi, nhưng vì cái nghiệp A3 mà tôi bịnh hoạn hoài nên lấy xong bằng tiến sĩ ba mươi mấy tuổi thì chết yểu. Trong thời gian tôi sống, do phước nào đó tôi rất thành công trong danh lợi, quyền hành chức vụ, nhưng do nghiệp nào đó trong quá khứ tôi hay bị hiểu lầm. Một kiếp sống là một cơ hội lớn cho nhiều ác nghiệp và thiện nghiệp của đời trước trổ quả, có những nghiệp nhẹ (nghiệp bình dân), còn như nghiệp nặng thì mất mạng, chuyển sang kiếp sống khác. Hãy nhớ Lê Văn Tèo bây giờ không phải là con người của một kiếp trước nào đó mà chỉ là kết quả của một kiếp trước nào đó thôi. Cái nhân không phải là quả mà quả cũng không phải là nhân. Nhân là cái tạo ra quả, và quả là cái được tạo ra, là sản phẩm của nhân chứ không phải là nhân. Không bao giờ có một cái gì đó đi từ đời này sang kiếp khác, mà tất cả được diễn ra theo lực đẩy: nhân tạo ra quả, quả tạo ra nhân khác, quả đi ra từ nhân nhưng không phải là nhân, sự kết nối đó gọi là ‘…; cuối cùng đi đến một nhận thức rất là mơ hồ mà mình không bao giờ bỏ thời gian ra để kiểm chứng đúng hay sai đó là sống sao chết vậy; chết đời này sanh ra đời khác. Những nhận thức thường kiến giống nhau là có một cái gì đó đi từ đời này sang kiếp khác, đi hoài đi mãi. Theo tinh thần PGNT thì điều này tuyệt đối không có, mà là nhân tạo ra quả, trong quả đó nếu có tu tập thì chấm dứt sanh tử, nếu không thì nhân sanh tử tạo ra quả sanh tử. Ví dụ, do nhân sinh tử tôi có tham có si có tâm thiện tâm thiền, khi tôi có tác động vào những tâm đó thì trong vô số kiếp luân hồi có lúc thiện lúc ác. Lúc thiện trổ tôi sanh làm người, đó là quả lành của một tâm thiện. Nhưng trước khi mang thân người thì tôi đã trải qua vô số điều thiện điều ác, đủ duyên thì mới trổ quả. Chẳng hạn như tôi là người đàn ông VN tên Lê Văn Tèo, do một cái phước A1 nào đó tôi được mang thân người làm đàn ông, nhờ phước A2 tôi sanh trong gia đình giàu có, thông minh học giỏi, nhưng vì cái nghiệp A3 mà tôi bịnh hoạn hoài nên lấy xong bằng tiến sĩ ba mươi mấy tuổi thì chết yểu. Trong thời gian tôi sống, do phước nào đó tôi rất thành công trong danh lợi, quyền hành chức vụ, nhưng do nghiệp nào đó trong quá khứ tôi hay bị hiểu lầm. Một kiếp sống là một cơ hội lớn cho nhiều ác nghiệp và thiện nghiệp của đời trước trổ quả, có những nghiệp nhẹ (nghiệp bình dân), còn như nghiệp nặng thì mất mạng, chuyển sang kiếp sống khác. Hãy nhớ Lê Văn Tèo bây giờ không phải là con người của một kiếp trước nào đó mà chỉ là kết quả của một kiếp trước nào đó thôi. Cái nhân không phải là quả mà quả cũng không phải là nhân. Nhân là cái tạo ra quả, và quả là cái được tạo ra, là sản phẩm của nhân chứ không phải là nhân. Không bao giờ có một cái gì đó đi từ đời này sang kiếp khác, mà tất cả được diễn ra theo lực đẩy: nhân tạo ra quả, quả tạo ra nhân khác, quả đi ra từ nhân nhưng không phải là nhân, sự kết nối đó gọi là ‘Santāna’.

Chữ ‘kuṭikā’ ở đây HT Minh Châu dịch là ‘am tranh’ nhưng ‘kuṭikā’ không có nghĩa là ‘am tranh’. Trong tiếng Mỹ gọi là hut, nghĩa là lều, chòi. ‘Am tranh’ thì nghe sang quá nhưng nghĩa hơi hẹp. Dụng ý của vị này là muốn nói cái bào thai, bụng mẹ, ‘kuṭikā’là cái lều nhỏ hay cái nhà tạm không lớn.

‘Kulāvakā’ còn có nghĩa là ‘tổ ấm’. Từ gốc của nó là ‘tổ chim’ (nest), dịch là tổ ấm nghe rất hay nhưng đâu phải tổ nào cũng ấm đâu, nhất là khi tổ đó có cô vợ tào lao.

Khi vị Thiên nói Đức Phật không có gì hết, không có am tranh, tổ ấm, không người nối dõi, không hệ phược, Đức Phật xác nhận đúng, thì vị Thiên đó mới hỏi ngược lại: “Con nói am là gì? Nói tổ ấm là gì? Nói dây giăng là gì? Nói hệ phược là gì?”. Đức Phật trả lời: “Ông nói am là mẹ, Nói tổ ấm là vợ, Nói dây giăng là con, Nói hệ phược là ái”. Theo chú giải, sở dĩ ‘túp lều’ (am tranh) là ‘mẹ’ vì mỗi con người trước khi đi vào đời, trạm đầu tiên chính là bào thai của người mẹ, bào thai đó ẩn dụ là cái túp lều. Tổ chim là vợ bởi vì đó là cái có được sau khi con chim lớn lên, tự đi kiếm ăn được và ra sức làm cái tổ. Người đàn ông khi có gia đình sau giờ phút bôn ba kiếm ăn bên ngoài thì trở về với người vợ chờ ở nhà như con chim sau một ngày đi kiếm ăn tối trở về cũng có chỗ trú vào tổ qua đêm. Vì vậy mới dẫn tới cái ẩn dụ người vợ là tổ chim. Người con là ‘sự nối dõi’ vì con cái là hình ảnh trung thực của mình, là phản ảnh của mình, là hình bóng trên vách hay trong gương của mình, là phiên bản của mình. Vì vậy, đối với rất nhiều người, họ có thể bỏ chồng bỏ vợ nhưng không thể bỏ con bởi vì đứa con là sự kết nối trực tiếp giữa họ và chúng. Trên tất cả, chính cái tham ái ràng buộc cả ba thứ này lại với nhau. Một vị La-Hán trước khi chứng đạo có thể có mẹ, có vợ, có con, sau khi chứng La-Hán rồi nhìn lại họ bằng một tâm trạng rất là khách sáo, xem đó là ba chúng sinh như bao chúng sinh khác, mặc dù đạo đức xã hội phải có trách nhiệm, một A-la-hán cũng giúp mẹ, giúp vợ, giúp con trong chừng mực nào đó. Có một vị tỳ kheo chứng A-la-hán khi được bạn bè hỏi: Ngài đi tu có nhớ con không? Vị này nói: Nhớ chứ, con của mình sao mình không nhớ. Nhưng một thời gian sau khi chứng A-la-hán rồi thì ngài trả lời khác hơn một chút. Đức Phật xác nhận, đối với một vị La-Hán, trước khi đi xuất gia cũng có những tình cảm này kia nhưng khi đi xuất gia rồi thì cũng có thể có những quan hệ nhưng cái nhìn của vị ấy về mọi sự đã khác đi. Vì sao? Vì cái quan trọng là cái thứ tư, đó chính là khi ái không còn thì ba cái kia cũng không còn tác dụng cũ, không còn cuốn hút cũ. Tổ ấm là tình cảm vợ chồng, cái chòi chỉ cho bà mẹ, sự nối dõi chỉ cho đứa con, nhưng cả ba không còn là vấn đề đối với một người không còn tham ái nữa. Dĩ nhiên những người ở trong room này là cư sĩ thì vẫn còn có một mái ấm gia đình, tuy nhiên bài kinh này cho chúng ta nhận thức quan trọng đó là: đối với ác pháp, nếu chưa ly dị được thì phải ly thân. Nếu có những điều tốt trong đạo mình chưa làm được như đi xuất gia hoặc tham dự các khóa thiền thì cũng chuẩn bị tâm lý điều kiện để mai này có thể làm được những điều đó, đối với thiện pháp chưa kết hôn thì đính hôn trước. Nếu mình vẫn còn có ‘cái chòi’, ‘cái am’ thì phải chịu thôi, phải lo cho cái am cái chòi đó, phải có trách nhiệm, tuy nhiên hãy chuẩn bị đời sống tâm lý, thường thường tâm niệm “tôi sẽ làm chuyện đó”, để việc mình mong muốn sẽ gần hơn. Nếu duyên không đủ, lỡ may chết đi thì cũng ra đi trong tâm trạng một người đã xuất gia, đã tu thiền tâm lý, cái này còn quí hơn là xuất gia hình thức, tu thiền hình thức.

(hết Phần 1: AM TRANH)
(next post Phần 2: SAMIDDHI)
Reply
Tương Ưng Bộ - Samyutta Nikaya
Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt
Tập I - Thiên Có Kệ 
[01] Chương I
Tương Ưng Chư Thiên

-ooOoo-

II. Phẩm Vườn Hoan Hỷ
https://budsas.net/uni/u-kinh-tuongungbo/tu1-01.htm

X. Samiddhi (Tạp 38.17, Ðại 2,281c) (S.i,8) (Biệt Tạp I.17) Ðại 2,379a)

1) Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn ở Vương Xá tại Tapodàràma (Tịnh xá Suối nước nóng).
2) Tôn giả Samiddhi, khi đêm đã gần tàn, thức dậy và đi đến suối nước nóng để tắm rửa tay chân. Sau khi tắm rửa tay chân, ra khỏi suối nước nóng, Tôn giả đứng, đắp một tấm y để phơi tay chân cho khô.
3) Rồi một vị Thiên, khi đêm đã gần tàn, với dung sắc thù thắng, chói sáng toàn vùng suối nước nóng, đi đến Tôn giả Samiddhi, sau khi đến, đứng giữa hư không, nói lên bài kệ với Tôn giả Samiddhi:

Không hưởng, Ông khất thực,
Nay khất thực, không hưởng,
Hãy hưởng rồi khất thực,
Chớ uổng phí thời gian.


(Samiddhi):

Thời Ông, ta không biết.
Thời ta, ẩn không hiện.
Không hưởng, ta khất thực,
Không uổng thời gian ta.


4) Rồi vị Thiên ấy đứng xuống đất và thưa với Tôn giả Samiddhi:
-- Này Tỷ-kheo, Ông còn trẻ tuổi mà đã xuất gia, niên thiếu, tóc còn đen nhánh trong tuổi thanh xuân. Trong thời trẻ thơ của tuổi đời, Ông không thọ hưởng các ái dục. Này Tỷ-kheo, hãy thọ hưởng các ái dục của người đời. Chớ có bỏ hiện tại mà chạy theo những gì bị thời gian chi phối.
5) -- Này Hiền giả, ta không bỏ hiện tại và chạy theo những gì bị thời gian chi phối. Và này Hiền giả, chính ta bỏ những gì bị thời gian chi phối để chạy theo hiện tại. Này Hiền giả, Thế Tôn đã nói, các dục bị thời gian chi phối, nhiều khổ đau, nhiều phiền não (Upàyàsà); nguy hiểm ở đấy càng nhiều hơn. Còn pháp này thuộc về hiện tại, không bị thời gian chi phối, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, chỉ người trí mới tự mình giác hiểu.
6) -- Và này Tỷ-kheo, như thế nào mà Thế Tôn đã nói các dục bị thời gian chi phối, nhiều khổ đau, nhiều phiền não, nguy hiểm ở đấy càng nhiều hơn? Như thế nào thuộc về hiện tại là pháp này, không bị thời gian chi phối, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, chỉ người trí mới tự mình giác hiểu?
7) -- Này Hiền giả, tôi là người mới xuất gia, mới đến đây không bao lâu. Tôi không thể giải thích rộng rãi cho Ông pháp và luật này. Nhưng Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác nay ở Ràjagaha (Vương Xá) tại tịnh xá Tapoda (Suối nước nóng). Hãy đi đến Thế Tôn và hỏi ý nghĩa này. Thế Tôn trả lời cho Ông như thế nào, hãy như vậy thọ trì.
8) -- Này Tỷ-kheo, không dễ gì cho chúng tôi được đến gặp bậc Thế Tôn ấy, một bậc được chư Thiên khác, có đại uy lực đoanh vây. Này Tỷ-Kheo, nếu Ngài đi đến bậc Thế Tôn ấy và hỏi ý nghĩa này, chúng tôi có thể đến để nghe pháp.
9) -- Thưa vâng, Hiền giả.
Tôn giả Samiddhi vâng đáp vị Thiên ấy, đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Tôn giả Samiddhi bạch Thế Tôn:
10) -- Ở đây, bạch Thế Tôn, sau khi đêm đã gần tàn, con thức dậy và đi đến suối nước nóng để tắm rửa tay chân. Sau khi tắm rửa tay chân, ra khỏi suối nước nóng, con đứng đắp một tấm y để phơi tay chân cho khô. Bạch Thế Tôn, rồi một vị Thiên, sau khi đêm vừa mãn, với dung sắc thù thắng, chói sáng toàn vùng nước nóng, đi đến con, sau khi đến, đứng giữa hư không và nói lên bài kệ này:

"Không hưởng, Ông khất thực,
Nay khất thực, không hưởng,
Hãy hưởng rồi khất thực,
Chớ uổng phí thời gian."


11) Khi nghe nói vậy, bạch Thế Tôn, con trả lời với vị Thiên ấy bằng bài kệ:

"Thời Ông, ta không biết,
Thời ta, ẩn không hiện,
Không hưởng, ta khất thực,
Không uổng thời gian ta."


12) Bạch Thế Tôn, rồi vị Thiên ấy đứng xuống đất và thưa với con:
"-- Này Tỷ-kheo, Ông còn trẻ tuổi mà đã xuất gia, niên thiếu, tóc đen nhánh, trong tuổi thanh xuân. Trong thời trẻ thơ của tuổi đời, Ông không thọ hưởng các dục. Này Tỷ-kheo, hãy thọ hưởng các dục lạc của người đời. Chớ có bỏ hiện tại để chạy theo những gì bị thời gian chi phối."
13) Khi được nói vậy, bạch Thế Tôn, con nói với vị Thiên ấy:
"-- Này Hiền giả, ta không bỏ hiện tại để chạy theo những gì bị thời gian chi phối. Và này Hiền giả, chính ta bỏ những gì bị thời gian chi phối để chạy theo hiện tại. Những gì thuộc thời gian, này Hiền giả, là các dục, được nói đến là nhiều khổ đau, nhiều phiền não (upàyàsa), nguy hiểm ở đấy lại nhiều hơn. Còn pháp này thuộc hiện tại, không bị thời gian chi phối, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, chỉ người trí mới tự mình giác hiểu."
14) Khi được nói vậy, bạch Thế Tôn, vị Thiên ấy nói với con:
"-- Và này Tỷ-kheo, như thế nào mà Thế Tôn đã nói các dục bị thời gian chi phối, nhiều khổ đau, nhiều phiền não, nguy hiểm ở đây càng nhiều hơn? Như thế nào thuộc về hiện tại là pháp này không bị thời gian chi phối, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, chỉ người trí mới tự mình giác hiểu?"
15) Khi được nói vậy, bạch Thế Tôn, con nói với vị Thiên ấy:
"-- Này Hiền giả, tôi là người mới xuất gia, mới đến đây không bao lâu. Tôi không thể giải thích rộng rãi cho Ông về pháp và luật này. Nhưng Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác nay ở Ràjagaha (Vương Xá), tại tịnh xá Tapoda (Suối nước nóng). Hãy đi đến Thế Tôn và hỏi ý nghĩa này. Thế Tôn trả lời cho Ông như thế nào, hãy như vậy thọ trì."
16) Khi được nói vậy, bạch Thế Tôn, vị Thiên ấy nói với con:
" -- Này Tỷ-kheo, không dễ gì cho chúng tôi được đến gặp bậc Thế Tôn ấy, một bậc được các chư Thiên khác có đại uy lực đoanh vây. Này Tỷ-kheo, nếu Ngài đi đến bậc Thế Tôn và hỏi ý nghĩa ấy, chúng tôi cũng sẽ đến và nghe pháp."
-- Bạch Thế Tôn, nếu vị Thiên ấy nói sự thật, thời vị ấy ở đây, không xa bao nhiêu.
17) Khi được nói vậy, vị Thiên ấy nói với Tôn giả Samiddhi như sau:
-- Hãy hỏi đi, Tỷ-kheo! Hãy hỏi đi, Tỷ-kheo! Tôi đã đến rồi.
18) Rồi Thế Tôn nói lên bài kệ với vị Thiên ấy:

Chúng sanh được hiểu biết,
Những điều được nói lên,
Và chấp trước thái độ,
Trên những điều được nói.
Nếu họ không liễu tri
Những điều được nói lên,
Họ đi đến trói buộc.
Do thần chết chi phối,
Nếu họ liễu tri được
Những điều được nói lên,
Họ không có tưởng tri,
Những điều được nói ra.
Ðối với vị như vậy,
Lỗi lầm nhất định không.
Nếu các Ông có biết,
Hãy nói lên Dạ-xoa.


19) -- Bạch Thế Tôn, con không có hiểu ý nghĩa một cách rộng rãi những điều Thế Tôn nói lên một cách vắn tắt. Lành thay, nếu Thế Tôn nói lên cho con để con có thể hiểu một cách rộng rãi những điều Thế Tôn nói lên một cách vắn tắt.

20) (Thế Tôn):


Bằng, thắng hay thua Ta,
Nghĩ vậy đấu tranh khởi;
Cả ba không dao động,
Bằng, thắng không khởi lên.
Nếu như Ông có biết,
Hãy nói lên, Dạ-xoa.


21) -- Bạch Thế Tôn, con không có hiểu ý nghĩa một cách rộng rãi những điều Thế Tôn nói lên một cách vắn tắt. Lành thay, nếu Thế Tôn nói lên cho con để con có thể hiểu một cách rộng rãi những điều Thế Tôn nói lên một cách vắn tắt.

22) (Thế Tôn):


Hãy từ bỏ tính toán,
Không chạy theo hư tưởng,
Từ bỏ mọi tham ái,
Ðối danh sắc ở đời,
Vị ấy đoạn triền phược,
Không lo âu, không ái.
Chư Thiên và loài Người,
Ðời này hay đời sau,
Ở cảnh giới chư Thiên,
Hay tại mọi trú xứ,
Tìm cầu nhưng không gặp,
Vết tích của vị ấy.
Nếu Ông biết người ấy
Hãy nói lên, Dạ-xoa.


23) -- Bạch Thế Tôn, lời nói vắn tắt của Thế Tôn, con hiểu ý nghĩa rộng rãi như sau:

Khắp thế giới chớ làm,
Ðiều ác thân, miệng, ý,
Từ bỏ mọi ái dục,
Chánh niệm, tâm tỉnh giác,
Không khổ hạnh ép xác,
Vô bổ, không lợi ích.


Phần 2: Bài giảng ngày 1-6-2014: SAMIDDHI

https://www.facebook.com/notes/992492861260181/

Ngài Samiddhi rất đẹp. Gần chỗ ở của ngài có một suối nước nóng, sáng sáng ngài đến đó tắm xong rồi đi bát. Một hôm có cô tiên nữ (địa cư thiên) nói với ngài:

“Không hưởng, Ông khất thực,
Nay khất thực, không hưởng,
Hãy hưởng rồi khất thực,
Chớ uổng phí thời gian.”

Theo chú giải, ‘hưởng’ ở đây nghĩa là hưởng thọ năm dục, sống đời cư sĩ. Cô tiên hỏi, tại sao ngài buông bỏ đời sống dục lạc, (không hưởng = không chịu sống đời cư sĩ; khất thực = sống đời xuất gia), chính vì ông đi xuất gia nên ông không có cơ hội hưởng thụ đời sống dục lạc của cư sĩ, thôi thì bây giờ ông quay về đời sống hưởng thụ đi rồi đi tu sau, chứ không là uổng phí thời gian lắm, đó là nội dung bốn câu đầu. Ngài Samiddhi trả lời:

“Thời Ông, ta không biết.
Thời ta, ẩn không hiện.
Không hưởng, ta khất thực,
Không uổng thời gian ta.”

Chữ “thời” trong chánh tạng Pāḷi là “Kāla”, nhưng trong chú giải là “Māraṇa kāla” là thời điểm từ trần. Tôi nghi người dịch ở đây không phải là HT Minh Châu, vì nếu là ngài Minh Châu thì ngài sẽ đọc chú giải. Ở đây không thể gọi là “Ông” được mà phải là “nàng” hay “cô”.

“Kālaṃvohaṃ na jānāmi, channo kālo na dissati;
Tasmā abhutvā bhikkhāmi, mā maṃ kālo upaccagā’’ti.

Khi nào cô chết thì ta không biết, lúc nào ta qua đời ta cũng không biết, đó là lý do tại sao mà ta không sống đời cư sĩ mà ta sống đời xuất gia, chỉ như vậy thì ta mới không hoang phí, cuộc đời của ta.

‘Upaccagā’: để trôi đi, hoang phí

Câu Pāḷi này được dịch sát, và cộng với sự gò bó theo thể văn kệ nên câu kinh đã mù mịt rồi càng mù mịt thêm.

“Này Tỷ-kheo, hãy thọ hưởng các ái dục của người đời. Chớ có bỏ hiện tại mà chạy theo những gì bị thời gian chi phối”.

Vị tiên nữ chưa chịu dừng lại, còn cố nói thêm: Ngài còn trẻ quá mà, ngài cứ quay lui với đời sống thế tục đi, hãy hưởng thụ đi tại sao cứ lìa bỏ cái hiện tại và chạy theo cái phù phiếm (kālikā), ngài khỏe trẻ đẹp, nhựa sống căng tràn (hiện tại trước mắt), bận tâm chi đến chuyện chết chóc, xa vời.

‘Kālikā’: ‘phù phiếm’, HT Minh Châu dịch là “thời gian chi phối”.

Ngài trả lời: Ta đâu có chạy theo phù phiếm, chính ta là người sống trong hiện tại mới đúng đó chứ. Thì ra cái “hiện tại” của nàng là nàng nói cái trẻ cái khỏe cái đẹp. Còn hiện tại của ta là danh sắc, những buồn vui thiện ác đang diễn ra trong từng phút, sống nhìn ngắm những cái đó mới là sống trong hiện tại. Còn nàng hiểu sống hiện tại là tận hưởng các điều kiện rất đỗi thế tục là hiểu theo cách hiểu tầm thường ở thế gian. Rõ ràng giữa một người có đạo và người không có đạo nhận thức về đời sống khác nhau xa lắc. Người thì nói đời sống ngắn quá không hưởng thì uổng - đó là ma nói. Nói theo lời Phật thì đời sống ngắn quá thì thời gian đâu mà hưởng. Ta không có nhiều thời gian để ngồi hưởng thụ đời sống để rồi một ngày nào đó lăn đùng ra mà chết, lạnh ngắt, vô duyên. Tuổi của tôi bây giờ là gần 50 rồi, không biết là già hay trẻ, nhưng có một chuyện mà tôi cứ ngại hoài, cái ngại này nhiều người nghe sẽ nói rằng, khi nào tới hẵng hay, Sư tu mà có gì đâu Sư sợ. Nghe cách nói của họ thì rất là cao siêu. Tôi sợ nhất là ở gần những người như vậy, họ tưởng suy nghĩ của họ cao siêu minh triết lắm. Nhưng sao mình không lo được, một đêm nào đó phát hiện ra một bên tay không nhấc lên được, đó là nhẹ, còn nặng là mình phát hiện ra toàn thân mình chỉ còn cái đầu suy nghĩ được mà thôi. Miệng nói không được, thân dưới thì không nghe mình nữa, tay chân thì như thể không mắc mớ gì mình nữa hết. Hãy thử tưởng tượng coi ngày đó mình sống ra làm sao và làm ơn nhớ giùm chuyện này, chuyện này quí vị không thể ngồi làm thơ được đâu. Đó là, vợ mình chồng mình con mình, lúc mình còn ok thì họ cư xử khác, một ngày nào mình tiêu tiểu tại chỗ, không còn làm ra tiền nữa, không còn nói năng được nữa, các mối quan hệ xã hội đã vô hiệu, thì lúc đó đừng trách người ta trở mặt. Sống thì không thể nào không chuẩn bị tâm lý cho ngày xấu nhất. Từng đi tụng kinh cho những người nằm liệt giường, tôi biết, con cháu nó để cho hôi rình, có quí sư quí thầy tới thì nó dọn chút đỉnh. Với cái mùi phảng phất còn lại thì tôi cảm nhận người này đã từ lâu rồi họ sống hôi thúi dữ lắm, nằm lâu quá lở loét mà con cháu thì không trở mình, chỉ lo trở mặt. Càng thúi càng hôi thì càng bực mình tủi thân, bực dọc rồi thì con cháu càng có cớ để xa lánh. Nhà cao cửa rộng không thiếu thứ gì nhưng chết khát không biết kêu ai, nửa đêm đau bụng đi ra quần mà không gọi được con cháu vì chúng lo ngủ, lo coi phim, lo chơi… Ngài Samiddhi nhớ đến những điều đó nên nói với tiên nữ: khi nào ta chết thì ta cũng không biết, đó là lý do mà ta không sống đời cư sĩ mà phải đi xuất gia. Nàng tiên nữ mới nói thêm: sao ngài lại bỏ hiện tại mà chạy theo những cái phù phiếm. Ngài Samiddhi trả lời: sống như tôi mới là sống không phù phiếm, các dục là vui ít khổ nhiều. Tiên nữ hỏi thêm: Ngài nói ngài sống trong hiện tại, lìa bỏ phù phiếm, các dục là vui ít khổ nhiều, ngài có thể nói vì sao ngài lại nói như vậy hay không. Ngài Samiddhi trả lời: Tôi mới xuất gia, được nghe làm sao tôi lặp lại y vậy, muốn hiểu sâu hơn xa hơn thì đến gặp Thế Tôn và hỏi đi. Theo chú giải, tiên nữ nói chung quanh Thế Tôn lúc nào cũng đông chư thiên và các bậc đại uy lực không dễ gì gặp được, mang thân nữ này tới đó không tiện. Ngài Samiddhi nói nếu như vậy thì đi chung với ngài. Khi đến nơi, đảnh lễ Thế Tôn xong, ngài Samiddhi thưa lại với Đức Thế Tôn cuộc nói chuyện giữa hai người và nói: cổ đi đâu mất rồi. Tiên nữ khi đó mới lên tiếng: Xin ngài cứ hỏi Thế Tôn đi, tôi đã đến đây rồi tôi theo ngài mà ngài không thấy. Lúc nói chuyện thì tiên nữ hiện hình cho ngài thấy, còn lúc đi theo thì lại ẩn thân. Quí vị không quan tâm đến những vấn đề siêu hình hay những vấn đề mang tính cách khó tin thì cứ bỏ chuyện này qua một bên, tôi cũng vốn là người thiên hạ vô địch nghi ngờ không có tin linh tinh, có nhiều chuyện trong chú giải là hệ quả tất yếu của một sự giao thoa văn hóa, nghĩa là khi Thế Tôn Niết bàn rồi thì các vị biên soạn một bối cảnh văn hóa nào đó, trong điều kiện xã hội nào đó dứt khoát phải đính kèm theo đó sự vay mượn. Ví dụ như hôm nay nghe những vị hòa thượng có chút tân học như HT Thiên Ân, HT Nhất Hạnh, HT Minh Châu nói chuyện, hoặc đọc sách của các vị đó thì sẽ thấy phảng phất bóng dáng, hơi hướng của thời đại rất đậm nét, còn nếu như nghe HT Trí Quảng, HT Thanh Từ thì không thấy nhiều lắm bóng dáng thời đại trong đó. Ở đây cũng vậy, những vị biên soạn chú giải toàn những người uyên bác, sở hữu học vấn thế tục rất là sâu rộng. Chẳng hạn trong phần đầu của bộ Thanh Tịnh Đạo có nói về thân thế của ngài Buddhaghosa, hoặc là trong Mi Tiên phần đầu nói về ngài Na Tiên (Nāgasena) hoặc trong chú giải bộ Luận Điểm (Kathāvatthu) nói về ngài Moggaliputta Tissa. Moggaliputta Tissa là vị chủ trì kỳ kiết tập thứ 3 và là chủ biên để san định bộ Kathāvatthu - bộ thứ năm của A-tỳ-đàm. Cả ba vị này có một sở học cực kỳ đáng nể. Chưa kể bên Bắc Tông có các ngài như Vasubandhu (Thế Thân), Asaṅga (Vô Trước), Aśvaghoṣa (Mã Minh), hoặc ngài Nāgārjuna (Long Thọ), rất là uyên bác, nên khi họ biên soạn dễ dàng bắt gặp trong tác phẩm của họ những kiến thức vay mượn từ bên ngoài rất nhiều, gọi là giao thoa văn hóa. Đó là lý do vì sao có nhiều điểm trong chú giải giống như sự vay mượn từ bên ngoài, ví dụ trong Thanh Tịnh Đạo, phần giải về chữ ‘. Lúc nói chuyện thì tiên nữ hiện hình cho ngài thấy, còn lúc đi theo thì lại ẩn thân. Quí vị không quan tâm đến những vấn đề siêu hình hay những vấn đề mang tính cách khó tin thì cứ bỏ chuyện này qua một bên, tôi cũng vốn là người thiên hạ vô địch nghi ngờ không có tin linh tinh, có nhiều chuyện trong chú giải là hệ quả tất yếu của một sự giao thoa văn hóa, nghĩa là khi Thế Tôn Niết bàn rồi thì các vị biên soạn một bối cảnh văn hóa nào đó, trong điều kiện xã hội nào đó dứt khoát phải đính kèm theo đó sự vay mượn. Ví dụ như hôm nay nghe những vị hòa thượng có chút tân học như HT Thiên Ân, HT Nhất Hạnh, HT Minh Châu nói chuyện, hoặc đọc sách của các vị đó thì sẽ thấy phảng phất bóng dáng, hơi hướng của thời đại rất đậm nét, còn nếu như nghe HT Trí Quảng, HT Thanh Từ thì không thấy nhiều lắm bóng dáng thời đại trong đó. Ở đây cũng vậy, những vị biên soạn chú giải toàn những người uyên bác, sở hữu học vấn thế tục rất là sâu rộng. Chẳng hạn trong phần đầu của bộ Thanh Tịnh Đạo có nói về thân thế của ngài Buddhaghosa, hoặc là trong Mi Tiên phần đầu nói về ngài Na Tiên (Nāgasena) hoặc trong chú giải bộ Luận Điểm (Kathāvatthu) nói về ngài Moggaliputta Tissa. Moggaliputta Tissa là vị chủ trì kỳ kiết tập thứ 3 và là chủ biên để san định bộ Kathāvatthu - bộ thứ năm của A-tỳ-đàm. Cả ba vị này có một sở học cực kỳ đáng nể. Chưa kể bên Bắc Tông có các ngài như Vasubandhu (Thế Thân), Asaṅga (Vô Trước), Aśvaghoṣa (Mã Minh), hoặc ngài Nāgārjuna (Long Thọ), rất là uyên bác, nên khi họ biên soạn dễ dàng bắt gặp trong tác phẩm của họ những kiến thức vay mượn từ bên ngoài rất nhiều, gọi là giao thoa văn hóa. Đó là lý do vì sao có nhiều điểm trong chú giải giống như sự vay mượn từ bên ngoài, ví dụ trong Thanh Tịnh Đạo, phần giải về chữ ‘bhagava’ vay mượn nguyên vẹn từ bộ Yoga Sutra của Patañjali, tôi tin hai người này (không biết ai trước ai sau) tham khảo cùng một nguồn chung, có những câu chuyện y chang như Ngàn Lẻ Một Đêm, Âu Cơ trăm trứng. Bởi vậy, tôi ngờ ngợ rằng trong một thời điểm nhất định nào đó có một sự vay mượn giữa các nguồn thông tin. Học đạo phải biết gạn đục khơi trong, kế thừa có phê phán. Cái nào tương ứng với Kinh tương đồng với Luật thì ghi nhận. Có hai cách để chấm dứt hoài nghi là đi tìm câu trả lời hoặc để sang một bên không nghĩ đến nữa. Có nhiều thắc mắc tôi đi tìm câu trả lời nhưng có những thắc mắc không cấp thiết, vì đời ngắn quá, cái gì cũng đi tìm thì không đáng. Trước mặt Thế Tôn, sau khi ngài Samiddhi thưa lại toàn bộ cuộc đối thoại giữa ngài và tiên nữ xong, Đức Phật tổng kết những gì cô tiên nói và những gì ngài Samiddhi nói, Đức Phật biết cô tiên đang thắc mắc những gì, nên Ngài mới đọc bài kệ để giải tỏa thắc mắc đó. Đây là bài kệ theo bản dịch của HT Minh Châu:

Chúng sanh được hiểu biết,
Những điều được nói lên,
Và chấp trước thái độ,
Trên những điều được nói.
Nếu họ không liễu tri
Những điều được nói lên,
Họ đi đến trói buộc.
Do thần chết chi phối,
Nếu họ liễu tri được
Những điều được nói lên,
Họ không có tưởng tri,
Những điều được nói ra.
Ðối với vị như vậy,
Lỗi lầm nhất định không.
Nếu các Ông có biết,
Hãy nói lên Dạ-xoa.

Quí vị đọc bản tiếng Việt vậy mà hiểu được là thiên tài rồi. Ở đây chúng ta dựa vào chú giải xem nói gì.

“Akkheyyasaññino sattā, akkheyyasmiṃ patiṭṭhitā;
Akkheyyaṃ apariññāya, yogamāyanti maccuno.

Akkheyyasaññino’ là ‘ngôn ngữ’, ‘biểu tượng’. Thế giới chúng ta đang sống là thế giới của ngôn ngữ, của biểu tượng. Chỉ nhìn cái logo là biết ngay Mercedes, Channel hay Gucci vv… Toàn bộ thế giới này đều sống chìm sâu trong biểu tượng và từ ngữ. Thế giới của tục đế (sammuti), chế định (paññatti - còn gọi là thi thiết, giả lập), biến kế sở chấp (skt: parikalpita). Cùng cọng cải, bỏ xíu muối xíu đường, gọi là ‘dưa’. Trái ớt là ‘chili’, ngâm xong gọi là ‘pickle’ (dưa ớt). Cũng người con gái đó mà chưa chồng là ‘thiếu nữ’, lấy chồng thành ‘thiếu phụ’, có thai gọi là ‘thai phụ’, chồng lăn đùng ra chết gọi là ‘góa phụ’, chồng đi lính ở nhà một mình là ‘cô phụ’, cạo đầu đi tu thành ‘ni cô’, tu lâu thành ‘ni sư’ v.v… Vì vậy gọi đây là thế giới của thi thiết, giả lập.

Câu trả lời của Đức Phật không thể hay hơn. Ngài nói rằng thế giới này buồn hay vui là do mình, mình thích cái này ghét cái kia vì mình chìm sâu trong tục đế, trong chế định, trong những cái giả lập, chìm sâu trong thế giới ước lệ. Buồn vui gì cũng đi ra từ sự chấp trước của mình trong nhận thức, nếu một người hiểu được bản chất chân đế của các pháp thì họ không còn cái gì để thích hay để ghét nữa. Trong trường hợp này Đức Phật đã trả lời cho cô tiên nữ: Sống trong hiện tại của cô là hưởng thụ những gì trước mắt, còn sống hiện tại của ta là ghi nhận những gì đang diễn ra trước mắt. Có hai cách sống trong hiện tại: 1. Hưởng thụ nó. (đi xuống) 2. Quan sát nó. (đi lên). Biểu hiện chỉ là biển hiệu, biển hiệu cũng chỉ là biểu hiện. Thiên đường nào cũng chỉ là cõi thương điền -“thương hải biến vi tang điền” (biển xanh hóa thành nương dâu).

Sông kia rày đã nên đồng.
Chỗ làm nhà cửa chỗ trồng ngô khoai.
Vẳng nghe tiếng ếch bên tai.
Giật mình còn tưởng tiếng ai gọi đò
(Sông Lấp – Trần Tế Xương)

Hễ còn sống trong thế giới phàm phu thì còn thương thích ghét sợ, tham ưu, và còn bị trói buộc, bị gò bó trong sự thương thích ghét sợ. Nếu liễu tri được những gì được nói ra ở đây (Akkheyya - biểu tượng, ngôn ngữ) thì không có tưởng tri, thế giới này sống bằng tưởng. Cái biết của trí là nó như thế nào mình thấy nó như vậy (see as they are). Khổ thay mình sống toàn bằng cái kinh nghiệm, ký ức, từ chỗ cha mẹ, thầy cô, sách báo, truyền thông… dạy mình; những gì mình nghe suốt cuộc đời, nó trở thành vốn liếng. Ví dụ như tôi lớn lên trong văn hóa Hồi giáo, tôi nhìn mọi thứ dưới góc độ của kinh Qr’an, tôi lớn lên trong môi trường Cơ-đốc-giáo, tôi nhìn mọi thứ qua lăng kính Tân Ước và Cựu Ước v.v… cho nên, theo chú giải, người ta sống chìm đắm trong thế giới của tưởng (biết bằng kinh nghiệm, hồi ức, tích lũy cũ), biểu tượng, ảo tượng; từ đó có những từ giải thiêng, giải ảo, cái gì biết thì nói biết. Có câu thơ tôi rất thích:

Ta về khai giải bùa thiêng yểm
Thức dậy đi nào, gỗ đá ơi
Hãy kể lại mười năm chuyện cũ
Một lần kể lại để rồi thôi
(Ta về - Tô Thùy Yên)

[17] Chúng sinh có tám cách nhìn về ngũ uẩn

Đời sống nhiều lúc cần phải tháo gỡ những mặt nạ của thần tượng. Mình cứ trùm lên nó một bức màn sương khói mờ ảo rồi tự mình làm khó mình thôi. Nếu như nó thế nào mình nhìn thấy thế ấy thì mọi sự đơn giản hơn nhiều. Đức Phật dạy chính vì còn sống trong thế giới của thế giới tưởng tri, cái biết vay mượn từ người khác, nên chúng sinh có tám cách nhìn (lăng kính) về ngũ uẩn. (nói thơ mộng một chút là nhìn về thế giới quanh ta): Đời sống nhiều lúc cần phải tháo gỡ những mặt nạ của thần tượng. Mình cứ trùm lên nó một bức màn sương khói mờ ảo rồi tự mình làm khó mình thôi. Nếu như nó thế nào mình nhìn thấy thế ấy thì mọi sự đơn giản hơn nhiều. Đức Phật dạy chính vì còn sống trong thế giới của thế giới tưởng tri, cái biết vay mượn từ người khác, nên chúng sinh có tám cách nhìn (lăng kính) về ngũ uẩn. (nói thơ mộng một chút là nhìn về thế giới quanh ta): (1)  Tham ái: Người tham ái nhiều thì nhìn đời qua lăng kính của tham ái,  Người tham ái nhiều thì nhìn đời qua lăng kính của tham ái, (2) Sân hận: người sân hận nhiều nhìn đời qua lăng kính của sân hận. Thí dụ đứng trước một bụi hoa hồng, người tham ái sẽ nói rằng: Gai nhiều vậy mà cũng có bông hả trời. Người sân nhiều thì sẽ nói: Bông đẹp như vậy mà gai tùm lum. . (3) - (4) - (5). Si. Phóng dật, hoài nghi, chối bỏ 4 Đế. Người si nhiều thì nhìn cuộc đời qua lăng kính của si: phóng dật, hoài nghi, chối bỏ 4 Đế, nhìn đâu cũng hoang mang hết.  Người si nhiều thì nhìn cuộc đời qua lăng kính của si: phóng dật, hoài nghi, chối bỏ 4 Đế, nhìn đâu cũng hoang mang hết. (6) - (7) Tà kiến. (Thường kiến, đoạn kiến) Người nhìn đời qua lăng kính tà kiến có khuynh hướng đoạn kiến thì thích học thuyết nào củng cố, ủng hộ quan điểm đoạn kiến của họ, ví dụ họ thích triết học Mác – Lê vì hợp với suy nghĩ của họ, thích thuyết tiến hóa của Darwin…; người thường kiến khoái những quan điểm tà ma, vong hồn v.v... Chúng ta thường tìm hiểu cái mình thích hơn là cái mình cần, tùy thuộc và căn cơ sở tánh của mỗi người mà chúng ta có nhiều cách nhìn về cuộc đời.  (Thường kiến, đoạn kiến) Người nhìn đời qua lăng kính tà kiến có khuynh hướng đoạn kiến thì thích học thuyết nào củng cố, ủng hộ quan điểm đoạn kiến của họ, ví dụ họ thích triết học Mác – Lê vì hợp với suy nghĩ của họ, thích thuyết tiến hóa của Darwin…; người thường kiến khoái những quan điểm tà ma, vong hồn v.v... Chúng ta thường tìm hiểu cái mình thích hơn là cái mình cần, tùy thuộc và căn cơ sở tánh của mỗi người mà chúng ta có nhiều cách nhìn về cuộc đời. (8) ngã mạn.

Theo chú giải bài kinh:Theo chú giải bài kinh: “Ratto hi rāgavasena patiṭṭhito hoti, duṭṭho dosavasena, mūḷho mohavasena, parāmaṭṭho diṭṭhivasena, thāmagato  anusayavasena, vinibaddho mānavasena, aniṭṭhaṅgato vicikicchāvasena, vikkhepagato uddhaccavasena patiṭṭhito hot” người nặng về tham ái thì sống an trú (qua lăng kính) theo cách của tham ái, nặng về sân thì nhìn cuộc đời theo lăng kính của sân, nặng về si thì nhìn cuộc đời qua lăng kính của si, nặng về tà kiến thì nhìn cuộc đời từ lăng kính của tà kiến…

“““thāmagato anusayavasena” thāma: ‘cứng nhắc’, anusaya: ‘khuynh hướng’ (mix tendencies –trộn lẫn các khuynh hướng). Có người nặng về tham, về sân, hoặc về si, nhưng có người tổng hợp luôn cả thiện lẫn bất thiện, tánh rất nóng nhưng lại rộng rãi hoặc có trí tuệ nhưng tánh bỏn xẻn, “mix” là như vậy đó, có lúc ác đi chung với ác, có khi ác đi chung với thiện trong một con người, lúc vầy lúc khác, nên chữ thāma ở đây có thể dịch là ‘sự lì lợm’. Đức Phật trả lời: sở dĩ Samiddhi nói Samiddhi sống trong hiện tại là bởi vì Samiddhi nói riêng và những người như Samiddhi nói chung không còn tiếp tục theo đuổi chìm sâu chìm đắm trong thế giới của ảo tưởng, ảo tượng, của ngôn ngữ nữa, mọi thứ được nhìn bằng trí tuệ như thật. Muốn có cái nhìn đúng đắn thì phải né cho bằng được cách nhìn theo kiểu tám lăng kính này, thay thế cách nhìn sai lạc bằng ba cách nhìn đúng đắn tức cách nhìn bằng trí tuệ. Ở đây gồm ba thứ trí:

[18] Ba thứ trí.

1. Ñātapariññā: quán trí. Biết rõ đây là năm uẩn, đây là bốn khía cạnh thực tính của năm uẩn. (Nói năm uẩn nhưng phải hiểu ngầm là tất cả các pháp chân đế hữu vi, ví dụ như tâm, tâm sở và sắc pháp…)

+ lakkhaṇa: bản tướng – characteristic (ví dụ bản tướng của tín, niệm, tàm, quý, thọ, tưởng, tư… mỗi cái nó là cái gì)

+ rasa: chức năng – function

+ paccupaṭṭhāna: đặc điểm nổi bật của nó là gì

+ padaṭṭhānā: nhân tố cần thiết của nó là gì

Trong chú giải nói 5 uẩn chứ thực tế có 70 pháp thực tính (sabhāva)

2. Tīraṇapariññā: Trí thấy được 42 khía cạnh tam tướng của năm uẩn.

3. Pahānapariññā: Sau khi hai trí (1) và (2) chín muồi rồi cộng với Ba-la-mật tròn đủ thì tự nhiên sẽ dẫn đến trí thứ ba này- Thánh trí.

Trong đạo Phật nguyên thủy, kẻ nào thấy kiêu ngạo trong giới luật thanh tịnh, kẻ đó bị đứng ở đó; kẻ nào bị chựng lại trong hạnh bố thí, cho rằng mình là vô địch về bố thí, kẻ đó khá không nổi. Hãy nhớ rằng tất cả các thiện pháp mình làm chỉ mang ý nghĩa thuốc chữa bệnh. Ta có học cái gì đi nữa, giữ giới gì đi nữa mà những cái đó không ảnh hưởng gì đến phiền não của ta hết thì cái đó phải xét lại. Cái biết nào có khả năng can thiệp tác động mạnh hoặc yếu, trực tiếp hay gián tiếp, tương đối hay tuyệt đối lên tâm tư phiền não của mình thì cái biết đó mới xài được, cái biết nào chỉ biết cho vui được chăng hay chớ thì phải xét lại. Dù có bố thí trì giới, học thuộc lòng Tam Tạng đi nữa mà công đức tu hành, phước báu, thiện sự đó không ảnh hưởng gì tâm tánh của mình thì lấy gì kiêu ngạo đây. Người học đạo phải nhớ tại sao có 3 trí này và trí thứ ba mới quan trọng.

Katamā pahānapariññā? Thế nào là trí đoạn diệt? “Evaṃ tīrayitvā” sau khi vượt qua giai đoạn đó thì “aggamaggena pañcasu khandhesu chandarāgaṃ pajahati” mới đến giai đoạn chấm dứt được tham dục trong năm uẩn bằng thánh đạo cao nhất. Tu hành là một hành trình mà mọi thứ cần phải được vượt qua. Nietzsche nói:  mới đến giai đoạn chấm dứt được tham dục trong năm uẩn bằng thánh đạo cao nhất. Tu hành là một hành trình mà mọi thứ cần phải được vượt qua. Nietzsche nói: Con người là cái gì đó cần phải vượt qua. Tôi rất tâm đắc với câu nói đó, ta hôm nay phải hơn được ta ngày hôm qua, ta năm nay phải hơn được ta năm ngoái và ta năm sau phải khá hơn ta năm này đó mới là một hành trình đẹp còn nếu đứng yên tại chỗ thì hãy nhớ trong đời không có sự đứng yên, chỉ có sự thụt lùi. Hành trình tâm linh mà không đi tới nghĩa là đang thụt lùi, chứ không phải như hành trình cuộc đời.

Tiên nữ hỏi một đằng Đức Phật trả lời một nẻo nhưng cô tiên này lắng nghe và hiểu hết: chúng sanh trong đời đa phần sống chìm sâu trong ngôn ngữ và biểu tượng vì lo nhìn ngắm thế giới này qua tám lăng kính; toàn bộ những hệ thống tư tưởng triết học, kinh tế, chính trị, tôn giáo đều được đánh giá từ lăng kính chủ quan rất nhiều. (Như hôm nay công nghệ Bắc Hàn nhắm đến chuyện bóng đá, Nam Hàn thì lo electronic và công nghệ giải trí. Chỉ nhìn hướng đi công nghệ của mỗi nước thì mình đoán được tương lai của đất nước đó. Singapore phát triển theo lăng kính của họ, không giống Brunei, Brunei phát triển giống hướng của Đài Loan, Đài Loan phát triển giống hướng của Thái Lan...) Vì vậy Đức Phật dặn hãy coi chừng kẻo nhìn ngắm thế giới này lọt vào lăng kính chủ quan, hãy nhớ nhìn ngắm thông qua ba trí tuệ. Trong cái nhìn của một hành giả tu Tứ Niệm Xứ, cái quan trọng không phải là được cái tuệ gì, mà là bỏ được cái gì, đó mới là cái hành giả cần bận tâm. Cứ bỏ đi rồi tự nhiên sẽ đắc, chứ cứ nghĩ đến cái đắc thì không bỏ được gì hết.

Cô tiên nữ xin Đức Phật giảng tiếp:

Bằng, thắng hay thua Ta,
Nghĩ vậy đấu tranh khởi;
Cả ba không dao động,
Bằng, thắng không khởi lên.
Nếu như Ông có biết,
Hãy nói lên, Dạ-xoa.

Hôm trước tôi có kể câu chuyện, một vị cư sĩ đến thăm một vị thiền sư và đề nghị vị thiền sư giảng cho mình tinh thần thiền học vắn tắt, vị thiền sư cầm một cây que kéo một đường trên đất và hỏi, đường vạch này dài hay ngắn. Cư sĩ nói chỉ một đường làm sao có ngắn có dài, phải so với cái gì để có thể nói dài hay ngắn. Sau khi trả lời vị thiền sư xong thì cư sĩ này liễu ngộ: thấy chỉ biết là thấy thôi không có so sánh thì sẽ không có tham và ưu vì thế giới này là thế giới của tưởng tri, chúng ta thích ghét cái gì đó vì có tưởng tri - cái biết dựa trên kinh nghiệm. Hành giả Tứ Niệm Xứ thì nhìn cái gì biết cái đó, cái biết của thức, của tưởng, của trí. Cái biết của tưởng là cái biết y cứ trên kinh nghiệm kiến thức cũ đã qua, cái biết của thức là cái biết đơn thuần dựa trên các giác quan, cái biết của trí là biết bằng một trong 3 trí ở trên. Thông thường một người không biết đạo thì chỉ biết bằng hai trí, dùng mắt tai mũi lưỡi chụp hình cái này cái kia, đánh giá nhận thức, nhận diện đối tượng đó thông qua cái tưởng, cái kinh nghiệm cũ; mình luân hồi vì mình có so sánh. Khi Đức Phật nói hãy bỏ cái nhìn qua 8 lăng kính chủ quan mà hãy nhìn qua 3 lăng kính khách quan thì tiên nữ không hiểu gì hết, nên Đức Phật nói đừng so sánh nữa, nó như thế nào thấy nó như thế ấy, còn so sánh đối chiếu thì còn vấn đề. Trong bản dịch của HT Minh Châu cứ dùng chữ “Ông” là vì không đối chiếu chú giải.

Dạ Xoa không có nghĩa là quỉ. Trong Tika (chú giải của chú giải) giải thích đây chỉ là cách gọi chung cho hàng phi nhơn có phước. Thỉnh thoảng Đức Phật không có gọi tên mà gọi là “Aggi” - Aggivessana những người thờ lửa, (nghĩa bóng là) người sống có nhiệt huyết, đây là cách xưng hô phổ biến trong xã hội Ấn Độ đương thời để tỏ lòng tôn kính người trước mặt (kính ngữ). Có trường hợp Ngài gọi các vị tỳ kheo là Brahmana, ví dụ ngài Angulimala đi bát về bị ném đá chảy máu, Đức Phật nói “Này Bà La Môn hãy kham nhẫn, so với những gì ngươi đã làm thì còn quá nhẹ”. Hoặc một lần Ngài nói chuyện với ngài Mục Kiền Liên (lúc mới tu) đang buồn ngủ: “Này Bà La Môn hãy lấy hai tay tự mình xoa bóp, lấy nước lạnh rửa mặt, hãy nháy mắt nhìn lên sao trời…”

Sau khi nghe Đức Phật thuyết xong, cô tiên nữ đắc Tu-đà-hoàn.

“Pāpaṃ na kayirā vacasā manasā,
Kāyena vā kiñcana sabbaloke;
Kāme pahāyasatimā sampajāno,
Dukkhaṃ na sevetha anatthasaṃhita’
Khắp thế giới chớ làm,
Ðiều ác thân, miệng, ý,
Từ bỏ mọi ái dục,
Chánh niệm, tâm tỉnh giác,
Không khổ hạnh ép xác,
Vô bổ, không lợi ích.

Không làm các điều ác qua khẩu (chánh ngữ), không làm ác qua thân (chánh nghiệp), không ôm ấp bất cứ gì trong cuộc đời này. Kiñcana: chấp trước. Sampajāno: (tỉnh giác) chỉ cho chánh kiến và chánh tư duy. Người học Tứ Niệm Xứ phải biết trong kinh Tứ Niệm Xứ chữ “tỉnh giác” là trí tuệ. Nếu chia Bát Thánh Đạo ra Tam học thì chánh kiến chánh tư duy thuộc về tuệ học; Chánh niệm - cần - định thuộc về định học; Chánh ngữ - nghiệp - mạng thuộc về giới học. Kāme pahāyāti, “lìa dục” ở đây ám chỉ đời sống lợi dưỡng và “không sống khổ” ở đây là không khổ hạnh.

Câu kệ này của cô tiên nữ là tóm tắt bài kinh Chuyển Pháp Luân: Đề nghị tu tập Bát chánh đạo, lìa xa hai con đường khổ hạnh lợi dưỡng. Nội dung (bài kệ) cô tiên nữ nói với Thế Tôn: Con hiểu lời dạy của Thế Tôn như thế này: Không làm các điều ác qua thân khẩu ý, không chấp trước bất cứ cái gì ở đời, lìa dục (từ bỏ các dục) sống chánh niệm (là gồm cần – định – niệm) tỉnh giác (là gồm chánh kiến - chánh tư duy.)

Hãy từ bỏ tính toán, Không chạy theo hư tưởng,

Từ bỏ mọi tham ái, Ðối danh sắc ở đời,
Vị ấy đoạn triền phược, Không lo âu, không ái.
Chư Thiên và loài Người, Ðời này hay đời sau,
Ở cảnh giới chư Thiên, Hay tại mọi trú xứ,
Tìm cầu nhưng không gặp, Vết tích của vị ấy.

“Pahāsi saṅkhaṃ na vimānamajjhagā, acchecchi taṇhaṃ idha nāmarūpe;
Taṃ chinnaganthaṃ anighaṃ nirāsaṃ, pariyesamānā nājjhagamuṃ;
Devā manussā idha vā huraṃ vā, saggesu vā sabbanivesanesu;
Sace vijānāsi vadehi yakkhā’’ti.

“Tính toán” ở đây là sự so sánh. Pahāsi saṅkhaṃ: Sự so sánh, sự đánh giá theo cách nghĩ tục đế. “Không chạy theo hư tưởng” nghĩa là đừng chạy theo cái biết thuần túy kinh nghiệm, chủ quan, từ đó không tiếp tục ôm ấp đam mê danh sắc nữa.

“Triền phược” (gantha) ở đây gồm 4 phược: dục, tà kiến, ngã chấp… Lìa bỏ những cái đó gọi là chinnagantha.

Không lo âu, không ái” là không tham và không ưu.

Khi sống với nhận thức đúng đắn qua chân đế, từ bỏ cách nhìn phiến diện nông nổi theo cách tục đế chế định thì không bị ràng buộc nữa, không tiếp tục sống trong sự thương thích ghét sợ nữa và với một người như vậy thì một khi viên tịch không ai có thể tìm thấy dấu vết dầu ở bất cứ đâu trong thế giới này. Đức Phật nói trên đời này có ba hạng người (theo Tăng Chi Bộ Kinh):

[19] Ba hạng người.

1/ Dễ ước lượng: Người làm ác, nhìn là biết đời sau sanh ra nặng là bị đọa, nhẹ là đời sống cực khổ.

2/ Khó ước lượng: Người làm thiện, sống thiện, rất khó hình dung tương lai của người đó, nếu phước trổ thì cuộc sống họ hạnh phúc, có thể làm Chuyển Luân Vương thay đổi càn khôn vũ trụ. Người có phước báo mới có thể điều hành thế giới, được thế giới nể phục, thế giới này thuộc về những người trí, người có phước.

Người làm phước nhưng tánh tình không tốt, không thể biết được kiếp sau họ như thế nào, họ có thể nhờ phước trở thành vua, hoàng hậu… nhưng lại ác như Hitler, Polpot chẳng hạn. Họ làm phước nhiều nhưng không đi kịp với đức nên không thể ước lượng được sau này họ sẽ thành người thế nào trong vũ trụ này

3/ Không thể ước lượng: thánh nhân. Người như bài kệ đang học: từ bỏ cách nhìn thế gian, sống lìa bỏ hư tưởng, nhờ đó không tham đắm trong cuộc đời này nữa. Người này ngay khi còn sống đã khó dò tìm tung tích của họ nói gì sau khi viên tịch. Ma Vương từng nói với Đức Phật (sau khi Đức Phật thành Phật được 7 năm): Bạch Thế Tôn, con từng theo dõi Thế Tôn từ khi Thế Tôn rời khỏi hoàng cung, tu khổ hạnh, rồi Thế Tôn thành Phật, suốt 7 năm trời con có cảm giác con giống như con quạ nhìn hòn đá mà tưởng là cục mỡ. Con theo dõi Thế Tôn mà không biết Thế Tôn là người như thế nào, lẽ ra lúc đáng bực mình thì cũng không thấy Thế Tôn bực mình, lúc tưởng Thế Tôn sẽ rất là vui, rất là thích thú nhưng Thế Tôn vẫn trơ trơ không vui không thích thú vì chuyện đó, và Thế Tôn an lạc với cái kiểu sống của Thế Tôn mà con không thể hiểu nỗi. Ngài Xá Lợi Phất mà chỉ hiểu được Đức Phật một phần nhỏ xíu thôi thì làm sao Ma vương hiểu được Thế Tôn. Ngay lúc Thế Tôn còn sống đã không thể ước lượng nói gì mai này Thế Tôn viên tịch thì chốn đi về của Như Lai càng mịt mù, diệc vô sở lai mà tòng vô sở khứ, không có dấu vết đến và đi. Đó chính là cái khó ước lượng của một bậc thánh.

#NhậtKýChépBằngKinh; #NhịTường; #SưGiácNguyên
Reply
Tương Ưng Bộ - Samyutta Nikaya
Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt
Tập I - Thiên Có Kệ 
[01] Chương I
Tương Ưng Chư Thiên

-ooOoo-

III. Phẩm Kiếm (S.I,13)

... (Nhân duyên ở Sàvatthi). Ðứng một bên, vị Thiên ấy nói lên bài kệ này trước mặt Thế Tôn:


I. Kiếm:


Quote:Như kiếm đã chạm da,
Như lửa cháy trên đầu,
Tỷ-kheo hãy chánh niệm,
Xuất gia bỏ ái dục.


(Thế Tôn):


Quote:Như kiếm đã chạm da,
Như lửa cháy trên đầu,
Tỷ-kheo hãy chánh niệm,
Xuất gia bỏ thân kiến.

Bài giảng ngày 2-6-2014: KIẾM

III. PHẨM KIẾM

KIẾM

Hôm nay học bài kinh Kiếm, xin thưa với quí vị, có nhiều trường hợp tôi thích xài tiếng Hán nhưng có nhiều trường hợp tôi thích xài tiếng VN hơn, thí dụ câu “bông bí vàng ngoài giàn công em trồng sao anh không hái”, trong câu đó chữ “bông bí” hay hơn “hoa bí”. Có nhiều trường hợp xài tiếng VN hay hơn tiếng Hán, như trong bài kinh này tôi thích để chữ Phẩm Gươm hơn, vì chữ Kiếm mơ hồ lắm. Có một vị Trời đến thưa với Đức Phật điều tâm đắc của mình.

Như kiếm đã chạm da,
Như lửa cháy trên đầu,
Tỷ-kheo hãy chánh niệm,
Xuất gia bỏ ái dục.

Vị này có suy nghĩ về Phật pháp như vậy đó. Trong chú giải chỉ nói đây là một vị Trời chứ không nói thân thế rõ ràng. Lúc đó Đức Phật nhìn thấy nội tâm của vị này nghĩ gì. Vị này xài hình ảnh “Như kiếm đã chạm da, Như lửa cháy trên đầu” là một vị Trời tinh tấn. Khi bị ai kề gươm sát người thì mình không nghĩ đến điều gì ngọài sự sống chết, lửa cháy trên tóc cũng vậy. Mỗi bài kinh, tôi đều thu gọn nội dung của kinh để mai này in, sau đó tôi chú thích chữ khó. Trong bản dịch để in tôi không ghi phẩm Kiếm mà tôi ghi là Phẩm Thanh Kiếm, hoặc Thanh Gươm, tôi cũng không để “lửa cháy trên đầu” mà để là “lửa cháy trên tóc”, vì tiếng VN mình trên đầu có hai nghĩa: 1/ có chạm vào da đầu của mình; 2/ trên đầu nhưng không mắc mớ gì đến cơ thể mình hết. Chẳng hạn như, các vị nghe câu: “Trên đầu ba tấc có thần linh”, câu này không đụng chạm gì cái đầu mình hết, vậy nên câu “lửa cháy trên đầu” mơ hồ hơn “trên tóc”. Vị này đề nghị tâm lý tu hành của một người xuất gia phải rốt ráo thiết tha, gắn bó, da diết, khắng khít đến mức như người bị gươm kề hông, lửa cháy trên tóc. Hôm qua tôi gặp một người quen cũ mà 15 năm về trước đó là một người cao lớn khỏe mạnh đẹp trai, có cô vợ bé nhỏ đi theo chồng như một cái bóng, trông đợi sự che chở. Hôm nay mọi thứ ngược lại hết, ngày xưa anh chồng là bóng tùng quân che chở cho vợ, hôm nay cô vợ chăm sóc chồng bằng cách của người mẹ, và người chồng phải trông cậy vào sự quan tâm của vợ vì ông trải qua một cơn tai biến, khôi phục chỉ được 60%, đi đứng bình thường nhưng ăn uống sinh hoạt không được như trước nữa. Ngày xưa, năm 1993, tôi gặp ông tại Đà Nẵng, đến nay, nhìn ổng tôi nản quá, “như gươm chạm da, như lửa trên tóc” là vậy đó. Ổng cao cỡ 1m85, bà vợ nhỏ xíu mà giờ phải chăm sóc ông chồng to lớn như thể chăm sóc em bé.

Sattiyā viya omaṭṭho, ḍayhamānova matthake;
Kāmarāgappahānāya, sato bhikkhu paribbaje’’ti.
‘‘Sattiyā viya omaṭṭho, ḍayhamānova matthake;
Sakkāyadiṭṭhippahānāya, sato bhikkhu paribbaje’’ti.

Như kiếm đã chạm da,
Như lửa cháy trên đầu,
Tỷ-kheo hãy chánh niệm,
Xuất gia bỏ ái dục.

(Thế Tôn):

Như kiếm đã chạm da,
Như lửa cháy trên đầu,
Tỷ-kheo hãy chánh niệm,
Xuất gia bỏ thân kiến

Vị Trời nói “Tỷ kheo phải chánh niệm, xuất gia bỏ ái dục”.

‘Kāmarāga’: ‘Dục ái’. Theo chú giải, Đức Phật thấy tâm tư vị này nên mới nói: Ngươi nói đúng rồi, nhưng sửa chữ Ái dục thành chữ Thân Kiến. Đúng ra không phải là “ái dục” mà là “dục ái”. Chữ “ái dục” rất có thể nghĩa bao trùm tất cả các tham ái cao, thấp, thô, tế. Chữ “dục ái” mà vị Trời này dùng nghĩa nghèo lắm, một trong ba ái thôi, thích trong 5 trần cảnh như mình bây giờ vậy đó (thích ăn ngon, thích nhìn ngắm cái đẹp...). Theo trong kinh, có nhiều cách đối phó với phiền não.

[20] 5 cách đối phó với phiền não:

1/ Tadaṅga: Đau đâu chữa đó, không tận gốc.

2/ Vikkhambhana: Trấn áp dài hạn bằng thiền định

3/ Samuccheda: Cắt đứt bằng thánh đạo

4/ Patippasaddhi: Sự lắng yên của thánh quả.

5/ Nissarana: Chỉ cho Niết bàn

‘Tadaṅga’ nghĩa là đối phó tạm thời, đau đâu chữa đó. Khi có tâm sân thì niệm từ tâm, khi có lòng tham muốn trong vị ngon thì niệm bất tịnh. Đang ăn ngon mà thấy tham quá rồi quán bất tịnh, thắc mắc cái gì đó thì mình hỏi han.

Khi Đức Phật nghe vị Trời đọc bài kệ đó với câu “xuất gia bỏ ái dục”, Ngài biết ý vị này muốn nói đến sự trấn áp dục ái bằng thiền định, Ngài đã sửa lại: Không, nếu mình sợ sanh tử thì mình không trấn áp sơ sơ như vậy được, cần phải làm gì đó tốt hơn. Tu thiền mà bớt dục ái thì không tới đâu hết, nên Ngài mới sửa lại là ‘thân kiến’.

Năm dục ái có thể đối phó bằng thiền định, riêng thân kiến chỉ có thể đối phó hữu hiệu bằng thánh trí Sơ đạo Tu-đà-hoàn. Thay vì trấn áp dục ái bằng thiền định thì phải dùng tối thiểu thánh trí để đối phó với thân kiến. Thân kiến quan trọng lắm, quan trọng đến mức toàn bộ dòng luân hồi này được vận hành, thúc đẩy, tác động, nuôi dưỡng, bằng sự sức mạnh của thân kiến. Thân kiến là cho rằng thân tâm này, danh sắc này, năm uẩn này là của tôi, là tôi. Để đối phó với thân kiến, chỉ có một cách thôi, đó là trí Sơ đạo, bởi vì Tu-đà-hoàn bỏ được 10 phiền não.

Thiền định là gì? Trong PG Nam Tông, chữ thiền không xài tùm lum thoải mái như PG Đại Thừa, nào là trà thiền, cắm hoa cũng thiền… Bên Nam Tông thì thiền rõ ràng lắm. Thiền thì có hai loại:

Thứ nhất là Thiền Chỉ, (ārammanupajjhāna) tức là tập trung vào một trong 40 đề mục để phát triển khả năng định tâm, tiếng Pāḷi gọi là Samatha. Thiền này dẫn đến 3 tác dụng:

(1) Nếu đắc tối thiểu từ sơ thiền trở lên và đến chết vẫn còn giữ được tâm thiền đó thì đương sự sẽ sinh về cõi Phạm thiên tương ứng (nghĩa là tầng thiền nào thì sanh vào cõi Phạm thiên ấy)

(2) Được hiện tại lạc trú. Người đắc thiền có thể nhập định trong nhiều ngày không cần ăn uống tiểu tiện, không biết đau nhức nóng lạnh là gì. Sung sướng ngay trước mắt. Không sợ nóng lạnh, tiếng ồn, ô nhiễm, hoàn toàn sung sướng an lạc.

(3) Sự định tâm này sẽ là nền tảng hỗ trợ cho trí tuệ quan sát nhận thức về bản chất của vạn hữu; có nghĩa là lúc này Thiền Chỉ (Samatha) sẽ hỗ trợ thiền quán Tứ Niệm Xứ.

Thứ hai là lakkhanùpanijjhāna, quan sát Tam tướng trong năm uẩn. Thế nào là quan sát Tam tướng trong năm uẩn? Thế giới này là một dòng chảy, mọi thứ do duyên mà có và cũng do duyên mà mất, cái sau kế tục cái trước, cứ liên tục như vậy. Cái A do nhân do duyên mà có mặt, và do nhân do duyên thích hợp mà biến mất để nhường chỗ cho B; cái B do nhân duyên mà có mặt, rồi do nhân duyên mà biến mất nhường chỗ cho cái C. Kể cả triết học Mác Lê cũng nhìn nhận trong phạm trù căn bản của duy vật biện chứng có phạm trù phủ nhận: cái sau muốn xuất hiện thì phải phủ nhận cái trước, cái sau xuất hiện thì cái trước mất đi. Tam tướng là như vậy đó, cái sau thừa kế cái trước, phủ nhận cái trước. Quan sát thế giới này phải quan sát như vậy mới từ bỏ được lòng tham, từ bỏ thương thích ghét sợ. Cái sự quan sát này là thiền quán Vipassana. Như tôi đã nói, “trấn áp dục ái bằng thiền định”thì phải biết thiền là gì. Thiền có hai loại: tập trung tư tưởng vào một đề mục nào đó, ví dụ đề mục đất. Niệm “đất, đất, đất, đất…,” niệm hoài đến khi nhắm mắt lại nhìn đâu cũng thấy đất, lúc đó mình có khả năng đi trên hư không. Nếu mình niệm đề mục nước, niệm hư không, niệm khoảng trống v.v... niệm đến một lúc nào đó vách tường hay vách núi mình đi xuyên qua được, niệm đề mục gió thì coi như mình có khả năng tạo ra gió, tạo ra bất cứ sự di động nào cũng được hết, khả năng đó được gọi là Thiền Chỉ. Riêng thiền Quán thì không chú trọng chuyện tập trung ghê gớm như vậy, nhưng với một người có tu tập thiền Chỉ ngon lành, chuyển qua thiền Quán quan sát nhìn ngắm, quán chiếu sự vô thường của danh sắc thì dễ hơn không biết bao nhiêu lần. Trong PG Nam Tông chỉ có hai loại thiền đó thôi, chứ không phải kiểu thiền chung chung chơi chơi, buồn đời cạo đầu rủ nhau làm thành nhóm rồi kiếm chỗ nào đó làm nhà tranh tre vách lá cuối tuần uống trà ngâm thơ thổi sáo gọi là sống thiền, lâu lâu lận thêm mớ đồ ăn uống cắm trại rồi nói thiền, cái đó không đúng. Thiền có nghĩa là buông hết. “Buông” không có nghĩa là vứt mà buông là lòng mình nguội lạnh, vẫn tắm rửa, mặc áo quần, đeo đồng hồ, nhưng mà là biết đủ. Chỉ cần và đủ mà thôi.

[21] 10 phiền não

Được gọi là phàm phu thì có 10 phiền não. Muốn là thánh, muốn chấm dứt luân hồi thì đi từng bước, từng bước được giải quyết như thế này: Có tất cả 4 tầng thánh, tầng thánh đầu tiên: Sơ đạo thì trừ được 3 thứ phiền não đầu tiên là thân kiến, hoài nghi, giới cấm thủ.

1. Thân kiến: là cho rằng thân và tâm này, cái phần hồn và xác này là tôi, là của tôi, ai mà đụng tới nó là đụng tới tôi, tổn thương tôi, là xúc phạm tôi,. đó gọi là thân kiến.

2. Hoài nghi: là hoang mang nghi hoặc không biết tôi là gì, bản chất của tôi ra làm sao, từ đâu tôi tới và tôi sẽ về đâu.

Hoang mang nghi hoặc nghĩa là sao thấy cuộc đời này vô nghĩa quá, không biết sống trên đời để làm gì, trước mắt phải làm gì, đi đâu về đâu, gặp ai… ‘Hoài nghi’ ở đây là phải liên hệ đến cái gì thân thiết cốt tủy, liên quan đến vấn đề sanh tử, chứ những hoài nghi kiểu như không biết tiền này thật hay tiền giả, đồ này là Nhật hay đồ China thì không thể kể là hoài nghi. Một vị thánh đi đến trước ngã ba vẫn hoang mang vậy. Khi nào hoài nghi những chuyện đời sống tâm linh của mình mới gọi là hoài nghi.

3. Giới cấm thủ: là sự chấp trì, ôm chặt những giáo điều, tín điều nằm ngoài Bát Chánh Đạo để hướng tới cứu cánh không phải là Niết-bàn.

4. Dục ái: là sự ham thích vui thú trong năm trần cảnh: sắc, thanh, khí, vị, xúc.

Chúng sanh trong đời này gồm 3 cấp: 1/ Chúng sanh cõi Dục còn thích trong năm trần, còn bất mãn này kia. 2/ Còn thích trong thiền Sắc Giới nhưng không còn bất mãn này kia. 3/ Chán luôn cả vật chất, chỉ thích thiền Vô Sắc thôi. Cấp thấp nhất thì còn thích trong năm cảnh dục. Dục ái thấp kém là vì người ta còn thưởng ngoạn thế giới qua năm giác quan vật chất. Một đứa bé còn thích chơi đồ chơi bằng đất sét, bằng nhựa, thích bánh kẹo, gấu bông, thích áo quần giày dép lòe loẹt, có kèn, có đèn v.v… khi lớn lên rồi mọi sự đơn giản hơn. Trong cảnh Dục của chúng ta, nếu thấy một người mù không có mắt, một người điếc không có lỗ tai, người nghẹt mũi không có khả năng ngửi hoặc lưỡi bị mất vị giác… chúng ta sẽ nghĩ đó là bất hạnh vì cho rằng còn thích cảnh trần mà không có điều kiện thưởng thức thì đó là gọi là bất hạnh, tật nguyền. Nhưng theo trong kinh, có những chúng sinh không màng, không cần nhìn ngó tới những món đó thì lại là chuyện khác, muốn mà không thưởng thức được lại là chuyện khác. Dục ái chính là sự vui thích trong 5 cảnh trần.

5. Sân: sự bất mãn trong bất cứ vấn đề gì trong hay ngoài cảnh Dục. Hễ còn thích cái này cái kia trong năm dục là mình còn có sự bất mãn. Vì sao? Vì cảnh dục luôn bất trắc, cảnh thiện thì không bất trắc, trước sau như một. Bên Tàu có câu thế này: “Quân tử tình như đạm thủy”. Tình cảm của người quân tử như nước lạnh vậy. Chai nước lã để tám tháng đem ra uống vẫn bình thường vì quá đơn giản, thành phần hóa chất trong đó không nhiều, trong khi chè cháo ngon thiệt nhưng để lâu không được, để tủ lạnh cũng chừng mực, tối đa là ba ngày. Nước lạnh nước lã nước suối để lâu được vì tính đơn giản. Cái gì càng đơn giản thì càng để lâu được. Tình cảm bạn bè cũng vậy, “cần lai thân dã sơ”,nồng nàn đắm đuối thương yêu chăm sóc nhau thường quá thế nào cũng nảy sinh ra vấn đề. Càng tới lui càng khắng khít, nhưng chỉ nên ở một mức độ nào nhất định chứ nếu đi sâu, đi sát, đi xa quá coi chừng sẽ mất nhau, bởi vì “Tình chỉ đẹp khi còn dang dở. Đời mất vui khi đã vẹn câu thề. Thơ viết đừng xong thuyền trôi chớ đỗ. Cho ngàn sau lơ lửng với ngàn xưa[1] là chỗ đó. Chỉ có thánh nhân càng hiểu nhau càng thương yêu, càng quý kính nhau, phàm phu thì mỗi người một đống rác bọc trong người, ở lâu với nhau thì nó rò rỉ, xì ra hết làm sao mà chịu thấu. “Quân tử tình như đạm thủy”, lòng người quân tử như nước lạnh, đơn giản mà xài hoài, lâu lâu a lô khi cần, hỏi thăm nhau khỏe không chứ đừng đem mấy chuyện ông Tư bà Tám ra kể. Có người mà khi họ gọi, nhìn thấy số phone là tôi sợ muốn chết. Sẵn đây tôi trao quí vị một kinh nghiệm, ngày xưa tôi ghét ai tôi không giữ số phone của người đó, nhưng đó là sai lầm. Mình ghét ai mình phải giữ số phone của người đó để biết đường mình né chứ, phải lưu số phone của họ để nhận diện. Tu hành là gì, là khả năng nhận diện được đối phương. Tứ Niệm Xứ là gì, là nhận diện đối phương. Có câu nói đùa nhưng khá là hay: “Vợ là địch bồ là ta, chiến sự đổ ra ta về với địch; nằm trong lòng địch vẫn nhớ về ta”. Câu này hay ở chỗ là luôn nhận diện địch và ta. Có những người - họ không khổ mới lạ - đầu óc họ chứa từng những chuyện ruồi bu, kiến đậu, ăn rồi cứ trách người này người kia, đi chùa cứ kể chuyện này chuyện nọ. Nghe tiếng phone họ là tôi rầu, họ nói toàn chuyện buồn, tào lao không. Tôi nói chuyện với họ có 3 phút nhưng họ kể lắm chuyện. Sống hãy bỏ những chuyện không cần thiết. Xin cứ xem cuộc đời như khúc hát, đoạn nào buồn xin bỏ bớt cho vui. Trong tủ mình phải bỏ bớt những tào lao thiên tướng thì mới có chỗ đi shopping. Cái gì cũng nhét vô thì chỗ đâu mà đựng đồ đàng hoàng? Khi mình thích thú những cái không ra gì thì mình sẽ nhiều bất mãn, vì sao, vì những thứ này là rác, mà rác thì sẽ bốc mùi. Hễ bốc mùi thì phải khó chịu, rác thì bất trắc, khó lường, không tin cậy được. Nước lạnh nước lã, đất cát đá sỏi, có thể tin tưởng được, có để lâu năm dài tháng rộng vẫn không có vấn đề gì. Cho nên, dục ái - niềm đam mê thích thú, hào hứng, phấn khởi, tha thiết trong năm trần cảnh - rất là trẻ con. Sân - sự bất mãn - cũng là thứ cảm giác rất là trẻ con. Còn hờn giận là còn trẻ con, chưa có chín chắn trưởng thành, chuẩn mực. Những người có giáo dục, có văn hóa, họ ít bất mãn hơn những người thiếu hàm dưỡng. Dân Thụy Sĩ, dân Bắc Âu, những lời nói của họ nghe mát mẻ lắm. Đường hướng giáo dục của VN mình khác người ta, không nặng hàm dưỡng tinh thần cho người trẻ mà khởi đầu là từ trẻ con, không dạy cho chúng khả năng kiên nhẫn, khả năng sống vị tha, khả năng chịu đựng, nên khi vào đời chúng không kham nhẫn được, thiếu sự kiên nhẫn thì trở nên dễ bực dọc. Hàm dưỡng nghĩa là tu tâm dưỡng tánh. Người thiếu hàm dưỡng thì thích tùm lum nên dễ bất mãn, người có hàm dưỡng thì cái thích của họ đơn giản nên cái ghét bực của họ cũng đơn giản. Dân xứ này dễ thương lắm, đồ đạc họ xài rất kỹ, cái nồi cơm điện hay máy pha cà phê, họ giữ gìn chùi rửa cẩn thận lắm, với mục đích là để người sau mình dễ dàng sử dụng, không bị khó chịu. Đó là một tinh thần mà tôi quá sức quý. Họ có thể cho mình một chiếc xe hơi cũ, nhưng trước khi họ cho mình họ cứ gìn giữ chăm sóc. Có câu chuyện này rất đẹp, cô gái thấy một đóa hoa đẹp ngay bên mé vực thẳm, cô nói với người yêu: Anh hái cho em đi. Anh chàng nhìn thấy chỗ đó mà xuống hái thì như “tráng sĩ một đi không trở về” nên trả lời: Chỗ đó anh thấy nguy hiểm, thôi để về phố anh mua cho em hai chục cái hoa. Đàn bà mà, đòi không được nên giận. Tối hôm đó nàng xách gối ra ngoài ghế sofa nằm, ăn tối thì phần ai nấy dọn, ăn sáng phần ai nấy lo. Hai ngày trôi qua như vậy, cô thấy trên bàn có phần điểm tâm dọn sẵn ghi mấy chữ: Hôm đó lẽ ra anh có thể hái hoa cho em, nhưng nếu có bề gì tay anh trầy xước, thì còn cánh tay nào có thể hái hoa cho em vào những dịp khác. Nếu hôm đó chân anh có bề gì, thì còn chân nào cõng em đi khắp quãng đường đời còn lại. Nếu chỉ vì cái hoa nhỏ mà tính mạng anh có bề gì thì làm sao có ai tặng cho em ngàn đóa hoa, đi cùng em suốt quãng đời còn lại, đó là lý do vì sao anh không hái hoa hôm đó. Anh nói để em hiểu, đến bây giờ em vẫn một mực ngoan cố kiên trì như vậy thì thôi. Đọc lá thư này nếu thấy anh nói đúng thì mở cửa ra. Tôi đọc đến đó tôi chảy nước mắt. Cô gái mở cửa và thấy anh ta ôm bó hoa đứng trước cửa. Trong đời sống mình cũng vậy, có nhiều khi mình đòi hỏi đối phương nhiều quá mà không nghĩ rằng còn có nhiều thứ khác hay hơn nữa. Nếu mình đòi hỏi nhiều quá thì mình quên đi những thứ hay khác. Người có hàm dưỡng thì biết kiên nhẫn, biết độ lượng, suy nghĩ. Người không có hàm dưỡng thì không có khả năng này đâu. Phạm Thiên là người sống ít rắc rối, có nhiều thời gian để suy tư, do đó họ yêu thương cuộc đời này nhiều hơn. Trong kinh nói Phạm Thiên là biểu tượng của từ bi là vậy đó, phần họ không có nhiều lắm, cho nên họ dành nhiều thì giờ cho người khác. Khi họ không còn nhiều thành kiến, ác cảm thì họ an lạc, khi đó họ nhìn người khác thấy dễ thương hơn. Tu tập là bỏ bớt những gì không cần thiết, những cái còn lại toàn là những cái cần thiết. Bỏ thành kiến thì còn lại cái thông cảm, thấu suốt. Bỏ ác cảm thì còn lại sự chia sẻ, yêu thương.

Thân kiến, hoài nghi, giới cấm thủ là gốc của phiền não, luân hồi. Dục áisân là điểm của người thích trong năm dục.

6. Sắc ái: là thích trong tầng thiền sắc, thích sanh về cõi sắc.

7. Vô sắc ái: là thích an lạc trong thiền vô sắc, thích lìa bỏ.

8. Ngã mạn: là sự so sánh hơn - bằng - thua, tôi thua người ta, tôi hơn người ta, tôi bằng người ta, có lúc so sánh đúng, có lúc so sánh sai.

9. Phóng dật: là tâm không an trụ vào một điểm, luôn lăng xăng.

10. Vô minh: nghĩa là không biết rõ Bốn Đế, cái gì nên cái gì không nên, không biết thiện ác phải quấy.

Trong câu kệ của vị Trời này có đề cập Trong câu kệ của vị Trời này có đề cập phiền não. Vị Trời nhắc mình muốn tu hành tới nơi thì phải có thiền định để trấn áp năm triền cái, dục ái. Đức Phật thấy vị này nói đúng theo trình độ vị ấy, nhưng muốn nâng cao trình độ của vị ấy và muốn đại chúng đời sau kiếp khác biết bài kệ này nên sửa lại cho chuẩn hơn. Sự lìa bỏ, trấn áp dục ái bằng thiền định cũng chưa tới đâu, rất là tạm thời, ngắn hạn, mà phải là sự lìa bỏ thân kiến, tối thiểu Sơ đạo mới chắc ăn. Bài kệ này gợi ý nhiều điều: Lìa bỏ dục ái mà vướng những sắc, vô sắc thì chỉ lìa bỏ nhất thời. Cái gốc của luân hồi đó chính là thân kiến - sự chấp ngã trong năm uẩn. Sau cùng Ngài nhắn gởi một chuyện mà mình rất khó ngờ: bất cứ vấn đề gì, phải tới nơi tới chốn, chứ còn tơ lơ mơ là xài không được. Tại sao Ngài không nói xa hơn về thân kiến? Vì cái sức của vị Trời này chỉ tới đó. Một người đã giải quyết xong cái thân kiến thì quãng đường còn lại tuyệt đối không thành vấn đề. Nước còn trên trời, còn trên mây thì mình không biết nó rơi về đâu, nó rơi trên mái nhà thì mình cũng biết nó đi về đâu rồi nhưng mình chưa chắc lắm vì nó có thể đổ về phía này, phía kia nhưng một khi đã đi tới máng xối rồi thì biết rõ con đường chắc chắn về đâu. Có ai biết máng xối là gì không? Máng xối là…máng xối, càng diễn tả càng hiểu lầm. Chân lý thì hạn chế ngôn ngữ. Chân lý diễn dịch sai thì càng rối. Có ông kia đi Ý mà không biết tiếng Ý, muốn ăn món nấm. Ý có những món ăn từ nấm rất ngon. Ông ta ra hiệu thằng bồi mang tờ giấy cây viết đến, ông vẽ cây nấm, một lát sau thằng bồi xách ra cây dù. Đã không biết ngoại ngữ mà còn vẽ xấu nữa. Xin hẹn bà con ngày mai. Nhớ học thuộc định nghĩa của 10 phiền não, quí vị mà quên cái này sẽ khổ dài dài suốt cuộc đời luôn, mình tu để trừ phiền não mà không biết nó là cái gì thì làm sao mà trừ.

#NhậtKýChépBằngKinh; #NhịTường; #SưGiácNguyên

[1] Ngập ngừng. Hồ Dzếnh
Reply
Tương Ưng Bộ - Samyutta Nikaya

Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt
Tập I - Thiên Có Kệ 
[01] Chương I
Tương Ưng Chư Thiên

-ooOoo-

III. Phẩm Kiếm (S.I,13)
https://budsas.net/uni/u-kinh-tuongungbo/tu1-01.htm



II. Xúc Chạm
Quote:
Không xúc, không có chạm,
Có xúc, thời có chạm,
Nên hại người không hại,
Tức có xúc, có chạm,
Ai hại người không hại,
Người tịnh, không ô nhiễm,
Kẻ ngu hái quả ác,
Như ngược gió tung bụi.

III. Triền Phược

Quote:
Nội triền và ngoại triền,
Chúng sanh bị triền phược,
Con hỏi Gotama,
Ai thoát khỏi triền này?

(Thế Tôn):

Quote:
Người trú giới có trí,
Tu tập tâm và tuệ,
Nhiệt tâm và thận trọng,
Tỷ-kheo ấy thoát triền.
Với ai, đã từ bỏ
Tham, sân và vô minh,
Bậc Lậu tận, Ứng cúng,
Vị ấy thoát triền phược.
Chỗ nào danh và sắc,
Ðược đoạn tận, vô dư,
Ðoạn chướng ngại, sắc tưởng,
Chỗ ấy triền phược đoạn.

Bài giảng ngày 3-6-2014: XÚC CHẠM (Phusatisutta)

Sáng hôm nay chúng ta học bài kinh Xúc Chạm. Bài kinh này có nhiều điểm độc đáo. Có bài kệ người nào đó hỏi và Thế Tôn trả lời nhưng có bài kệ thì không nêu danh tánh người hỏi. Có ai đó đọc bài kệ trình lên Đức Phật và Đức Phật y cứ vào phát biểu của họ và đưa ra câu trả lời. Ở đây, bài kinh không ghi danh tánh người hỏi:

Không xúc, không có chạm,
Có xúc, thời có chạm,
Nên hại người không hại,
Tức có xúc, có chạm,
Ai hại người không hại,
Người tịnh, không ô nhiễm,
Kẻ ngu hái quả ác,
Như ngược gió tung bụi.

Nguyên văn của chánh kinh rất cô đọng, súc tích; súc tích đến mức… tối nghĩa luôn. Đọc trong chú giải sẽ thấy Đức Phật nói gì. “Không xúc, không có chạm, Có xúc, thời có chạm” nghĩa là sao, nghĩa là dầu muốn dầu không, trái banh va vào một vật cứng, có thể là một mặt phẳng hay gốc cây gốc cột nào đó, thì tự động nó sẽ dội trở lại. Dầu muốn dầu không hễ hội đủ yếu tố tự khắc trái banh đó bị dội trở lại, giống như trái banh bị đá “trượt cột dọc” chạm khung thành thì nó bị văng ra. “Không xúc, không có chạm” ở đây nghĩa là miễn là không có tâm sở tư. Tâm sở tư tiếng Pāḷi là: ‘cetasika’. Bây giờ tôi không thích dùng từ ‘sở hữu’ nữa, chữ ‘sở hữu’trong tiếng Việt kỳ lắm, không mắc mớ gì cetasikaở đây hết. Sở hữu tâm tư thì kỳ lắm, dùng chữ “tâm sở” là vừa. Có nhiều vị tôn túc đề nghị chữ ‘citta’ là ‘tâm’, còn chữ ‘cetasika’nên dịch là ‘tánh’, tôi thấy cũng hay, nó là thuộc tính của tâm, nên gọi là tánh. Nhưng nghĩa của chữ tánh trong tiếng Việt Nam cũng đâu giống cetasikanhưng ít ra cũng gần hơn chữ sở hữu tâm, tâm sở. Trong một tâm như vậy giống ly nước lạnh, tâm chỉ là biết thôi, chứ không có tốt xấu thiện ác phàm thánh gì hết. Nhưng việc quyết định tâm đó tâm gì là do tâm sở, ví dụ như trong A-tỳ-đàm nguyên thủy hoặc A-tỳ-đàm bộ phái đôi lúc người ta chỉ nói ‘cái biết’, cái biết của cảnh hay cái biết của mắt hay là cái biết của ý thức cũng được. Trong ý thức, cái tâm đó được gọi là tâm thánh đạo, tâm sơ đạo, tâm sơ thiền, hay tâm đại thiện gì đó thì tùy thuộc nhiệm vụ của tâm đó là làm việc gì, biết cảnh gì, tâm sở nào đi chung với nó. Tâm sở tư là một thành tố trong tâm lý của chúng sinh. Tâm sở tư do bốn vô minh (tức vô minh trong Bốn Đế) nên mới có 3 hành, (tâm sở tư – cetanā, trong lúc ta làm việc thiện hay ác nói chung). Tâm sở tư hiểu theo ngôn ngữ bây giờ là sự đầu tư của ý thức, sự cố ý của ý thức, của lý tưởng hay ý nghĩa mục đích nhắm tới trong một việc làm, một câu nói, hay suy nghĩ. Nghĩ mà có sự cố ý thì có nghiệp, mà có nghiệp thì có quả: “Không xúc không có chạm, có xúc là có chạm”.

Nghiệp và quả

- Nếu có lòng tạo nghiệp, lập tức sẽ cho quả.

- Quả đó nặng hay nhẹ tùy thuộc vào đối tượng (cá nhân hay tập thể, đức độ hay không đức độ) mà mình gây nghiệp.

- Đối với thánh nhân, quả nhiều hơn

Đối tượng tạo nghiệp có nhiều lắm: cá nhân, tập thể, đức độ hay không đức độ, về phía mình có sự cố ý hay không, sự cố ý ở mức nào, kiểu nào; về phía đối tượng mình ra tay là cá nhân hay tập thể, có đức độ hay không có đức độ. Ví dụ, ăn cắp của công, tội nặng hơn ăn cắp của cá nhân, vì tài sản đó thuộc về đại chúng, trong đó bao gồm của người có đức độ hay không có đức độ, người có tu hành hay không có tu hành. Nếu tấn công một cá nhân, xâm hại đến quyền lợi của một cá nhân có đức độ sẽ cho quả báo nặng hơn cá nhân thiếu đạo đức.

Có hai cách hưởng nghiệp:

(1) Chịu quả và tạo nghiệp mới.

(2) Chỉ chịu quả và không gây nghiệp mới.

Nội dung bài kinh:

- Miễn là có sự chủ ý, dụng ý (cetanā) thì các hành động lớn nhỏ sẽ tạo ra quả báo. Sự chủ ý này chính là 3 hành. Cetanācủa bậc thánh A-la-hán khi hành động không giống cetanā của bậc thánh Hữu Học. Cetanācủa bậc thánh A-la-hán chỉ là cetanātrong Tâm sở Tư hay cetanā trong tâm Duy Tác thôi. Còn cetanā trong tâm vị thánh Hữu Học thì không có bất thiện như phàm phu mà nếu có thì cũng rất yếu. Ví dụ như tâm sân của vị Hữu Học chỉ là anāpāyagamaniyadosa. Đây là Sân bất dẫn đọa, không đủ để dẫn đi sa đọa, không đủ để bạo hành chúng sanh khác. Sự nóng nảy của vị này không đủ để phạm ngũ giới thì nói gì tỳ kheo giới, xuất gia giới. Tâm sân của vị này giống như Sơ quả và Nhị quả. Tâm sân của phàm phu có hai loại:

Anāpāyagamaniyadosa: Sân bất dẫn đọa
Āpāyagamaniyadosa: Sân có thể dẫn đến sự sa đọa, có thể giết người, bạo hành, sân đó phàm phu mới có chứ thánh nhân không có.

Phàm phu có đủ hai loại sân tâm trên đây, còn thánh nhân Hữu học chỉ có một loại là Sân bất dẫn đọa. Tâm tham cũng y như vậy. Tâm tham của phàm phu có ly tà hoặc hợp tà; thánh nhân chỉ có tâm tham ly tà. Si của phàm phu thì có thể có hoài nghi, phóng dật; riêng Hữu Học thì chỉ có Phóng dật thôi. Chính vì tâm chênh lệch khác nhau như vậy nên chủ ý (cetanā) trong hành động của vị La-Hán khác hẳn với thánh Hữu học. Vị A-la-hán làm để làm vậy thôi. Các ngài chỉ làm chuyện thiện nhưng trong chuyện thiện đó không có sự đầu tư như là cách làm công đức kiểu của vị Hữu Học hay của người phàm phu.

Còn trong trường hợp tâm bất thiện của thánh Hữu học so với phàm phu có những điểm khác, chỉ có tâm bất xứng đọa chứ không có tâm xứng đọa, khó chịu nhẹ nhẹ chứ không làm gì có hại cho chúng sinh hết. Tâm tham của vị thánh Hữu học thì chỉ ly tà chớ không hợp tà, trong tâm si của các ngài thì có phóng dật chớ không hoài nghi. Còn sân của phàm phu có cả hai loại nặng nhẹ, có cả hai ly tà hợp tà… Điều quan trọng nhất là miễn có cetanā đầu tiên lập tức sẽ có quả, quả nặng hay nhẹ tùy thuộc vào đối tượng mình gây nghiệp, cá nhân hay tập thể, đức độ hay không có đức độ, phàm hay thánh. Có hai cách chịu nghiệp, cách thứ nhất là chịu nghiệp cũ chịu quả cũ; chẳng hạn ngày xưa tôi có tu hành, làm phước, bố thí, giữ giới nên giờ tôi sanh ra được cái này cái kia, (giàu sang, danh tiếng, phong lưu…) là tôi đang hưởng quả cũ nghiệp xưa, đồng thời tôi đang gây nghiệp mới: tâm tham. Do quả cũ tôi chửi bới hành hạ người khác nên giờ tôi bị đánh đập đâm chém … và ngay khi bị như vậy tôi cũng có những phản ứng rất bất thiện, rất sân si, tức là tôi nhận quả cũ và tạo nghiệp mới. Nghiệp cũ nghiệp tốt giờ tôi hưởng quả tốt bằng tâm tham, còn nếu quả cũ quả xấu tôi hưởng bằng tâm sân như vậy trong cả hai trường hợp tôi đều gây nghiệp mới bất thiện hết. Còn đối với vị thánh hoặc phàm phu có pháp hành thì hơi khác chút, khi hưởng quả cũ họ không có tha thiết tạo ra nhân mới. Ví dụ, mình hưởng được quả lành nào đó giờ mình giàu có được sung sướng được khỏe mạnh đẹp đẽ thì mình chỉ tiếp tục tu hành, bố thí trì giới, sống an trú chánh niệm, không để quả lành này làm cho mình trở thành người xấu. Còn người phàm phu không biết Phật pháp thì hưởng quả tốt thì họ sẽ gieo nhân tham, nhân sinh tử, khi họ hưởng quả xấu (bị chửi bới đánh đập) thì họ gieo nhân mới: sân. Chúng ta luôn luôn thừa kế vô số quả xấu và tốt trong quá khứ, cứ mỗi lần mình hưởng quả cũ (dầu tốt hay xấu) là mình lại tạo nghiệp mới. Cho nên lý do tại sao mình tấn công một vị thánh mình bị quả nặng, hoặc cúng dường cho các ngài mà làm tốt thì quả nhiều hơn, vì các ngài là người chỉ nhận quả chớ không tha thiết tạo nhân mới. Luân hồi là hưởng quả cũ tạo nhân mới. Vật cản càng cứng chừng nào thì sức dội của quả bóng càng mạnh chừng đó, “có xúc là có chạm” là như vậy.

Những vấn đề giáo lý của bài kinh này: Hễ có sự cố ý, sự đầu tư của ý thức là lập tức có quả: thiện và ác. Quả nặng hay nhẹ tùy thuộc đối tượng đó là cá nhân hay tập thể, có đức độ hay không đức độ, phàm phu hay hiền thánh.

Có hai cách hưởng quả:

-Hưởng quả cũ mà không gây nhân mới (cách của các bậc thánh), cái gì ngọt ngào thì biết cái đó chớ không thích thú cầu mong hướng vọng cái mới nữa, bị chúng chửi hay đập thì cũng chỉ biết cảnh trước mắt chớ không căm hờn giận dữ toan tính phản ứng trả thù.

- Hưởng quả cũ và gieo gây nhân mới: phàm phu mình quả cũ mà ngọt thì hưởng bằng tâm tham. Hưởng bằng tâm tham là lọt vô 3 Hành. Bị người ta chửi thì phản ứng bằng tâm sân, cũng nằm trong ba Hành.

Có nhiều người hỏi tại sao có nhiều bài kinh Phật nói rất khó hiểu. Lý do là bởi vì Ngài nhìn vào tâm của người hỏi, trình độ, khuynh hướng căn cơ sở tánh của người đó, ông A bà B đó đã tu hành như thế nào trong quá khứ, tâm đắc với điều gì. Có một lần Ngài đi bát ngang qua nhà một gia đình nghèo xơ xác. Họ cúng dường nhưng Ngài lấy tay che bát lại. Họ rất ngạc nhiên, “Tại sao đã là người đi xin ăn mà cho không lấy?”. ‘Bhikkhu’ là ‘người xin ăn’, nhưng không phải là beggar (ăn xin thì cho gì cũng lấy, tiền bạc, cho lon bia cũng lấy). ‘Bhikkha’: là ‘cơm’, ‘bữa ăn’ (rice, meal). Bhikkhu chỉ nhận đồ ăn không cần luộc chiên xào nấu hấp nướng xào kho… không để dành thức ăn qua đêm. Khi hai vợ chồng hỏi, Đức Phật trả lời: “Bhikkhu ở đây không có nghĩa là ‘xin ăn’ (lúc khác thì Ngài định nghĩa bhikkhu là người ăn xin nhưng lần này Ngài trả lời khác) mà ‘Bhikkhu’ là người hiểu được danh sắc là gì, vận hành ra sao. Vừa nghe xong hai vợ chồng lập tức đắc A-na-hàm.

Người hiểu được danh sắc là gì thì người đó không có vật sở hữu trong Tam giới, có nghĩa là không chỉ ăn xin trên đường phố mà là ăn xin cả Tam giới. Họ - người hiểu được danh sắc - thật sự là khách lạ của trần gian, họ không thèm làm chủ một nơi chốn nào. Có đêm nọ, một vị thương gia ghé vào ngôi chùa quê xin tá túc. Vị trụ trì chỉ xuống nhà kho chuột gián tùm lum. Người thương gia buồn ngủ quá nên chui vào nằm, chuột rúc rích, muỗi vo ve, bụi bay, hôi hám, ông ta chịu không thấu nên vô phòng thầy trụ trì xin đổi phòng khác, thầy trụ trì trả lời: Giường chiếu của ông sao ông không nằm mà đòi hỏi của tôi. Thương gia nói: Con là khách, con ghé qua làm gì có giường chiếu ở đây. Vị trụ trù nói: Khi ông là khách thì ông không giường chiếu là đúng, còn tôi trước và sau khi nhận chùa này tôi chỉ là khách lạ trần gian, nếu ông là khách mà ông không có được giường chiếu ở đây thì tôi cũng là khách làm gì tôi có sở hữu gì. Thật là thâm thúy thay, khi tôi là khách thì tôi không đầu tư sở hữu ở trần gian phù phiếm này.

Trở lại chuyện hai vợ chồng ở trên, họ đã tu hành như thế nào mà Đức Phật giải thích như vậy? Họ từng đi nghe pháp và rất tâm đắc bài giảng về danh sắc. Khi Phật ra đời nhìn mặt họ là Ngài “khai quang điểm nhãn” liền. Hôm nay bà con vào nghe kinh giảng pháp mà chú ý điểm gì đó, thì mai này nếu có tự ngộ thì cũng từ chính điểm đó, hoặc nếu được chư Phật hiền thánh khai thị cho thì cũng khai thị từ điểm đó. Trong Tăng Chi, Đức Phật có nói hình ảnh: Nếu như một người lọt xuống hố phân mà ló được cái gì thì mới có chỗ người ta kéo lên được. Vì vậy, dù có trầm luân sinh tử thế nào cũng phải có một chút duyên để hiền thánh có ra đời gặp mình còn có chỗ để mà “nắm kéo”. Phải có thói quen trầm tư.

Thói quen trầm tư (Gambhīrapakatita) nghe lá rụng mình cũng suy nghĩ, nghe giòng nước chảy cũng suy nghĩ, nhưng không phải sống suốt một ngày ở trên mây. Phải suy nghĩ có chiều sâu tâm tư một chút, không theo lối mòn.

Khi giảng tôi viết chữ Pāḷi để quí vị khi xem kinh sách có từ gốc dễ dàng tra cứu, vì nếu chỉ đọc trên bản dịch thì nhiều khi mỗi người dịch một kiểu. Hầu hết những sách Miên, Thái, Lào, Miến, Tích Lan và cả tiếng Anh, họ đều chua thêm tiếng Pāḷi bên cạnh những thuật ngữ chuyên môn. Nếu biết tiếng Pāḷi thì chúng ta dễ dàng đọc hiểu hơn. Dưới 40 tuổi thì phải có niềm tin: ta sẽ học được tiếng Pali. Ai trên 50 tuổi thì thôi khỏi học. Ông sư từ 51 trở đi còn có ý làm chùa thì đó là sự mạo hiểm, một người 61 tuổi trở đi còn nghĩ đến tiền bạc thì đó là một sự mạo hiểm. Trong Trường Bộ Kinh, Đức Phật nói, ngay việc lễ lạy tôn thờ xá lợi thì để cho cư sĩ, vị tỳ kheo chỉ có Tam tạng Phật ngôn: nói về tinh thần thì có 37 Phẩm trợ đạo (Bodhipakkhiya), còn nói về vật chất thì chỉ có bộ Tam Tạng bằng giấy. Khi mình sống nghèo thì khổ thiệt, nhưng lúc mình gần ra đi mình mới thấy giá mà mấy chục năm qua ta nghèo đi một chút và Phật pháp ta giàu có một chút thì bây giờ ok biết chừng nào. Khi nhìn những người lớn tuổi, cao tăng lúc gần ra đi sẽ thấy, nếu cho họ lựa chọn lần nữa, họ sẽ lựa chọn là một ông sư chuyên nghiệp về pháp hành, chuyên nghiệp về pháp học chứ không phải là một phú tăng. Cư sĩ cũng vậy, trong phút cận tử hấp hối, cho họ chọn lựa, họ cũng sẽ lựa chọn làm một người cư sĩ thất bại trên đường đời thành công trên đường đạo hơn là ngược lại. Chỉ có những người cận tử chỉ hiểu chuyện đó thôi, chứ những người còn ngon lành họ đâu có ngán. Đức Đạt Lai Lạt Ma có nói một nghịch lý của xã hội hôm nay: Khi còn trẻ bán tuổi trẻ, sức khỏe, sự minh mẫn của mình để kiếm tiền, rồi sau lấy tiền đó đi mua lại sức khỏe mua lại nhan sắc. (“Man sacrifices his health in order to make money. Then he sacrifices money to recuperate his health”. Dalai Lama).

Bác sĩ Drauzio Varella, người đoạt giải Nobel Y Học 2010 đã phát biểu trong bài diễn văn tại lễ trao giải Nobel: “Thế giới ngày nay bỏ thì giờ và tiền bạc vào việc đầu tư những công trình tìm kiếm thuốc cường dương cho quý ông và chất bơm ngực cho quý bà nhiều hơn (gấp 5 lần) là tìm thuốc trị bịnh mất trí nhớ (Alzheimer). Chỉ trong vài năm tới sẽ có một ngày đàn ông đàn bà có được sự như ý nhưng vì bị Alzheimer nên không hiểu mình đã bỏ tiền vào chuyện đó để làm gì.” (“In today’s world five times more time and money is being invested in drugs for male virility and silicone implants for women, than in the cure of Alzheimer’s disease. In a few years to come we’ll have grandmas with large breasts and grandpas with hard penis, but they won’t remember what they’re for.”). Nghĩa là đầu tư vào chuyện không đáng. Đừng hoang phí trí nhớ, sức khỏe để đổi lấy đồng tiền rồi một ngày kia dùng đồng tiền đi mua lại sức khỏe, tuổi trẻ và trí nhớ, đó là bi kịch nhân gian.

Bài giảng ngày 3-6-2014: TRIỀN PHƯỢC (Jaṭāsutta)

“Nội triền và ngoại triền,
Chúng sanh bị triền phược,
Con hỏi Gotama,
Ai thoát khỏi triền này?”

Nội triền và ngoại triền

‘Jaṭā’: ‘triền phược’. Triền phược nghĩa là trói buộc. Gồm nội triềnngoại triền. Có một vị Trời hỏi Đức Phật có ai trên đời này thoát được trói buộc đó hay không.

Nội triền (anto jaṭā) ám chỉ 6 nội xứ. Ngoại triền (bahi jaṭā) ám chỉ cho 6 ngoại xứ. Sáu nội xứ tức là lục căn, 6 ngoại xứ tức là lục trần. Lục trần là những gì ta nghe, thấy, ngửi, nếm, đụng, suy tư. Thích thì mình thích bên ngoài (ngoại xứ) chứ sao trong kinh lại nói là mình thích nội xứ? Sự có mặt của mỗi người, tấm thân của từng người chỉ là sự góp mặt của 6 nội xứ. Khi nhớ ra như vậy mới hiểu được vấn đề. Kẻ thích thú đam mê đối với bản thân mình (hình hài, tấm thân mình) gọi là người đam mê trong 6 nội xứ. Sáu nội xứ = tấm thân. Tấm thân = 6 nội xứ. Vì vậy, khi nói người đó bị trói buộc bởi 6 nội triền tức là coi nặng tấm thân này chẳng hạn như sợ chết, ham làm đẹp, thích sướng sợ khổ, e ngại những đau đớn khó chịu, thích những gì êm ái dễ chịu. Có bậc cao nhân nào trong room này không như vậy không? Ai không sợ đau đớn, không sợ chết? Ai không thích làm đẹp? Ngay cả những người giản dị cũng không muốn khi ra đường người ta nhìn thấy mình quá quê mùa lạc hậu như con rối con cù lần, chính cái ngại cái sợ đó là một thứ trói buộc bởi nội triền.

Ngoại triền là sự đam mê trong những gì mình thấy, nghe, ngửi, nếm đụng. Sự trói buộc của 6 ngoại triền là thích cái này thích cái kia, mà ghét cũng là trói buộc, lẽ ra mình phải làm gì đó nhưng vì mình ghét, mình không làm, mình né, đó cũng là mình bị trói buộc. Trong đời sống này chúng ta bị liên tục trói buộc cho đến lúc tắt hơi, đi vào kiếp khác mình bị trói buộc kiểu khác. Hôm nay mình là một người đàn bà có tiền, mình đam mê nữ trang mỹ phẩm, ngày mai mình chết đi sanh làm cô bé ở châu Phi, 18 năm sau trên đời này xuất hiện cô gái không biết nữ trang mỹ phẩm là gì mà chỉ thích những xâu chuỗi vỏ sò vỏ ốc khoét lỗ đeo quanh người và cà răng căng tai lấy đá banh môi. Hôm nay mình là một người đàn bà chỉ biết nấu đồ chay, 18 năm sau bên châu Phi có một người con gái gặp con nhái bóc bỏ miệng nhai rau ráu. Hôm nay mình là một vị bác sĩ đeo cà vạt, mắt kiếng, đồng hồ, giày Ý, cặp da sang trọng, chết đi rồi 18 năm sau tại làng quê hẻo lánh ở Campuchia có một cậu thanh niên chỉ ăn mắm bò hóc tanh tưởi. Hôm nay chúng ta bị trói buộc theo cái kiểu của hôm nay, do duyên nghiệp quá khứ nào đó chúng ta sanh làm một người đàn ông đứng tuổi giàu có ở Âu Mỹ có những đam mê thương ghét theo kiểu hôm nay, mấy chục năm sau chúng ta chết đi và sanh về cảnh giới khác, có những đam mê khác, trói buộc khác, dòng luân hồi diễn ra triền miên như vậy, bất tận bất tuyệt, không có cái gì vĩnh viễn tuyệt đối. Chính duyên nghiệp nó đưa ta về một góc trời nào đó, và chính duyên nghiệp đó, hoàn cảnh đó, cộng với căn cơ sở tánh khuynh hướng tâm lý của mình khiến cho mình thích cái này, sợ cái kia ghét cái nọ. Ngay trong hoàn cảnh đó, nếu không có Phật pháp, mình tưởng đó là những giá trị tuyệt đối nhưng thật ra không phải. Hôm nay mình thích ăn bún, ngày mai mình thích ăn trùn, hôm nay mình thích ăn cà ri, ngày mai mình xuống cống ở dưới bùn sình tanh tưởi. Đức Phật trả lời:

Người trú giới có trí
Tu tập tâm và tuệ”

Người trú giới có trí”, “giới” ở hàng xuất gia ám chỉ cho 4 Thanh tịnh giới. Người có “trí” (sapañño naro) ám chỉ cho người Tam Nhân. Chúng sanh trong đời này có nhiều hạng:

-Hành động bằng tâm bất thiện cho quả tái sanh bằng tâm Quan sát Thọ xả quả bất thiện đưa đến các cõi sa đọa. Tâm đưa đến cõi sa đọa thì sẽ sanh làm trùn, dế, yêu ma quỷ quái… sa đọa địa ngục.

-Hành động bằng tâm Thiện dục giới thì sẽ cho quả tái sinh bằng tâm Đại quả hoặc tâm Quan sát thọ xả quả thiện.

Hành động bằng Tâm thiện Sắc giới hay Vô sắc giới sẽ cho quả tái sanh gồm hai tầng: Tâm thiện Sắc giới thì đưa về cõi Sắc giới, tâm thiện Vô Sắc thì đưa về cõi Vô Sắc. Các tâm tái sinh Sắc giới và Vô Sắc giới cũng đều là tâm tái sinh hợp trí. Riêng Tâm thiện dục giới thì có hai loại: hợp trí và ly trí.

Tâm thiện Dục giới có hai cách cho quả: Nếu làm thiện bằng tâm có trí thì mai này mình sẽ sanh ra bằng tâm Tam Nhân. “Sapañño naro” chỉ cho người đầu thai bằng tâm quả hợp trí. Chính vì mình làm phước bằng tâm hợp trí nên đời sau mình sanh ra sẽ đi tái tục bằng tâm hợp trí. Tâm tái tục hợp trí đó được gọi là tâm Tam Nhân, những người này học hành dễ, và có thể đắc quả thành thánh nhân. Nếu tái sanh bằng tâm ly trí thì không có khả năng hiểu biết những vấn đề trừu tượng. Tâm Tam Nhân ở đây là tâm có đủ vô tham vô sân vô si.

Câu “Người trú giới có trí” đúng ra phải dịch là “Người có trí trú giới” mới đúng. Câu này phải diễn dịch thế này: Người Tam Nhân mà lại chịu giữ giới, tu tập tâm (ở đây là tu thiền Chỉ - Samatha, tức là an trụ vào một trong các đề mục để tập trung tư tưởng). Từ đó nếu đủ duyên thì chứng đắc các tầng thiền từ sơ thiền trở lên đến phi tưởng phi phi tưởng. Sự định tâm của những người này là nền tảng rất tốt cho người tu Tứ Niệm Xứ.

Tu tâm ở đây là tu thiền Chỉ (Samatha). Tu niệm xứ thì gọi là thiền Quán (Vipassana). Mục đích của việc tu Quán là hướng đến Sơ quả, đến Tứ quả La Hán. Đối với một vị tu Tứ Niệm Xứ, cái quan trọng là đừng có nghĩ đến chuyện “tôi tu để tôi đắc”. Người thật lòng cầu giải thoát chỉ mong mình lìa bỏ được cái gì, không mong chứng đắc cái gì. Thay vì mong chứng quả Tu-đà-hoàn thì người ta chỉ mong bỏ được phiền não (thân kiến, hoài nghi, giới cấm thủ). Khi tu mà có lòng mong đắc này đắc kia thì dễ bị sụp hố. Những gì trước đây mình chưa biết giờ tự nhiên sáng lên, đó gọi là UpakkilesaTùy phiền não; nghĩa là khi mình có phước duyên lại tu đúng phương pháp tự nhiên sẽ gặp 10 thứ Tùy phiền não: Thấy niềm tin vững mạnh, tự nhiên thông minh đặc biệt, tinh tấn không mỏi mệt, thấy có ánh sáng, thấy mình an lạc lạ thường, sẵn sàng chết cho Phật pháp. Đức tin này chỉ có Tu-đà-hoàn chứ còn phàm phu thì không.Bỗng dưng hiểu một cách thông suốt được những chuyện xưa nay mù mờ dễ dàng giống như chẻ tre, không thấy đau nhức, hoặc thấy như ánh sáng chung quanh mình, hoặc lâng lâng, một cảm giác chưa từng thấy trong đời. Cái cảm giác mua được một căn nhà mới, cảm giác hồi hộp của mối tình đầu, hay cảm giác tìm được công việc như ý, tất thảy những cảm giác đó không thể so sánh được cảm giác an lạc lúc bây giờ. Tuy nhiên một hành giả chỉ nghĩ đến chuyện lìa bỏ phiền não lìa bỏ tái sinh thì an toàn trong thời điểm này, vì luôn biết rõ đó là giả, không phải cứu cánh thật sự. Riêng người tu tập với ý được cái gì đó thì rất nguy hiểm vào thời điểm này, vì lúc đó chưa đắc mà tưởng mình đắc, sẽ không còn tu nữa vì nghĩ mình đã đạt, và không chừng sẽ có ý nghĩ coi thường người khác vì nghĩ mình cao siêu hơn người khác. Có một sư cô Bắc Tông đi tu ở Miến Điện cứ nói mình đã đắc Tu-đà-hoàn, người khác nói với sư cô rằng: Nếu đắc Tu-đà-hoàn thì không nói ra, hoặc nếu không thể không nói thì mới trình cho sư phụ của mình, “tự mình biết riêng mình và ta biết riêng ta” chứ không phải cứ hào hứng chuyện thông báo về kết quả tu hành. Cô này không tin, và chính vì không tin nên cứ tiếp tục sống trong ảo tưởng niềm tin huyễn hoặc ấy, để rồi một ngày cổ phát điên. Vì khi thường xuyên biết rõ cái gì xảy đến cho mình, mình đang trong tình trạng nào thì khả năng phản vệ rất tốt, còn khi mình “yên chí lớn” rằng ta là thánh nhân thì tâm tư bỏ ngỏ, kiến thức Phật pháp lại thiếu; người có kiến thức đa văn khi gặp việc khác thường thì họ lấy kiến thức ra để rà soát, đối chiếu, kiểm chứng, còn người nông cạn thì thấy ngộ ngộ cứ đi theo, giống như là “ma bắt”, chẳng hạn như ban đêm ngủ không được có cảm giác ai kêu vô rừng, rồi đi một lát buồn ngủ, chui vô bụi ngủ luôn. Sư cô này cũng vậy, cuối cùng bị điên, kêu khóc giãy giụa. Thiền viện ở Mandalay phải liên lạc về Việt Nam để gia đình đưa về trong tình trạng “ra đi chí lớn riêng lòng” ngày về thì “má nhìn không ra”. Quan trọng nhất của đời tu không phải là đắc cái này đắc cái kia mà là bỏ được cái gì, không phải đắc được bao nhiêu mà là bỏ được bao nhiêu.

“Người có trí trú giới” nghĩa là người tái sinh có tâm (“người có trí”), có tâm mới tu thiền Chỉ thiền Quán được. “Giới” ở đây ám chỉ cho tứ Thanh tịnh giới.

Tứ Thanh tịnh giới

1- Các giới điều: 227 hoặc 311 hoặc 10 hoặc 8 hoặc 5 (227 giới tỳ kheo tăng, 311 giới tỳ kheo ni).

2- Chánh mạng theo từng giới phẩm: Hàng xuất gia chỉ sống bằng vật cúng dường không phải bằng các nghề nghiệp thế tục hay mánh khóe lừa đảo. Chánh mạng của cư sĩ là không buôn bán hay hành nghề theo cách hại người như buôn người (má mì, vũ trường, bar), buôn thú, buôn vũ khí chất gây nghiện, bài bạc, lừa đảo.

3- Thu thúc 6 căn: không tham hoặc sân khi 6 căn biết cảnh. Không trừ được thì cũng hạn chế. Khi 6 căn biết cảnh cố giữ không để làm mình thích (Sumano) hay bất mãn (dummano). Nhìn chỉ biết là nhìn; nghe, ngửi… cũng vậy. Hai chữ này (Sumano và dummano) lấy ra từ Kinh Căn Tu Tập của Trung Bộ Kinh.

4- Quán tưởng vật chất: khi ăn, mặc, ở, trị bệnh luôn suy tư lý do mình dùng những thứ đó.

- Khi ăn phải suy tư món ăn này không phải là đồ dơ, nhưng khi chạm vào môi của mình lúc nào thì lập tức đó là món đồ đáng gớm, nếu ai thấy mình chạm vào muỗng chén thì (trừ người thân) làm sao họ dám rớ. Ăn không phải hưởng thụ khoái lạc, mà chỉ như đổ xăng cho máy, ta thích món này vì nghiệp ta phải đầu thai vào thân nhân loại, đời trước từng thích ăn uống nên đời này sinh ra mới có chuyện ăn uống. Thân nhân loại này phải ăn uống mới sống được, mà nếu không thích thì làm sao ta chịu ăn, mà không chịu ăn thì làm sao ta sống, đó là lý do vì sao mình luôn thấy ngon miệng, toàn là do nghiệp và phiền não.

- Khi mặc phải nghĩ trang phục chỉ để tránh nóng tránh lạnh côn trùng, tránh lõa lồ đáng thẹn, chứ không phải để se sua chưng diện, khoe của.

- Ở trú xứ nào cũng luôn suy tư thân này bất tịnh, nhà này cũng bất tịnh, là chỗ ra vô của thùng rác (thân này là cái thùng rác), của người bệnh, ở nhà này là để tránh nóng tránh lạnh tránh côn trùng, thời tiết khắc nghiệt, không phải là tài sản ghê gớm để mình khoe của, kiêu căng với đời.

-Khi uống thuốc phải nhớ rằng thuốc này để chữa bệnh, phải suy nghĩ thân này là ổ bệnh, là cái máy đang hư, ta đang sửa cái máy đang trục trặc.

Nhiệt tâm và thận trọng
Tỷ-kheo ấy thoát triền.”

‘Nhiệt tâm’ (Ātāpī) hay ‘nhiệt cần’ đây là sự tinh tấn, trong chú giải định nghĩa là vīriya. Chữ ‘nipako’ mà HT Minh Châu dịch là ‘thận trọng’ thực ra chữ này trong sớ giải giải thích là ‘pañña’ tức ‘trí tuệ’. Trong tự điển Pāḷi - English của hội Pāḷi Text Society có định nghĩa chữ ‘nipaka’này là ‘sự cẩn thận’, ‘thận trọng’, [Nipaka: wise (uyên bác), intelligent,clever (thông minh),prudent (cẩn trọng)]. Còn vô số những chữ khác mà ngài lại không chú ý, ngài chỉ chọn lấy một chữ ‘prudent’, trong khi chú giải giải thích là pañña. Chữ ‘thận trọng’ ở đây phải sửa lại là ‘thông tuệ’, câu kệ trên sửa lại là “Nhiệt cần và thông tuệ”.

Sự thông tuệ.

Sự thông tuệ - nipaka (nipako) ở đây bao gồm 3 loại trí:

(1) Jātipaññā: trí tuệ bẩm sinh,trí trong tâm tái tục Tam Nhân.

(2) Pārihāriyapaññā: trí liệu sự, là khả năng sắp xếp công việc biết lúc nào thích hợp cho việc gì, biết lúc nào tọa thiền, kinh hành, nghe pháp, phục vụ… lúc nào nên nghỉ ngơi một chút, không phải lúc nào cũng cắm đầu tận sức.

(3) Vipassanapaññā: trí tuệ trong việc ghi nhận danh sắc lúc tu Quán.

Nipako ở đây ám chỉ cho Pārihāriyapaññā vừa nói trên.

Câu kệ “Nhiệt tâm và thận trọng, Tỷ-kheo ấy thoát triền” viết lại thế này:“Tinh tấn và thông tuệ, Tỷ-kheo ấy thoát triền”. Triền đây là nội triền và ngoại triền, đã nói ở trên.

“Với ai, đã từ bỏ
Tham, sân và vô minh,
Bậc Lậu tận, Ứng cúng,
Vị ấy thoát triền phược.”

Đoạn kệ này nghĩa là khi một vị đã thoát triền thì vị ấy được xem là người đã lìa bỏ phiền não, không còn thích ghét trong 6 nội triền và 6 ngoại triền nữa, coi như đã không còn tham sân si, vị đó được gọi là vị Lậu Tận (hết phiền não), vị Ứng cúng, là vị đáng cúng dường.

Bài kệ này có bốn đoạn, đoạn đầu tiên vị Trời hỏi Đức Phật thiên hạ ai ai cũng bị trói buộc 12 triền hết, vậy trên đời này ai là người ra khỏi được 12 triền đó. Đức Phật trả lời người có trí, an trú giới, tu tập tâm và tuệ, tinh tấn và thông minh có khả năng liệu sự thì người đó thoát được sự trói buộc, những người như vậy đó được gọi là bậc Ứng cúng. Đoạn kệ thứ tư:

“Chỗ nào danh và sắc,
Ðược đoạn tận, vô dư,
Ðoạn chướng ngại, sắc tưởng,
Chỗ ấy triền phược đoạn.”

Đọc bản Pāḷi sáng hơn bản tiếng Việt nhiều: Chỗ nào danh sắc được chấm dứt hoàn toàn (vô dư, asesa) với cả ngại tưởng và sắc tưởng thì ở đó không còn triền phược nữa.

Ngại tưởng (paṭighasaññā) ám chỉ cho phiền não cõi Dục và những gì liên quan. Người chứng thiền Sắc Giới được gọi là đã lìa bỏ tạm thời các chướng ngại tưởng. Lìa bỏ tạm thời nghĩa là sống hết tuổi thọ trên đó, quay xuống dưới mọi thứ trở lại như cũ. Tại sao những vấn đề cõi Dục được gọi là “chướng ngại tưởng”? Là bởi vì “lấn cấn, lợn cợn” là những gì thuộc về Dục giới. Ở cõi Dục, cảnh rất là phức tạp, khi thì cảnh này, khi thì cảnh kia, lúc thích lúc ghét nên gọi là chướng ngại tưởng. Paṭigha (rough, smoothless) ở đây tạm hiểu là gồ ghề, gập ghềnh, khúc khuỷu, không được sự trơn nhuận. Cõi Phạm Thiên tầng Sắc Giới trở lên không phức tạp, không lúc này lúc khác, cảnh Sơ thiền muôn đời là như vậy, không thêm không bớt, không vơi không đầy. Trong khi ở cõi Dục giới thì cảnh dục giới, người dục giới, phiền não dục giới luôn luôn phức tạp. Paṭigha ở đây cũng có thể hiểu là sự phức tạp, phồn tạp. Muốn đắc thiền Sắc Giới phải lìa bỏ năm triền cái tức sự phồn tạp của cảnh dục giới.

Sắc tưởng (rūpasaññā)

Muốn đắc thiền Vô Sắc Giới trước hết phải lìa bỏ các ý niệm vật chất (sắc tưởng). Thánh nhân là người đã lìa bỏ mọi mong muốn đối với các tầng Dục giới, Sắc Giới và Vô Sắc Giới. Hành giả Tứ Niệm Xứ phải là người nhàm chán tất cả danh sắc trong mọi cảnh giới và hình thức cấp độ. Người chán Sắc Giới lên Vô Sắc Giới, riêng thánh nhân là người chán luôn Vô Sắc Giới. Ngay đến vị thánh không đắc thiền cũng có thái độ giống hệt vậy, dù không đắc thiền nhưng nghe ai nói một cách thích thú về cõi Trời thì vị thánh đó vẫn biết rõ đây là một ý tưởng rất bậy bạ, giống như bây giờ mình không có du thuyền mà thấy ai bỏ tiền ra mua du thuyền thì mình thấy ngộ ngộ. Hoặc mình không uống rượu hút thuốc nhưng thấy ai hút thuốc uống rượu thì mình biết đó là chuyện tầm bậy, mình thấy người ta đi săn, mình không biết bắn súng nhưng thấy việc đi săn là không nên. Một vị thánh khi đã nhàm chán danh sắc rồi, vị đó dầu không đắc thiền chỉ cần nghe nói đến một cảnh giới tái sanh vị đó đã hãi vì vị đó đã rõ cảnh giới nào rồi cũng vô thường, danh sắc nào rồi cũng vô thường, sống hết trên đó quay xuống lại mọi thứ đều là bất trắc hết, làm trùn làm dế, ăn mày ăn cướp … cái gì cũng có thể xảy ra. Cái gọi là hạnh phúc hay đau khổ chỉ là ảo giác mà thôi. Còn vô minh thì còn dẫn đến ba Hành, mình thấy danh sắc này ngọt ngào, danh sắc kia cay đắng, mình chạy trốn cái cay đắng tìm đến cái ngọt ngào, nhưng đối với bậc trí tuệ rốt ráo thì họ thấy rằng đắng hay ngọt đều giống nhau ở chỗ là chớp nhoáng, xuất hiện trong một khoảnh khắc rất đỗi phù du rồi sau đó được thừa tiếp bởi một cái khác trên một dòng chảy miên viễn bất tuyệt không dừng lại.

Sự chấm dứt, sự cắt bỏ 12 nội ngoại triền là một cách nói đồng nghĩa với cách nói thứ hai là lìa bỏ danh sắc, ngại tưởng và sắc tưởng.

Hôm nay nếu bà con rảnh mở lại chánh kinh đọc từ trên xuống dưới, photo to ra và để note kế bên: nội triền là gì, ngoại triền là gì, ngại tưởng là gì, sắc tưởng là gì, quí vị sẽ thấy bài kinh này là cả nội dung toàn bộ Tam Tạng chớ không phải là một bài pháp đâu. Xin hẹn gặp lại ngày mai.

#NhậtKýChépBằngKinh; #NhịTường; #SưGiácNguyên
Reply